Saturday, July 8, 2023

BHDTƯGĐPTVN: Tài liệu Huấn Luyện Trại Huấn Luyện viên, Phú Lâu Na: Đề tài 2: Pháp Môn Chuyển Hóa Phiền Não Thành An Vui (Con Đường Ra Khỏi Phiền Não)

 


DẪN NHẬP

Suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, đức Thế Tôn đã nhiều lần xác định: Như Lai chỉ nói kh và con đường dit kh, đấy là nội dung của T Thánh đế mà bài pháp đầu tiên giới thiệu. Như thế, toàn thể giáo lý Gii, Định, Tu của Phật giáo đều là phương pháp trị liệu khổ đau, phiền não của chúng sanh. Trong bài này, chỉ một số điểm giáo lý cương yếu nhất được đề cập đi theo với một số kinh nghiệm sống áp dụng giáo lý vào đời sống đương đại, để đối trị những căn bệnh của thời đại.

Phương pháp trình bày ở đây là phương pháp Tứ đế: sự thật của phiền não, sự thật về nguyên nhân dẫn đến phiền não, sự thật về chấm dứt phiền não và sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt phiền não. Nội dung được trình bày ở đây thì giới hạn về phần tinh yếu và tổng quát nhất dành cho cấp Huynh trưởng cao nhất (hay dành cho những ai đã có một thời gian dài gần gũi với giáo lý Phật đà).

NỘI DUNG

Giải đáp sự tận trừ phiền não, khổ đau đã được đức Phật tìm thấy ở cội Bồ Đề sau 7 tuần lễ thiền định (từ 3 tuần đến 7 tuần); đó là sự thật duyên khởi nói lên rằng vô minh chính là chánh nhân của dòng vận hành của Duyên khởi dẫn đến khổ đau và Minh (hay Chánh kiến, Trí tuệ) là chánh nhân dập tắt vô minh dẫn đến sự dập tắt phiền não khổ đau. Khảo sát vô minh là khảo sát trọn 12 chi phần nhân duyên của giáo lý Duyên khởi.

1. Sầu, bi, ưu, khổ, não:

Tương tự nội dung của giáo lý Kh đế trong giáo lý T đế.

Có nhiều cấp độ cảm nhận khổ đau khác nhau trong các cảnh giới tâm lý khác nhau (người nông dân khác với cấp trí thức, quý tộc; người trẻ khác với người già; con người khác với chư Thiên…).  Tựu trung thì nguyên nhân của mọi cấp độ khổ đau, mọi thể cách đón nhận khổ đau đều phát xuất từ Vô minh hay HànhThc, Danh sc, Lc nhp, hoc Xúc, Th, Ái, Th, Hu

2. Nguyên nhân của sầu, bi, ưu, khổ, não:

Đấy là từng chi phần của 12 chi phần nhân duyên của Duyên khi, hay nói đủ là cả 12 chi phần.

Đức Phật thường dạy về chi phần Ái hay Th (chi phần nổi bật dễ cảm nhận nhất).

Về Vô minh, vô minh có mặt trong cả 12 chi phần; tương tự, các chi phần còn lại đều có mặt đủ 12 chi phần.

Bàn về chi phần vô minh, chấp thủ, chấp ngã thì có các kinh điển Bắc tạng (Đại thừa) đề cập nhiều như giáo lý Kim Cương Bát Nhã tâm kinh là tiêu biểu.

Bàn về chi phần Hành thì giáo lý cả Bắc lẫn Nam tạng (Đại và Tiểu thừa) đều nhấn mạnh đến Ái và các giáo lý về Nghip (Karma, kamma).

Bàn về Thức thì có Pháp tướng Duy thức tông.

Đối trị với các cảm thọ (Thọ uẩn hay Ngũ uẩn) thì có giáo lý Ngũ th un và con đường thực hành Thiền định (Định uẩn)… (có thể thành lập thêm luận mới như Duy thức luận, Trung luận… nếu muốn).

3. Sự dập tắc phiền não, khổ đau:

Đó là Diệđế – Niết bàn.

Đó là Vô minh diệt, hay Hành diệt, hoặc Thức diệt, danh sắc (ngủ thủ uẩn) diệt, Aùi diệt, Thủ diệt… Khổ diệt.

4. Con đường dập tắc phiền não, khổ đau:

Đó là Đạđế hay 37 phm tr đạo.

Hoặc thường giới thiệu Bát Thánh đạhoặc T Nim x.

5. Trình bày tổng quát, nêu bật điểm giáo lý tinh yếu (dành cho cấp Vạn Hạnh).

Thực sự đối với con người thì chỉ có hai hướng vận hành của tâm lý: một hướng vận hành dẫn tới sinh tử khổ đau, và hướng kia vận hành dẫn đến giải thoát, hạnh phúc (hay chấm dứt phiền não, khổ đau). Bàn về hai hướng vận hành nầy thì có nhiều, rất nhiều kinh Bắc tạng và Nam tạng. Tại đây chỉ giới thiệu ít kinh tiêu biểu:

Chánh tri kiến (kinh số 9, Trung bộ I, Nikàya – có kinh tương đương ở A hàm).

Kim Cang Bát Nhã

Thất giác chi (Tương Ưng bộ kinh V, Nikàya)

Kinh Chánh tri kiến nên đọc lại và phân tích kỷ bộ kinh nầy.

