Tuesday, November 3, 2020

Sen Trắng Hoa Kỳ tổng hợp: “Ở nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đò…”

Chuyến cứu trợ sáu ngày, đợt một, cho đồng bào miền Trung của nhị vị Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, Hòa Thượng Thích Thiện Minh, cùng Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Cư Sĩ Phật Tử từ miền Nam ra, gồm hơn ba mươi mốt vị , đến đây tạm đóng lại bằng những phần quà đậm đà nghĩa tình “một miếng khi đói bằng một gói khi no” giữa khi hoạn nạn. Đoàn dừng lại Xã Đại Hưng, Huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam trước khi trở vô Sài Gòn. Ai cũng biết, Huế là cái nôi của GĐPT, nhưng khác với ở bốn tỉnh miền Trung trước đó, chỉ riêng nơi đây mới thấy nhiều anh em Huynh trưởng thuộc Ban Hướng Dẫn Đà Nẵng hiện diện như một hình ảnh áo lam lịch sử, truyền thống “sau lưng Giáo Hội, có GĐPT,” khi đến góp tay chung lo Phật sự với quý Thầy, Cô và đồng đạo. Bởi vì “Ở nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đò. Nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ là ngọn đuốc sáng”, nên hơn bao giờ hết, dịp này chính là lúc giúp chúng ta phát khởi Bồ Đề Tâm..Trong khi, không chỉ cấp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ kêu gọi lòng từ của mọi giới trong xã hội hướng về đồng bào đang hứng chịu can qua, mà mọi tôn giáo, mọi tổ chức, cơ quan công sở của người Việt v.v… khắp nơi trên toàn thế giới, cũng đang hành động như thế. Hòa vào nhịp tim thương yêu, phải nhìn nhận hình ảnh anh chị em Huynh trưởng Áo Lam trong giờ phút này, thật khiến lòng người hoan hỷ và đáng được tán thán. Nhiều Ban Hướng Dẫn, Đơn vị Gia Đình Phật Tử, cá nhân Huynh Trưởng…, đã tùy nghi, sáng kiến những kế hoạch chung, hoặc riêng; những dự án theo sự hướng dẫn hàng dọc trong tổ chức, hoặc tự phát đa dạng, đã tạo được những nguồn cứu trợ thật dồi dào, đóng góp cho quỹ chung, hay cho những đề án thiết thực lớn, nhỏ riêng, mà vẫn không ngoài mục đích tái dựng lại cuộc sống an ổn cho đồng bào ngay trong mùa lũ lụt, và sau nữa. Đặc biệt thế hệ thanh thiếu nhi.

Ở Hoa Kỳ, điển hình, sớm nhất như GĐPT GĐPT Linh Sơn, Warren, các em với đồng phục áo lam đến các địa điểm đông dân cư Việt, cầm những chiếc thùng trên tay, để xin đóng góp. Đây là phương cách thường thấy áp dụng trong sinh hoạt gây quỹ từ thiện xã hội của GĐPT, khi cần kíp. Số tiền anh chị em Linh Sơn thu được, chỉ trong thời gian 1 ngày là 4000 mỹ kim, tất không phải nhỏ. Một cách khác, tạo quỹ qua phương tiện lập dự án cụ thể và công bố quyên góp trên Facebook, như dự án “1000 BACKPACKs WITH SCHOOL SUPPLIES FOR CHILDREN in CENTRAL VIETNAM” của Trưởng Nguyên Túc, rất hiệu quả. Bằng phương tiện thiện xảo, tiện dụng này, còn nói đến uy tín là yếu tố quyết định nữa. Nguyên Túc có đủ cả hai phương diện. Số tiền quyên góp vượt lên mức trông cậy, hơn 10,000 mỹ kim. Tương tự cách đó, có Chị Mimi Trần, chỉ với nét duyên, nụ cười tươi tắn, và niềm tín cẩn sẵn có với bằng hữu, cũng có thể đem lại ít nhiều nguồn quỹ góp vào dự án “1 triệu quyển tập cho em” mà nhiều anh chị em bên nhà cũng như hải ngoại phát động, trong đó trưởng Tâm Thường Định là một trong những nhân tố nồng cốt gầy dựng ban đầu, anh hiện là nhà giáo đang ở Sacramento, California.

