Tuesday, May 22, 2018

Đức Phật: Thấy Pháp Là Thấy Ta - Nguyên Giác

Đàn Tràng Dược Sư - Chùa Kim Quang, Sacramento, CA.

Đức Phật: Thấy Pháp Là Thấy Ta
Nguyên Giác


Bài viết này để trả lời một vài câu hỏi nhận được gần đây. Nếu giúp được một số độc giả, xin hồi hướng công đức từ bài viết để Phật pháp trường tồn. Trường hợp các câu trả lời bất toàn hay sơ sót, người viết, với vốn học và vốn tu đều kém cỏi, xin lắng nghe quý tôn đức chỉ dạy thêm.
Một câu thắc mắc là, có cần giác ngộ hay không? Câu này người viết không dám trả lời bằng thể khẳng định. Tuy nhiên, trong rất nhiều kinh, và trong các tích truyện Nikaya đều cho biết có một thời điểm xảy ra trong tâm của người tu, từ lúc đó người này biết rằng sanh đã tận, và mọi chuyện đã khác. Thí dụ, trong Trưởng Lão Ni Kệ (Therigatha), có rất nhiều trường hợp đắc quả A La Hán sau khi nghe Đức Phật đọc một bài kệ, hay khi nhìn thấy nước chảy xuôi từ bắp đủi, hay khi dùng kim nhấn ngọn bấc đèn xuống dầu… Thí dụ, trong Pháp Cú Tích Truyện, các trường hợp tức khắc đắc quả A La Hán có ghi lại tích của 500 vị tăng trong bài Kệ 170 sau khi nghe Đức Phật đọc một bài kệ, hay về chàng làm xiếc Uggasena còn lơ lửng trên cây đã tức khắc tự biết sanh đã tận sau khi nghe Đức Phật dạy “buông bỏ cả quá, hiện, vị lai,” hay như Kệ 142 về quan đại thần Santati vừa mới gây nghiệp sát và nghiệp sắc dục nhưng đã giải thoát tức khắc sau khi Đức Phật đọc bài kệ tương tự về “vô sở trụ” và rất nhiều trường hợp khác. Tương tự, nhiều trường hợp ở Kinh Tập. Nghĩa là, có một khoảnh khắc như thế của tâm thức, muốn gọi là gì cũng được. Tốt nhất, chớ nên bận tâm chuyện đốn ngộ hay không đốn ngộ, chỉ cần lặng lẽ phòng hộ sáu căn trọn ngày là đủ.
Một câu thắc mắc rằng, có phải Tứ Niệm Xứ (niệm thân, thọ, tâm, pháp) là pháp duy nhất để giải thoát hay không? Bất kỳ ai đọc kinh cẩn trọng, cũng thấy chữ “duy nhất” là sai. Thí dụ, trong Trung Bộ có hai kinh dạy về Không Tam Muội, hay “an trú Không.” Tương tự, trong Tương Ưng Bộ cũng có nhiều kinh về Không (Emptiness), đặc biệt Đức Phật từng cảnh báo trong Kinh SN 20.7 rằng trong tương lai (không xác định thời lượng, nhưng có lẽ thời này tới rồi vậy) sẽ tới lúc nhiều vị sư không chịu lắng nghe, không chịu hiểu, không chịu học thuộc các kinh sâu thẳm, vi diệu về pháp Không (in a future time there will be mendicant who won’t want to listen when discourses spoken by the Realized One—deep, profound, transcendent, dealing with emptiness—are being recited. They won’t pay attention or apply their minds to understand them, nor will they think those teachings are worth learning and memorizing - bản dịch Sujato). Hay như Kinh AN 11.10, Đức Phật nói rằng trong hàng đệ tử của Ngài có những tu sĩ giỏi như tuấn mã, khi thiền tư mà không dựa vào đất-nước-gió-lửa và cũng không dựa vào những gì được thấy, nghe, cảm thọ, nhận biết… Tương tự, nhóm Kinh Tập là ngôn ngữ của Bát Nhã, của Long Thọ. Hay như Kinh Bahiya, dạy về an tâm với pháp Như Thị. Hay như trong Trưởng Lão Ni Kệ, có Ni Trưởng Sona, và một số vị khác đắc quả bằng Định Vô Tướng (không niệm bất kỳ một tướng nào của ngũ uẩn, nghĩa là nghịch hướng với niệm theo bốn đối tượng). Nghĩa là, có nhiều pháp giải thoát không phải Tứ Niệm Xứ. Trong khi đó, Tứ Niệm Xứ là niệm có đối tượng (thân, thọ, tâm, pháp) và là niệm “ở đây và bây giờ,” trong khi đọc trở ngược đoạn văn trên về Pháp Cú Tích Truyện, sẽ thấy rằng Đức Phật dạy pháp niệm không-đối-tượng, nghĩa là “xa lìa quá, hiện, vị lai.” Nghĩa là, mỗi người tùy nhân duyên nhiều đời, sẽ gặp pháp thuận lợi riêng cho mình.  
Tới đây sang câu hỏi khác. Một ý thắc mắc rằng, Đức Phật có một lần nói rằng thấy Pháp chính là thấy Như Lai. Như vậy, Pháp là gì? Chỗ này không dám nói ý riêng, chỉ xin dẫn kinh ra. Xem như đây là một cơ hội đọc lại lời Đức Phật dạy.
Trong kinh, chữ Pháp (Dhamma, viết theo Nam Tông; Dharma, viết theo Bắc Tông) có nghĩa rất mênh mông. Có khi chữ Pháp là lời Đức Phật dạy, có khi là chiếc bè để vượt qua dòng sông sanh tử, có khi là Luật Duyên Khởi, có khi là sự thật của vũ trụ (Tứ Diệu Đế, trong đó Bát Chánh Đạo nằm trong Đạo Đế), có khi là Tam Học (Giới Định Huệ), có khi là đối tượng của tâm, có khi là vận hành của ba cõi (12 xứ, gồm 6 nội xứ và 6 ngoại xứ), có khi là toàn thể 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức), có khi là những yêu cầu tu học (như Kinh AN 5.73, yêu cầu phải học các đoạn đối thoại, học các chuyện kể, học các giải thích về pháp nghĩa, học các vần thơ…) và vân vân. Nghĩa là mênh mông. Nghĩa là, có nói gì đi nữa, cũng không đầy đủ.
Nơi đây sẽ tìm hiểu sơ lược một số kinh ngắn để xem Pháp đã được tuyên thuyết như thế nào. Tuy rằng kinh ngắn, nhưng đều siêu xuất tuyệt vời. Đức Phật từng nói trong kinh AN 4.113 rằng, tuấn mã chỉ cần thấy bóng roi là biết hướng để đi, không cần gì dài dòng phức tạp; do vậy, có khi kinh ngắn nhưng lại đầy đủ cho một đời tu học. Nơi đây sẽ chủ yếu chọn đọc một số kinh ngắn trong tiếng Anh có cú pháp dơn giản, để tiện cho độc giả tham khảo các bản Anh dịch, để thấy một pháp tu tiện dụng và thích nghi. Nơi đây sẽ đọc một góc rất nhỏ trong cánh rừng Phật pháp, không dẫn các kinh Trường Bộ, Trung Bộ và nhiều kinh Tương Ưng Bộ vì độ dài khó tóm lược, và cũng không dẫn ra nhóm Kinh Tập vì khó dịch và khó tóm lược trong vài dòng. Như vậy, Pháp là gì?
Kinh SN 22.87: Đủ rồi Vakkali! Thân bất tịnh này (của ta) có gì đâu mà ngó? Vakkali, ai thấy Pháp là thấy ta; ai thấy ta là thấy Pháp. Thực sự thấy Pháp, sẽ thấy ta; thấy ta, sẽ thấy Pháp. (1)
Kinh AN 3.52: Với thế giới như thế đang bốc cháy với già, bệnh và chết, bất kỳ phòng hộ thân, khẩu và ý được tu tập nơi đây sẽ là hầm trú, hang động, hải đảo và nơi tỵ nạn sau khi chết sau thế giới này. (2)
Kinh AN 3.71:  Có con đường Bát Chánh Đạo này: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. (3)
Kinh AN 4.37: Trang bị bốn phẩm chất này, một vị sư không có thể rơi ngã và sẽ đi trong hiện diện của Niết Bàn… Khi một vị sư (a) giữ gìn giới luật, (b) phòng hộ các căn, (c) ăn điều độ, và (d) tận lực tỉnh giác… Làm sao phòng hộ các căn? Đó là khi mắt thấy một hình thể, nhà sư không nắm giữ bất kỳ đặc tướng nào (của hình thể đó) hay nắm giữ bất kỳ các biến thể của hình thể đó (on seeing a form with the eye, does not grasp at any theme or variations by which)… tương tự với tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm… (4)
Kinh AN 5.73: Có trường hợp khi một  nhà sư học Pháp: các đoạn đối thoại, các chuyện kể trong hỗn hợp thơ và văn trong đời thường, các giải thích, các vần thơ, các tự thuyết đột khởi, các lời trích dẫn, các chuyện bản sinh, các sự kiện kỹ vĩ, các buổi hỏi và trả lời. Vị này không dùng cả ngày để học Pháp. Vị này không rời bỏ sự cô tịch. Vị này tự an tĩnh nội tâm. Đó gọi là một vị sư an trú trong Pháp. (5)
Kinh AN 7.64: Có trường hợp khi một nhà sư biết Pháp: các đoạn đối thoại, các chuyện kể trong hỗn hợp thơ và văn nói đời thường, các giải thích, các vần thơ, các tự thuyết đột khởi, các lời trích dẫn, các chuyện bản sinh, các sự kiện kỹ vĩ, các buổi hỏi và trả lời. Nếu vị này không biết Pháp -- các đoạn đối thoại, các chuyện kể trong hỗn hợp thơ và văn nói đời thường, các giải thích, các vần thơ, các tự thuyết đột khởi, các lời trích dẫn, các chuyện bản sinh, các sự kiện kỹ vĩ, các buổi hỏi và trả lời  -- vị này không gọi được là người có cảm nhận về Pháp (he wouldn't be said to be one with a sense of Dhamma). (6)
