Showing posts with label Dịch thuật. Show all posts
Showing posts with label Dịch thuật. Show all posts

Wednesday, November 27, 2019

Old Time Firmament - Khung Trời Cũ

Thầy Hạnh Viên và Thầy Tuệ Sỹ tại Huế, 2019. Photo: Internet

Old Time Firmament

Wet eyes of the golden age amidst old time gatherings
The green dress not green for ever on the deserted hills
In a flash, realizing oneself a drifter
Lighting up the evening lamp and telling stories of the waning moon 


From the cold mountains to the eternally silent seas
This rock top and that grain of salt have not disintegrated
How quickly evaporating is a smile to a sunny day
Winter nowadays and next, summer; is it cause for sadness?

The gray hairs counted outdistance life experiences
The long dusty road wearies the going round and round steps 
Now I look back at the four walls drooping
The forest torrent far away standing opposite the water streaming down the mountains.

Poem by Tuệ Sỹ
Translated by Bạch X. Phẻ
Edited by GS. Nguyễn Văn Thái

Khung Trời Cũ

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn.

Tuệ Sỹ


Monday, July 2, 2018

CƠ SỞ TƯ TƯỞNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG Qua huyền nghĩa của Đại thần chú OṀ MAṆI PADME HŪṀ


CƠ SỞ TƯ TƯỞNG
MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Qua huyền nghĩa của Đại thần chú
OṀ MAṆI PADME HŪṀ
Lama A. GOVINDA
dịch Việt: Hạnh Viên

OṀ - Con đường phổ quát tính
1.
MÃNH LỰC CỦA NGÔN THUYẾT
VÀ MA LỰC CỦA NGÔN TỪ

‘Cái có thể thấy bám vào cái không thể thấy,
Cái có thể nghe bám vào cái không thể nghe,
Cái có thể xúc bám vào cái không thể xúc:
Có lẽ, cái gì có thể tư duy bám vào cái bất khả tư duy.’
(Novalis)

Ngôn từ là những dấu ấn của tâm, những kết quả – hay đúng hơn, những trạm dừng – của một chuỗi vô tận các kinh nghiệm, vươn đến từ một quá khứ xa xôi mơ hồ cho đến hiện tại, và dò dẫm tiến vào một tương lai cũng xa xôi không kém. Chúng là cái nghe được bám vào cái không thể nghe, những hình thái và năng lực tiềm tàng của tư tưởng, lớn dần lên từ chỗ siêu việt tư tưởng.

Bản chất cốt lõi của ngôn từ do đó vừa không bị cạn kiệt vì ý nghĩa hiện tại của nó; tầm quan trọng của nó cũng không bị giới hạn trong tính hữu dụng hàng ngày như các phương tiện truyền đạt tư tưởng hay ý nghĩ – cũng như một giai điệu, tuy nó có thể được gắn kết với một ý nghĩa thuộc khái niệm, nhưng không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ hay bất cứ hình thức truyền thông nào khác. Và chính phẩm chất phi lý này đã khơi nguồn các cảm nhận sâu sắc nhất của chúng ta, thăng hoa tính tồn tại thầm kín nhất trong chúng ta, và làm cho nó rung động trước các tồn tại khác. 

Cũng nhờ phẩm chất này, kết hợp với tiết nhịp của nó, mà thi ca có được cái ma lực kỳ diệu đối với chúng ta. Nó mạnh hơn những gì từ ngữ chuyển tải một cách khách quan – mạnh hơn cả lý trí với tất cả tính lôgic của nó mà ta tin tưởng một cách chắn chắn. Thành công của những diễn giả lớn không chỉ vì cái họ nói, mà còn ở cách họ nói. Nếu mọi người có thể dễ dàng bị chinh phục bởi tính lôgic và các chứng minh khoa học, thì các triết gia đã thành công từ lâu trong việc thu hút phần lớn nhân loại ngã về các quan điểm của họ rồi.

Trên bình diện khác, các thánh điển của những tôn giáo quy mô toàn cầu sẽ chẳng bao giờ gây ra được ảnh hưởng rộng lớn đến vậy, vì những điều chúng chuyển tải dưới hình thức tư tưởng là rất ít so với các tác phẩm của những học giả và triết gia lỗi lạc. Do vậy chúng ta có quyền nói rằng, sức mạnh của các thánh điển này nằm ở cái ma lực kỳ diệu của ngôn ngữ, tức cái sức mạnh thiêng liêng của nó, vốn là cái được khải thị cho Hiền triết của quá khứ, những người vẫn còn gần cận với cội nguồn của ngôn ngữ.

