Monday, August 10, 2015

Pháp Luận: Chủ đề - Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? (Hiện trạng, Nguyên nhân và Giải pháp!)






Photos: Đạo hữu Võ Văn Tường

Photos: Đạo hữu Võ Văn Tường
Lời dẫn: Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi thuyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
Tâm Thường Định



Pháp Luận: Chủ đề - Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật?
(Thuyết trình đoàn – Hiện trạng, Nguyên nhân và Giải pháp!)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
Kính bạch đại Tăng
Kính thưa đại chúng
    Chúng con hân hạnh được Hoà thượng trưởng ban tổ chức mời vào thuyết trình đoàn này trong một đề tài rất lớn quá sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên, với sự thương yêu và quan tâm đến tuổi trẻ, chúng con xin được góp sức trong khả năng có thể. Chúng con được Tăng sai mở đề và nói thẳng nói thật cho hết ý trong vòng 20-25 phút. Chúng con sẽ trình bày 3 quan điểm khách quan. 1) Thực trạng đang xảy ra, 2) Nguyên nhân và 3) Giải pháp (phương pháp giải quyết ngắn hạn có thể thực thi được). Xin chưa nói đến những giải pháp dài hạn. Trong khi thuyết trình nếu có những vụng về hay ‘va chạm’, chúng con xin quý Ngài, đại Tăng và đại chúng hoan hỷ và tha thứ cho.

I. THỰC TRẠNG ĐANG XẢY RA 
Ngày nay, nhân loại nói chung, tuổi trẻ và người Tây Phương nói riêng đang tìm đến với Đạo Phật ngày càng nhiều. Theo thống kê năm 2010 Đạo Phật là tôn giáo lớn, đứng hàng thứ 4 trên thế giới với ước tính 488 triệu,[1] 495 triệu,[2] hoặc 535 triệu[3] người, chiếm khoảng 7% đến 8% dân số thế giới. Ngay cả Trung Hoa, mặc dù chỉ có 18.2% dân số theo đạo Phật, nhưng có đến 244,130,000 triệu người—chiếm 50.1% toàn dân số theo Đạo Phật trên thế giới. Giới trẻ các nơi như Âu Châu, Úc Châu, và một số nước Á Châu như Thailand, Trung Quốc thậm chí tuổi trẻ Việt Nam (5 năm gần đây) ngày càng tìm đến Phật Giáo.
            Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”  (Xin được mở ngoặc, theo thiển ý của chúng con, tuổi trẻ—tuổi dưới 40—và Việt Nam ở đây là tuổi trẻ Việt Mỹ, có hình hài người Việt, nhưng tư tưởng và cách tiếp thu là nền giáo dục Tây phương hay là người Mỹ gốc Âu Châu. Hay nói chính xác hơn là người Hoa Kỳ gốc Việt và vì thế khi chúng con dạy các em tiếng Việt, vẫn dùng cách hướng dẫn Tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho các em—Vietnamese As Second Language. Đơn vị GĐPT Kim Quang, nơi chúng con đang sinh hoạt, tiếng Anh là ngôn ngữ chính và tiếng Việt là phụ.) Hai câu hỏi này có thể đã tốn rất nhiều công sức của bao thế hệ. Một câu hỏi mà nếu ai có quan tâm đến Tuổi trẻ Phật giáo đều đã nghĩ qua. Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ đã viết trong bài, SUY NGHĨ VỀ HƯỚNG GIÁO DỤC ĐẠO PHẬT CHO TUỔI TRẺ, như sau:
Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật tử Việt Nam.
Ngài tiếp,
Tuổi trẻ Viêt Nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hướng, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc. Tuổỉ trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt nam của mình, thì hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cổng Ðại học. Nói cách khác, tuổi trẻ Viêt Nam hải ngoại không phải hoàn toàn bị bật rễ, nhưng ở trong tình trạng di thực.

            Lời của Hoà thượng đã khai thị cho chúng ta thấy, Phật Giáo Việt Nam cần một tư tưởng dân tộc Việt Nam, cần sự trở về với “truyền thống tâm linh của dân tộc”để chấn hưng Phật giáo Việt Nam tại Hải ngoại cũng như Phật Giáo Việt Nam tại Quốc nội.

Thiết nghĩ, Phật giáo đặt trên nền tảng tuỳ duyên, “Chư Pháp tùng duyên sanh, chư Pháp tùng duyên diệt” (Mọi pháp tuỳ duyên mà sinh, mọi pháp tuỳ duyên mà diệt), và vào tinh thần Tự giác. Không giống như những tôn giáo khác, không có những giáo điều và giáo quyền bắt buộc hoặc dùng “khái niệm về sự sợ hãi” (the notion of fear) để khống chế giáo đồ của mình, Phật Giáo không bắt buộc Phật tử phải tham gia hay đi lễ Chùa, vì tính ‘tuỳ duyên’ đó đã và đang làm tuổi trẻ ít đến với Chùa / Phật Giáo. Tuổi trẻ Việt Nam, trong nước nói chung và ngoại quốc nói riêng, ít đến với Đạo Phật vì có nhiều lý do chủ quan và khách quan. Trong phạm vi buổi pháp luận này, chúng tôi được mạn phép nói về 8 nguyên nhân điển hình và 8 giải pháp cơ bản (ngắn hạn) qua quan điểm khách quan.  Cũng xin được nhấn mạnh, bác sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám, một trong những sáng lập viên tổ chức Gia Đình Phật Tử, có bảo rằng, “Không có một thành tựu vĩnh cữu nào mà không nghĩ đến tuổi trẻ”.

II. NGUYÊN NHÂN:
Tám nguyên nhân đó là:
1.     Cuộc Sống Tâm Linh Không Được Xem Là Việc Ưu Tiên. (Spiritual Life Is Not A Priority For Young People) Đành rằng, ai cũng có 24 giờ mỗi ngày, xưa nay vẫn thế, nhưng ngày nay tuổi trẻ thiếu quan tâm đến lĩnh vực tâm linh hay không xem trọng cuộc sống tâm linh là vì họ đang đặc nặng vào cuộc sống vật chất (materialistic life) và có quá nhiều quyến rũ bên ngoài đáp ứng được những dục vọng của họ như trò chơi điện tử (games), âm nhạc, bè bạn, v.v... Giới trẻ ngày nay lại quá bận rộn, nhu cầu về cuộc sống, từ việc học hành, công việc, cá nhân đến gia đình. Đôi khi cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi vì thời giờ eo hẹp. Tuổi trẻ lại không quan tâm đến lĩnh vực tâm linh và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn trong xã hội. Nói chung, tuổi trẻ không cho cuộc sống tâm linh là việc ưu tiên và họ tốn quá nhiều thời giờ để chạy theo tiền-tài-danh-vọng và cuộc sống vật chất bên ngoài.
2.     Thiếu Cơ Sở Tầm Cỡ, Tiện Nghi Và Sự Hấp Dẫn (Lack Of Proper Facilities, Resources And The Pull Factors). Ngôi chùa Việt Nam ở Bắc Mỹ không chỉ thuần tuý là nơi phục vụ tôn giáo và tâm linh, ở đó còn là trung tâm văn hoá Phật Giáo Việt Nam. Nên cơ sở rất quan trọng, mà phần đông các chùa tại Bắc Mỹ chưa có đầy đủ tiện nghi và không gian như các phòng học, resources, etc... Thêm vào đó thực lực, nội dung và chương trình sinh hoạt hoặc chưa đủ“hấp dẫn” để thu hút tuổi trẻ. Sinh hoạt tại các chùa còn đơn điệu và già cỗi, nếu không muốn nói là nghèo nàn, khô khan và khó thu hút bạn trẻ. Trong khi đó, ở ngoài đời các trò chơi giải trí từ iPads, X-box games, truyền hình, truyền thông xã hội (social media), mạng Internet, v.v... rất hiện đại và hấp dẫn để thoả mãn tham dục cho giới trẻ.

