Tuesday, June 2, 2020

Nguyên Giác: THE WAY OF ZEN IN VIETNAM - THIỀN TÔNG VIỆT NAM

THE WAY OF ZEN IN VIETNAM
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
Published byAnanda Viet Foundation – 2020
bia-sach-The-Way-of-Zen-in-VN-2020-04-29 (1)
Bìa sách ấn bản tại Hoa Kỳ
The-Way-of-Zen-in-VN-2020-05-26 (1)
Bìa sách ấn bản tại Việt Nam

ACKNOWLEDGMENTS

This book is dedicated to my teachers -- The late Zen Masters Thich Tich Chieu and Thich Thuong Chieu; the late Dharma Masters Thich Thien Tam and Thich Tai Quang; and all the teachers whose books I read and learned from, including H.H. the 14th Dalai Lama, Thich Thanh Tu, Thich Nhat Hanh, Thich Minh Chau, Thich Duy Luc, Le Manh That, Tue Sy, etc. This book is also dedicated to all my parents in this life and other lives, and to all other sentient beings.

Specifically, I am indebted to the Zen Master Thich Thanh Tu, Prof. Le Manh That, researcher Tran Dinh Son, Thanissaro Bhikkhu, Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Sujato, Bhikkhu Nguyen The Dang (who is also my elder Dharma brother), and many others whose works I relied on while working on this book.

Also, I would like to thank the layperson Tâm Diệu, who posted my articles on Thư Viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org) for decades and now helped publish this book via the Ananda Viet Foundation.

Lastly, the author would like to say a special thanks to Dan Phan for helping to check the spelling and grammar of this book.

Sách này được dâng cúng cho các vị Thầy của tôi – hai cố Thiền sư Thích Tịch Chiếu và Thích Thường Chiếu; hai Thầy Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang; và tất cả quý Thầy có sách mà tôi đã đọc và học từ đó, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14, quý Thầy Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh, Thích Minh Châu, Thích Duy Lực, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, vân vân. Sách này cũng xin dâng cúng tới ba mẹ tôi trong kiếp này và các kiếp khác, và tới tất cả các chúng sinh.

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Thanissaro Bhikkhu, Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Sujato, Tỳ kheo Nguyễn Thế Đăng (vị này cũng là Pháp huynh cùng Thầy của tôi) và nhiều vị khác với các văn bản mà tác phẩm này tham khảo.

Thêm nữa, tác giả xin cảm ơn Cư sĩ Tâm Diệu, người đã đăng các bài tôi viết lên Thư Viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org) trong nhiều thập niên và bây giờ giúp phát hành sách này qua Ananda Viet Foundation.

Cuối cùng, tác giả xin nói lời cảm ơn đặc biệt tới Dan Phan đã giúp dò lỗi chính tả và văn phạm cho sách này. 


PREFACE

Everyone can see that Vietnamese Zen has played a significant role in the history of Vietnam in all aspects, especially in Vietnamese Buddhism. How exactly did this transpire? Some have said that after being transmitted from China to Vietnam, the Zen doctrine has blended into the Vietnamese culture, being constantly accompanied by the Vietnamese people, becoming a uniquely Vietnamese Zen.

According to Prof. Le Manh That in his studies of the book Thiền Uyển Tập Anh (A Collection of Outstanding Figures of the Zen Garden), before arriving in China, Buddhism had spread in the second or third century CE from India to Vietnam. During this time, the two best known Buddhist Masters were Mau Tu and Khuong Tang Hoi.

In the sixth century, Chinese Zen was introduced into Vietnam by the Zen Master Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinītaruci), a native South Indian and a student of the Third Chinese Patriarch Tăng Xán (Sengcan). This Zen sect lasted nineteen generations. Their students studied and practiced mostly in accordance with the scriptures of Northern Buddhism, the Six Paramitas, the Prajna Wisdom, and the meditation of contemplating the Buddha's mind-seal.

In the eighth century, the Zen Master Vô Ngôn Thông (Wu Yantong), a student of Bách Trượng Hoài Hải (Baizhang Huaihai), came to Vietnam and introduced the Zen tradition inherited from the sixth Chinese Zen Patriarch Huệ Năng (Hui Neng) that emphasized the ideas of sudden enlightenment and mind-to-mind transmission. This Zen sect lasted fifteen generations.

In the 11th century, the Vân Môn Zen sect (Unmon Zen) was brought into Vietnam by the Zen Master Thảo Đường, a student of Tuyết Đậu Trùng Hiển (Xuedou Chongxian). Thảo Đường, who had traveled from China to Chiêm Thành (Champa) to introduce Zen, was captured as a prisoner of war by Vietnamese soldiers in the war between Vietnam and Champa, only being released after the war. After establishing the Thảo Đường Zen school in Trấn Quốc Temple, Thảo Đường was consecrated by King Lý Thánh Tông as the Kingdom's Supreme Master. Arguing that Buddhism should cherish Confucianism, literature and academic achievement, the Thảo Đường Zen School became fondly acquainted with the era’s scholars and nobility. Ultimately, the Thảo Đường Zen School greatly influenced the Buddhist landscape in the Trần Dynasty.
In the 13th century during Trần Dynasty, King Trần Nhân Tông studied Zen under the guidance of Tuệ Trung Thượng Sĩ, who was considered an enlightened person. Years later, King Trần Nhân Tông voluntarily relinquished the throne to his son, and went forth as a monk named Trúc Lâm Đầu Đà. He then established Trúc Lâm Zen, a meditation school that blended Vietnamese culture with socially engaged spirituality. Thus, Trúc Lâm Zen inherited and combined the ideas of the three previous Zen schools ---  Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, and Thảo Đường. The most important three patriarchs of Trúc Lâm Zen were Trần Nhân Tông, Pháp Loa, and Huyền Quang.