Sự khai sinh ngôn ngữ cũng chính là sự khai sinh nhân loại. Mỗi từ là phần đồng thanh tương ứng của một kinh nghiệm, nối liền với một tác nhân nội hay ngoại tại. Quá trình này đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo vĩ đại trải qua khoảng thời gian vô cùng; và chính nhờ nỗ lực này mà con người đã có thể vượt lên trên loài vật.

Nếu nghệ thuật có thể được gọi là sự tái sáng tạo, sự diễn đạt hình thức về thực tại bằng phương tiện truyền đạt kinh nghiệm nhân loại, thì sự sáng tạo ra ngôn ngữ có thể gọi là thành tựu vĩ đại nhất của nghệ thuật. Mỗi từ nguyên ủy là một tiêu điểm các năng lực, ở đó sự chuyển biến thực tại thành các rung động của tiếng nói con người – sự thể hiện sinh động của tâm hồn – diễn ra. Bằng các sáng tạo thanh âm này mà con người đã chiếm hữu thế giới, và hơn thế: nó còn khám phá một chiều kích mới, cái thế giới bên trong chính nó, mở ra viễn cảnh về một hình thái sống cao cấp hơn, vượt xa hiện trạng của nhân loại cũng như ý thức của một người văn minh vượt xa ý thức của một con vật.

Linh cảm về một tình trạng tồn tại cao cấp hơn có liên quan với một số kinh nghiệm nhất định, hết sức cơ bản đến mức không thể giải thích hay miêu tả. Các kinh nghiệm này tinh tế đến mức không gì có thể so sánh với chúng, không có gì để tư tưởng hay trí tưởng tượng có thể bám vào. Tuy thế những kinh nghiệm như vậy lại thực hơn bất cứ gì chúng ta có thể nhìn thấy, nghĩ đến, chạm xúc, nếm, nghe hay ngữi được, vì chúng có liên quan đến cái diễn ra trước đó và bao hàm toàn bộ các cảm xúc khác, cái mà vì thế không thể đồng nhất với bất cứ lý trí nào. Do đó chỉ có thể dùng các biểu tượng để diễn tả hàm nghĩa của các kinh nghiệm này, và các biểu tượng này đến phiên chúng không thể được sáng tạo một cách tùy hứng, mà là các diễn đạt tự phát, bùng vỡ ra từ những miền sâu thẳm của tâm thức nhân loại...

HẠNH VIÊN
[Mời xem toàn bài trong Hương Tích - Phật học Luận tập 4, đã phát hành tại thư quán Hương Tích và một số nhà sách bạn]
* Cũng xin mời quý cộng tác viên & tác giả vui lòng ghé qua thư quán nhận sách biếu.

Wednesday, December 7, 2016

Giáo Viên và Học Sinh mang Chánh Niệm vào Lớp Học (Teachers, students bring mindfulness to the classroom)


24  giáo viên ngồi thành một vòng tròn, lưng thẳng và mắt nhắm khi một bản nhạc nhẹ vang lên. Một giọng nói giúp họ thanh lọc tâm hồn, "Hãy hít vào thật sâu, thật chậm và thở ra thật chậm".
Buổi thiền tập này được dẫn dắt bởi các giáo viên San Juan Unified, trong chương trình huấn luyện về thực tập chánh niệm.
"Xin hãy chú tâm và tận hưởng giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây", anh Phẻ Bạch, một giáo viên hóa học tại trường Trung học Mira Loma, người đã tổ chức khóa đào tạo này đã hướng dẫn. "Hãy quan sát và cảm nhận những cảm xúc đang diễn ra xung quanh bạn, và bên trong bạn".
Các nhà giáo dục đã nghiên cứu và tìm tòi các tài liệu và phương pháp để giúp họ thực tập chánh niệm và để giúp các học sinh cùng thực hành chánh niệm.
Sharan Kaur là một giáo viên lớp 1 tại trường Tiểu học Charles Peck, nơi được biết đến là có nhiều học sinh cần sự giúp đỡ.  Đây là một môi trường khá căng thẳng, cô đã chia sẻ.  Là một giáo viên đã dạy được ba năm, cô đã đặt ra mục tiêu cá nhân trong năm nay là luôn ở trạng thái tích cực.
"Có chánh niệm trong mọi việc tôi đang làm, chú ý đến những việc tôi đang làm trong giờ phút hiện tại, và không phản ứng ngay", cô nói, "Hãy bình tâm và ngưng lại vài giây trước khi có phản ứng khi một điều gì đó xảy ra trong lớp học. Lối tư duy đó đã giúp rất nhiều".

