San Jose: Mời Dự Ra Mắt CD Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời
WESTMINSTER (VB) – Buổi văn nghệ ra mắt CD Thiên Ca Hoa Bay Khắp Trời tại San Jose vào ngày 24/9/2016 chắc chắn sẽ thành công, đó là nhận định của Luật sư Nguyễn Tâm, nghị viên của San Jose, hôm cuối tuần khi xuống thăm Nam California.
Bản thân LS Nguyễn Tâm là một nhạc sĩ du ca nổi tiếng và cũng từng là chủ bút một tuần báo vùng Bắc Cali, ông phân tích về những khía cạnh nghệ thuật âm nhạc và thi ca, đồng thời về yếu tố truyền thông trong khu vực San Jose và vùng phụ cận.
Trong vòng mấy ngày trước dịp Lễ Lao Động, LS Nguyễn Tâm đã viếng tang và dự lễ tiễn đưa cố Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, đã thăm thân hữu một số vị dân cử trong vùng Quận Cam để tìm hiểu về lá phiếu cử tri gốc Việt và gốc Á trong các cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 11/2016, đã thăm hỏi các nhạc sĩ – trong đó có Trần Chí Phúc, Ngọc Trọng… -- và quan sát một số sinh hoạt cư dân Việt Quận Cam.
Ông cho biết, CD Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời gồm 10 bài thơ của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải do nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ thành 10 ca khúc là món quà hiếm có và xuất sắc về nghệ thuật, và ông đã suy nghĩ từ năm ngoái tới việc giúp tổ chức buổi ra mắt trên vùng San Jose, và bây giờ mới thấy mọi chuyện diễn tiến như ý: buổi ra mắt sẽ thực hiện vào ngày 24/9/2016 tại hội trường Franklin McKinley School District ở San Jose.
LS Nguyễn Tâm nói rằng các ca sĩ Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, Phương Thúy là tuyệt hảo để hát Thiền Ca. Ông và Trần Chí Phúc phân tích rằng trong đó, có những giọng ca mang tầm vóc toàn cầu về thanh nhạc Việt Nam, nhưng vì thuộc thế hệ trẻ nên chưa có cơ hội vang danh.
Nghị viên Nguyễn Tâm đã gặp 2 nhạc sĩ Trần Chí Phúc và Ngọc Trọng, nghe về khuynh hướng âm nhạc Việt hiện nay.
Ông nói rằng ông kinh ngạc tuyệt vời khi nghe nhà thơ Phan Tấn Hải giải thích về cái nhìn của Đức Phật về âm nhạc, đặc biệt về sự tích trong Kinh Tạng Pali, khi Đức Phật trình diễn chơi đàn 7 dây, rồi Đức Phật bứt 1 dây còn 6 dây, tiếng nhạc cũng tuyệt vời, rồi bứt còn 5 dây, nhạc vẫn tuyệt vời… cho tới khi bứt hết 7 dây, tiếng nhạc của cây đàn không dây vẫn tuyệt vời.
Nhà thơ Phan Tấn Hải, cũng là Cư sĩ Nguyên Giác, nói rằng Kinh Tạng Pali đã nói lên diệu nghĩa của Thiền Tông, nhưng không phải ai cũng nhận ra, vì chỉ có nhạc sĩ mới nhận ra tiếng nhạc, và chỉ có người trong nhà Thiền mới nhận ra ý Thiền – bởi vì, theo lời cư sĩ, những tháng năm ngồi tịch lặng của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma tại một đỉnh núi Trung Hoa thực ra là tiếng vọng tịch lặng chứa đựng tinh hoa của các trang Kinh Pali và Kinh Sanskrit.
Phan Tấn Hải cho biết, bài nói chuyện của ông vào ngày 24/9/2016 sắp tới ở hội trường Franklin McKinley School District ở San Jose, sẽ nói về Thiền Tông và Thi Ca, về nghệ thuật đàn của Đức Phật và ý nghĩa giải thoát đã nằm sẵn trong tánh bất nhị giữa "ngôn và vô ngôn" và giữa "thanh và vô thanh," dẫn theo Kinh Tạng Pali.
Được biết, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã viết khoảng 70 ca khúc trong hơn 30 năm với chủ đề vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, tình yêu, thời sự đấu tranh. Những bản Xác Em Nay Ở Phương Nào, Sài Gòn Em Ở Đó, Chiều Winnipeg, Sài Gòn Một Thoáng 40 Năm, Mùa Thu Đến Rồi Đó Em, Chiều San Francisco… với dòng nhạc đa dạng và dễ nghe.