In the 17th century, the Tào Động Zen (Japanese: Soto School; Chinese: Caodong School) was brought to North Vietnam by the Zen Master Thông Giác Thủy Nguyệt. Prior to this, he had traveled from Vietnam to China to study with the Zen Master Nhất Cú Trí Giáo for six years,  becoming a dharma heir of the Chinese Tào Động Zen in the process. The main practice of this Zen school was Thiền Mặc Chiếu (the Silent Illumination Meditation) through which the practitioners could attain enlightenment. Also in this century, the Chinese Zen Master Thạch Liêm, a 29th-generation Dharma successor of Caodong School, came to Central Vietnam, taught Zen meditation that mixed with the Huatou practice of the Lâm Tế School (Japanese: Rinzai School), and declared that "the three teachings (Confucianism, Buddhism, and Taoism) are harmonious as one."

Also in the 17th century, the Chinese Zen Master Chuyết Chuyết came to North Vietnam and introduced the Lâm Tế Zen School, which later had a dharma successor named Chân Nguyên, who revived the Trúc Lâm Zen School.

Due to frequent conflicts and wars, the Vietnamese people constantly wished for peace and stability. The two Zen schools above gradually intertwined with the Pure Land School, and their monastics later practiced both meditation and chanting the Buddha's name.

Nowadays, the Zen Master Thích Thanh Từ (b. 1924) has led the effort to revive the spirit of Trúc Lâm Zen,  built dozens of Zen monasteries, and adapted the teaching methods of the Zen Master Khuê Phong Tông Mật (Guifeng Zongmi) for his followers who try to recognize the mind's empty and luminous nature, and practice in accord with that recognition. Thus, these practitioners study the scriptures and ancient Zen records, constantly keep their mind out of any false thought and meditate as instructed in Lục Diệu Pháp Môn (the Six Wonderful Ways).

Recently the Zen Master Thích Duy Lực (1923 - 2000) --- a dharma successor of Ven. Thích Hoằng Tu, who came from China to South Vietnam to introduce the Thiền Tào Động (Caodong Chan) as a branch founded by the Zen Master Vĩnh Giác Nguyên Hiền (1578-1657) --- taught his followers Thiền Khán Thoại Đầu (Huatow Meditation), a method of Lâm Tế School, now a popular  method in South Vietnam.

The summary above shows that several branches of Zen Buddhism (i.e., Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Tào Động, and Lâm Tế) spread to Vietnam from overseas, three of which blended into the Vietnamese culture to become Trúc Lâm Zen. A question should be raised: what is the Way of Zen in Vietnam? Should there be one or many answers? Should the answer be a wordless gesture? Who has the authority to answer those questions?

The author of this book tries to answer these questions via poems and verses of the Zen masters who laid the foundation for the Zen practices in Vietnam. He hopes to provide a generally correct view of the Way of Zen in Vietnam.

This bilingual book in English and Vietnamese is a collection of 95 poems and verses which were translated into modern Vietnamese by the Zen Master Thích Thanh Từ, Prof. Lê Mạnh Thát, and the researcher Trần Đình Sơn. This collection was then translated into English by the author Nguyên Giác, whose commentaries are provided below the translations. The 95th piece, a long verse by King Trần Nhân Tông (who was the founder of the Trúc Lâm Zen School), shows the practice methods of this Zen school --- from which the last four lines is a famous poem that is learned by most Buddhists, scholars, and writers in Vietnam. 

It is an honor to write the preface to this book, which would help those who want to understand the Way of Zen in Vietnam.

Ananda Viet Foundation Publisher | Tâm Diệu


GIỚI THIỆU

Thiền tông Việt Nam chiếm một vai trò trọng yếu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng và trong lịch sử nước nhà nói chung là một sự thật mà ai nấy đều công nhận. Nhưng hỏi vì sao nó được địa vị như thế thì có người nói tư tưởng Thiền tông Việt Nam thoát thai từ tư tưởng Thiền tông Trung Hoa nhưng khi qua Việt Nam, Thiền tông Việt Nam hoà đồng cùng với văn hoá Việt và đồng hành cùng với dân tộc Việt tạo nên một sắc thái riêng rất Việt Nam.
Theo lịch sử Phật Giáo qua qua cuốn Nghiên Cứu về Thiền Uyển Tập Anh của GS. Lê Mạnh Thát, Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ Ấn Độ rất sớm, vào thế kỷ thứ 2 và thứ 3 trước cả Trung Hoa với các thiền sư như Mâu Tử và Khương Tăng Hội.

Mãi cho đến thế kỷ thứ 6 Thiền Tông Trung Hoa mới được truyền sang Việt Nam bởi Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi, người nước Nam Thiên Trúc, đệ tử của Tam tổ Tăng Xán. Tư tưởng chính là tu tập theo các kinh Phật Giáo Bắc Truyền, Lục Độ Ba La Mật và Trí Tuệ Bát Nhã, cùng pháp Thiền quán về tâm ấn chư Phật. Thiền phái này được truyền qua 19 thế hệ.

Vào thế kỷ thứ 8 đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông sang Việt Nam truyền pháp Thiền Nam Phương của Lục Tổ Huệ Năng, với chủ trương đốn ngộ và “dĩ tâm truyền tâm” (tâm truyền tâm). Thiền phái này được truyền qua 15 thế hệ.