Vào ngày thứ sáu vừa qua, cô đã ngồi xếp bằng trên sàn nhà với học sinh của mình trong một vòng tròn. Các em được yêu cầu chuyền một quả bóng đến người bên cạnh, và nhìn vào mắt nhau khi làm việc đó.
"Chúng ta để ý gì về đôi mắt của bạn mình?" Cô Kaur hỏi. "Hailey?"
"Họ đang nhìn…đang có cảm xúc", em học sinh trả lời.

Bài thực tập buổi sáng này đã giúp học sinh tập trung và tạo một không khí bình an trong lớp học của mình, cô Kaur nói. "Tất cả chúng ta đều cần sự cảm thông.  Khi về nhà, các em sẽ thực tập và thật sự để ý đến những cảm thọ của các em, các em đang cảm thấy thế nào? sáng nay các em đã cảm thấy thế nào?  Chúng ta cùng thực tập và cho người bạn của mình biết là họ đang hiện diện, chúng ta thật sự đang nhìn thấy họ”.
Cô Kaur cũng bắt đầu dạy cho học sinh của mình tập thiền bằng cách sử dụng một cái chuông nhỏ.

"Sẽ có 10.000 điều chúng ta phải nắm hết trong ngày", cô nói. "Cần dành thời gian để tiếp nhận mỗi điều và khai thác sâu vào”.

Anh Phẻ Bạch hy vọng rằng khi các giáo viên thực tập chánh niệm thì sẽ có một sự tác động hữu ích đến các trường học.

Anh Phẻ đã thực hành chánh niệm trong nhiều thập kỷ, nhưng bắt đầu học thiền định chuyên sâu hơn trong khi hoàn tất học vị tiến sĩ hai năm trước đây. Anh cũng hướng dẫn các khóa đào tạo chánh niệm trên toàn tiểu bang của Hiệp hội Giáo viên California. Anh Phẻ và những người cùng hỗ trợ, cô Teresa Tolbert, gặp nhau trong nhóm Thành viên Lãnh đạo Giảng dạy (Instructional Leadership Corps).

Cô Teresa dạy tiếng Anh tại trường Trung học Rio Americano và ca ngợi tác dụng của bài tập thở chánh niệm trong lớp học của mình - từ 60 giây tới ba phút.

"Ở trường tôi, các em là những học sinh có hiệu suất học tập cao. Họ chia sẻ với tôi về mức độ căng thẳng và lo âu cao của họ. Rất nhiều trong số các em chỉ ngủ bốn hoặc năm giờ một đêm ", cô nói. "Khi tôi thực hiện hơi thở chánh niệm trước các bài kiểm tra, rất nhiều em đã cho tôi thông tin phản hồi tích cực".

Trong một thế giới với nhịp độ nhanh chóng, cô hy vọng rằng việc học các phương pháp thực tập chánh niệm này sớm sẽ có tác dụng lâu dài cho các em.

"Tôi nghĩ rằng đó là một kỹ năng sống cho các em. Trẻ em có thể đuợc hướng dẫn lúc còn nhỏ để giúp chúng đối phó với những căng thẳng của đại học và công việc sau này”.

Dịch bởi: Thuỳ Trang
http://phebach.blogspot.com/2016/09/teachers-students-bring-mindfulness-to.html

Teachers, students bring mindfulness to the classroom
Two dozen teachers sat in a circle, their backs straight and eyes closed, as soft music played. A voice walked them through steps to clear their minds.

“Take a slow, deep breath in, and slowly exhale.”

This guided meditation was part of a recent training on mindfulness, led by and made for San Juan Unified teachers.

