Wednesday, September 27, 2017

XỨ NẪU- TẠI SAO CÓ TÊN GỌI THẾ? và Ngôn ngữ xứ Nẫu



Eo Gió - Nhơn Lý
Bãi Bấc - Nhơn Lý
Một số hình ảnh qua cầu Thị Nại về thăm quê hương Nhơn Lý (Phước Lý) - Ảnh: BXK


XỨ NẪU - TẠI SAO CÓ TÊN GỌI THẾ?

Sinh viên của chúng tôi đi sưu tầm phần nhiều là từ các tỉnh Bắc Trung bộ đến vùng Nam trung bộ này lại gặp trở ngại về phương ngữ rất khó nghe khó ghi chép.  Một trong những số đó là vấn đề "nậu", "nẫu"...

Sưu tầm bài viết dưới đây:
"Xứ Nẫu"- Tại sao có tên gọi thế?

Bạn bè phương xa hay gọi Phú Yên quê tôi là xứ Nẫu. Một lần đồng nghiệp phương Nam du thuyền trên biển Vũng Rô vui miệng hỏi rằng: "Vì sao quê ông được gọi là xứ Nẫu. Nẫu có nghĩa là sao?".....
Ba Đà Rằng tôi toát mồ hôi hột lúng túng như gà mắc tóc định bụng giải thích ấm ớ cho qua thế nhưng mồm miệng cứ lúng búng lùng bùng như ngậm hột thị bởi chưng quá bí nói chẳng nên lời. Vậy là đành cất công tìm hiểu một từ phương ngữ đặc trưng của quê mình và cũng vỡ ra đôi điều. Xung quanh chữ Nẫu dài lắm xin tóm lược như sau:

....Năm 1558 chúa Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào nhận trọng trách Tổng đốc Thuận Quảng (Thuận Hóa Quảng Nam) ra sức củng cố cơ nghiệp đất phương Nam theo lời dạy của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoành Sơn nhất  vạn đại dung thân" (Một dải hoành sơn đủ để tạo cơ nghiệp muôn đời). Lúc ấy Thừa Tuyên (đơn vị hành chính cấp tỉnh) Quảng Nam kéo dài từ nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông. Năm 1578 chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan đưa lưu dân (người nghèo không sản nghiệp) khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả. Sau 33 năm khai phá vùng đất mới hình thành làng mạc năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên (trực thuộc Thừa Tuyên Quảng Nam) gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629 chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên (đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cả xứ Đàng Trong từ Quảng Bình vào Phú Yên có bảy dinh). Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như phường nậu man.

Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa phường Sông Nhiễu. Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề người đứng đầu gọi là đầu nậu. Sách Đại Nam Thực Lục (tiền biên) ghi rõ: "Nậu nguyên nghĩa là làm cỏ ruộng rồi chỉ làng xóm và sau nữa thành tên một đơn vị hành chính quản lý một nhóm người có cùng một nghề".

Ví dụ: "Nậu nguồn" chỉ nhóm người khai thác rừng "Nậu nại" chỉ nhóm người làm muối "Nậu rổi" chỉ nhóm người bán cá "Nậu rớ" chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ "Nậu cấy" chỉ nhóm người đi cấy mướn "Nậu vựa" chỉ nhóm người làm mắm...

Do sự phát triển của xã hội Đàng Trong năm 1726 chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định phạm vi chức năng của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính như "Thuộc" "Nậu" bị xóa bỏ. Khái niệm thành tố chung cấp hành chính "Nậu" được biến nghĩa dùng để gọi người đứng đầu trong đám người nào đó và sau này dùng để gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Từ "Nậu" không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ:

Ví dụ: - Chiều chiều mây phủ Đá Bia Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng Mất chồng như nậu mất trâu Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm. - Tiếc công anh đào ao thả cá Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu. - Ai về nhắn với nậu nguồn Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.

Từ chữ "Nậu" ban đầu phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi.

Ví dụ: Ông ấy bà ấy được thay bằng: "ổng" "bả". Anh ấy chị ấy được thay bằng: "ảnh" "chỉ". Và thế là "Nậu" được thay bằng "NẪU .

