Showing posts with label Thích Tuệ Sỹ. Show all posts
Showing posts with label Thích Tuệ Sỹ. Show all posts

Sunday, November 12, 2023

Tâm Thường Định: “Phôi Bào Trong Như Lai Tạng Vẫn Tiếp Diễn Không Ngừng”

Lời Thưa: Sư-Huynh Phổ Hòa-Hồng Liên Phan Cảnh Tuân đã mất, mà di sản tinh thần vẫn còn. Đó là tâm nguyện giáo dưỡng các thế hệ đàn em áo lam trở thành những công dân-phật tử có ích cho xã hội. Một trong những ước mơ mà Sư-Huynh nhắn nhủ là thực hiện một Tủ sách GĐPT. Loại sách gọn nhỏ, gối đầu giường và bỏ túi, có thể mang theo balô mỗi khi đi trại. Tủ sách nhiều thể loại xây dựng kiến thức và thăng hoa tâm hồn áo lam. Thời gian không làm phôi phai những giá trị tinh thần đã trở thành di sản mà bao thế hệ Đàn Anh đã trao truyền cho các em bằng lời nói và hành động, bằng cả những phương tiện thiện xảo không lời… TỦ SÁCH PHỔ HÒA ra đời bằng chính những tâm nguyện của Người Xưa đó, thuận pháp mà kết trái đơm hoa… Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

Dịp này, tuyển tập “Đạo Phật và Thanh Niên” được ấn hành và chỉ phát tặng, đặc biệt gởi đến anh-chị-em lam viên trong nước lẫn ngoài, trong tâm tình thù ân công ơn sâu dày của một bậc Thầy, trọn một đời giáo dưỡng bao thế hệ tuổi trẻ Phật giáo Việt Nam, trong đó GĐPTVN luôn là một niềm kỳ vọng sâu lắng nhất của Thầy!

*

Vị Sư đó, dáng mảnh khảnh, mắt tinh anh, từ thời trẻ, đã từng đứng trên bục giảng Viện Ðại Học Vạn Hạnh (Sài gòn trước 1975), thao thao giảng những luận đề triết học Ðông Tây Kim Cổ, những khảo luận uyên thâm về Phật Giáo Nguyên Thỉ, Phát Triển, Thiền Tông…

Vị Sư đó, cũng có thời, quay lưng với thủ đô (miền Nam) náo hoạt, lui về đồi Trại Thủy (Nha Trang) lộng gió biển khơi, quây quần cùng lớp tăng sinh Phật Học Viện Hải Ðức, say sưa trao truyền, chia sẻ sở học và kiến văn sâu rộng của mình.

Vị Sư đó, vào tuổi trung niên, đã lừng lửng dấn bước chân Bồ Tát bất thối vào chốn nguy nan để dậy lên lớp lớp hải triều gọi kêu tự do, dân chủ công bình cho nhân sinh giữa vô minh dằng dặt.

Vị Sư đó, mọi thời mọi lúc, cứ như nhất hành trạng vô úy, thong dong với chiếc lam y, tự tại trong áo nâu sồng, dù đang giữa thị tứ đô hội, giữa núi đồi cỏ cây tịnh mặc, hay giữa chốn ngục tù với án tử hình vô nghĩa (1988).

Ngày nay, vị Sư đó – Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ – đến với các bạn trẻ trong và ngoài nước, gởi trao lời pháp thân tình: “Ðạo Phật và thanh niên.” Mỗi một chúng ta chắc hẳn sẽ đón nhận bài pháp theo từng tâm đắc khác nhau.

Mỗi chúng ta, với tâm thức và tấm lòng có thể riêng khác, nếu ví được như những chiếc chuông treo, và lời pháp của Thầy như khúc dùi khua, đủ sức khua chuông ngân tiếng. Tiếng chuông, dù ngắn hay dài, dù trầm hay thanh, dù thong thả hay xôn xao, có lẽ nếu Thầy nghe được, chắc Thầy cũng xem như lời pháp vọng âm từ chúng ta. (Như có lần Thầy nghe một người bạn – có lẽ cũng là bạn trẻ – tâm sự về tình yêu và sự vĩnh hằng và Thầy xem đó là một “bài pháp rất hay”).

Hôm nay, bài pháp thoại “Ðạo Phật và thanh niên” của Thầy Tuệ Sỹ, như một tách trà còn bốc khói, chúng ta thử đón nhận và thưởng thức, và mỗi bạn riêng mình biết rõ hương vị. Dù tâm cảm của mỗi bạn có sao đi nữa, các bạn hẳn đồng ý rằng bài pháp đã được trao gởi trong ánh sáng của Ðạo Giải Thoát – Giải thoát khỏi mọi hệ lụy tầm thường. Giải thoát khỏi những trói buộc của tâm/vật lý phi nghĩa. Giải thoát khỏi những giới hạn cứng nhắc của lý tưởng, ý hệ, tín điều mù lòa.

Trong đời thường, tìm kiếm giải thoát đó còn có nghĩa là phóng thoát đến tự do đích thực. Và trong ý nghĩa giải thoát/tự do này, bài pháp của Thầy Tuệ Sỹ đã không thúc dục, gò ép các bạn vào một định khung, một khuôn khổ nào. “Tự mình thắp đuốc mà đi.” Mỗi một bạn trẻ tự tìm thấy chánh pháp cho chính mình!

Hoa Ðàm, 2009

From a young age, the esteemed monk, with a slender physique and keen, lively eyes, delivered philosophy lectures at Vạn Hạnh University (in Saigon as known before 1975). He taught profound wisdom on various branches of Buddhism, including Theravada Buddhism, Mahayana Buddhism, and Zen Buddhism, spanning from ancient to modern times and Eastern to Western philosophies.

Once, this revered monk abandoned the vibrant capital of the South and sought refuge in Trại Thuỷ hill (Nha Trang), a winding coastal city, where he devoted himself fervently to instructing and imparting his vast wisdom and understanding to the Buddhist monks enrolled at Hải Đức Buddhist Institute.

At around middle age, the revered monk fearlessly traversed treacherous terrain in the footsteps of the Bodhisattva, imparting knowledge to countless generations and advocating for the principles of liberty, democracy, and equity in the realm of human existence.

That venerable monk looked to act fearlessly, leisurely in his gray robe, at ease in his brown robe, whether he was in the middle of the city, the tranquil highlands and hills, or a prison with an absurd death sentence (1988).

Today, the esteemed monk, The Most Venerable Thích Tuệ Sỹ, is still teaching the youth and individuals both in Vietnam and abroad, imparting benevolent teachings on the principles of Buddhism specifically tailored for the younger generation. Undoubtedly, the message will elicit varied responses from each of us, contingent upon our respective interests.

Each individual might be likened to a hanging bell, with their own cognitive and emotional faculties. The teachings of the Venerable, like a chisel, have the precise impact required to elicit a resonant sound from the bell. If the Venerable perceives the sound of the bell, regardless of its duration, pitch, volume, or intensity, he would interpret it as the manifestation of the Dharma reflecting from us. (For instance, I once overheard a companion, potentially a youthful companion, discussing love and eternity, and I found it to be an exceptionally insightful discourse on Buddhist teachings).