Theo kinh Chánh tri kiến, do vì con người thường tác ý về các ngã tướng của mọi sự vật, xem các ngã tướng là có thật nên các tâm tham, tâm sân, tâm si hiện khởi dẫn đến hệ quả tâm lý dao động, tác động lên các hành động của thân, lời và ý mà biểu hiện ra mười nghiệp bất thiện đưa đến khổ đau. Tâm lý ấy vận hành ra một thế giới của Tam giới (Tibhava) sinh diệt, của ngã tướng sinh diệt.

Nếu con người tác ý Vô ngã hay như lý tác ý (Yoniso manasikàro) thì tâm lý không tham, không sân, không si hiện khởi (vô sân = từ tâm) và điều động các hành động của thân, lời và ý mà biểu hiện ra mười nghiệp thiện. Tâm lý nầy, do trí tuệ điều động, vận hành thế giới tâm lý của sự vắng mặt các ngã tướng, ngã tướng – thế giới nầy gọi là thế giới vô minh. Con đường dập tắc phiền não, khổ đau chỉ giản dị có thế và gọi là con đường tuệ quán.

Kinh Kim Cang Bát Nhã: Nếu các hành giả để tâm chìm vào các ngã tướng thì tham, sân, si, sẽ dấy khởi, tâm lý sẽ dao động, không an trụ. Các ngã tướng ấy được kinh Kim Cang xếp vào tám phạm trù:

Ngã tướng (perception of self): Tưởng Cái nầy là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi.

Nhân tưởng (perception of personality): Tưởng rằng có một cá thể thường hằng luân hồi, tái sinh từ đời này sang sang đời khác.

Chúng sinh tưởng (perception of being): Tưởng rằng có một ngã thể biệt lập của các hiện hữu, đồng nhất với chính nó qua các thời điểm khác nhau.

Thọ giả tưởng (perception of soul): Tưởng rằng bên trong con người có một ngã thể thường hằng tồn tại từ khi sinh cho đến khi chết.

Pháp tưởng: Tưởng rằng các pháp thực sự hiện hữu.

Phi pháp tưởng: Tưởng rằng có một hiện hữu chân thật ở ngoài các pháp.

Tưởng: Tin tưởng cái tưởng tạo ra tính chất của các hiện hữu là có thực trong thực tế.

Phi tưởng: Tin rằng thế giới chân thật thì ở ngoài tưởng.

Nếu tâm lý không rơi vào tám phạm trù ngã tướng ấy thì sẽ đi ra khỏi các nhân tố gây ra tâm lý dao động và sẽ được an trụ. Đấy là những gì mà một Bồ tát hành Lđộ Ba La Mt phải làm, qua kinh Kim Cương. Đấy là công phu  như lý tác ý, hay tác ý vô ngã tướng, gọi là Thiền quán.

Pháp Thất giác chi (Tương Ưng V): Con đường thực hiện trí tuệ của Thất Giác Chi, qua Tương

Ưng V, tựu trung là: Liên tục tác ý vô tướng, hay như lý tác ý thì sẽ đi đến kết quả: ngũ triền cái được đoạn trừ.

Ngũ cái là thức ăn của vô minh nên khi Ngũ cái bị đoạn trừ thì vô minh đi đến bị đoạn trừ, minh khởi.

Nếu thực hành liên tục như thế thì Nim giác chi sinh khởi, theo công phu ấy, Trch pháp, H, Khinh an, Định và X giác chi hiện khởi. Xả giác chi hiện khởi sẽ dẫn đến kết quả Minh và Giải thoát hiện khởi, Vô minh và khổ đau diệt.

Con đường thực hiện trí tuệ của Phật giáo giản dị là thế. Nhưng bởi con người có các nhận thức, lòng dục, ý chí, từ tâm và thiên hướng khác nhau mà lòng trăn trở khác nhau về ngõ đường thực hiện khiến có ra các hệ phái, pháp môn tu khác nhau.

Nếu thấy rõ công phu chính của mỗi cá nhân để hàng phục tâm lý dao động của chính mình là như lý tác ý (yoniso manasikàro) thì các cá nhân sẽ đi ra khỏi các thắc mắc về bộ phái, về pháp lớn, nhỏ, về sự hư thật của các hiện hữu. Bấy giờ vai trò triết lý sẽ chấm dứt cùng lúc với các quan điểm di biệt, mùa xuân của tâm thức sẽ có mặt mãi với cuộc đời như là sự kiện Mc v xuân tàn hoa lc tn. Đình tiền tc d nht chi mai.

6. Áp dụng các giáo lý vào đời sống hằng ngày để nhiếp phục các phiền não tức thời:

Áp dụng theo các phương các tâm lý giáo dục (Guidance & Counseling).

Đừng tác ý đến các đối tượng gây ra phin não bng cách chú tâm vào cac đối tượng khác.

Khởi lên từ tâm (Bi hạnh của Bi – Trí – Dũng).

Quán niệm, tác ý đến vô thườngkh đau và vô ngã để xả tâm chp ngã.

Hành thiền ch cho đến khi tâm khá tĩnh lặng thì phiền não sẽ tan đi, chìm lắng đi.

Tưởng niđến Pht, T.

