Showing posts with label Giới Thiệu. Show all posts
Showing posts with label Giới Thiệu. Show all posts

Monday, June 4, 2018

Walk With Me (Mindfully) - Promoting outdoor activities / hiking / backpacking / meditation for the our youths and GĐPT

Adventure Program / Chương Trình Dã Ngoại  
Walk With Me (Mindfully) / Đồng Hành Trong Chánh Niệm
Program / Chương Trình 

Walk With Me (Mindfully)
Promoting outdoor activities / hiking / backpacking / meditation for the our youths and GĐPT

What: Applying Buddhism and GĐPT principles and activities into the real life. 
Where: California Pacific Lost Trail 
When: June 15-17, 2018
Why: For the love of outdoor, GĐPT, mindfulness, and Buddhism. 
Coordinator: Tien Tran, advisors: Hiep Nguyen and Phe Bach
Participants: All three of us and maybe you (Htr. or ngành Thanh).
Cost: Free of charge, but must have an open heart and mind, smile and kindness along with the ability to walk and breathe. 
Contact: @TienZomby Tran, @ScottieNguyen, @PheBach

"Tôi có một ý tưởng! Tôi muốn đem lá cờ này, tôi muốn đem màu Lam này đến những nơi mà tôi muốn đến! Chinh phục những ngọn núi cao, thiên nhiên hùng vỹ. Để màu Lam này được trải khắp mọi nơi! Để tiếp nối thế hệ trước, để màu Lam này được trường tồn mãi mãi! Bây giờ chuyến đi của tôi lại thêm một ý nghĩa cao cả. Công sức bỏ ra thật xứng đáng. Nhìn xa xa đó chính là Half Dome. Niềm ao ước được chinh phục. Cơ mà bây giờ chưa được, kỹ năng, sức khỏe còn yếu. Nhưng một ngày nào đó lá cờ này sẽ được cắm trên đỉnh đó!" @TienZomby Tran - Location: Tunnel View, Yosemite

The Lost Coast Overview:
The Lost Coast is so named because this section of this section of land was too steep and rugged to build a road. Big Sur was tamed by Highway 1, but not the Lost Coast. Highway 1 veers inland 20 miles around this remote section of coastline. There are no roads or cars. Just getting to the trailhead is a journey in itself. The trail is fairly flat (there are a few hills to climb) but the terrain is challenging. Sections of the trail are completely impassable at high tide, making timing and tide chart knowledge essential. And the weather is highly unpredictable.

This 3-day trip with will have time to relax and have more time in the wilderness. We have more time to practice walking mindfully 

We'll do meditation multiple times of day. Đêm Tâm Tình Lam và chia sẻ kiến thức Phật Pháp. 

Trail Detail:
Distance: 25 miles
Time: 3 days. 2 nights
Difficulty: Moderately strenuous multi-day
Elevation gain: 50 ft
Trailhead: 
Start: Mattole Beach Trailhead
End:  Black Sands Beach trailhead.

Transportation:
We will need 2 cars at both trailheads. I can drive my car if anyone has a high clearance car we can use it otherwise we should rent a high clearance car. 

Please refer to these articles for details
https://socalhiker.net/the-lost-coast-trail-an-overview/

https://www.wonderlandguides.com/hikes/king-range/lost-coast-trail


Essential Gear:
Sleeping System:
-Sleeping bag (compact is key)
-Sleeping pad (must have)
-Backpacking Tent ( please bring a 1 or 2 person tent only, please ask Mr Hiep for gear borrowing. I have one person tent, I will lend it)

Clothing system:
-3x Base layer ( any quick dry clothes, NO cotton)
-1x Mid layer ( any down or synthetic jacket, lightweight jacket that keeps you warm)
-1x Shell (a rain jacket, a rain pant is recommended because we my hike in the water due to high tide)
- 2x hiking pants, quick-dry material 
-A hat ( we will hike directly under the sun, not much shade)
- An optional fleece pant to sleep at night
- At least 2 pair of hiking socks (such as SmartWool Mountaineering Socks, Darn Tough Mountaineering Sock. Good socks will prevent blister)
- Hiking shoes/Hiking boots (water shoes is optional if we must hike in the tide)