Nowadays, The Most Venerable Thích Tuệ Sỹ’s Dharma talk titled “Buddhism and the Youth” is like a freshly brewed cup of tea. We strive to receive and savor it, with each individual experiencing their unique taste. Regardless of your sentiments, it is universally acknowledged that the Dharma talk was presented within the framework of the Path of Liberation, which aims to free individuals from all trivial repercussions. Freedom from the constraints of mental and physical folly. Liberty from the rigid limitations of ideals, ideologies, and unquestioning beliefs.

Discovering emancipation in daily existence also entails seeking absolute independence. The Most Venerable Thích Tuệ Sỹ’s teachings did not impose any predetermined structure or framework on your understanding of liberation or freedom.

(Just) “Ignite your torch to pursue.” Each young person must discover his or her own Dharma.

Hoa Đàm Group.

Translated by: Tâm Thường Định

Saturday, October 28, 2023

Thông báo: Về việc phát hành Kỷ Yếu Tri Ân HT Thích Tuệ Sỹ

 

THÔNG BÁO

Về việc phát hành Kỷ Yếu Tri Ân HT Thích Tuệ Sỹ

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,
Kính thưa chư vị thức giả, văn thi hữu, cùng Phật tử trong nước và hải ngoại,

Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.

Nhân đây, chúng tôi xin cáo lỗi cùng một số tác giả đã gửi bài đóng góp nhưng vì trễ hạn hoặc nội dung không phù hợp nên không được đăng tải vào Kỷ Yếu.

Chúng tôi ước mong những bài vở được tuyển đăng nơi Kỷ Yếu này có thể thay mặt quý vị, nói lên cảm xúc và niềm tri ân vô hạn đối với Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Tập Kỷ Yếu đang được tiến hành in ấn một số ít tại Việt Nam và phần lớn được in tại California, Hoa Kỳ. Số lượng in giới hạn, một phần vì thời gian cấp bách, phần khác vì ấn phí và cước phí không nhỏ (với tập sách khổ lớn, in offset 4 màu, dày hơn 500 trang), chúng tôi chủ yếu hoàn thành tập Kỷ Yếu với tất cả tấm lòng để cúng dường dâng lên Hòa thượng Tuệ Sỹ tường lãm, chứ không có nhu cầu thương mại, và cũng không có khả năng tặng sách miễn phí cho đại chúng khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, quý vị nào có nhu cầu muốn có một tập Kỷ Yếu để tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời và hành trạng của HT Tuệ Sỹ, để chia sẻ xúc cảm và ân tình của mình đối với bậc Ân sư, xin vui lòng đặt sách trên hệ thống Amazon Books (chỉ trả ấn phí và cước phí):

https://www.amazon.com/K%E1%BB%B7-y%E1%BA%BFu-tri-Th%C3%ADch-Tu%E1%BB%87/dp/B0CLZ5BLGG/ref=sr_1_1

hoặc đặt từ hiệu sách Barnes & Noble:

https://www.barnesandnoble.com/w/book/1144290440?ean=9798886660654

hoặc tùy hỷ ủng hộ và liên lạc với các tự viện sau đây khi có thông báo chính thức sách in đã hoàn tất:

a) Chùa Phật Đà, 4333 30th Street, San Diego, CA 92104 – U.S.A. Tel. (619) 283-7655

b) Chùa Phổ Từ, 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 94541 – U.S.A. Tel.: (510) 481-1577

c) Trung Tâm Văn Hóa Pháp Vân, 420 Traders Blvd E, Mississauga, Ontario, L4Z 1W7, Canada. Tel.: (905) 712-8809

d) Chùa Viên Giác, Karlsruher Str. 6, 30519 Hannover, Germany. Tel.: +49 511 879 630

e) Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia | Tel.: +61 481 169 631

Nguyện cầu hồng ân chư Phật từ bi gia hộ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được tiêu tai diên thọ để tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội và dẫn đạo công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Ban Phát Hành Kỷ Yếu kính ghi.

Nguồn: https://hoangphap.org/thong-bao-ve-viec-phat-hanh-ky-yeu-tri-an-ht-thich-tue-sy/

Tuesday, June 13, 2023

Thích Tuệ Sỹ: THE BUDDHA'S BIRTHDAY MESSAGE OF THE SUPREME CENTRAL COUNCIL SANGHA

Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV)

Supreme Central Council Sangha (Sangharaja Institute)

******

The Council Of The Supreme Sangha

___________________________________________________


THE BUDDHA'S BIRTHDAY MESSAGE OF 

THE SUPREME CENTRAL COUNCIL SANGHA

Buddhist Calendar 2567

Homage to the Sakya Muni Buddha, who was born peacefully in his marvelous manifestation at Lumbini Gardens 

“One person, mendicants, arises in the world for the welfare and happiness of the people, out of compassion for the world, for the benefit, welfare, and happiness of gods and humans. What one person? The Realized One, the perfected one, the fully awakened Buddha. This is the one person, mendicants, who arises in the world for the welfare and happiness of the people, out of compassion for the world, for the benefit, welfare, and happiness of gods and humans.” *

He is a Person who has surpassed all human cognitive and perceptual limitations. Humans are enslaved by deceptive feelings about themselves and the world; driven by irrational desires for survival; and preoccupied by irrational fears of invisible forces threatening life and death. In the terrible darkness of ignorance and desires, they are unable to find safety anywhere else and must seek refuge with the spirits of mountains, forests, gardens, trees, or shines.

He is a Person who emerges in the living world, the human world, during the Axial Age of human civilization, a time during which philosophical thought, science, and religion were shaped and oriented from the East and West. There appears to be no possible synthesis of these two sources of human civilization, and the only means of unification is through the use of force. They have alienated themselves, their own nature, by attributing their own abilities to their self-realization and self-liberation by seeking veneration for supernatural powers; but eventually, they realized that an individual can only survive safely under the leadership of a person who comprehends all human problems and has the capacity to protect others from violence. This wise and just individual is revered as the Lord of Mankind.

  Human society requires a just, wise, and perceptive ruler, the Lord of Men, just as the heavenly realm must be ruled by an omnipotent and omniscient Lord of Heavens, a wise and powerful Ruler of the Heavenly Realm, in order to protect all natural orders and ensure the safety of all living beings.

The history of human civilization was indeed oriented and shaped, endowed with thought, by this thinking since then, more than 25 centuries ago, but the historical fate of the world was only determined within 20 centuries; and the end of the world in the 20th century has become a fearful obsession of nearly all humans in different communities and religions around the globe. This obsession persists to this day, depending on the frequency of natural disasters or the threat of a world war. 

A few times per year, world leaders discuss the security measures or orders in various nations in order to avoid this threatening obsession. People are aware that these measures exist only in the text of resolutions and are not applicable to every nation.

Despite the fact that different nations follow different political systems, distinguished by their influence in the world, their leaders feel the need to maintain a glimmer of hope for a safe, peaceful, and happy global community. Consequently, it is essential to venerate a real person who existed in the actuality of human history. The Person chosen by world leaders is Sakya Muni Buddha, as He is the actual and concrete symbol of hope for world peace. This is not because He is a supreme saint or beyond, but because He is a Person like any other in the living world—a Person who has endured all the same sufferings as any other human being for an infinite number of times. That Person resided in the opulent Royal Palace of the ruling class, as if He were unaware of the sufferings of his fellow citizens, let alone all sentient beings.