V.v…

III. KẾT LUẬN

Giáo lý Phật giáo tuy nhiều, nhưng tựu trung chỉ nói đến khổ và con đường diệt khổ. Nguyên nhân của khổ, bao gồm cả phiền não hằng ngày, đều do chấp ngã, tham dục mà ra. Chế ngự lòng tham dục chấp thủ là chế ngự phiền não. Người Phật tử cần tự mình nhận thức rõ và tự mình thực hiện con đường, không nên chờ đợi một phép lạ nào khác ngoài việc khởi niệm, tác ý của mình. Nếu muốn là được thì nếu muốn không phiền não sẽ không có phiền não.

Tất cả là do mình, mỗi cá nhân chủ động về tâm lý của mình. Thấy rõ dục vọng và chấp ngã là khổ – chưa thấy sâu sắc thời cần phải quan sát, suy nghĩ cho đến khi thấy sâu sắc – thì liền khỏi dục vọng, chấp ngã. Rời khỏi dục vọng thì liền rời khỏi phiền não.

Nếu còn điều gì thắc mắc thì vấn đề đó thuộc về cá nhân của mình, tự mình phải thấy rõ và tự giải quyết vấn đề.

Nguồn: https://sentrangusa.com/category/tu-hoc-huan-luyen/trai-phu-lau-na/

BHDTƯGĐPTVN: Tài liệu Huấn Luyện Trại Huấn Luyện viên, Phú Lâu Na: Đề tài 1: Đạo Phật Với Thanh Niên (Tuệ Sỹ)

 

ĐỀ TÀI 1

ĐẠO PHẬT VỚI THANH NIÊN

 

Các Anh Chị em thân mến,

Đề tài thảo luận của chúng ta hôm nay là Đạo Phật với tuổi trẻ. Tiêu đề như thế thường gây ấn tượng rằng có nhiều hình thái đạo Phật khác nhau; và mỗi hình thái cho từng lứa tuổi, hay tùy theo thành phần xã hội khác nhau. Nhưng cũng có thể hiểu, chỉ có một đạo Phật mà thôi, và nội dung thảo luận của chúng ta nay sẽ xem xét đạo Phật ấy có những đặc điểm gì được xem là cơ bản, rồi từ đó rút ra kết luận rằng, đạo Phật trong ý nghĩa như vậy có phù hợp với tuổi trẻ hay không? Tất nhiên, các Anh Chị ở đây đều là Phật tử, do đó câu trả lời đã có sẵn từ bao lâu rồi. Dù nói theo ý nghĩa nào, hay nhìn vấn đề từ góc cạnh nào, chúng ta sẽ không nêu ra bất cứ định nghĩa, và cũng không quy chiếu đạo Phật vào những yếu tính hay đặc tính nào. Nói thế, có khi cũng hơi khó cho các Anh Chị theo dõi vấn đề. Chắc ở trong đây cũng có nhiều Anh Chị đọc sách Thiền, và có thể đã nghe nói đến công án Thiền, đại khái như thế này. Một người hỏi Thiền sư: “Phật là gì?” Thiền sư đáp: “Ba cân gai”. Không phải là câu chuyện bông đùa, cũng không phải Thiền sư muốn đưa ra một mệnh đề triết học siêu nghiệm rắc rối. Bởi vì, ở đây chúng ta đi tìm ý nghĩa của đời sống, tìm để phát hiện những giá trị của đời sống. Nói theo cách nói của một nhà văn hay nhà thơ, chúng ta không định nghĩa, không mô tả, vì chúng ta không đi tìm kiến thức bách khoa về sự sống, mà đi tìm hương vị đích thực của nó. Như con ong đi tìm hoa, không phải chỉ tìm hương sắc của hoa. Hương sắc của hoa chỉ là tín hiệu của giá trị tồn tại. Nó tìm hoa để hút mật, làm dưỡng chất cho tồn tại của mình và cho cả nòi giống của mình.

Tuổi trẻ thường được nhắc nhở, khuyên bảo rằng cần phải học hỏi để sống cho đáng sống. Ca dao cũng nói rằng “làm trai cho đáng nên trai, xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên”, và các bạn trẻ hiểu rằng, ta sẽ phải làm nên sự nghiệp hiển hách nào đó kẻo không thì sẽ uổng phí cuộc đời. Rồi bạn ấy làm nên sự nghiệp lớn thật, và người đời thán phục. Chúng ta cũng hết sức thán phục. Nhưng hãy nhìn sâu vào đôi mắt bạn ấy một chút, nếu có ai trong chúng ta đây có vinh dự được nhìn. Chúng ta thấy gì? Những phương trời cao rộng, để cho cánh hồng bay bổng tuyệt vời, hay một phương trời tiếc nuối, “lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu, thà khuyên chàng đừng chịu tước phong?”[1] Cả hai. Người đuổi bắt ảo ảnh để tìm ảnh thực vĩnh cửu của chính mình. Vị ngọt của đời ở đâu, trong cả hai?

Bây giờ chúng ta hãy tạm rời bức tranh lãng mạn ấy, để nhìn sang một hướng khác. Có hình ảnh nào đáng chiêm ngưỡng hơn hay không? Cũng còn tùy theo điểm đứng nghệ thuật của người nhìn.