Cooking system:
- a bowl or a cup for food or drink tea.
- a water reservoir or water bottles that can carry at least 2L water (osprey hydraulic, Platypus® hydration packs or something like that)
- Cooking stove/ gas canister (Anh Hiep and I have one, followers dont need it)
- A Bear Canister (anh Hiep please bring your, I have one. I think 2 is good enough, we can rent one more at REI)
- Water filter system (Sawyer filter, anh Hiep please bring your, I have my system. It should be enough)

Food:
- Snacks for lunch (trail mix, Payday bar, Clif bar, PROBAR, dried fruits, turkey....)
- Some noodles for breakfast but you should keep it compact
-I will be buying backpacking food for you guys, its cheaper than REI!
- No Fruits

Other: 
- First aid kit
-Toiletries ( sunscreen, bug spray)
- Headlamp / flashlight (must have)
- a small knife (optional)
- hiking poles 
- some toilet paper

After sorting your gear, please weight it! you whole backpack (include food and water) should weigh under 40lbs, under 35lb is recommended, under 30lb is ideal. If your weight is over 40lbs, it will make your trip worse. please leave some unwanted. My philosophy is all about minimalism, the less you carry, the more freedom you will have.


Prepared by: @TienZomby Tran, @ScottieNguyen, @PheBach

Thursday, May 31, 2018

Đọc "Bát Cơm Hương Tích” của TT Thích Nguyên Tạng

Bìa sách - thiết kế bởi Huynh trưởng Quảng Pháp

Bat Com Huong Tich_Thich Nguyen Tang_Amazon_5_2018

 

Đọc "Bát Cơm Hương Tích”

của TT Thích Nguyên Tạng

 