Đến thế kỷ thứ 11 thiền phái Vân Môn được Thiền sư Thảo Đường, đệ tử của Thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển nhân đi qua nước Chiêm Thành truyền giáo bị Việt Nam bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh Việt - Champa, sau đó sư được phóng thích. Sư tu tại chùa Trấn Quốc, thành lập phái Thiền Thảo Đường và được vua Lý Thánh Tông phong làm Quốc sư. Thiền phái Thảo Đường chủ trương Nho Giáo đồng hành và có khuynh hướng thiền học trí thức và văn chương nên rất gần gũi với các tầng lớp trí thức và quý tộc, điều này đã làm ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo thời Trần.

Đến thế kỷ thứ 13 vào thời đại nhà Trần, vua Trần Nhân Tông thường tham học Thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ, người được xem là đã kiến tánh giác ngộ, sau đó vua nhường ngôi vua cho con và xuất gia tu hành theo đạo Phật, hoằng pháp với hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam với tinh thần nhập thế. Là sự kết hợp và kế thừa Tư tưởng của ba thiền phái là Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, và Thảo Đường. Ba vị tổ quan trọng nhất của Thiền phái này là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, và Huyền Quang.

Đến thế kỷ thứ 17, thiền phái Tào Động được truyền sang miền Bắc Việt Nam bởi Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt, sau sáu năm tu học ở Trung Quốc với Thiền sư Nhất Cú Trí Giáo và nối pháp tông Tào Động. Pháp tu chính yếu của dòng Thiền này là Thiền Mặc chiếu với chủ trương tọa thiền để khai ngộ. Thiền Tào Động cũng được Thiền sư Thạch Liêm đời thứ 29 truyền qua miền Trung Việt Nam, tuy nhiên Thiền sư Thạch Liêm ảnh hưởng và mang đậm tư tưởng Thiền Khán Thoại Đầu của tông Lâm Tế và thuyết Tam giáo đồng nguyên.

Thiền phái Lâm Tế cũng được truyền vào miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ thứ 17 bởi thiền sư Chuyết Chuyết người Trung Hoa và từ thiền phái này đã sản sinh ra Thiền sư Chân Nguyên là người có công khôi phục dòng Thiền Trúc Lâm.

Do chiến tranh loạn lạc liên tục, dân tộc Việt Nam thường trực ước mơ hòa bình và ổn định. Cả hai Thiền phái này có khuynh hướng hòa nhập với Tư Tưởng Tịnh Độ, vừa chuyên tâm tu thiền định vừa niệm Phật.

Trong thời hiện đại, Hòa thượng Thích Thanh Từ (sinh năm 1924) là người chủ trương khôi phục lại tinh thần của Thiền phái Trúc Lâm và xây dựng nhiều Thiền viện cùng là dạy tăng chúng tu tập theo đường lối của Thiền sư Khuê Phong Tông Mật, đó là kiến tánh khởi tu, thiền giáo song hành và thực hành phương pháp Thiền Tri Vọng (biết vọng không theo) và pháp Lục Diệu môn.

Và mới đây cũng có Thiền sư Thích Duy Lực (1923 - 2000), đệ tử Hòa thượng Thích Hoằng Tu, cao tăng người gốc Hoa sang Chợ lớn, Sài Gòn hoằng pháp, thuộc dòng Tào Động hệ phái Cổ Sơn do ngài Vĩnh Giác Nguyên Hiền (1578-1657) sáng lập, chủ trương đào tạo các đệ tử theo phương pháp Thiền Khán Thoại Đầu của tông Lâm Tế, khá thịnh hành tại miền Nam Việt Nam.

Đó là sơ lược sự truyền bá Phật giáo tại Việt Nam từ những ngày đầu lập quốc cho đến ngày nay với các dòng thiền du nhập từ nước ngoài --- Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Tào Động, và Lâm Tế -- và ba dòng Thiền trong đó hòa nhập với văn hóa Việt để trở thành Thiền phái Trúc Lâm. Câu hỏi nên nêu ra: đường lối Thiền Tông tại Việt Nam là gì? Có một câu trả lời, hay nhiều hơn? Hay là, câu trả lời nên là một cử chỉ không lời? Ai có thẩm quyền trả lời những câu hỏi đó?

Tác giả sách này đã tìm cách trả lời các câu hỏi trên qua các thi kệ thiền của chư Thiền sư, những người đã đặt nền móng cho tu học Thiền tại Việt Nam, và  hy vọng trình bày được một cái nhìn chính xác và xuyên suốt về đường lối Thiền Tông tại Việt Nam.

Sách thuộc loại song ngữ Việt Anh gồm 95 bài thi kệ thiền, dịch Việt bởi Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn. Tác giả dịch sang Anh ngữ với lời ghi chú nơi mỗi bài. Đặc biệt bài 95 là bài phú khá dài của Vua Trần Nhân Tông, sáng tổ dòng Thiền Trúc Lâm, được trình bầy như là toát yếu đường lối tu hành của dòng thiền này, trong đó có bài thi kệ cuối nổi tiếng mà các nhà văn học, các văn nhân thi sĩ cũng như mọi người theo đạo Phật đều biết đến.
Trân trọng kính giới thiệu. Sách này sẽ giúp các độc giả muốn tìm hiểu về Thiền Tông Việt Nam.
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation | Tâm Diệu

ABBREVIATIONS
CHỮ VIẾT TẮT

Dhp  Dhammapada, Kinh Pháp Cú
AN   Anguttara Nikaya, Kinh Tăng Chi Bộ
DN  Digha Nikaya, Kinh Trường Bộ
MN  Majjhima Nikaya, Kinh Trung Bộ
SN  Samyutta Nikaya, Kinh Tương Ưng Bộ
Ud   Udana, Kinh Phật Tự Thuyết
Sn  Suttanipata, Kinh Tập
Thag  Theragatha, TRưởng Lão Tăng Kệ
Thig  Therigatha, Trưởng Lão Ni Kệ
---  ---
DA  Dirghagama, Kinh Trường A Hàm
EA  Ekottarikagama, Kinh Tăng Nhất A Hàm
MA  Madhyamagama, Kinh Trung A Hàm
SA  Samyukatagama, Kinh Tạp A Hàm 