NẪU đã đi vào ca dao Bình Định Phú Yên khá mượt mà chân chất: Thương chi cho uổng công tình Nẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ. Phương ngữ Thuận Quảng (Thuận Hóa - Quảng Nam) với "mô tề răng rứa chừ" vượt qua đèo Bình Đê (ranh giới Bình Định - Quảng Ngãi) được đổi thành "đâu kia sao vậy giờ". Và đặc trưng ngữ âm của vùng Nam Trung bộ (Bình Định - Phú Yên) không phân biệt rạch ròi cách phát âm dấu hỏi và dấu ngã. Đặc biệt bà con vùng biển từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Gành Đỏ (Sông Cầu-Phú Yên) các âm dấu ngã đều phát âm thành dấu hỏi. Riêng đồng bằng Tuy Hòa khi phát âm không phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã.

Bởi vậy "NẨU" hay được phát âm là "Nẫu". Đồng bằng Tuy Hòa trù phú nhiều nhà giàu trong vùng cho con cái đi học chữ phương xa. Các vị có chữ nghĩa viết chữ "Nẩu" theo phát âm quen miệng thành chữ "Nẫu". Một thời cơ cực thành ngữ "buồn nẫu ruột" "trái cây chín nẫu" (chín úng)... cũng góp phần hóa thân chữ "Nẩu" thành chữ "Nẫu". Vậy là chữ "Nẫu" theo kiểu phát âm phương ngữ trở thành từ cửa miệng đi vào thơ ca báo chí.

Đặc biệt chữ "Nẫu" chết tên với vùng đất Phú Yên khi nhạc sĩ Phan Bá Chức ký âm bài Trách phận (còn gọi là "Nẫu ca") dân ca Phú Yên theo điệu Xuân Nữ của dân ca bài chòi Khu V do Nguyễn Hữu Ninh sưu tầm trong dân gian được thể hiện bởi nghệ sĩ Hoài Linh - Việt kiều gốc Phú Yên. Hồi còn tỉnh chung Phú Khánh Ba Đà Rằng này làm thư ký giúp việc cho nhà thơ Văn Công (quyền chủ tịch tỉnh) theo ông về các địa phương thúc giục chuyện nghĩa vụ "lúa lang lợn lạc" cho tỉnh. Tỉnh quá xa địa phương nào cũng có nhu cầu phát triển riêng của mình tìm mọi cách giữ lại chút ít để "lo phận mình" tỷ như xây dựng trụ sở UBND thị xã Tuy Hòa năm 1985 bị quy chụp là cục bộ. Bà con không buồn phiền gì chuyện đó và bào chữa thật dễ thương: Tỉnh dài huyện rộng xã to Nẫu lo phận nẫu mình lo phận mình. Còn nếu cán bộ cấp trên về ép việc này việc nọ thì cũng có câu phản kháng nhẹ nhàng: Nẫu dìa (về) thì mược nẫu dìa Lăng xăng lít xít nẫu chê nẫu cười. Còn Ba Đà Rằng này tài sơ trí thiển Nẫu nói gì mược Nẫu (người ta nói gì mặc người ta) cũng bạo gan trao đổi đôi điều về "Nậu-Nẩu-Nẫu" như một nhàn đàm vui đón xuân. Rất mong các bậc cao minh vui lòng chỉ giáo để sáng tỏ thêm một từ phương ngữ đặc trưng của Nam Trung bộ.

Người Bình Định Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "nẫu" (bọn họ người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.

Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ nhiều câu rất độc đáo cũng không lẫn vào đâu được đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn "nẫu" "dẫy ngheng" (vậy nghen) "dẫy á" (vậy đó) "dẫy na"(vậy à?) "chu cha" (có tính chất cảm thán kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu" "dẫy ngheng" "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi như ngấm vào máu thịt không quên được bởi "nẫu" "dẫy ngheng" "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa sắc thái tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.

Quãng năm 1997-1998 tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá nhặt cá rơi vãi mỗi khi thuyền về chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã lọm khọm. Chị nghèo gia đình anh cũng vậy lại là thân nhân liệt sĩ nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": "Dẫy á!".

Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.

Gần đây vào giữa trưa lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn reo  tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ đây không phải nhà anh Bảy có lẽ chị nhầm số". "Ủa lộn số hén? Thâu (thôi) dẫy ngheng". Rồi cúp máy.

Cái câu "dẫy ngheng" rất tròn vành rõ chữ lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ "dẫy ngheng" cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.

Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ dẫy mã.  Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói vừa kể.

Trong những lúc trà dư tửu hậu nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.

Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471) nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471 vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định Phú Yên ngày nay.

535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu hợp lưu giữa các nền văn hóa cái lắng đọng lại chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.

Lâu nay các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận mà chưa được phân tích lý giải tường tận.

Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải phân tích cặn kẽ tận tường.

Văn hóa Bình Định văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong qua câu hát bội thô mộc chất phác qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu như Huế đã có phương ngữ xứ Huế thì "chu cha" hay biết bao.

