Sunday, July 18, 2021

Thì ra là ngọn cỏ trong 909 Bài thơ Ba Dòng

Thì ra là ngọn cỏ trong

909 Bài thơ Ba Dòng 


Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc là một nhà bình luận, nhà văn và nhà giáo dục tầm vóc và mẫu mực. Nói theo ngôn ngữ thơ 3 câu của Ông thì:


Nguyễn Hưng Quốc

Úc hay Việt

vẫn là Nguyễn Ngọc Tuấn


Lotus Media đã xuất bản SỐNG VỚI CHỮ vào đầu năm 2021, nay có duyên lành được xuất bản quyển sách thứ 2 của anh, 909 Bài thơ Ba Dòng. Một thể loại thơ tự do, không gò bó, nghiêm túc và mỹ học như thơ Bài cú, nhưng phóng khoáng và thoải mái như gu và con người thật của anh Tuấn: rất đẹp, rất riêng, rất thật, rất chay như trong Huế chay, thàng, ngông, rượn… và rất người.


Nguyễn Hưng Quốc vốn là một nhà phê bình tự do và đã có những tác phẩm như: Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam (Quê Mẹ, 1988), Nghĩ về thơ (Văn Nghệ, 1989), Socialist Realism in Vietnamese Literature: An Analysis of the Relationship Between Literature and Politics (VDM Verlag, 2010), Văn học Việt Nam thời toàn cầu hoá (Văn Mới, 2010), Phản tỉnh và phản biện (Văn Mới, Người Việt tái bản, 2013), Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai (Tiền Vệ, 2013; người Việt tái bản, 2014), Sống với Chữ (Lotus Media, 2021), v.v..., nên chúng tôi không dám múa rìu qua mắt thợ. Ở đây, chỉ viết ra từ tấm lòng của một người đi sau như là lời cảm ơn sự cống hiến của anh. 


Thực ra, tác phẩm này có thể gọi một loại truyện Một ngàn lẻ một đêm. Nhưng anh không viết hết, chỉ viết có 909 bài, và để lại hai bài trống, trân trọng mời bạn hãy viết cho dân tộc mình, và cho chính mình. Quý độc giả hãy đọc thật chậm. Không nhất thiết là đọc nhanh để hết, đọc để cảm nhận từng câu từng chữ. Đằng sau mỗi bài thơ 3 câu là cả một câu chuyện, một thao thức, một trăn trở, một hoài bão, một kỷ niệm đẹp, một gợi tình, một thoáng nghĩ dâm đãng, v.v... và có thể nói là mỗi “công án đời". Vậy, độc giả hãy đồng cảm và tìm ra “công án” cho chính mình bạn nhé.


909 bài thơ là 909 mẩu truyện đầy thi ảnh, khắc khoải và rất người từ Đông sang Tây, từ cổ đến kim đưa ta về với kỷ niệm và tâm thức của mỗi chúng ta. Mỗi bài thơ là một tâm sự riêng biệt, tuy nhiên, chúng ta có thể tìm những sự tương đồng tinh tế, nối kết những suy nghĩ và hiện tượng. Lấy định nghĩa thơ làm một ví dụ. Theo anh,


2. 

Thơ ra đời từ

Lãnh cung

Của những đoá hoa hồng


332. 

Thơ là tiếng thì thầm

Của những giọt sương mai

Chưa mất trinh


109.

Thơ trở thành nguồn cứu rỗi duy nhất

Sau khi Thượng Đế bị

Truất phế


10. 

Nhà thơ

Buông ngòi bút xuống

Thành Phật


Thơ của anh là như vậy, “Khi tôi nói, tôi nói. Khi tôi muốn nói một cách rõ ràng, đầy đủ và mạch lạc, tôi viết. Khi có ai đó nhoi nhói trong đầu đòi tôi phải nói những gì tôi không thể nói được, tôi làm thơ.” Tuy nhiên, khi nói đến thơ là nói đến cái hay cái đẹp, cái ý chí thánh thiện để lại cho hậu thế. Nói như nhà thơ, bình luận gia Nguyễn Hưng Quốc:


8.