When that Person was a teenager living in luxury and saw the fierce fighting for survival in a field, among the birds and fish, and between people and nature, he became constantly reflective on the meaning of life and death for all sentient beings. He went on an excursion outside the palace wall when his people were welcoming their future king in a spectacular event, and he saw an old man, a sick man, and a corpse. It was only for a brief moment, but those human conditions moved his compassionate heart. Since then, he has been determined to discover the true meaning of birth, old age, and death. Then, one night, while sleeping peacefully at the Royal Palace, that future King decided to give up everything, quietly riding his horse out of the palace wall, leaving behind all the hope of his powerful royal family and his people. 

That Person, after claiming to be fully enlightened, understood the meaning of human sufferings and discovered the path to the abolition of all sufferings. Whether publicly accepted or not by various communities of different cultures, the historical reality is clear: for over 25 centuries, the Enlightened Person's language and actions have never led to hatred, provocative fighting, or revolutionary violence in the circle of all Asian nations. In a world where hatred and irreconcilable dogmatic conflicts between various nations and religions, especially among the most powerful and developed nations aspiring to be world leaders, he deserves to be a symbol of hope for peace, tolerance, and compassion.

Significantly, despite the fact that only a handful of nations observe Buddhist traditions, all world leaders have unanimously agreed to designate the Buddha's Birthday as United Nations Vesak Day to express hope for world peace. In accordance with this resolution, the celebration of the Buddha's Birthday was held at the United Nations General Secretary's Office from 2000 to 2004, when the Royal Thai government began to host the UN Vesak Day, and in 2008, the Socialist Republic of Vietnam registered to host this event.

In all of those Vesak Day celebrations, the meanings of peace in the Buddha's teachings were praised in all great halls, but they only existed in the texts issued from those celebrations, not to mention the implications behind those praises, with the intention of promoting the status of some nations or political systems, in their mission to fight for world peace, or to clarify their policies of religious freedom amidst the suspicion of some other nations that they are promulgating these policies to suppress religious freedom.

At a time when nations are waging bloody wars for dominance over the rest of the world, representatives of a Buddhist nation can propose a peaceful resolution to all of these conflicts by citing the Buddha's words on loving-kindness as the best standard. But how does one transform a powerful individual with lofty goals into a compassionate and tolerant individual? With the exception of a few trite praises of the Buddha's words, there has been no concrete suggestion for practice.

True Buddhists frequently ask: Is there a Dharma door that can be practiced correctly, in accordance with the Buddha's true teachings, to develop great loving-kindness in people who do not have inborn good nature, not the gentleness and kindness of a deer that cannot develop further, among the innumerable Dharma doors that the Buddha taught to overcome the innumerable defilements that sentient beings encounter? The answer is possibly affirmative. Buddha is commonly regarded as the Great King of Medicine, a skilled physician who accurately diagnoses the causes of people's illnesses and prescribes the correct medication based on their health conditions and mental backgrounds. However, it is the patient's responsibility to take the correct dose of medication at the appropriate time or to take it based on his own incorrect understanding of medicine. 

The same can be said of Buddhist practitioners. Who is the Buddha and who is Mara in this world of fake news and conflicting ideas, which arise from the deceptive and erroneous perspectives of people with blind survival desires, making it difficult to distinguish between right and wrong? Consequently, the ultimate objective of liberation and enlightenment is an illusion or a strange mirage in the desert.

Vietnamese Buddhists can be proud of their more than two thousand years of living in harmony with Buddhism. This pride is merely a sense of self-satisfaction and contentment that we are deserving heirs to the Buddha's legacy. This pride, however, lacks the foundation and strength necessary to transform our own minds, improve our moral qualities and wisdom, walk firmly on the Noble Path, and avoid confusion between worldly values and the Noble Path. 

Since the Buddhist catastrophe of the Year of the Cat (1963), when a large number of young Buddhists were killed by the irrational ambitions of secular powers, the tragic and heroic fire of Buddhists has begun to burn. As a sacrifice to the existence of the True Dharma, they self-immolated their bodies, illuminating every step of our people's glorious evolution with tolerance and compassion.

This year, on the Buddha's Birthday, sixty years after the Buddhist catastrophe, the Chinese calendar completes a full circle, ushering in a new era in the tradition of Eastern and East Asian calendars. Since the establishment of the United Vietnamese Buddhist Congregation, there has been a period of historical inheritance, development orientation, and taking responsibility for the common interests of our people in order to develop our traditional tolerance, compassion in our educational and cultural mission, and social advancement. In the past decade, we have made modest contributions to a nation in shambles due to fighting between ideologically opposed brothers. After more than 50 years of peace, what have Vietnamese Buddhists accomplished, given that animosity and division between the North and South have not been resolved?

Under the oppressive power of ignorant forces who put so much pressure on the poor and disadvantaged classes during the pandemic, the fire of our traditional loving-kindness quietly warmed the hearts of our fellow people in difficult times, sharing every bowl of rice or bunch of vegetables to help them overcome the catastrophe that was threatening their lives.  They sought refuge only within themselves or among those unfortunate individuals. 

After sixty years of Buddhist calamity, Buddhists should practice transforming the light of loving-kindness into a bright torch for ourselves and those around us, keeping our Bodhicitta unshakeable, leading to Bodhi vows and Bodhi practices, and walking steadily on the Noble Path towards ultimate liberation and enlightenment for ourselves and many others.

Homage to Sakya Muni Buddha, the Blessed One, the Compassionate Father of all sentient beings.

The Buddha's Birthday - 2567. Phat An Temple, on the 8th of April, Year of the Cat (2023)

On the blessing of The Supreme Central Council Sangha

Chief Secretary of the Sangharaja Institute

Son of the Awakened One, Bhikkhu Thich Tue Sy



* Source: Ekapuggalavagga—Bhikkhu Sujato, https://suttacentral.net/an1.170-187/en/sujato?layout=plain&reference=none&notes=asterisk&highlight=false&script=latin


Saturday, May 27, 2023

Thông Điệp Phật Đản PL 2567

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
******
HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG


THÔNG ĐIỆP
PHẬT ĐẢN 2567

Nam-mô Lâm-tì-ni viên, Vô ưu thọ hạ, thị hiện đản sanh,
BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT

Một Con Người, này các Tỳ-kheo, xuất hiện thế gian; xuất hiện thế gian vì nhiều tăng ích, nhiều an lạc cho thế gian; vì thương tưởng thế gian; vì mục đích cứu cánh, vì tăng ích và an lạc của trời và người. Một Con Người ấy là ai? Là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác.”

Một Con Người đã vượt qua tất cả mọi hạn chế của con người, trong hạn chế của tư duy và nhận thức, bị ràng buộc bởi những cảm nghiệm phù phiếm về bản thân và thế giới; bị thúc đẩy bởi khát vọng sinh tồn mù quáng, ám ảnh bởi sợ hãi trước những sức mạnh vô hình luôn luôn đe dọa sự sống và sự chết; trong bóng tối kinh sợ của vô minh và khát ái, không tìm thấy nơi nương tựa an toàn, nhiều người tìm đến nương tựa, cầu khẩn thần núi, thần rừng, thần vườn, thần cây, thần miếu.