3.     Thiếu Nhân Sự Hoặc Thiếu Nhân Sự Có Khả Năng (Lack Of And/Or Unequipped Manpower):Nhân sự Phật giáo thì ít ỏi để lôi kéo tuổi trẻ đến với mình. Mà nói đến nhân sự và nói đến hàng Tăng sỹ và hàng cư sỹ. Có một sốThầy Cô quá khắt khe, bảo thủ và nội bộ - nên cởi mở, gần gũi và quan tâm hơn cho giới trẻ. Có nhiều chùa, nhưng không có vị trụ trì để duy trì việc hoằng truyền giáo pháp. Trong khi đó, không có đủ cư sỹ để hành đạo. Ví dụ, có rất nhiều nhu cầu để mời quý Thầy Cô hay cư sỹ vào nhà Tù, vào bệnh viện, nhà dưỡng lão, học đường v.v... nhưng Phật giáo Việt Nam chưa đáp ứng đủ. Bản thân chúng con vào nhà Tù làm Phật sự thiện nguyện, giảng đạo và gặp rất nhiều người tù có gốc rễ từ các nước Đông Nam Á, trong đó có người Việt Nam. Gặp những thanh niên trẻ Việt Nam và một người già gần 70 tuổi gốc Việt Nam trong đó, quả là một sự chua xót và ngậm ngùi. Hôm nọ, sau phần giảng bằng Anh ngữ, bác ấy hỏi về Sám hối và Tha thứ; có người nhờ con làm Lễ sái tịnh v.v... (Cần đào tạo và gìn giữ nhân sự để cống hiến; tổ chức các lớp khoá học bồi dưỡng Phật pháp cho tuổi trẻ, đề xuất việc hoằng pháp cho tuổi trẻ Phật tử, quan tâm đến tuổi trẻ nhiều hơn nữa). 

4.     Chưa Thể Hiện Cao Tinh Thần Và Sứ Mạng Tăng Đoàn Hoà Hợp, Hoằng Dương Chánh Pháp Chung của Giáo Hội. Việc này cũng có nghĩa là sự rời rạc trong việc hoằng dương chánh pháp, phải chăng chúng ta nên giảm thiếu tối đa vấn nạn ‘nhất sư nhất tự’ (Mỗi Thầy mỗi Chùa – Reduce the phenomena of One monk – One Temple). Phải chăng một số ít quý Thầy Cô chạy theo việc xây chùa để an phận thay vì tích cực hoằng dương chánh pháp cho giới trẻ?
Dạ, xin nhấn mạnh ý này cũng là theo quan niệm nhiều người trong đó có tuổi trẻ. Phật giáo Việt Nam tại Hải ngoại đã và đang thiếu nhân sự, nhưng vấn nạn này lại một ngày càng lan rộng. Con đường xuất gia tu hành để giải thoát là lý tưởng cao cả, thoát ly sanh tử... thế nhưng có số ít quý Chư Tăng Ni vẫn còn vướng vào việc ‘cơm-áo-gạo-tiền’ hay có khuynh hướng an phận và chưa nghiêm túc với lý tưởng Xuất gia ban đầu là Tác Như Lai Sứ, Hành Như Lai Sự. Một trong những lý do quý Thầy/Cô mong muốn có Chùa riêng là vì muốn có tự do, có đạo tràng riêng để thực hành cho mình và đại chúng, nhưng chưa có nghĩ rốt ráo trách nhiệm, bổn phận và tam giáo (thân, khẩu, ý) sâu và xa của một vị Trụ trì thật sự. Sự dể dãi, tìm cách an phận, cộng với tinh thần làm đâu tính đó, lại thêm sự ủng hộ tích cực từ giới Phật tử trong tinh thần tình làng nghĩa xóm (người làng xã / cùng quê) đã làm tình huống không được tốt hơn. Nếu quý Thầy Cô muốn có đạo tràng riêng, thì thực sự các đạo tràng đó đã bàng bạc khắp nơi, ở tại những nhà tù, nhà thương, nơi dưỡng lão, v.v... mà không nhất thiết là phải có một đạo tràng cho riêng mình để rồi bị chùn chân tại chỗ, và có thể làm Phật giáo ngày càng yếu dần vì không thể phục vụ cho tuổi trẻ thuở ban đầu thành lập, đạo tràng/chùa mới. Theo tinh thần Phật Đà là mình cho những gì mình có, nhưng có một số ít quý Thầy Cô vẫn chưa có đầy đủ nội lực (nội điển cũng như Oai nghi tế hạnh) và huấn luyện trường lớp để bước vào một cương vị Trụ trì.

5. Tăng Sỹ Và Nhân Sự Phật Giáo Chưa Hội Nhập Vào Xã Hội Mới, từ Ngôn Ngữ, Văn Hoá, Cách Sống và Làm Việc.
            Để hội nhập vào xã hội mới, ngôn ngữ là ưu tiên hàng đầu. Phải học và biết Anh ngữ để tiếp xúc với tuổi trẻ, Tăng sĩ phải hoà đồng vào đất nước mình đang ở, cùng đồng hành với người bản địa, phải có khả năng, bản lĩnh, trình độ, biết hai ngôn ngữ để đem Giáo lý đến với các em, vì hầu hết tuổi trẻ thì không rành tiếng Việt, và quý Thầy Cô thì không giỏi đủ tiếng Anh thì khoảng cách vẫn còn xa. Việc đem Đạo vào đời thật sự là khó nhọc khi không có khả năng ngoại ngữ.

6.     Chưa Đơn Giản Hoá Các Nghi Lễ
            Xin nhấn mạnh đây là cái nhìn của tuổi trẻ. Tuổi trẻ cho biết một số lễ nghi Phật giáo rườm rà và có một vài sinh hoạt có tính cách mê tính dị đoan như xem xăm, bói quẻ, coi tướng số, và một số hình thức tiêu cực không đi theo tinh thần Từ Bi Trí Tuệ đúng nghĩa với Đạo Phật. Đành rằng là phương tiện giáo hoá, nhưng tuổi trẻ vẫn nghĩ ở đó vẫn có tính cách mê tín dị đoan. (Xin được mở ngoặc, Trai Đàn Chấn Tế, cúng thí thực, bạc độ cô hồn v.v... là những nghi lễ truyền thống trong đạo Phật, mang tính từ bi không những cầu nguyện cho âm siêu dương thới mà còn cho cả người sống và người mất. Tuy nhiên, có những người khác quan điểm cho đây là mê tín dị đoan thì không phải).
Ngày nay, người Tây phương và giới trẻ đến với đạo Phật không phải qua con đường nghi lễ, mà tìm đến với Đạo Phật là vì ở đó họ tìm thấy được sự an lạc và lợi lạc ngay trong đời sống thường nhật của họ. Nhưng hình thức tín ngưỡng có tính dân gian hoặc ảnh hưởng văn hoá làng xã, đôi khi dông dài, xen lẫn vào có một vài sinh hoạt có đặc tính mê tín dị đoan (theo quan niệm giới trẻ) làm Phật tử có thể có cái nhìn tiêu cực về đạo Phật, và các Phật tử trung niên có thể ngăn cấm con cái của mình đến chùa tu học.

