Monday, June 4, 2018

Walk With Me (Mindfully) - Promoting outdoor activities / hiking / backpacking / meditation for the our youths and GĐPT

Adventure Program / Chương Trình Dã Ngoại  
Walk With Me (Mindfully) / Đồng Hành Trong Chánh Niệm
Program / Chương Trình 

Walk With Me (Mindfully)
Promoting outdoor activities / hiking / backpacking / meditation for the our youths and GĐPT

What: Applying Buddhism and GĐPT principles and activities into the real life. 
Where: California Pacific Lost Trail 
When: June 15-17, 2018
Why: For the love of outdoor, GĐPT, mindfulness, and Buddhism. 
Coordinator: Tien Tran, advisors: Hiep Nguyen and Phe Bach
Participants: All three of us and maybe you (Htr. or ngành Thanh).
Cost: Free of charge, but must have an open heart and mind, smile and kindness along with the ability to walk and breathe. 
Contact: @TienZomby Tran, @ScottieNguyen, @PheBach

"Tôi có một ý tưởng! Tôi muốn đem lá cờ này, tôi muốn đem màu Lam này đến những nơi mà tôi muốn đến! Chinh phục những ngọn núi cao, thiên nhiên hùng vỹ. Để màu Lam này được trải khắp mọi nơi! Để tiếp nối thế hệ trước, để màu Lam này được trường tồn mãi mãi! Bây giờ chuyến đi của tôi lại thêm một ý nghĩa cao cả. Công sức bỏ ra thật xứng đáng. Nhìn xa xa đó chính là Half Dome. Niềm ao ước được chinh phục. Cơ mà bây giờ chưa được, kỹ năng, sức khỏe còn yếu. Nhưng một ngày nào đó lá cờ này sẽ được cắm trên đỉnh đó!" @TienZomby Tran - Location: Tunnel View, Yosemite

The Lost Coast Overview:
The Lost Coast is so named because this section of this section of land was too steep and rugged to build a road. Big Sur was tamed by Highway 1, but not the Lost Coast. Highway 1 veers inland 20 miles around this remote section of coastline. There are no roads or cars. Just getting to the trailhead is a journey in itself. The trail is fairly flat (there are a few hills to climb) but the terrain is challenging. Sections of the trail are completely impassable at high tide, making timing and tide chart knowledge essential. And the weather is highly unpredictable.

This 3-day trip with will have time to relax and have more time in the wilderness. We have more time to practice walking mindfully 

We'll do meditation multiple times of day. Đêm Tâm Tình Lam và chia sẻ kiến thức Phật Pháp. 

Trail Detail:
Distance: 25 miles
Time: 3 days. 2 nights
Difficulty: Moderately strenuous multi-day
Elevation gain: 50 ft
Trailhead: 
Start: Mattole Beach Trailhead
End:  Black Sands Beach trailhead.

Transportation:
We will need 2 cars at both trailheads. I can drive my car if anyone has a high clearance car we can use it otherwise we should rent a high clearance car. 

Please refer to these articles for details
https://socalhiker.net/the-lost-coast-trail-an-overview/

https://www.wonderlandguides.com/hikes/king-range/lost-coast-trail


Essential Gear:
Sleeping System:
-Sleeping bag (compact is key)
-Sleeping pad (must have)
-Backpacking Tent ( please bring a 1 or 2 person tent only, please ask Mr Hiep for gear borrowing. I have one person tent, I will lend it)

Clothing system:
-3x Base layer ( any quick dry clothes, NO cotton)
-1x Mid layer ( any down or synthetic jacket, lightweight jacket that keeps you warm)
-1x Shell (a rain jacket, a rain pant is recommended because we my hike in the water due to high tide)
- 2x hiking pants, quick-dry material 
-A hat ( we will hike directly under the sun, not much shade)
- An optional fleece pant to sleep at night
- At least 2 pair of hiking socks (such as SmartWool Mountaineering Socks, Darn Tough Mountaineering Sock. Good socks will prevent blister)
- Hiking shoes/Hiking boots (water shoes is optional if we must hike in the tide)

Cooking system:
- a bowl or a cup for food or drink tea.
- a water reservoir or water bottles that can carry at least 2L water (osprey hydraulic, Platypus® hydration packs or something like that)
- Cooking stove/ gas canister (Anh Hiep and I have one, followers dont need it)
- A Bear Canister (anh Hiep please bring your, I have one. I think 2 is good enough, we can rent one more at REI)
- Water filter system (Sawyer filter, anh Hiep please bring your, I have my system. It should be enough)

Food:
- Snacks for lunch (trail mix, Payday bar, Clif bar, PROBAR, dried fruits, turkey....)
- Some noodles for breakfast but you should keep it compact
-I will be buying backpacking food for you guys, its cheaper than REI!
- No Fruits

Other: 
- First aid kit
-Toiletries ( sunscreen, bug spray)
- Headlamp / flashlight (must have)
- a small knife (optional)
- hiking poles 
- some toilet paper

After sorting your gear, please weight it! you whole backpack (include food and water) should weigh under 40lbs, under 35lb is recommended, under 30lb is ideal. If your weight is over 40lbs, it will make your trip worse. please leave some unwanted. My philosophy is all about minimalism, the less you carry, the more freedom you will have.