Bài viết: Cư Sĩ Nguyên Giác

Diễn đọc: Cư Sĩ Tường Dinh

Đọc "Bát Cơm Hương Tích”
của TT Thích Nguyên Tạng


Nguyên Giác


Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
Tuyển tập chứa đựng rất nhiều kỷ niệm của Thầy Thích Nguyên Tạng, một nhà sư một thời lớn lên nơi vùng cát trắng Khánh Hòa, tu học từ chùa này sang chùa kia, rồi hoàn tất các học vị cao hơn  để vào Sài Gòn và rồi sang Úc châu khi bào huynh bảo lãnh sang để tiếp tục tu học và hoằng pháp.
Tuyển tập gồm 25 bài viết trong đó, ghi lại nhiều hình ảnh sinh hoạt trong đời tu sĩ từ thơ ấu cho tới khi sang Úc,  và có cơ duyên đi hoằng pháp nhiều nơi trên thế giới.
Trong phần Lời Giới Thiệu, HT. Thích Như Điển viết: “Đó chính là việc 'chân thật bất hư'mà Thầy Nguyên Tạng cũng đã thể hiện được điều đó.”
Bài chính trong tuyển tập là Bát Cơm Hương Tích, ghi nhận cảm xúc tác giả về vai trò tu học và hoằng pháp... Tại sao bát cơm Hương Tích?
Đó là hình ảnh từ Kinh Duy Ma Cật, khi ngài Duy Ma Cật vào chánh định, “dùng thần thông thị hiện khiến cho đại chúng nhìn thấy cõi Phật Hương Tích. Mùi hương ở cõi nước đó vượt hơn mùi hương của cõi trời, cõi người và các cõi Phật khác trong mười phương thế giới. Mọi sự, mọi vật trong cõi đó, đều dùng hương thơm tạo thành. Từ đất đai, kinh thành, lầu các, cỏ cây hoa lá... đều ngào ngạt hương thơm. Mùi hương của cơm cõi ấy cũng tỏa ngát khắp mười phương thế giới. Lúc ấy, Đức Phật Hương Tích cùng các vị Bồ Tát đang ngồi thọ trai, có các Thiên tử cùng một danh hiệu gọi là Hương Nghiêm, đều đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đến cúng dường Phật và các Bồ Tát...
Cõi Phật Chúng Hương khác với cõi giới Ta Bà. Đức Phật Hương Tích không dùng ngôn ngữ văn tự mà chỉ dùng phương pháp “Hương trần” để giáo hóa chúng sanh, tức là chúng sanh nơi đó khi ngửi được mùi thơm huyền diệu lập tức quay về chơn tâm, nhẹ nhàng, an lạc và giác ngộ.”
Đó  chính là hương của chánh pháp, hương của giới định huệ... Vai trò người tu sĩ từ thời thơ ấu nơi sân chùa miền cát trắng Khánh Hòa vào Sài Gòn, và sang Úc châu, lúc nào cũng sống trong chánh pháp, và đó chính là mang theo bát cơm Hương Tích để mời chúng sinh cõi này cùng thọ dụng -- đó là hương giới, hương định, hương huệ.
Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng viết:
“Trong Kinh Pháp Cú đã đề cập đến ý này: Hương các loài hoa thơm, không ngược bay chiều gió. Nhưng hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay. Và Người Xưa cũng từng phán quyết rằng: “Quế hương bất viễn thư hương viễn, thế vị vô như Ðạo vị trường”. Có nghĩa là hương thơm của cây quế không bay xa bằng mùi thơm của kinh sách, vị ngọt của thế gian không bền vững lâu dài bằng vị ngọt của Đạo. Rõ ràng, hương thơm của bất cứ thứ gì hữu hình bên ngoài đều vô thường, chỉ có hương thơm vô hình bên trong mới miên viễn...”
Tác giả cũng kể lại một kỷ niệm trong bài “Ngồi Thuyền Bát Nhã”...
Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui...
Duyên khởi là, Bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, bộ Kinh đã truyền đến VN vào năm 1958 và được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) phát tâm dịch sang tiếng Việt. Ôn Trí Nghiêm đã phiên dịch bộ kinh này ròng rã suốt 8 năm, từ 1972 đến 1980 mới hoàn tất. Và theo lời Ôn Đỗng Minh, HT Trí Nghiêm đã dịch theo bản Biệt Hành, gồm 24 tập, mỗi tập gần 1000 trang với 25 quyển nhỏ, và cũng đóng thành 24 tập như nguyên bản chữ Hán.
Thầy Thích Nguyên Tạng viết rằng Thầy có duyên làm thị giả cho Ôn Trí Nghiêm và Ôn Thiện Siêu trong 3 mùa An Cư Kiết Hạ tại Chùa Hải Đức, Nha Trang từ 1981 đến 1983. Đầu năm 1998 người viết được bào huynh là Thượng Tọa Thích Tâm Phương bảo lãnh sang Úc định cư, khi nghe Ôn đau nặng nên đã về thăm Ôn đang nằm bệnh tại Chùa Tỉnh Hội Long Sơn sau mùa An Cư năm 2002 và đứng bên giường bệnh của Ngài, người viết đã phát nguyện sẽ đưa toàn bộ bản dịch của Ngài vào mạng lưới điện toán toàn cầu qua trang nhà quangduc.com, để cúng dường mười phương Phật tử gần xa và cũng để hồi hướng công đức cho Ôn. Sau khi về lại Úc, chúng tôi đã viết một thông báo ngắn cần gấp 24 người phát tâm đánh máy 24 tập Kinh Bát Nhã (bản in năm 1998) ngay lập tức có 24 Phật tử khắp nơi trên thế giới từ Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu phát tâm nhận mỗi người một tập để đánh máy, và đây là bản kinh Đại Bát Nhã tiếng Việt đầu tiên đã online trước lễ Tiểu Tường của Ôn Trí Nghiêm vào ngày 13-01-2004.