Đặc biệt nhất những ngày vừa qua, con số 5000 mỹ kim chỉ riêng của một đơn vị GĐPT Chánh Kiến đóng góp cho quỹ từ thiện xã hội của GHPGVNTNHK là một điều đáng kinh ngạc. Nhưng với sự hướng dẫn tài tình của BHT và nhiệt tình của đoàn sinh. Trên hết là tình thương của quý phụ huynh, thân hữu và mạnh thường quân của Gia Đình Chánh Kiến, không chỉ giới hạn ở con số 5000 mỹ kim vừa nói. Tính cho đến thời điểm này, anh chị em đã nhận được sự trợ giúp lên tới hơn 16 ngàn mỹ kim, bằng chính những bữa ăn cơm chay do tự tay anh chị em thực hiện ngay tại sân chùa Như Lai Thiền Tự để thu hút đồng hương quanh vùng tham dự…

Bản tin không thể liệt kê được hết những trường hợp cá nhân, hay trình bày cụ thể từng kế hoạch mà anh chị em đã làm, như của Chị Trưởng Trần Thị Thủy Tiên BHD Miền Quảng Đức, của Anh Trưởng Tâm Định Nguyễn Xuân Hiệp tại đơn vị Viên Quang v.v…. Nhưng chắc chắn đó đây, những tấm lòng lam vốn luôn “có mặt cho nhau”, đã bằng nhiều cách, âm thầm tương tác phật sự và san sẻ tình thân ái, với nhau, và với đồng bào trong lúc khổ nạn.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.

Huỳnh Quang Vũ - |Đổi chữ lấy gạo |

Lời dẫn: Nhằm tiếp tục cứu trợ và uỷ lạo cho Bà con đồng hương Miền Trung trong nhóm Có Mặt Cho Nhau, xin được chia sẻ chương trình | Đổi chữ lấy gạo | do Vũ chủ động, kính mong quý vị hãy ủng hộ tấm lòng vì tha nhân đáng trân quý này.

No photo description available.

| Đổi chữ lấy gạo |

HIỆN PHÁP LẠC TRÚ | 現法樂住

(現法樂住) Phạm: Dfwia-dharma-sukha-vihàra. Cũng gọi Hiện pháp lạc, Hiện pháp an lạc trụ, Hiện pháp hỉ lạc trụ. Đối lại với Hậu pháp lạc trụ. An trụ trong niềm vui pháp hiện tiền. Bậc Thánh vô học nhờ tu tập các thiện tĩnh lự mà được an trụ trong pháp vui giải thoát. Vì căn cứ vào kết quả của thiền định nên có tên gọi là Hiện pháp lạc trụ.

Đức Thế Tôn có nói rằng giáo pháp của ngài đẹp trong khúc đầu của nó, Lovely in the beginning, đẹp trong khúc giữa của nó, Lovely in the middle, và đẹp trong khúc sau của nó, Lovely at the end. Có nghĩa là trong tiến trình thực tập, giáo lý đó lúc sơ khởi nó có hiệu năng, ở giữa nó có hiệu năng, và sau đó nó cũng có hiệu năng. (Thiền Tập Sinh Động - Thích Nhất Hạnh, Lá Bối xuất bản)

Khi mình nắm lấy giáo pháp của đức Thế Tôn mà thực tập thì an lạc, hạnh phúc, và chuyển hóa nó có ngay từ phút đầu của sự thực tập, mình không cần lo lắng cho tương lai. Nếu trong hiện tại mà mình thực tập hay, và có hạnh phúc, thì tương lai là một cái gì có bảo đảm. Vì vậy cho nên lo sợ, thao thức về tương lai là chuyện không cần thiết.