“You focus on the here and now,” explained Phe Bach, a chemistry teacher at Mira Loma High School who facilitated the training. “Self-cultivation and self-observation of what’s going on around you, and within you.”

Educators explored resources to develop their own mindfulness, as well as activities and strategies to help students practice mindfulness.

Sharan Kaur is a first-grade teacher at Charles Peck Elementary, a Title 1 school with many high-needs students. It can be a stressful environment, she said, and as a third-year teacher she set a personal goal this year of staying positive.

“It’s being present in whatever I’m doing. Paying attention to what I’m doing now, and not being reactive,” she said. “Just thinking and taking a second before responding when something happens in the classroom. That mindset helped a lot.”
On a recent Friday, she sat crossed-legged on the floor with her students in a circle. The children were asked to pass a ball to one another, pausing to look at each person in the eye.

“What are we noticing about their eyes?” Kaur asked. “Hailey?”

“How they’re looking...feeling,” the girl responded.

This morning exercise has helped students focus and sets a tone in her classroom, Kaur said. “We all need acknowledgment. They take that home and start to really look at What are they feeling? What kind of morning did they have? You’re acknowledging that the person is present and you’re seeing them.”

Kaur is also beginning to teach her students meditation using a small bell.

“There’s going to be 10,000 things we’ve got to cover in the day,” she said. “It’s taking the time to move through it and dig deep.”
Bach hopes that as more teachers embrace mindfulness, there will be a positive effect on school culture.

He has been practicing mindfulness for decades, but began to study meditation more intensively while completing his doctorate in education two years ago. He also leads statewide mindfulness trainings for the California Teachers Association. Bach and his co-facilitator, Teresa Tolbert, met as Instructional Leadership Corps members.
Tolbert teaches English at Rio Americano High School and praises the effects of mindful breathing exercises in her classroom — ranging from 60 seconds to three minutes.

“At my school, they’re high-performing students. They tell me of their high stress and anxiety levels. A lot of them are sleeping four or five hours a night,” she said. “When I implemented mindful breathing before tests, a lot of kids gave me positive feedback.”

In an increasingly fast-paced world, she hopes that learning these techniques early will have a lasting impact.

“I think it’s a life skill for them. Kids can learn early to help them cope with the stresses of college and the workforce.”

Saturday, July 11, 2015

Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa có ảnh hưởng gì...


Photo: from the Telegraph -  http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/11630185/US-China-war-inevitable-unless-Washington-drops-demands-over-South-China-Sea.html
Lời dẫn: Có người hỏi, Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa có ảnh hưởng gì đến rạn san hô?
Dĩ nhiên, nó nhẹt thở, chết yểu và có ảnh hưởng xấu đến môi sinh, du lịch, kinh tế và chính trị ở Á Châu. Bài viết sau đây của Eric Niiler, một nhà văn tự do có trụ sở tại Maryland, sẽ giúp bạn hiểu thêm việc này. 
Điều gì sẽ xảy ra khi đảo nhân tạo 
được mọc lên từ rạn san hô?


Nhà sinh vật biển John McManus, người đã nghiên cứu các rạn san hô Thái Bình Dương trong 30 năm qua, nhớ lại một cuộc hành trình bằng tàu hai ngày vào một vài năm trước đây, di chuyển tới quần đảo Trường Sa, một chuỗi các rạn san hô vùng trũng và đá ở Biển Đông.


"Bạn đang di chuyển trong vùng đại dương mênh mông, sau đó bạn đến một nơi mà những con sóng vỗ, mọi thứ phía xa rặng san hô trở nên bằng phẳng, giống như một hồ nước khổng lồ," McManus, giám đốc của Trung tâm Quốc gia  về nghiên cứu sang hô của Đại học Miami.


Hôm nay, bảy rạn san hô như vậy đang biến thành các hòn đảo, với các bến cảng và dải hạ cánh, bởi quân đội Trung Quốc. Không chỉ là công việc này đe dọa đến mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Thái Bình Dương khác, mà nó cũng phá hủy một mạng lưới sinh thái phong phú, theo McManus.