Cũng trong bài về chiếc thuyền Bát Nhã, Thầy Thích Nguyên Tạng giải thích vì sao:
“Chư Tổ Đức dạy chúng ta thọ trì Bát Nhã Tâm Kinh mỗi ngày sáu thời là để giúp cho ta huân tập chủng tử Bát Nhã, sống trong thế giới Bát Nhã, mà sống trong thế giới Bát Nhã là sống trong chánh niệm tỉnh giác với tâm rỗng rang, thanh tịnh, rõ ràng thường tri, trực nhận mỗi phút giây của đời sống này là quý báu và mầu nhiệm. Nhờ ánh sáng của Bát Nhã Ba La Mật mà đời sống của chúng ta khinh an trong từng sát na mới mẻ hiện tiền, mỗi bước đi, mỗi hơi thở, ta không rời xa chân như thật tướng, ta sống với một tinh thần vô ngã vị tha, mang tình thương đến cho người, làm vơi bớt khổ đau của người. Nhờ ánh quang minh của Bát Nhã Ba La Mật mà hành giả luôn an trụ trong “đương thể tức không”, là khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần sanh ra sáu thức, ngay nơi đó ta nhận biết được vạn pháp là không tướng, vô tướng, không phải ngoại cảnh biến mất rồi mới là Không mà ngay khi thấy sự vật còn hiện tiền đó vốn đã Không rồi, nên hành giả luôn tỉnh giác chánh niệm, mà chánh niệm là vô niệm, mà vô niệm chính là cứu cánh Niết Bàn, đây là chỗ đến cuối cùng của người đệ tử Phật.”


Không chỉ viết về kinh điển, Thầy Thích Nguyên Tạng còn kể một số chuyện trong nhà chùa.
Thí dụ, trong bài “Cúng Cháo,” khi giải thích về nguồn cơn vì sao các chùa cúng cháo cho cô hồn, tác giả kể lại:
“...Tôi nhớ lại Sư Phụ của tôi (cố TT Chơn Kiến) có kể, lúc Hòa Thượng Thanh Bình mới về Trụ Trì một chùa làng ở trên Thanh Minh, Trường Lạc ở Diên Khánh (ngoại thành Nha Trang); vì HT bận rộn việc chùa nên quên cúng cháo, tối hôm đó, cô hồn hiện ra đập cửa phòng Ngài xin cháo để ăn, HT liền thức dậy nấu cháo để cúng ngay trong đêm khuya. Ngoài ra có nhiều chuyện kể khác, có vị Trụ Trì quên cúng cháo nên đêm về bị cô hồn khiêng đặt xuống đất, hoặc nghe dưới nhà bếp có tiếng khua chén bát, do cô hồn lục lạo đòi ăn...”
Tương tự, Thầy Thích Nguyên Tạng cũng có các bài như Cúng Đại Bàng,   kể lại duyên do vì đâu, trích:
“Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt. Chim Đại Bàng này có chiều kích rất lớn, mỗi lần há miệng, một hơi hút của nó chiếm một phạm vi nhiều cây số, tất cả các loài chim nhỏ đều bị cuốn hút vào miệng nó. Thấy việc sát sanh quá nhiều nên Đức Phật đã từ bi giáo hóa. Ngài dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều ham sống sợ chết, do đó chớ giết và chớ bảo giết”. Chim Đại Bàng tự nghĩ: “Thực phẩm hằng ngày của mình là thịt sống của các loài chim, nay Phật không cho ăn, lấy gì để nuôi thân mạng này”. Phật dạy: “Từ đây về sau ngươi về Chùa nào gần nhất để quý Tăng Ni cho ăn”...”
Hay về ý nghĩa khi thọ trai, qua bài “Cúng Quá Đường,” Thầy Thích Nguyên Tạng viết: “Quá Đường, còn gọi là Thượng Đường hay Phó Đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham trước ...”
Hay là thói quen “lưu phạn”... tác giả giải thích:
“Lưu phạn là san sẻ phần cơm của mình cho chúng quỷ thần và cho người ăn sau mình; ý nghĩa bố thí, mở rộng tình thương của mình dành cho người bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc, ý tưởng này giúp cho hành giả nuôi dưỡng từ tâm ngay trong lúc mình ăn.”