*Lũ lụt tràn về trên những cánh đồng. Tang thương cũng từ đó, phù sa bồi đắp cũng từ đó. Muôn vạn tấm lòng từ ái, cũng từ đó trỗi dậy. Hành giả nào muốn có 4 chữ (現法樂住) để nhắc nhở mình quay về với pháp hiện tại, hãy mạnh tay đặt 500kg gạo xuống cùng chia sẻ sự đau thương trên quê hương mình! ❤️

(*bức thư pháp này được viết bởi Thầy Phương Tường)

No photo description available.

 

ĐẠO SINH: Quân tử trọng danh; tiểu nhân trọng lợi. Danh của bậc chính nhân được lập thành trên nền tảng hành động chính trực; tâm của bậc chính nhân an định trên cơ sở gìn giữ phép tắc kỹ cương.

“Hạnh tu nhi danh lập, lý đắc tắc tâm an”. Lạc khoản: Phước Thành thư.

Bức thư pháp dưới đây của Hoà Thượng Thích Phước Thành (1948-2008), Viện chủ Châu Lâm tự, Cố đô Huế. Thuở sinh tiền Hoà Thượng là đệ nhất danh thủ về thư pháp Hán tự trong cả hai giới tăng-tục của cổ thành Phú Xuân, Thuận Hoá.

☘️

Nay, học trò Ngài là Thầy 

Hạnh Minh uỷ thác tôi mang đổi lấy gạo gửi bà con gặp tai ương nạn ách vừa qua.

và 10 chữ kia tôi xin tặng cho quý bạn nào thỉnh 3 chữ Phước Thành thư!

Mức quy đổi là: 3000 ký gạo

Xin mời các bạn! ❤️

No photo description available.


 

| Đổi tượng lấy gạo |

THÍCH PHƯỚC AN, Từ đêm nhìn sao Mai mọc nơi rặng Hy mã lạp sơn đến những con đường thôn dã của quê hương...

Đọc lịch sử Đức Phật ta vẫn còn nhớ, sau 49 ngày tham thiền nhập định dưới gốc cây Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thiền, khi sao Mai vừa mọc thì thái tử Tất-đạt-đa hốt nhiên đại ngộ (Anuttara Samyak Sambodhi) mà người Trung Quốc đã dịch là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nghĩa là chứng nhập chân lý tối cao.

Ta có thể đặt câu hỏi, tại sao Đức Phật không hốt nhiên đại ngộ vào buổi trưa hay buổi chiều? Mà biến cố ấy lại xảy ra vào lúc sao Mai mới mọc? Phải chăng đó là giây phút đẹp nhất? Giây phút mà vũ trụ vừa thức tỉnh sau một đêm dài bị bóng tối vây phủ. Như vậy giây phút mà Đức Phật giác ngộ đó, nếu ta nhìn theo cách nhìn của thi nhân thì đó là giây phút mà Đức Phật đã nắm bắt được cái đẹp thiên thu của vũ trụ chính trong lòng bàn tay của Ngài.

_______________

Tối nay, mời các bạn trở lại chương trình với bức tượng Phật tạc bằng đá, phong cách Đại thừa, giai đoạn Dvaravati khoảng thế kỷ thứ 10, cao 47cm, tình trạng bị gãy ở chân, chủ cũ gắn lại bằng keo. Khi xưa anh N.N.Q thỉnh từ vùng An Giang, anh thỉnh với giá là 17tr. Nay anh uỷ thác CMCN đấu giá góp gạo gửi bà con...

Giá khởi điểm: 1260 ký gạo

Bước giá: 100 ký

Bắt đầu: bây giờ

Kết thúc lúc: 22:00 ngày 4/11/2020

Mời các bạn bắt đầu... ☘️

 

