Monday, March 1, 2021

Quảng Pháp: Mười Năm, “PHỔ Nguyện Gia Môn Một Chữ HÒA”

 

Những tuần trước, anh Nguyên An Tôn Thất Thái có nhắc, đã sắp tới ngày giỗ của Sư Huynh Phổ Hòa, tức Niên Trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân. Năm nay đúng 10 năm! Cùng lúc anh không quên năm nay cũng đúng 10 năm ngày viên tịch của Cố Hòa Thượng Trí Chơn và Hòa Thượng Hạnh Đạo, những vị Thầy từng giáo dưỡng, bảo bọc thương yêu Gia Đình Phật Tử.

Trí nhớ anh thật tốt, đồng nghĩa lòng Anh dẫu về sau đã ít lui tới với gia đình, mà vẫn trọn vẹn tình cảm áo lam cũng như đạo nghĩa thầy trò trong đời sống vô thường.

Tôi còn nhớ những ngày cuối đời, ghé về Trung Tâm Quảng Đức thăm Sư Huynh Phổ Hòa, Thầy vẫn ước mơ tổ chức một “Ngày Hội Văn Hóa GĐPT”. Tôi ôm ấp, gìn giữ ý tưởng của Thầy mà trăn trở mãi. Với thế hệ của Thầy, Thầy có cơ sở để hãnh diện với gia tài văn hóa đồ sộ đã được ghi lại trong nguồn mạch sử lịch Đạo Pháp quê hương. Ở hại ngoại hôm nay, rút lại gia tài văn hóa của thế hệ chúng tôi là gì? Một núi phân toái đã che khuất mọi tầm mắt huynh đệ, một biển lòng cuộn sóng hờn giận chia cách đôi bờ hòa-tin-vui, dù đâu đâu cũng có tấm lòng tha thiết, có sự hy sinh vô bờ của không biết bao lớp lớp đoàn viên mới cũ đến với tổ chức trong suốt một phần tư thế kỷ.

Văn Hóa GĐPT, rút cuộc là gì?

Những ngày cuối đời của Thầy khi tôi ghé thăm, trò chuyện lâu lắm, vui buồn đều có thể hiểu được khi trải lòng ra hết với nhau tất cả. Thầy chỉ mấy thùng tư liệu đã sắp gọn và bảo tôi mang về cất giữ. Tôi từ chối và thưa đó là nguồn tài liệu chung của GĐPT, nên để cho những anh chị hữu trách Ban Hướng Dẫn lưu giữ, riêng một ít tài liệu Thầy đang sưu lục dở dang về Hành Trạng của Cụ Tâm Minh Lê Đình Thám, cụ thể đối với GĐPT, tôi nhận lời sẽ tiếp tục thực hiện nếu có điều kiện và đầy đủ tư liệu hơn sau này.

Kỷ niệm GĐPT thì tôi cũng cất giữ nhiều, được ghi lại trên những văn bản hoặc trong ký ức. Song, tôi nhớ ở một bài viết của Thầy Từ Lực có tựa: “Những chuyện nên nhớ, những điều nên quên”. Tôi đã xóa bỏ đi nhiều những ký ức không vui, để tiếp tục đeo đuổi tâm nguyện của Người xưa, dầu ngày tháng có lúc được ngồi bên cạnh anh chị em làm Phật sự chung, hay những lúc lui về lặng lẽ riêng mình, mà ghi nhớ lời dạy: “Nơi nào cần, mình đến. Nơi nào không cần, mình đi”, hay thảng là “mình không cần thay thế ai, mà cũng không ai thay thế được mình. Việc của mình, mình vẫn cứ làm”. Tôi sớm học được điều đó, không phải tự nhiên, mà tất cả đều do những cơ duyên nghịch, thuận; của bao điều vô tình hoặc hữu tình giữa cuộc đời tích tập nên, với lòng sám hối, biết ơn mọi lẽ nhân duyên, cộng và biệt nghiệp trùng trùng giữa anh-chị-em; với Thầy, Cô đã bao dung để tôi vẫn sống còn.

Chừng đã nhiều năm rồi, tôi dự định sẽ phát hành một tập sách tưởng niệm Thầy với đề tựa “PHỔ nguyện gia môn một chữ HÒA”. Đó là câu viếng tang Thầy của Hòa Thượng Kim Sơn, Thích Tịnh Từ. Nhưng Hòa Thượng nói lên điều này cho ai? Cho Người đã đi vào cõi xa hay anh-chị-em chúng ta, còn đây, còn lại với nhau!?