Một Con Người đã xuất hiện trong thế giới sinh loại, trong thế giới nhân sinh; trong thời trục định hướng cho lịch sử văn minh nhân loại, định hướng cho tư duy triết học, khoa học, và tôn giáo, từ hai nguồn suối dị biệt Đông Tây, tưởng như không thể có một nền văn minh tổng hợp của nhân loại mà chỉ có thể hợp nhất bằng bạo lực, như con người đã từng quỳ lạy trước các hiện tượng thiên nhiên không thể hiểu, đã tha hóa năng lực tự giác ngộ và tự giải thoát của tự thân, tự tâm để sùng bái các uy lực thần thánh; cuối cùng phát hiện một cá nhân chỉ có khả năng tồn tại an toàn dưới sự lãnh đạo một cá nhân sáng suốt, biết rõ mọi vấn đề, có khả năng khống chế mọi người khác dưới sức mạnh của bạo lực; con người khôn ngoan, bằng năng lực của trí tuệ, biết khống chế mọi người bằng bạo lực, bạo hành, con người ấy được tôn sùng là đấng Nhân chủ. Xã hội con người cần một đấng Nhân chủ, công bằng và sáng suốt; cũng vậy, thiên giới hiển nhiên cũng được ngự trị bởi một Đấng Thiên Chủ, toàn trí và toàn năng, để quan phòng trật tự thiên nhiên và bảo đảm an toàn cho con người trong thế giới sinh vật.

Lịch sử văn minh nhân loại quả thực đã được định hình và định hướng tư duy kể từ đó, từ trên 25 thế kỷ về trước. Nhưng vận mệnh lịch sử của thế giới được tính chỉ trong 20 thế kỷ, và ngày tận thế của thế kỷ 20 đã trở thành ám ảnh đầy sợ hãi của hầu hết nhân loại trong các cộng đồng dân tộc và tôn giáo khác nhau trên quy mô thế giới. Ám ảnh ấy vẫn tùy thời xuất hiện cho đến nay từ những biến động do thiên tai cho đến những đe dọa chiến tranh thế giới.

Để tránh khỏi những ám ảnh đe dọa này, các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã thảo luận các biện pháp an ninh, trật tự trong các cộng đồng quốc gia mỗi năm. Tuy vậy, mọi người đều biết rằng những biện pháp ấy chỉ tồn tại trong các bản văn nghị quyết, không có dấu hiệu khả thi trong từng quốc gia cá biệt.

Dù vậy, các nguyên thủ quốc gia, tuy dị biệt về thể chế chính trị, được phân biệt theo thế lực ảnh hưởng quốc tế, cảm thấy cần giữ đốm lửa hy vọng về một thế giới an toàn, hòa bình an lạc giữa các cộng đồng nhân loại. Như vậy cần phải suy tôn một con người hiện thực, đã tồn tại hiện thực trong lịch sử của nhân loại. Con người ấy, các vị nguyên thủ ấy đã chọn lựa đức Thích-ca Mâu-ni như là biểu tượng hiện thực, cụ thể cho khát vọng hòa bình thế giới. Không phải vì Ngài là một vị thần linh tối cao, hay hơn thế; nhưng Ngài là một Con Người như mọi con người khác trong thế giới sinh vật; một Con Người tự nhận cũng đã chịu mọi đau khổ khốn cùng như mọi sinh vật khác, trải qua vô tận thời gian; và con người ấy đã từng sống trong cung vàng điện ngọc của giai cấp thống trị, tưởng chừng như không biết gì đến những đau khổ của thần dân của mình, nói chi đến đau khổ của muôn loài. Con Người ấy, trong tuổi thiếu niên phủ đầy nhung lụa, chỉ một lần chứng kiến cảnh tượng đấu tranh sinh tồn quyết liệt, tàn bạo trên một cánh đồng, giữa các sinh vật chim, cá bé bỏng, cho đến con người và tạo vật, đã không ngớt trầm tư về ý nghĩa sống chết của mọi loài chúng sinh. Rồi một lúc khác, trong tuổi thanh niên cường tráng, chỉ một thoáng chứng kiến một con người già yếu, một con người tật bệnh, và một con người đã chết, giữa vô số thần dân đang chào mừng vị Nhân chủ tương lai của mình trong cảnh tượng huy hoàng; chỉ một thoáng ấy, với tâm đại bi vô lượng, đã xúc cảm trước vô biên khổ lụy nhân sinh. Từ đó quyết chí tầm cầu ý nghĩa đích thực của sinh-lão-bệnh-tử. Rồi trong một đêm tối, giữa giấc ngủ êm đềm của cung điện, vị Hoàng đế tương lai quyết chí từ bỏ tất cả, cưỡi con tuấn mã âm thầm vượt thành, để lại đằng sau biết bao hy vọng của thần dân, và của thân quyến quý tộc quyền uy.

Con Người ấy, sau khi tuyên bố đã giác ngộ, hiểu rõ ý nghĩa khổ lụy nhân sinh, đã khám phá con đường dẫn đến cứu cánh diệt khổ. Sự công bố giáo lý diệt khổ ấy dù được công nhận phổ biến hay không bởi các cộng đồng văn minh dị diệt, nhưng sự thực lịch sử được thấy rõ: ngôn ngữ và hành vi của Con Người tự tuyên bố đã Giác ngộ ấy, trải dài trên 25 thế kỷ trong một vòng tròn Á châu rộng lớn, chưa hề dẫn đến hận thù, khiêu khích đấu tranh, bạo hành cách mạng, xứng đáng là biểu tượng cho hy vọng hòa bình, bao dung và nhân ái trong một thế giới có nguy cơ hủy diệt bởi hận thù tranh chấp từ các cộng đồng dân tộc, bởi mâu thuẫn giáo điều không thể bao dung giữa các tôn giáo, nhất là từ những tham vọng bá chủ thế giới của các cường quốc tự nhận văn minh thịnh vượng hàng đầu trong thế giới.

Điều có ý nghĩa là các nguyên thủ quốc gia, trong đó chỉ một số nhỏ là quốc gia có truyền thống Phật giáo, tất cả đồng thanh nghị quyết chọn ngày Phật đản làm ngày lễ Liên hiệp quốc, như là ngày khát vọng hòa bình của nhân loại. Sau nghị quyết ấy, lễ kỷ niệm Phật đản được tổ chức tại văn phòng Tổng thư ký Liên hiệp quốc từ năm 2000, cho đến năm 2004 về sau do chính phủ Hoàng gia Thái lan đăng ký tổ chức, và năm 2008 do chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam đăng ký tổ chức.

Trong các đại lễ kỷ niệm ấy, giáo nghĩa về hòa bình của Đức Thích Tôn được tuyên dương trong các hội trường, và cũng chỉ tồn tại trong các bản văn được công bố từ các hội trường. Đó là chưa nói đến ẩn ý sau các bản văn tuyên dương, với ý hướng nâng cao vị thế của quốc gia hay chính thể của mình trong sứ mạng đấu tranh cho hòa bình thế giới, hoặc để thanh minh chính sách tự do tôn giáo của chính thể mình trước nghi kỵ của một số quốc gia cần có quan hệ thân hữu, trong môi trường đấu tranh quyền lực khốc liệt của thế giới.

