Friday, March 12, 2021

Sen Trắng | tổng hợp: Thành Kính Tưởng Niệm Lễ Tiểu Tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN | Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ

 

LỜI THƯA CỦA SEN TRẮNG: Nhân Lễ Tiểu Tường của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, Ban Biên Tập Sen Trắng xin kết tập thông tin của các buổi lễ, những hình ảnh, phim ngắn và nhiều bài viết liên quan đến Đức Trưởng Lão từ trước đến nay, từ nhiều nguồn, qua đó mong rằng khắc họa được phần nào hành trạng của một bậc Chúng Trung Tôn, sinh thời đã “hết lòng, hết dạ cho Đạo Pháp”, đồng nghĩa là trọn tình trọn nghĩa với Đất Nước Dân Tộc, Người đã thành “Bóng Núi Quê Hương”. Việc kết tập tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung và hành trạng của các Bậc Tôn Sư nói riêng không chỉ mới hôm nay, mà đã từ lâu Sen Trắng vẫn cố gắng thực hiện miên tục, tất nhiên đây cũng không phải là việc làm một sớm một chiều hoàn tất được, với chừng này bàn tay, con tim và khối óc. Nguyện đeo đuổi Phật sự này như một dòng chảy xuôi theo nhịp bước của thời đại, của lịch sử, qua đó sẽ có lúc nhanh, có lúc chậm. Lúc nhanh, là lúc có thể thấy rõ đường đi. Lúc chậm là lúc cần nhìn lại mình, nhìn lại việc… Ngưỡng mong trên có Chư Tôn Đức Tăng Già thùy từ chứng minh, chỉ giáo; dưới là toàn thể đại chúng Lam viên niệm tình hỗ trợ và tha thứ nếu trót phạm những điều sai quấy. Nam Mô Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.

Thích Tuệ Sỹ | Viện Tăng Thống:
THÔNG BẠCH Tưởng niệm lễ Tiểu Tường
của đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN

David Thomsa, Tibet Post International: His Holiness the Dalai Lama of Tibet express condolences at Thich Quang Do passing

Lamenting the Passing Away of Patriarch Thich Quang Do

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ – Nhận được tin về sự viên tịch của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất – Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ; Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư phân ưu và dâng lời cầu nguyện lên bậc Pháp Huynh tinh thần và gởi lời thành kính phân ưu đến Môn Đồ Pháp Quyến của Ngài.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết: “Mặc dù tôi chưa có dịp được trực tiếp diện kiến Đức Tăng Thống nhưng tôi biết rằng Ngài đã cống hiến tận tuỵ cả đời mình để phụng sự cho tha nhân. Khi tưởng nhớ đến Ngài, chúng ta cảm thấy hoan hỷ trong lòng vì biết rằng Ngài đã sống một cuộc đời vô cùng ý nghĩa!”

Ngày 1 tháng 3, 2020
Theo vn.dalailama.com

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, India – Upon being informed of the passing away in Vietnam of the Fifth Supreme Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam, Thich Quang Do, His Holiness the Dalai Lama wrote a letter in which he offered prayers for his senior spiritual brother and his condolences to his many followers.

“Although I did not have the opportunity to meet with the Patriarch in person,” His Holiness’s letter continued, “I understand that he devoted himself to the service of others. As we remember him, we can rejoice that he lived a meaningful life.”

March 1, 2020
dalailama.com

Lamenting the Passing Away of Patriarch Thich Quang Do

 

Central Tibetan Administration:
Vietnamese Buddhist Leader Sends Message of Solidarity

The letter-of solidarity from venerable Thich Quang Do,
patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam

I am writing to express the profound grief of the Unified Buddhist Church of Vietnam on the recent wave of immolations of Buddhist monks, nuns and lay-followers calling for religious freedom and the return of Your Holiness to the sacred land of Tibet. I am informed that 21 people have self immolated over the past year, with five immolations in the past week alone. These tragic acts have not only taken place in the region of Tibet proper, but also in counties in the Chinese provinces of Qinghai and Sichuan, where many Tibetans live.

Instead of investigating the cause of these acts of protest, the Chinese government has cracked down with intolerable brutality. Vast regions have been sealed off, media black-outs imposed, and Police have shot dead at least six Tibetans in Kham county in Sichuan. Despite this merciless repression, thousands of Tibetans continue to challenge the authorities by organizing candle-light vigils, hunger strikes, marches, and peaceful demonstrations with banners calling for a “free Tibet” and the release of all Tibetan political prisoners.