Image may contain: 1 person, night and outdoor

Image may contain: outdoor

Image may contain: 1 person, night

Image may contain: 1 person, night


Saturday, October 31, 2020

NGÀY NẮNG VẪN LÊN

 NGÀY NẮNG VẪN LÊN

Tuấn Khanh


Đầu giờ chiều ngày cuối tháng 10, mưa như trút nước khi đoàn xe từ thiện băng qua những cánh đồng ngập trắng của Quảng Bình. Trời mù che tầm nhìn, nhạt nhòa hòa không gian mênh mông những cánh ruộng phủ nước với mưa trắng xóa bốn phía. Xe chạy vào vùng của Giáo xứ Cồn Sẻ, một trong những nơi mà người dẫn đường nói là có ngày dân ngủ đứng trong nước...
Cổng làng bằng xi măng, sừng sững nhoi lên giữa bốn bề lặng lẽ, với dòng chữ "Toàn dân đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp". Cồn Sẻ là một nơi bùng lên nhiều thông tin vào năm 2016, được người dân cả nước quan tâm, liên quan chuyện Formosa xả thải ra biển làm hàng triệu người dân ven biển miền Trung điêu đứng. Cồn Sẻ thuộc một trong năm cồn, đảo nhỏ trên vùng hạ lưu Sông Gianh (tỉnh Quảng Bình), xứ đạo Cồn Sẻ với gần 4.000 giáo dân, được bao bọc chung quanh là sông nước, nên ngày thường thì thơ mộng, nhưng khi mưa to gió lớn thì lãnh đủ tai ương.
Dân Cồn Sẻ cũng như mọi người dân ở các miền xa của Bắc Trung Bộ. Họ hiền lành, dễ gần và cũng khốn khó cả đời với làng quê của mình. Khi thấy bóng đoàn xe vừa đến, từng người rụt rè đi vào, thêm hai, ba người nữa. Rồi nhanh chóng là cả nhóm cùng vào. Ai ấy đều ướt và trên tay cầm sẵn một túi nylon to, có thể nhận được gạo và mọi thứ khác. Hình ảnh đáng mến, là đoàn xe cứu trợ của thầy trò chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn đi từ Nam vào đã được Thánh đường Franxicô Xaviê của Giáo xứ Cồn Sẻ cho mượn chỗ để giúp phát quà cho mấy trăm dân đang cùng cực qua mấy lần bão tố lụt lội. Hòa đồng tôn giáo là đây.
Trong khốn khó, con người Việt tìm thấy nhau giản đơn không cần bất cứ lý lẽ nào, quyền lợi nào ngoài hiệu lệnh của tình thương. Một phụ nữ được coi là khó khăn nhất trong số người dân đến nhận quà, được các chị các bà trong làng giới thiệu ra ngồi riêng, để chị nói thêm cho biết tình cảnh của chị. Thầy Thích Thiện Hùng chăm chú nghe, rồi hỏi "chị là tôn giáo nào, Phật giáo hay Công giáo?".
Thoạt đầu chị hơi ngập ngừng, với tâm lý rằng nếu đoàn Phật giáo đang giúp, e rằng sự khác biệt tín ngưỡng thì có thể gặp trắc trở. Nhưng rồi chị cũng nói nhỏ mình là giáo dân. Thầy Thích Thiện Hùng cười, trao cho chị phần quà phụ thêm, nói rằng "là người Công giáo, thì hãy tin và cầu nguyện với Chúa Jesus, với Mẹ Maria. Khổ nạn nào đến rồi cũng đi qua. Chỉ cần chị giữ lòng tin vào điều lành và ơn trên".
Gương mặt của người phụ nữ ấy có gì đó giống như nụ cười. Nhưng cũng không biết phải là nụ cười hay không. Bệnh tật thể xác và khó khăn đời sống kéo dài quá lâu, khiến ngay khi có chút niềm vui, cũng không thể nhận ra được là chị sẽ giữ lại được bao lâu chút cảm giác ấy.
Tôi dặn anh em trong đoàn rằng chúng ta đi giúp đồng bào, chứ không phải là kẻ ban phát, nên hãy cảm ơn người đã nhận những gì chúng ta mang đến. Vì ngoài tấm lòng, chúng ta còn chuyển giúp của cải của người dân ở mọi nơi trong nước, cũng như của anh chị em cô bác ở Pháp, Mỹ, Úc... đến cho mọi người. "Cảm ơn cô", "cảm ơn cụ"... vang lên ở những nơi người dân bước ra. Có thể thấy rõ nhiều người đến nhận, có cả ngại ngần và có thể có cả mặc cảm. Nhưng khi được cảm ơn, họ nở nụ cười, thoạt đầu có chút ngượng nghịu nhưng rồi nhanh chóng gần gũi và đứng lại nắm tay nói huyên thuyên đủ chuyện. "Các bác ở miền Nam hiền quá, cho quà còn cám ơn", một bác đội nón lá, mặc áo mưa, hai tay xách quà, chân đi khập khiễng đứng lại nói. "Vui lắm, dân ở đây nhận tin được quà, hẹn nhau đi vui lắm". Một cô khác thì ghé vào nói, nhìn và giơ tay vẫy trước máy ghi hình.