"Đây là tàn phá," ông nói. "Đó là điều tồi tệ nhất đã xảy ra với các rạn san hô trong suốt cuộc đời của chúng tôi." Các quan chức ước tính rằng quân đội Trung Quốc đã xây dựng lên đáy biển nhiệt đới nông với cát khai hoang, thép, gỗ và hàng rào bê tông để tạo ra 2.000 mẫu đất của lãnh thổ mới.


Các quan chức Trung Quốc đã nói rằng trước khi khởi công bất kỳ công trình nào, việc thử nghiệm "khắt khe" được thực hiện để  bảo vệ môi trường rạn san hô và tùy vào mục đích quân sự các đảo được tạo ra sẽ cải thiện năng lực của Trung Quốc cho "tìm kiếm và cứu nạn trên biển, an ninh cá, phòng chống thiên tai và cứu trợ, và quan trắc khí tượng . "


Trong khi việc xây dựng của Trung Quốc đã gây tình trạng căng thẳng trong khu vực, nó cũng  nêu lên những quan ngại về các căn cứ đó sẽ có thể chịu được các cơn bão nghiêm trọng diễn ra thường xuyên như là một một phần của Thái Bình Dương.


"Bạn có thể xây dựng một hòn đảo nếu bạn làm đúng cách," Robert Dalrymple, một giáo sư kỹ thuật tại Đại học Johns Hopkins cho biết. "Nhưng nó chưa rõ rằng những hòn đảo này sẽ là vĩnh viễn, trừ khi nó có thể đối phó với sự xói mòn. Nó sẽ bị quét sạch, giống như việc bỏ cát trên bãi biển Đông. "


Các hòn đảo nhân tạo được xây dựng cho các khu nghỉ mát ven biển, hoặc các sân bay ở vùng biển nông ngoài khơi Florida, vùng Caribbean, Biển Ả Rập và nhiều lĩnh vực khác. Trong hai thập kỷ qua, Philippines và Việt Nam đã dựng lên các tiền đồn thẳng đứng, nhiều cái nằm trên sàn gỗ  tại Biển Đông nhằm nỗ lực hỗ trợ tuyên bố chủ quyền. Nhưng thế lực Trung Quốc đã đè bẹp các dự án này. Tại một số hòn đảo mới, người Trung Quốc đang xây dựng đê chắn sóng bằng bê tông dài hàng trăm dặm để giữ cát.



Dalrymple đã thăm các dự án xây dựng ở Trung Quốc và nói rằng quốc gia này rõ ràng có chuyên môn kỹ thuật để xử lý một khối lượng lớn các vật liệu nạo vét. Các chuyên gia khác nói rằng Trung Quốc đang xây dựng một cách nhanh chóng, hơn là một cách cẩn thận, để tạo ra các hòn đảo nhân tạo.


"Những kỹ thuật phức tạp được hoàn thành với tốc độ kinh ngạc," Patrick Cronin, một nhà phân tích cao cấp của Trung tâm Tân An ninh Hoa Kỳ, một Bể Tư Duy (Think-tank) Washington cho biết. Cronin đã từng chỉ dẫn về những đảo đang được xây dựng này bởi các quan chức cấp cao của Mỹ. "Họ đã không chỉ tăng khối lượng đất gấp đôi. . . mà xây ra phía trước các căn cứ cho cả hai mục đích sử dụng quân sự và dân sự. Máy nạo vét không chỉ xây dựng các hòn đảo, mà còn đào sâu thêm cho các kênh hàng hải. "


Các kết quả có thể được nhìn thấy trong các hình ảnh thô từ vệ tinh đăng bởi Sáng kiến ​​minh bạch hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, của một Viện chính sách khác. Những tấm ảnh chụp theo kỹ thuật tua nhanh (time-lapse) cho thấy một vòng san hô trong một vùng biển xanh được đổ cát trắng nạo vét từ đáy biển gần đó, tiếp theo là sự xuất hiện của cần cẩu xây dựng, công nhân và các tòa nhà cao tầng.


Trong số các dự án được mô tả trên trang web của CSIS là:


● Một đường băng dài gần hai dặm trên Fiery Cross Reef.


● Thiết bị Radar và một sân bay trực thăng trên Cuarteron Reef.


● Một cảng mới và các ụ súng trên Gaven Reef.


Bành trướng trên Hughes Reef từ một đồn điền ít hơn một phần mười mẫu Anh đến một trụ sở phức hợp 380 mẫu và bến cảng cho cả tàu dân sự và quân sự.