I was especially moved by the words of Lama Sobha, who self-immolated on January 8th 2012 at his monastery in Golog in the Tibetan area of Amdo, Qinghai. In a moving tape recording made prior to his immolation, he called on Tibetans to unite to protect Tibetan culture, religion and language, and explained the reasons for his immolation: “I am giving away my body as an offering to chase away the darkness, to free all beings from suffering”.

We Buddhists in Vietnam share this vision with Buddhists in Tibet. Self-immolation is indeed a tragic and extreme act, one that should be avoided at all costs. But there are moments when this ultimate gesture, that of offering one’s body as a torch of Compassion to dissipate darkness and ignorance is the only possible recourse.

At the height of the Vietnam War in 1963, Bodhisattva Thich Quang Duc self-immolated in Saigon to call for reconciliation and peace. His act, filmed by the international media, shook the conscience of the world. Since Vietnam fell under Communist rule in 1975, 22 monks, nuns and lay-Buddhists have self-immolated to appeal for religious freedom in Vietnam, including twelve monks and nuns at the Duoc Su Pagoda in Can Tho on 2 November 1975. Under the fierce censorship of the Communist regime, not one foreign journalist was present to record these events. Their sacrifice was stifled in silence.

It is therefore with a deep sense of communion and understanding, but also with infinite pain and grief, that I learn of the immolation of such young Buddhist monks and nuns in Tibet, and the escalation of violence by China’s communist regime to prevent the world from hearing their tragic cry. This situation is a challenge to all humanity. I call upon world leaders to take urgent action, demand an end to the violence and press for an independent international investigation into these cases of self-immolation.

On behalf of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), I pray for all those who have sacrificed their lives, and all those who have suffered repression in these peaceful protests. I wholly support the Tibetan people’s courageous struggle for survival, and share your aspirations for the right to freedom and life. Your suffering is our suffering. Your struggle is our struggle. The Buddhists of Vietnam stand beside you in this non-violent movement for religious freedom and human rights. For without human rights, human beings can never fully and freely exist.

The UBCV will never forget the numerous appeals made by Your Holiness throughout the 1990s to obtain our release from the communist jails. During these dark days, we did not know of your efforts. Only when I was amnestied from prison in 1998 did I learn from the UBCV’s spokesman in Paris, Vo Van Ai, about your humane and crucial interventions. Today, I am still under house arrest at the Thanh Minh Zen Monastery, after almost three decades under different forms of detention. Yet I am always with you in spirit. You are always in my prayers, and I hope with all my heart and strength that you will succeed in guiding the Tibetan people through these difficult times”.

Yours in the Dharma,

Fifth Supreme Patriarch
Unified Buddhist Church of Vietnam
(signature and seal)
Sramana THICH QUANG DO

Bao lâu Chánh Pháp được hoằng dương, tín tâm Phật tử tinh tấn phát huy, tất chẳng có thế lực nào trên thế gian có thể huỷ hoại Chủng Tính Phật. Trên đường gia nhập Thánh chúng, lắm khi đời hay ta thán chuyện ít người. Nhiều người hay ít người chỉ là những con số ảo ảnh nơi cõi Sa bà. Phẩm chất và đạo tâm, đạo hạnh, đạo lực của người Phật tử mới là lực lượng Từ Bi cứu độ thế giới đang chìm đắm trong tranh chấp, hận thù, khủng bố, tham ái, bất công hôm nay. | HUẤN TỪ của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ gửi Đại hội Thường niên lần 1, nhiệm kỳ I, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ

BÀI VIẾT

Trưởng lão Hòa Thượng Ân Sư viên tịch, khép lại một trang sử Phật giáo Việt Nam trong thời cận đại đầy biến động với những hy sinh vô úy bất khả tư nghị của bốn chúng đệ tử. Bi nguyện sâu dày của Lịch đại Tổ sư, qua nghìn năm nô lệ phương Bắc, cùng chung với đại khối dân tộc, đã thắp ngọn đuốc soi tỏ lối đi của dân tộc tiến tới một đất nước độc lập và tự chủ. Bi nguyện sâu dày ấy được kế thừa bởi các bậc Sư trưởng cho đến thời cận đại và hiện đại. Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, trong những năm tháng đen tối của Đạo pháp và của một thế hệ mới trưởng thành bỗng chốc mất hướng tương lai, đã trở thành biểu tượng bất khuất cho truyền thống nghìn năm của Phật giáo Việt Nam, không khom mình khuất tất trước sự đe dọa của bạo lực để làm công cụ cho những thế lực tham ô, cuồng vọng quyền lực; và cũng nêu cao ý chí kiên cường của dân tộc trong các cộng đồng thế giới văn minh tôn trọng phẩm giá của con người. Trong ý nghĩa đó, nhân lễ Tưởng niệm Tiểu Tường của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, hàng đệ tử kế thừa, cùng bốn chúng đệ tử, tùy phương tiện và hoàn cảnh, trong chúng hội hay trong tâm niệm cá nhân, khẩn thiết ghi nhận ân đức và di sản vô giá của các bậc Sư trưởng, không vì bạo lực đe dọa mà thoái thất Đạo tâm, không vì những quyền lợi thế gian hoặc bởi những danh vị hảo huyền mà quyền lực thế gian ban cho, kiên trì giữ vững phẩm hạnh của những đệ tử Phật, nêu cao ngọn đuốc Chánh pháp trong một thế giới nhiễu nhương, trá ngụy, phi pháp nói là pháp, phi luật nói là luật, mê hoặc quần chúng vì những hư danh và lợi dưỡng thế tục. | Bỉnh Pháp Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ, THÔNG BẠCH V/v Tưởng niệm lễ Tiểu Tường của đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN

HÌNH ẢNH

 

Lễ Tiểu Tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 2021 (Phần 1)

Ảnh: Vo Dong Thi

Lễ Tiểu Tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 2021 (Phần 2)

Ảnh: Vo Dong Thi

Trai Diên, Cúng Dường Tam Bảo

Ảnh: Thích Nguyên Lý, 2021

Lễ nhập kim quan và phát tang cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Ảnh: Người Phật Tử, 2020

Gia Đình Phật Tử hội về trong ngày lễ tiểu tường Đức Đệ ngũ Tăng thống
29 Tháng Giêng, Tân Sửu, tại chùa Từ Hiếu Q.8
 | Ảnh: Đức Quảng Nguyễn Hoàng Phụng

BHD GĐPT Quảng Đức Sài Gòn đảnh lễ giác linh Đức đệ ngũ Tăng Thống
Lễ Tiểu Tường Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 2021

Ảnh: Châu Mạnh Cường

VIDEO

LỄ CHÍNH THỨC TƯỞNG NIỆM TIỂU TƯỜNG
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ 1928 – 2020

Lễ Tiểu Tường ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ, 2001

Video 1 | Thích Thiện Minh | Video 2 | Thích Huệ Đức | Video 3 | Nguyên Thuận

Tăng-già thanh tịnh hòa hiệp là chỗ quy ngưỡng của bốn chúng đệ tử, là mạng mạch tồn tại của Chánh Pháp. Vậy nên, ngưỡng nguyện Chư Tôn Đức Tăng, Ni nương theo bản hoài xuất thế của Chư Phật, tăng trưởng hành nguyện sơ tâm xuất gia của mình, bằng công đức tu trì Giới-Định-Tuệ hồi hướng cho tâm nguyện của chúng ta được thành tựu. Tôi nay tuổi đã quá già, như cỗ xe đã quá cũ, tự thấy thời gian và nghị lực không đủ để sửa chữa và gầy dựng lại những gì đã tan vỡ, sụp đổ. Duy chỉ ước mong ngọn đèn Chánh Pháp không bị lu mờ và hoen ố trên quê hương đất nước này. | trích Thích Quảng Độ, Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi, 2019, của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, GHPGVNTN