Với giọng văn vừa uyên bác, vừa chơn chất, Thầy Thích Nguyên Tạng đã kể về  nhiều vị Thầy, ghi nhận cảm xúc riêng đối với từng vị thầy.
Như khi viết về ân sư là cố Thượng Tọa Thích Chơn Kiến, tác giả ghi ơn cố ân sư đã làm môt cầu nối cho bản thân Thầy Thích Nguyên Tạng và truyền thống Phật Giáo Tây Tạng ngoài nước:
“Thầy là một hành giả Mật Tông Kim Cang Thừa, Thầy từng gặp Thượng Tọa Viên Đức tại Thủ Thiêm, Sài Gòn thọ học cốt tủy của Mật Giáo và sau đó Thầy hành trì theo bộ sách Hiển Mật Viên Thông. Trong tịnh thất của Thầy có thờ hình Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương, Thầy đã áp dụng thực hành Tam mật tương ưng, phương pháp trọng yếu của Mật Tông mong đạt đến diệu dụng của pháp tu này. Con có phước duyên làm thị giả Thầy trong các kỳ Thầy nhập thất tịnh tu, nên dần dần được ảnh hưởng và chú ý đến pháp tu Mật Tông này. Đó chính là nhân duyên thù thắng mà Thầy đã trực tiếp gieo mầm hạt giống cho con làm quen với pháp tu này, đặc biệt là Thầy đã khai thị cho con về hành trạng tái sinh của các vị Lạt Ma Tây Tạng như Ngài Padmasambhava, Ngài Govinda, Ngài Milarepa.... Thầy đã bắt một chiếc cầu nối giữa con với Phật giáo thế giới bên ngoài, làm khơi dậy một thiện duyên cho con sau này tìm hiểu nghiên cứu dịch thuật các tài liệu...”


Độc giả cũng sẽ tìm gặp các bài viết về cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, ngươì hoằng pháp bên Châu Âu và được Thầy Nguyên Tạng gọi là “Người trồng Sen trên tuyết”...
Trong khi đó, giọng văn Thầy Thích Nguyên Tạng chùng xuống,  bùi ngùi khi viết về Thầy Thích Hạnh Tuấn đã ra đi trong khi ước mơ xây dựng Phật Việt còn dở dang:
“Hành trình Phật Việt của Thầy Hạnh Tuấn cũng thể hiện rõ nét ở Tổ Đường Chùa Trúc Lâm qua phong cách thờ phượng của Thầy. Thầy không thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma (470-543) theo truyền thống mà lại tôn thờ Sơ Tổ Trúc Lâm (1258-1308, đạo hiệu của Vua Trần Nhân Tông sau khi xuất gia), người khai sáng Thiền phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử, mở ra một trào lưu tu học Phật tại VN vào triều đại nhà Trần.
Một nét riêng Phật Việt khác của Thầy Hạnh Tuấn là tôn thờ và phổ biến tôn tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Pho tượng này đang tôn trí tại Chánh Điện Chùa Trúc Lâm từ 2007 là phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt, một di sản, một bảo vật đang được bảo tồn tại Chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Đây là một kiệt tác nghệ thuật điêu khắc của nền PGVN...”
Tuyển tập cũng kể về một số kỷ niệm với Hòa Thượng Thích Như Huệ, được tác giả gọi là “Người giữ vững mái chèo” với ghi nhận:
“Một điều thú vị khác mà người viết lưu tâm về Đức Trưởng Lão HT Như Huệ, Ngài là người có trí nhớ như máy thu âm mp3, bằng chứng là người viết đã từng “thi đua” với Ngài trùng tuyên lại “Quy Sơn Cảnh Sách” (khoảng 12 trang A4 cả nguyên văn chữ Hán và nghĩa Việt) của Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu, đây là một áng văn bất hủ trong văn khố Phật Giáo. HT Như Huệ nhớ vanh vách từng câu từng chữ trong bộ sách gối đầu giường này...”
Tương tự, độc giả sẽ thấy trong sách những hình ảnh và cảm xúc của tác giả Trưởng Lão Hòa Thượng  Thích Huyền Tôn...
Hay là kỷ niệm với Hòa Thượng Thích Như Điển trên các chặng đường hoằng pháp, trong đó gặp một số Phật tử tinh tấn, như cụ bà Diệu Bích, hơn 90 tuổi, ở thành phố Montreal, miền Nam Canada -- “bà cụ từng là chủ hãng viết BIC xưa kia, nhưng điểm làm cho tôi chú ý là bà cụ đang niệm Phật công cứ, không bỏ sót một ngày nào trong mấy mươi năm qua.”
Và nhiều bài khác, với nhiều chủ đề dễ dàng lôi cuốn người đọc.
Trong sách này, độc giả sẽ  được Thầy Thích Nguyên Tạng dẫn đi xem một vòng các sinh hoạt thiền môn, trong khi kể nhiều chuyện rất ít khi nghe ở ngoài cổng chùa -- thí dụ, sự tích Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân làm một thiếu nữ xinh đẹp, và rao rằng hễ chàng nào thuộc kinh điển sẽ được cô chọn làm chồng. Câu chuyện ly kỳ, gay cấn, dẫn tới một nút thắt cuối truyện đã hiển lộ lên pháp ấn vô thường và bất như ý của cõi này.
Hay là chuyện từ một sát thủ trở thành nhà sư theo Phật, và rồi trở thành A Lá Hán... đó là truyện về ngài “Angulimala, Một Câu Chuyện Về Sức Mạnh Của Lòng Từ...”