Và từ Đại Lễ Phật Đản năm 2015, Trần Chí Phúc đi vào chủ đề Thiền Ca và Phật Giáo với lời thơ của Phan Tấn Hải.
Mười ca khúc trong Hoa Bay Khắp Trời là Dâng Hoa Cúng Phật, Chờ Em Bên Sông, Mời Em Vào Cõi Bất Sinh, Hoa Bay Khắp Trời, Rồi Mẹ Như Sương, Lắng Nghe Hơi Thở, Quán Thế Âm, Bát Chánh Đạo, Niệm Phật, Phật Giáo Việt Nam Lên Đường.
Cư sĩ Huệ Tánh, một người chuyên tu Thiền Tông vùng Bắc Cali, đã nhận định trong bài viết tựa đề "Nghe 10 Ca Khúc Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời…" trong tháng 11/2015 rằng, trích:
"Bản Hoa Bay Khắp Trời lời thơ gọn, gắn bó cùng nét nhạc, nghe tự nhiên không thấy dấu vết của phổ thơ. Ngày xưa Đức Phật thành đạo, thay vì nhập Niết Bàn thì ngài ở lại trần thế 49 năm để thuyết pháp. Mỗi lần Ngài thuyết pháp xong là chư thiên rải hoa bay đầy trời để tán thán công đức. Ý tưởng này đi vào câu thơ Phan Tấn Hải: "Thương ơi ba cõi, bè pháp cứu người, qua sông còn gọi, hoa bay khắp trời". Qua sông nghĩa là đã giác ngộ nhưng vẫn còn gọi tức là giảng pháp và hình ảnh hoa bay khắp trời thật tuyệt vời.
Đề tài Quán Thế Âm Bồ Tát được nhiều thi nhạc sĩ dùng, nhưng lời thơ Phan Tấn Hải có nét mới. Ngoài việc cầu nguyện Ngài cứu khổ cứu nạn thì Quán Thế Âm Bồ Tát còn hiện ra vô lượng thân để tùy cơ cứu chúng sanh, để đưa người qua bên kia sông tức là giác ngộ giải thoát. Niệm tên Ngài thì gông xiềng đứt hết, biển sóng không chìm, gậy đao tự gãy; nên hiểu nghĩa bóng ở đây, gông xiềng tức là những phiền não, biển sóng là những dục vọng, gậy đao là những ám chướng u mê. Nghĩa là Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì thân tâm an lạc, thoát khỏi những đau khổ về tinh thần và từ đó sẽ bớt đau về thể xác.
Phật Giáo là tổng hợp hai mặt Niềm Tin và Trí Tuệ, niệm Quán Thế Âm để có Niềm Tin nhưng đồng thời hiểu rằng trong khi niệm tên ngài tâm thức được giải thoát và Trí Tuệ phát sinh.
Nét nhạc trong bản Quán Thế Âm dịu dàng, từ cung thứ chuyển sang cung trưởng cho sự phong phú và sự phấn khởi thân tâm. Đây là một ca khúc sẽ được Phật Tử ưa chuộng.
Bản Niệm Phật cũng tương tự ý nghĩa, rằng niệm thì có Niềm Tin nhưng "niệm Phật là tay niệm Phật, nâng người té ngã, dìu người qua sông", hành giả khởi tâm từ bi khi giúp đỡ tha nhân; "niệm Phật là lời niệm Phật hóa chữ thành thơ, gọi người tỉnh giác" lãng đãng chất thi ca; "niệm Phật nghe dịu dàng, từng chữ hiện rồi tan, thấy từng niệm ngời sáng, tịnh độ hóa toàn thân, hiện tâm vô lượng, Nam Mô A Di Đà Phật", kết quả ngay tức khắc khi niệm Phật là thân tâm bừng sáng, không cần phải cần tới khi lìa đời được Phật A Di Đà rước về cõi Tây Phương Cực Lạc như nhiều người vẫn tin tưởng.
Có thể nói Tịnh Độ Tông và Thiền Tông hòa lẫn vào nhau trong lời ca bản Niệm Phật. Nét nhạc lúc cung trưởng lúc cung thứ, hợp âm Đô Trưởng rồi qua La Thứ, cho dễ nghe và phong phú. Ca khúc Niệm Phật là một thành công của thi sĩ và nhạc sĩ.
Bản Lắng Nghe Hơi Thở không có nét Phật Giáo mà là nét Thiền tổng quát cho tất cả mọi người yêu thích cái gọi là Thiền trong đời sống hiện nay, không phân biệt tôn giáo. Hãy ngồi xuống dịu dàng, lắng nghe hơi thở từ đầu tới chân, để tâm bình an và không nghĩ tới quá khứ lẫn tương lai. "ngày qua không nghĩ tới, ngày sau chẳng bận tâm, lắng nghe và cảm nhận hơi thở là toàn thân".