MỘT SỐ TRƯỚC TÁC và DỊCH THUẬT

___________________________________

Nhìn từ bên ngoài, quả thực Tăng-già bị phân hóa, bị thoái hóa, bị hoen ố bởi danh dự, lợi dưỡng thế gian; nhưng tự bản chất, Tăng già được thiết lập bởi Phật, đấng Nhất thiết trí, không vì vậy mà biến chất. Phương thuốc hay, do phục dược sai lầm của y sỹ và bệnh nhân dẫn đến hậu quả tai hại, không vì vậy mà dược tính của phương thuốc bị biến đổi. Trước tình trạng phân hóa nhất thời của Tăng, Đức Phật đã có lần giáo giới, như thỏi vàng bị chia hai, giá trị bên này và bên kia không hề có sự hơn kém; duy cần phải phân biệt đó là vàng thật hay vàng giả. Cùng vậy, Tăng-già đệ tử Thế Tôn trong tự tánh chân thật thanh tịnh dù được thấy như là hiện tượng bị phân hóa, với những tranh chấp nội bộ nghiêm trọng theo giá trị thế tục; thế nhưng, phiền não vốn chỉ là khách trần, chỉ như bụi đường bám theo gót chân sang quý. Tự tánh thanh tịnh vẫn luôn sáng ngời trong tự tâm của mỗi chúng sanh. Trong nghĩa đó, chúng đệ tử Thế Tôn nỗ lực tinh tấn thực hành những lời Phật dạy, vì lợi ích an lạc cho mình và cho nhiều người, không hề dao động trước những thăng trầm của lịch sử; tự huân tập bản tâm để cho tín tâm thanh tịnh không bị thoái thất bởi tính vô thường của các hành hữu vi, không bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục. | trích Thích Quảng Độ, Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi, 2019, của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, GHPGVNTN

CÁC BẢN TIN BÁO QUỐC TẾ và VIỆT NAM

The Rafto Prize: Patriarch Thích Quảng Độ (1928) received the 2006 Rafto Prize for his personal courage and perseverance through three decades of peaceful opposition against the communist regime in Vietnam, and for being a symbol for the growing democracy movement in the country. Thích Quảng Độ is one of Vietnam’s most prominent defenders of democracy, religious freedom and human rights, an intellectual leader and a unifying force in Vietnam. In August 2008 he took up the post of Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam, a currently banned organisation in Vietnam. He has devoted his life to the advancement of justice and the Buddhist tradition of non-violence, tolerance and compassion. Through political petitions, Thích Quảng Độ has challenged the authorities to engage in discussions about democratic reforms, pluralism, and freedom of religion, human rights and national reconciliation. This has provided strength and direction to the democracy movement. Thích Quảng Độ has paid a high price for his activism. He has spent many years in prison and today he is still under house arrest in Saigon in Vietnam. The Buddhist Patriarch is one of the many Rafto laureates who have been unable to visit Bergen to collect the prize.

Quốc Tế

Marco Perduca, Cựu Dân biểu Quốc hội, Italy | Coordinator, Science for Democracy: I just heard the sad news of the death of the venerable Thích Quang Do. At the age of 92, it is not unusual for a person to leave this world. But it is unusual for a 92-year-old to die without freedom. A private freedom from a regime that, among many other rights, systematically denies the right to pray alone or in an organized manner. A regime that in violating freedom of worship has found its new god: money. The first chapter of my book “Radical Farnesina” is called “persona non-grata”. A good part of it is dedicated to Thích Quang Đo and his fight for freedom – a struggle that was fully political, because cultural and religious, and that – above all – was honestly liberal. A model of existence and nonviolent resistance that needs to be made known today even more than ever.

Tôi vừa nghe tin buồn về sự ra đi của Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Ở tuổi 92, điều này bình thường cho người ấy từ giã cõi đời. Nhưng thật là bất bình thường cho ngài, 92 tuổi ra đi vẫn không có tự do. Sự tự do cá nhân trong chế độ độc tài và nhiều quyền tự do khác bị nghiêm cấm một cách có hệ thống như quyền cầu nguyện cá nhân hay tổ chức 1 giáo hội độc lập. Sự cai trị đó vi phạm nghiêm tự do tín ngưỡng thay vào đó là 1 thần quyền mới: tiền trên hết. Chương đầu tiên của “Radical Farnesina”, tên quyền sách tôi viết, được gọi là “Cho người bị tước đoạt quyền công dân” Trong đó tôi ca tụng lòng tận tụy hy sinh tranh đấu giành quyền tự do bất bạo động của Hoà Thượng. Cuộc chiến đấu đầy ý nghĩa chánh trị, bởi vì văn hoá và tôn giáo, và hơn hết là tràn đầy tâm yêu tự do chân thực. Phương thức chống đối trường kỳ và bất bạo động đó của Hòa Thượng Thích Quảng Độ được biết đến hôm nay còn mãi mãi hơn bao giờ hết

 

Wilson Ip, Nhà Phân tích Nhân quyền độc lập | Independent Human Rights Analyst: I am very saddened to hear about the passing of Ven Thich Quang Do. He is now in a place beyond earthly shackles. I hope his spirit continues to inspire those in Vietnam and around the world to continue the pursuit for true freedoms. Keep up the good fight!