Kinh AN 8.63. Trong kinh này, Đức Phật dạy về những cách tu tập Tứ Vô Lượng Tâm (từ, bi, hỷ, xả) và Tứ Niệm Xứ (niệm thân, thọ, tâm, pháp) như là căn bản pháp tu định. Định này không có nghĩa là ngồi nhập định như nhiều người nghĩ, nhưng chính là định trong đi đứng nằm ngồi. Kinh viết, “Khi định này được thiết lập như thế, được tăng thượng như thế, rồi bất kỳ nơi đâu người đi, ngươi sẽ đi trong thoải mái. Bất kỳ nơi đâu ngươi đứng, ngươi sẽ đứng trong thoải mái. Bất kỳ nơi đâu ngươi ngồi, ngươi sẽ ngồi trong thoải mái. Bất kỳ nơi đâu ngươi nằm, ngươi sẽ nằm trong thoải mái.” (…wherever you go, you will go in comfort. Wherever you stand, you will stand in comfort. Wherever you sit, you will sit in comfort. Wherever you lie down, you will lie down in comfort.) (7)
Kinh AN 10.60. Trong kinh này, ngài Ananda trình với Đức Phật rằng nhà sư Girimananda đau bệnh nguy kịch. Đức Phật nói rằng ngài Ananda hãy tới nói với nhà sư bệnh về 10 pháp tưởng, có thể rằng đau bệnh sẽ tức khắc hết. Sau khi nghe ngài Ananda nói (tức là, chỉ mới nghe Pháp thôi), nhà sư Girimananda tức khắc hết đau bệnh (Then after Girimānanda heard these ten perceptions his illness died down on the spot.). Kinh viết, “(1) Tưởng về vô thường, (2) tưởng về vô ngã, (3) tưởng về bất tịnh, (4) tưởng về nguy hiểm (của thân tâm trong cõi này), (5) tưởng về xả ly, (6) tưởng về từ bỏ tham luyến, (7) tưởng về tịch diệt, (8) tưởng về nhàm chán toàn bộ thế giới, (9) tưởng về vô thường trong tất cả hiện tượng hữu vi, và (10) niệm về hơi thở (tức là, niệm 16 pháp hơi thở).” (8)
Kinh Ud 1.9. Trong kinh này, Đức Phật nói rằng sự thanh tịnh không thể đạt được vì nghi lễ xuống tắm sông Gaya và vì nghi thức hỏa tịnh, mà “trong người nào có sự thật và Pháp, người đó mới thanh tịnh.” (9)
Kinh Ud 1.10. Trong kinh này, ẩn sĩ Bahiya được một vị thiên, bạn từ nhiều kiếp xưa, hiện tới yêu cầu tìm Đức Phật để học Pháp. Bahiya đi liên tục nhiều ngày, gặp Đức Phật đang đi khất thực, chận lại ba lần xin dạy Pháp (Let the Gracious One preach the Dhamma to me)… Đức Phật nói, “Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy, trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe… Đó là con đường, Bahiya, ngươi hãy tự tu luyện.” Thời gian ngắn sau, Bahiya bị một con bò tông chết. Đức Phật cho làm nghi thức hỏa táng, nói Bahiya đã trở thành A La Hán, “nơi đất nước gió lửa không có chỗ bám.” (10)
Kinh Ud 7.7. Đức Phật nhớ lại khi ngài rời bỏ tưởng (và khách thể hóa để thành phân biệt giữa tôi/thế giới), và do vậy xa lìa kiến. Đây là nhóm chữ khó dịch. Bản dịch Anandajoti là "giving up of signs of conceptual diversification." Bản dịch Thanissaro là "abandoning of the perceptions & categories of objectification." Bản dịch của Dawsonne Melanchthon Strong là “on his own abandonment of consciousness and reasoning in connection with the hindrances.”  Bản dịch Ireland (bản giấy, sách 'The Udana and the Itivuttaka' ấn bản 2007, trang 92-3) là "abandonment of perceptions and concepts born of proliferation." Còn chữ kiến (no standing-place), hay lập trường về tôi/thế giới hay về có/không là sinh khởi từ thế giới tâm phan duyên của tưởng. Lẽ ra trong tâm người tu phải tịch lặng hết các tưởng. Kinh viết, "Đức Phật nhớ lại thời ngài xa lìa tưởng và việc phân biệt thế giới khách thể... Người đã không còn khách thể hóa, không còn kiến sanh khởi trong tâm, người đã vượt qua xa (One who has no objectifications, no standing-place, who has gone beyond... – bản dịch Thanissaro)." (11)
Kinh Iti 1.7. Đức Phật dạy, hiểu Cái Tất Cả, xa lìa tham luyến Cái Tất Cả (the All), sẽ giải thoát. Cái Tất Cả là sáu căn và sáu trần, có nghĩa là tất cả thế giới chúng ta kinh nghiệm trong/ngoài thân tâm.(12)
Kinh Iti 43. Đức Phật dạy, "Các sư, có một cái vô sanh, một cái không bị đưa tới sanh khởi, môt cái không bị làm ra, một cái không bị điều kiện hóa. Các sư, nếu không có một cái vô sanh, một cái không bị đưa tới sanh khởi, môt cái không bị làm ra, một cái không bị điều kiện hóa như thế, sẽ không thể có giải thoát được nhận ra từ cái được sanh ra, cái bị đưa tới sanh khởi, cái bị tạo tác, cái bị điều kiện hóa. Nhưng bởi vì có cái vô sanh, cái không bị đưa tới sanh khởi, cái không bị làm ra, cái không bị điều kiện hóa cho nên giải thoát được nhận ra từ cái được sanh ra, cái bị đưa tới sanh khởi, cái bị tạo tác, cái bị điều kiện hóa." (13)
Kinh SN 1.1. Một vị thiên hỏi rằng làm thế nào vượt qua trận lụt (của sinh tử). Đức Phật nói rằng, không đứng lại, không dấn bước tới (bản dịch Sujato dịch là không đứng lại, không bơi đi), là sẽ tới bờ bên kia. Kinh này có thể hiểu là khi tâm hành tịch diệt (hay là khi xa lìa các niệm hữu/vô, khi xa lìa tranh cãi đúng/sai), trận lụt sinh tử tức khắc biến mất. Cả 3 bản Anh dịch đều xuất sắc, có link ở (14).
Kinh SN 1.2. Giải thoát là gì? Đức Phật giải thích là khi xóa sổ tưởng và thức, khi tịch diệt và vắng lặng các thọ. (Bản Sujato là: the finishing of perception and consciousness, and the cessation and stilling of feelings; Bản Bodhi là: By the extinction of perception and consciousness, By the cessation and appeasement of feelings...) (15)
Kinh SN 1.27. Ba câu hỏi là: Từ đâu, dòng sông (sinh tử) trở ngược? Từ đâu, vòng (sinh tử) không còn xoay? Từ đâu, danh và sắc (tức, thân và tâm) ngưng với không gì còn lại? Đức Phật trả lời rằng nơi đất nước gió lửa không còn thấy chỗ trụ nữa, nơi đó dòng sông sẽ trở ngược, vòng chu kỳ sẽ hết xoay, và nơi đó danh và sắc không còn để lại gì nữa.(16)
Kinh SN 1.41. Kinh này dạy bố thí, cúng dường. Chư thiên đọc thơ trước Đức Phật. Rằng thế giới này bốc cháy với giá và chết, chúng sinh nên tự cứu bằng cách bố thí, vì những gì được trao tặng là những gì được cứu... Thân này sẽ chết cùng với tất cả tài sản, biết như thế, người trí huệ sẽ sống biết đủ, cùng lúc là bố thí. Sau kh bố thí và sống biết đủ, họ sẽ lên cõi trời. (17)
Kinh SN 2.26. Đức Phật trả lời một vị thiên rằng không có thể nào du hành để tới nơi nào gọi là tận cùng thế giới, nơi người đó sẽ không sinh ra, già đi, hấp hối, từ trần, hay tái sinh... Giải thoát phải từ nơi tấm thân này, với tưởng và tâm (with its perception and mind) mà ta nói về thế giới, về cội nguồn (thế giới), về tịch diệt (thế giới), và về pháp tu dẫn tới sự tịch diệt.(18)
Kinh SN 4.19. Kinh này nghe y hệt Pháp Bảo Đàn Kinh. Nơi đây, hình ảnh con  trâu lại là hiển lộ của tâm (mắt, tai...). Ma Vương giả làm một nông dân mang chiếc cày trên vai, tới gặp Đức Phật và hỏi xem có thấy con trâu của y ở đâu không. Sau vài câu nói chuyện, Đức Phật trả lời Ma Vương rằng, "Cái riêng của ngươi chính là mắt, của ngươi là cái được thấy, của ngươi là cánh đồng nhãn thức. Ma Vương, nơi không có mắt (căn), không có cái được thấy (trần), không có nhãn thức (thức) -- ngươi không có chỗ nơi đó. Cái riêng của người chính là tai... mũi... lưỡi... thân... tâm, của ngươi chính là niệm, của ngươi chính là cánh đồng ý thức. Nơi không tâm, không niệm, không ý thức -- ngươi không có chỗ nơi đó, hỡi Ma Vương!" (Yours alone, ascetic, is the eye, yours are sights, yours is the field of eye contact consciousness. Where there is no eye, no sights, no eye contact consciousness—you have no place there, Wicked One! Yours alone is the ear … nose … tongue … body … mind, yours are thoughts, yours is the field of mind contact consciousness. Where there is no mind, no thoughts, no mind contact consciousness—you have no place there, Wicked One!”) (19)