7.     Chưa thay Đổi Quan Niệm “Trẻ Vui Nhà, Già Vui Chùa”, (nên đổi thành “Trẻ Gần Chùa, Già Gần Phật”)
            Quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của những người con Việt; thành ra cácđạo tràng tu tập, chủ yếu phục vụ cho các ông già, bà lão. Thông thường, những cuối tuần đa số các chùa đều có Lễ Cầu Siêu hoặc Cầu An, và có những buổi thuyết pháp, nhưng những bài giảng xa rời thực tiễn đối với tuổi trẻ, lý thuyết giáo điều, dùng Hán Việt khó hiểu và không có thuyết giảng bằng Anh ngữ cản trở đến khả năng tiếp nhận thông tin, giáo lý Phật Đà.
            Thực ra, Đạo Phật chỉ mong mỏi tất cả mọi người và nhất là tuổi trẻ hành trì Năm nguyên tắc đạo đức (giới luật) cơ sở đó là:
    Không sát sinh (Abstain from killing).
    Không trộm cắp (Abstain from stealing).
    Không tà dâm (Abstain from sexual misconduct).
    Không nói dối (Abstain from false speech).
    Không dùng các chất độc hại (Abstain from taking intoxicants).
Vì thế, Đạo Phật nên chủ động (Be Proactive). Giới trẻ mà chúng tôi gặp trong tù ở Bang California, ai ai cũng phạm một trong năm nguyên tắc đạo đức sống này. Vì thế, Đạo Phật cần có nhiều sân chơi lành mạnh để thu hút tuổi trẻ để họ có cơ hội “Trẻ gần Chùa”, mà khi họ còn trẻ mà về Chùa thì chắc chắn khi “Già gần Phật” có lẽ là thường tình.

8.     Thiếu Sự Động Viên Hợp Tác Và Động Viên Của Phụ Huynh. Mặt khác các bậc phụ huynh quá bận bịu với công ăn việc làm, cũng ít khuyến khích con cái đến chùa tu học Phật Pháp. (Cần phải có những chương trình hấp dẫn dành riêng cho giới trẻ vào dịp Spring Break (nghỉ xuân), mùa hè, mùa Đông v.v...)
Phụ huynh chắc có lẽ là phải ‘bắt buộc’ con em mình đi sinh hoạt GĐPT, Chùa, các hội đoàn v.v... vì các em còn nhỏ tinh thần ‘tự giác’ rất thấp nên chúng ta phải làm gương cho các em. Quý vị cần phải gieo hạt mầm Phật pháp vào tâm thức của các em và sống cuộc đời hướng thiện. Cho nên sự hợp tác và động viên của quý phụ huynh rất ư quan trọng.


III. GIẢI PHÁP:
            Thực ra, có rất nhiều nguyên nhân tại sao và giải pháp giải quyết cho sự kiện này từ thiếu cơ cấu tổ chức đến thiếu tài chánh, v.v..., nhưng 8 điều trên và dưới chỉ là sự tiêu biểu, và chúng con chỉ đưa 8 giải pháp cụ thể ngắn hạn mà thôi (chưa nói đến những giải pháp dài hạn, như củng cố và nhữnng nguồn/vốn phát triển—developmental Capital, cả hai lãnh vực nguồn nhân lực—human capital—và nguồn tài chánh—financial capital, thành lập những cơ sở nuôi dưỡng và un đúc những Tăng tài, cư sỹ giỏi v.v...). Phật giáo cần tạo những ‘sân chơi’ hay diễn đàn lành mạnh, hợp khế lý, khế cơ của tuổi trẻ và giáo huấn, un đúc và hướng dẫn. Vì sao là 8 trên và 8 dưới, chúng con chỉ mong mỏi theo tinh thần Bát Chánh Đạo. Tám giải pháp này có thể chia ra làm 3 phần.
1.     Giải pháp qua quan điểm Đồng hành tích cực hoằng dương chánh pháp (Lead-by-example, nurturing, sharing, and promoting BuddhaDharma)
2.     Giải pháp qua quan điểm Nếp Sống – Đạo Phật như là một lối sống, không thuần tuý chỉ là một tôn giáo (Buddhism as a way of life, not only religion)
3.     Giải pháp qua quan điểm Giáo dục (Buddhism as an educational means).
Sau đây là 8 giải pháp khách quan cho khoá pháp đàm hôm nay.

1) Thể Hiện Sự Quan Tâm Và Tình Yêu Thương Qua Hành Động Cụ Thể Đến Với Giới Trẻ.
            Phật pháp bất ly thế gian pháp. Vì thế Phật pháp phải đồng hành cùng thế gian, trước hết phải tạo sự thân thiện và cảm thông giữa hai giới, giữachùa và Phật tử, giữa quý Tăng sỹ và giới trẻ v.v… Ví dụ tháng 7 vừa qua, tổ chức GĐPT có hai trại họp bạn toàn quốc, Trại Trần Nhân Tông khoảng 150 người, trại Hoa Lam có khoảng 650 người, có bao nhiêu bóng dáng Chư Tôn Thiền Đức và hàng phụ huynh tham dự hoặc ủng hộ tài chánh hoặc tinh thần. Tình thương yêu thì có đó, nhưng sự quan tâm chưa thực hiện cụ thể đối với tuổi trẻ Phật Giáo. Vì thế xin được chia ra làm hai vế. Tăng Ni và cư sỹ phụ huynh.
a) Chư Tăng Ni: Những Tăng Ni lớn có thể tự học hỏi Anh Văn, tạo điều kiện thuận lợi, dìu dắt và nâng đỡ cho Tăng Ni trẻ đi học tới nơi tới chốn. Thể hiện tinh thần đồng hành bằng cách tự mình phấn đấu học tiếng Anh ở những trường cho người lớn (Adult school), tham gia vào các câu lạc bộ tập nói chuyện (Toastmaster club). (Câu lạc bộ Toastmaster ở đâu cũng có trên thế giới, giúp chúng ta tập nói trước công chúng – to enhance public speaking skills—bản thân chúng con được lợi lạc trong khi truyền đạo ở câu lạc bộ này).
b) Cư sỹ phụ huynh: Mình cũng làm những điều trên nếu mình còn yếu kém tiếng Anh. Bên cạnh đó tạo cơ hội cho các em tiếp cận kiến thức Phật giáo bằng cách cho phép và khuyến tấn con em mình tham gia những sinh hoạt lành mạnh mà các tổ chức Phật giáo đang làm như trại hè, các khoá tu dưỡng, Trại Tỉnh Thức, các khoá Tu dưỡng của Làng Mai, trại tu học của tổ chức GĐPT, các khoá tu dưỡng của BYA hay những khoá tu dưỡng mà người ngoại quốc tổ chức—rất bài bản. Điều quý hơn nữa là quý vị cùng đồng hành cùng các em. 

Thêm vào đó, Phụ huynh phải "bắt buộc" các em đi chùa từ tấm bé, thì số lượng tuổi trẻ đi chùa ngày càng đông. Ví dụ, hai đứa con trai của chúng tôi, thuở đầu không thích đi GĐPT và hay than phiền, nhưng về sau lại thích và ngày càng nhanh nhẹn ra. Quý vị phải gieo những chủng tử Phật pháp cho các em từ tấm bé. Ngoài ra, chịu khó lắng nghe từ các em vì các em hay tò mò, thắc mắc, và chia sẻ những điều mới lạ cũng như cần sự đùm bọc và hướng dẫn của quý huynh. Cho nên, nếu ngôn ngữ bất đồng, quý vị Phụ huynh cũng phải chịu khó học thêm tiếng Anh để dìu dắt và nâng đỡ chúng.

2) Ngôn Ngữ: Nhân sự (Tăng sỹ và cư sỹ) phải thông hiểu ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để hành đạo, hoà nhập vào xã hội mới và làm việc cùng với mọi người, nhất là đặt trọng tâm vào tuổi trẻ.