Những chiếc lá rơi

Không để lại

Di chúc


176. 

Lịch sử nào

Cũng đầy 

Tái bút


364.

Mưa rơi tiếng mẹ đẻ

Quen thuộc 

Mà vẫn ngỡ ngàng


493 - Người đàn ông đi tìm những đứa cháu nội

Suốt 4000 năm 

Chỉ gặp toàn con lai.


540.

Sống, người ta mất quá nhiều

Thì giờ

Để tồn tại.


Thôi thì hãy để độc giả cùng tác giả:


847.

Tôi thường gặp Chúa trong giấc ngủ

Và Phật những lúc nằm

Thao thức.


Riêng tôi, chắc phải lên núi để học hỏi và tu luyện thêm những công án cả đời lẫn thiền,


906. 

Thiền sư giao hợp với ngọn núi

Ngọn núi nín thở

Bài thơ vô tự.


hay chỉ bảng lảng tìm mình trong bọt sóng, trong đá, trong mưa, hay trong một ngọn cỏ giữa rừng văn học bất tận.


694.

Cái Vô Tận sai biến nói chuyện với thế gian

Tiếc, sau Babel, loài người chưa giải mã được

Ngôn ngữ của sóng


699.

Tôi ngưỡng mộ sự bí ẩn trong linh hồn của đá

Lúc nào cũng lầm lì câm nín

Chỉ chuyện trò với mưa


909.

Những bài thơ ba dòng nhỏ xíu này

Có nặng bằng một hạt sương không?

Tôi không biết. Xin hỏi những ngọn cỏ


Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của anh Nguyễn Hưng Quốc: 909 Bài Thơ Ba Dòng, đọc để cùng đồng cảm với tác giả, và để bớt lo như nhà thơ Cao Tần từng thốt, “Tiếng Việt trong ta ngày mỗi héo". Tôi tin chắc khi đọc hết tác phẩm này, quý vị cũng như cụ Nguyễn Du quyết đoán, hẳn là Mua vui cũng được một vài trống canh”.


Riêng cá nhân người viết,


Đọc xong 909 Bài Thơ Ba Dòng

Sương lòng vừa đọng

Cả ngoài lẫn trong. 


Bạch X. Phẻ

Sacramento, ngày 15 tháng 7, 2021.

Ngày nhận được sách.


Quý vị có thể mua sách trên hệ thống Amazon ở đây.

https://www.amazon.com/909-B%C3%A0i-Th%C6%A0-D%C3%B2ng-Vietnamese/dp/1087974437/ref=pd_rhf_se_p_img_2

hoặc inbox / liên lạc với chúng tôi.



Thursday, July 15, 2021

July 4th celebrates the United States of America with a flag… July 4th, mừng Hợp Chủng Quốc một lá cờ…

 July 4th celebrates the United States of America with a flag…


On July 4th, the woman who lost her husband went to the cemetery to lay down. In the United States of America, fifty states only had one flag. Around a monument, people put up many graves.


In the dry afternoon sun, the stone dragon in the Vietnamese cemetery was lying in a shallow tank, not seeing its shadow ascending. I only saw a small bird that had just landed, its throat itchy, preaching the Prajna Sutra. The Bodhisattva gladly listened respectfully.


"Avalokiteshvara while practicing deeply with the Insight that Brings Us to the Other Shore, suddenly discovered that all of the five Skandhas are equally empty, and with this realisation he overcame all Ill-being..."


Please read the full version here.

Sutra / The Heart Sutra

This is the new English translation of the Heart Sutra completed in 2014 by Thich Nhat Hanh. The Heart Sutra is one of the most important sutras in Mahayana Buddhism.

You can read Thay’s explanation of why he made this new translation in this letter.