Sưu tầm


Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "Nẫu" (bọn họ, người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.
Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ, nhiều câu rất độc đáo, cũng không lẫn vào đâu được, đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn, "nẫu", "dẫy ngheng" (vậy nghen), "dẫy á" (vậy đó), "dẫy na"(vậy à?), "chu cha" (có tính chất cảm thán, kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi, như ngấm vào máu thịt, không quên được bởi "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa, sắc thái, tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.
Quãng năm 1997-1998, tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó, tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp, thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá, nhặt cá rơi +++ mỗi khi thuyền về, chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh, lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã lọm khọm. Chị nghèo, gia đình anh cũng vậy, lại là thân nhân liệt sĩ, nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật, chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": "Dẫy á!".
Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.
Gần đây, vào giữa trưa, lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn réo, tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa, không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ, đây không phải nhà anh Bảy, có lẽ chị nhầm số". "Ủa, lộn số hén? Thâu (thôi), dẫy ngheng", rồi cúp máy.
Cái câu "dẫy ngheng" rất tròn vành rõ chữ, lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi, mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ "dẫy ngheng" cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.
Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ, dẫy mả. Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường, thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế, lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói, vừa kể.
Trong những lúc trà dư tửu hậu, nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu, nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi, nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.
Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định, Phú Yên ngày nay.
535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu, biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu, hợp lưu giữa các nền văn hóa, cái lắng đọng lại, chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu, trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói, ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ, đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.
Lâu nay, các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng, những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận, mà chưa được phân tích, lý giải tường tận.
Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định, Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí, những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải, phân tích cặn kẽ, tận tường.
Văn hóa Bình Định, văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong, qua câu hát bội thô mộc chất phác, qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng, qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu, như Huế đã có phương ngữ xứ Huế, thì, "chu cha", hay biết bao.
* * *
Có lần Nắng thắc mắc hỏi mẹ tại sao người ta gọi mình là dân Nẫu? Mẹ kể chuyện rằng, "Ngày xưa có người con gái quen lính Sài Gòn ra miền Trung đóng đô, khi quân dịch dời ngũ nẫu lại bỏ đi". Người con gái mới có những câu hò "Nẫu dìa quê nẫu bỏ quên ta!" và còn biết bao nhiêu bài dân ca than trách nẫu thành ra người nghe gọi chọc dân miền Nẫu.
Thật buồn cười trách Nẫu để thành hổng biết Nẫu là ai? Là người ta hay là mình? Chữ Nẫu có nghĩa là người ta nhưng người ta nghe chữ nẫu hoài lại đặt chất giọng đó là "dân người Nẫu". Dân Nẫu thật thà dể chịu nên ai cho gì cũng thích mà làm gì dám trách! Hahah

Lê Huy sưu tầm
Nguồn: Diễn Đàn Sinh Viên Cao Đẳng Xây Dựng Số 3 / Tuy Hòa - Phú Yên

Tuesday, September 26, 2017

While Eating Vegetarian Food I Remembered My Mother


While Eating Vegetarian Food I Remembered My Mother

It's just that simple--
A bowl of vegetable, soy sauce, with stream rice
Pure and delicious as my Mother's love year in and out
Whenever I am lonely or have a heartache
I then missed my Mom even more
My dear Mom gently passed in an autumn night
And like that, it was nearly two years passed.
My mother is shimmering beautiful inside out-
her inner values and characters along with love and beauty
Mother is the stream of infinite love
Mother is the realm for us to call home.

Oh, my Mommy!

Đọc tiếng Việt ở đây - Read this poem in Vietnamese here.
Ăn Chay Nhớ Mẹ

Monday, September 25, 2017

THE VIETNAM WAR: MISREPRESENTATION & FALSE PRETENSES

Với tác giả Lưu Nguyễn Đạt và bàn tay Hy vọng của Ông tại vườn sau nhà của nghệ nhân đa tài.
THE VIETNAM WAR: 
MISREPRESENTATION & FALSE PRETENSES

MISREPRESENTATION
An assertion or manifestation by words or conduct that is not in accord with the facts. Misrepresentation is a tort, or a civil wrong.
A misrepresentation is an untrue statement of fact that induces a party to enter a contract. Furthermore, to pursue a claim against the person who made the misrepresentation, the claimant must show that he or she relied on the untrue statement of fact when deciding to enter the contract and that the misrepresentation led to damages to the claimant.       