3) Tuỳ Duyên Bất Biến - Các Chùa Và Đạo Tràng Nên Uyển Chuyển, Đa Dạng Và Phổ Cập Giáo Lý Phật Đà Bằng Hai Ngôn Ngữ Anh Việt. Chúng ta phải giúp cho tuổi trẻ có một niềm tin vững chắc. Những giáo lý cơ bản của Phật giáo như Nhân Quả, Nghiệp Báo, Luân hồi, Tứ đế, Duyên khởi, Bát Chánh Đạo, Tứ Chánh Cần v.v... cần phải dạy cho các em thông hiểu để có cái nhìn chân chính về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo. Đây cũng là những giá trị đạo đức cốt lõi trong mối quan hệ cuộc sống cá nhân với cộng đồng và xã hội. Ngoài ra, còn cần ứng dụng khoa học công nghệ truyền thông, social media vào giảng dạy giáo lý– Cần sinh động và hấp dẫn trong thời đại kỹ thuật @ như hiện nay.

4) Triển Khai Và Thực Hành Các Phương Pháp “Hiện Pháp Lạc Trú”- Chương trình tu học cần liên tục cập nhật, cải tiến và thay đổi để đáp ứng những mong muốn của giới trẻ. Những phương pháp “Hiện Pháp Lạc Trú” là những gì các em cần. Chỉ cho các em những pháp môn tu tập cụ thể và thực tiễn, có hiệu quả để giúp các em giải quyết những hụt hẫng, mâu thuẫn, tháo gỡ được những khủng hoảng với cha mẹ, nội kết với anh chị em, bạn bè, hoặc các đồng nghiệp.
            Nhữngphương pháp chánh niệm như tìm vềhơi thở, hành thiền, yoga, sống đời sống chánh niệm, làm giảm căng thẳng trong thân và tâm, tập nhận diện, ôm ấp và đối phó với cơn giận, sợ hãi, đau buồn, lo lắng, cô đơn, nghiện ngập v.v...đều được dạy và thực hành cùng với tuổi trẻ. Mỗi khi tuổi trẻ cảm nhận được sự an lạc hạnh phúc trong đời sống nội tâm, dù trong mọi nghịch cảnh nào, nhờ sự tu tập tuổi trẻ sẽ có đủ khả năng, phương pháp đối phó và từ đó sẽ phát khởi được lòng tin vững chắc nơi Tam Bảo.

5) Phật Giáo Là Triết Lý Sống, Lối Sống Đẹp. Tuổi trẻ cần phải thấy được Đạo Phật không chỉ đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một triết lý sống, một lối sống đẹp, lành mạnh, hữu ích cho chính bản thân mình ngay trong hiện tại và cả tương lai—có liên quan đến cuộc sống của họ. Điều này giúp họ biết cách chấp nhận, trân quý và yêu thương những chung quanh, gia đình cũng như những gì mình đang có và những gì mình không có.

6) Cần Hợp Tác Và Giúp Đỡ -- Tương Thân Tương Ái Với Các Tổ Chức Tuổi Trẻ Phật Giáo. GĐPT, Wake-up Movement (Tăng Thân Làng Mai), Trại Tỉnh Thức, Bodhi Youth of America (BYA), v.v... Các tổ chức này đều đặt mạnh Đức dục, Thể dục và Trí dục và có hình thức sinh hoạtlinh động trong việc thu hút vàđưa giới trẻ đến gần với chùa. Ví dụ, tổ chức GĐPT có đặc tính của một nền giáo dục mang tinh thần Phật giáo, lấy Từ Bi – Trí Tuệ – Dũng Mãnh (Bi Trí Dũng) làm mục tiêu lấy Giới-Định-Tuệ làm nền tảng và định hướng đi của mình.
-       Về Đức dục (Giáo dục đạo đức): Hiện nay tệ nạn xã hội ngày càng tăng và Phật giáo như là cái phao cứu rổi cho nhiều chính quyền và xã hội. Những giáo lý căn bản Nhân Quả Nghiệp Báo, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ như là kim chỉ nam cho giới trẻ sống đời ít khổ đau cho chính mình, gia đình và xã hội. 
-       Về Thể dục (Giáo dục để có thân thể cường tráng) – cần có những trại lành mạnh như Trại tỉnh thức, Trại họp bạn, Trại Dũng, trại Hạnh, trại hè... trong tinh thần vừa vui vừa học.
-       Về Trí Dục (Giáo dục về trí tuệ và sự hiểu biết) – Cần có thêm những trại tu học, hội thảo hằng năm, những khoá tu dưỡng, v.v...
Cần những enrichment program mà nuôi dưỡng năng khiếu của các em như âm nhạc, hội hoạ, thủ công, thể dục thể thao, v.v... những việc này có thể thu hút thêm giới trẻ đến chùa.

7). Đơn Giản Và Làm Thích Nghi Hơn Trong Nghi Thức Tụng Niệm Thông Thường.
            Các buổi lễ Phật giáo, thậm chí ngay cả GĐPT, có nhiều nghi thức dông dài và chỉ có tiếng Việt. Các khóa lễ cần được gọn gàng và đa dạng hơn, nên có phần ngồi Thiền, xen kẽ những bài nhạc, kinh hành, pháp đàm, thiền trà v.v…để tạo sự linh động, không khí trẻ trung vui vẻ mà không mất phần trang nghiêm và thanh tịnh. Nếu được, nghi thức thông thường xin làm bằng hai ngôn ngữ để các em hiểu.

8) Hãy Lãnh Đạo Bằng Tam Giáo (Thân Giáo, Khẩu Giáo, Và Ý Giáo) –
            Trong ba Pháp bảo, Phật, Pháp và Tăng. Tăng Bảo là cần phát triển nhiều nhất. Giới trẻ cần nhiều vị Thầy khả kính, oai nghi tế hạnh, đầy đủ tam giáo. Giới trẻ sẽ dễ dàng bắt chước người lớn, dễ bị pressure, cuốn hút, và dễ bị ảnh hưởng.  Họ tiếp nhận thân giáo rất nhanh. Tuổi trẻ vốn năng động, sẵn sàng lăn xả vào đời, nhưng cần sự đồng hành và những tấm gương sáng soi đường chỉ lối. Quý Thầy Cô hay cư sỹ có thái độ, an toàn, gần gủi, vui vẻ biết chia sẻ và vỗ về với giới trẻ thì thu hút các em rất mau. Đó chỉ là thân giáo, còn khẩu và ý giáo nữa. Nói chung, Tam giáo là hình ảnh đẹp là chìa khoá thành công và chỗ dựa tinh thần cho giới trẻ. Tuổi trẻ sẽ tin cậy vào Pháp bảo thứ Ba là Tăng bảo. Từ đó, con đường trước mặt chúng đang đi là xây dựng những chiếc cầu đã gãy hoặc xiêu vẹo; định hướng của chúng ta (người Phật tử Xuất gia và tại gia) cùng đồng hành là tiến gần đến bờ Giác, giải thoát của đấng Như Lai.
            Nói tóm lại, trong hạn hẹp của khoá pháp luận này, thời gian không cho phép chúng ta triển khai đầy đủ, chi tiết và mạch lạc. Tuy nhiên 8 nguyên nhân và 8 giải pháp tiêu biểu trên hy vọng là tiếng chuông nhẹ ngân cho hiện trạng tuổi trẻ Phật Giáo Việt Nam tại Bắc Mỹ ít đến Chùa. Khi tìm đến chùa, tuổi trẻ Phật tử muốn có những lợi ích cụ thể như có nơi nương tựa trong có môi trường thanh tịnh, giảm căng thẳng, học cách ứng xử trong đời sống hằng ngày, học hiểu và thương, học cách bớt sầu muộn và sân hận v.v…, nên chúng ta cần phải tìm hiểu tuổi trẻ cần và muốn gì để việc cung và cầu có hiệu quả hơn. Đồng thời, xin quý Ngài hãy quan tâm, dìu dắt, hiểu và cảm thông để tuổi trẻ ngày càng lớn mạnh.
            Chúng con hy vọng quý Ngài trong chức sắc, quý hội đoàn giáo dục cần quan tâm hơn cho tuổi trẻ, thế hệ kế thừa. Một lần nữa, nếu có những vụng về trong lúc thẳng thắn góp ý, chúng con mong quý Ngài, Đại Tăng và đại chúng hoan hỷ cho.
            Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Tâm Thường Định