Khi ấy, trời vẫn mù đen, mưa vẫn rơi nặng hạt. Vẫn có thêm những người đạp xe đến trễ, đứng trước cửa ngóng vào, ngại ngùng. Khi được mời vào thì mừng, gác chống xe đi vào ngay. Xứ quê gọi là nghèo nhưng có vẻ chuyện trộm cắp trong làng, trong xứ đạo không nhiều nên ai nấy tự nhiên, không đề phòng gì cả.
Phần quà mang đến cho mỗi người dân là gạo, mì gói, cá hộp, xúc xích ăn liền, bánh mì chà bông, quần áo hay mền... cùng 500 ngàn đồng. Không là bao nhiêu với cuộc sống tiêu thụ ở các thành phố lớn nhưng lại là quà thiết yếu ở nông thôn. Bên cạnh đó, có những nhóm quan sát "bí mật" luôn tìm kiếm các trường hợp đặc biệt khó khăn để mời riêng ra, nghe họ nói thêm về hoàn cảnh để giúp sức thêm.
"500 ngàn đồng thì bác dùng được trong mấy ngày?", một phụ nữ vẻ không khắc khổ lắm bật cười khi được hỏi, làm mấy người đứng chung quanh cười theo.
"Cả mấy tuần ấy, gì mà dùng nhanh thế". Mọi người lại bật cười hồn nhiên. "Vậy một tháng thì một gia đình cần cho sinh hoạt ở đây là bao nhiêu? Năm triệu không bác ơi?". "Không đâu, tầm hai triệu cả nhà là đủ". Cảm đám nhao nhao đồng ý, rồi lại cười. Thương ghê.
Hai triệu đồng, có thể là một bữa ăn ở Sài Gòn hay một buổi karaoke ở Hà Nội. Nhưng hai triệu ở những mái nhà nhỏ, quanh co những con đường hiu hắt về đêm của hàng triệu người Việt khắp mọi nơi trên đất nước, là có nghĩa không nhọc nhằn.
Bà cụ mà tôi gặp trước đó ở Quảng Trị, dùng một ống tuýp phơi đồ làm gậy chống, ngồi ngóng tên mình nhận quà đã bàng hoàng khi tôi nhét vào tay cụ 500 ngàn đồng. Cụ hơn 80 tuổi, sống một mình trong làng và ai cho gì ăn nấy. Mấy ngày Dương Lệ Đông nước ngập lạnh ngắt, cao đến 1m6, cụ chỉ biết ôm thùng nhựa để trôi, ai kéo đi đâu thì đi. Ngâm nước nhiều đến mức da chân của cụ giống như bị chảy ra, vằn vện khi khô. Khi nhận được tiền, cụ vội nhét vào cạp quần rồi lập cập đứng lên đi chỗ khác. Thoạt đầu tôi ngạc nhiên vì không hiểu mình có làm gì cho cụ phật lòng không. Sau đó, một người ở địa phương mới giải thích rằng cụ nhận được tiền nhiều nên sợ bị để ý, sợ có ai đó thấy sẽ trộm hay giật của cụ, nên cụ phải đi ngay.
Chuyến đi do hòa thượng Thích Nguyên Lý và Thích Thiện Minh từ Sài Gòn qua năm tỉnh miền Trung, với hơn 2.500 phần quà từ thiện chỉ như là muối bỏ biển với khó khăn của người dân bị nạn. Nhưng trên đường đi ra, nhìn thấy những đoàn xe của mọi nơi treo bảng vì miền Trung đang cấp tập đi vào mới thấy ấm lòng, rằng dù như thế nào, dù ít dù nhiều, người vẫn luôn tìm đến nhau qua tiếng gọi đồng bào.
Đọc bản tin cô ca sĩ Thủy Tiên tặng tiền cho dân ở Quảng Bình, nghe chính quyền xã nói dân tự nguyện nộp lại, tổng cộng đến mấy trăm triệu mà ứa bước mắt. Đứng ở giữa trời đất mưa gió âm u, đứng ở nơi những bàn chân cong veo vì không có cơ hội khô ráo ấy, đứng ở đám đông nhẫn nại chịu đựng cả quái ác của thiên nhiên và sự cường bạo của con người, mới hiểu những loại "tự nguyện" ấy là không có thật. Đau đớn lắm, bị oằn xéo lắm thì người dân mới rứt ruột "tự nguyện" như vậy.
Trong suốt những ngày chỉ có nước, mây đen, gió lạnh ngắt... Thỉnh thoảng nắng vẫn hé lên bất chợt. Giây phút ấy đẹp lạ thường. Đẹp không ngôn từ nào tả nổi. Những ngày ở miền Trung, tháng 10-2020, tôi được chứng kiến những tia nắng như vậy. Nó đẹp như buổi những người Công giáo và Phật giáo góp tay nhau bằng mật ngữ yêu thương. Đẹp trong nụ cười của những người dân Việt không quen biết, rực rỡ trong niềm vui và sự biết ơn của chúng tôi. Nắng sẽ phải lên, nhiều hơn và rực rỡ hơn trên quê hương đầy mây mù của chúng ta.
Tôi luôn tin như vậy.