Thuở xưa, có một vương tử, mà ngai vàng đã dọn sẵn, vó ngựa chinh phục cũng đã sẵn sàng yên cương. Rồi một đêm, khi cả cung đình đang ngủ say trong giấc ngủ êm đềm của uy quyền, danh vọng, giàu sang; vương tử gọi quân hầu thắng cho ngài con tuấn mã trường chinh. Nhưng vó ngựa trường chinh của ngài không tung hoành chiến trận. Thanh gươm chinh phục của ngài không đánh gục những chiến sĩ yếu hèn. Gót chân vương giả từ đó lang thang khắp chốn sơn cùng thủy tận; cô đơn bên bờ suối, dưới gốc cây. Ngài đi tìm cái gì? Ta hãy nghe Ngài nói: “Rồi thì, này các Tỳ kheo, một thời gian sau, trong tuổi thanh xuân, khi tóc còn đen mượt, với sức sống cường tráng; mặc dù cha mẹ không đồng ý với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, Ta đã cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta trong khi ra đi như vậy, làm người đi tìm cái gì đó chí thiện, tìm con đường hướng thượng, tìm dấu vết của sự tịch tịnh tối thượng”. Ngài đi tìm và khai phát con đường dẫn về thế giới bình an và hạnh phúc vĩnh cửu.

Thái Tử Tất Đạt Đa

Rồi con đường ấy được công bố, được giới thiệu cho những ai như những đóa sen tuy sinh trưởng từ bùn sình, nước đọng, có thể vươn lên khỏi bùn sình, bản thân không bị nhiễm mùi tanh hôi của bùn sình. Tuy vậy, không phải ngay từ đầu con đường vừa được khám phá và công bố ấy được tiếp nhận một cách đầy tin tưởng bởi tất cả mọi người. Số người chống đối không phải ít.

Khi đức Đạo sư trẻ tuổi đến Magadha, vương quốc hùng mạnh nhất thời bấy giờ, nhiều thanh niên con nhà gia thế, như Yasa cùng các bạn bè, và các thanh niên trí thức hàng đầu như Sariputta và Moggallana, và nhiều thanh niên quý tộc, vương tôn công tử, tiếp nối nhau từ bỏ gia đình, từ bỏ địa vị xã hội sang cả, chọn con đường vinh quang của Chân lý. Từ một góc độ nào đó mà nhìn, sự ra đi của họ tạo thành một khoảng trống lớn cho xã hội, làm đảo lộn nếp sống đã thành thoái quen của quần chúng. Dân chúng lo ngại. Họ thì thầm bàn tán, rồi phiền muộn, rồi thất vọng, và rồi giận dữ. Dư luận gần như dấy lên đợt sóng phản đối:  Sa môn Gotama làm cho những người cha mất con, những bà vợ trẻ trở thành góa bụa. Sa môn Gotama làm cho các gia đình có nguy cơ sụp đổ. Dư luận phản đối ấy không kéo dài đủ để gây thành làn sóng phản đối. Chẳng mấy chốc, những người cha, những bà vợ trẻ ấy nhận thấy không phải họ bị phản bội hay bị bỏ rơi cho số phận cô đơn, mà họ đuợc chỉ cho thấy hương vị tuyệt vời của tình yêu và hạnh phúc mà trong một thời gian dài họ không tìm thấy.

Như thế, trong những ngày đầu tiên khi vừa mới được công bố, con đường chí thiện, con đường tối thắng và tối thượng của thế gian, dẫn đến thế giới bình an vĩnh cửu không phải bằng sức mạnh chinh phục của gươm giáo, mà bằng sức mạnh của từ bi và trí tuệ; con đường ấy được nồng nhiệt tiếp nhận bi nhng con người rt tr, bởi tầng lớp ưu tú nhất của xã hội; tầng lớp định hướng tương lai của xã hội.

Rồi ba thế kỷ sau, một bo chúa với đội quân hùng mạnh bách chiến bách thắng, sau một trận tàn sát khốc liệt, chống gươm đứng nhìn hàng vạn xác chết, chợt thấy rằng chiến thắng oanh liệt đẩm máu này không thể là sức mạnh tối thượng để có thể chinh phục lòng người. Dù nó mang lại cho người chiến thắng những giây phút vinh quang ngây ngất. Vị hoàng đế trẻ cảm thức sâu xa đó không phải là nguồn suối của bình an và hạnh phúc. Kể từ đó, đế quốc mênh mông không cần được bảo vệ bằng sức mạnh của gươm giáo; thần dân của đế quốc sống trong thái bình thịnh trị, được bảo vệ bằng sức mạnh của từ bi và khoan dung.

Vua Asoka

Có lẽ chúng ta nên dừng lại đây. Hình ảnh ấy đối với nhiều người quá cao xa, nhìn lâu tất choáng ngợp. Dù vậy, tự thâm tâm mình, không một bạn trẻ nào, dù là nam hay nữ, không cảm nhận rằng mình đang dược thúc đẩy bởi một động lực không thể cưỡng, đó là khát vọng chinh phục. Chinh phục tình yêu, chinh phục danh vọng, chinh phục địa vị. Dù nhìn từ góc độ nào, dù tiến theo hướng nào; chúng ta như những trẻ nít đuổi theo cánh bướm. Khi đã nắm được xác bướm trong lòng tay, ít ai tự hỏi: chinh phục và chiến thắng này có ý nghĩa gì? Và ta vẫn mãi miết đuổi theo những cánh bướm này rồi đến cánh bướm khác. Trong lịch sử loài người, có bao nhiêu nhà chinh phục vĩ đại, sau chiến thắng, lại cảm thấy ta cũng chỉ là một con người yếu đuối trước sức mạnh bao dung của tình yêu nhân loại?

Vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn không chùn bước trước bất cứ kẻ thù nào, nhưng tâm tư của Đại Hãn cảm thấy bất an khi nhìn sâu vào cuối con đường chinh phục một bóng dáng đang thấp thoáng đợi chờ. Đó là kẻ thù cần  phải chinh phục sau cùng. Đại Hãn cũng biết rằng dẫu cho tập hợp sức mạnh của trăm vạn hùng binh cũng không thể đánh bại kẻ thù ấy, chinh phục vương quốc ấy. Ông cho đi tìm một người trợ thủ, tìm cố vấn thông thái nhất và khôn ngoan nhất để tập hợp được một sức mạnh siêu nhiên. Sứ giả của Đại Hãn đi vào núi Chung Nam thỉnh cầu Đạo trưởng Khưu Xứ Cơ. Đạo trưởng khởi hành, băng sa mạc, đến tận đại bản doanh của Đại Hãn, để giảng giải cho Đại Hãn ý nghĩa trường sinh bất tử, những ẩn nghĩa huyền vi từ quyển thiên thư năm nghìn chữ của Thái Thượng Lão Quân . Cuối quyển thiên thư, khi tất cả ẩn ngữ coi như đã phơi bày ý nghĩa thâm sâu, Khả Hãn chỉ xác nhận được một điều: ta s là người chiến bi trong cuc chiến cui cùng y.

Thành Cát Tư Hãn

Vậy, ý ngĩa ca chinh phc là gì?

Mỗi người trong chúng ta sống và đi tìm một cái gì đó, một ý nghĩa nào đó, cho sự sống hay lẽ sống của mình. Với tuyệt đại đa số, tình yêu và hạnh phúc là lẽ sống, hoặc tài sản, hoặc danh vọng, hoặc quyền lực, là lẽ sống. Người ta tự đày đọa tâm trí mình, làm khổ nhọc hình hài mình, để đuổi bắt những gì coi là tinh hoa của đời sống. Người ta cũng biết rằng ngoài những cái lẽ sống phù du, ảo ảnh của hạnh phúc, còn có những phương trời cao rộng, còn có con đường chí thiện; nhưng chỉ một số rất ít người bước theo hướng đó, và lại rất ít người đến đích. Vì sao thế?

Có một nhà nghiên cứu văn học, khi viết về nhà thơ Lý Bạch, không tiếc lời ca ngợi con người tài và đời sống phóng khoáng ấy. Rồi nhà nghiên cứu kết luận: nhưng chúng ta không sống như Lý Bạch được, vì chúng ta còn có gia đình vợ con, và nhiều thứ ràng buộc khác. Phải chăng tất cả chúng ta đều sinh ra với một sợi dây thòng lọng treo sẵn nơi cổ, còn Lý Bạch thì không? Phải chăng chúng ta chỉ được phép chiêm ngưỡng, thán phục những cuộc đời và nhân cách cao thượng, như người hành khất đói rách chỉ được phép từ xa đứng nhìn một cách thèm thuồng những ngọc ngà châu báu trên thân thể một công nương mỹ miều? Lý Bạch không thể sống như ta, và ta cũng chẳng cần phải trở thành người như Lý Bạch để được người đời thán phục. Mỗi người ẩn chứa trong tự thân một kho báu vô tận. Cần gì phải vay mượn hay ăn cắp giá trị của tha nhân. Không nên tự đánh giá mình quá thấp kém.

Nhà thơ Lý Bạch

Người cùng tử trong Kinh Pháp Hoa, không dám vọng tưởng bản thân là con trai và cũng là người thừa kế duy nhất của vị trưởng giả giàu sang, mà thế lực có khi còn lấn lướt trên hàng khanh tướng của triều đình. Anh chàng trai trẻ này cảm thấy sung sướng khi người ta nhận mình làm một tôi tớ hèn mọn, và rất lấy làm vinh dự được là tôi tớ hèn mọn của gia đình sang cả ấy. Vinh dự với công việc quét dọn các hố xí. Vinh dự được nằm ngủ trong chuồng ngựa. Thế nhưng, tự bản chất, trong huyết thống, và như một định mệnh quái dị, nó phải là người thừa kế duy nhất của gia đình ông trưởng giả. Nó chỉ được công nhận tư cách thừa kế khi nào tự nhận ra nguồn gốc huyết thống của mình, tự khẳng định giá trị cao sang của mình. Không thể rằng một kẻ tự xác nhận giá trị con người của nó không cao hơn giá trị con ngựa nòi của ông chủ, mà kẻ đó lại có ý nghĩ muốn khẳng định mình là kẻ thừa kế duy nhất. Đó không phải là thừa kế, mà là âm mưu sang đoạt. Chắc chắn nó sẽ phải bị trừng phạt vì tham vọng điên rồ. Ở đây, trong khi chúng ta không tự khẳng định được phẩm chất cao quý của mình, không nhìn thấy những giá trị cao cả của đời sống; những giá trị không cao hơn các hàng ghế và các nấc thang xã hội đã được cố định như là trật tự không thể đảo lộn; ấy thế mà nghĩ rằng ta là Phật tử, nghĩa là kẻ thừa tự hợp pháp của gia tộc Như lai, há chẳng phải là một sự soán nghịch chăng?