“Quá buồn và quá tiếc thương tin Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ không còn nữa. Hiện nay, Ngài đã thoát khỏi trái đất xiềng xích này. Tôi hy vọng Giác linh Ngài là nguồn gợi hứng cho những ai tại Việt Nam và vòng quanh địa cầu tiếp tục theo đuổi cho tự do đích thực. Hãy tiếp tục cuộc chiến đấu”.

 

Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam | US Ambassador to Vietnam: On behalf of the U.S. Mission in Vietnam: I would like to express our sincere condolences on the passing of The Venerable Thich Quang Do, Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam. Thich Quang Do was a tireless advocate for religious freedom and human rights, and he remained committed to the non-violent pursuit of justice. These peaceful efforts garnered him numerous international awards, and he was nominated several times for the Nobel Peace Prize. I had the honor of meeting Patriarch Thich Quang Do in 2018, and I was deeply impressed by his compassion and commitment to religious pluralism.

Nhân danh Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi tỏ lời chân thành phân ưu sự ra đi của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài Thích Quảng Độ đã là người bảo vệ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền, và ngài luôn tận hiến bằng con đường bất bạo động cho công lý. Những nỗ lực ôn hoà này mang lại cho ngài nhiều giải quốc tế, và ngài cũng đã nhiều lần được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình. “Tôi từng hân hạnh gặp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trong năm 2018, và cảm nhận mạnh mẽ nơi ngài sự từ tâm và kiên định cho mục tiêu tôn giáo và đa nguyên.

Việt Ngữ

Phụ lục

Chân dung Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Tranh của Họa sĩ Trần Thế Vĩnh

Rajiv Narayan, Giám đốc Chính trị, Uỷ ban Quốc tế Chống Án Tử hình, thủ đô Madrid, Tây Ban Nha: Director of Policy, International Commission against the Death Penalty, Madrid. I heard the news a few minutes ago on BBC news of the sad passing away of the Rev. Thich Quang Do. I felt very sad and yet inspired by his extraordinary fight and staunch activism and fight for the human dignity, for freedoms of expression, association, belief, religion in the face of extremely harsh punishment. Vo Van Ai and Penelope, my thoughts and prayers go to you and your friends and supporters like Therese and Rafto Foundation for carrying on his struggle, believing and giving voice to his message which has such global resonance, especially today. As a saying in India goes, as long as the memory and the values of Rev. Thich Quang Do remains, he remains alive. And your efforts will continue to do so.

Tôi mới nghe đài BBC loan tin Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch. Tôi hết sức buồn và nay được gợi hứng từ cuộc đấu tranh kỳ vĩ và hoạt động kiên trì cho nhân phẩm, tự do biểu đạt, lập hội, tín ngưỡng, tôn giáo trước sự bách hại hãi hùng. “Tâm tư và nguyện cầu của tôi xin gửi đến anh chị cùng các bạn từng hỗ trợ như Therese và Sáng hội Rafto đã chăm lo cho cuộc tranh đấu của Đức Tăng Thống, tin tưởng vào Ngài, tạo cơ hội cho tiếng nói Ngài cất lên thành âm vang quốc tế, nhất là hôm nay đây. Người Ấn độ có tục ngữ bảo rằng, bao lâu lòng nhớ tưởng và phẩm giá của Ngài Quảng Độ còn được gìn giữ, Ngài sẽ còn sống mãi. Và nỗ lực của anh chị còn phải tiếp tục mãi.

 

Người Đại Diện Tổ chức Đoàn kết Thiên Chúa giáo Trên Thế giới, Vương quốc Anh | Representative of Christian Solidarity Worldwide, United Kingdom: I am so sorry to hear of the passing of the Most Venerable Thich Quang Do. His courage and commitment to freedom and human rights have been an inspiration to so many. He will be greatly missed. My thoughts are with everyone affected by this loss.

“Tôi rất buồn thương khi nghe tin Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch. Sự dũng cảm và dấn thân cho tự do và nhân quyền đã là niềm cảm hứng cho nhiều người. Ngài để lại sự trống vắng trong lòng mọi người. Xin được chia sẻ tâm tư với tất cả những ai đang đau buồn trước sự mất mát này”.