Thursday, October 29, 2020

Có Mặt Cho Nhau 12 - Thương Về Miền Trung

 



Có Mặt Cho Nhau 12 - Thương Về Miền Trung
Agenda



Sharing our 'Presencing for Each Other' program. One of the best gifts we can give to each other is our presence with each other, paying full attention.


Xin chia sẻ chương trình Có Mặt Cho Nhau 12 (lần thứ 6 Online) -  Thương Về Miền Trung với sự chia sẻ của anh em trong Group Có Mặt Cho Nhau.

 Vào ngày 29 tháng 10 lúc 7PM. Chúc an lành.


Chương Trình Có Mặt Cho Nhau 12

(Lần thứ 6 Online)

 

1. Chào hỏi và Giới thiệu / Greetings and Introduction

2. Lý do có buổi sinh hoạt và giới thiệu 

3. Thực tập BCOOL (Breathe, Calm, Observe, Ok, Love) - 3 phút im lặng, cầu nguyện cho quốc thái dân an; nạn nhân Covid, nạn nhân bão lụt, thiên tai, v.v...

4. Tóm lược những việc làm của nhóm Có Mặt Cho Nhau trong công cuộc cứu trợ

(Mời anh Tuấn Khanh, Vũ, và Minh)

5. Những dự án trong tương lai và kêu gọi ủng hộ chương trình 10 tấn gạo, 1 triệu quyển vở cho em, quỹ dự trữ, quỹ từ thiện xã hội và quỹ giáo dục. V.v… (all speakers)

6. Đấu giá gây quỹ (MC and panelists)

7.Thông báo; Like các trang CMCN, TVPV, RMTH, Lotus Media, Bodhi Media, LPH, v.v...