Trong số những người bạn trẻ của tôi, không ít người cố vươn lên, tự khẳng định giá trị bản thân; tự cho rằng khi cần và nếu muốn thì có thể khoác lên mình phẩm phục sang nhất, ngồi ở địa vị cao nhất trong xã hội không phải là khó; và khi không cần thiết thì cũng có thể vất bỏ ngai vàng như đôi dép rách. Những người bạn ấy, sau một thời gian vật lộn với đời để tự khẳng định giá trị của mình, có bạn may mắn leo lên được chiếc ghế cao, bỗng chợt thấy tất cả ý nghĩa và giá trị của đời sống đều được vẽ vời, được khắc chạm lên chiếc ghế này. Từ đó họ cố buộc chặt mình vào đó, và quyết tâm bảo vệ nó với bất cứ giá nào.

Cũng có người bạn, sau cuộc tình đổ vỡ, chợt thấy hạnh phúc trong vòng tay chỉ là ảo ảnh. Anh tìm đến tôi sau những ngày lang thang, đau khổ. Không phải anh đến tìm nơi tôi một nguồn an ủi, mà đến để giảng cho tôi một bài pháp rất hay về ý nghĩa của tình yêu và vĩnh cửu; hạnh phúc chân thật và lẽ sống cao cả, chí thiện. Trong khi lặng lẽ nghe anh nói, cảm thấy như mình đang uống từng giọt nước cam lồ ngưng tụ từ những giọt nuớc mắt nóng bỏng; và thầm tự hỏi: bạn mình đã chứng ngộ Niết bàn rồi chăng? Phải thú nhận rằng, bây giờ, đã ba mươi năm sau, tôi vẫn không quên được bài thuyết pháp tuyệt vời ấy. Nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi; anh lại lao mình chạy theo những cuộc tình mới. Tôi hỏi, anh nói, hương vị ngọt ngào của mối tình đầu ấy không phai mờ theo năm tháng được. Nó vĩnh viễn ẩn kín một góc tối nào đó trong trái tim anh. Anh đuổi theo những mối tình hời hợt, thoáng chốc; chạy theo danh vọng và phù hoa; tất cả chỉ muốn quên đi những gì đã đi và đi mất mà không bao giờ níu kéo lại được. Thỉnh thoảng, nhớ lại anh, tôi tự hỏi, bây giờ thực tế anh đang gặt hái những thành công trên đuờng đời; nếu nghĩ lại những năm tháng tuổi trẻ ấy, anh có thấy mình dại dột chăng? Và giữa hai quãng đời ấy, thật sự đâu là ảo ảnh?

Người ta nói, tuổi trẻ các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời; vậy hãy chuẩn bị hành trang mà vào đời. Tôi muốn nói cách khác. Bằng tuổi trẻ của mình đã đi qua, tôi muốn nói rằng, tuổi trẻ các bạn đang được đặt trước hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát, hay trước hai ngả đường cần phải lựa chọn không lưỡng lự: tình yêu và sự nghiệp. Trước mặt các bạn là con đường thăm thẳm, đang ẩn hiện mơ hồ dưới ánh sao mai. Chưa phải là buổi bình minh để các bạn đang thấy rõ là mình đang đứng đâu và con đường mình sẽ đi đang dẫn về đâu. Và trước mắt có thật sự là hai ngã đường phải lựa chọn, hay thực tế chỉ môt mà thôi? Các bạn sẽ tiến tới theo hướng nào? Học tiến lên theo con đường công danh sự nghiệp, bởi vì đã sinh ra ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông? Hay săn đuổi bóng dáng một mùa xuân vĩnh cửu? Cả hai ý nghĩa, các bạn trẻ đều hiểu rõ. Chúng ta không cần biện giải dài dòng. Có điều, sự hiểu biết của các bạn về con đường trước mắt không phải do chính mình đã nhìn thấy, như thấy rõ con đường mình đang đi, khi ánh bình minh xuất hiện; mà do dấu vết của nhiều thế hệ đi trước. Dễ có mấy ai tự vạch cho mình một lối đi riêng biệt, không giẫm theo bất cứ một lối mòn nào. Lần bước theo những vết mờ của người đi trước, tuổi trẻ định hướng cho tương lai của đời mình. Trong số họ, rất ít người bước ra khỏi bóng đêm của rừng rậm, để bằng chính đôi mắt của mình, nhìn thấy rõ con đường mình đang đi đang chạy theo hướng nào, dưới mặt trời rực sáng của ban mai.

Chúng ta hãy đi tìm một người trong số rất ít ngưới ấy. Người không xa lạ với chúng ta. Tôi muốn nhắc các bạn vua Trần Nhân Tông. Tuổi trẻ, lớn lên giữa cung đình xa hoa, đầy lạc thú, nhưng người thiếu niên vương giả lại sống như một ẩn sỹ ngay giữa hoàng thành. Trường trai, khổ hạnh; không biết người ta có nhìn thấy phong độ hào hoa nơi thiếu niên vương giả này hay không. Nhưng vua cha nhìn thân thể gầy còm của người kế vị ngai vàng mà khóc: Biết con có đủ nghị lực để giữ vững giềng mối giang sơn chăng? Tuy vậy, con người ấy, về sau, khi ngự trị trên ngai vàng, làm chủ một đất nước, không chỉ đã tự khẳng định giá trị bản thân, mà còn khẳng định ý nghĩa sinh tồn của một dân tộc. Dù ngồi trên bệ rồng cao vời vợi; dù xông pha chiến trận; hay dù trên vó ngựa khải hoàn, từ những chiến thắng oanh liệt; mà cho đến nay, trong bóng đèn khuya, trong bóng đêm tịch mịch của lịch sử, chúng ta vẫn mường tượng nhịp mõ công phu và giọng kinh man mác nhưng vẫn rành rọt khí phách anh hùng của bậc quân vương vốn coi ngai vàng như đôi dép bỏNhất hiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh. Làm sao trong con mắt nhìn, thế giới này chỉ tồn tại như hạt sương trên đầu cỏ, lại có thể định hướng không chỉ cuộc đời của riêng mình mà cho cả vận mệnh của dân tộc? Hy vọng các bạn trẻ có thể tự mình tìm thấy câu trả lời. Bởi vì, nếu các bạn có thể trả lời được câu hỏi ấy, các bạn cũng có thể định hướng cuộc đời của mình mà không e ngại rằng sẽ có điều nhầm lẫn.