Tài liệu tham khảo / References:
1.     Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).
2.     Harvey, Peter (2013). An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices (2nd ed.). Cambridge, UK: Cambridge University Press. p. 5. ISBN 9780521676748. Retrieved 2 September 2013.
3.     Johnson, Todd M.; Grim, Brian J. (2013). The World's Religions in Figures: An Introduction to International Religious Demography (PDF). Hoboken, NJ: Wiley-Blackwell. pp. 34–37. Retrieved 2 September 2013.
4.     Pew Research Center, Global Religious Landscape: Buddhists.
5.     Thích Hạnh Viên, Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục Đạo Phật Cho Tuổi Trẻ. Personal communication. 31 July 2015.
6.     Wikipedia.com, Buddhism by country. Retrieved 28 July 2015. https://en.wikipedia.org/wiki/Buddhism_by_country


Friday, July 31, 2015

An Ed Talk for California Teachers Summit 2015 - MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM






Good morning ladies and gentlemen,
         It is my honor to be here to share with you, dedicated and compassionate educators, some of the working strategies from my own classroom, personal and professional life. These strategies are also based upon my doctoral research; and together can be called a mindfulness-based approach.
Mindfulness is the energy of self-observation and awareness of what is going on around you and within you. Mindfulness brings you back to the present moment. The present moment is the only thing we truly have because, yesterday is history and tomorrow is mystery. Today is the gift--the here and now. Mindfulness enables us to focus, clear our mind, and enhance our loving-kindness. We all, including our students, know on some level that the future is dictated by what we are thinking, speaking, and acting at this moment. Everything we do has a consequence; and consequences can be positive or negative. Thus, if the students would like to have an A in the future, they must work hard at this very moment. At the beginning of the semester remind them that everyone is getting an A, but how to retain that A is another story. It is like love or being in a marriage: falling in love or getting married is an easy stage, but how you remain in love or stay married is an art and science in itself.
         A Mindfulness-based approach enables us to do just that--remain in love, stay married or keep the A. This is a life-skill that today’s students need. I often ask my students these questions, and I reflect often upon them as well. The questions are: "Are we part of the problem or part of the solution? and “What direction are we heading?” In terms of anything in our life: academics, finances, spiritual growth, our relationship to others-- including our siblings, friends, romantic partner, parents, and everyone else. If that “A” or that door, the gateway, to a better future is our aim, our goal, then are we heading in the right direction? Are we really moving toward that, with everything we do, say or think?
         Let's say, as an example to our students: Imagine you have 5 dollars for your allowance each day. In the morning you spend $3 on your Starbucks coffee and in the afternoon you spend another $3 for your Jamba Juice. You have $5 and spend $6--what direction are you going financially? You are going in a negative direction. You’re going to get a negative balance. In fact, you are going backwards just like Michael Jackson's moonwalk.  Thus, you need to be mindful, recognize your own actions, stop going backwards and move in a positive direction toward your set goals.  A philosopher once pointed out that it doesn't matter how slow or how fast we are going, as long as we are going forward in the right direction.
Through my own practice of mindfulness, I am able to recognize and be aware of how humans behave. As human beings, especially young ones, we are reactive. Whatever stimulus occurs, we tend to be reactive. For instance, students may talk back, using salty language or even displace physical behavior such as slamming the door. When using a mindfulness approach, whatever occurs, we are mindful--we pay attention to the moment, to what is happening inside oneself and outside in the situation.  Then you can respond to the situation. Not reactive, but rather responsive.  Know that we have many options, and choose the best one.

             In all situations, we can realize that we have a choice to settle on a win-win situation. Usually we react immediately when something happens; with the practice of mindfulness, whatever happens, we stay calm and practice mindfulness in that moment, and then respond to that stimulus.
The technique that I used often and asked students to use with me is called the P.E.A.C.E. practice, as put forth by Dr. Amy Saltzman in Still Quiet Place - Mindfulness for Teens (2010)
P - P is for Pause. When you realize that things are difficult, pause. Stop. Do not act. Do not do anything yet.
E - E is for Exhale. Take a deep breath (in via your nose and out via your mouth). I often do 3 times, but at first, students don't have that ability, so just once is all right.
A - A is for Acknowledge, Accept, and Allow. You must acknowledge your own emotions and the other’s emotion. If you are upset, mad or angry, it is ok to say that you are upset or mad. By recognizing your anger, you are already start to defusing it right then. I often say to my students, “I am not happy right now; what you did is a distraction to me and to the classroom. It also seems like you are not happy either. Thus, why don't you go outside the classroom and take a walk.”
C - is for Choose to respond with
Compassion: for yourself and others. In order for you to have compassion for others, you must have self-compassion first. Compassion is a concept central to Buddhism, and it can be defined as the ability to bring joy and happiness to others while reducing their frustration and suffering. We also need to turn this compassion inward towards our own selves. All transformation and happiness start from the within; we all transform and lead from the inside out. Compassion inward; compassion outward. (Like the egg if time permitted).
         C is also for Clarity: being clear about what you want, what your limits are, what you are responsible for. And finally, 
         C also stands for Courage: the courage to speak your truth, and to hear the truth of others.
         E - is for Engage Now we are ready to engage with the situation positively. We can create a win-win-win situation and "Begin with an open-end"--which means, to enter without attachment to a specific outcome.
          In the classroom, I use many mindfulness-based strategies to bring awareness to the present moment, such as inviting the bell --you call it “ringing the bell”, we call it “inviting the bell”-- to get students’ attention. We may do a quick breathing exercise, have quiet time or some other technique. I also share "Quotes of the Week" with my students to illustrate life lessons, with moral and ethical values. These quotes not only are to motivate my students, but also they help us build a strong interpersonal relationship. As you already know, once we have established a good relationship, teaching is much easier. I have even asked the students to do a “walking meditation” without letting them know they are doing that. If students ever use “salty language” or do some other misbehavior in my classroom, I ask them to go outside and not distract the classroom activities. However, instead of having them sit down and wait, which may result in anger building up, or at minimum, it’s boring and a wasted learning opportunity, I ask them to walk slowly and mindfully toward the next building. I tell them that they must touch this wall, to walk mindfully to that wall, touch it and go back and then go back and forth 5 times. By that time, they often have defused their frustration, sadness or anger and realized what they themselves did that needs correcting. When I asked "Do you know why I removed you from the class?", most of them say, ”Yes,” and “Sorry,” but if they don't, I ask them to walk 5 more times and this time, I guide them to focus their attention on a mark on the wall or a tree, and notice how their perception changes as they move closer or farther away from it. After the tenth time, they are more calm and ready to go back to the classroom and learn.
           Overall, research shows that mindfulness-based approach is working in the classroom both for teens and even for adults, at least for me. I am still using it. Here is an example to illustrate that: [play the audio].
         As you can see, it is hard for me as an educator, in this case a designated substitute Vice principal at Mira Loma High, to see a student get handcuffed and taken to jail. Somehow, I felt we failed as a whole system. This reminded me of something my Vietnamese Buddhist teacher once told me, “If the doctors or dentists makes a mistake, they can kill only one person, but educators like us, if we make mistakes we kill the whole generation." And I see it as not only one generation, but many generations.
          As educators of high school and middle school children, we deal with about 165 students in one single day, and our energy can run low each day. It is very important that we take a good care of ourselves. We can't give something we don't have. Please take care of yourselves physically, mentally, emotionally, spiritually and all the 'lys' that you can think of, so that we can give it forward. Have some quiet time for yourself each day to recharge your energy. Teachers matters. Keep Calm. Be Mindful. Teach On.
Breathe and Smile. Thank you for listening.
THANK YOU.