Nạo vét tại Mischief Reef, nằm trong phạm vi mà Philippines coi đặc khu kinh tế với cảng nổi hải quân.


Cầu tàu mới, luồng và đường băng tại Subi Reef.


Máy bơm lọc nước muối và một nhà máy bê tông trên Johnson South Reef.


Trong khi các đảo nhân tạo có vẻ vững chắc trong các hình ảnh vệ tinh, Thái Bình Dương không phải là luôn luôn ôn hòa, Steve Elgar nói, một nhà khoa học cấp cao về vật lý đại dương và kỹ sư tại Viện Hải dương học Woods Whole, ở Woods Hole, Mass.


Ông tự hỏi bao lâu các đảo này liệu sẽ sống sót sau các đợt sóng cao đầu bởi gió, một số cao 30 feet, lớn dần từ ngoài khơi và sau đó cuộn tròn mà không có đất rộng để ngăn chặn chúng. Đảo đá như Hawaii, Guam và Philippines được bao quanh bởi các rạn san hô giúp phá vỡ các lực của sóng đi ngang đại dương. Nhưng các căn cứ mới ở Trường Sa không có sự bảo vệ đó.


Các hòn đảo trong vùng Trường Sa nằm ở giữa đại dương, 1.000 dặm từ Bắc vào Nam," Elgar cho biết. "Với những lần nạp lớn (khoảng cách mà gió thổi không bị cản trở qua nước), chúng biến thành những đợt sóng lớn, chỉ từ gió thổi. Chúng vỡ ra giữ đại dương.


Các nhà khoa học đại dương khác lo ngại về tầm ảnh hưởng của việc nạo vét và tạo ra hòn đảo lên cuộc sống đại dương xung quanh. Quần đảo Trường Sa có ngư trường lớn cho nhiều quốc gia châu Á, và đa dạng sinh học biển tại địa phương đã suy giảm trong hai thập kỷ vừa qua, theo một nghiên cứu năm 2013 bởi các nhà khoa học Úc và Trung Quốc.


Các báo cáo, xuất hiện trong Conservation Biology, cho thấy san hô đã giảm xuống còn khoảng 20 phần trăm (từ khoảng 60 phần trăm) trong quần đảo Trường Sa qua trước 10-15 năm. "Biến đổi khí hậu ít ảnh hưởng đến những rạn san hô ít hơn so với phát triển ven biển, ô nhiễm, đánh bắt quá mức, và phương pháp đánh bắt hủy diệt", theo báo cáo, trong đó cảnh báo rằng việc giảm các rạn san hô đã được "hé mở nhưng4 nghiên cứu và  năng lực quản lý của Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng . "


Greg Mitchell, một giáo sư về sinh thái biển tại Viện Hải dương học Scripps ở La Jolla, California., Nghiên cứu hệ sinh thái rạn san hô Thái Bình Dương. Ông nói rằng việc nạo vét mới của Trung Quốc và lắp đặt các trụ bê tông có thể phá hủy những gì còn lại của hệ sinh thái địa phương.


"Nếu các đảo được để yên, chúng có lẽ sẽ rất đa dạng," Mitchell nói. "Nhưng tất cả các đội tàu đánh cá từ châu Á đã có săn bắn tất cả mọi thứ từ hải sâm và trai khổng lồ và cá mập để lấy vi. Tôi đoán là đa dạng sinh học đã bị thay đổi rồi. Nhưng bây giờ, họ đang chôn vùi hệ sinh thái và phá hủy nó. "
Lược dịch – Hồng Hà




