Friday, January 20, 2017

Về với TÂM XUÂN - Phạm Duy, Phạm Thiên Thư và Đạo Ca

Tranh vẻ của hoạ sỹ Lê Hùng.
Về với TÂM XUÂN - Phạm Duy, Phạm Thiên Thư và Đạo Ca

“Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.

Sự nhộn nhịp trong việc chuẩn bị cho buổi Nhạc thính phòng vui nhộn như ba ngày Tết. Chúng tối thấy có Hoạ sỹ giáo sư Ann Phong, chị là hội trưởng (president) của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA - Vietnamese American Arts & Letters Association), người nhỏ con như vậy mà cũng vất vả pha trà cho khách. Cô bạn Hoà Bình Lê xinh xắn vui vẻ và hoạt bát lo mọi việc trước khi giờ trình diễn. Bên cạnh đó những anh chị trong ban tổ chức thân thiện chào hỏi lẫn nhau và làm việc thật nhịp nhàng.  Rồi sự có mặt sớm của nhà văn Nhã Ca, ca sỹ Khánh Ly, và quý anh chị trong ban nhạc đang tập dợt lần cuối đã làm cho không khí càng vui nhộn.
Lâu lắm rồi, từ khi chúng tôi tổ chức chương trình nhạc thính phòng cuối cùng, Tiếng Lòng tại trường đại học UC Davis Mondavi Performance Art Center, với dàn nhạc âm hưởng do anh Thomas Ngô, nay mới có dịp nghe lại nhạc thính phòng tại miền Nam California. Tuy chưa hoàn toàn đúng nghĩa là nhạc thính phòng có tâm vóc, nhưng rất ấm áp và đầy thân tình. Chúng tôi được biết chương trình Tâm Xuân là để vinh danh nhạc sỹ Phạm Duy và nhà thơ Phạm Thiên Thư tại hội trường Việt Báo Gallery đã hết vé, nhưng người bạn thật dễ thương, cô Hoà Bình Lê, đã ưu ái dành cho 2 chiếc vé xinh xắn. Ôi đó cũng là tấm lòng của người bạn đầy tử tế dành cho người bạn ở xa tận Miền Bắc California vậy.