The Insight that Brings Us to the Other Shore

Avalokiteshvara
while practicing deeply with
the Insight that Brings Us to the Other Shore,
suddenly discovered that
all of the five Skandhas are equally empty,
and with this realisation
he overcame all Ill-being.

“Listen Sariputra,
this Body itself is Emptiness
and Emptiness itself is this Body.
This Body is not other than Emptiness
and Emptiness is not other than this Body.
The same is true of Feelings,
Perceptions, Mental Formations,
and Consciousness.

“Listen Sariputra,
all phenomena bear the mark of Emptiness;
their true nature is the nature of
no Birth no Death,
no Being no Non-being,
no Defilement no Purity,
no Increasing no Decreasing.

“That is why in Emptiness,
Body, Feelings, Perceptions,
Mental Formations and Consciousness
are not separate self entities.

The Eighteen Realms of Phenomena
which are the six Sense Organs,
the six Sense Objects,
and the six Consciousnesses
are also not separate self entities.

The Twelve Links of Interdependent Arising
and their Extinction
are also not separate self entities.
Ill-being, the Causes of Ill-being,
the End of Ill-being, the Path,
insight and attainment,
are also not separate self entities.

Whoever can see this
no longer needs anything to attain.

Bodhisattvas who practice
the Insight that Brings Us to the Other Shore
see no more obstacles in their mind,
and because there
are no more obstacles in their mind,
they can overcome all fear,
destroy all wrong perceptions
and realize Perfect Nirvana.

“All Buddhas in the past, present and future
by practicing 
the Insight that Brings Us to the Other Shore
are all capable of attaining
Authentic and Perfect Enlightenment.

“Therefore Sariputra,
it should be known that
the Insight that Brings Us to the Other Shore
is a Great Mantra,
the most illuminating mantra,
the highest mantra,
a mantra beyond compare,
the True Wisdom that has the power
to put an end to all kinds of suffering.
Therefore let us proclaim
a mantra to praise
the Insight that Brings Us to the Other Shore.

Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha!
Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha!
Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha!”


Uyên Nguyên – July 4th, mừng Hợp Chủng Quốc một lá cờ…

July 4th, người đàn bà mất chồng ra nghĩa trang ướm chỗ nằm. Nước Mỹ hợp chủng quốc, năm mươi tiểu bang chỉ có một ngọn cờ. Xung quanh một tượng đài, người ta đắp lên nhiều ngôi mộ.

Nắng trưa khô hạn, con rồng đá trong khu nghĩa trang Việt Nam nằm chầu trong bể cạn, không thấy bóng rồng bay lên. Chỉ thấy một con chim nhỏ vừa hạ cánh, ngứa cổ thuyết thời kinh Bát Nhã. Bồ Tát Quán Âm tùy thuận cung kính lắng nghe.

“Quán-Tự-Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa…”

July 4, 2015
UYÊN NGUYÊN


Thursday, July 8, 2021

07.07.21 - Kính chia sẻ bài vở từ Hội Đồng Hoằng Pháp và Thư Viện Phật Việt


Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni
Kính thưa quý pháp hữu, 
Chúng con/chúng em xin được mạn phép chia sẻ những bài mới của trang nhà Hội Đồng Hoằng Pháp và trang nhà Thư Viện Phật Việt trong tuần đầu tháng 7.
Cuối cùng, để Pháp Phật lan truyền rộng như vết dầu loang, kính mong quý vị "Like" hai trang nhà này, chia sẻ cùng đạo tràng của mình, bạn bè hoặc người thân để FB tính logarithm chuyển tải Giáo lý Phật Đà một cách hiểu quả hơn. 
Chúng con/chúng em xin dự định sẽ chia sẻ những bài như thế này mỗi tuần (nếu có thời gian), nếu không muốn nhận thì cho chúng con hay để lấy ra khỏi email listing.