FALSE PRETENSES
False pretenses are obtained by a false representation of a material past or existing fact which the person making the representation knows is false made for the purpose of causing and which does cause the victim to pass title to his property.

Case Study 1: Miss Saigon, 
a musical by Claude-Michel Schönberg and Alain Boublil, with lyrics by Boublil and Richard Maltby, Jr. It is based on Giacomo Puccini’s opera.
1.The setting of the plot is relocated to 1970s Saigon community during the “Vietnam War” [sic], and the epic love story is represented by a romance between an American GI and a Vietnamese bargirl/prostitute.
2.The fact of naming a bargirl/prostitute under a common appellation of Miss Saigon [title given to all female citizens of the former Capital of South Vietnam] shall be considered  a misrepresentation or untrue statement of fact that induces viewers and ordinary people to expect encounter any female citizen of Saigon, past & present, be bargirl/prostitute.
3. The misrepresentation is negligent if made by careless ignorance; fraudulent, if the misreprentation occurs when a contracting party [musical author/Official Broadway site] knowingly makes an untrue statement to attract clientele among former GIs, American Vietnamese/Asian communities, and any other interested parties.
4. The fraudulent or negligent misrepresentation of Miss Saigon [a bargirl/prostitute] may be considered a libel: broadcasting through a show opera an untruth about Miss Saigon-in-general, doing harm to all female citizens of Saigon, the former Capital of South Vietnam … The fraudulent or negligent misrepresentation of Miss Saigon [a bargirl/prostitute] may be considered defamatory if it tends so to harm the reputation of Miss Saigon-in-general, as to lower her in the estimation of the global community or to deter third persons from associating with her.
5. Figuring Miss Saigon [a bargirl/prostitute] and the Engineer [as an intellectual pimp] as sole characters representating the Vietnamese culture during the “Vietnam War” [sic] is a derogatory, insulting defamation.  Under the same misrepresentation & false pretenses, the communist regime of Hanoi once called the Vietnamese refugees “American whores & pimps” to arrogate Saigon & usurp its citizens’ properties.

Case Study 2: THE VIETNAM WAR, a film by Ken Burns & Lynn Novick
PART 1 [Sunday, Sep 17, 2017] on WETA & PBS banked on Nguyễn Ai Quốc with more time on the screen, compared to other historical/political figures [French, Vietnamese, American]. He should be awarded best “Actor” of the episode.
Nguyễn Ái Quốc/Quắc [with translation, The Patriot] was magnified as a historical rising star & singled out as the predominant Vietnamese hero & sole patriot against the French colonialism in Vietnam which lasted more than eight decades; and ready to be considered a respectful combatant and a valuable contender of the Americanized war in Vietnam. Is it a predetermined justification for Potus Nixon to say “No More Vietnams” and for the Americans to retreat in “peace and honor”, without losing face?  The show featured a concordance pattern to equalize good enemies and good losers — all braves.
With this “celebration” in mind, the film makers deliberately left out:
1. So many generations and factions of Vietnamese revolutionaries & combatants against the French Colonial Regime;
 