Trần Nhân Tông

Bây giờ, chúng ta hãy trở lại đề tài thảo luận. Rất nhiều Anh Chị khi nghe đọc lên đề tài, nghĩ rằng diễn giả sẽ nêu lên một hình thái đạo Phật như thế nào đó, sau đó nghiệm xét xem hình thái ấy có những điểm nào phù hợp với tuổi trẻ, ích lợi thiết thực cho tuổi trẻ. Cho đến đây, chưa có hình thái nào được giới thiệu. Có Anh Chị nào cảm thấy thất vọng không? Cũng nên thất vọng một ít. Như thế để chứng tỏ rằng chúng ta đến với đề tài không thụ động; ai nói sao nghe vậy. Nhất định, phải có sự lựa chọn; dù không phải lựa chọn một cách tùy tiện. Khởi đầu của nhận thức, tất phải có sự lựa chọn. Hoạt động trí năng của tuổi trẻ, trước tất cả, là khả năng lựa chọn. Tuổi trẻ học tập để biết lựa chọn. Định hướng cho tương lai của mình bằng sự lưạ chọn sáng suốt.

Vả lại, ở đây ta cũng không nên thất vọng nếu nói rằng không có một hình thái đạo Phật nhất định nào dành riêng cho tuổi trẻ. Chỉ có một mảnh trăng trên trời. Nhưng là trăng bạc màu tang tóc; hay trăng tươi mát hồn nhiên; hoặc là trăng thề làm chứng cho trái tim chung thủy; và cũng có khi là trăng già độc địa làm sao, xe dây chẳng lựa buộc vào như chơi[2]. Cũng có tuổi trẻ đến với đạo Phật, mong cầu giọt nước cành dương làm sống dậy một tâm hồn khô héo vì tình yêu bị phản bội. Cũng có tuổi trẻ đến với đạo Phật để gột rửa sạch gót danh lợi bùn pha sắc xám, mặt công hầu nắng rám mùi dâu[3]. Các bạn trẻ ấy đã tự tìm thấy hình thái đạo Phật thích hợp với mình. Nếu đạo Phật không đáp ứng được cho những tâm hồn đau khổ, chán chường cuộc sống ấy, chẳng khác nào y sỹ từ chối bệnh nhân. Vậy thì, các bạn trẻ cũng nên tự mình tìm cho mình một hình thái đạo Phật thích hợp; không phải là hình thái được được lập thành khuôn mẫu do bởi các Anh Chị trưởng, do các Đại đức, Thượng tọa, hay do các nhà nghiên cứu uyên bác. Một Thiền sư Việt nam đã nói: Nam nhi tự hữu xung thiên chí, hưu hướng Như lai hành xứ hành[4]. Ta hãy đi con đường do chính ta lựa chọn, không cần gì phải lắc nhắc theo dấu vết của Như lai. Khẩu khí này nhiều khi khiến ta sợ hãi, e rằng có quá tự phụ, quá ngạo mạn chăng? Đừng có phổ nhạc những lời ấy thành giai điệu với tiết tấu hành khúc dồn dập, mà hãy thử phổ thành một sonata nhỏ của mặt hồ tĩnh lặng, ta sẽ nghe được âm hưởng này: Hãy bình thản tự chọn cho mình một hướng đi, sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với hậu quả xuất hiện trên hướng đi mà ta đã chọn. Lời Phật cần ghi nhớ “Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm”. Và còn có lời Phật khác nửa: “Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai; chớ đừng là kẻ thừa tự tài vật”[5].

Các bạn trẻ đang học tập để chuẩn bị cho mình xứng đáng là kẻ thừa tự. Kế thừa gia nghiệp của ông cha, của dòng họ. Kế thừa sự nghiệp của dân tộc. Kế thừa di sản nhân loại. Dù đặt ở vị trí nào, bản thân của các bạn trẻ trước hết phải là người thừa kếThành công hay thất bại trong sự nghiệp thừa kế của mình, đó là trách nhiệm của từng người, của từng cá nhân. Hãy tự đào luyện cho mình một trí tuệ, một bản lãnh, để sáng suốt lựa chọn hướng đi, và dũng cảm chịu trách nhiệm những gì ta đã lựa chọn và gây ra cho bản thân và cho cả chúng sanh. Không có đạo Phật chung chung cho đồng loạt tuổi trẻ. Mỗi cá nhân tuổi trẻ là biểu hiện của mỗi hình thái đạo Phật sinh động.

Chúc các Anh Chị có đầy đủ nghị lực để chinh phục những vương quốc cần chinh phục; để chiến thắng những sức mạnh cần chiến thắng.