Trong câu này thì nét nhạc từ cung trưởng chuyển sang cung thứ và lập lại lời ca lần thứ nhì nhưng dòng nhạc đổi khác cho sự phong phú và không nhàm chán. Đây là một cái khéo trong nghệ thuật phổ thơ của nhạc sĩ…."(ngưng trích)
Được biết, trong Thư Mời cho buổi Thiền Ca San Jose có nội dung:
"Kính mời tất cả đồng hương tham dự buổi ra mắt CD và tập nhạc Thiền ca
HOA BAY KHẮP TRỜI
Nhạc Trần Chí Phúc phổ thơ Phan Tấn Hải
Tại hội trường Franklin McKinley School District
645 Wool Creek Dr
San Jose, CA 95112
Lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Bảy 24-9-2016
Để thưởng thức những bài hát Thiền Ca mới với các giọng ca Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, Phương Thúy.
Để nghe nhà thơ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, chủ bút Việt Báo, sẽ nói về ThiềnTông và Thi ca.
Giới thiệu chương trình: Mai Phi Long – SBTN
Sự hiện diện của quí vị là niềm hân hạnh cho tác giả
Trân trọng
Trần Chí Phúc
(408) 646-1954
chiphuctran@yahoo.com"
Nghị viên Nguyễn Tâm trước khi lên đường về San Jose, nói rằng ông tin rằng buổi ra mắt CD và Tập Nhạc Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời là một sự kiện hy hữu.
Nhà thơ Phan Tấn Hải nói rằng trong CD là những dòng thơ đẹp nhất của đời ông, và tự thấy rằng ông không thể tự vượt chính mình nữa, sau các dòng thơ, thí dụ như trong ca khúc "Rồi Mẹ Như Sương":
Thương con trăm sông ngàn núi
Trang kinh mẹ chép cúng dường
Bốn thời sớm trưa chiều tối
Nhớ ơi nước mắt lăn dòng...
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc cho biết với các ca sĩ tài năng và thơ mộng trong chương trình ngày 24/9/2016, ông hy vọng từng nốt nhạc hát lên sẽ chở được âm vang giải thoát trên các trang Kinh Phật xưa cổ.
WESTMINSTER (VB) – Buổi văn nghệ ra mắt CD Thiên Ca Hoa Bay Khắp Trời tại San Jose vào ngày 24/9/2016 chắc chắn sẽ thành công, đó là nhận định của Luật sư Nguyễn Tâm, nghị viên của San Jose, hôm cuối tuần khi xuống thăm Nam California.
Bản thân LS Nguyễn Tâm là một nhạc sĩ du ca nổi tiếng và cũng từng là chủ bút một tuần báo vùng Bắc Cali, ông phân tích về những khía cạnh nghệ thuật âm nhạc và thi ca, đồng thời về yếu tố truyền thông trong khu vực San Jose và vùng phụ cận.
Trong vòng mấy ngày trước dịp Lễ Lao Động, LS Nguyễn Tâm đã viếng tang và dự lễ tiễn đưa cố Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, đã thăm thân hữu một số vị dân cử trong vùng Quận Cam để tìm hiểu về lá phiếu cử tri gốc Việt và gốc Á trong các cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 11/2016, đã thăm hỏi các nhạc sĩ – trong đó có Trần Chí Phúc, Ngọc Trọng… -- và quan sát một số sinh hoạt cư dân Việt Quận Cam.
Ông cho biết, CD Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời gồm 10 bài thơ của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải do nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ thành 10 ca khúc là món quà hiếm có và xuất sắc về nghệ thuật, và ông đã suy nghĩ từ năm ngoái tới việc giúp tổ chức buổi ra mắt trên vùng San Jose, và bây giờ mới thấy mọi chuyện diễn tiến như ý: buổi ra mắt sẽ thực hiện vào ngày 24/9/2016 tại hội trường Franklin McKinley School District ở San Jose.
LS Nguyễn Tâm nói rằng các ca sĩ Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, Phương Thúy là tuyệt hảo để hát Thiền Ca. Ông và Trần Chí Phúc phân tích rằng trong đó, có những giọng ca mang tầm vóc toàn cầu về thanh nhạc Việt Nam, nhưng vì thuộc thế hệ trẻ nên chưa có cơ hội vang danh.
Nghị viên Nguyễn Tâm đã gặp 2 nhạc sĩ Trần Chí Phúc và Ngọc Trọng, nghe về khuynh hướng âm nhạc Việt hiện nay.