Song, suy cho cùng tưởng niệm Thầy, tán thán công hạnh của Thầy, kể về những điều hay đẹp thuở hiện tiền của Thầy, không bằng miệt mài thực hiện cho bằng được một trong muôn vàn nét văn hóa của GĐPT. Nhân lẽ đó, mà Tủ Sách Phổ Hòa ra đời. Dù trước đó đã hằng chục năm, Hoa Đàm vốn cũng không ngoài tâm nguyện của Thầy và Trưởng Niên Tâm Huệ Cao Chánh Hựu. Không thấy các anh làm mà vẫn đang làm, không thấy nói mà vẫn cứ truyền trao. Tên tuổi của các Anh, Hồng Liên Phan Cảnh Tuân và Tâm Huệ Cao Chánh Hựu, những nhân cách áo lam khi sống đã dựng nên một gia tài văn hóa đồ sộ cho bao thế hệ đàn em mai này.

Mới đây, trong buổi họp mặt giữa hai Ban Điều Nghiên để mong tiến đến hợp nhất GĐPTVN tại Hoa Kỳ ở chùa Phổ Từ, Hayward, California, dưới sự chứng minh, kiên trì và nhẫn nại của Thượng Tọa viện chủ Thích Từ Lực. Mặc dù bên anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân đại diện có đưa ra “5 điều kiện”, và phía đại diện anh Quang Ngộ Đào Duy Hữu thì không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào cả. Nhưng không đơn giản là không có điều kiện, nghĩa là không, là thông, là khai mở được con đường, vì anh phải thực hiện 5 điều kiện đã được nêu ra. Buổi họp mặt dẫu sao cũng dựa trên một nền tảng chông chênh vì không ai có thẩm quyền quyết định, dù đó là ý tưởng tuy có hài lòng giữa hai Ban Điều Nghiên, thì cũng chỉ là gợi ý, còn tập thể đại hội là thượng tôn. Nhưng bao giờ thì có đại hội mà toàn thể đại chúng áo lam tham gia quyết định vận mệnh hòa hiệp, như một sắc thái văn hóa truyền thống của phong trào trong quá khứ và những năm tháng tới. Vậy là ách tắc(!?)

Trở về tôi có nói với các Anh của mình, “tấm lòng của chúng ta đã bộc bạch ra hết rồi, còn lại là thời gian”. Tôi tin thời gian là liệu thuốc hiệu nghiệm. Nó còn đồng nghĩa là lịch sử. Duy thời gian có chờ chúng ta mãi!?

Bấy giờ, trở lại cái chúng ta đang là, Tình Lam vẫn hiện hữu là điều có thể thấy rõ, đó lại là một nét văn hóa rạng rỡ nhất của tổ chức mình hằng bao thế kỷ. Nhiều anh chị trưởng trẻ tuy bi quan với hiện trạng phân toái hiện nay, nhưng cùng lúc có những hành xử rất “tình lam”, nếu không muốn nói là nhân văn.

Tôi cứ hay nói đùa mỗi khi các em mình phàn nàn về sự chia rẽ “là do các anh chị lớn ở trên, chứ các em dưới này đâu có chia rẽ đâu”.

Tôi cười: “thì đừng có nhìn ngang đó, nhìn lên anh Tuân và anh Hựu kìa”.

Phải rồi, ngày tháng qua, vào thời điểm chia phôi đậm đà nhất của Đại Gia Đình mình. Anh Hựu một phía ôm các em, anh Tuân một phía ôm các em. Ấy vậy mà hai Anh vẫn luôn sát cánh với nhau, lo cho đàn em ở nơi mình vừa định cư, mà lòng thì còn trải khắp hướng, khắc khoải quê nhà. Nét văn hóa đó, nguồn suối vi diệu đó vẫn âm thầm chảy xuyên thời gian và không gian, thấm đượm trong từng tất dạ anh-chị-em nào hay biết, để mà vui, mà hãnh diện và ước rằng sống như một thực thể văn hóa tiêu biểu, như các Anh đã từng. Được như vậy, là như lời Chị trưởng Tâm Phùng mở lối: “Đã về, đã tới”.