MỤC LỤC

Phần 1. (từ trang 21 đến  trang 42)

1. Advising People To Enter The Way | Khuyên Đời Vào Đạo 2. The Treasure | Kho Báu 3. Sitting | Ngồi  4. The Mind Seal | Tâm Ấn   5. This Land, This Mind | Đất Này, Tâm Này  6. Wordless | Không Lời 7. Rise and Decline | Thạnh Suy 8. Illusory | Huyễn  9. The Mind of Emptiness | Tâm Không  10. Serenity | Tịch Lặng

Phần 2. (từ trang 43 đến  trang 59)

11. Existence and Nonexistence | Có Và Không 12. True Nature | Chân Tánh 13. Crossing the Ocean | Qua Biển Sinh Tử 14. Empty Mind | Tâm Không 15. The Spring | Mùa Xuân 16. Emptiness | Không 17. At Home | Tại Nhà 18. Weird Thing | Việc Kỳ Đặc 19. The Sun | Mặt Trời 20. Wisdom | Tuệ 

Phần 3. (từ trang 60 đến  trang 78)

21. Illusory Body | Ảo Thân 22. Breathing | Thở 23. Buddha Seed | Hạt Giống Phật  24. Learning | Học Đạo 25. Taming The Mind | Luyện Tâm 26. Watchful | Thẩm Sát 27. Dharma Friends | Bạn Đạo 28. The Present | Hiện Tại 29. Not Two Things | Không Hai Pháp 30. Swallow Flying | Nhạn Bay

Phần 4. (từ trang 79 đến  trang 95)

31. At Ease With Birth And Death | Sống Chết Nhàn Mà Thôi 32. Bodhi Scenes | Bồ Đề Cảnh 33. Mind Teachings | Tâm Tông 34. Death Poem | Kệ Thị Tịch 35. The Moon Shining | Trăng Sáng 36. Fire | Lửa 37. The Unconditioned | Vô Vi 38. Like An Echo | Như Vang 39. Nowhere | Không Một Nơi 40. Taming The Mud Ox | Chăn Trâu Đất 

Phần 5. (từ trang 96 đến  trang 115)

41. Butterflies | Bướm 42. Echo In Sky | Tiếng Vang 43. In Front Of Your Eyes | Trước Mắt 44. Cessation | Tịch Diệt 45. The Thus Come One | Như Lai 46. Dharma of Equality | Bình Đẳng 47. The Way Of Patriarchs | Tổ Sư Thiền 48. Illusions | Huyễn 49. Daisies | Cúc Hoa 50. Mind Only | Duy Có Tâm Thôi

Phần 6. (từ trang 116 đến  trang 142)

51. The Nature Of The Mind | Kiến Tánh 52. The Buddhas Within | Chư Phật Trong Ta 53. The Lamp | Ngọn Đèn 54. Leaving The World | Xuất Thế 55. From The Emptiness | Từ Không Mà Tới 56. The Highest | Bậc Nhất 57. Practice | Thiền Tập 58. The Six Words | Sáu Chữ 59. Like A Dragon | Như Rồng 60. Birth and Death | Sinh Và Tử

Phần 7. (từ trang 143 đến  trang 168)

61. Not For Profit | Không Vì Lợi 62. Urgently Practice | Gấp Tu 63. The 'What Is' | Cái Đương Thể 64. Sitting Still Tĩnh Tọa 65. At Ease With Birth And Death | Sống Chết Nhàn Mà Thôi 66. Be Wise | Hãy Có Trí Tuệ 67. Nothing Attainable | Vô Sở Đắc 68. Stone Horse | Ngựa Đá 69. Outside The Scriptures | Giáo Ngoại 70. Sun Of Wisdom | Mặt Trời Trí Tuệ  

Phần 8. (từ trang 169 đến  trang 201)

71. Foolish Si | Độn 72. Message | Lời Nhắn 73. Dharma Heir | Người Nối Dòng Pháp 74. Seeking The Mind | Tìm Tâm 75. Not A Word | Không Một Lời 76. The Three Studies | Giới Định Tuệ 77. Originally Emptiness | Vốn Là Không 78. The Iron Girl | Cô Gái Sắt 79. Seeing The Buddha | Thấy Phật 80. Always There | Thường Trụ

Phần 9. (từ trang 202 đến  trang 242)

81. Feeling Inspired | Phòng Núi Khởi Hứng  82. Mountain Temple | Chùa Núi 83. Going Home | Về Nhà 84. Manifesting | Hiển Lộ 85. Encouraging | Sách Tấn 86. Going Home | Về Quê 87. The True Body | Chân Thân 88. Be Awakened | Tỉnh Giác 89. The Serene Mirror | Gương Lặng Lẽ 90. No Difference Between Ignorance And Enlightenment | Mê Ngộ Không Khác

Phần 10. (từ trang 243 đến  trang 283)

91. Zen | Thiền 92. Bodhi | Bồ Đề 93. The Great Way | Đại Đạo 94. Song Of The Buddha Mind | Phật Tâm Ca 95. Living Amid Dust And Enjoying The Way | Cư Trần Lạc Đạo


INTRODUCTION

What is the way of Zen in Vietnam? Is there only one answer, or many? Should the answer be a wordless gesture? Who has the authority to answer those questions?