Ông nói rằng ông kinh ngạc tuyệt vời khi nghe nhà thơ Phan Tấn Hải giải thích về cái nhìn của Đức Phật về âm nhạc, đặc biệt về sự tích trong Kinh Tạng Pali, khi Đức Phật trình diễn chơi đàn 7 dây, rồi Đức Phật bứt 1 dây còn 6 dây, tiếng nhạc cũng tuyệt vời, rồi bứt còn 5 dây, nhạc vẫn tuyệt vời… cho tới khi bứt hết 7 dây, tiếng nhạc của cây đàn không dây vẫn tuyệt vời.
Nhà thơ Phan Tấn Hải, cũng là Cư sĩ Nguyên Giác, nói rằng Kinh Tạng Pali đã nói lên diệu nghĩa của Thiền Tông, nhưng không phải ai cũng nhận ra, vì chỉ có nhạc sĩ mới nhận ra tiếng nhạc, và chỉ có người trong nhà Thiền mới nhận ra ý Thiền – bởi vì, theo lời cư sĩ, những tháng năm ngồi tịch lặng của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma tại một đỉnh núi Trung Hoa thực ra là tiếng vọng tịch lặng chứa đựng tinh hoa của các trang Kinh Pali và Kinh Sanskrit.
Phan Tấn Hải cho biết, bài nói chuyện của ông vào ngày 24/9/2016 sắp tới ở hội trường Franklin McKinley School District ở San Jose, sẽ nói về Thiền Tông và Thi Ca, về nghệ thuật đàn của Đức Phật và ý nghĩa giải thoát đã nằm sẵn trong tánh bất nhị giữa "ngôn và vô ngôn" và giữa "thanh và vô thanh," dẫn theo Kinh Tạng Pali.
Được biết, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã viết khoảng 70 ca khúc trong hơn 30 năm với chủ đề vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, tình yêu, thời sự đấu tranh. Những bản Xác Em Nay Ở Phương Nào, Sài Gòn Em Ở Đó, Chiều Winnipeg, Sài Gòn Một Thoáng 40 Năm, Mùa Thu Đến Rồi Đó Em, Chiều San Francisco… với dòng nhạc đa dạng và dễ nghe.
Và từ Đại Lễ Phật Đản năm 2015, Trần Chí Phúc đi vào chủ đề Thiền Ca và Phật Giáo với lời thơ của Phan Tấn Hải.
Mười ca khúc trong Hoa Bay Khắp Trời là Dâng Hoa Cúng Phật, Chờ Em Bên Sông, Mời Em Vào Cõi Bất Sinh, Hoa Bay Khắp Trời, Rồi Mẹ Như Sương, Lắng Nghe Hơi Thở, Quán Thế Âm, Bát Chánh Đạo, Niệm Phật, Phật Giáo Việt Nam Lên Đường.
Cư sĩ Huệ Tánh, một người chuyên tu Thiền Tông vùng Bắc Cali, đã nhận định trong bài viết tựa đề "Nghe 10 Ca Khúc Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời…" trong tháng 11/2015 rằng, trích:
"Bản Hoa Bay Khắp Trời lời thơ gọn, gắn bó cùng nét nhạc, nghe tự nhiên không thấy dấu vết của phổ thơ. Ngày xưa Đức Phật thành đạo, thay vì nhập Niết Bàn thì ngài ở lại trần thế 49 năm để thuyết pháp. Mỗi lần Ngài thuyết pháp xong là chư thiên rải hoa bay đầy trời để tán thán công đức. Ý tưởng này đi vào câu thơ Phan Tấn Hải: "Thương ơi ba cõi, bè pháp cứu người, qua sông còn gọi, hoa bay khắp trời". Qua sông nghĩa là đã giác ngộ nhưng vẫn còn gọi tức là giảng pháp và hình ảnh hoa bay khắp trời thật tuyệt vời.
Đề tài Quán Thế Âm Bồ Tát được nhiều thi nhạc sĩ dùng, nhưng lời thơ Phan Tấn Hải có nét mới. Ngoài việc cầu nguyện Ngài cứu khổ cứu nạn thì Quán Thế Âm Bồ Tát còn hiện ra vô lượng thân để tùy cơ cứu chúng sanh, để đưa người qua bên kia sông tức là giác ngộ giải thoát. Niệm tên Ngài thì gông xiềng đứt hết, biển sóng không chìm, gậy đao tự gãy; nên hiểu nghĩa bóng ở đây, gông xiềng tức là những phiền não, biển sóng là những dục vọng, gậy đao là những ám chướng u mê. Nghĩa là Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì thân tâm an lạc, thoát khỏi những đau khổ về tinh thần và từ đó sẽ bớt đau về thể xác.