Kinh SN 8.4. Hai nhà sư Vangisa và Ananda vào thành Savatthi khất thực. Ngài Vangisa đột nhiên thấy tâm tham đắm khởi lên, mới nói với ngài Ananda rằng xin giúp vì tâm ngài bốc cháy lửa dục. Ngài Ananda đưa ra một loạt pháp đối trị, trả lời rằng tâm của bạn bốc cháy, vì tưởng bị hỏng rồi, "Hãy tránh nhìn những gì quyến rũ vì tham đắm sẽ gợi lên. Hãy xem tất cả pháp hữu vi như cái khác, như khổ đau và vô ngã. Hãy dập tắt lửa dục, chớ để bốc cháy nữa. Hãy thiền tập về những gì xấu xí, những gì nhất tâm, những gì an tĩnh; với pháp niệm thân, hãy xa lìa các ảo ảnh. Hãy thiền tập về vô tướng, buông xả hết cái [tâm] chấp ngã; và khi bạn hiểu cái [tâm] chấp ngã đó, bạn sẽ sống an bình." (Bản dịch Sujato: Meditate on the signless, give up the underlying tendency to conceit; and when you comprehend conceit, you will live at peace. Bản dịch Thanissaro: Develop the theme-less. Cast out conceit. Then, from breaking through conceit, you will go on your way at peace.) (20)
Nghĩa là, ngài Vangisa vào thành và thấy tâm bốc lửa vì những hình thể xinh đẹp, được ngài Ananda đưa ra một loạt lời khuyên: hãy thiền với đề mục bất tịnh, rồi định tâm, rồi niệm thân, sau cùng là niệm vô tướng. Chữ vô tướng (signless) theo Thanh Tịnh Đạo có nghĩa là "không có tướng năm uẩn."  (Signless, being secluded from the sign of the five aggregates, taken as having no graspable entity (aviggaha)." Comm. to VM [Visuddhimagga] XVI, 23 (quoted, PP [The Path of Purification, by Ven. Ñanamoli, Colombo 1956] p. 564n.) Có một giải thích khác, rằng vô tướng là “không có tướng tham sân si,” nhưng giải thích này có lẽ không đúng, vì như thế là xong rồi, đâu cần tu nữa. Nghĩa là, các luận sư suy đoán, và có khi bất đồng. Pháp định vô tướng ít được giải thích trong kinh, có nghĩa là thời đó, pháp này Đức Phật đã dạy rất cặn kẽ (cho nên không bị thắc mắc nhiều).
Nơi đây, nên dẫn ra Kinh SN 22.80, Đức Phật nói có ba loại tâm bất thiện, và bứng gốc rễ hoàn toàn tâm bất thiện là, hoặc tập pháp Tứ Niệm Xứ, hoặc tập pháp Định Vô Tướng.
(Bốn bản Anh dịch SN 22.80 trích như sau. Bản dịch Sujato: ...where do these three unskillful thoughts cease without anything left over? In those who meditate with their mind firmly established in the four kinds of mindfulness meditation; or who develop signless immersion. Bản dịch Bodhi: ...For one who dwells with a mind well established in the four establishments of mindfulness, or for one who develops the signless concentration. Bản dịch Maurice O'Connell Walshe: ...And these three unskilled states disappear utterly in him whose heart is well established in the four foundations of mindfulness, or who practices concentration on the signless. Bản dịch Thanissaro: ...unskillful thinking cease without remainder in one who dwells with his mind well established in the four frames of reference or who develops the themeless concentration.) (21)
Cần ghi nhận rằng Pháp Định Vô Tướng đã được Thiền Tông giải thích bằng nhiều phương tiện, như ngài Bồ Đề Đạt Ma (nói về 5 ngoại xứ và 6 nội xứ: ngoài, dứt hết các duyên; trong, không tư lường dính mắc) hay ngài Huệ Năng (Tịch tịch đoạn kiến văn, đảng đảng tâm vô trước); hay như Tín Tâm Minh và Chứng Đạo Ca, và rất nhiều lời dạy khác của Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ. Chúng ta có thể nói gọn rằng, vì vô tướng là xa lìa tướng ngũ uẩn, nên tịch diệt gốc rễ [của hành] phải là nơi thức uẩn (khi danh-sắc bị phá hủy chính là nơi thức vô tướng, vô tận và toàn sáng, “Where consciousness is signless, boundless, all-luminous.”). Xem đối chiếu Kinh DN 1 và Kinh MN 49 ở link (22).
Kinh SN 40.9. Mục Kiền Liên, đừng quên an trú trong pháp định vô tướng của tâm. Hãy chú tâm vào pháp định vô tướng của tâm; vào nhất tâm và an trú trong định vô tướng. (Moggallāna! Don’t neglect the signless immersion of the heart, brahmin! Settle your mind in the signless immersion of the heart; unify your mind and immerse it in the signless immersion of the heart.’ - bản dịch Sujato) (23)
Kinh AN 6.13. Đức Phật nói rằng có nhà sư nói là đã tu pháp vô tướng nhưng thức vẫn còn trôi chạy theo tướng (still my consciousness follows the drift of signs). Đức Phật nói rằng như thế là sai rồi, vì nếu đã tu được pháp vô tướng thì không thể nào thức trôi theo các tướng được nữa (It's impossible, there is no way that — when the signless has been developed, pursued, handed the reins and taken as a basis, given a grounding, steadied, consolidated, and well-undertaken as an awareness-release — consciousness would follow the drift of signs. - bản dịch Thanissaro) (24)
Kinh 41.7. Cư sĩ Citta nói: thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Đó là khi một nhà sư, không chú tâm vào bất kỳ tướng nào, vào và an trú trong định vô tướng của tâm. (Bản dịch Sujato: And what is the signless heart’s release? It’s when a mendicant, not focusing on any signs, enters and remains in the signless immersion of the heart. This is called the signless heart’s release. Bản dịch Bodhi, trang 1326, sách "The Connected Discourses of the Buddha": Here, with nonattention to all signs, a bhikkhu enters and dwells in the signless concentration of mind. This is called the signless liberation of mind.) (25)
Kinh AN 10.2. Chỉ cần giữ giới thanh tịnh, và không cần khởi lên ước muốn gì hết (tâm hành xứ diệt) rồi sẽ tự động đắc quả A La Hán. (Bản dịch Bodhi: Bhikkhus, for a virtuous person, one whose behavior is virtuous, no volition need be exerted... Thus, bhikkhus, one stage flows into the next stage, one stage fills up the next stage, for going from the near shore to the far shore.) (26)
Trong Trưởng Lão Tăng Kệ Thag 8.1, ngài Maha-Kaccana có bài thơ hai đoạn, nơi đây viết như văn xuôi cho gọn (có thể đối chiếu với bài kệ của Bồ Đề Đạt Ma: Ngoài dứt hết các duyên, trong không tư lường dính mắc, tâm hệt như tường vách...):  
“Người này nghe tất cả với tai, Người này thấy tất cả với mắt, Người trí không nên kình chống tất cả những gì được thấy và được nghe.
Người có mắt nên như mù, Người có tai nên như điếc, Người có trí nên như câm, Người có sức khỏe nên như mong manh. Rồi thì, khi mục tiêu đạt tới, Người này có thể nằm trên giường ra đi an ổn.” (Bản Bodhi: One with eyes should be as if blind, One with ears as if deaf, One with wisdom as if mute, One with strength as if feeble. Then, when the goal has been attained, One may lie upon one's death bed.) (27)
Nơi đây xin ngưng bút. Vì nói tới Pháp là vô cùng tận. Nhưng vốn thật như chư tổ viết: Pháp pháp bổn vô pháp…
Nguyên Giác
GHI CHÚ:
(9) Kinh Ud 1.9: In whom there is truth and Dhamma, he is pure
-- https://suttacentral.net/ud1.9/en/anandajoti
(10) Kinh Ud 1.10: In what is seen there must be only what is seen,
in what is heard there must be only what is heard, in what is sensed there must be only what is sensed,
in what is cognized there must be only what is cognized. This is the way, Bāhiya, you should train yourself.
- https://suttacentral.net/ud1.10/en/anandajoti
(13) Kinh Iti 43: “There is, bhikkhus, a not-born, a not-brought-to-being, a not-made, a not-conditioned.
If, bhikkhus, there were no not-born, not-brought-to-being, not-made, not-conditioned,
no escape would be discerned from what is born, brought-to-being, made, conditioned.
But since there is a not-born, a not-brought-to-being, a not-made, a not-conditioned,
therefore an escape is discerned from what is born, brought-to-being, made, conditioned.”
- https://suttacentral.net/iti43/en/ireland
(14) Kinh SN 1.1. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn1.1/en/sujato
(15) Kinh SN 1.2. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn1.2/en/sujato
(16) Kinh SN 1.27. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn1.27/en/sujato
(21) Kinh SN 22.80. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn22.80/en/sujato
(22) Bản đối chiếu: http://www.leighb.com/dn11_85.htm
(25) Kinh 41.7. Bản Sujato: https://suttacentral.net/sn41.7/en/sujato -
Bản Bodhi: https://tinyurl.com/ybwlaqxv