This book is written to give a glimpse of the way of Zen in Vietnam. Personally, I am nobody. Though I have studied and practiced Zen for nearly half a century, I feel I will always remain a student of Zen. Readers can find many of the sentences here in some books of Buddhism in Vietnam; some are my memories of the things I've read or heard. The comments and the English translation in this book are mine; otherwise will be indicated.

Three of those I am indebted to are Zen Master Thích Thanh Từ, Prof. Lê Mạnh Thát, and researcher Trần Đình Sơn. In this book, I use many poems that were translated into modern Vietnamese language by the three scholars above. The ancient Zen masters in Vietnam wrote poems in the Chinese and Nôm languages. At times, I paraphrase poems into simple prose to make them easier to understand.

This book is not for profit. You are free to copy or reproduce noncommercially. May all beings be healthy and happy; may all beings be free.

Đường lối Thiền Tông tại Việt Nam là gì? Có một câu trả lời, hay nhiều hơn? Hay là, câu trả lời nên là một cử chỉ không lời? Ai có thẩm quyền trả lời những câu hỏi đó?

Sách này được viết để cho một cái nhìn về Thiền Tông tại Việt Nam. Bản thân tôi không là gì cả. Dù tôi học và thực tập Thiền trong gần nửa thế kỷ, tôi cảm thấy mình vẫn là một Thiền sinh vĩnh viễn. Độc giả có thể thấy nhiều câu nơi đây trong các sách về Phật Giáo Việt Nam; một số là ký ức tôi nhớ về những gì tôi đã đọc hay nghe. Các ghi nhận và phần Anh dịch trong sách là của tác giả, trường hợp khác sẽ kể rõ tên người ghi nhận.

Ba tác giả tôi mang ơn là Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn; trong sách này, tôi sử dụng nhiều bài thơ được ba học giả này dịch sang tiếng Việt hiện nay. Các Thiền sư tại Việt Nam nhiều thế kỷ trước đã làm thơ bằng tiếng Hán và tiếng Nôm. Có những lúc, tôi chuyển các bài thơ sang văn xuôi đơn giản để dễ hiểu hơn.

Sách này viết không vì lợi nhuận. Ai cũng có quyền tự do sao chép hay phổ biến lại, một cách phi thương mại. Xin nguyện cho tất cả chúng sinh được sức khỏe và hạnh phúc; xin nguyện cho tất cả chúng sinh được giải thoát.
This title will be released on June 5, 2020 in Viet Nam and abroad and
Free e-book will be available on the on July 1, 2020


Monday, June 1, 2020

Siêu Tuệ: Sấm ngôn vọng qua linh hồn NIETZSCHE – BODHIDHARMA

Hình ảnh minh hoạ: Uyên Nguyên
Sấm ngôn vọng qua linh hồn

NIETZSCHE – BODHIDHARMA


DIỆU VIỆT
Trúc biếc đầu ghềnh rung bóng nguyệt
Làn mây khẽ gợn nước trong veo
Môt chiếc thuyền nan chàng đạo sĩ
Đưa tay khẽ vớt dưới chân bèo

SIÊU ĐỊNH
Vô niệm tâm đắc trụ
Ly khởi thể vô sanh
Tinh diệt thể hư không
Vô sanh niệm chân như