Prepared by: @TienZomby Tran, @ScottieNguyen, @PheBach

Hoằng Pháp: Dạy Thiền Trong Tù, Học Đường, Nhạc Thiền…

 MINDFUL 1_Trien Lam Sach

Triển lãm sách Lotus Media

MINDFUL 2 Nghiem Phu Phat_Vo Ta Han_Ngo Tin
Từ trái, ba nhac sĩ: Nghiêm Phú Phát, Võ Tá Hân, Ngô Tín

MINDFUL 3 Vuong Huong_Nam Tran_Thay Thien Tam_Thu Vang
Từ trái: Vương Hương (đàn piano), Nam Trân, Thầy Thích Thiện Tâm, Thu Vàng

MINDFUL 4_Hong Sam_HK Quang
Thảo luận sôi nổi. Hình phải: nhà báo Huỳnh Kim Quang. Hình trái: Hồng Sâm (áo vàng)

MINDFUL 5_NT Huy_BXP_Vo Ta Han_Ngo Tin_Triet Tran
Từ trái: Nguyễn Thanh Huy, Bạch Xuân Phè, Võ Tá Hân, Ngô Tín, Triết Trần
 
MINDFUL_hinh Luu Niem
Lưu niệm

 
WESTMINSTER, Calif. (VB) – Một buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau đã thực hiện hôm Thứ Bảy ngày 2 tháng 6/2018 tại Viet Bao Gallery ở thành phố Westminster đã hoàn mãn với nhiều kết quả tốt đẹp.

Buổi sinh hoạt với nhiều chủ đề -- “để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung” -- đã gợi ra nhiều suy nghĩ cho có thể là những hướng đi hoạt động tương lai của những người quan tâm về hoạt động Phật pháp.

Ban đầu là trình bày và thảo luận đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, trong đó Thầy Thích Thiện Tâm nói về việc làm tuyên úy và dạy Thiền tỉnh thức trong các trại giam cho tù nhân, và rồi Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) nói về việc dạy Thiền này cho các giáo viên và học sinh.

Những con số thống kê được nêu lên, và người tuyên úy Phật giáo trong tù thực ra vẫn phải mượn chiếc dù phái đoàn Thiên chúa giáo để vào trại giam hướng dẫn Thiền cho tù nhân, vì hệ thống trại giam California hiện thời chưa công nhận Phật giáo là tôn giáo – và chỉ mới công nhận 5 tôn giáo: Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Đạo Thổ Dân Bản Xứ. Thầy Thiện Tâm đã thường xuyên vào hướng dẫn  tù nhân trong 7 trại tù, và thấy trại nào cũng cho người Việt trong đó.

Trong khi Tâm Thường Định chia sẻ kinh nghiệm rằng những người hoằng pháp nên hướng tới tuổi trẻ nhiều hơn, vì bản thân anh trong các năm dạy ở trung học đã biết hay quen trực tiếp 5 em học sinh tự sát, và đó là những điều làm anh xúc động. Anh nói hiện thời đang có nhiều thiếu niên Mỹ gốc Việt  trong các trại giam, và chính phủ tốn kém trung bình 230,000 đôla/năm cho một thiếu niên trong tù.

Tham dự trong buôi sinh hoạt có nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát, nhạc sĩ Võ Tá Hân, nhạc sĩ Ngô Tín, nhac sĩ Vương Hương… Các ca sĩ Nam Trân, Thu Vàng, Diệu Trang, Ngọc Mai… đã trình diễn các ca khúc xuất sắc.

Trong những người tham dự cũng thấy có Đào Ngọc Phong, Phùng Anh Kim, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Lê Quang Dật, Huỳnh Kim Quang, Phan Tấn Hải, Hồng Quang, Phan Trung Kiên, Hồng Sâm, anh Doãn Quốc Hưng, anh Hoàng Mai Đạt (Nhật báo Viễn Đông), và Thảo Nguyễn của Đài Asian World Media. … Người MC của chương trình là Tâm Thường Định BXP, Triết Trần, Phan Thành Chinh… Có sự âm thầm đóng góp Triển lãm tượng Ngài Tổ Sư Đạt Ma của anh Tâm Nghĩa Ngô Văn Quy.

Trong buổi sinh hoạt ngoài Thầy Thích Thiện Tâm là  tăng sĩ, không thấy có Thầy nào khác tham dự, tuy rằng theo nhà báo Nguyễn Thanh Huy, Thư Mời đã trao tận tay nhiều tu sĩ. Có thể vì các thầy khác bận Phật sự khác. Và do vậy, thay vào các đạo từ là những ca khúc, và các nhạc sĩ như Nghiêm Phú Phát và Võ Tá Hân đã tâm sự và nêu lên vấn đề âm nhạc cho Phật giáo.

Thực tế, nhiều tu sĩ không quan tâm tới âm nhạc  vì truyền thống giới luật, nhưng như các nhạc sĩ và các huynh trưởng Gia Đình Phật Tử phân tích hôm Thứ Bảy, không có âm nhạc sẽ không hấp dẫn được thanh thiếu niên. Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát cũng kể rằng trước 1975, anh từng được Thầy Thích Quảng Liên, Giám đốc hệ thống trường Bồ Đề tại VN, trao nhiệm vụ tổ chức sinh hoạt âm nhạc cho học trò. Nghĩa là, cũng có những vị trong Giáo hội quan tâm tới âm nhạc, nhưng như anh nói, cả nhiều thập niên không có những bước tiến lớn nào về vai trò âm nhạc trong các giáo hội, tuy rằng có những nhạc sĩ, như anh Võ Tá Hân, sáng tác gần một ngàn ca khúc. Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát cũng mời gọi mọi người tập hát một ca khúc ngắn nhan đề Hiện Pháp Lạc Trú do anh phổ thơ của Thầy Nhất Hạnh.