Trong thời kỳ đang diễn ra những trận chiến đẫm máu giữa các quốc gia tranh quyền bá chủ, đại diện chính phủ của một quốc gia Phật giáo có thể đề nghị biện pháp hòa giải xung đột dẫn lời Đức Phật, về từ bi, như là giải pháp tốt đẹp nhất. Nhưng làm thế nào để cải hóa một nhân vật đầy quyền lực, đầy tham vọng khó thỏa mãn trở thành con người từ ái bao dung? Không một đề nghị thực hành cụ thể nào ngoài những tán dương dẫn Phật ngôn một cách sáo rỗng.

Phật tử chân chính tự hỏi, trong số vô lượng pháp môn mà Đức Phật đã tuyên thuyết để đối trị vô lượng phiền não ô nhiễm của chúng sanh, hiện không có pháp môn nào khả dĩ tu tập một cách chánh hành, như lý để phát huy tâm từ quảng đại, chứ không chỉ là thiện bẩm sinh, hiền lành như một con nai, và chỉ chừng ấy chứ không thể lớn hơn? Câu trả lời: có thể. Đức Phật được xưng tán như là Đại y Vương, như một y sĩ thiện xảo, chẩn đoán chính xác nguyên nhân căn bệnh và bốc thuốc đúng bệnh thích hợp với thể chất, với cơ địa tâm địa, nhưng bệnh nhân phải uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian chỉ định, hay tự dung nạp thuốc theo kiến thức y học tai hại của mình.

Người học Phật, tu Phật cũng thế. Trong thế giới nhiễu nhương, bởi những thông tin nhiễu loạn, từ những nguồn nhận thức điên đảo bởi khát vọng sinh tồn mù quáng, dẫn đến tà chánh khó phân, Phật với Ma khó biệt, thế thì cứu cánh giải thoát và giác ngộ được hướng đến chỉ mơ hồ như ảo ảnh, thậm chí là quái tượng, trong sa mạc.

Phật tử Việt nam có thể tự hào với lịch sử dân tộc và đạo pháp đồng hành trong suốt hai nghìn năm, niềm tự hào ấy chỉ để thỏa mãn, tự mãn, tự nhận ta là đệ tử kế thừa xứng đáng. Nhưng niềm tự hào ấy không đủ căn và lực để cải thiện tự tâm, để nâng cao phẩm chất đạo đức và trí tuệ, để vững bước trên Thánh đạo, không nhầm lẫn giá trị thế tục với Thánh đạo.

Kể từ mùa Pháp nạn Quý mão đau thương, máu của các Oanh vũ Phật tử bé bỏng đã đổ xuống vì tham vọng ngông cuồng của quyền lực thế tục và từ đêm hôm ấy, ngọn lửa BI HÙNG của Tăng-Ni Phật tử lần lượt bùng lên, tự đốt cháy thân mình để tự soi sáng mình bước đi trên Thánh đạo trong đời này và vô tận đời sau, để cúng dường cho sự tồn tại của Chánh Pháp rạng ngời trên Quê hương, soi tỏ bước đi của Dân tộc trong dòng tiến hóa vinh quang đầy bao dung và nhân ái.

Phật đản năm nay, sau ngày Pháp nạn Quý mão, trải qua 60 năm của một chu kỳ Hoa giáp, một vận hội thiên diễn trong truyền thống lịch pháp phương Đông, Đông Á, kể từ ngày Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất được thiết lập, ghi dấu một giai đoạn lịch sử truyền thừa, định hướng phát triển và tự đảm nhận sứ mệnh trong sự nghiệp chung của dân tộc, phát huy truyền thống bao dung nhân ái trong sự nghiệp giáo dục, văn hóa, tiến bộ xã hội; dù khiêm tốn nhưng cũng đã thành tựu được số nhỏ trong khoảng 10 năm của một đất nước đang bị tàn phá bởi cuộc chiến huynh đệ tương tàn; và nói chung, Phật giáo Việt nam đã làm được gì sau trên 50 năm hòa bình mà hận thù phân hóa dân tộc chưa được hóa giải?

Dưới những áp bức của các thế lực vô minh đang đè nặng lên tầng lớp quần chúng khốn cùng trong cơn đại dịch, đốm lửa tình tự dân tộc đã âm thầm sưởi ấm đồng bào trong những ngày cùng khốn, chia sẻ nhau từng đấu gạo từng bó rau để vượt qua tai họa rập rình bên bờ vực sống chết, không nương tựa nơi nào khác ngoài sự nương tựa chính mình và anh em cùng khốn như mình.

Để cúng dường Phật đản Quý mão, sau 60 năm Pháp nạn Quý mão, người con Phật tự mình tu dưỡng, để từ đốm lửa tình tự dân tộc ấy thắp sáng lên thành ngọn đuốc sáng cho chính mình và cho mọi người chung quanh, kiên cố Bồ-đề tâm, thắng tiến Bồ-đề nguyện và Bồ-đề hành, vững bước trên Thánh đạo tiến đến cứu cánh giải thoát và giác ngộ cho mình và cho nhiều người.

Kính lễ Đấng Tam giới Chí tôn, Tứ sanh Từ phụ,
Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Phật đản 2567,
Phật Ân tự, mồng tám tháng Tư năm Quý mão
Thừa ủy nhiệm
Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương,
Chánh Thư Ký
Viện Tăng Thống
(Bản PDF có ấn ký)

                       Thiện Thệ Tử Thích Tuệ Sỹ

Nguồn: Hội Đồng Hoằng Pháp


Saturday, May 15, 2021

Thích Tuệ Sỹ: Thông bạch thỉnh cử Hội đồng Hoằng pháp – Viện Tăng Thống

 TueSy 12

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
Văn Phòng Viện Tăng Thống
Phật lịch: 2564
Số: 10/VTT/VP

Thông bạch 

 

Kính gởi:

Chư Tôn Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương GHPGVNTN tại các Châu lục;
Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng-già nhị bộ;
cùng bốn chúng đệ tử, xuất gia và tại gia.

Nhận xét rằng,

Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền thông, không cần qua trung gian các giáo sĩ, trong các Thánh lễ phụng tự. Khi mà trẻ nhỏ, lên năm lên bảy, có thể biết rõ trên sao Hỏa có gì, lên tám lên mười, có thể biết rõ tuổi nào được tính là thế hệ X, thế hệ Y, thế hệ Z, và cá tính của các thế hệ này là gì, và tuổi nào sẽ là thế hệ Alpha. Các nhà kinh tế học, các chủ doanh nghiệp sản xuất, đang nghiên cứu sản phẩm nào thích hợp cho thế hệ này, thế hệ kia, hiện tại và tương lai.

Trong một bối cảnh xã hội có thể diễn ra, tám muôn bốn nghìn pháp uẩn mà Đức Thế Tôn đã truyền dạy cần được diễn giải như thế nào, bằng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại như thế nào, để các thế hệ tương lai có thể tiếp thu và hành trì một cách có hiệu quả, vì lợi ích và an lạc của các cộng đồng dân tộc, trong một thế giới hòa bình, bao dung và nhân ái.