LY THỂ
I
Từ mõm đá chơi vơi
Ngút ngàn hơi thở lạnh
Đưa tay cột sương rơi
II
Từ thung lũng sâu ngó xuyên đỉnh núi
Ngọn lá non xanh mướt khung trời
Đá găm đất lạnh mặc thời gian
Cây nứt vỏ trong đêm tĩnh lặng
Suối vo ve ngọn cỏ bên bờ
Im lặng như sấm nổ
Đêm chìm những con sao
III
Ta hét to lên trong uất nghẹn
Ta im lìm trong rạo rực miên man
Gầm hơi thở lại cho đêm chìm sâu xuống
Nén hết âm thanh cho tiếng nói vũ trụ tan tành
IV
Bước đi diệu vời trên sương núi
Ngoảnh lại đôi mắt rung rinh giọt nước soi
Con chim bay qua, vô biên vụt hiện
Cảm niệm mơ màng vô thức biến nhanh
Con thú lạc đêm rừng khuya sương điểm
Lá khẽ hôn cành mây bay đụng gió
Đá vỡ gót chân mềm sen nở
Giải thoát nào cầu chẳng niệm vô biên
Gót chân mài trên đá
Thân ngồi rã hư vô
Tính căn sâu vi diệu
Tâm thể chẳng niệm cầu
Có không treo đầu gió
Không có lạc mây bay
Khoảnh khắc nào chưa điểm
Vô niệm xanh rêu ngồi
V
Cúi mặt chau mày hơi thở quăng trên đá
Âm u miên viễn lạc bước hoàng hôn
Vồn vã tấm thân mòn khoảnh khắc
Dấu vết thiên thu thấp thoáng trùng trùng
Từ núi lạnh vụt trông vào định thể
Chập chùng mày thoang thoảng ý thức bay
Ghềnh đá cheo leo vực sâu biền biệt
Ngó bầu trời xanh cảm niệm miên trường
Ngủ thu không đôi mắt thiu thĩu
VI
Từ định thể ngó mình xuyên ngũ uẩn
Đại định vòng khung nhẹ bốn nàng thơ
Nàng mộng huyền si tình trên cát trắng
Dịu dàng thay mềm mại trụ bao la
Nàng uyển chuyển khẽ đưa hồn phiêu lãng
Nẻo ái ân nóng bỏng tụ tinh không
VII
Từ đại định xuyên mình qua sáu nẻo
Cõi nào mơ bằng trần cảnh duyên duyên
Say ảo mộng sáu chàng ưa phiêu lãng
Căn duyên này trần cảnh nọ giao du
Ái ân nào chưa thỏa mộng thiên thu
Tình đắm đuối tình say tình điên dại
Thỏa mãn nào chưa đến tuyệt phi vô
Còn đắm đuối còn say còn giao cảm
Lạc bước đường trần căn duyên thúc chặc
Vô niệm chưa về trần cảnh hữu duyên
Giao động cung mây vô biên uyển chuyển
Cảm niệm xin về nơi trụ chân không
VIII
Bốn phương dìu dặt tỉnh tỉnh
Vũ trụ im bặc vô biên
Tư tưởng toát bay đầu óc bể nát
Đá nẻ xin về dấu trụ hư vô
IX
Từ vực thẳm bước chân gầm nổ sấm
Tử thi rã rời trôi dạt vô biên
Dấu chân con thú dữ mây khoả lớp
Lạc nẻo thôi đường đã biệt tăm
Còn ta, ta đứng ngắm mình vạn nẻo
Đá mòn chân lún diệt không không
X
Nẻo cát phù du vô định thể
Vô niêm vô biên
Đá nát không gian phai lộng gió
Âm thầm giao biệc mặc thiên thu
XI
Ta từ trong đại dương đi ra
Mang thân hình cát bụi
Ta từ trong đá lửa trồi lên
Mang hình hài vô niệm
XII
Ta từ trong đại thể hiện hình
Mang tâm hồn vĩ đại
Sống cảm ứng không gian
Đi âm thầm xoay ngược vú thời gian
Nút sữa tanh hơi dãi dầu lạc lõng
Vời vợi trùng trùng giao ứng trầm luân
Xiết chặt vô thức cho tan cung cảm
Diệu vời lay động giới định không mòn
Lá rụng tuyệt thu hơi thở ầm ầm
Lặng nẻo muôn trùng trí huệ vô biên
XIII
Giải thoát mong cầu chi mòn mỏi
Không gian trầm lặng mộng bào ảnh
XIV
Thuyền nan như lộ diệt ba đào
Sóng cả trùng trùng ngọn chiêm bao
Trí huệ siêu huyền chẳng đối tâm
Vọng niệm thôi sanh vùng biến ảo
Lộ diệt tâm còn chẳng biến tâm
XV
Đại thể phiêu bồng trong đại định,
Thâm trầm tri liễu không danh tướng
Âm âm miên viễn không không lồng lộng
Lồng lộng miên trường giữa không không

SIÊU TUỆ
trích Tư Tưởng Số 5 (Năm 1970)

Saturday, May 30, 2020

Kính thưa Ba, Mẹ, Cô, Chú, Bác, Cậu, Dì, Dượng: Sinh mạng của người Da đen cũng đáng trân trọng đối với chúng ta


Kính thưa Ba, Mẹ, Cô, Chú, Bác, Cậu, Dì, Dượng: 

Sinh mạng của người Da đen cũng đáng trân trọng đối với chúng ta

Đây là phiên bản tiếng Việt của một lá thư tạo nên nhờ công trình của Những Lá Thư Cho Dân Mạng Người Da Đen, một dự án đang thực hiện cho những ai muốn sáng tạo và chuyên dịch các nguồn lực về cảm tính kỳ thị người Da đen cho cộng đồng của họ để giúp sự đoàn kết với #BlackLivesMatter (Sinh mạng của người Da đen cũng đáng trân trọng). Lá thư này đã được viết ra và dịch lại từ một hợp tác của mấy trăm người để có thề bày tỏ được một đàm thoại thật thà và kính mến với ba mẹ, ông bà của họ, về một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với họ.



Thưa Ông Bà, Ba Mẹ, Cô, Chú, Bác, Cậu, Dì, Dượng:

Chúng ta cần phải ngồi xuống chia sẻ về vấn đề này.
Ông, bà, ba, mẹ có lẽ không sinh ra và lớn lên cùng những người Da đen, nhưng con thì có. Họ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của con: đó là những người bạn đồng hành, cùng lớp, cùng nhóm, cùng chỗ ở, và là gia đình của con. Hôm nay, con thật sự lo sợ cho họ.
Chỉ trong năm 2016 này, cảnh sát Mỹ đã giết hơn 500 người. Trong số này, 25% là người Da đen, nhưng trong tổng dân số của nước Mỹ, chỉ có 13% là người Da đen. Đầu tuần này, ở tiểu bang Louisiana, hai nhân viên cảnh sát Da trắng đã giết một người đàn ông Da đen tên là Alton Sterling khi ông đang bán dạo CDs trên đường. Ngay ngày hôm sau, ở Minnesota, trong một cuộc kiểm tra giao thông thường ngày, một cảnh sát viên đã bắn chết một người đàn ông Da đen mang tên Philando Castile ngay trong xe và trước mặt cô bạn gái của ông cùng đứa con gái bốn tuổi của chị ấy. Có quá nhiều trường hợp cảnh sát đã không phải nhận chịu một hậu quả nào cho những vụ giết người này.
Đây là thực tế khủng khiếp mà vài người bạn thân nhất của con phải trải qua mỗi ngày.
Ngay cả khi chúng mình nghe về những sự nguy hiểm mà người Mỹ Da đen phải đối mặt, đôi lúc theo bản năng chúng ta chỉ chú tâm đến những điểm khác nhau giữa mình và họ. Thậm chí lơ đi hay xoá bỏ sự hiện diện của những người Á châu Da đen trong chính gia đình và cộng đồng của mình. Thay vì đồng cảm với họ, mình giữ xa cách và khinh miệt. Khi cảnh sát bắn những người Da đen, mình thường cho rằng lỗi thuộc về nạn nhân vì qua truyền thông thấy quá nhiều hình ảnh những người Da đen là côn đồ, là tội phạm. Sau cùng, chúng ta còn có thể tự nhủ, nếu mình đã đến được Hoa Kỳ với hai bàn tay trắng và gầy dựng được một cuộc sống tốt lành cho bản thân dù cũng bị kỳ thị, vậy tại sao họ không thể làm được?
Con muốn chia sẻ với gia đình cách nhìn của con về tình trạng này.
Đúng là chúng ta cũng có lúc bị kỳ thị vì là người gốc Á ở nước này. Đôi khi người ta có thô lỗ với chúng ta vì cách nói, hoặc không cho chúng ta lên chức vì họ không cho là mình có “tố chất lãnh đạo”. Một số người châu Á còn bị coi là thành phần khủng bố. Nhưng hầu hết, không ai coi mình là tội phạm nguy hiểm khi chúng ta ra đường.
Nhưng sự việc không chỉ đơn giản như vậy đối với những người bạn Da đen của chúng ta. Nhiều người trong cộng đồng họ đã bị trói buộc, bắt ép sang Mỹ làm nô lệ. Suốt nhiều thế kỷ, cộng đồng họ, gia đình, thân thể, và hình hài của họ phải trải qua bao giằng xé vì lợi nhuận của người khác. Ngay cả sau thời nô lệ, họ phải tự gây dựng lại cuộc sống bằng hai bàn tay trắng mà không nhận được bất kì trợ giúp nào của định chế xã hội — họ không có quyền bầu cử, không quyền sở hữu nhà cửa, và liên tục chịu sự đe doạ vũ lực tới tận ngày hôm nay.
Trong cuộc đấu tranh đòi công bằng, những nhà hoạt động xã hội và chính trị của người Da đen đã dẫn dắt nhiều phong trào vì lợi ích không chỉ riêng cho họ, mà cũng là cho chúng ta. Họ bị đánh đập, bị tù đày, và bị giết hại vì họ đã đấu tranh cho quyền lợi mà người Mỹ gốc Á được hưởng ngày hôm nay. Chúng ta mang ơn họ rất nhiều và cần phải đền đáp. Hãy cùng tiếp tay người Mỹ Da Đen chống lại một hệ thống bất công đang muốn chính chúng ta tranh chấp chống lại nhau.
Khi một người đang đi bộ về nhà bị bắn chết bởi tay của một người đã tuyên thệ bảo vệ hòa bình — mặc dù người cảnh sát ấy có tên là Liang — đó vẫn là một hành động bạo hành cho tất cả chúng ta, và tấn công vào ước vọng chung cho công bằng, bác ái và bình đẳng trước pháp luật.
Lịch sử Việt là tranh đấu sử. Người Việt Nam không xa lạ gì với công cuộc kháng chiến chống xâm lược Trung Hoa và thực dân Pháp. Hiện nay, công cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản vẫn đang tiếp diễn tại quê nhà Việt Nam để xây dựng lại tình người, phục hồi tự do, nhân quyền và nhân phẩm cho dân tộc. Trong tinh thần yêu chuộng công bằng và công lý, được thừa hưởng đời sống tôn trọng dân quyền ngày hôm nay từ những hy sinh tranh đấu của nhiều thế hệ và sắc dân tại Hoa Kỳ, đặc biệt người Mỹ Da Đen, chúng ta không thể nào làm ngơ mà không hỗ trợ phong trào đấu tranh chống bạo lực cảnh sát của người Mỹ Da Đen hiện nay.
Vì những lý do này, chúng con ủng hộ sự vận động “Black Lives Matter” nghĩa là “Sinh mạng Người Da đen Đáng Trọng”. Con cảm thấy con nên lên tiếng khi người trong cộng đồng con — hay cả trong gia đình — nói hoặc hạ thấp nhân phẩm của người Mỹ Da đen ở đất nước này. Con nói lên điều này vì con thương ông bà và ba mẹ; con không muốn điều này chia rẽ gia đình và con. Con mong ông bà và ba mẹ sẽ cố gắng đồng cảm với những người cha, người mẹ, và người con đã mất đi người thân vì bạo lực từ cảnh sát. Hãy thông cảm với con, và ủng hộ con nếu con lên tiếng hoặc biểu tình. Xin ông bà và ba mẹ hãy chia sẻ bức thư này với bạn bè và người quen, khuyến khích họ cùng đồng cảm luôn.
Con rất là hãnh diện và luôn luôn biết ơn ông bà và ba mẹ đã cực khổ bao nhiêu năm nay để lo cho con ăn học, va cho con một cuộc sống tốt đẹp, sung sướng, đầy đủ mọi thứ và đã gắng gượng qua nhiều thập niên ở một chốn không hề ưu đãi với mình. Ông bà và ba mẹ không muốn con cực khổ. Hoàn cảnh ông bà và ba mẹ đã chấp nhận chịu đựng một nước Mỹ đầy thành kiến để dành cho con cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhưng con hy vọng ông bà và ba mẹ có thể xem xét điều này: chúng ta cùng một hoàn cảnh, và chúng ta chỉ thật sự an toàn khi TẤT CẢ những người bạn, người thân yêu, và láng giềng của chúng ta được bình yên luôn. Chúng ta cần sống trên một nước Mỹ không lo sợ sự bạo lực của cảnh sát. Đó là tương lai con mong muốn — và con hy vọng đó cũng là điều ông bà, ba mẹ mong đợi luôn.
Với tất cả thương yêu và kỳ vọng,
Các con và các cháu



Translators

  • Betty Ta

Mom, Dad, Uncle, Auntie, Grandfather, Grandmother:

We need to talk.
You may not have grown up around people who are Black, but I have. Black people are a fundamental part of my life: they are my friends, my classmates and teammates, my roommates, my family. Today, I’m scared for them.