Chương trình tổ chức rất đúng giờ vào lúc 7:30PM (âu đó cũng là điểm son của người Việt tại Nam California). Trong hội trường Việt Báo – Việt Báo Gallery trên đường Moran, Westminster, CA, chúng tôi thấy sự trang hoàng thật là thanh tao, đầy nghệ thuật. Họa sỹ Lê Hùng đã khéo léo vẽ 2 bức tranh của nhạc sỹ Phạm Duy và thi sỹ Phạm Thiên Thư lên tường thật đẹp. Bên cạnh đó, tranh trừu tượng của hoạ sỹ Cao Bá Minh đầy mầu sắc và có hồn được trưng bày trong hội trường nhỏ gọn. Và có mấy ai biết đằng sau những bức tranh treo ngay thẳng của hoạ sỹ Cao Bá Minh là sự leo trèo của hoạ sỹ Ann Phong.
Tranh vẻ của hoạ sỹ Cao Bá Minh.
Chúng tôi được biết ban tổ chức gồm có những anh chị dễ thương và có học vị. Nhưng quan trọng hơn là ai cũng có tấm lòng với nghệ thuật, với cộng đồng, với nhạc Phạm Duy trong đó có: Các nhà xuất bản (Producers) Hòa Bình Lê, Quỳnh Trang Nguyễn, Thiên Phượng Phạm, Janine Trang Nguyễn. Cô emcee trong chiếc áo dài Việt Nam duyên dáng, đầy tự tin và quyến rủ, Ysa Le, cũng là điểm son của chương trình. Cô là Giám đốc điều hành (Executive Director) của VAALA. Nơi đây là chiếc cầu cho nhiều thế hệ cũng như giữa Đông và Tây. Sứ mệnh của hội  “là kết nối và làm phong phú hoá các cộng đồng qua nghệ thuật và văn hoá Việt Nam.” (This mission is to connect and enrich our communities through Vietnamese art and culture).
Emcee duyên dáng Ysa Lê dẫn chương trình.
Phần trình diễn, các ca sỹ: Kim Tước, Phạm Duy Hùng (con trai của cụ Pham Duy), Thương Linh, Phạm Hà, Trần Đại Phước, Lan Hương, Bích Liên, và Nhóm Cát Trắng. Ngoài ra, cũng có vài bài Khán Giả cùng hát. Phần hoà âm phối khí do người nhạc sỹ trẻ, Hoàng Công Luận điều khiển.  Anh là nhạc sỹ năng động, tài hoa và đa dạng--đầy triển vọng trong âm nhạc Việt Nam mà chúng ta cần ủng hộ và nâng đở. Anh bạn chúng tôi, kỷ sư Ngô Đức Chiến, rất có cảm tình về người nhạc sỹ trẻ này. Ngoài nhạc sỹ Hoàng Công Luận ra, có nhạc sỹ Piano: Sỹ Dự, Violin/keyboard: Hoàng Công Luận, Bass/ Acoustic Guitar: Lê Từ Phong và Percussion: Gary Wing. Phần âm thanh có anh Tuệ Nguyễn và ánh Sáng/design có Tuệ Nguyễn và Thiên Phượng.
Như chúng ta đều biết, cụ Phạm Duy, tên thật Phạm Duy Cẩn, là nhạc sỹ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông mất ngày 27 tháng 1, 2013, hưởng thọ 91 tuổi. Vì thế Ban tổ chức chọn tháng chạp này có lẽ là nhân ngày giỗ thứ tư của ông.
Chương trình nhạc thính phòng, TÂM XUÂN - Phạm Duy, Phạm Thiên Thư và Đạo Ca, và giới thiệu CD ĐẠO CA do bác sỹ Bích Liên hát. Chúng tôi được BTC cho biết là Chương trình được xem như là sự tưởng niệm cố nhạc sỹ Phạm Duy đã khuất và vinh danh thi sỹ Phạm Thiên Thư vẫn còn ở Việt Nam.  Số tiền lời nếu có sẽ được xung vào thư viện đại học UCI Library để lưu giữ tài liệu về nhạc sỹ Phạm Duy hoặc ủng hộ Phạm Duy Foundation.
Chương trình Tâm Xuân - Phạm Duy, Phạm Thiên Thư và Đạo Ca có hai phần, phần đầu về Nhạc Phạm Duy và con người trong cuộc sống, gồm có: Người Tình Già / Rong Ca 1 được hợp ca. Sau đó, sự trình diễn của Phạm Hà, Chiều Về Trên Sông. Tiếp theo là Tâm Ca 1: Tôi Ước MơTạ Ơn Đời do Ca sỹ lão thành Kim Tước. Đây là một sự ngạc nhiên cho chúng tôi, ở cái tuổi này mà giọng cô và lối trình diễn vẫn còn thu hút lòng người. Bài Tôi Ước Mơ, thơ của Nhất Hạnh, do Phạm Duy viết vào năm 1965 lại đưa ta về với chiến tranh chết chóc, nhưng đẹp làm sao khi chúng ta phải nói lên những ước mơ và hy vọng.
Sáng nay vừa thức dậy
Nghe tin em gục ngã nơi chiến trường
Nhưng trong vườn tôi
Vô tình khóm tường vi
Vẫn nở thêm một đoá.
Tôi vẫn sống ! Tôi vẫn ăn ! Và tôi vẫn thở
Tôi vẫn sống ! Tôi vẫn ăn ! Và tôi vẫn thở
Nhưng biết bao giờ
Tôi mới được nói thẳng
Những điều tôi ước mơ? Biết bao giờ?
Biết bao giờ?
Tôi mới được
Tôi mới được
Nói những điều
Nói những điều
Tôi ước mơ, tôi ước mơ
Tôi ước mơ, tôi ước mơ...
Nhạc sỹ Hoàng Công Luận, violin và ca sỹ lão thành Kim Tước.
Tiếp theo là bài nhạc Giọt Mưa Trên Lá được nhóm Cát Trắng thể hiện nhịp nhàng và Đường Chiều Lá Rụng do Trần Đại Phước, từ Dallas, Texas, hát với cả tâm can. Sau đó anh mời phu nhân của mình là chị Lan Hương cùng song ca Nghìn Thu. Hai người hát như quấn quít vào nhau từng câu từng chữ, ôi... Tình ta biến hóa trong từng sát na; Tình luôn lai vãng đi về cõi chung vậy.