Được biết, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng sinh năm 1967 tại Nha Trang. Xuất gia năm 1980, thọ giới Sa Di năm 1985 và thọ giới Tỳ Kheo năm 1988. Tốt nghiệp Trường Cơ bản Phật học Vĩnh Nghiêm năm 1992, trường Đại học Sư phạm (ngoại ngữ Anh) năm 1995 và trường Cao cấp Phật học Vạn Hạnh năm 1997. Đến Úc định cư năm 1998 và sáng lập trang nhà Quảng Đức www.quangduc.com. Tốt nghiệp Cử nhân Xã hội học tại Đại học La Trobe năm 2006. Hiện TT là Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức,Melbourne, Úc Châu và là Phó Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan. Thượng Tọa là tác giả và dịch giả của nhiều tập sách như: Chết và Tái Sanh, Phật Giáo Khắp Thế Giới, Sức Mạnh của Lòng Từ, Hỏi Hay Đáp Đúng, Phật ngọc hòa bình, Lịch sử Phật Giáo Úc Đại Lợi...
Nói ngắn gọn, tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” mang sức mạnh ở các thể văn: văn học, đạo học, sự tích một số sinh hoạt trong chùa, kỷ niệm về một số vị Thầy, và trong tận cùng... là sức kể chuyện từ một ngòi bút chân tu thực học như Thầy Thích Nguyên Tạng, và từ các trang sách là mùi hương của Giới Định Huệ...
Sách có thể mua ở Amazon, xin gõ nhóm chữ “bat com huong tich”...