2. The participation of other Vietnamese political factions joining the political entity Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội [also known as Việt Minh] which was conceived primordially as a Vietnamese Alliance for Independence, later usurped by the Vietnamese Communist faction.
3. The fact that Nguyễn Ái Quốc was not only a Soviet Komintern agent, but also had multiple assumed names/aliases, the last one Ho Chi Minh, documented recently by a taiwanese scholar as a Chinese officer known as Hồ Tập Chương of Hakka origin. Are these mystifications political lies and usurpations?  But the multiple political backgrounds of Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh sufficiently reveal his affiliation with and devotion to  the Soviet Komintern (Communist International), The Soviet Union (USSR) & the Chinese Communist Party (CCP), more than his “own?” country.
4. The fact that the French intended to set up a pitched battle to draw out the Vietminh forces and destroy them at Dien Bien Phu.  However the fiasco of this piece battle in May 1954 was due to [a] the decision of The United States to avoid overt direct intervention, contrary to the Mutual Defense Assistance Act [President Dwight D. Eisenhower indeed stated, “Nobody is more opposed to intervention than I am”], while [b] the Viet Minh, with massed troops and heavy artillery on surrounding positions, received considerable aide, training and leadership from China.
The introductory notions from Part 1 of the film are provided to shape up the architecture of the so called VIETNAM WAR in different facets, with provided  formulation to end it in “peace & honor” for America. 
The following episods are almost replica of the SAME & PREFAB PATTERN of the conduct of war:
1. Only two-sided battlefields between [a] US Armed Forces VS Vietnamese People’s Army (VPA), also known as North Vietnamese Communist regular forces & its satellite NLF/VietCong; while [b] The Army of the Republic of Vietnam (ARVN) also known as the South Vietnamese Army (SVA), was almost eclipsed or shown as scapegoat for military fiasco in the “Americanized War” in Vietnam [See Nixon’ s “No More Vietnams” & Its “Vietnamization”].
2. Opposed to full-motion, the war happening scenes are shaped with a constant “cinematic” cutscene pattern of [a] well organized & motivated war conduct by the North Vietnamese VPA & NLF/VietCong versus [b] inaccurate tactics & strategies of the US Armed forces, with [c] incompetent military intelligence, and [d] unfit alliance from South Vietnam regime & its ARVN.
3. Constant reminiscence of “Vietnam Syndrome” perspectives & false justification by selective or convenient American film archive & Hanoi propaganda “color” film footage.
THE VIETNAM WAR, a film by Ken Burns & Lynn Novick is fundamentally unreliable, unhistorical, and biased. A super media misrepresentation.
We do respect the needs for America Internal Reconciliation, but we continue to claim for the rehabilitation of the Real History vis-à-vis Vietnam as a nation & its people [both sides/both sights] victimized & cheated by the Cold War/The Containment Doctrine [ending deus ex machina with the “Fall of Saigon”]. Berman: “No Peace no Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam”.
Containment is a geopolitical strategy to stop the expansion of an enemy. It is best known as a Cold War foreign policy of the United States and its allies to prevent the spread of communism. As a component of the Cold War, this policy was a response to a series of moves by the Soviet Union to increase communist influence in Eastern Europe, China, Korea, Africa, and Vietnam. Containment represented a middle-ground position between detente and rollback. [Wikipedia]
Indeed, THE VIETNAM WAR [sic] was not a “war of the people, by the people, and (especially) for the people” of Vietnam.  Vietnam during the Cold War and the Containment Doctrine era was only a geopolitical detour (or a “monkey bridge” of temporary use] to America, China, and Russia coexistence conspiracy: the so-called “Paris Peace Accords”, 1973 was made in China, for the interests/short term benefits of the USA and for the international supremacy classification — USA number One.  China number 2, etc.
THE VIETNAM WAR, by itself is conducted under false pretenses of generating & defending democracy in Vietnam.  Instead, it was “implanted” in Vietnam by the geopolitical strategy of “containment”  for the pursuit of the Cold War and the rise of Super Powers towards world supremacy.  Vietnam & its people are only the geopolitical steppingstones of this War of deception. 
By the fact, the side effects of the false & pretended “VIETNAM WAR” present three aftermatch realities — of real (clear) politics:
1. Reeducation [detention/forced labor] camps & reversed “empty/illiberal” democracy in [liberated, independent, but sinicized] Vietnam;
2. Folkloric & cinematic “Vietnam syndrome” in the USA;
3. And a super Frankenstein’s monster “made in China” with fake capitalist & neo-imperialist ambitions, competing in world terror by aggression & counterfeit.
The cinematic & historic VIETNAM WAR duly pay respect to Sir Winston Churchill for saying: “We have no permanent friends and we have no permanent enemies; but we have permanent interests.” 
Anything else is conflict justification towards conflict stabilization with more than five million war deaths and casualties among North & South Vietnamese soldiers, civilians, detainees, boat people, refugees; and 58,000 Americans killed.

Luu Nguyen Dat, PhD, LLB/JD, LMM
Michigan State University

Phần giới thiệu Chiến Tuyến Việt Nam, Từ Chủ Nghĩa Be-Bờ của Hoa Kỳ...

