Saturday, July 8, 2023

BHDTƯGĐPTVN: Tài liệu Huấn Luyện Trại Huấn Luyện viên, Phú Lâu Na: Đề tài 2: Pháp Môn Chuyển Hóa Phiền Não Thành An Vui (Con Đường Ra Khỏi Phiền Não)

 


DẪN NHẬP

Suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, đức Thế Tôn đã nhiều lần xác định: Như Lai chỉ nói kh và con đường dit kh, đấy là nội dung của T Thánh đế mà bài pháp đầu tiên giới thiệu. Như thế, toàn thể giáo lý Gii, Định, Tu của Phật giáo đều là phương pháp trị liệu khổ đau, phiền não của chúng sanh. Trong bài này, chỉ một số điểm giáo lý cương yếu nhất được đề cập đi theo với một số kinh nghiệm sống áp dụng giáo lý vào đời sống đương đại, để đối trị những căn bệnh của thời đại.

Phương pháp trình bày ở đây là phương pháp Tứ đế: sự thật của phiền não, sự thật về nguyên nhân dẫn đến phiền não, sự thật về chấm dứt phiền não và sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt phiền não. Nội dung được trình bày ở đây thì giới hạn về phần tinh yếu và tổng quát nhất dành cho cấp Huynh trưởng cao nhất (hay dành cho những ai đã có một thời gian dài gần gũi với giáo lý Phật đà).

NỘI DUNG

Giải đáp sự tận trừ phiền não, khổ đau đã được đức Phật tìm thấy ở cội Bồ Đề sau 7 tuần lễ thiền định (từ 3 tuần đến 7 tuần); đó là sự thật duyên khởi nói lên rằng vô minh chính là chánh nhân của dòng vận hành của Duyên khởi dẫn đến khổ đau và Minh (hay Chánh kiến, Trí tuệ) là chánh nhân dập tắt vô minh dẫn đến sự dập tắt phiền não khổ đau. Khảo sát vô minh là khảo sát trọn 12 chi phần nhân duyên của giáo lý Duyên khởi.

1. Sầu, bi, ưu, khổ, não:

Tương tự nội dung của giáo lý Kh đế trong giáo lý T đế.

Có nhiều cấp độ cảm nhận khổ đau khác nhau trong các cảnh giới tâm lý khác nhau (người nông dân khác với cấp trí thức, quý tộc; người trẻ khác với người già; con người khác với chư Thiên…).  Tựu trung thì nguyên nhân của mọi cấp độ khổ đau, mọi thể cách đón nhận khổ đau đều phát xuất từ Vô minh hay HànhThc, Danh sc, Lc nhp, hoc Xúc, Th, Ái, Th, Hu

2. Nguyên nhân của sầu, bi, ưu, khổ, não:

Đấy là từng chi phần của 12 chi phần nhân duyên của Duyên khi, hay nói đủ là cả 12 chi phần.

Đức Phật thường dạy về chi phần Ái hay Th (chi phần nổi bật dễ cảm nhận nhất).

Về Vô minh, vô minh có mặt trong cả 12 chi phần; tương tự, các chi phần còn lại đều có mặt đủ 12 chi phần.

Bàn về chi phần vô minh, chấp thủ, chấp ngã thì có các kinh điển Bắc tạng (Đại thừa) đề cập nhiều như giáo lý Kim Cương Bát Nhã tâm kinh là tiêu biểu.

Bàn về chi phần Hành thì giáo lý cả Bắc lẫn Nam tạng (Đại và Tiểu thừa) đều nhấn mạnh đến Ái và các giáo lý về Nghip (Karma, kamma).

Bàn về Thức thì có Pháp tướng Duy thức tông.

Đối trị với các cảm thọ (Thọ uẩn hay Ngũ uẩn) thì có giáo lý Ngũ th un và con đường thực hành Thiền định (Định uẩn)… (có thể thành lập thêm luận mới như Duy thức luận, Trung luận… nếu muốn).