Nhà báo Huỳnh Kim Quang nêu câu hỏi về tình hình “không công nhận Phật giáo là tôn giáo” có phải riêng trong tù hay ngoài xã hội trong tiểu bang California.

Thầy Thích Thiện Tâm nói, cấp Liên bang thì công nhận Phật giáo là tông giáo, nhưng tiểu bang vẫn có quyền không công nhận, vì nếu công nhận California sẽ phải thuê tuyên úy Phật giáo cho các trại tù… Thầy Thiện Tâm nói cộng đồng có thể kiện lên Liên bang để buộc tiểu bang công nhận Phật giáo, nhưng như thế lại tốn kém và mất thi giờ.


Tâm Thường Định nói rằng, như thế là, tất cả chúng ta đều cần đi bầu, vì lá phiếu là sức mạnh.

Tâm Thường Định mời nhà báo Phan Tấn Hải nói về công việc hoằng pháp băng song ngữ. Nhà báo PTH nói rằng anh chẳng có gì bí mật, chỉ có một đam mê là đọc Kinh Phật, viết chú giải và tu  học ngày đêm thôi. Còn chuyện viết song ngữ rất vất vả, vì thế hệ thứ nhất như anh viết rất chậm, chỉ mong thế hệ thứ một rưỡi như bạn Tâm Thường Định, nhưng nếu để sang thế hệ thứ 2 thì họ không còn hiểu tiếng Việt nhiều nữa. Do vậy, việc hoằng pháp thực sự là những người như nhà báo Huỳnh Kim Quang, đang hoạt động cho giáo hội, quen biết hàng trăm vị sư, sẽ  làm hiệu quả hơn.

Nhà báo Huỳnh Kim Quang nói rằng bản thân anh khoa học kỹ thuật kém, nên tự thấy hạn chế về kỹ năng hoằng pháp trên mạng, thêm nữa công việc hoằng pháp cần tới quý tăng ni, và anh thực sự lạc quan vì bây giờ quý Thầy cô đã mở chùa trên khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, đã tổ chức các đơn vị Gia Đinh Phật Tử có thể tới hàng chục ngàn thiếu niên, nhưng trong hướng tương lai cần nuôi dưỡng thế hệ sau, cần người tiếp cận giới trẻ, như việc làm của Thầy Thiện Tâm, hay như Làng Mai hiện thờ đã mở hàng trăm đạo tràng (tăng thân) khắp thế giới, thành công rất lớn.

Anh Trần Đức Châu góp ý rằng anh bi quan, vì quan trọng nhất là thân giáo, mà những việc làm của quý Thầy thực sự chưa lạc quan, vì nhìn kinh nghiệm suy yếu của Phật giáo Trung Hoa và PG Nhật Bản tại Hoa Kỳ thì cũng hình dung ra tương lai PGVN nơi đây cũng mệt, vì các em ở hải ngoại đi chùa  thường khi chỉ để làm hài lòng ba  mẹ thôi.

Nhạc sĩ Võ Tá Hân nói về những kỷ niệm vui buồn trong đời sáng tác nhạc Thiền của anh, một chuyên gia ngân hàng nhiều thập niên sống ở Đông Nam Á vì công việc, tới khi về hưu mới về Quận Cam an trú.

Anh Đoàn Tâm Thuận nói rằng những kinh nghiệm trong Gia Đình Phật Tử cho anh biết rằng nếu không có âm nhạc, là không giữ được trẻ em.

Anh Lê Quang Dật cao hứng đứng lên, hát vang bài ca “Buông bỏ…” và nói rằng, anh đi đâu và sinh hoạt với nhóm nào, anh cũng hát bài này.

Bạn Triết  Trần giải thích về hoàn cảnh làm nhà xuất bản Lotus Media, vì mấy năm trước thấy các nhà xuất bản Phật giáo như An Tiêm, Văn Nghệ đóng cửa… và rồi Thầy Tuệ Sỹ hối thúc quý vị giới trẻ phải làm việc đi chớ, “quý vị không in được thì cứ viết, cứ gửi bản thảo về, rồi tôi in cho”… Đó là một nguyên  nhân trực tiếp để bạn Triết làm việc in ấn trên mạng Amazon.

Bạn Triết Trần nói, “Có lẽ trong một kiếp xa xưa nào, tôi từng là con mọt trong Tàng Kinh Các, cứ gặm kinh sách mãi, nên bây giờ phải cống hiến lại bằng cách in kinh sách.”

Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát nói rằng anh sực nhớ rằng “hôm any là ngày 2 tháng 6, và tôi nhớ một ngày trong tháng 6/1963, tôi có cơ duyên và chính mắt tôi chứng kiến nơi góc đường Phan Đình Phùng/Lê Văn Duyệt Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, sao không thấy hải ngoại mình làm gì để tưởng niệm…”

Nhà báo Nguyễn Thanh Huy nói, mấy năm trước có kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức, và nhà báo Phan Tấn Hải nói rằng bản thân anh và vài người bạn đã dịch một cuốn sách tổng hợp các hồ sơ  giải mật của chính phủ Mỹ về năm 1963.

Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát nói, anh có phổ nhạc bài thơ “Lửa Từ Bi” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, và anh mời ca sĩ Diệu Trang lên hát bài này.

Chị Hồng Sâm, Giám đốc Đài Truyền Hình Asian  World Media, trình bày rằng bản thân chị vẫn làm từ thiện tại Việt Nam và hiện nay chị đang bảo trợ 130 em mồ côi tại quê nhà. Chị Hồng Sâm là bạn học cùng trường vơi Bạch Xuân Phẻ tại một trung học. Chị nói về một chương trình vui học cho trẻ em trên chương trình Viet Youth ở truyền hình AWM. Độc giả quan tâm xin gọi: 888-316-1606.

Cũng nên nhắc rằng, chương trình cũng độc đáo với sự góp mặt lặng lẽ của họa sĩ Ann Phong: 4 tấm tranh sơn dầu trừu tượng với đề tài Đức Phật của nữ họa sĩ treo trên các bức tường đã tạo không khí trang nghiêm, thanh nhã, và đạo vị.

Được biết, chương trình này có sự bảo trợ và giúp đỡ của: BHD GĐPT Hoa Kỳ và BHD Miền Quảng Đức,  Việt Báo, Thư Viện Hoa Sen / Ananda Viet Foundation, Asian World Media, Nguyệt San Chánh Pháp, Thao Bach Foundation.