.

Monday, May 21, 2018

Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Châu, Nghĩ Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo Việt Nam

Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Châu, Nghĩ Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo Việt Nam
Tâm Huy - Huỳnh Kim Quang

Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, Nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, viên tịch tại Thiền Viện Vạn Hạnh, Sài Gòn, Việt Nam, vào lúc 9 giờ sáng ngày 1 tháng 9 năm 2012. Trong niềm tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của bậc ân sư khả kính mà người viết bài này đã từng thọ ân giáo dục, bài viết này xin được viết ra để tưởng niệm công đức lớn lao của Ngài đối với sự nghiệp giáo dục và qua đó xin trình bày một vài cảm nghĩ về con đường giáo dục của Phật Giáo Việt Nam.
Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam nhiều thế kỷ trở lại đây, Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu là một trong những nhà giáo dục xuất sắc nhất đã kiên trì và tận tụy cả đời cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục thế học trong tinh thần của Phật Giáo Việt Nam mà tiêu biểu cao nhất cho sự thành tựu nền giáo dục theo hướng ấy là Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Viện Đại Học Vạn Hạnh đã được chính thức cho phép hoạt động với tư cách pháp nhân và pháp lý của một đại học tư thục vào ngày 17 tháng 10 năm 1964, và vị Viện Trưởng là Thượng Tọa Thích Minh Châu. Việc thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh là do chủ trương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để đáp ứng nhu cầu mở rộng công cuộc hoằng pháp vào xã hội. Giai đoạn đầu, chờ xây dựng cơ sở chính thức, Đại Học Vạn Hạnh đã mượn cơ sở của Chùa Xá Lợi và Chùa Pháp Hội để giảng dạy với 2 phân khoa Phật Học và Văn Học & Nhân Văn. Đến năm 1966 thì Đại Học Vạn Hạnh dời về cơ sở mới được xây cất xong trên đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn. Năm 1967, Viện mở thêm Phân Khoa Khoa Học Xã Hội. Năm 1970, Viện mở Phân Khoa Giáo Dục và năm 1973 thêm Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng, với cơ sở mới tại Quận Phú Nhuận mà nay là Thiền Viện Vạn Hạnh. Niên khóa 1971-72, Viện mở Trung Tâm Ngôn Ngữ để giúp sinh viên học các ngoại ngữ. Ngoài ra Viện còn có Thư Viện, với khoảng 25,000 đầu sách, là một trong những thư viện lớn và hiện đại nhất vùng Đông Nam Á thời bấy giờ, (theo www.wikipedia.org ). Năm 1967, Viện cho ra đời Tạp Chí Tư Tưởng là cơ quan ngôn luận dẫn đạo về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam, mà mãi đến nay (2012) vẫn chưa có tạp chí Phật Giáo nào, trong và ngoài nước, có thể vượt qua được uy tín và ảnh hưởng lớn rộng của nó.
Chỉ hơn 10 năm, từ tháng 10 năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Đại Học Vạn Hạnh đã phát triển thành một trong những đại học tư thục nổi tiếng và uy tín hàng đầu trên cả nước. Đó là một kỳ công hãn hữu, một đóng góp lớn lao cho nền giáo dục trong bối cảnh bất an của xã hội Việt Nam thời chiến tranh lúc bấy giờ.
Nói như vậy để thấy rằng, vào những năm của thập niên 1960 và 1970, khi cuộc chiến khốc liệt đang xảy ra trên mọi miền đất nước, khói lửa điêu linh tang tóc diễn ra từng ngày từng giờ và trong từng gia đình người dân Việt Nam, tuổi trẻ phải lên đường ra chiến trận mà không hẹn ngày về, không còn thấy tương lai tươi sáng, Hòa Thượng Thích Minh Châu đã nỗ lực và kiên trì trong công tác giáo dục tuổi trẻ thanh niên Việt Nam, để họ còn có chỗ dựa gửi gấm niềm tin vào tương lai. Vào thời điểm đó, vì vậy, Đại Học Vạn Hạnh không chỉ là trường sở giáo dục đào tạo nhân tài với bằng cấp học vị, mà còn là biểu tượng của niềm tin và hy vọng vào tương lai của đất nước cho thế hệ tuổi trẻ Việt Nam. Chính vì thế, Tạp Chí Tư Tưởng của Đại Học Vạn Hạnh cũng trở thành biểu tượng, thậm chí một thứ mode tri thức của sinh viên thời bấy giờ.
Rồi mấy chục năm sau, từ năm 1975 đến trước khi viên tịch, cũng thế, Hòa Thượng Thích Minh Châu vẫn tiếp tục con đường giáo dục với sự kham nhẫn vô bờ trước mọi chướng duyên và nghịch cảnh của xã hội để đào tạo nhiều thế hệ tăng, ni cho Phật Giáo Việt Nam. Nếu không có những nhà giáo dục tận tụy hy sinh đời mình cho lý tưởng “Duy tuệ thị nghiệp” như Cố Hòa Thượng Thích Thích Trí Thủ, Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu thì Phật Giáo Việt Nam đến hôm nay đã phải trả giá rất đắt cho sự mất mát nhân sự lớn lao để thừa kế sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh của thầy tổ.
Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu ngay từ đầu đã chọn cho Ngài định hướng giáo dục và Ngài đã đem hết tâm huyết một đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ấy đến hơi thở cuối cùng. Có thể hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giáo dục chắc chắn Hòa Thượng Thích Minh Châu đã ý thức và nhận chân được vai trò và ảnh hưởng của giáo dục đối với công cuộc chuyển hóa con người và xây dựng xã hội. Ý thức đó đã được Hòa Thượng Thích Minh Châu bày tỏ nơi Chương 13 “Một Môi Trường Giáo Dục Tốt Phải Được Khởi Nguồn Xây Dựng Bởi Những Người Có Ý Thức và Trách Nhiệm,” trong tác phẩm “Đạo Đức Phật Giáo và Hạnh Phúc Con Người,” của Ngài được xuất bản vào năm 2002 tại Việt Nam (Nguồn: www.thuvienhoasen.org ). Trong đó có đoạn Hòa Thượng Thích Minh Châu viết rằng:
“Ngày nay, với lối sống buông trôi theo dục lạc, con người hiện đại đang dần dần làm ô nhiễm và phá vỡ môi trường sống tốt đẹp của mình. Nhiều biểu hiện thiếu cân nhắc, thiếu phản tỉnh của con người ngày nay khiến chúng ta không khỏi lo ngại đến cuộc sống hiện tại và tương lai, nếu con người không thật sự quay về để tìm xem mình đang làm gì và có thái độ sống thích hợp như thế nào. Đứng trước sự thách thức to lớn của lối sống thiếu giác tỉnh, bất chấp các hậu quả của con người ngày nay, chúng ta – những người Phật tử – cần phải tỏ rõ hơn nữa nếp sống tự ý thức và tự chế ngự của mình, đồng thời cần phải nỗ lực xây dựng nhiều môi trường sinh hoạt mang tính giáo dục cao cả cho con người.”
Trong tác phẩm nói trên, Hòa  Thượng Thích Minh Châu còn nêu bật một yếu tính quan trọng mà suốt chiều dài lịch sử hai ngàn năm Phật Giáo Việt Nam đã cưu mang, đó là vai trò của ngôi chùa trong sứ mệnh giáo dục con người và xã hội. Hòa Thượng viết rằng:
“Những bước đi tiếp cận chân lý giác ngộ như đã nói ở trên gợi cho chúng ta hình ảnh một môi trường giáo dục thanh thoát, đầy trí tuệ và tình người do đức Phật xây dựng mà theo thời gian, với sự sáng của nó, môi trường ấy đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, luôn luôn được giữ gìn và được xây dựng bởi những người con Phật với mục đích đem lại hạnh phúc và an lạc cho con người. Quả vậy, mỗi một ngôi chùa Phật giáo luôn luôn là một môi trường giáo dục tốt và người Phật tử đến với ngôi chùa ấy không phải chỉ để học kiến thức về kinh điển Phật giáo, mà để tu học và đóng góp sức mình cho việc xây dựng và phát huy môi trường ngày càng tốt đẹp. Và, qua nếp sống đó, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam đang nỗ lực hướng vào mục tiêu chung của xã hội Việt Nam cũng như ở thế giới ngày nay là làm trong sạch hóa môi trường sống của con người mà đạo đức là căn bản.”