Wednesday, May 23, 2018

THƯ MỜI - Letter of Invitation



Sacramento, Ngày 17 tháng 5, 2018

THƯ MỜI

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 
Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni,
Kính thưa quý vị thiện hữu tri thức, quý cư sỹ, và quý đồng hương,
Kính thưa quý Huynh trưởng, Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử và giới trẻ xa gần,

Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
1.     Triển lãm tranh, sách.
2.     Chia sẻ kinh nghiệm đem Chánh Niệm / Phật Pháp vào Nhà Tù và Trường học ở tiểu bang California (Thầy Thích Thiện Tâm và Htr. Tâm Thường Định),
3.     Chia sẻ kinh nghiệm hoằng pháp trên mạng, song ngữ cho tuổi trẻ và thảo luận thử tìm một mẫu số chung (Quý Cư sỹ Tâm Diệu, Nguyên Giác, Tâm Huy, Tâm Quang, Tâm Thường Định và quý cư sỹ hiện tiền).
4.     Ra Mắt Sách của NXB Lotus Media, Inc., Hương Tích Phật Việt, Hoa Đàm, Viet Ananda Foundation, etc... trong đó có tác phẩm của Thầy Thích Như Điển, Thích Nguyên Tạng, cư sỹ Nguyên Giác, Trần Trung Đạo, Vĩnh Hảo, Bạch X. Phẻ, v.v…
Phần văn nghệ sẽ xen kẽ để hát cho nhau nghe.

Thành kính cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và trân trọng kính mời chư thiện tri thức, quý vị cư sỹ, và đồng hương; quý Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử cùng các bạn trẻ hoan hỷ dành ít thì giờ đến để CÓ MẶT CHO NHAU. 
            Sự hiện diện của quý Thầy Cô và quý vị là động lực lớn, là đạo tình đầm ấm, và là tấm lòng quý giá trên đời dành cho Ban Tổ Chức.

Trân trọng kính cung thỉnh và kính mời.

Thay mặt Ban Tổ Chức
Htr. Tâm Thường Định
(Bạch Xuân Phẻ)


Chương trình này có sự bảo trợ và giúp đỡ của:
1. BHD GĐPT Hoa Kỳ và BHD Miền Quảng Đức
2. Việt Báo
3. Thư Viện Hoa Sen / Viet Ananda Foundation
4. Asian World Media
5. Nguyệt San Chánh Pháp

6. Thao Bach Foundation

Sacramento May 17, 2018

Letter of Invitation

Dear honorable Venerables, fellow Buddhist laypersons, colleagues, beloved Vietnamese, wise friends, and members of the Vietnamese Buddhist Youth Associations,  
Ladies and Gentlemen,

In order to create an opportunity for all of us to share, learn, and discuss the work of sharing Buddhism through education, literature, and arts and the introduction of book publishers as well as new books, a one-day gathering titled, “Presence for Each Other, will be held at Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, from 4:30 p.m. - 8:30 p.m. on Saturday, June 2, 2018.
The gathering consists of the following activities:
Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
  1. Arts and book exhibitions
  2. Sharing experiences about bring mindfulness meditation and Buddha Dharma into California state prisons and schools. (Ven. Thích Thiện Tâm 'aka Ven. De Hong') và Htr. Tâm Thường Định 'aka Phe Bach').
  3. Sharing experiences in propagating Dharma on the Internet. This session will be bilingual for the youths and discussing ways to find some common ground. (Buddhist friends Tâm Diệu, Nguyên Giác, Tâm Huy, Tâm Quang, Tâm Thường Định and those present).
  4. Books release by NXB Lotus Media, Inc., Hương Tích Phật Việt, Hoa Đàm, etc... including those by Nguyên Giác, Trần Trung Đạo, Vĩnh Hảo, Bạch X. Phẻ, v.v…

Entertainment-singing will be performed in between sessions

We humbly request your presence. We hope that all of you can join us in this meaningful gathering, including all members of the youth groups to spend some time in the “Presence for Each Other.”
Your presence is an honor and motivation for all of us in the warming spirit of the Dharma.

Respectfully yours,


On behalf of the organizing committee
Phe X. Bach

This program is sponsored and supported by the following organizations:
1. The Buddhist Youth Association from the US and Quảng Đức District.
2. Việt Báo Newspaper
3. Thư Viện Hoa Sen / Viet Ananda Foundation
4. Asian World Media
5. Nguyệt San Chánh Pháp (Monthly Buddhist Magazine)
6. Thao Bach Foundation