Saturday, June 2, 2018

TÌM SÔNG

Trần Trung Đạo: Tìm sông

(Lost River ở New Hampshire, ảnh Trần Trung Đạo)
Cách Boston ba giờ lái xe về phía Bắc có một địa điểm du lịch được gọi là Lost River. Thỉnh thoảng vào mùa lá vàng (foliage), trên đường đi xem lá rơi trên đỉnh White Mountain về, tôi và gia đình dừng lại ở Lost River. Chúng tôi có khi còn tham gia một trò chơi nhỏ gọi là tìm sông.
Lý do, khi đứng trên mặt đất bạn chỉ thấy núi rừng trùng điệp chứ chẳng thấy sông hay suối nào cả. Nhưng nếu áp tai vào mặt đất để lắng nghe, bạn sẽ nghe tiếng nước chảy róc rách. Và nếu bạn chịu khó đi tìm theo những chiếc thang được đặt sâu vào lòng đá hoa cương, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trong lòng núi, những con nước đang chảy. Nơi này là những tia nước nhỏ rỉ ra từ kẻ đá và nơi khác là một dòng nước mạnh hơn đang tuôn.
Chúng chảy một cách tội nghiệp, chảy một cách tức tưởi nhưng dường như không biết mệt mỏi là gì. Người ta bảo những con nước đó phát xuất từ một dòng sông lớn nhưng chảy lạc và mất dần trong rặng White Mountain. Dòng sông tưởng đã chết. Nhưng không, sau hàng trăm năm, những con nước nhỏ vẫn rỉ, vẫn chảy xuyên qua kẽ đá hoa cương. Và như thế, theo thời gian, kẽ đá bị đục lớn hơn. Những con nước nhỏ dần dần thông qua được, hội tụ vào sông lớn để chảy ra Đại Tây Dương.
Đọc bài viết ngắn của nhà văn Trần Hoài Thư về số phận hẩm hiu của các nhà văn, nhà thơ miền Nam sau 1975, tôi muốn viết vài dòng để chia sẻ với anh. Thật ra, những ưu tư, thắc mắc của anh dễ hiểu và cũng rất dễ trả lời. Văn học Việt Nam cho đến nay vẫn là văn học của kẻ thắng trận và lịch sử Việt Nam vẫn đang được viết bởi kẻ thắng trận. “Ai giải thích được lịch sử thì kẻ đó thắng” như một người nào đó đã nói, và trong cùng ý nghĩa, kẻ thắng có độc quyền giải thích lịch sử. Tôi cũng muốn nói với anh, văn học miền Nam, giống như dòng sông Lost River kia, tưởng đã chết, nhưng không, vẫn chảy trong chịu đựng âm thầm và bền bỉ.
Nhớ lại chuyện nước mình tháng 5 năm 1975. Khi đứng nhìn những tác phẩm văn học miền Nam, từ triết Tây của giáo sư Lê Tôn Nghiêm cho đến triết Đông của giáo sư Nguyễn Đăng Thục, từ truyện dài của các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn cho đến các tác phẩm vừa in xong của các nhà văn thuộc nhóm Sáng Tạo, từ thơ Vũ Hoàng Chương cho đến thơ Trần Tuấn Kiệt bị tập trung để đem đi đốt trong chiến dịch gọi là “Bài trừ văn hóa đồi trụy”, không ai nghĩ văn học miền Nam còn một cơ hội nào khác.
Nhưng rồi văn học miền Nam, đã theo chân những người cầm bút, ra biển. Nhờ đó mà chúng ta có Tháng ba gãy súng, Đại học máu, Thép đen, Ra biển gọi thầm, Lò cừ, Tôi phải sống và hàng trăm, hàng nghìn tác phẩm có tên và không có tên khác. Tác giả của chúng là những nhà văn miền Nam trước 1975, là những nhà văn vừa lớn lên ở hải ngoại, là những bác HO già ghi lại tháng năm tù, là những cô gái ngồi nhớ lại chặng đường vượt biên đầy nước mắt của mình. Bên cạnh giá trị văn chương, những tác phẩm đó còn chứa đựng giá trị của máu xương. Người đọc, dù đồng ý hay không, dù đứng bên này hay bên kia ngọn núi ý thức hệ, vẫn không thể phủ nhận sự hiện diện của những tác giả và tác phẩm đó trong dòng văn học Việt Nam hải ngoại như những chứng tích của một khoảng lịch sử đầy khắc nghiệt của dân tộc chúng ta.
Tôi thường nghe nhiều người tự nhận là những kẻ thức thời lớn tiếng: “Hãy quên đi quá khứ và hướng về tương lai”. Ai không biết điều đó, nhưng có tương lai nào mà không bắt đầu từ quá khứ? Trong khoảnh khắc chúng ta đang sống bao giờ cũng có bóng dáng của hôm qua và mầm mống của ngày mai. Xin đừng nhân danh tuổi trẻ khi mình không còn trẻ nữa. Hãy để chính thế hệ trẻ Việt Nam được lên tiếng nói, được đọc và được sống như tuổi trẻ với tất cả đặc tính của thế hệ họ, nhiệt tình, nông nổi, bướng bỉnh và hướng thiện. Tại sao ngăn cấm các em biết về quá khứ của cha ông chúng? Sang hay hèn, vinh hay nhục, công hay tội của những người đi trước, các em đều nên biết và cần phải biết. Biết không phải để sống vùi trong quá khứ nhưng để vượt qua, không phải để rồi giẫm lên những hầm hố nhưng để khỏi đặt chân vào.
Một số người cho rằng việc giới thiệu các tác phẩm nói về chiến tranh, tù ngục là khơi dậy lòng thù hận trong tuổi trẻ một cách không cần thiết và không thích hợp cho hướng phát triển của đất nước trong thời đại mới. Những ý kiến đó, nếu không phát xuất từ ước muốn thỏa hiệp, có thể từ lòng tốt. Vâng, không một người Việt Nam có lòng với đất nước nào muốn đào sâu chuyện thù hận, ân oán, trái lại, ai cũng mong được sớm xóa đi những phân hóa, ngăn cách trong lòng dân tộc Việt Nam.
Nhưng thù hận không thể xóa bỏ bằng sự che đậy và chia rẽ không thể lấp kín bằng lãng quên mà phải bằng thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật. Câu ngạn ngữ quen thuộc “Yêu nhau không phải chỉ nhìn nhau nhưng cùng nhìn về một hướng” thoạt nghe có vẻ cải lương nhưng lại thích hợp với những người Việt có lòng trong hoàn cảnh này. Người Việt có lòng đều thương nhau, đều nhìn nhau nhưng chưa thật sự cùng nhìn về một hướng. Do đó, để “giải oan cho cuộc biển dâu này”, những người Việt quan tâm đến văn học và đất nước Việt Nam, trước hết, cũng nên tập nhìn về một hướng, hướng của sự thật.
Tôi được nghe kể lại chuyện một nhà nghiên cứu văn học trong nước thăm viếng thành phố Boston. Trong một buổi uống trà riêng tư với các nhà văn Việt Nam tỵ nạn ở đây, nhà nghiên cứu văn học này đã thú nhận, nếu không có dịp ra nước ngoài ông ta sẽ không bao giờ biết những gì đã xảy ra bên trong những trại tù mệnh danh là những “trại cải tạo”. Và ông cũng thố lộ một cách thành thật, nếu không đọc các tác phẩm của văn nghệ sĩ Việt Nam ở nước ngoài, ông sẽ không biết có một dòng văn học gọi là văn học Việt Nam hải ngoại. Dòng nào chính thống, dòng nào lai căng, dòng nào dân tộc, dòng nào phản dân tộc, là phán xét của người đọc và của lịch sử. Đó không phải chỉ là chuyện ba mươi năm trước hay ba mươi năm sau, mà có thể của trăm năm hay ba trăm năm tới.
Nhà biên khảo văn học kia là một giáo sư văn chương, có phương tiện, được phép đi đây đi đó mà còn ngạc nhiên như thế, 50 triệu thanh niên Việt Nam sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến và chưa bao giờ có dịp ra khỏi Việt Nam, sẽ hiểu thế nào về văn học miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại hiện nay? Sự hiểu biết một chiều nào cũng dẫn đến ý thức cực đoan, và ý thức cực đoan nào cũng là tai họa cần tránh cho đất nước mình.
Cái giá để được ra biển của Lost River là phải đục xuyên qua rặng White Mountain dày nhiều cây số và cái giá để được tiếp tục sáng tác của văn nghệ sĩ miền Nam là kiên nhẫn chịu đựng, giẫm lên những bãi mìn biên giới, băng qua núi rừng, vượt qua biển cả, sống sót từ các trại Cổng Trời, An Điềm, Suối Máu, Hàm Tân.
Ba mươi năm sau, như Lost River vẫn chảy, nhịp tim của văn học Việt Nam hải ngoại vẫn đập đều nếu chúng ta biết lắng tai nghe.
Trần Trung Đạo

Friday, June 1, 2018

Đọc “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” Bản Dịch HT Thích Như Điển Nguyên Giác