Sunday, May 3, 2015

MẮT BIẾC TRONG THƠ TUỆ SỸ


Thầy Tuệ Sỹ - Tranh Đỗ Trung Quân
                    MẮT BIẾC TRONG THƠ TUỆ SỸ
      Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
       Khi đọc thơ Tuệ Sỹ, chúng ta có thể cảm nhận được sự hoàn mỹ và siêu việt của văn chương Việt Nam, ở đó là một bể học vô tận và sự đắc đạo của Người. Thơ Tuệ Sỹ tao nhã, giải thoát, và đầy chất liệu Bi-Trí-Dũng. Thơ ông có khi oai hùng, có khi ngậm ngùi, có khi lãng mạn, nhưng điểm chung là có cả niềm tin yêu, ước mơ và hy vọng. Cõi thơ Tuệ Sỹ thuộc loại độc nhất vô nhị, rất lạ thường, nhiều tư tưởng, thi ảnh (imagery), đầy thiền quán, và sâu thăm thẳm. Cõi bất nhị ấy, chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng tâm khảm, bằng tấm lòng trong sáng của mình; chúng tôi chưa có đủ khả năng bình luận, và ở đây xin mạn phép nhắc đến hai từ rất đẹp trong thơ Tuệ Sỹ mà thôi. Đó là hai từ Mắt biếc trong bài Một Thoáng Chiêm Bao: 
                Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
                Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
                Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
                Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao
                                         (Rừng Vạn Giã 1976)
            Nhà văn Vĩnh Hảo đã nói về bài thơ này rất chi tiết và tuyệt vời (xin mời xem ở đây - http://www.vinhhao.info/Doctho/t/tuesy.htm).  Tôi cố tìm cái nghĩa ẩn dụ của từ “Mắt Biếc” trong thơ Tuệ Sỹ thì tìm thấy nhà thơ Tâm Nhiên cũng đã hỏi, “…Thế thì, tuyệt cùng ẩn ngữ thi ca Tuệ Sỹ là gì? Làm sao chỉ ra được, khi ngôn ngữ cứ lấp lánh ẩn hiện trong ánh sáng phát ra từ tâm cảm thâm trầm? Có ai nắm giữ được những tiếng dương cầm âm thanh thánh thót, phiêu diêu, dịu dàng vang ngân bất tận từ giữa lòng bàn tay của người nghệ sĩ tài hoa?”
            Hỏi và trả lời của thi nhân Tâm Nhiên như thế thì quá tuyệt về lối ẩn ngữ của Tuệ Sỹ, vì thế chúng ta chỉ có sự lãnh hội và cảm nhận của mỗi cá nhân mà thôi. Nhưng để sự cảm nhận đó được trọn vẹn, nhất là đối với giới trẻ đang sống ở xứ người như chúng tôi, bài thơ cần được dịch ra tiếng Anh; nên chúng tôi cố gắng dịch bài này.Thiết nghĩ, nếu nói đến Mắt Biếc là nói đến nét đẹp ngây thơ (innocent), xinh xắn và đầy niềm hy vọng. Có lần tôi định dịch từ “Mắt Biếc” là mắt xanh (blue eyes), chỉ cho phái nữ và để có sự tương phản trong màu sắc, con cò ‘trắng’, nhưng thực ra trong văn học Việt Nam, từ "Mắt Biếc" hàm ý trẻ đẹp và sâu thẳm. Một vị Thầy dạy ngôn ngữ học, Giáo sư Nguyễn Văn Thái cũng nói như thế. Ông chia sẻ và tâm sự trong thâm tình,
…(Hãy) diễn tả từ "biếc" qua từ "deep" vì trong văn hóa và chủng tộc Á đông không bao giờ có "blue" eyes, và trong văn chương tiếng Việt từ "mắt biếc" hàm ý đẹp và sâu thẳm, chứ không phải là màu xanh. Từ "white" là trắng, nhưng anh nghĩ từ "trắng" ở đây mang một ý nghĩa thâm thúy hơn là sắc trắng. "Cò trắng" ở đây chuyên chở cái ý (connotation) được mang theo từ câu giới thiệu "mắt biếc ngây thơ", nghĩa là cái "trắng" trong hàm ý "untouched, unsullied". Quan trọng trong thơ là cách chọn từ (diction) có thể tạo "imagery" (thi ảnh) chứ không bộc bạch, làm mất cái đẹp và ý nghĩa của thơ: mình không nói "trắng" (trong tiếng Anh) mà hiểu là trắng, cái trắng tinh tuyền không bị vẫn đục (virginal = unsullied, untouched), cũng như khi nói "trắng" (trong tiếng Việt) mà không hiểu là trắng mà hiểu là "trinh nguyên" (virginal). Và sau cùng hai vế của câu thơ cuối không thể là nguyên nhân (cause) và hậu quả (effect) được, mà vế nói về "yêu" phải là nội tại trong thời gian (temporally internal) của vế nói về "giấc mơ", nên phải dùng từ "In" thay vì "because of" mặc dù con chữ tiếng Việt là "vì" (because).
Đó là những ý nghĩ của anh, nhưng thưởng thức thi ca là một tiếp nhận cá biệt và dịch thơ đòi hỏi phản ánh hàm ý (connotations) chứ không thể dùng bề mặt của con chữ (denotations) được. Sự tiếp nhận cá biệt là tích tụ của văn hóa và của kinh nghiệm cá nhân nên mỗi người hiểu một bài thơ rất khác nhau, ngoại trừ loại thơ chỉ dùng bề mặt của con chữ và trong trường hợp này thì không phải là thơ nữa. Do đó anh chỉ trình bày sự tiếp nhận của anh, và dĩ nhiên là những từ em muốn thay đổi không có gì là không đúng, nhưng theo ý anh thì em chỉ phản ánh denotations. Anh lấy một ví dụ: "người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn" đâu phải là những người có đôi mắt biếc mà là "Em có đôi mắt biếc..." nhưng nếu dùng từ "em" thì thô lỗ đối với một thi sĩ tao nhã (có lẽ là một bậc thiền sư), nhưng hàm ý vẫn là "em".
            Chúng tôi đồng tình cùng Giáo sư Nguyễn Văn Thái, nhưng chỉ thêm vào đây--chữ Người hay chữ ‘Em’ trong thơ Tuệ Sỹ--có thể là biểu tượng của cái hay, cái đẹp, rất Chân-Thiện-Mỹ và có lẽ là tiểu tượng cho cả một kiếp nhân sinh, một dân tộc, hay những gì tốt đẹp nhất dành cho tha nhân. Sự giải thích và chữ nghĩa của Giáo sư thật quý phái và trong sáng, nên cuối cùng chúng tôi đúc kết bài này qua phần tiếng Anh như sau:
                  Fleeting Glimpse of a Dream
Your deep innocent eyes on that day of gala
And your graceful smiling lips dim the dazzling rays of the sun
Incarnating the virginal heron in the midst of the endless verdant prairie
In the fleeting glimpse of a dream, I’m in love with thee.
                                            Vạn Giã Forest, 1976.
Poem by Thích Tuệ Sỹ / Thơ Tuệ Sỹ
Translated by / Dịch bởi Bạch X. Phẻ
Edited by / Hiệu đính bởi GS. Nguyễn Văn Thái