3. Sự dập tắc phiền não, khổ đau:

Đó là Diệđế – Niết bàn.

Đó là Vô minh diệt, hay Hành diệt, hoặc Thức diệt, danh sắc (ngủ thủ uẩn) diệt, Aùi diệt, Thủ diệt… Khổ diệt.

4. Con đường dập tắc phiền não, khổ đau:

Đó là Đạđế hay 37 phm tr đạo.

Hoặc thường giới thiệu Bát Thánh đạhoặc T Nim x.

5. Trình bày tổng quát, nêu bật điểm giáo lý tinh yếu (dành cho cấp Vạn Hạnh).

Thực sự đối với con người thì chỉ có hai hướng vận hành của tâm lý: một hướng vận hành dẫn tới sinh tử khổ đau, và hướng kia vận hành dẫn đến giải thoát, hạnh phúc (hay chấm dứt phiền não, khổ đau). Bàn về hai hướng vận hành nầy thì có nhiều, rất nhiều kinh Bắc tạng và Nam tạng. Tại đây chỉ giới thiệu ít kinh tiêu biểu:

Chánh tri kiến (kinh số 9, Trung bộ I, Nikàya – có kinh tương đương ở A hàm).

Kim Cang Bát Nhã

Thất giác chi (Tương Ưng bộ kinh V, Nikàya)

Kinh Chánh tri kiến nên đọc lại và phân tích kỷ bộ kinh nầy.

Theo kinh Chánh tri kiến, do vì con người thường tác ý về các ngã tướng của mọi sự vật, xem các ngã tướng là có thật nên các tâm tham, tâm sân, tâm si hiện khởi dẫn đến hệ quả tâm lý dao động, tác động lên các hành động của thân, lời và ý mà biểu hiện ra mười nghiệp bất thiện đưa đến khổ đau. Tâm lý ấy vận hành ra một thế giới của Tam giới (Tibhava) sinh diệt, của ngã tướng sinh diệt.

Nếu con người tác ý Vô ngã hay như lý tác ý (Yoniso manasikàro) thì tâm lý không tham, không sân, không si hiện khởi (vô sân = từ tâm) và điều động các hành động của thân, lời và ý mà biểu hiện ra mười nghiệp thiện. Tâm lý nầy, do trí tuệ điều động, vận hành thế giới tâm lý của sự vắng mặt các ngã tướng, ngã tướng – thế giới nầy gọi là thế giới vô minh. Con đường dập tắc phiền não, khổ đau chỉ giản dị có thế và gọi là con đường tuệ quán.

Kinh Kim Cang Bát Nhã: Nếu các hành giả để tâm chìm vào các ngã tướng thì tham, sân, si, sẽ dấy khởi, tâm lý sẽ dao động, không an trụ. Các ngã tướng ấy được kinh Kim Cang xếp vào tám phạm trù:

Ngã tướng (perception of self): Tưởng Cái nầy là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi.

Nhân tưởng (perception of personality): Tưởng rằng có một cá thể thường hằng luân hồi, tái sinh từ đời này sang sang đời khác.

Chúng sinh tưởng (perception of being): Tưởng rằng có một ngã thể biệt lập của các hiện hữu, đồng nhất với chính nó qua các thời điểm khác nhau.

Thọ giả tưởng (perception of soul): Tưởng rằng bên trong con người có một ngã thể thường hằng tồn tại từ khi sinh cho đến khi chết.

Pháp tưởng: Tưởng rằng các pháp thực sự hiện hữu.

Phi pháp tưởng: Tưởng rằng có một hiện hữu chân thật ở ngoài các pháp.

Tưởng: Tin tưởng cái tưởng tạo ra tính chất của các hiện hữu là có thực trong thực tế.

Phi tưởng: Tin rằng thế giới chân thật thì ở ngoài tưởng.