Bìa sách - Htr. Quảng Pháp

Đọc “Thiền Lâm Tế Nhật Bản”
Bản Dịch HT Thích Như Điển
Nguyên Giác

Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
Tất cả góp ý của người điểm sách nơi đây chỉ để hy vọng làm sáng tỏ ý Thiền, tuy bản thân người điểm sách chỉ là một người học còn non kém và tu chưa sâu.
Đứng về mặt lịch sử, tác phẩm hiển nhiên là một thẩm quyền lớn.
Thứ nhất, vì, theo dịch giả, bản thân “ngài Matsubara Taidoo phải gom góp tài liệu trong bao nhiêu năm mới viết xong cuốn sách nầy, vì Ngài không đề cập trong tác phẩm. Nhưng chúng tôi chắc rằng kinh nghiệm cả một đời người mới viết được một trong những tác phẩm có giá trị như thế.”
Thứ nhì,  Hòa Thượng Thích Như Điển từng du học bên Nhật Bản, và là người rất cẩn trọng chữ nghĩa, thường dịch sát nghĩa, tuy rằng Hòa Thượng khiêm tốn giải thích rằng, trích:
“Tôi có thể đoan chắc rằng tôi dịch tác phẩm nầy của Ngài Matsubara đúng trên 80% ý chính của ông. Ngoại trừ một số chữ không nắm rõ ý chính, kính mong những vị giỏi tiếng Nhật có thể bổ khuyết cho chỗ dịch thiếu sót của chúng tôi...” (ngưng trích)
Nếu lên mạng dò tìm, chúng ta sẽ thấy ngài Matsubara Taido (viết một chữ o, có khi viết chữ o với dầu huyền ở trên) là tác giả nhiều sách về Thiền Nhật Bản. Hiển nhiên, có thêå suy đoán rằng ngài Matsubara có một thẩm quyền tham khảo đối với học giơi quôác tế về lĩnh vực riêng của Thiền Nhâät Bản..
Trong khi đó, trình độ tiếng Nhật của Hòa Thượng Thích Như Điển siêu xuất hơn người.
Bản thân Hòa Thượng giải thích trong Lời Nói Đầu:
“Tôi đến Nhật vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 và rời Nhật ngày 22 tháng 4 năm 1977 để sang Đức. Trong hơn 5 năm trường đó, tôi học Nhật Ngữ tại trường Yotsuya khoảng 9 tháng, sau đó thi đỗ vào phân khoa Giáo Dục của Đại Học Teikyo ở Hachiojì, Tokyo. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Teikyo, tôi đã thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại Học Risso. Trong hơn 5 năm ở Nhật, tôi có hơn 4 năm ở chùa Honryuji, tại Hachioji, Tokyo thuộc Tông phái Nhật Liên Tông. Trong thời gian ấy tôi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với tiếng Nhật nhiều, trong đời sống hằng ngày như giao tiếp, làm việc, tụng kinh, cúng đám, cầu an, cầu siêu, đám ma, cưới hỏi. Ngay cả những tập tục khác của người Nhật, tôi cũng học làm quen. Để rồi từ đó tôi có một cái vốn ngữ vựng rất lớn và rất tự tin về khả năng Nhật ngữ của mình. Được diễm phúc như thế là nhờ sự chăm sóc và đùm bọc của Thầy Oikawa...”(ngưng trích)
Do vậy, kết luận rằng tác phẩm “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” có thẩm quyền như một  sử liệu. Tất cả các sự kiện, các nhân vật, các thăng trầm của Thiền Lâm Tế Nhật Bản đều có thể dựa vào sách này.
Tuy nhiên, có một điểm xin phép nêu lên, trong cách sử dụng chữ, có thể vì ngài Như Điển dịch quá sát nghĩa, có thể làm cho độc giả sơ học  bối rối.
Và cũng có thể vì ngài Như Điển đã rời Việt Nam quá lâu, nên sử dụng hai chữ Nam Truyền và Bắc Truyền để chỉ cho Thiền của Huệ Năng và Thần Tú.
Hai chữ Nam Truyền và Bắc Truyền  tại VN bây giờ cũng thường gọi là Nam Tông và Bắc Tông, chỉ cho hai khuynh hướng Theravada và Mahayana.
Trong khi có thể gọi kiểu Trung Hoa xưa “Nam Năng, Bắc Tú” bằng nhóm chữ Thiền sư Huệ Năng ở phương Nam và Thiền sư Thần Tú ở phương Bắc sẽ không làm nhầm lẫn.
HT Thích Như Điển viết trong sách này là, trích:
“...Thần Tú đắc Thiền với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn xiển dương Thiền Pháp ở miền Bắc Trung Hoa như Trường An và Lạc Dương. Dòng Thiền nầy của Thần Tú được gọi là Thiền Bắc Truyền hay Bắc Tông. Còn Huệ Năng, người đồng môn với Thần Tú, nhỏ hơn đến 30 tuổi, cũng đắc được yếu chỉ của Thiền Tông từ Tổ Hoằng Nhẫn nhưng đi về phía Nam để hoằng truyền Thiền Phái, nên Thiền của Huệ Năng được gọi là Thiền Nam Truyền hay Thiền Nam Tông....
Về sau, Thiền phái Bắc Truyền Thần Tú suy vi, phái Thiền Nam Truyền của Huệ Năng lại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo một số khảo sát nghiên cứu cho biết dần dần những bậc nhân tài ở Thiền Pháp Bắc Truyền của Thần Tú trống vắng, ngược lại, phái Thiền Nam Truyền lại thích nghi được với con người và phong thổ...”(ngưng trích)
.
Sách “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara cũng dẫn ra bài kệ Thiền Tông:
Giáo ngoại biệt truyền,  
Bất lập văn tự,  
Trực chỉ nhân tâm,  
Kiến tánh thành Phật.
Và ghi rằng, trích:
“...Bất lập văn tự có thể là phương thức của Thiền để nói hiểu rõ về ngôn ngữ và văn tự. Song vấn đề chính yếu vẫn là ai ai cũng có tánh Phật, cũng có khả năng để thành Phật.” (ngưng trích)
Trong cương vị người đọc sách, xin nêu ý kiến rằng “bất lập văn tự” có lẽ không mang nội dung muốn làm “hiểu rõ về ngôn ngữ và văn tự.”
Ngắn gọn, “bất lập văn tự” là nêu lên ý ly nhất thiết tướng, xa lìa tất cả các tướng, lúc đó mới nắm được thực tướng vô tướng. Bởi vì văn tự là vin vào tướng mà dựng lập.
Đó là chỗ của tịch lặng...
Lấy thí dụ đơn giản, chư tổ nói rằng như người uống nước, ấm lạnh tự biết, không nói chi được. Tương tự, vị ngọt của nước mưa khác với vị ngọt của nước giếng, nước suối... Biết khác, mà không nói minh bạch được. Nơi đây, ngôn ngữ không thể nói gì được, huống gì là nói tới cảnh giới trí huệ bất khả nghĩ bàn.
.
Tới đây xin nói về con vịt trời.
Trong sách “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara kể chuyện, trích:
“...có câu chuyện Thiền, đối thoại giữa Mã Tổ Đạo Nhất với đệ tử Ngài là Tổ Bách Trượng; khi hai người đang đi trên đường.
Thấy con vịt trời hãi sợ bay lên, vì nghe tiếng động bước chân. Mã Tổ hỏi Bách Trượng:  
- “Cái gì vậy?”  
Bách Trượng trả lời:  
- “ Con vịt trời” Mã Tổ hỏi:  
- “Đâu rồi?”  Bách Trượng trả lời:  
- “Bay mất rồi”.
Trong khi Bách Trượng suy nghĩ để trả lời cho Thầy, không hiểu sao tự nhiên Ngài Mã Tổ bốp mũi Ngài Bách Trượng một cái. Ngài Bách Trượng la:  
- “Đau quá.”  
Ngay lập tức Mã Tổ hỏi  
- “Đã bay mất rồi, thì làm sao đau được.”
Ngài Bách Trượng thấy con vịt trời nhưng chẳng nghĩ mình là con vịt trời. Thế nhưng Ngài Mã Tổ, sư phụ của Ngài Bách Trượng đã nối kết con vịt trời với Ngài Bách Trượng như đồng nhất một tiêu điểm và chỉ rằng: “Vịt trời là Bách Trượng. Bách Trượng là vịt trời”...”(ngưng trích)