Đêm 12 tháng 9, 2017 tại Kennedy Center, Washington, DC có  buổi trình chiếu tóm tắt phim [Screening of clipsTHE VIETNAM WAR, do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra [mười năm!?] thu thập tài liệu để thực hiện cuốn phim 10 đoạn [18 tiếng] này.
Phim đã được trình chiếu kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình WETA TV 26 & PBS của Hoa Kỳ, lúc 8 giờ tối miền Đông Hoa Kỳ. 
Ngay trong phần trình chiếu mở đầu và những đoạn kế tiếp, hầu như người làm phim tài liệu THE VIETNAM WAR [sic] chỉ nhằm vào vài điểm “tiền chế” để hướng dẫn khán giả chấp nhận một thành kiến sai lầm nhiều thiếu sót, với cố định xoá nhoà lịch sử:
  1. Cái gọi là THE VIETNAM WAR được dẫn giải như sự tiếp nối của cuộc chiền chống Thực Dân Pháp, với cái công to lớn, độc nhất vô nhị của kép độc muôn mặt Nguyễn Ái Quốc/Quắc/Hồ Chí Minh, mà cố tình bỏ sót các nhà cách mạng và các đoàn thể, đảng phái chính trị Việt Nam khác cũng một lòng yêu nước, chống đô hộ Pháp. Chứng cớ khi nhắc tới tổ chức chống Pháp dưới danh xưng Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội [gọi tắt là Việt Minh, trong đó có nhiều “đồng minh” quốc gia Việt Nam] cuốn phim tài liệu một chiều chỉ coi đó là sản phẩm duy nhất của nhóm đảng cộng sản, dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, vốn là cán bộ Nga sô tại mặt trận Đông Dương.
  2. Ngay cả trận cận chiến [pitched battle] tại lòng chảo Điện Biên Phủ, mà Quân Đội Viễn Chinh Pháp muốn gài bẫy dụ bộ đội Cộng Sản Việt Minh lộ diện để tiêu diệt, đã bị trở cờ thành thất bại. Cuốn phim không hề viện dẫn hai lý do chính – [a] Hoa Kỳ và Anh quốc quyết định bỏ “đồng minh” Pháp vào giờ phút chót nên không cung cấp phi vụ rải bom cần thiết và cũng từ chối trực tiếp tham gia cuộc chiến quyết liệt này như đã cam kết, trong khi [b] Trung Cộng tăng cường tiếp viện nhu liệu, vũ khí nặng và cử tướng Vi Quốc Thanh đôn đốc chỉ huy mặt trận. Trong màn ảnh chỉ nhắc tới công lao vĩ đại của Tướng Võ Nguyên Giáp, độc diễn thắng trận.
  3. Hình ảnh chắp nối các cuộc giao tranh tại Miền Nam từ 1963 cũng đưa ra những thành công lớp lang, quy mô, đánh kính, đáng hãi của quân đội chính quy Bắc Việt và lực lượng “Giải Phóng Miền Nam”, gọi chung là Việt Cộng, trong khi Quân Đội Hoa Kỳ thường thất bại vì đơn độc tác chiến, lúng túng ngô nhận chiến trường xa lạ, với hệ thống tình báo yếu kém, thất thường.
  4. Bên cạnh chênh lệch là chính thể Việt Nam Cộng Hoà và quân đội quốc gia đều bị cuốn phim xao nhãng, hay chớp nhoáng tung hình ở mức độ kém cỏi, thác loạn, cốt để “tiền định” sự thất bại chẳng đặng đừng của cái gọi là THE VIETNAM WAR.
  5. Tất cả cuốn phim điển hình trên hoàn toàn dùng những tài liệu cắt xén từ kho tài liệu giải mật quân sự Hoa Kỳ, chắp nối với những đoạn hình ảnh [ma-dze in (North) Vietnam] sẵn sàng bắc loa tuyên truyền, tô màu đánh bóng chế độ CSVN và quân lực liên hệ, với mục đích chính là chứng minh CSVN đáng thắng và Quân Đội Hoa Kỳ tương xứng đương đầu với địch tài giỏi, để xứng đáng bỏ cuộc, xứng đáng hoà hoãn trong danh dự. No More Vietnams. Peace & Honor.
Có thể nhận xét một cách tổng quát, công trình 10 năm thu thập tài liệu đúc kết thành cuốn phim trên không gì đặc biệt, không khác mấy những tài liệu đã từng chiếu trên màn ảnh nhỏ thập niên 60/70 tại Hoa kỳ làm thối chi các gia đình có con em tham chiến tại Việt Nam lúc đó.  Chỉ khác là bộ phim được uốn nắn, với vài phần nhận định cập nhật để làm vui lòng, hoà giải công chúng Hoa Kỳ, đã từng bị chia rẽ bởi cuộc chiến tại Việt Nam.