Giáo dục trong nghĩa rộng là đem kiến thức và kinh nghiệm truyền trao cho người khác, hay cho thế hệ con em qua nhiều hình thái và mô thức như học đường, cơ sở tôn giáo, gia đình hay xã hội, v.v… Trong Chương Thứ 13 của Công Ước Quốc Tế Về Quyền Kinh Tế, Xã Hội Và Văn Hóa được công bố vào năm 1966, Liên Hiệp Quốc đã chính thức bảo đảm quyền giáo dục cho mọi người trên trái đất này. Giáo dục có 2 lãnh vực là chính thống và không chính thống. Giáo dục chính thống là các hệ thống giáo dục học đường công lập và tư thục được nhà nước công nhận. Giáo dục không chính thống là tất cả những công tác truyền trao kiến thức và kinh nghiệm từ người này sang người kia, từ thế hệ này sang thế hệ khác qua nhiều hình thái và hoàn cảnh khác nhau như trong gia đình và bên ngoài xã hội, v.v…
Đức Phật là một nhà giáo dục mẫu mực và ưu việt đã áp dụng phương thức giáo dục giác ngộ để chuyển hóa con người và xã hội. Đức Phật dạy rằng vì vô minh che khuất chân tánh nên chúng sinh bị vọng tâm điên đảo lôi kéo vào con đường tạo nghiệp và thọ khổ trong sanh tử luân hồi. Cho nên, con đường giải khổ là giác ngộ vô minh và trực nhận chân tánh. Đó là con đường của trí tuệ. Giáo dục vì vậy là giúp con người khai mở trí tuệ trong chính họ. Bốn mươi lăm năm giáo hóa độ sinh cũng chính là bốn mươi lăm năm Đức Phật thực hành công tác giáo dục để chuyển hóa con người và xã hội.
Trong việc chuyển hóa và xây dựng con người và xã hội, không có phương thức nào hữu hiệu và tác động lâu dài hơn giáo dục, nhất là giáo dục cho tuổi trẻ. Nhờ giáo dục, mỗi cá nhân con người có được kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn hay phổ thông về nhiều lãnh vực như khoa học, y học, văn học, triết lý, tôn giáo, đạo đức, luật pháp, công lý, điều đúng, điều sai, điều nên, điều hư, giả dối và chân thật, thiện và ác, v.v… Nói chung là mọi thứ trong cuộc sống để có thể tự mỗi người đem kiến thức đó ra áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Nhờ giáo dục mà mỗi con người trở thành một thành viên tốt trong gia đình và bên ngoài xã hội. Xã hội có nhiều cá nhân tốt như thế sẽ là một xã hội tốt. Cho nên, muốn xây dựng và phát triển xã hội căn bản và lâu dài thì điều tiên quyết cần làm là giáo dục. Chính giáo dục tạo ra những cá nhân toàn vẹn tài đức để ra giúp nước. Chính giáo dục đào tạo những nhà lãnh đạo ưu tú tận tụy hy sinh cho dân cho nước. Chính giáo dục dạy con người biết phục thiện để tránh điều ác làm điều lành và do đó giữ gìn kỷ cương cho pháp luật quốc gia và đạo đức xã hội.
Phật Giáo Việt Nam ngay từ thời kỳ du nhập đã ý thức được vai trò và ảnh hưởng của giáo dục đối với công cuộc chuyển hóa con người và xã hội cho nên, các vị tăng ni  tự nguyện làm những nhà giáo dục, chùa chiền trở thành cơ sở giáo dục không chỉ cho tăng, ni mà cả quần chúng. Cho đến đời Vua Lý Thánh Tông vào thế kỷ thứ 11 mới mở Quốc Tử Giám để chính thức đảm trách việc đào tạo nhân tài ra giúp nước. Nhưng truyền thống giáo dục con người và xã hội của ngôi chùa vẫn còn mãi trong dân gian. Mỗi tu sĩ khi thi hành sứ mệnh truyền bá Phật Pháp cũng chính là đóng vai trò của nhà giáo dục. Chính trong ý nghĩa đó mà Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã xuất gia hành hạnh đầu đà đi khắp trong nhân gian để lập chùa, giảng giải ngũ giới và thập thiện cho dân chúng tu theo và ngài xem như đó là một trong những phương thức xây dựng con người và xã hội nền tảng nhất.
Trong các thập niên 1960 và 70 của thế kỷ trước, Phật Giáo Việt Nam đã thực hiện được hai chương trình giáo dục thành công lớn nhất trong lịch sử, đó là Viện Đại Học Vạn Hạnh và hệ thống trung tiểu học tư thục Bồ Đề. Cả hai đã đóng góp thật xứng đáng công đức vào việc giáo dục cho thế hệ thanh thiếu đồng niên Việt Nam. Và qua đó, Phật Giáo Việt Nam góp phần giáo dục và đào tạo các thế hệ tương lai cho đất nước.
Rất tiếc là từ sau năm 1975 đến nay, Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước đã không thực hiện được một chương trình giáo dục nào thành công lớn lao như vậy đối với con đường giáo dục thế học. Đây là điều mà tăng, ni và phật tử Việt Nam nói chung, những nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam nói riêng cần đặc biệt quan tâm.
Nếu vì hoàn cảnh chưa cho phép để thực hiện các chương trình giáo dục học đường chính thống từ cấp tiểu học lên đại học để dạy thế học cho các em, chúng ta có thể thi hành chương trình giáo dục không chính thống qua nhiều lãnh vực như mở lớp dạy kèm, lớp dạy văn hóa cho các em nghèo, các em ở vùng quê hẻo lánh hay vùng núi xa xôi thiếu trường học. Trong một số chương trình phóng sự đặc biệt trong nước mà người viết có lần xem thì thấy rằng có nhiều nơi ở miền quê và miền núi cũng như ở các buôn làng của người thiểu số, các em không được đi học, hay đi học mà phải đối diện với nhiều thiếu thốn về tiền bạc, về phương tiện đi lại, sinh sống, v.v… Gần đây sinh hoạt Gia Đình Phật Tử được khởi sắc lại ở khắp nơi, sự ra đời của các Câu Lạc Bộ Thanh Niên Phật Tử, việc hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các em học sinh trong các mùa thi và dịp thi vào đại học nở rộ lên là một dấu hiệu tích cực đối với chương trình giáo dục không chính thống.
Tại hải ngoại, có hai chương trình giáo dục không chính thống, có nghĩa là không nằm trong hệ thống giáo dục được Bộ Giáo Dục công nhận, mà tăng, ni và phật tử Việt Nam cần gia tâm hỗ trợ:
– Đối với các tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam và thanh thiếu niên Phật Tử, đây là những tổ chức đã có nề nếp sinh hoạt từ trong nước ra hải ngoại và có sẵn chương trình giáo dục. Điều cần hỗ trợ cho họ là khuyến khích con em tham gia sinh hoạt trong các tổ chức này, tạo điều kiện thuận duyên cho các sinh hoạt của họ như cho phép họ sinh hoạt trong chùa, trong cơ sở hội đoàn và với lòng yêu thương bao dung lấy họ. Một điều nữa cũng không kém quan trọng là cố gắng đúng mức để dạy tiếng Việt cho các em đoàn sinh trong các tổ chức nói trên. Có thể nói dạy tiếng Việt phải được xem như là ưu tiên hàng đầu trong chương trình giáo dục cho các em thanh thiếu niên Phật Tử.
– Dạy tiếng Việt cho con em người Việt là chương trình giáo dục không chính thống mà tăng, ni và phật tử Việt Nam tại hải ngoại cần đặc biệt quan tâm và thực hiện nhiều hơn nữa. Dù biết đây là công tác giáo dục đã được nhiều tăng, ni và phật tử thực hiện trong nhiều thập niên qua với nhiều thành tựu rõ ràng, nơi đây người viết cũng không thể không nhắc đến để nhấn mạnh vai trò và tác động rất lớn của nó trong việc bảo vệ và phát huy nền văn hóa dân tộc và Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Dạy tiếng Việt cho con em còn có thể thực hiện thành công rất nhiều trong sinh hoạt gia đình với sự chủ tâm hướng dẫn của các bậc phụ huynh. Thực hiện việc chỉ nói tiếng Việt trong gia đình giữa tất cả các thành viên từ cha mẹ đến con cái là một trong những điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công việc dạy tiếng Việt cho con em. Trong chiều hướng đó, cha mẹ cần phát tâm làm cho được việc này đối với con cái của mình để cống hiến vào công tác giáo dục tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại.
Phật Giáo Việt Nam nếu thực hiện đúng và phát huy trọn vẹn vai trò và chức năng của giáo dục chính thống cũng như không chính thống là đã góp phần rất lớn không những cho việc phát triển mà còn làm thay đổi hẳn nền tảng của xã hội và đất nước. Nếu thế hệ tuổi trẻ được giáo dục tới nơi tới chốn và đầy đủ phẩm chầt về trí tuệ và đức hạnh thì chẳng phải toàn xã hội và quốc gia đó sẽ có tương lai tươi sáng hay sao?
Đó chính là những gì Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu đã tận tụy suốt đời để thực hiện và vì thế, Ngài xứng đáng được xưng tụng như là nhà giáo dục kiệt xuất của Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam từ trước tới nay.