Như thế, ngài Matsubara kể lại khác với bản gốc trong Bách Trượng Ngữ Lục.
Bản Việt dịch của Thầy Thích Duy Lực từ Bách Trượng Ngữ Lục, trích như sau:
“...Một hôm sư theo hầu Mã Tổ, có một bầy vịt trời bay qua, Tổ nói:
"Là gì vậy?" - Sư nói: "Vịt trời". Tổ nói: "Đi đâu rồi?" - Sư nói: "Bay qua rồi". Tổ bèn quay lại nhéo mũi Sư một cái, Sư đau la thất thanh. Tổ nói: "Sao nói bay qua rồi!".
Sư ngay đó tỉnh ngộ, rồi liền trở về phòng thị giả khóc to thảm thiết....”(ngưng trích)

Trong Bích Nham Lục (Một Trăm Công Án Thiền Tông), bản Việt dịch của HT Thích Mãn Giác kể về Tắc Thứ 53, nhan đề “Con Vịt Trời của Mã Đaị Sư” -- trích như sau:
“THÙY: Khắp nơi không ẩn, toàn cơ độc lộ, gặp chuyện không vướng, luôn luôn có cơ duyên xuất thân. Trong câu vô tư, chỗ nào cũng có ý giết người. Song thử nói xem, rốt cuộc cổ nhân an nghỉ ở chỗ nào? Thử nêu lên xem.
CỬ: Một lần kia Mã Đại Sư tản bộ với Bách Trượng, thấy có bầy vịt trời bay qua. Mã Đại Sư hỏi, “Cái gì vậy?” Bách Trượng nói, “Vịt trời.” Mã Đại Sư nói, “Bay đi đâu vậy?” Bách Trượng nói, “Bay đi mất rồi.” Mã Đại Sư bèn bẹo mũi Bách Trượng. Bách Trượng đau quá kêu lên. Mã Đại Sư nói, “Đã từng bay đi đâu?” (ngưng trích)

Xin phép trình bày, trong Bích Nham Lục viết: “Đã từng bay đi đâu.” Và Bách Trượng Ngữ Lục viết: “Sao nói bay qua rồi!”
Như thế, không có ý nói “Vịt trời là Bách Trượng. Bách Trượng là vịt trời”...
Mà chỉ nói rằng, cái được thấy (con vịt trời bay rồi) nhưng cái thọ tưởng (mũi bị bóp đau, làm kêu lên) vẫn còn đó...
Chỉ vào con vịt trời và bóp mũi cho đau chính là “Trực chỉ nhân tâm.”
Có lẽ ý chư tổ là như thế.