Đáng lẽ bộ phim này nên mang tên là POST VIETNAM SYNDROME thì đúng hơn, vì người làm phim và cơ sở tài trợ [Bank of America] không hề đặt trọng tâm vào mục tiêu chấn hưng lịch sử của cái gọi là THE VIETNAM WAR, mà chỉ muốn thực hiện một công trình dân vận tâm lý chiến [Civic Psycho War], mong hoà giải công luận Hoa Kỳ khỏi căn bệnh tâm lý Vietnam Syndrome còn day dứt từ thế kỷ trước. 
Bank of America proudly sponsors THE VIETNAM WAR, fostering dialogue through different perspectives, in conversations, turning moments that could divide us into opportunities, to unite us…it’s just one way we are enabling social and economic progress to help build strong local communities.
Trong những buổi trình chiếu phim trên, đa số khán giả Mỹ chính gốc đều hể hả, thoả mãn. Còn số nhỏ khán giả người Mỹ gốc Việt đều âm thầm, lạc lõng, vì không thấy “dấu tích” họ và tầm vóc chính thực của “Chiến Tranh Việt Nam” trong đó.
Quả thật, bộ phim THE VIETNAM WAR này không danh chính ngôn thuận, vừa mạo danh cuộc chiến, vừa phiến diện, thiếu sót [biased/incompleted], không đủ tầm vóc giải thích căn nguyên cuộc chiến, xuất xứ từ những tranh chấp ý thức hệ quốc tế giữa Tây Phương/Hoa Kỳ và khối cộng sản Nga Hoa, và “được viễn kiểm” bởi các chũ thế giao tranh đó.
Mạo danh vì THE VIETNAM WAR không thực sử xuất phát từ nhu cầu và quyền lợi dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc, nên chỉ đáng gọi là THE VIETNAMESE BATTLEFIELDS [“Những Bãi Chiến Trường Việt”]  hay CHIẾN TUYẾN VIỆT NAM của cuộc tranh chấp quốc tế mà thôi, như The KILLING FIELDS tại Kampuchia vậy.
Hơn một triệu binh sĩ Việt tử nạn cả Nam lẫn Bắc, hơn hai triệu dân Việt chết oan trong cuộc chiến viễn kiểm, với hậu cảnh ba/bốn triệu dân, cán, chính Việt, người tù đày “cải tạo”, kẻ bỏ mạng trên rừng, ngoài biển, kẻ vất vưởng nơi đất khách quê người, tất cả là những nạn nhân “âm thầm” của cuộc giao tranh quốc tế, mà bộ phim THE VIETNAM WAR chỉ lướt qua như những kép phụ, những vai vế hậu cảnh [figurants] chớp nhoáng tạm bợ, những vai diễn nhất thời trong một vở tuồng quốc tế, mà cốt truyện và chương trình diễn xuất đều ở ngoài tầm hiểu biết và khả năng quyết định “xuất hiện” của họ.
The Vietnam Syndrome, in US politics, is a non-medical conservative term referring to public aversion to American overseas military involvements, following the domestic controversy over the Vietnam War, which ended in 1975. Since the early 1980s, the combination of a public opinion apparently biased against war, a less interventionist US foreign policy, and a relative absence of American wars and military “Vietnam paralysis” are all the perceived results of the syndrome.[Wikipedia]
Chính quyền Nixon năm 1969 đã xuất thần phát sinh một từ ngữ “xiêu” chiến lược vừa thực tế, vừa phũ phàng mỉa mai: “The Vietnamization Strategy” để minh thị trao cuộc chiến quốc tế/Hoa Kỳ/ cho đồng minh Việt, vốn là toán đá phụ từng bị “treo giò”.
President Nixon announced his Vietnamization strategy to the American people in a nationally televised speech on November 3, 1969. He emphasized how his approach contrasted with the “Americanization” of the war that had taken place under his predecessor, President Lyndon B. Johnson… In the previous administration, we Americanized the war in Vietnam…”
Mỉa mai vì các “đồng minh” phụ [cả Nam lẫn Bắc] và toàn dân Việt chỉ là những tác viên dư thừa đã vụng về đón quan khách Tây/Mỹ/Nga/Hoa tới đấu đá, tiện việc “ăn ốc” Cửu Long/Hồng Hà, rồi cả nhà “Hậu Đại Việt” tranh nhau “đổ vỏ ốc” cho đại khách quốc tế.  Đôi khi các kép phụ còn say sưa hơn các kép độc dòng chính thống, dù tư bản hay cộng sản.