Với sứ mạng hoằng dương Chánh pháp, Chư tôn Trưởng lão lãnh đạo GHPGVNTN tại các châu lục, ngày 20/4/2021, cùng hội họp qua mạng trực tuyến viễn liên, với sự tán trợ của Viện Tăng Thống theo di chúc của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, đồng thanh quyết định thiết lập Hội đồng Hoằng pháp GHPGVNTN, y cứ trên hai nguyên tắc khế lý và khế cơ.

  1. Về khế lý: Thành lập Ban phiên dịch & trước tác, tiếp nối sự nghiệp phiên dịch Thánh điển của Hội đồng Phiên dịch Tam tạng dưới sự chỉ đạo của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, được tổ chức qua hội thảo của Chư tôn Trưởng lão tại Viện Đại học Vạn Hạnh, ngày 20 – 22/10/1973 (tham khảo tài liệu đính kèm). Do hoàn cảnh chiến tranh và những chướng ngại bởi ngoại duyên, Phật sự trọng đại này bị gián đoạn. Trong tình trạng hiện tại, Việt Nam chưa có một bộ Tam tạng Việt ngữ chuẩn mực, làm sở y cho bốn chúng đệ tử tu học, đồng thời giúp các học giả, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học, văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội, v.v…, bằng ngôn ngữ, văn cú chuẩn mực hàn lâm qua bản dịch Việt ngữ, có thể tìm thấy những tinh hoa giáo nghĩa, gợi cảm hứng cho công trình nghiên cứu của mình, từ đó có thể để khởi những giá trị nhân sinh và đề xuất những giải pháp khả thi cho trật tự và tiến bộ của dân tộc, và đóng góp cho sự thăng tiến xã hội trong các cộng đồng dân tộc trong một thế giới hòa bình, an lạc.
  2. Về khế cơ: Thành lập a. Ban Truyền bá giáo lý (Giảng sư và Giáo thọ) b. Ban Báo chí & Xuất bảnc. Ban Bảo trợ. Các ban này, cùng với sự đóng góp của các Cư sĩ, có phận sự nghiên cứu tập quán và xu hướng tư duy của các thành phần xã hội thay đổi do ảnh hưởng bởi các biện pháp chống dịch, đồng thời đề xuất các phương tiện truyền thông, các kỹ thuật hiện đại thích hợp để quảng diễn, phổ biến sâu rộng tinh hoa giáo nghĩa trong các cộng đồng dân tộc đa dạng về truyền thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, bản sắc dân tộc; dễ tiếp thu, và dễ hành trì, vì lợi ích và an lạc của mỗi cá nhân, vì thăng tiến của các cộng đồng xã hội.

Ngày 03/05/2021, HT Thích Như Điển, phụng hành ý chỉ của Chư tôn Trưởng lão qua cuộc họp viễn liên đã dẫn trên, gởi văn thư đến Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, và chư Đạo Hữu, Thiện hữu tri thức, mời họp để thảo luận các vấn đề kiện toàn cơ cấu tổ chức, định hướng sinh hoạt.

Ngày 08/05/2021 lúc 08:50PM, tính theo giờ California, Mỹ, gồm Chư Tôn đức Tăng Ni và các cư sĩ tại các châu lục: Canada, Hoa Kỳ, châu Âu, châu Úc-Tân-Tây-lan, một số vị vắng mặt vì bệnh duyên, và các duyên sự khác, đồng tham dự phiên họp đặc biệt trực tuyến để thảo luận các vấn đề như đã được đề xuất trong thư mời. (Biên bản đính kèm).

Buổi họp kết thúc lúc 11:26PM ngày 08/05/2021 giờ California, Hoa Kỳ nhằm 8:26 AM ngày 9 tháng 5 năm 2021 giờ Âu Châu. Hội nghị đã đồng thanh thỉnh cử:

I. Hội Đồng Chứng Minh Tăng-già Hoằng Pháp: Hoa Kỳ: Trưởng lão HT Thích Thắng Hoan, HT Thích Tín Nghĩa, HT Thích Nguyên Trí. 2. Châu Âu: HT Thích Tánh Thiệt. 3. Châu Úc Tân-Tây-lan: Trưởng lão HT Thích Huyền Tôn, HT Thích Bảo Lạc. Việt Nam: HT Thích Tuệ Sỹ.

II. Hội Đồng Hoằng Pháp: Cố vấn Chỉ Đạo HT Thích Tuệ Sỹ; Chánh Thư ký HT Thích Như Điển, Phó Thư ký HT Thích Nguyên Siêu.

Các Ban:

  1. Ban Phiên dịch & Trước tác: Trưởng ban HT Thích Tuệ Sỹ, Phó ban HT Thích Thiện Quang (Canada); Phụ tá: TT Như Tú (Thụy Sĩ), ĐĐ Hạnh Giới (Đức), Sư Bà Thích Nữ Giới Châu (Hoa kỳ), NS Thích Nữ Diệu Trạm (Pháp), Sư Cô Thích Nữ Giác Anh (Úc châu).
  2. Ban Truyền bá Giáo lý: Cố vấn: Trưởng lão HT Thích Thắng Hoan. Phó ban: HT Thích Thái Siêu (Hoa Kỳ). Phụ tá: TT Thích Tuệ Uyển (Hoa Kỳ). Thư ký TT Hạnh Tấn (Đức).
  3. Ban Báo chí & Xuất bản: Trưởng ban: TT Thích Nguyên Tạng (Úc châu). Phó ban: TT Thích Hạnh Tuệ (Hoa Kỳ), Cư sĩ Tâm Quang (Hoa Kỳ). Thư ký: Cư sĩ Tâm Thường Định (Hoa Kỳ).
  4. Ban Bảo trợ: Trưởng ban: TT Thích Tâm Hòa (Canada). Phó ban Úc châu: TT Thích Tâm Phương; Phó ban Âu châu: TT Thích Quảng Đạo (Pháp); Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước (Đức); Phó ban châu Mỹ: Ni Sư Thích Nữ Nguyên Thiện (Hoa Kỳ), Ni Sư Thích Nữ Đức Nghiêm (Canada)

Phật sự trọng đại này không thể đảm trách chỉ bởi một cá nhân, hay một hội đoàn riêng lẻ, mà phải là sự nghiệp chung của bốn chúng đệ tử. Vì lợi ích an lạc và cứu cánh giải thoát của mỗi cá nhân, tự mình học hỏi, thông hiểu giáo lý, tự mình tu luyện bản thân, và đồng thời trao truyền những ích lợi thiết thực mà bản thân đã thể nghiệm qua quá trình tu học, vì lợi ích và an lạc của nhiều người, của các cộng đồng dân tộc và xã hội.

Do vậy,

Từ Văn phòng Viện Tăng Thống, tuy chỉ tồn tại trên danh nghĩa, trong phận sự bảo trì ấn tín của Viện Tăng Thống, kế thừa tâm nguyện của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống qua phú chúc di ngôn của Ngài trước ngày thị tịch; chúng tôi trên nương tựa uy đức Tăng già và đạo lực gia trì của Chư tôn Trưởng lão, kính gởi đến Chư tôn Hòa Thượng, Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng-già nhị bộ, cùng tất cả bốn chúng đệ tử, tâm nguyện Bồ-đề được thể hiện qua các kỳ họp đã nêu, ước mong tất cả bằng Bồ-đề nguyện và Bồ-đề hành, bằng đức lực, trí lực, và tài lực, với hằng tâm và hằng sản, đồng tâm nhất trí góp phần công đức vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh mà Chư Thánh Đệ tử, Lịch đại Tổ sư, bằng hùng lực và trí tuệ, bằng từ bi và nhẫn nhục, khoan dung, trải qua vô vàn gian nan chướng duyên trở ngại, đã mang ngọn đèn chánh pháp đến những nơi tăm tối, cho những ai có mắt để thấy, dựng dậy những gì đã sụp đổ, dựng đứng những gì đang nghiêng ngả.