Sunday, May 20, 2018

An Honors Chemistry Project


An Honors Chemistry Project
Description:  Working solo or with a partner, research, write a paper and create a presentation that describes how a medication/drug, that is connected to you or your family, impact human life and society. The paper is about 3-5pages in length and the presentation is about 3mins.
Due date:  Presentations start Wednesday May 30 and will continue through the week until all groups are done.  Presentation order will be by random draw or volunteer-based.  All groups should be ready to present on that day.  All groups will be turning in a hard copy (especially for live performances) or a cd or file (especially for recorded performances) by the final exam day. 
Requirements:
·         A description (in your own words!) that answers the following questions
1.       What is the medication/drug?  (Facts, structure, description etc)
2.       How is this medication/drug developed?
3.       What are the pros and cons (side effect included)?
4.       Why is it matter?
5.       What is the income of this medication/drug just over last year and lifetime?
6.       What is the expectation of this medication/drug prospect?  (Future demand)
7.     How is this medication/drug contribute to your family, community and society?
8.     What did you learn from this research?
·         Presentation to the class that is 4-7 minutes long.  The presentation should have a title.  Be creative with your presentation.  Presentation format may include but is not limited to:
1.       Make a Video/Tri-fold/Poster
3.       Power point/Photostory/Moviemaker Commercial
4.       Write and Recite a Poem or a Rap –This will be a long poem but could and should be both informative and entertaining.
5.       Write and Perform a Song – well, if you can!  Or record yourself singing about the career – you can use the tune of some WELL KNOWN song that I would recognize
6.       Any other presentation formats must be cleared with me.

·         All sources must be cited. 
1.    If your presentation is a video, powerpoint, photostory, or moviemaker, include all source citations within the final product.
2.   If your presentation is live, turn in a separate typed paper with all citations included.
3.    You must have at least three sources.  The more sources the better and the more things you will learn about this career.  If you are doing an interview, the person you are interviewing counts as one source. 

·        Just a recommendation – DO NOT pick something because you think it will be easy.  Choose something you will have fun doing and others will enjoy learning about as you present. 
·      Check yourself against the rubric frequently as you research and prepare your presentation.  Just meeting minimum standards will not earn an A. 


·         “There is no way to happiness. Happiness is the way.” Make it interesting and have fun making it.  Make your presentation great!

Rubrics: I will used MYP5 Interdisciplinary Learning Assessment Criteria. I'll grade Criteria A, B, and C. You'll grade Criteria D - Reflecting. 

The paper worths 35 points and the presentation worth 15 points.

Thursday, May 17, 2018

LÊN NÚI


LÊN NÚI


Ta lên núi mang chút hờn rải xuống
Gieo trần gian thêm mộng đẹp yêu thương.

Ta lên núi buông xa miền viễn mộng
Cõi uyên nguyên lặng lẽ một vạt sương.

Bạch X. Phẻ

Monday, May 14, 2018

Tôi đọc cuốn ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG - Sơn Dã Bần Phu

Tựa sách Đường Xưa Mây Trắng (băng audio).

Tôi đọc cuốn ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG
Sơn Dã Bần Phu

Nhân mùa Phật Đản thứ 2552, để tưởng nhớ và tri ân công đức của một nhà Hiền Triết, nhà Đại Văn Hóa, đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xin được có vài dòng giới thiệu về cuốn ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG của thiền sư Thích Nhất-Hạnh với quý vị gần xa.
“Tác phẩm đã bán được hơn một triệu bản tại Bắc Mỹ và được dịch ra 20 thứ chữ, trong đó có chữ Hindu. Chính vì thế mà nhà tỷ phú Ấn-Độ Bhupendra Kuman Modi sau khi đọc Đường Xưa Mây Trắng đã nói với phóng viên tờ Hollywood Reporter: “Tôi tìm được cuốn Đường Xưa Mây Trắng từ hai năm nay, cuốn sách đã thay đổi đời tôi và nay đến lượt tôi phải chia xẻ hạnh phúc ấy với thế giới”.
Ông đã tài trợ 120 triệu USD để các nhà sản xuất dựa theo Đường Xưa Mây Trắng dựng thành phim”. (Lời nhà xuất bản năm 2006)
Đối với các tín đồ của các tôn giáo thuộc loại Thần giáo, có thể đọc mà không sợ lung lay đức tin của mình.
Tôi đọc cuốn ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG.
Tôi viết lên đây xin mời quý các-hạ cùng với thiền sư Thích Nhất-Hạnh theo bước chân Bụt tìm về một thời quá khứ hơn hai ngàn năm trăm năm trước để hiểu rỏ tại sao một vị thái-tử lại bỏ cung vàng điện ngọc vào chốn rừng sâu, đi xin ăn, chịu gió rét mưa ngàn, chân trần, nằm đất hầu mong tìm một giải pháp cho nổi niềm ưu tư của mình.
ĐỨC PHẬT LÀ MỘT NHÂN VẬT TRONG HUYỀN THOẠI HAY CÓ THỰC?
Từ xưa, nhiều người thường hay tưởng nhầm rằng Phật là một đấng thần linh, có nhiều bùa phép kinh thiên động địa, hay là một nhân vật thần thoại như những tôn giáo thuộc loại thần giáo hiện thời.
Vậy thì “Phật” là gì? Phật là phiên âm theo tiếng Tàu từ chữ Buddh của tiếng Phạn (Sanskrit), là Bụt, hay Phật. Bụt nghĩa là “Tỉnh Thức”, tức là thấy rỏ mọi sự vật đều Vô Thường. Và người nào đã tỉnh thức thì gọi là Buddha, phiên âm ra chữ Tàu là Bụt Đà, hay là Phật Đà.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, Sir Alexander Cunningham, nhà thám hiểm người Anh đã đào lên 4 trong số 20 trụ đá được chạm khắc những lời Phật dạy, ở làng Buddh Gaya, thuộc bang Bihar, tả ngạn sông Phalgu, một chi nhánh của sông Hằng-hà. Lăng thờ (shrine) Phật được thiết lập bởi vua A-Dục (Ashoka) vào thế kỷ thứ III, BC. Sau đó lăng thờ này được vua Kushan, thế kỷ thứ II, BC thay thế bằng một ngôi chùa thờ Phật, (Mahaboddhi temple). Những trụ đá này được chạm khắc vào thế kỷ thứ I, BC. (Những trụ đá này hiện được dựng tại địa điểm Phật giảng giáo lý thời bấy giờ). Bây giờ UNESCO đã công nhận đây là Di Sản Văn Hóa và Thiên Nhiên của Thế giới, (Cultural and Natural World Heritage Site in 2002), và chọn ngày 15 tháng 5 hằng năm làm ngày Vesak, là kết hợp ngày Phật đản, ngày thành đạo và ngày nhập diệt.
Từ đó càng ngày càng nhiều người tây phương tìm hiểu và quy y Đạo Phật với một sự kính nể tột bực. Từ trước, người tây phương cứ nghĩ một cách sai lầm rằng Phật Thích-Ca là một nhân vật trong huyền thoại. Có lẻ họ suy luận từ những tôn giáo của họ đều đượm màu siêu hình, hay còn gọi là Thần giáo.
VŨ TRỤ DƯỚI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO?
Ngày xưa lúc khoa học chưa được loài người hiểu biết thấu đáo, trong mọi vật đều có thần thánh: Cây cỏ, sông núi, đất đai, côn trùng, heo gà, chó mèo…đâu đâu cũng đều có thần thánh ẩn núp. Những tôn giáo thuộc loại thần giáo tin tưởng rằng vũ trụ này do các đấng thần linh nào đó sáng tạo ra. Trước khi Đức Jésus Christ ra đời, bên Hy-Lạp, La-Mã, Ai-Cập, Ấn-Độ có cả hằng trăm vị thần: Thần mặt trời, thần mặt trăng, thần sông, thần núi, thần bò, thần dê .v.v. Nhưng sau đó chỉ thờ độc thần thôi, đó là Thiên-Chúa (Đức Chúa Cha của Đức Jésus, mà Đức Jésus cũng là Thiên-Chúa giáng sinh). “Thiên-Chúa sáng tạo muôn loài trong 6 ngày…” (Lời linh mục Nguyễn-hữu-Triết nói với tôi trong dịp gặp gở Mùa Thu năm 2007). Nhân loại càng chậm tiến, càng sợ sệt thì thần thánh vẫn còn ẩn núp đâu đó. “Sự sợ hải đã tạo nên các thần linh” (Lucrèce, thi sĩ La-tinh, thế kỷ I, BC; Will & Ariel Durant, Bài học của Lịch sử, N-h-Lê dịch, tr. 61).