Phật Giáo là tổng hợp hai mặt Niềm Tin và Trí Tuệ, niệm Quán Thế Âm để có Niềm Tin nhưng đồng thời hiểu rằng trong khi niệm tên ngài tâm thức được giải thoát và Trí Tuệ phát sinh.
Nét nhạc trong bản Quán Thế Âm dịu dàng, từ cung thứ chuyển sang cung trưởng cho sự phong phú và sự phấn khởi thân tâm. Đây là một ca khúc sẽ được Phật Tử ưa chuộng.
Bản Niệm Phật cũng tương tự ý nghĩa, rằng niệm thì có Niềm Tin nhưng "niệm Phật là tay niệm Phật, nâng người té ngã, dìu người qua sông", hành giả khởi tâm từ bi khi giúp đỡ tha nhân; "niệm Phật là lời niệm Phật hóa chữ thành thơ, gọi người tỉnh giác" lãng đãng chất thi ca; "niệm Phật nghe dịu dàng, từng chữ hiện rồi tan, thấy từng niệm ngời sáng, tịnh độ hóa toàn thân, hiện tâm vô lượng, Nam Mô A Di Đà Phật", kết quả ngay tức khắc khi niệm Phật là thân tâm bừng sáng, không cần phải cần tới khi lìa đời được Phật A Di Đà rước về cõi Tây Phương Cực Lạc như nhiều người vẫn tin tưởng.
Có thể nói Tịnh Độ Tông và Thiền Tông hòa lẫn vào nhau trong lời ca bản Niệm Phật. Nét nhạc lúc cung trưởng lúc cung thứ, hợp âm Đô Trưởng rồi qua La Thứ, cho dễ nghe và phong phú. Ca khúc Niệm Phật là một thành công của thi sĩ và nhạc sĩ.
Bản Lắng Nghe Hơi Thở không có nét Phật Giáo mà là nét Thiền tổng quát cho tất cả mọi người yêu thích cái gọi là Thiền trong đời sống hiện nay, không phân biệt tôn giáo. Hãy ngồi xuống dịu dàng, lắng nghe hơi thở từ đầu tới chân, để tâm bình an và không nghĩ tới quá khứ lẫn tương lai. "ngày qua không nghĩ tới, ngày sau chẳng bận tâm, lắng nghe và cảm nhận hơi thở là toàn thân".
Trong câu này thì nét nhạc từ cung trưởng chuyển sang cung thứ và lập lại lời ca lần thứ nhì nhưng dòng nhạc đổi khác cho sự phong phú và không nhàm chán. Đây là một cái khéo trong nghệ thuật phổ thơ của nhạc sĩ…."(ngưng trích)
Được biết, trong Thư Mời cho buổi Thiền Ca San Jose có nội dung:
"Kính mời tất cả đồng hương tham dự buổi ra mắt CD và tập nhạc Thiền ca
HOA BAY KHẮP TRỜI
Nhạc Trần Chí Phúc phổ thơ Phan Tấn Hải
Tại hội trường Franklin McKinley School District
645 Wool Creek Dr
San Jose, CA 95112
Lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Bảy 24-9-2016
Để thưởng thức những bài hát Thiền Ca mới với các giọng ca Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, Phương Thúy.
Để nghe nhà thơ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, chủ bút Việt Báo, sẽ nói về ThiềnTông và Thi ca.
Giới thiệu chương trình: Mai Phi Long – SBTN
Sự hiện diện của quí vị là niềm hân hạnh cho tác giả
Trân trọng
Trần Chí Phúc
(408) 646-1954
chiphuctran@yahoo.com"
Nghị viên Nguyễn Tâm trước khi lên đường về San Jose, nói rằng ông tin rằng buổi ra mắt CD và Tập Nhạc Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời là một sự kiện hy hữu.
Nhà thơ Phan Tấn Hải nói rằng trong CD là những dòng thơ đẹp nhất của đời ông, và tự thấy rằng ông không thể tự vượt chính mình nữa, sau các dòng thơ, thí dụ như trong ca khúc "Rồi Mẹ Như Sương":
Thương con trăm sông ngàn núi
Trang kinh mẹ chép cúng dường
Bốn thời sớm trưa chiều tối
Nhớ ơi nước mắt lăn dòng...
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc cho biết với các ca sĩ tài năng và thơ mộng trong chương trình ngày 24/9/2016, ông hy vọng từng nốt nhạc hát lên sẽ chở được âm vang giải thoát trên các trang Kinh Phật xưa cổ.
Việt Báo