Sau đó là cô ca sỹ trẻ, giản dị nhưng có giọng hát cao vút, Thương Linh thể hiện tuyệt vời, Bên Ni Bên Nớ, như gọi hồn về...
Đêm chớm ngày tàn, theo tiếng xe về, lăn về viễn phố
Em hỡi sương rơi, ngoài song đêm hạ, ôi buồn phố xá
Hoang liêu về chết tha ma, tiếng chân gõ guốc xa xa...
Sau nữa là anh Phạm Duy Hùng hát bài Kiếp Sau, và Chỉ Chừng Đó Thôi y như lời hẹn họ với Bố mình và tưởng niệm người anh, nhạc sỹ Duy Quang đã khuất.

Một chi tiết nhỏ tế nhị khác mà người viết muốn chia sẻ ở đây đó là sự có mặt của nữ ca sỹ Khánh Ly ở dưới khán giả. Khánh Ly được cô Emcee Ysa mời lên sân khấu có vài lời về nhạc sỹ Phạm Duy và được khán giải yêu cầu hát, cô ca sỹ nổi tiếng giọng trầm (alto) này nhẹ nhàng từ chối một cách từ tốn và cảm ơn nhạc sỹ Phạm Duy nói riêng và những nhạc sỹ khác như Trịnh Công Sơn, Trầm Tử Thiêng, Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên, Lam Phương, Nguyễn Đình Toàn, Trần Dzạ Từ v.v... nói chung đã giúp bà tạo nên sự nghiệp ca hát trong khoảng 50 năm qua. Khánh Ly còn nói lời cảm kích và kính phục đến với nữ ca sỹ Kim Tước trước khi xin về làm lại người khán giả hiền hoà trong đêm nay. 

Ca sỹ Khánh Ly nói cảm ơn Phạm Duy và những nhạc sỹ đã làm lên tên tuổi bà. 
Đến đây, phần đầu chương trình được kết thúc với Hát Với Tôi: Tâm Ca 10 do nhóm Cát Trắng cùng song hành với khán giả. Nói chung, tất cả ca sỹ đều thể hiện hết khả năng của mình, như Đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói, “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” là vậy. Nhạc của Phạm Duy thật đa dạng, phong phú và là tinh hoa của âm nhạc Việt Nam. Giáo sư toán học Hạo Nhiên cũng đồng tình; anh tâm sự: “Kho tàng tác phẩm Phạm Duy cực kỳ lớn, và nhờ đêm nhạc Tâm Xuân và CD Đạo Ca của cô Bích Liên tôi biết được thêm một mảng âm nhạc hay mà nhiều ý nghĩa của nhạc sĩ. Nghe Đạo Ca và những bài phổ thơ Phạm Thiên Thư, tôi càng tin là Phạm Duy có tư duy triết lý rất sâu, rất đậm, về cuộc sống, tình yêu, và cả cái chết."

Chỉ phần đầu thôi, chúng ta đã thấy vẻ đẹp và sự chan hoà giữ thơ và nhạc, giữa người đi và kẻ ở. Giữa có và không, giữa còn và mất. Thôi thì chép lại vần thơ cũ của bốn năm trước như là tưởng niệm nhạc sỹ Phạm Duy vậy.

TIỄN CỤ PHẠM DUY Một nhạc sỹ danh tài đất Việt Trăng mười lăm sáng tỏ Nghe tin Ông ra đi Người nhạc sỹ lâm li Vui buồn theo vận nước Những tác phẩm ông viết Dân ca và quê hương Thân phận hay yêu thương Nhạc cũng đều đa dạng Ông luôn làm cách mạng Cho âm nhạc Việt Nam Khảo cứu người vẫn làm Những công trình giá trị Thế rồi Ông ra đi Nghìn Thu như lời hứa "Tình âm dương chan chứa Xoay trong vùng tử sinh". Tiễn người một kiếp sinh linh Tài hoa một cõi mộng tình thiên thu.