Ngưỡng vọng Chư tôn Trưởng lão, Chư Hòa Thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng-già nhị bộ, cùng tất cả bốn chúng đệ tử, chứng tri và liễu tri.

Nam-mô Công Đức Lâm Bồ-tát.

Phật lịch 2564, năm Tân Sửu;
Ngày 10 tháng 05 năm 2021
Bỉnh Pháp Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ


Friday, February 26, 2021

Tuệ Sỹ: TÂM SỰ ĐẦU NĂM

 TÂM SỰ ĐẦU NĂM

1

社稷兩回勞石馬
山河千古奠金甌

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
                                   Hoàng đế Trần nhân Tông

Những ngày vui Xuân trong nỗi lo đại dịch cũng đã qua nhanh; tuần lễ kỳ an cho một năm mới cũng vừa hoàn mãn. Nhịp sống bình thường bắt đầu trở lại, cùng với những hy vọng và ưu tư trong một năm mới.

Trong lúc đất nước vừa qua khỏi hai tai kiếp lớn trong năm, thiên tai và đại dịch; cả nước đang vui mừng chuẩn bị đón những ngày Xuân đầy hứa hẹn, bỗng chốc bóng đen đe dọa của loại vi khuẩn chủng mới vừa phát hiện, các biện pháp giản cách xã hội lại được tuân thủ triệt để, và những ngày vui Xuân sum họp gia đình lại trôi qua trong khoắc khoải, ưu tư.

Cho đến hôm nay, ngày Rằm tháng Giêng âm lịch, các đàn tràng Dược Sư trong nhiều tự viện cũng vừa hoàn mãn, cùng lúc cơn lốc hoành hành của đại dịch cũng đang được chặn đứng. Niềm vui trong tình cảm tự hào dân tộc, trong truyền thống thương yêu, liên đới trách nhiệm, cùng hòa hiệp trong cộng đồng phấn đấu khắc phục tai họa đang làm điên đảo thế giới.

Niềm vui và hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn, trong đó vẫn còn vương vấn nỗi buồn khắc khoải bởi hận thù nghi kỵ hơn nửa thế kỷ đã trôi qua sau cuộc chiến dai dẳng huynh đệ tương tàn, mà một thời chấn động lương tâm nhân loại.

Thảm họa chết chóc bởi bom đạn vô tình đã không làm nhụt chí tình tự dân tộc; nhưng ám ảnh không nguôi về một tương lai bấp bênh đè nặng bởi bóng tối của hận thù, nghi kỵ, bởi tham vọng quyền lực, tham ô tài vật, trong một xã hội bất an, đạo đức băng hoại, những mỹ từ nâng cao phẩm giá con người nghe ra phảng phất như là ngôn từ sáo rỗng trên các bảng hiệu quảng cáo sản phẩm rẻ tiền.

Dù vậy, trong tận cùng tâm khảm của đồng bào vẫn âm thầm trôi chảy dòng tâm thức thấm nhuần đức tính từ bi, nhân ái, giữ vững khí tiết của một dân tộc qua nhiều thế hệ.

Thủa xưa, trong khi cả nước, từ Quân vương cho đến sĩ tốt, từ lão ông cho đến thiếu niên, xuất phát từ Hội nghị Diên Hồng, giữ vững ý chí kiên cường bất khuất trước thế lực hùng mạnh đang dẫm nát thế giới dưới vó ngựa chinh phục; bấy giờ một số kẻ hèn nhát, mãi quốc cầu vinh, đã phản bội mà theo giặc. Cho đến ngày chiến thắng, triều thần trình lên Vua danh sách những kẻ phản bội để bị xử trị đích đáng. Nhưng Vua truyền lệnh đốt hết mà không hề xem đến. Đất nước đang cần sự hòa hiệp đồng tâm nhất trí của toàn dân để xây dựng lại những gì đổ vỡ do chiến tranh. Hãy quên đi những lỗi lầm lớn nhỏ của bên này hay bên kia, ứng xử với nhau bằng khoan dung, tha thứ, không nhìn nhau bằng đôi mắt hoài nghi, phẩm chất đạo đức quân vương ấy khơi nguồn dòng suối nuôi dưỡng khí phách của dân tộc này, dù cho thế lực tham tàn hung bạo như thế nào cũng chưa hề, và cũng sẽ không bao giờ làm cho cạn kiệt:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sống muôn thủa vững âu vàng.
                             (Trần Trọng Kinh dịch)

TueSy 12a

2

人生識字多憂患
Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn
Người đời, càng hay chữ càng nhiều lo nghĩ.
                                   Nguyễn Trãi

Cuối 2019, đại dịch vùng vỡ, cùng với thiên tai do biến đổi khí hậu hoành hành, cho đến cao điểm tháng 8/2020, các định chế dân chủ phương Tây từng là chuẩn mực cho những giá trị nhân quyền và dân chủ bắt đầu bộc lộ những khuyết điểm dẫn đến phân hóa xã hội, phân biệt chủng tộc, xung đột tôn giáo, đã là nhân tố cho sự bành trướng của chủ nghĩa dân túy mà các chính khách không từ thủ đoạn dối trá mị dân để nắm lấy quyền lực, và tham vọng bành trướng của chủ nghĩa bá quyền đang hoạch định sách lược phân chia quyền lực thống trị thế giới.

Trong bối cảnh sôi động và hỗn loạn đó, các y bác sỹ đã quên mình chiến đấu với kẻ thù vô hình vì sự sống của đồng loại; các nhà khoa học căng thẳng với những bài toán khí hậu cho một quả đất an toàn; các nhà văn hóa, giáo dục, tổng hợp tất cả dữ liệu được quan sát và thu thập từ những biến đổi trong thiên nhiên cho đến những biến động trong các cộng đồng xã hội, âm thầm nghiên cứu bối cảnh xã hội trong thời hậu đại dịch chuẩn bị sẵn sàng, trong khả năng có thể, phương pháp luận tư duy và quan sát cho thế hệ tiếp nối sẽ bằng tự năng lực mà tự định hướng cho một chu kỳ tiến hóa trên một điểm cao trong vòng tròn xoắn ốc.

Những ngày gần đây, từ các phương tiện truyền thông, xuất hiện một số từ ngữ mang tính sử quan và dự trắc. Các nhà giáo dục, các nhà khoa học, kinh tế học, các nhà hoạt động vì môi trường, các nhà vận động nhân quyền, bảo vệ phẩm giá của con người, cho đến các nhà doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ, thường xuyên nêu câu hỏi: chúng ta sẽ làm gì cho “thế hệ thứ bảy”, thế hệ con cháu trong một xã hội “thất thế đồng cư”, từ ông Sơ, ông Cố cho đến cháu chắt cùng chung gia tộc, cùng sống chung trong một bối cảnh xã hội, cùng tiêu thụ chung những sản phẩm bởi kỹ thuật tân tiến nhất, và khổ quả thật là bất hạnh, cùng xung đột gay gắt về nhân sinh quan, thế giới quan.