            Chỉ hai từ Mắt Biếc thôi, chúng ta thấy được cõi Chân-Thiện-Mỹ, niềm ước mơ, tương lai và hy vọng cho cả một dân tộc Việt Nam. Chỉ một bài thơ thôi mà chúng ta thấy được cả nỗi niềm, hoài niệm, quán tưởng của tác giả (cũng như nhiều người), chúng ta lãnh hội được sự thăng trầm của quê hương tổ quốc. Nhưng trên hết là chúng ta đã thấy được ở Thầy trí tuệ viên thông trong chốn thiền môn vô tịch.
            Nói tóm lại, ngôn ngữ thi ca của Tuệ Sỹ trong s
áng, tao nhã, sâu sắc chứa đựng nhiều ẩn dụ và biểu tượng. Sự suy diễn và lãnh hội hay cảm nhận của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào khế cơ, sự tu học, hành trì và kinh nghiệm sống của mỗi chúng ta. Thơ Tuệ Sỹ chỉ có ông mới Rõ-ràng-Thường-Biết, còn chúng ta thì xin hãy bước vào cõi thơ của Ông thật nhè nhàng, thanh thản với tấm lòng và trái tim rộng mở. Thì ở đó chúng ta mới thấy được Áng mây trắng thong dong trên bầu trời hay Bóng nhạn lướt qua dòng sông của Thầy. 
Tâm Thường Định
Tham khảo:
1. Hương Tích Phật Việt – Giấc Mơ Trường Sơn (2014).
2. Tâm Nhiên - Tuệ Sỹ Trên Ngõ Về Im Lặng – tải xuống ngày 23 tháng 4, 2015. http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=18625
3. Vĩnh Hảo – Đọc Thợ Tuệ Sỹ – tải xuống ngày 22 tháng 4, 2015. http://www.vinhhao.info/Doctho/t/tuesy.htm