Phần 2 là Đạo Ca, là những tuyệt tác. Chương trình được giới thiệu bằng giọng của nhạc sỹ Phạm Duy và nhà thơ Phạm Thiên Thư được chiếu trên màn hình (projected screen) cho mọi bài hát.  Chắc có lẽ chúng tôi sẽ viết trong một bài khác chi tiết hơn khi có thời gian. Nhân đây chúng tôi cảm ơn bạn Hoà Bình Lê, bác sỹ Bích Liên, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) và ban tổ chức đã có một buổi sinh hoạt văn học, âm nhạc đầy ý nghĩa này. Chúng tôi tạm mượn, lời bài Đạo Ca I - Pháp Thân, thơ Nhất Hạnh, nhạc Phạm Duy để kết thúc bài viết này.

… Mai sau chờ nhau nhé, đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt, chờ đợi… chim hót ca.
A ha, ta tuy hai ma một! A ha, ta tuy một mà hai!
A ha, ta tuy hai ma một! A ha, ta tuy một mà hai!

Bạch X. Phẻ
Sacramento, một ngày mưa gió. 01.20.2017.
Anh NĐChiến và tác giả - Photos: BXK

Thursday, January 19, 2017

Hồ Sơ Mật 1963: Từ Các Nguồn Tài Liệu Của Chính Phủ Mỹ

Notes to self: Những Hồ Sơ Cần/Nên Đọc. "Đọc để khơi nguồn yêu thương" Nguyên Túc.
Tổ Khương Tăng Hội
Tổ Khương Tăng Hội

Hồ Sơ Mật 1963: 
Từ Các Nguồn Tài Liệu Của Chính Phủ Mỹ 

Và các hồ sơ CIA giải mật, chưa từng địch ra tiếng Việt
Một số hồ sơ CIA giải mật về Cuộc Chiến Việt Nam

Một nhân chứng ở Huế năm 1963 là một bác sĩ người Đức
Bác sĩ Wulff có 7 bài đã dịch ở đây:

CIA: TT. Ngô Đình Diệm ưu đãi Công giáo ra sao?

Công giáo cũng chống lại chế độ Ngô Đình Diệm (xem trang 6)

TRAN KIM TUYEN PREDICTS DIRE PROSPECTS FOR THE DIEM REGIME IN SOUTH VIETNAM
(xem đoạn 1 và đoạn 2 ở trang 1:)

BUDDHIST DEMONSTRATIONS IN SOUTH VIETNAM


Huỳnh Văn Lang, xem trang 4 đoạn 10 cũng âm mưu đảo chánh:

CIA phân tích về gia đình trị của TT. Ngô Đình Diệm. Từ trang 5 trở đi là sự kiện Huế và PG:

Phân tích về Công Giáo, Phật Giáo và gia đình TT. Ngô Đình Diệm:

CIA: TT. Ngô Đình Diệm thiên vị Công Giáo, phân tích về Dụ số 10

Buddhists in Vietnam

Bỏ phiếu thống nhất 2 miền: STUDY SAID TO SHOW DIEM, NOT U.S., BARRED '55 VOTE

Chánh Văn Phòng Võ Văn Hải sợ bị Nhu ám sát:

REPRESSION BY THE DIEM GOVERNMENT

Monday, January 16, 2017

WALKING MEDITATION - THIỀN ĐI

Breathe with me - Thở cùng tôi - Photo: BXK

WALKING MEDITATION


In a walking meditation,
Calm and serenity.
A flock of wild turkeys followed.
I stopped and observed
Without saying a word.
More quietness.
Life is subtle
And the truth, truly is magical.

Spirit Rock Center, 2016.

THIỀN ĐI


Trong khi thiền hành
Bình thản và an nhiên
Một đàn gà tây hoang dã theo sau
Tôi dừng lại và quan sát
Không nói một lời nào
Thêm sự yên tĩnh
Cuộc sống là tinh tế
Và sự thật là huyền diệu

Wednesday, January 11, 2017

CHIỀU THU

Cò trắng - Rick Nguyen
CHIỀU THU

Ráng chiều cò trắng thong dong
Áng mây ửng phứt sắc hồng hoàng hôn
Thu hà tĩnh mịch vô ngôn
(Bát phong* mây khói tâm hồn vô vi).