Những biến cố thiên nhiên và xã hội không xảy ngẫu nhiên hay đột biến, như Dịch kinh đã nói “…phi nhất triều nhất tịch chi cố; kỳ do lại tiệm hỷ”, không phải là duyên cớ chỉ trong một sớm một chiều, mà nguyên do phát triển lần hồi từ lâu xa.

Cuối những thập niên thế kỷ trước, một phương pháp sử học được áp dụng để giải thích những biến thiên xã hội, “lý thuyết thế hệ.” (theory of generations). Nó đặc biệt được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để khảo sát xã hội Mỹ và Úc châu như là chuẩn mực cho các xã hội khác áp dụng trong những bối cảnh khác nhau.

Tầng lớp lãnh đạo chính trường Mỹ hiện tại vào lứa tuổi xế chiều của đời mình đều là những nhân vật thuộc “Thế hệ Tăng vọt” (Boom Generation), con đẻ của những chiến binh G.I trở về từ các chiến trường Thế chiến II, sinh sau ngày hòa bình, tính cho đến 1960, và đến tuổi vào đời khi mà chiến tranh Việt Nam leo thang đến hồi quyết định bằng cuộc tấn công Mậu thân 1968. Tuổi vào đời của họ đã làm kinh hoàng thế giới, đã làm thay đổi cục diện chiến tranh Việt Nam; và vào tuổi cuối đời, họ cũng đang làm điên đảo thế giới.

Thế hệ con cái của họ, Thế hệ X (Generation X), sơ sinh xấp xỉ trong khoảng 1976-1981, lớn lên trong sự phồn vinh, phát triển cao độ của chủ nghĩa tư bản; khi đến tuổi thành nhân, họ chứng kiến sự sụp đổ của khối Cộng sản châu Âu, và trong tuổi trưởng thành họ đã đưa một người da đen lên làm Tổng Thống quyền lực nhất hành tinh, làm nức lòng những sắc dân nhược tiểu, và nước Mỹ trở thành biểu tượng của những giá trị dân chủ và nhân quyền được hiểu theo truyền thống tư duy tôn giáo và triết học phương Tây. Nhưng trong đó, càng lúc càng bộc lộ mâu thuẫn gay gắt của “bảy thế hệ đồng cư”; xung đột thế hệ cha và con thành hai thái cực gần như thù địch mà xem ra tưởng chừng chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực. Và nó đã dọa sẽ xảy ra như vậy.

Xung đột lan sang thế hệ cháu của họ, Thế hệ Y (Generation Y), sơ sinh xấp xỉ sau 1996. Thế giới đã một phen sửng sốt một cách thích thú khi mục kích một cô bé 15 tuổi, Greta Thunberg, từ Thụy điển, năm 2018, đứng trước Hội nghị Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (The 2018 United Nations Climate Change Conference), dõng dạc tuyên bố trước những chính khách đang nắm vận mệnh của hằng tỉ con người trên quả đất: “Các Ông đã lừa dối chúng tôi. Nhưng thế hệ trẻ chúng tôi hiểu rõ sự phản bội của các ông. Những cặp mắt của tất cả thế hệ tương lai đang nhìn vào các Ông. Và nếu các Ông tìm cách lừa dối chúng tôi, tôi nói với các Ông rằng chúng tôi không bao giờ tha thứ cho các Ông.”

Thế rồi, từ Djakata cho đến New York, hàng hàng lớp lớp thiếu nhi và thiếu niên từ các lớp Tiểu học và Trung học rời sân trường, bước ra đường phố, kêu gọi Ông và Cha của chúng chịu trách nhiệm với những gì đã làm, để lại hậu quả tồi tệ cho các thế tương lai phải gánh chịu.

Rồi thế hệ này đang trưởng thành, và chúng có chăng sẽ gây hậu quả với những vấn đề biến đổi khí hậu và biến thiên xã hội, như thế hệ ông-cha đã làm? Chu kỳ lịch sử sẽ quay trong một vòng tròn khép kín, hay trong một vòng xoáy xoắn ốc?

Thế hệ tiếp theo, được gọi tên là Thế hệ Alpha. Các nhà nghiên cứu hàn lâm đang thu thập và tổng hợp các dữ liệu để dự trắc Thế hệ Alpha này sẽ suy nghĩ như thế nào, làm việc ra sao, và tiêu thụ theo thị hiếu gì? Cùng lúc, các nhà doanh nghiệp sản xuất cũng dự đoán thị hiếu tiêu thụ của thế hệ này để cung cấp những sản phẩm mang lại lợi nhuận tối ưu.

Các nhà truyền giáo, các lãnh đạo tôn giáo, cũng đang thương nghị về đức tin của tín hữu sau thời đại dịch. Trong ác mộng bởi đại dịch hoành hành, khi mà các nhà khoa học không còn được tin tưởng, một số đông tín đồ tôn giáo trước do bị chi phối bởi xã hội tiêu thụ nên tỏ ra thờ ơ với các lễ nghi cầu nguyện, nay quay về với Đấng Tối Cao của họ, cầu nguyện ân sủng để được bảo vệ. Thế nhưng, tín tâm theo giải pháp tình thế ấy có thể bền vững không, và những biện pháp ứng phó đại dịch có trở thành tập quán sinh hoạt trong thời hậu đại dịch hay không? Hiểu biết để tồn tại, đó là quy luật tồn tại cho mọi sinh vật, không riêng gì loài người.

Và ở đây, chúng ta, các đệ tử Phật, từ những kinh nghiệm ứng phó đại dịch, dự hướng về các thế hệ tương lai, cần học những gì, tư duy như thế nào, tu tập pháp môn nào, từ Tam tạng Thánh điển y chỉ nguyên tắc khế lý và khế cơ, để có thể bằng kinh nghiệm thực học, thực tu và thực chứng, trao truyền, hướng dân các thế hệ hậu bối vững vàng trong Chánh đạo.

Khi được thỉnh vấn và khả năng Chánh pháp diệt tận, Đức Thế Tôn trả lời Tôn giả Ca-diếp: Chiếc thuyền ra khơi chất đầy hàng hóa; nó không chìm vì sóng nước, giông bão, mà chìm vì chính trọng tải của nó.

Trước khi nhập Đại Niết-bàn, Thế Tôn di giáo: Các hành vô thường, các ngươi hãy không ngừng tinh tấn.

Lời cầu nguyện đầu năm: cầu nguyện cho bốn chúng đệ tử có đầy đủ nghị lực tinh tấn để khắc phục mọi chướng ngại, cùng hòa hiệp đồng tu trong Chánh pháp, vì sự tăng ích và an lạc cho chính mình và cho nhiều người, trong đời này và trong nhiều đời sau.

Đêm Trăng tròn, tháng Giêng Tân sửu, PL. 2564.
Tuệ Sỹ


Nguồn: Thư Viện Phật Việt 

https://thuvienphatviet.com/thich-tue-sy-tam-su-dau-nam/