Đối với Đạo Phật, sự hiện hữu và tồn tại của vũ trụ do đâu: “Vạn pháp từ nhân duyên mà sinh”. Đối với Đạo Phật thì không có một đấng thần linh nào tạo nên vũ trụ. Mà mọi sự vật đều do Duyên Sinh, Vạn Pháp do Duyên Sinh. Cái Này có thì Cái Kia có. Cái Này diệt thì Cái Kia diệt. Trong cái này có cái kia. Trong cái kia có cả cái này: Đó là TƯƠNG TỨC và TƯƠNG NHẬP.
Charles Éliot viết: “Phật nghĩ rằng thế giới không phải do một đấng thần linh nào tạo ra, mà luân lý cũng không phải do thần linh khải thị. Đạo Phật không dựa vào những quan niệm đó mà thành lập và tồn tại được, đó là một điều quan trọng bậc nhất”. (William James Durant, The Story of Civilization, Lịch Sử Văn minh Ấn-Độ, Nguyễn-hiến-Lê dịch, tr. 121).
Sự lý giải này càng ngày càng gần gủi với những thành tựu và khám phá của của khoa học.
SỰ NGỘ NHẬN ĐỐI VỚI ĐẠO PHẬT:
Thưở thơ ấu, tôi thường nghe kể những chuyện thần thông của Phật giáo, nhưng thực sự trong cuộc đời Đức Phật không đượm màu huyền bí. Vì sao chúng ta thường nghe những chuyện kể như vậy? Trong vấn đề truyền bá giáo lý Đạo Phật có hai trường hợp khi truyền bá giáo lý: Khế lý và Khế cơ.
-Khế lý là những chân lý không bao giờ thay đổi trong mọi hoàn cảnh, đó là chân lý về Nghiệp báo, Nhân quả, Luân hồi, nguyên tắc của đạo đức, lẻ phải ...
-Khế cơ là tuỳ trình độ của chúng sanh mà phương cách giáo dục khác nhau.
Thí dụ đối với những người quan niệm tôn giáo là phải huyền bí, nhiệm mầu thì nên dùng những hình ảnh và thần thánh hóa những câu chuyện xảy ra trong cuộc đời Đức Phật để giảng dạy giáo lý. Còn đối với những nhà khoa học, những người có trình độ nhận thức cao thì phải dùng những nguyên tắc, lý luận thật hợp lý, hợp khoa học để giảng dạy. Nếu áp dụng phương pháp thứ hai này mà giảng dạy cho lớp người thứ nhất thì “không nhiệm mầu”, không linh thiêng, là chuyện thường tình, có gì huyền bí đâu?” Thế gian này người ta quan niệm tôn giáo là như vậy rất nhiều, vì đại đa số trình độ hiểu biết và nhận thức của nhân loại còn rất giới hạn. Hơn nữa giáo lý Đạo Phật rất cao siêu, vi diệu nên kẻ dân dã không dể gì hiểu được dể dàng. Có sách nói rằng Đạo Phật là đạo của kẻ trí.
“Đạo Phật không phải là một tôn giáo, Đạo Phật không Tôn thờ một Giáo điều nào”, như lời một vị tăng-thống đã nói với tôi. Một vị sư thuộc đạo Bà-La-Môn hỏi Ngài đi theo Lý Thuyết nào, thuộc Hệ Thống nào. Phật trả lời rằng Phật không theo lý thuyết hay hệ thống nào,… Vì rằng nếu lệ thuộc theo lý thuyết hay hệ thống thì con người dể bị ràng buộc, hay còn gọi là KIẾN THỦ. Mà kiến thủ thì không mở mang được kiến thức, tầm nhìn. Càng bị kiến thủ ràng buộc thì càng cố chấp, càng cuồng tín.
Đức Phật rất trân quý sự hiểu biết và tôn trọng sự tự do quyết định của người khác. Giáo lý Đạo Phật đứng trên tất cả mọi địa vị và sự giàu sang.
Mặc dù các bậc cha mẹ bà Pearl Buck và Hermann Hesse là những nhà truyền đạo Thiên-chúa-giáo, nhưng họ đã cảm nhận điều này như một chân lý.
Trước đây dưới thời Pháp thuộc, ít có sách giải thích Đạo Phật một cách khoa học. Khách thập phương đến chùa, thường nghe các thầy, sư cô tụng kinh bằng chữ Nho, và chữ Phạn; Hay nói về sự phò hộ, ban ơn. Trên thực tế có ai đạt được sự phò hộ mà họ cầu nguyện. Nếu ai cầu nguyện cũng đều như ý thì thế gian này tốt đẹp biết bao. Trước những khó khăn của cuộc đời, Đạo Phật không chủ trương cầu nguyện để mong một “phép mầu”, hay “mầu nhiệm” linh thiêng nào cứu rổi. Mà phải nhìn thẳng vào lý do sự việc, tìm ra nguyên nhân, gút mắc vấn đề hầu mong tìm hướng giải quyết. Thực vậy, cầu nguyện chỉ có tính cách tạm bợ trong lúc tuyệt vọng, bối rối để an ủi, một thứ hiệu quả của tâm lý mà thôi. Nếu sau đó không nhìn thẳng vào sự viêc thì chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề. Bệnh thì phải tìm đến lương y và tiệm thuốc, cầu nguyện đâu thể nào lành bệnh được. Nếu người tây phương cầu nguyện mà lành bệnh thì đã chẳng có các trường y khoa, dược khoa.
Thêm vào đó, vì lý do này hoặc lý do khác Đạo Phật bị xuyên tạc, làm cho dân chúng nhìn Đạo Phật với con mắt bi quan yếm thế: Nào là thất tình, tuyệt vọng, chán đời mới vô chùa nương nhờ cửa Phật. Một số các tiểu thuyết của những năm đầu thập niên ba muơi như Lan và Điệp là tiêu biểu. Phần vì thế gian thích được che chở, phù hộ, ban ơn hơn là tự mình tu dưỡng để trở thành người tốt nên tìm đến những tôn giáo nào với hy vọng đáp ứng được ước vọng thì nương theo. Chính vì trình độ hiểu biết của dân chúng có giới hạn như vậy, nên Đạo Phật cũng theo đó mà bị nhìn với quan niệm như các loại thần giáo.
Người ta thường giải thích một cách gượng gạo rằng đức tin thì không cần phải lý luận hợp lý, đúng hay sai. Nhưng đức tin mà không có lý trí là mê tín, mê tín sẽ dể đưa đến cuồng tín. Phật khuyên rằng không nên tin những gì các sư sãi nói nếu xét thấy không hợp lý. Những kẻ gán ghép đức tin không cần lý luận vì họ là tín đồ các loại Thần giáo. Vì là thần giáo nên không giải thích đựơc các trường hợp bất hợp lý xảy ra trong tôn giáo của họ. Càng ngày khoa học càng chứng minh những niềm tin thiếu lý trí là không đúng với thực tế.
Thí dụ điển hình là Đức Giáo-Hoàng John Paul II đã xin lỗi thế giới về vụ án nhà thiên văn học Galileo Galilei (1564-1642). Một số các nhà thiên văn học khác bị giết vì tuyên bố những thành tựu của ngành thiên văn mà trái với Kinh thánh. Nếu kể ra đây thì dài lắm, xin đọc Tôn Giáo Chiến Tranh Hòa Bình của ông Bửu-Biền.
Đọc ĐXMT sẽ thấy Thầy Nhất-Hạnh sẽ lý giải sự ngộ nhận này như thế nào.
QUAN NIỆM VỀ LUÂN HỒI VÀ NGHIỆP QUẢ:
Phật không bao giờ nhắc đến linh hồn, một quan niệm có tính cách siêu hình. Phật bảo rằng hý luận về những đề tài này sẽ gây thêm phiền não, rồi đưa đến cải vả vô ích. Và Phật không công nhận cái Tự Ngã trong con người, nhưng mà cũng không phải là Hư Vô, Vô Ngã (Anatman).
Sóng biển dâng lên rồi tan biến, nhưng nước thì vẫn hằng còn. Sóng là biểu hiện, và nước là bản chất. “Yêu em từ thưở mẹ về với cha” vẫn còn là giới hạn của vạn thể. “Em”, “anh” hay “mẹ” hay là “cha” đã có trong vũ trụ từ thưở nào rồi. Tất cả chúng ta có mặt hôm nay chỉ là biểu hiện, nhưng thực tế chúng ta đã có từ ngàn xưa. Chúng ta đã tồn tại nhưng được biểu hiện dưới mọi hình thức khác nhau. Sương mù, mây, mưa, băng hay tuyết đều là Nước (H2O) dưới các hình thức thể hơi, thể lỏng, thể đặc mà thôi, tùy theo điều kiện vật lý mà thể hiện khác nhau. Đọc Đường Xưa Mây Trắng, Thầy Nhất-Hạnh sẽ nói về quan niệm luân hồi, cái gì sẽ luân hồi, và luân hồi như thế nào.
Thực ra các thuyết Luân-Hồi, Nhân-Quả và Nghiệp Báo không phải do Đức Phật khám phá ra đầu tiên. Trước thời Đức Phật, Đạo Ba-La-Môn (Brahaman) và Đạo Jaiin (tiếng Trung-Hoa gọi là Kỳ-Na-Giáo) đã nói tới các vấn đề này rồi. Nhưng phương cách để thoát ra ngoài vòng luân-hồi, nghiệp báo và nhân-quả của Đạo Phật khác xa với phương cách của các giáo phái kia. Theo Đức Phật, phương cách của các giáo phái kia không thể giải quyết được vấn đề.
Trong ĐXMT không đượm mùi Thần giáo, không có “phép mầu”, “ban ơn” hay bắt buộc phải xa lìa tôn giáo của mình. Quý vị đang ở trong những tôn giáo thuộc loại Thần giáo có thể đọc ĐXMT thoải mái mà không cảm thấy bị xa cách với Ông Thần của quý vị, và Đức Tin không bị lung lay. Đức Phật không bắt buộc người khác phải tôn thờ Người. Tu là tu cho chính người đó được giải thoát, để trở thành con người tốt hơn. Mỗi người trở thành tốt hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Và thế gian sẽ yên vui hoàn mỹ. Đạo Phật thực hiện tính bình đẳng với mọi người trong mọi xã hội. “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” (Lời Đức Phật). Chúng sinh đều có thể thành Phật, nếu tu theo Bát Chánh Đạo.
Đạo Phật không chủ trương cần tín đồ đông đúc, không có tính cách bè đảng. Và Phật cũng đã khuyên tín đồ các tôn giáo khác “không nên bỏ tôn giáo của mình” miễn rằng thực hành theo Bát Chánh Đạo đều có thể thành Phật được. Bát Chánh Đạo là gì, và thực hành như thế nào? Xin đọc ĐXMT.
TÍNH KHOA HỌC TRONG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT, VÀ CỨU CÁNH CỦA ĐẠO PHẬT:
Cũng như Chúa Jésus, Phật chủ trương bất bạo động. Lấy lòng Từ Bi, Bác Ái làm gốc. Nhờ quán chiếu mới hiểu được nhau. Có hiểu được nhau mới thông cảm và độ lượng mà thương yêu nhau, đó là Từ Bi, là Bác Ái. Nói là thương nhau nhưng nếu không hiểu nhau chỉ là tình thương vị kỷ mà thôi. Tình thương vị kỷ thì không bao giờ bền vững, và nếu không đạt được thì có thể trở thành hận thù.
Muốn có Từ Bi, phải “Quán chiếu”. Và quán chiếu như thế nào? Quán chiếu hơi thở (quán sổ tức) giúp ta đạt đến chánh niệm. Chánh niệm giúp ta đạt đến Từ, Bi, Hỷ, Xả. Muốn đạt đến Từ Bi Hỷ Xả phải giữ Tâm Thanh Tịnh, hay là Tâm Bình Thản. Khi tâm đã thanh tịnh tức đã đạt đến mức độ Thượng thặng cho người tu Phật.
Cứu cánh của Đạo Phật là GIẢI THOÁT và GIÁC NGỘ. Có quán chiếu ngũ uẩn mới thấy đời là Vô Thường. Vô thường nhưng mà Hằng Thường. Vì cái Vô Thường của cuộc đời nên tìm cách Giải Thoát khỏi Vô Thường. Giải thoát cái gì? Giải thoát con người khỏi Vô Minh. Nguồn gốc của đau khổ là ham muốn. Bởi vì Vô Minh mới ham muốn, muốn diệt ham muốn phải biết đời là Vô Thường.
Và tại sao phải Giác ngộ? Có Giác Ngộ mới Giải Thoát. Muốn Giải Thoát hãy áp dụng tu dưỡng theo GIỚI. Muốn Giác Ngộ áp dụng ĐỊNH và Định sẽ đưa đến HUỆ (TUỆ). Có giữ Giới tâm trí mới đưa đến Định. Chậu nước có yên lặng (Định) ta mới soi thấy mặt mủi của ta (Bản lai diện mục). Áp dụng như thế nào? Xin đọc ĐXMT.
Trong mỗi con người chúng ta ai cũng đều có Phật Tính (Buddhata), tu dưỡng tức là làm cho Phật tính sáng tỏ. Tu dưỡng như thế nào? Hãy nương theo Tăng (Sangha) để có sự dìu dắt theo con đường Chánh Pháp (Dharma). Chánh Pháp là con đường dẫn tới thực tại chứ không phải là thực tại. “Hãy nương theo ngón tay ta mà nhìn thấy mặt trăng, chứ ngón tay ta không phải là mặt trăng” (lời Đức Phật).
Đạo Phật giải quyết vấn đề gút mắt của cuộc đời bằng khoa học, bằng những phương pháp hợp lý chứ không trông chờ vào một sự linh thiêng viễn vông nào.
ĐẠO PHẬT VỚI CUỘC ĐỜI:
Trước đây vì hoàn cảnh đất nước nên sinh hoạt của Đạo Phật không được thoải mái như tôn giáo khác. Hơn bốn năm mươi năm về trước, thiền sư Thích Nhất-Hạnh đã đưa Đạo Phật vào với đời. Đạo không thể tách rời Đời, Đạo là để giúp Đời.
Trong dịp đi cứu trợ nạn nhân chiến cuộc Tết Mậu Thân, 1968 ở Huế, tôi đã có dịp cùng hoạt động với các thanh niên trong “Phong Trào Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội” do Thầy thành lập (trụ sở ở đường Nguyễn-Trãi Chợ-Lớn), được biết rằng các thanh niên nam nữ hoạt động không dể dàng gì. Vì có kẻ sợ ảnh hưởng của Đạo Phật lan truyền nhanh trong dân chúng, nên có một số thành viên bị giết bởi súng đạn.
Nếu áp dụng Đạo Phật vào đời sống gia đình, xã hội thì gia đình và xã hội được yên vui tốt đẹp hơn. Đối với giai cấp lãnh đạo, giáo lý nhà Phật khuyên nên áp dụng Nhân trị hơn là Pháp trị. Ngay từ thời Phật còn tại thế, Ngài đã dạy các sa môn sáu nguyên tắc hòa hợp (lục hòa) để mọi người sống trong thanh tịnh. Trong một cộng đồng, xã hội muốn được an vui đều phải áp dụng cách sống này.
Thông thường những loại sách như cuốn ĐXMT không dể gì xem một lần mà cảm nhận ngay. Vì sao?
Có thể lúc còn hăng hái trên đường danh lợi, hoặc tuổi còn trẻ, làm gì cũng thành công, sao lại gọi là Vô Thường? Ai dại gì từ bỏ vợ đẹp, nhà cao cửa rộng, giàu sang phú quý? Rồi sẽ tự hỏi rằng tôn giáo gì kỳ quá, sao Phật lại đi ăn xin? Đọc ĐXMT sẽ hiểu rỏ tại sao các phái Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Tiểu Thừa các sa-môn lại đi khất thực.