* "Thịnh và suy, hủy và dự, xưng và cơ, khổ và lạc".
Worthy persons are not carried away by the eight winds: prosperity, decline, disgrace, honor, praise, censure, pleasure, suffering...

The “eight winds” are eight influences that agitate and inflame the human heart and mind. They consist of four favorable circumstances (prosperity, honor, praise, and pleasure) and four setbacks (decline, disgrace, censure, and suffering). Their contents are roughly as follows:

Prosperity: to obtain what one desires
Decline: to suffer loss
Honor: to be admired and praised in one’s absence
Disgrace: to be criticized and defamed in one’s absence (behind one’s back)
Praise: to be admired and praised directly
Censure: to be criticized and defamed directly
Pleasure: to be happy in body and mind
Suffering: to suffer in body and mind

Source: Nichiren Shoshu True Buddhism



Monday, January 2, 2017

Đi Trong Cõi Này

Phút tĩnh lặng của anh Bạch X. Thảo - Photo: BXK.
Đi Trong Cõi Này

Trời lạnh thiên hà xoắn ốc,
Sao ngàn muôn cõi lung linh.
Ngước mặt đời cơn gió lốc,
Mênh mông giữa cõi phù sinh

Saturday, December 31, 2016

BECAUSE OF WHO, ONE SUFFERED - VÌ AI NÊN NỔI

https://www.youtube.com/watch?v=JSaiiiwfOJs

BECAUSE OF WHO, ONE SUFFERED

The moon of our hometown is
Always clear as it can be,
But the people are still unclear.
Why are they tepid toward the things happening around us?



VÌ AI NÊN NỔI
Trăng quê hương
Luôn sáng tỏ
Điều chưa rỏ

Sao hững hờ?

Thursday, December 29, 2016

VỀ CÕI THIÊN THU - VERS L’ÉTERNITÉ

Lời ngõ: Xin giới thiệu một bài thơ hay được dịch ra tiếng Pháp bởi TS. LS. Lưu Nguyễn Đạt vừa gởi. Đây là một thông điệp nhẹ nhàng mà chúng ta cần để ý khi còn hiện tiền và xin hãy tưởng niệm nhau khi mình còn sống vậy.
VỀ CÕI THIÊN THU
Mai tôi đi thế gian này tịch mịch!!!
Đừng khóc tôi như tiễn một người đi
Vuốt mắt tôi là một kẻ tình si
Bao đêm đã thức cùng tôi ... chờ sáng

Mai tôi đi tiễn tôi bằng âm nhạc
còn trái tim thơm gửi lại cho người
Người đã YÊU tôi đến cuối cuộc đời
Cho tình-sử tôi đi vào huyền thoại

Mai tôi đi tiễn tôi bằng men rượu
Cho thương yêu cao ngất tận trời mây
Cho tình nhân yêu mãi chẳng rời tay
Cho tôi thấy cả trần gian mở hội

Mai tôi đi không còn ai trông đợi
Đường thênh thang tôi vào cõi thiên Thu

Đặng Tuyết Mai
[Viết trước Ngày Ra Đi 21 tháng 12 năm 2016]

2016-dec-23-dtmai

VERS L’ÉTERNITÉ

Demain je partirai de ce monde silencieux
Ne pleure pas, ce n’est qu’un au revoir
Caresse mes yeux d’amoureuse
Au sein des nuits ensemble guettant le retour de l’aurore

Demain je partirai en harmonie musicale
Laissant au monde humain mon cœur parfumé
Et à celui qui m’a aimée jusqu’aux derniers jours
l’histoire de mon amour au tréfonds légendaire

Demain je partirai au nectar de vin partagé
d’amour et d’ivresse aux confins des sphères nuageuses
sans pouvoir me détacher de tes doigts amoureux
laisse moi imager l’univers en fête

Demain je partirai à jamais sans retour
Sur le chemin grandiose VERS L’ÉTERNITÉ

[Traduction par Lưu Nguyễn Đạt, hommage à son amie Đặng Tuyết Mai (MaiYersin), L’Éternel Féminin], le 29 décembre, 2016, le jour de son enterrement en paix en Californie, et en peine de ses amis au monde.