Trên đây chỉ là phần bình luận có chứng cứ về một bộ phìm tầm thường, không đáng bỏ thì giờ xem và “học hỏi” qua 10 đoạn [18 tiếng] tài liệu phù phiếm, có chủ đích chữa chạy, có thành kiến ăn có.
Với tầm nhìn chân thực, toàn diện của những người trong cuộc, của những ai từng là nạn nhân và nhân chứng cuộc giao tranh quốc tế trên mảnh đất Việt, thì bộ phim THE VIETNAM WAR là một biểu lộ sai lạcmột phương trình xuyên tạc [false & misleading statement,  a misrepresentation] về một cuộc chiến giả tạo, lừa gạt̀  [deceptive war, under false pretenses] tại Việt Nam. 
Thật vậy, cuộc chiến quốc tế tại chiến tuyến Việt Nam, lấy danh nghĩa giả mạo là xây dựng và bảo vệ Dân Chủ Tự Do cho Miền Nam Việt Nam, nhưng thực sự là để [a] giải quyết các tranh chấp nội bộ giữa Hoa Kỳ, Nga, Hoa [b] bằng Chiến lược Be-Bờ [Containment Doctrine], trường kỳ kháng chiến tới độ kiết sức, cuối cùng [c] để xả hơi [detenterồi chia chác quyền lợi và vị thế bá chủ hoàn cầu: nhất Mỹ, nhì Tầu, v.v.
Hậu cảnh của cái gọi là THE VIETNAM WAR là ba trạng thái thực tế đáng ái ngại:
  1. Nhà tù và chế độ độc tài phi nhân, phản dân chủ tại Việt Nam độc lập, nhưng sẵn sàng chấp nhận Tầu đô hộ;
  2. Tại Hoa Kỳ, bề chìm với hiện tượng suy nhược tinh thần tập thể, dưới dạng “Vietnam syndrome” trong khi thực tế tại bề nổi thì Hoa Kỳ đã trở thành Đệ Nhất Siêu Cường Quốc, lâu lâu tái diễn màn xuống đường động viên tự hoà tự thắng;
  3. Và tại Chấu Á thì thời cuộc Toàn-Cầu-Hoá và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã tạo ra con Siêu Quỷ [thứ "Frankenstein' s monster"] -- Khủng Long “made in China”, mỗi lúc vùng vẫy tham vọng tân đế quốc, vừa thực dân, vừa xặc mùi xì dầu đồ nhái.
Cuốn phim và cuộc tranh hùng liên quan tới THE VIETNAM WAR đã triệt để noi theo xấm trạng Winston Churchill: “We have no permanent friends and we have no permanent enemies; but we have permanent interests.” [Ta không có bạn vĩnh viễn và không hề có kẻ thù muôn thuở; mà chỉ có quyền lợi hằng cửu].
Riêng về quyền lợi hằng cửu Hoa Kỳ và quyền lợi vĩnh viễn các đối tác Nga Hoa, thì THE VIETNAM WAR đã đóng góp hơn 5 triệu tử vong người Việt Nam, cả Quốc gia lẫn Cộng Sản; cả dân oan bom đạn, khủng bố, bóc lột; cả tù đày trong nước, xuất cảnh lao động; cả mất tích trong rừng, ngoài biển, cả mất mạng tại hải ngoại; chưa kể 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ, đa số vừa mãn trung học, còn ngơ ngác xa lạ với cảnh quân dịch thời chiến.
Vậy người trong cuộc, có liên hệ trực tiếp hay gian tiếp với cuộc chiến đó tại Việt Nam nên sáng suốt tìm hiểu căn nguyên và chủ đích chính của cuộc chiến. Cái gọi là THE VIETNAM WAR — “Chiến Tranh Việt Nam” có thực sự cổ xuý quyền lợi đất nước, dân tộc Việt hay chỉ để củng cố quyền lợi thắng thế của Hoa Kỳ bên này, hay quyền lợi thắng thế của Nga, Hoa bên kia.
“Chiến Tranh Việt Nam” /THE VIETNAM WAR / cần đươc phơi bày đúng “chỉ số” của nó, liên can tới Chủ Nghĩa “Be Bờ” của Hoa Kỳ tại tiền đồn Miền Nam Việt Nam, [a] một mặt để ngăn chặn sự bành trướng của khối cộng sản Nga Hoa, [b] mắt khác để đôn đốc giải bá chủ thế giới
Do đó chúng ta cần xét kỹ chủ đề dưới đây để thấy [a] lý do nào có cuộc chiến tranh này? diễn tiến ra sao? và [c] kết quả, ai thắng ai bại?











Một số hình ảnh của anh Lưu Nguyễn Đạt khi thăm Vietnam War Memorial tại thủ phủ Sacramento, CA. P

Friday, September 22, 2017

Hai Bài Thơ của Thầy Tuệ Sỹ do Bác Lê Thế Hiển dịch




Đến nhà thăm bác Chánh án Lê Thế Hiển, bác vui vẻ chia sẻ hai bài thơ của Bác dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ. Nay đủ thiện duyên chia sẻ cùng độc giả.
Thăm hai bác Lê Thế Hiển tại Tư gia - Ảnh: Lưu Phạm