8. Cảm ơn và hồi hướng.



Kế hoạch hoạt động

Có Mặt Cho Nhau 2020

Cập nhật: 27/10/2020


Website: https://cmcn.online; Fb: https://www.facebook.com/groups/comatchonhau2020

Spokepersons: Huỳnh Quang Vũ, Tạ Nguyên Minh, Bạch Xuân Phẻ


Các Dự Án Ngắn Hạn (đã và đang thực hiện)


Dự Án 1 – Cứu trợ khẩn cấp gạo và tiền đồng bào miền trung

Mô tả sơ bộ: Mua gạo, mì tôm, nhu yếu phẩm khác và tiền mặt phát trực tiếp đến từng gia đình ở các khu vực Quảng Bình, Quảng Trị và Huế

Dự Án 2 – Gói 10 ngàn cái bánh chưng gửi đồng bào miền trung – Kết hợp với nhóm Hoa Yêu Thương

Mô tả sơ bộ: Gói bánh chưng gửi trực tiếp vào các Quảng Bình, Quảng Trị và Huế

Dự Án 3 – Hỗ trợ những trường hợp cụ thể bị mất mát nghiêm trọng trong bão lũ

Mô tả sơ bộ: Xác nhận thông tin, cử người trực tiếp thăm hỏi và hỗ trợ bằng tiền mặt đồng thời đăng thông tin để mọi người hỗ trợ bằng chuyển ngân hàng.

Dự Án 4 – Hỗ trợ các nhóm khác về tài chính, thông tin kết nối và nhân sự tại chỗ

Mô tả sơ bộ: hỗ trợ trực tiếp các nhóm đang hoạt động tại các vùng bão lũ sau khi đã xác minh; cung cấp những thông tin về vận chuyển, mua nhu yếu phẩm, cùng với thông tin liên lạc của các nhân sự tại chỗ mà nhóm Có Mặt Cho Nhau đang có.

Dự Án 5 – Hỗ trợ thuốc men, quần áo và phương tiện lao động sau bão lũ

Mô tả sơ bộ: Mua thuốc men và cấp phát để phòng chống các bệnh, dịch sau bão lũ; quần áo ấm (mới hoặc cũ); phương tiện lao động tối thiểu cho các trường hợp cụ thể.

Các Dự Án Dài Hạn 

Dự án 1 – Một triệu quyển vở cho em (đang thực hiện)

Mô tả sơ bộ - đã ký hợp đồng in vở. Sẽ chia cho những nơi bị lũ lụt qua các Chùa, viện, trường học và các nơi đã từng đến làm từ thiện. 

Dự án 2 – Một triệu cây xanh

Dự án 3 – Tổ chức các chương trình sinh kế bền vững

Dự án 4 – Hội Thảo về Giải pháp Lũ Lụt cho Việt Nam

Dự án 5 – Học bổng Có Mặt Cho Nhau



Phương thức làm việc gồm các hoạt động sau:

Gây quỹ:

-    Thông qua hình thức đấu giá hoặc bán trực tiếp các hiện vật của thành viên Có Mặt Cho Nhau như kỷ vật, bonsai, sách quý, tượng, văn mỹ phẩm PG, v.v...

-    Kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng trên mạng xã hội của các thành viên

-    Nhận sự trợ giúp tài chính từ các tổ chức khác (nếu có)

Tổ chức các nhóm hành động trực tiếp:

-    Nhóm ở chùa Thiên Hưng – Huế

-    Nhóm ở Phương Ngoại Am – Huế

-    Nhóm Dũng Kqd và những người bạn (Quảng Bình, Quảng Trị)

-    Nhóm Sư cô An Yên (Quảng Bình, Quảng Trị)

-    Nhóm Cứu hộ, cứu nạn

Tổ chức các nhóm hành động gián tiếp:

-    Nhóm mua Nhu Yếu Phẩm ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng

-    Nhóm vận chuyển hàng từ các nơi đến vũng bão lũ

-    Nhóm vận động tài trợ

-    Nhóm Truyền thông

-    Nhóm Điều phối hoạt động chung (core team)

Thành lập 3 quỹ chính:

  1. Quỹ Dự Trù / Tổng Quát (General/Reserve Fund)

  2. Quỹ Giáo Dục Văn Hoá (Education and Culture Fund)

  3. Quỹ Từ Thiện Xã Hội (Social Services Fund)




Nhân Sự - Có Mặt Cho Nhau


Nơi kết nối và phối hợp các hoạt động chung nhằm cứu trợ lũ lụt Miền Trung.

|THÔNG BÁO 22.10.2020|

 