Nếu tâm lý không rơi vào tám phạm trù ngã tướng ấy thì sẽ đi ra khỏi các nhân tố gây ra tâm lý dao động và sẽ được an trụ. Đấy là những gì mà một Bồ tát hành Lđộ Ba La Mt phải làm, qua kinh Kim Cương. Đấy là công phu  như lý tác ý, hay tác ý vô ngã tướng, gọi là Thiền quán.

Pháp Thất giác chi (Tương Ưng V): Con đường thực hiện trí tuệ của Thất Giác Chi, qua Tương

Ưng V, tựu trung là: Liên tục tác ý vô tướng, hay như lý tác ý thì sẽ đi đến kết quả: ngũ triền cái được đoạn trừ.

Ngũ cái là thức ăn của vô minh nên khi Ngũ cái bị đoạn trừ thì vô minh đi đến bị đoạn trừ, minh khởi.

Nếu thực hành liên tục như thế thì Nim giác chi sinh khởi, theo công phu ấy, Trch pháp, H, Khinh an, Định và X giác chi hiện khởi. Xả giác chi hiện khởi sẽ dẫn đến kết quả Minh và Giải thoát hiện khởi, Vô minh và khổ đau diệt.

Con đường thực hiện trí tuệ của Phật giáo giản dị là thế. Nhưng bởi con người có các nhận thức, lòng dục, ý chí, từ tâm và thiên hướng khác nhau mà lòng trăn trở khác nhau về ngõ đường thực hiện khiến có ra các hệ phái, pháp môn tu khác nhau.

Nếu thấy rõ công phu chính của mỗi cá nhân để hàng phục tâm lý dao động của chính mình là như lý tác ý (yoniso manasikàro) thì các cá nhân sẽ đi ra khỏi các thắc mắc về bộ phái, về pháp lớn, nhỏ, về sự hư thật của các hiện hữu. Bấy giờ vai trò triết lý sẽ chấm dứt cùng lúc với các quan điểm di biệt, mùa xuân của tâm thức sẽ có mặt mãi với cuộc đời như là sự kiện Mc v xuân tàn hoa lc tn. Đình tiền tc d nht chi mai.

6. Áp dụng các giáo lý vào đời sống hằng ngày để nhiếp phục các phiền não tức thời:

Áp dụng theo các phương các tâm lý giáo dục (Guidance & Counseling).

Đừng tác ý đến các đối tượng gây ra phin não bng cách chú tâm vào cac đối tượng khác.

Khởi lên từ tâm (Bi hạnh của Bi – Trí – Dũng).

Quán niệm, tác ý đến vô thườngkh đau và vô ngã để xả tâm chp ngã.

Hành thiền ch cho đến khi tâm khá tĩnh lặng thì phiền não sẽ tan đi, chìm lắng đi.

Tưởng niđến Pht, T.

V.v…

III. KẾT LUẬN

Giáo lý Phật giáo tuy nhiều, nhưng tựu trung chỉ nói đến khổ và con đường diệt khổ. Nguyên nhân của khổ, bao gồm cả phiền não hằng ngày, đều do chấp ngã, tham dục mà ra. Chế ngự lòng tham dục chấp thủ là chế ngự phiền não. Người Phật tử cần tự mình nhận thức rõ và tự mình thực hiện con đường, không nên chờ đợi một phép lạ nào khác ngoài việc khởi niệm, tác ý của mình. Nếu muốn là được thì nếu muốn không phiền não sẽ không có phiền não.

Tất cả là do mình, mỗi cá nhân chủ động về tâm lý của mình. Thấy rõ dục vọng và chấp ngã là khổ – chưa thấy sâu sắc thời cần phải quan sát, suy nghĩ cho đến khi thấy sâu sắc – thì liền khỏi dục vọng, chấp ngã. Rời khỏi dục vọng thì liền rời khỏi phiền não.

Nếu còn điều gì thắc mắc thì vấn đề đó thuộc về cá nhân của mình, tự mình phải thấy rõ và tự giải quyết vấn đề.

Nguồn: https://sentrangusa.com/category/tu-hoc-huan-luyen/trai-phu-lau-na/

No comments:

Post a Comment