Chốn bụi, thương kính Tình Lam, tưởng niệm những Người Anh
PHỔ NGUYỆN GIA MÔN MỘT CHỮ HÒA,
và gởi những người bạn đã cùng tôi, tháng năm qua miệt mài buồn, vui.
Ngày 1 tháng Ba, 2021
Quảng Pháp Trần Minh Triết

PHỔ NGUYỆN GIA MÔN
MỘT CHỮ HÒA

NHIỀU TÁC GIẢ | Tập Tưởng Niệm Ðại Ðức Thích Phổ Hòa,
tức Cố Huynh Trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân
Phổ biến trong Tang Lễ (PDF)

NGUYÊN MẪN LÊ VIẾT LÂM Những Kỷ Niệm Khó Quên
với Huynh Trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân tức Sư Huynh / Thầy Phổ Hòa kính mến
THÍCH PHỔ HÒA | Vài Tin Vui Đầu Năm 1999
QUẢNG PHÁP | Hồng Liên Phan Cảnh Tuân, Nhân Cách và Tư Tưởng Chủ Ðạo
UYÊN NGUYÊN: Phù sa tuy có lở bồi, Sông Lam nào có chia phôi chúng mình?
Hẹn Giỗ Thầy/Sư Huynh, cùng quay về dưới một mái Từ
(Giỗ thứ 6 của Sư Huynh Phổ Hòa/Hồng Liên Phan Cảnh Tuân)
Tưởng Niệm Cố Đại Đức Thích Phổ Hòa, San Bernardino, California vào Chủ Nhật ngày 28/02/2016
Lễ Đại Tường Htr. Tâm Huệ, Chung Thất ĐĐ Thích Phổ Hòa
Lễ Giỗ & Tưởng Niệm Đại Đức THÍCH PHỔ HÒA tức Sư Huynh Hồng Liên Phan Cảnh Tuân Lần Thứ 10

Đất nước can qua THẦY ra sức PHỔ HÒA điệu sống
Nhân Tâm ly tán ANH gắng sức tỏa đóa HỒNG LIÊN

Câu đối viếng Sư Huynh của Trưởng Nguyên Túc Nguyễn Sung

 

 

ŚRADDHĀPA TRANSLATION: Common Buddhist Text Guidance and Insight from the Buddha

 

The creation of the Common Buddhist Text anthology was the result of a major international project that stretched over a number of years. It involved scholars and practitioners from the major stands of the Buddhist tradition coming together to select and translate a representative selection of extracts from Buddhism’s voluminous collections of sacred texts, and organise them thematically for publication in a single volume.

It had long been felt by many in the Buddhist world that there was a need for a comprehensive anthology of Buddhist scriptures that was not limited to one Buddhist school or tradition, and that could be used in hospitals, prisons and other institutions, as well as being a useful resource for university courses on Buddhism. The Common Buddhist Text includes scriptures from the Theravāda tradition (translated from Pāli), from the Mahāyāna tradition (translated from Sanskrit and Chinese), and from the Vajrayāna tradition (translated from Tibetan).

I was very pleased to have the opportunity to be involved with this project from 2014 as a translator, working on the texts taken from Mahāyāna sources. A little over half of these were translated from Sanskrit, with the remainder (where no Sanskrit text was available) being translated from Chinese. Most of the translations from Chinese were done in collaboration with Ven. Prof. Thich Tue Sy of Van Hanh University in Vietnam.

The Mahāyāna sections of the Common Buddhist Text include extracts from many of the most well-known and popular Mahāyāna sutras such as the Vimalakīrtinirdeśa, the Diamond Sutra, the Lotus Sutra, the Nirvāṇa Sūtra and more. They also include extracts from texts which are much less well-known, at least amongst Western Buddhists, such as the Sutra of Forty-Two Sections, the Sutra on Filial Piety, and the Sutra on Upāsaka Precepts.

A limited number of copies of the completed text were printed when the book was launched at the official UN Day of Vesak celebrations in Bangkok in May 2560 (2017), but it is not yet available for wider distribution or purchase. I will update this page with details of how to order a copy when it does become available. In the meantime, a PDF of the full text can be downloaded here:

Guidance And Insight from the Buddha [pdf]

__________________________________

https://sachhuongtich.com/common-buddhist-text-guidance-and-insight-from-the-buddha ]

COMMON BUDDHIST TEXT:
GUIDANCE AND INSIGHT
FROM THE BUDDHA

1. Introduction to the Sangha, or community of disciples
2. Introduction on the life of the historical Buddha
3. Introduction to the Sangha, or community of disciples
4. Introduction to the selections from Theravāda Buddhism
5. Introduction to the selections from Mahāyāna Buddhism
6. Introduction to the selections from Vajrayāna Buddhism

7. PART I: THE BUDDHA
CHAPTER 1: THE LIFE OF THE HISTORICAL BUDDHA
Conception, birth and early life