Tương tự, nơi trang 123 sách “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara, bản dịch của Ngài Như Điển viết, trích:
“Tiếp theo “Triệu Châu Vô Tự” là một công án ghi rõ trong tác phẩm “Vô Môn Quan”của Trung Hoa, trong đó có viết về Hoà Thượng Triệu Châu tịch năm 897 một câu chuyện như thế nầy:
Có người học Thiền hỏi:  
- Bạch Ngài, con chó có Phật Tánh không?
Triệu Châu đáp:
- Không.
Chữ Không trở thành công án. Thông thường, không đối lại với có, bởi vì cả hai khái niệm không và có vẫn thuộc tương đối. Thật ra, chữ không ở đây không có nghĩa là không, cho nên không thể dùng lý luận để giải quyết công án được. Nếu dùng tri thức tương đối để nhận ra, thì phải dùng cái lực khác để phá vỡ nó đi.”(ngưng trích)
Ngài Matsubara viết về chữ Không như thế cực kỳ tuyệt vời. Vì như thế đúng với lời bình của ngài Vô Môn Huệ Khai (1183-1260), tác giả Vô Môn Quan, trong đó Tắc đầu tiên là “Con Chó Của Triệu Châu,”  trích (bản dịch Dương Đình Hỷ):
“Cử :
Một ông tăng hỏi Triệu Châu :
-Con chó có Phật tánh không?
-Không!
.
Bình :
Tham thiền phải qua cửa tổ, diệu ngộ phải tuyệt đường tâm. Cửa tổ không qua, đường tâm chẳng dứt thì như tinh linh nương vào cây cỏ. Thử hỏi thế nào là cửa tổ? Chính là một chữ Không, gọi là Cửa không cửa của thiền vậy.”(ngưng trích)
.
Như vậy, xa lìa cả có và không là thế nào?
Thực ra, bất kỳ ai trì tụng Kinh Kim Cương đều có thể nhận ra rất đơn giản:
-- chỉ cần thay chữ “con chó” bằng chữ “chúng sinh tướng”...
-- và thay chữ “Phật Tánh” bằng chữ “Thực tướng Vô tướng” là tức khắc thế giới sáng rực trước mắt.
Lúc đó, tất cả các pháp đều rỗng rang vô tướng... Hễ còn vướng vào tướng nhân, tướng ngã, tướng chúng sinh... là cứ xoay vòng cõi này thôi.
Hễ lấy sắc tướng và âm thanh mà cầu Phật, dù là cầu Phật Tánh đều là tà đạo.
Đức Phật nói trong Kinh Kim Cương: nhược kiến chư tướng phi tứớng, tức kiến Như Lai. Nếu thấy các tướng không phải là tướng, tức là thấy Như Lai.
.
Câu hỏi rằng, Đức Phật có dạy công án không?
Xin trả lời: Đức Phật dạy công án, và dạy khó vô cùng tận.
Chư Tổ Trung Hoa và Việt Nam đưa các công án về đời thường, cầm gậy đưa ra, hay chỉ vào vịt trời, hay chỉ vào cây bách trước sân, hay chỉ vào bà già bán bánh, hay nói về con trâu còn kẹt cái đuôi nơi cửa sổ, hay chỉ vào con chó... đều là hình tượng hóa các công án của Đức Phật.
Đức Phật dạy công án khó thế nào? Khó tới mức rất trừu tượng, không còn thấy hình tướng gì nữa, vì đưa tất cả  hình tướng trở về vô tướng: Đức Phật chỉ vào tứ đại (đất nước gió lửa), vào ngũ uấn (sắc thọ tưởng hành thức) -- nghĩa là, những gì rất mực trừu tượng, không còn tướng mạo gì cả.
Và tất cả, đều chỉ vào thực tướng vô tướng, nơi đó là Không, là Vô Ngã... là thấy tướng mà không phải là tướng, mới đúng là thấy Như Lai.
Trong sách ngài Matsubara cũng tuyệt vời là khi kể truyện về ngài Bạch Ẩn Huệ Hạc, với bài “Toạ Thiền Hoà Tán” -- xin trích mấy câu tuyệt vời như sau:
“...30) Ngay nơi tự tánh chứng biết  
Tự tánh tức vô tánh  
Việc ấy rời hý luận  
Nhân quả nhất như đà mở cửa  
Chẳng hai chẳng ba mà thẳng lối  
(35) Âm thanh vô tướng vẫn là tướng  
Đến đi đều chẳng có  
Vô niệm chính là niệm  
Múa hát cũng đều là tiếng pháp  
Rộng mở tam muội Không và Vô ngại...”(ngưng trích)
.
Để nói ngắn gọn, tác phẩm  “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” có giá trị lớn về sử liệu, sẽ giúp người hậu học dò tìm các sự kiện, các diễn tiến và các nhân vật Thiền Lâm Tế Nhật Bản. Tác phẩm cần có trong các tủ sách về Phật giáo Nhật Bản và về Thiền Lâm Tế Nhật Bản.
Người điểm sách trân trọng cảm ơn tác giả Matsubara và dịch giả HT Thích Như Điển đã để lại một sử liệu giá trị.

Tìm mua sách này, xin vào Amazon.com và gõ chữ “thien lam te nhat ban”...