This year, the American police have already killed more than 500 people. Of those, 25% have been Black, even though Black people make up only 13% of the population. Earlier this week in Louisiana, two White police officers killed a Black man named Alton Sterling while he sold CDs on the street. The very next day in Minnesota, a police officer shot and killed a Black man named Philando Castile in his car during a traffic stop while his girlfriend and her four-year-old daughter looked on. Overwhelmingly, the police do not face any consequences for ending these lives.

This is a terrifying reality that some of my closest friends live with every day.
Even as we hear about the dangers Black Americans face, our instinct is sometimes to point at all the ways we are different from them. To shield ourselves from their reality instead of empathizing. When a policeman shoots a Black person, you might think it’s the victim’s fault because you see so many images of them in the media as thugs and criminals. After all, you might say, we managed to come to America with nothing and build good lives for ourselves despite discrimination, so why can’t they?
I want to share with you how I see things.
It’s true that we face discrimination for being Asian in this country. Sometimes people are rude to us about our accents, or withhold promotions because they don’t think of us as “leadership material.” Some of us are told we’re terrorists. But for the most part, nobody thinks “dangerous criminal” when we are walking down the street. The police do not gun down our children and parents for simply existing.
This is not the case for our Black friends. Many Black people were brought to America as slaves against their will. For centuries, their communities, families, and bodies were ripped apart for profit. Even after slavery, they had to build back their lives by themselves, with no institutional support — not allowed to vote or own homes, and constantly under threat of violence that continues to this day.
In fighting for their own rights, Black activists have led the movement for opportunities not just for themselves, but for us as well. Black people have been beaten, jailed, even killed fighting for many of the rights that Asian Americans enjoy today. We owe them so much in return. We are all fighting against the same unfair system that prefers we compete against each other.
When someone is walking home and gets shot by a sworn protector of the peace — even if that officer’s last name is Liang — that is an assault on all of us, and on all of our hopes for equality and fairness under the law.
For all of these reasons, I support the Black Lives Matter movement. Part of that support means speaking up when I see people in my community — or even my own family — say or do things that diminish the humanity of Black Americans in this country. I am telling you this out of love, because I don’t want this issue to divide us. I’m asking that you try to empathize with the anger and grief of the fathers, mothers, and children who have lost their loved ones to police violence. To empathize with my anger and grief, and support me if I choose to be vocal, to protest. To share this letter with your friends, and encourage them to be empathetic, too.
As your child, I am proud and eternally grateful that you made the long, hard journey to this country, that you’ve lived decades in a place that has not always been kind to you. You’ve never wished your struggles upon me. Instead, you’ve suffered through a prejudiced America, to bring me closer to the American Dream.
But I hope you can consider this: the American Dream cannot exist for only your children. We are all in this together, and we cannot feel safe until ALL our friends, loved ones, and neighbors are safe. The American Dream that we seek is a place where all Americans can live without fear of police violence. This is the future that I want — and one that I hope you want, too.
With love and hope,
Your children



About this Letter

This is the first letter in the Letters for Black Lives project, a set of crowdsourced, multilingual, and culturally-aware resources aimed at creating a space for open and honest conversations about racial justice, police violence, and anti-Blackness in our families and communities.
Since its conception on July 7th, 2016, this open letter has been drafted collaboratively by dozens of contributors on a public Google Document — and translated by hundreds more into 20+ languages. The original intent of this letter was to serve as a multilingual resource for Asian Americans who wanted to talk to their immigrant parents about anti-Blackness and police violence, but the project has since expanded to include messaging for Latinx and African immigrants as well as people living in Canada and Europe.
All contributors to this project are united around one common goal: speaking empathetically, kindly, and earnestly to our elders about why Black lives matter to us. As many of us are first- and second-generation immigrants ourselves, we know first-hand that it can be difficult to find the words to talk about this complex issue, especially in the languages that resonate most with our elders. Our hope with this letter and its translations is to make it easier for people to craft their own starting points, and serve as a first step towards more difficult intergenerational conversations about race and police violence.
We are not looking to center ourselves in the conversation about anti-Blackness, but rather to serve as responsible allies — to educate, organize, and spread awareness in our own communities without further burdening Black activists, who are already doing so much. Please visit the #BlackLivesMatter site for more information on the core movement.
We wanted to write a letter — not a think piece or an explainer or a history lesson — because changing hearts and minds in our community requires time and trust, and is best shaped with dialogue. We know that this letter is far from perfect: it’s a bit homogenized, not comprehensive, and even excludes perspectives. Most of the important work of the letter is not being done in the English version, which was meant to be a basic template for translators, but in the translations themselves. Because we view translation as a cultural and not just linguistic process, many of the translations have changed portions of the letter to better address particular experiences, whether it’s the role of imperialism in their immigration or specific incidents in their community.
Even beyond that, we encourage each individual to adapt this letter to their own needs to best reach their families. Every family has a different experience, and this is merely a resource for you to use. That’s why this letter, and its translations, are published with a CC0 Public Domain waiver — anyone can use any part of it, though we’d appreciate a linkback.
Our hope with this letter is to make it easier for people to start difficult conversations, build empathy and understanding, and move us forward to real change.



Letters for Black Lives is a a set of crowdsourced, multilingual, and culturally-aware resources aimed at creating a space for open and honest conversations about racial justice, police violence, and anti-Blackness in our families and communities. Learn more about the project and get involved.