CMCN cập nhật & gửi đến Quý thành viên các Thông tin, như sau:

A. Tổ vận động quyên góp

Trong nước:

Anh Nguyen Thanh Binh

Anh Khanh Nguyen

Chị Đặng Thị Trúc Giang - 0908 18 28 38

Chị Ngọc Khanh - 0913 323 989

 

Ngoài nước:

Anh Phe X. Bach (Venmo / PayPal @PheBach; Zelle - 916 607 4066)

Anh Tran Triet

 

B. Tiếp nhận quyên góp:

*Hiện kim:

b.1 Thầy An Trú - 0906 344 008

Số tài khoản: 030023766538

Ngân hàng: Ngân hàng Sacombank, Chi nhánh Việt Trì-Phú Thọ

Tên tài khoản: PHẠM TĂNG DUY

 

b.2 Thầy Quảng Từ - 0947 347 064

Số tài khoản: 0291000195950

Ngân hàng: Vietcombank Gia Lai

Tên tài khoản: TRỊNH MINH HUẤN

 

b.3 Chị Ngọc Khanh - 0913 323 989

Số tài khoản: 19032788035012

Ngân hàng: Techcombank, Chi nhánh Sở Giao Dịch

Tên tài khoản: ĐÀO NGỌC KHANH

 

b.4 Anh Tạ Nguyên Tân - 0966 777 888

Số tài khoản: 62010000365762

Ngân hàng: BIDV Gia Lai

Tên tài khoản: TẠ NGUYÊN TÂN

 

*Hiện vật:

Người nhận: Thầy An Trú, Số điện thoại: 0906 344 008

Địa chỉ: Chùa Thiên Hưng, 4/77 Trần Thái Tông, P. Thủy Xuân, Tp. Huế.

 

C. Cứu trợ Trực tiếp:

c.1 Tại Huế, Quảng Trị:

c.1.1 Nhóm Thiên Hưng: Thầy An Trú - 0906 344 008

c.1.2 Nhóm Phương Ngoại: Thầy Từ Niệm (Fb Ram Ram) - 0914 671 190

c.2 Tại Quảng Bình:

c.2.1 Nhóm QB:

Anh Dũng Trung Kqd - 0909 948 688

Thầy Như Thị

Thầy Chơn Trí

Cô Nguyễn Thị Hường

 

D. Tổ tiếp nhận, kết nối, tìm kiếm & điều phối thông tin:

Chị Phạm Hồng Hoa - Viber: +821071322185

Anh Lê Đình Thắng - 0903 922 256

Anh Tâm Việt Trà 0986 794 567

Anh Nguyễn Mai Đam San

Anh Lâm Trần 0909 960 929

Chị Thư Vương - 0905 466 643

Anh Đào Phúc Quang Vũ - 0905 908 239

*Điều phối hàng cứu trợ:

Tạ Nguyên Minh - 0962 079 666

Anh Le Vu Bao - 0903 695 763

 

E. Tổ chuẩn bị Thực phẩm cứu trợ:

Chị Vân Huỳnh

Chị Tuyền Phan - 0975 952 360

Chị Nguyễn Bình

*Chuẩn bị TP & các loại khác tại Hanoi: Chị Ngọc Khanh (Chị Khanh đại diện CMCN Hanoi kết hợp với nhóm Hoa Yêu Thương của chị Thuần chuẩn bị 10 ngàn bánh chưng cứu trợ).

 

F. Tổ Cứu trợ hậu lụt:

Tạ Nguyên Minh  -0962 079 666

Thầy Quảng Từ - 0947 347 064

 

G. Kế toán, thống kê: Anh Tạ Nguyên Tân - 0966 777 888

H. Kết nối, điều phối các hoạt động chung: Huỳnh Quang Vũ - 0989 910 789

  

Những việc khác: 

Hỗ trợ truyền thông: Liên Phật Hội, Bodhi Media, TKNews, Lotus Media, Hoa Đàm, Rộng Mở Tâm Hồn v.v…

Cội Nguồn Tổ Việt (Coi Nguoi To Viet) Foundation - 501c bên Mỹ