Có thể có người thích “linh thiêng”, “mầu nhiệm”, cái gì bí ẩn hay nửa kín nửa hở thì có vẻ hấp dẩn hơn.
Tóm lại, cái hay của cuốn sách là giải thích rất KHOA HỌC về giáo lý Đạo Phật. Không có phép thần thông hay một hơi hướm gì đượm tính cách mê tín cả. Cuốn sách được viết dưới dạng của tiểu thuyết, hay chuyện kể. Cũng giống như Đức Khổng-Tử, trong lúc đi hoằng pháp, gặp chuyện gì, các Ngài lấy đó ra mà giảng dạy cho thế gian. Đức Phật luôn luôn đem những chuyện cụ thể xảy ra trong đời sống làm thí dụ cho lời giảng của Ngài. Những lời giảng dạy này sau đó được các đệ tử đúc kết lại thành Kinh, hay gọi là Kinh Điển. Mọi tầng lớp, mọi trình độ của chúng ta có thể hiểu biết Đạo Phật dể dàng. Đọc lần thứ nhất, thấy chưa thấm bao nhiêu, đọc nữa. Càng đọc sẽ càng có thêm nhiều bước đi vững chải cho triết lý nhân sinh, cho cách sống của mình. Đây là cuốn sách cô đọng của bao nhiêu Kinh Tạng về tinh hoa của Đạo Phật.
Đọc trong Đường Xưa Mây Trắng, quý vị có thể nhận biết được một vài phần của Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhả, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Ấn, Kinh A-Hàm, đã được dẩn chứng trong đó.
Nhận định một cuốn sách viết về những tư tưởng vĩ đại như thế không phải đơn giản với những dòng chữ này. Thiết tưởng còn rất nhiều thiếu sót, và kính mong quý các-hạ chỉ dạy thêm. Ước mong bài viết nhỏ nhoi này là một hạt bụi trong vũ trụ bao la của nền triết lý Đạo Phật vĩ đại và vi diệu.
Vì hầu hết những chuyện kể trong sách mà thiền sư Thích Nhất-Hạnh tham khảo phần lớn là những Kinh trong Phật giáo Tiểu-Thừa nên quý vị có thể đọc thêm những sách sau đây để hiểu rộng hơn:
2007 Britannica Encyclopedia Set (32 Volume Set), Volume B, Volume H.

Bà Pearl Buck (1892-1973), giải Nobel Văn chương năm 1938. Cha mẹ là những nhà truyền giáo: Peony, Lưu đày, Mấy người con trai Vương Long…
Hermann Hesse (1877-1962), giải Nobel văn chương năm 1946. Dòng họ là những nhà truyền giáo đạo Tin-Lành nhưng ông say mê với kinh điển Đạo Phật: Câu Chuyện Dòng Sông, Bùi-Giáng dịch.
Kimura Taiken: Tiểu-Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Hòa thượng Thích Quãng-Độ dịch.
Thích Tâm-Thiện: Tìm Hiểu Nhân Sinh Quan Phật Giáo.
Peter Della Santina: The Tree of Enlightenment. E-mail: overseas@budaedu.org.tw
Walpola Rahula: What The Buddha Taught (Đức Phật Đã Dạy Những Gì (Con Đường Thoát Khổ), Thích Nữ Trí-Hải dịch.
Thích Hạnh-Bình: Tìm Hiểu Phật Giáo Nguyên Thủy.
Thực ra có rất nhiều Kinh Điển để quý vị đọc mà hiểu thêm về triết lý Nhà Phật, nhưng nếu giới thiệu nhiều quá e chỉ làm rối loạn chúng ta thôi. Kinh sách của Phật Giáo như biển cả, như rừng già, Đường tăng Tam-Tạng mang về từ Ấn-Độ 657 bộ kinh bằng chữ Phạn, chưa kể sau đó còn nhiều vị cao tăng thỉnh từ Ấn Độ về nhiều bộ Kinh quý giá khác nữa. Mỗi ngày chỉ mong “thâm nhập Kinh Tạng” một ít là quý lắm rồi.
A-Di-Đà-Phật!
Kính chúc quý vị “Thân Tâm An Lạc”.
Mùa Phật Đản thứ 2552.
Sơn Dã Bần Phu kính bái.