_________________________________________

[1] Chinh Phụ Ngâm, Đặng Trần Côn
[2] Truyện Kiều, Nguyễn Du
[3] Thu Tứ, Nguyễn Gia Thiều
[4] Hưu hướng Như Lai, Thiền Sư Quảng Nghiêm
[5] Kinh thừa tự Pháp (Dhammadàyàda sutta), Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya)

Nguồn: https://sentrangusa.com/category/tu-hoc-huan-luyen/trai-phu-lau-na/

Friday, July 7, 2023

THƯ MỜI Tham dự buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 17

 

                               NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 

THƯ MỜI

 V/v Tham dự buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 17

Hương Vị Thiền - Giới thiệu Văn thơ Phật giáo tại trại Phú Lâu Na, 

Chùa Phổ Hiền, Pháp.


Kính gởi: Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, quý Phật tử, quý Huynh trưởng, quý Đồng hương và bạn hữu xa gần

  Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để tuyên dương giáo dục, văn học nghệ thuật, văn hoá và âm nhạc cũng như truyền lửa cho nhau, và giới thiệu một số sách sách quý, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 17 sẽ được tổ chức tại Chùa Phổ Hiền 311 Route de la wantzenau, 6700 Strasbourg, France. Chương trình bắt đầu lúc 8:00PM, Thứ Bảy, ngày 15 tháng 07, 2023.

Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:

I. Giới thiệu thơ Tuệ sỹ - do anh Thị Nghĩa Trần Trung Đạo ngâm Thơ Tuệ Sỹ trong Giấc Mơ Trường Sơn

II. Giới thiệu những cuốn sách Thư Viện Phật Việt và Lotus Media đang có bao gồm: Sách của Hoà thượng Tuệ Sỹ, Hoà thượng Thích Như Điển, sách của cư sỹ Trần Trung Đạo và cư sỹ Tâm Thường Định.

III. Chia sẻ và thảo luận cùng trà đàm với Trại Phú Lâu Na.

Thành kính cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và trân trọng kính mời chư thiện tri thức, quý vị cư sĩ, và đồng hương; quý Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử cùng các bạn trẻ hoan hỷ dành ít thì giờ đến để CÓ MẶT CHO NHAU 17. 

       Sự hiện diện của quý Thầy Cô và quý vị là động lực lớn, là đạo tình đầm ấm, và là tấm lòng quý giá trên đời dành cho nhau. Mọi sự liên lạc, ủng hộ hay đóng góp xây dựng, xin email về Htr. tamthuongdinh@gmail.com. Cell: (916)-607-4066 hoặc Htr. Tâm Định: (619) 488-7279.  Nếu ủng hộ tịnh tài để mua sách, xin Venmo @PheBach hoặc PayPal @tamthuongdinh.

  Trân trọng kính cung thỉnh và kính mời. Cầu chúc tất cả đều được thân khoẻ và tâm an.


Thay mặt Ban Tổ Chức

Htr. Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ

Thị Nghĩa - Trần Trung Đạo

                  

Thursday, July 6, 2023

Gathering a Basket of Knowledge about Vietnam and Vietnamese Americans - Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Introducing a wonderful PD opportunity for everyone, especially educators. The workshop will offer this coming October on helping teachers to better understand Vietnam and Vietnamese American students, and on integrating the arts into your K-12 teaching. 

  • Our flyer here and further details are below. 

  • The application is linked here

Professional Development Opportunity


Gathering a Basket of Knowledge about Vietnam and Vietnamese Americans - Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Pilot Workshop for K-12 Educators

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - This proverb translates to "Go out and gather a basket of wisdom." In other words, it can be taken to mean "Expand your horizons, keep learning" or "the more you go, the more you will know." This captures the spirit behind this workshop, which is designed to help teachers learn more about the history, geography and culture of Vietnam, as well as content about Vietnamese American experiences, in order to best serve their students of all backgrounds. The workshop is also designed to help teachers engage multicultural and multilingual learners using culturally responsive techniques, and by examining our own cultural assumptions and stereotypes.


The Center for Southeast Asian Studies (CSEAS) at the University of Hawaii at Manoa is offering a free professional development workshop for K-12 teachers/educators interested in the following:


  • Better understand the perspectives of Vietnamese and Vietnamese American students and families

  • Develop an understanding of culturally responsive and culturally sustaining teaching, including arts integration and strategies that support multilingualism

  • Take away concrete projects and resources that you can you use with all of your multilingual multicultural learners


Session Dates & Times: 

  • Saturday Oct. 7

  • Saturday Oct. 14

  • Saturday Oct. 21

  • Saturday Oct. 28

  • From 1-4pm PST / 4-7pm EST (4 3-hour sessions)

  • Zoom link will be provided upon selection


Click here for the syllabus with the outline of the sessions


Requirements

Selected participants will be expected to:

  • Attend all four (synchronous) Saturday sessions: Oct. 7, Oct. 14, Oct. 21 & Oct. 28 (1-4pm PST / 4-7pm EST)

  • Engage in course activities and discussions (via Zoom)

  • Try out assigned course materials and assignments after class (asynchronous)

  • Give feedback to instructors for future iterations of the course

*Because it is a pilot workshop, there will be no course credits, but you will receive the novel A Mountains Sing and a Sketchbook to use during the workshop. 


If you are interested, please complete the Application form by September 5th. You may contact the instructor Tham Tran at thutham1912@gmail.com or Maggie Bodemer at mbodemer@calpoly.edu for more information.