Phe Bach, Ed.D.
Mira Loma High School
San Juan Unified School District.


With CSUS President Robert S. Nelsen, and fellow educators Teresa Burke and Elzira Saffold
With fellow Ed Talk Speakers, SJUSD Teacher of the Year, Teresa Burke, CSUS News Director Elisa Smith and
Stockton USD Teacher of the Year Elzira Saffold.
Conversation with CSUS President, Robert S. Nelsen and our CA superintendent of public instruction Tom Torlakson

With the Dean of College of Education at CSUS, Dr. Vanessa Sheared

Photos: from @CATeachersSummit and @SacState

References: 

Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).

Saltzman, A. (2011). Mindfulness: A guide for teachers. The Center for Contemplative Mind in Society.

Monday, July 27, 2015

5 CÁCH THỰC HÀNH ĐỂ XOA DỊU NHỮNG CƠN GIẬN



NHẬT KÝ GIÁO DƯỠNG - 
5 CÁCH THỰC HÀNH ĐỂ XOA DỊU NHỮNG CƠN GIẬN

            Chúng ta đều biết giận là không lành mạnh, không nên và không đẹp thế mà chúng ta lại thường nổi giận. Ông Bà ta có dạy, "No mất ngon, giận mất khôn" là thế. Sau đây là 5 phương pháp thực tập để xoa dịu cơn giận và tận hưởng thời gian quý báu, quan trọng của mình với nhau.
            Trong cuộc sống có những điều rất nhỏ mà cũng có thể làm ta nổi giận và sự giận dữ
đó có thể đưa đến tan vỡ hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đình. Thật ngạc nhiên là thông thường những điều nhỏ bé ấy có thể khiến chúng ta mất bình tỉnh hay nổi giận thiên đình. Mỗi khi sự giận dữ của bạn nổ tung, thật khó để kiểm soát hay lấy lại những gì mình đã nói và làm. Tức giận, cũng như những cảm xúc khác—vui buồn, thương ghét v.v...—không phải là một điều xấu. Đó là một cảm xúc cần thiết, nhưng nếu chúng ta không kiểm soát những cảm xúc, lời nói, hoặc hành động, nó sẽ đưa ta mất niềm vui, an lạc, hoặc tệ hơn là sự cải vả để rồi đưa đến bất hoà hay tan vỡ.

            Vì thế chúng tôi xin chia sẻ 5 phương thức hay chiến thuật xem như là biện pháp phòng ngừa để gìn giữ cơn tức giận đừng nổ tung trong cuộc sống của bạn giúp chúng ta có chánh niệm—nền tảng của sự an lành và hoà hợp.

1. Nhận chân cơn giận của mình.

             Cơn giận có hình tướng (anatomy) và mục đính chính của nó, cũng như cái ngã (ego), là làm cho nó càng ngày càng to và cuối cùng là làm nổ tung ra. (Anger happens spontaneously, build up and explode). Trong giai đoạn đầu, cơn giận thường có mồi để bộc phát. Ví dụ như sự căng thẳng, bực bội, không ưa thích gì đó, khó chịu trong cơ thể, mệt mỏi, ngã mạn, kêu ca, v.v... đây là bước đầu, là ngòi nổ. Rồi, cơn giận thường tự phát, dồn dập và bùng nổ. Sự nóng nảy của chúng ta thường có những dấu hiệu cảnh báo như bực mình, tức tối, một cảm giác thất vọng, gia tăng nhịp thở, đỏ mặt, run rẩy v.v... 

Khi mình có sự thực tập, thì mình nhận ra cơn giận của chính mình ở trong giai đoạn nào. Khi giận mình biết là mình đang giận. Chúng ta phải đủ bình tĩnh và can đảm để nhận ra cảm xúc của mình và của đối phương. Hãy thở sâu và chậm vài hơi. Chút thời gian ít ỏi đó có thể giúp ta khám phá cảm xúc và quan điểm của mình.
            Hãy thở sâu và chậm ba hơi; dài biết dài, ngắn biết ngắn. (Hơi thở ra thông thường dài hơn hơi thở vào). Thở chánh niệm như vậy một vài hơi, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi cảm giác cơ thể. Lắng nghe những suy nghĩ của mình mà không cần thêm bớt các cuộc đối thoại nội tâm hay ít nhất là để cho nó lắng đọng.

            Mình đang suy nghĩ gì? Hãy kiên nhẫn vì những cảm giác khó chịu có thể trỗi dậy, nhưng hãy quan sát, quán chiếu cơn giận dữ của mình với sự từ bi cho chính mình (self-compassion). Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khám phá rằng cơn tức giận của mình có để dạy cho mình những điều cần thiết.

2. Biết rằng chúng ta có nhiều lựa chọn.
            Trong tất cả những tình huống, nhận chân rằng chúng ta có lựa chọn để giải quyết. Thông thường thì chúng ta phản ứng tức khắc khi một việc gì xảy ra; với sự thực tập chánh niệm, chuyện gì xảy ra, hãy bình tĩnh và thực hành chánh niệm, rồi đáp ứng cho hợp lệ. Xin hãy xem hình vẽ minh hoạ sau đây:

Trong thời gian thử thách này, hãy nhắc nhở mình: "Ta đang có một sự lựa chọn" và xin đừng chọn lựa hay giải quyết trong sự thiếu bình tĩnh hoặc nóng giận, làm lãng phí thời gian và năng lượng của bạn trong những lúc có cảm xúc tiêu cực. Điều đó có thể hại mình hại người lúc bây giờ và cả tương lai. Những quyết định hay sự chọn lựa của ta đều phải đặc trên nền tảng lợi mình, lợi người, ngay bây giờ và cả tương lai.

3. Hành Thiền!
            Thực tập thiền hành. Thiền đã có từ ngàn xưa và có nhiều đạo thực tập Thiền, không riêng gì Phật giáo. Thiền giúp chúng ta thư giãn, nhẹ nhàng và lắng đọng. Theo những nhà nghiên cứu hàng đầu ở Hoa Kỳ trong lãnh vực Thiền Chánh Niệm như Jon-Kabat-Zin, Thiền làm nhịp tim chậm lại, giảm huyết áp, giảm sự lo lắng, và, kết quả là làm giảm stress. Trong một thử nghiệm tham gia vào một chương trình giảm stress thiền chánh niệm tám tuần có mức giảm đáng kể trong báo cáo kích thích hàng ngày (24%) và căng thẳng tâm lý (44%), và những lợi ích đã được duy trì ba tháng sau đó.

            Các nhà nghiên cứu như Kabat-Zinn (1990) và Thompson và Gauntlett-Gilbert (2008) cũng tiết lộ rằng hành thiền và thực tập chánh niệm tăng cường cải thiện sự tự nhận thức và tình trạng bệnh tật mãn tính cũng như làm tăng trưởng hạnh phúc nói chung. Ngoài ra, Martins (2012) phát hiện ra rằng những người lớn tuổi hành thiền, đạt được khả năng chánh niệm, tăng trưởng lòng từ bi, sự hiện diện, và sự chú tâm và ảnh hưởng về nhận thức của họ về cuộc sống, tuổi tác, sự sống chết, và mất mát của họ. Khi về già hành giả an nhiên và ít giận hờn, dễ dàng yêu thương và tha thứ hơn. Gần đây, Time Magazine cũng tường thuật là học sinh tiểu học tập thiền thi cao điểm hơn trong toán học so với những em khác. Vì thế, chúng ta có thể tập thiền cùng các em khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày nếu thời gian cho phép.