Trong tuần này chúng con xin trân trọng giới thiệu 2 tài liệu quý mà đang cần dịch thuật qua tiếng Anh để cho tuổi trẻ được lợi lạc, nếu quý Thầy Cô hay quý pháp hữu nào có thể giúp, xin cho con / em hay.

Tiểu sử Đại lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN

Thích Thiện Minh: Điếu văn tưởng niệm Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết trước khi nhập bảo tháp

https://thuvienphatviet.com/thich-thien-minh-dieu-van-tuong-niem-duc-tang-thong-thich-tinh-khiet-truoc-khi-nhap-bao-thap/
Khi chia sẻ trên các trang nhà khác, xin hãy ghi nguồn xuất phát từ 2 trang nhà HĐHP và Thư Viện Phật Việt.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
Tâm Thường Định

1. Tiểu sử và công hạnh Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN

https://hoangphap.org/tieu-su-va-cong-hanh-dai-lao-hoa-thuong-thich-huyen-quang-de-tu-tang-thong-ghpgvntn/

2. HT Thích Minh Châu (Luận án Tiến sĩ): So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pàli

Thích Nữ Trí Hải dịch

3. Tuệ Sỹ: Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sĩ trẻ ngày nay

4. HT Thích Trí Thủ: Ba tháng an cư


5. TT Thích Nguyên Hiền: Các loại hình nghệ thuật trong nền văn hóa Phật giáo

6. Hồng Dương: Thấy vậy mà không phải vậy…

7. Hạnh Cơ: Việc dịch kinh ở Trung Quốc thời xưa


8. HT Thích Phước Sơn: Tam Tạng Thánh Giáo Nam Truyền

9. Nguyên Giác Phan Tấn Hải: Ảnh trầm hàn thủy

10. HT Thích Trí Quang: Vài đặc điểm của Phật Giáo

11. HT Thích Phước An: Về những bậc Thầy của Phật giáo Việt Nam hiện đại


12. Thích Nữ Trí Hải: Nguồn mạch tâm linh

13. Bhikkhu Cittacakkhu: Món nợ chưa trả cho Ôn

14. HT Thích Như Điển: Tổ Khánh Anh với công việc trước tác, phiên dịch


15. Phật giáo Việt Nam tại Châu Âu

Thư Viện Phật Việt

1. Phật điển phổ thông | Dẫn vào Tuệ Giác Phật: Chương 3: Các phẩm tính của Pháp

2. Phật Pháp Bốn Cấp: Bậc Trung Thiện

3. Thích Phước Sơn: Tam Tạng Thánh Giáo Nam Truyền


4. Thích Thanh Từ: Trách vụ Phật tử tại gia

5. Thích Nữ Trí Hải (Đường về): Trung đạo đệ nhất nghĩa

6. Thích Như Điển: ‘Đôi lời thưa gửi’ về việc xuất bản sách Yết Ma Yếu Chỉ

7. Thích Tuệ Sỹ: Quan niệm về sự kết cấu trong một tác phẩm Đại thừa

8. Sinha | Thích Quảng Độ trích dịch: Tôn giáo và chính trị

9. Lê Mạnh Thát: Góp vào việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ Năm (tt)

10. Thích Minh Châu: Mục tiêu và đường hướng của Viện Cao đẳng Phật học

11. Chân Văn Đỗ Quý Toàn (Đứng vững ngàn năm): Giang sơn từ nay mở mặt

12. Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Người Áo Lam, anh chị nghĩ gì, làm gì khi đã một lần khoác chiếc áo Lam và cài Hoa Sen trắng

13. Thích Đồng Trí: Chiếc áo Cà-sa


14. Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên: Vấn đề hạnh phúc
Ngoài ra, có những bài nghiên cứu giá trị bằng Anh ngữ ở đây, tuỳ theo sự chuyên môn từ Phật giáo với tuổi trẻ đến Phật giáo và xã hội học.


With loving-kindness.
Tâm Thường Định