4. Hãy tập dừng lại và quán chiếu

            Nếu trong cơn giận bùng nổ, thì hãy nhận diện nó. Bảo rằng, tôi biết tôi đang giận. Hít thở thật sâu vài hơi. Nếu không có thời gian, thì chỉ một hơi thật dài. (Hơi thở ra dài hơn hơi thở vào). Hãy đi bộ (Take a walk) hay lấy mình ra khỏi không gian (timeout)
Chúng ta phải nhận thức và nhắc nhở rằng chúng ta không thể kiểm soát của bất cứ lối suy nghĩ, cảm xúc, hành động của ai cả, những gì chúng ta có thể điều khiển là của chúng ta.  Bác sỹ Amy Saltzman đã trình bày kỷ năng sống và cách thực tập qua phương pháp PEACE (Pause, Exhale, Acknowledge, Choice, Engage – Dừng lại, Thở ra, Nhận diện, Lựa cho, Hành động) cũng không ngoài mục đích này.

5. Ăn và ngủ đều độ!

Có 4 loại thức ăn mà những nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ gọi là 4 thức ăn thầm lặng giết người (four silent food killers), đó là chất muối, đường, mỡ/chất béo,
và bột/gạo). Những chất này đưa gần một nửa dân số Mỹ có một hoặc nhiều bệnh mãn tính, trong đó có bệnh hen suyễn, bệnh gan nhiễm mỡ, sâu răng (đặc biệt là ở trẻ em), bệnh tiểu đường loại 2, việc ung thư, mất trí nhớ, suy gan, và bệnh tim mạch dẫn đến các cơn đau tim đột quỵ. Ngoài ra, nếu uống bia rượu nhiều cũng không ổn vì bị say sỉn. Thậm chí càfe cũng vậy, lượng caffeine có thể thay thế một đêm ngon giấc. Có thể về lâu dài, tăng thiếu ngủ và có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Hãy tránh cà phê và rượu mạnh khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Nói tóm lại, nếu ăn uống không đều độ, sẽ đưa chúng ta đến những bệnh tật và thảm cảnh này. Chúng ta phải ăn uống cẩn trọng, nhất là cần nạp năng lượng vào buổi sáng. Nếu cơ thể bất an hay khó chịu, thì tâm trí của mình cũng không được thoải mái và có thể đưa đến sự nóng giận. Vì thế ăn uống và ngủ nghỉ đều hoà sẽ giúp chúng ta sống vui và sống khoẻ, ít giận hờn vu vơ.

            Nói tóm lại, giận là một trong những cảm xúc tự nhiên mà chúng ta có thể nhận chân và chuyển hoá được.
Nếu chúng ta thực tập chuyên cần những phương thức trên, chúng ta có thể nhận chân được sự chuyển hoá của nội tâm. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải cởi mở, lạc quan, nhẹ nhàng và uyển chuyển để mình có cuộc sống an lạc và lành mạnh hơn hầu làm cho thế giới 
này ngày càng tốt đẹp.


Bạch X. Phẻ


Tài liệu tham khảo / Reference:



1. Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).
2. Gazella, K. A. (2005). Jon kabat-zinn, phd bringing mindfulness to medicine. Alternative Therapies in Health and Medicine, 11(3), 56-64.
3. Kabat-Zinn, J. (1990). Full catastrophe living: Using the wisdom of your body and mind to face stress, pain and illness. New York: Delacorte.
4. Martins, C. A. R. (2012). Silent healing: Mindfulness-based stress reduction program for older adults. Available from Proquest Dissertations and Theses database. (UMI No. 3522535)


5. Meiklejohn, J., Phillips, C., Freedman, M. L., Griffin, M. L., Biegel, G., Roach, A., ... & Saltzman, A. (2012). Integrating mindfulness training into K-12 education: Fostering the resilience of teachers and students. Mindfulness3(4), 291-307.
6. Saltzman, A. (2011). Mindfulness: A guide for teachers. The Center for Contemplative Mind in Society.
7. Thompson, M., & Gauntlett-Gilbert, J. (2008). Mindfulness with children and adolescents: Effective clinical application. Clinical Child Psychology and Psychiatry, 13, 395-407.

Thursday, July 23, 2015

Embracing Our Lasting Joy! - Mưa Tháng Sáu


Mom is meditating in the early dawn.

Mưa tháng Sáu
Nhẹ bay
Nhẹ bay
Ô hay
Mẹ về!

June shower
Sprinkling
Sprinkling
How beautiful
Mom is home!

Wednesday, July 15, 2015

GẶP NHAU TRONG YÊN LẶNG

Lặng Yên -Photo: Uyên Nguyên
GẶP NHAU TRONG YÊN LẶNG

Ngày Thinh Lặng gặp nhau
Nụ cười thay tiếng chào
Trên đồi vang tiếng sáo
Chiếc phong cầm nhẹ ngân

Ngày thinh lặng gặp nhau
Đoá hoa xuân tủm tỉm
Nắng vàng ấm trong tim
Tiếng ve từng hơi thở

Nhìn mây hồng lân lân
Nhìn hoa nở trong lòng
Nhìn người miền hạnh phúc
Nhìn Phật cõi vô song.

Saturday, July 11, 2015

Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa có ảnh hưởng gì...


Photo: from the Telegraph -  http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/11630185/US-China-war-inevitable-unless-Washington-drops-demands-over-South-China-Sea.html
Lời dẫn: Có người hỏi, Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa có ảnh hưởng gì đến rạn san hô?
Dĩ nhiên, nó nhẹt thở, chết yểu và có ảnh hưởng xấu đến môi sinh, du lịch, kinh tế và chính trị ở Á Châu. Bài viết sau đây của Eric Niiler, một nhà văn tự do có trụ sở tại Maryland, sẽ giúp bạn hiểu thêm việc này. 
Điều gì sẽ xảy ra khi đảo nhân tạo 
được mọc lên từ rạn san hô?


Nhà sinh vật biển John McManus, người đã nghiên cứu các rạn san hô Thái Bình Dương trong 30 năm qua, nhớ lại một cuộc hành trình bằng tàu hai ngày vào một vài năm trước đây, di chuyển tới quần đảo Trường Sa, một chuỗi các rạn san hô vùng trũng và đá ở Biển Đông.


"Bạn đang di chuyển trong vùng đại dương mênh mông, sau đó bạn đến một nơi mà những con sóng vỗ, mọi thứ phía xa rặng san hô trở nên bằng phẳng, giống như một hồ nước khổng lồ," McManus, giám đốc của Trung tâm Quốc gia  về nghiên cứu sang hô của Đại học Miami.


Hôm nay, bảy rạn san hô như vậy đang biến thành các hòn đảo, với các bến cảng và dải hạ cánh, bởi quân đội Trung Quốc. Không chỉ là công việc này đe dọa đến mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Thái Bình Dương khác, mà nó cũng phá hủy một mạng lưới sinh thái phong phú, theo McManus.


"Đây là tàn phá," ông nói. "Đó là điều tồi tệ nhất đã xảy ra với các rạn san hô trong suốt cuộc đời của chúng tôi." Các quan chức ước tính rằng quân đội Trung Quốc đã xây dựng lên đáy biển nhiệt đới nông với cát khai hoang, thép, gỗ và hàng rào bê tông để tạo ra 2.000 mẫu đất của lãnh thổ mới.


Các quan chức Trung Quốc đã nói rằng trước khi khởi công bất kỳ công trình nào, việc thử nghiệm "khắt khe" được thực hiện để  bảo vệ môi trường rạn san hô và tùy vào mục đích quân sự các đảo được tạo ra sẽ cải thiện năng lực của Trung Quốc cho "tìm kiếm và cứu nạn trên biển, an ninh cá, phòng chống thiên tai và cứu trợ, và quan trắc khí tượng . "


Trong khi việc xây dựng của Trung Quốc đã gây tình trạng căng thẳng trong khu vực, nó cũng  nêu lên những quan ngại về các căn cứ đó sẽ có thể chịu được các cơn bão nghiêm trọng diễn ra thường xuyên như là một một phần của Thái Bình Dương.


"Bạn có thể xây dựng một hòn đảo nếu bạn làm đúng cách," Robert Dalrymple, một giáo sư kỹ thuật tại Đại học Johns Hopkins cho biết. "Nhưng nó chưa rõ rằng những hòn đảo này sẽ là vĩnh viễn, trừ khi nó có thể đối phó với sự xói mòn. Nó sẽ bị quét sạch, giống như việc bỏ cát trên bãi biển Đông. "


Các hòn đảo nhân tạo được xây dựng cho các khu nghỉ mát ven biển, hoặc các sân bay ở vùng biển nông ngoài khơi Florida, vùng Caribbean, Biển Ả Rập và nhiều lĩnh vực khác. Trong hai thập kỷ qua, Philippines và Việt Nam đã dựng lên các tiền đồn thẳng đứng, nhiều cái nằm trên sàn gỗ  tại Biển Đông nhằm nỗ lực hỗ trợ tuyên bố chủ quyền. Nhưng thế lực Trung Quốc đã đè bẹp các dự án này. Tại một số hòn đảo mới, người Trung Quốc đang xây dựng đê chắn sóng bằng bê tông dài hàng trăm dặm để giữ cát.



Dalrymple đã thăm các dự án xây dựng ở Trung Quốc và nói rằng quốc gia này rõ ràng có chuyên môn kỹ thuật để xử lý một khối lượng lớn các vật liệu nạo vét. Các chuyên gia khác nói rằng Trung Quốc đang xây dựng một cách nhanh chóng, hơn là một cách cẩn thận, để tạo ra các hòn đảo nhân tạo.


"Những kỹ thuật phức tạp được hoàn thành với tốc độ kinh ngạc," Patrick Cronin, một nhà phân tích cao cấp của Trung tâm Tân An ninh Hoa Kỳ, một Bể Tư Duy (Think-tank) Washington cho biết. Cronin đã từng chỉ dẫn về những đảo đang được xây dựng này bởi các quan chức cấp cao của Mỹ. "Họ đã không chỉ tăng khối lượng đất gấp đôi. . . mà xây ra phía trước các căn cứ cho cả hai mục đích sử dụng quân sự và dân sự. Máy nạo vét không chỉ xây dựng các hòn đảo, mà còn đào sâu thêm cho các kênh hàng hải. "


Các kết quả có thể được nhìn thấy trong các hình ảnh thô từ vệ tinh đăng bởi Sáng kiến ​​minh bạch hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, của một Viện chính sách khác. Những tấm ảnh chụp theo kỹ thuật tua nhanh (time-lapse) cho thấy một vòng san hô trong một vùng biển xanh được đổ cát trắng nạo vét từ đáy biển gần đó, tiếp theo là sự xuất hiện của cần cẩu xây dựng, công nhân và các tòa nhà cao tầng.


Trong số các dự án được mô tả trên trang web của CSIS là:


● Một đường băng dài gần hai dặm trên Fiery Cross Reef.


● Thiết bị Radar và một sân bay trực thăng trên Cuarteron Reef.


● Một cảng mới và các ụ súng trên Gaven Reef.


Bành trướng trên Hughes Reef từ một đồn điền ít hơn một phần mười mẫu Anh đến một trụ sở phức hợp 380 mẫu và bến cảng cho cả tàu dân sự và quân sự.


Nạo vét tại Mischief Reef, nằm trong phạm vi mà Philippines coi đặc khu kinh tế với cảng nổi hải quân.


Cầu tàu mới, luồng và đường băng tại Subi Reef.


Máy bơm lọc nước muối và một nhà máy bê tông trên Johnson South Reef.


Trong khi các đảo nhân tạo có vẻ vững chắc trong các hình ảnh vệ tinh, Thái Bình Dương không phải là luôn luôn ôn hòa, Steve Elgar nói, một nhà khoa học cấp cao về vật lý đại dương và kỹ sư tại Viện Hải dương học Woods Whole, ở Woods Hole, Mass.


Ông tự hỏi bao lâu các đảo này liệu sẽ sống sót sau các đợt sóng cao đầu bởi gió, một số cao 30 feet, lớn dần từ ngoài khơi và sau đó cuộn tròn mà không có đất rộng để ngăn chặn chúng. Đảo đá như Hawaii, Guam và Philippines được bao quanh bởi các rạn san hô giúp phá vỡ các lực của sóng đi ngang đại dương. Nhưng các căn cứ mới ở Trường Sa không có sự bảo vệ đó.


Các hòn đảo trong vùng Trường Sa nằm ở giữa đại dương, 1.000 dặm từ Bắc vào Nam," Elgar cho biết. "Với những lần nạp lớn (khoảng cách mà gió thổi không bị cản trở qua nước), chúng biến thành những đợt sóng lớn, chỉ từ gió thổi. Chúng vỡ ra giữ đại dương.


Các nhà khoa học đại dương khác lo ngại về tầm ảnh hưởng của việc nạo vét và tạo ra hòn đảo lên cuộc sống đại dương xung quanh. Quần đảo Trường Sa có ngư trường lớn cho nhiều quốc gia châu Á, và đa dạng sinh học biển tại địa phương đã suy giảm trong hai thập kỷ vừa qua, theo một nghiên cứu năm 2013 bởi các nhà khoa học Úc và Trung Quốc.


Các báo cáo, xuất hiện trong Conservation Biology, cho thấy san hô đã giảm xuống còn khoảng 20 phần trăm (từ khoảng 60 phần trăm) trong quần đảo Trường Sa qua trước 10-15 năm. "Biến đổi khí hậu ít ảnh hưởng đến những rạn san hô ít hơn so với phát triển ven biển, ô nhiễm, đánh bắt quá mức, và phương pháp đánh bắt hủy diệt", theo báo cáo, trong đó cảnh báo rằng việc giảm các rạn san hô đã được "hé mở nhưng4 nghiên cứu và  năng lực quản lý của Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng . "


Greg Mitchell, một giáo sư về sinh thái biển tại Viện Hải dương học Scripps ở La Jolla, California., Nghiên cứu hệ sinh thái rạn san hô Thái Bình Dương. Ông nói rằng việc nạo vét mới của Trung Quốc và lắp đặt các trụ bê tông có thể phá hủy những gì còn lại của hệ sinh thái địa phương.


"Nếu các đảo được để yên, chúng có lẽ sẽ rất đa dạng," Mitchell nói. "Nhưng tất cả các đội tàu đánh cá từ châu Á đã có săn bắn tất cả mọi thứ từ hải sâm và trai khổng lồ và cá mập để lấy vi. Tôi đoán là đa dạng sinh học đã bị thay đổi rồi. Nhưng bây giờ, họ đang chôn vùi hệ sinh thái và phá hủy nó. "
Lược dịch – Hồng Hà




Saturday, July 4, 2015

KIẾP PHONG TRẦN - Poem and Music


                                              Thơ Bạch Xuân Phẻ - Nhạc Nguyên Quang



KIẾP PHONG TRẦN

Đi hoang nửa kiếp phong trần
Sông dài biển rộng trăm lần ngược xuôi
Bao cay đắng bao ngậm ngùi
Thấy trong tuyệt vọng niềm vui trọn đầy

Bao hạnh phúc ai dựng xây
Có mầm đau khổ khói mây bập bềnh
Sợi mưa vạt nắng không tên
Mà sao thanh thản... bồng bềnh... thong dong

Đi hoang mới biết long đong
Rọi soi cõi vắng mênh mông bạt ngàn
Vô chung vô thuỷ hợp tan
Nghiêng vai trút hết ... trăng vàng vừa lên.