 

Václav Malý, Giám mục Thủ đô Prague, Cộng hoà Tiệp | Catholic Bishop of Prague, Czech Republic: I feel sincere regret and compassion due to the death of Most Venerable Thich Quang Do, Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam. He was a brave man advocating human dignity and supporting peaceful co-existence of people with various religious confessions.

Tôi chân thành tiếc thương và bi mẫn trước sự ra đi của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài là người dũng cảm đòi hỏi nhân quyền và sự chung sống hoà bình cho nhân dân trong các cộng đồng tôn giáo khác nhau.

Tranh chân dung Đại lão Hoà thuợng Thích Quảng Độ của Họa sĩ Đỗ Trung Quân
Vẽ bức chân dung Sư Thầy để tặng Bs Lê Đình Phương người tận tình chăm sóc sức khỏe cho Sư Thầy cuối đời.

Chris Smith, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ | Member of the US Congress: I am deeply saddened to hear that the Most Venerable Thich Quang Do passed away over the weekend at age 91,” said Smith, who has chaired 11 hearings on human rights in Vietnam. “He was a courageous champion for human rights in Vietnam and one of the world’s longest held prisoners of conscience. I had the privilege to meet him during a visit to Vietnam. He called to account Vietnam’s communist regime for its suppression of Buddhists, Christians, Cao Dai, Hoa Hao and other religious believers and was detained unjustly for decades until his death. His dream of a Vietnam where everyone can speak their mind or practice their beliefs without coercion will never die and one day, hopefully soon, will be realized.

(Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, người đã từng chủ trì tại Quốc hội Hoa Kỳ 11 cuộc Điều trần về Nhân quyền tại Việt Nam): “Tôi vô cùng buồn thương được tin Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch cuối tuần qua vào năm 91 tuổi. Ngài là người dũng cảm vô địch cho nhân quyền Việt Nam và là một trong những Người tù vì lương thức bị giam giữ lâu nhất trong thế giới. Tôi từng hân hạnh diện kiến Ngài trong một chuyến viếng thăm Việt Nam. Ngài đã lên tiếng trước sự việc chế độ Cộng sản Việt Nam đàn áp Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, các nhóm tôn giáo khác, và việc giam giữ Ngài bất công hằng bao thập kỷ cho đến ngày Ngài mất. Giấc mơ của Đức Tăng Thống cho một nước Việt Nam mà ở đó bất cứ ai đều có quyền tự do phát biểu chính kiến hay thực hành tín ngưỡng họ mà không bị đàn áp, sẽ sống mãi. Rồi sẽ tới ngày, hy vọng không xa, giấc mộng ấy sẽ thành hiện thực”.

 

Nina Shea, Giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo Hudson, Hoa Kỳ | Director of the Center for Religious Freedom, Hudson Institute, USA: I am very sorry to hear this news. Thich Quang Do was a great example of the struggle for religious freedom. While confined and repressed, he, through strong conviction and gentle resistance, drew admiration from throughout the world and across religions. His life will continue to inspire me and all who knew of him, thanks to your own tireless efforts on his behalf. With deepest condolences.

“Tôi rất buồn khi được tin. Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ là tấm gương tranh đấu cho tự do tôn giáo. Dù bị giam cầm và bách hại, Ngài, với lòng tin mãnh liệt và sức đối kháng hào hiệp đã gây niềm ngưỡng mộ quanh thế giới và trong lòng các tôn giáo. Cuộc đời ngài tiếp tục gây cảm hứng cho riêng tôi và tất cả những ai biết ngài. Xin cám ơn nỗ lực không ngưng nghỉ của các bạn Chân thành phân ưu”.

Dr. Ahmed Shaheed, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do Tôn giáo | UN Special Rapporteur on Freedom of Religion or Belief: It is with deep sadness that I learned of the passing of Patriarch Thich Quang Do in Saigon. During this time of mourning I would like to express sincere condolences to the Buddhist community in Vietnam and pay tribute to Thich Quang Do’s life-long and courageous commitment to peace and the freedom of conscience.

Với nỗi buồn thương, tiếc nuối, tôi được tin Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch tại Saigon. Trong nỗi mất mát này, tôi xin chân thành phân ưu với cộng đồng Phật giáo Việt Nam và hết lòng ngưỡng mộ Đức Tăng Thống suốt cuộc đời dài ông dũng dấn thân cho hoà bình và tự do lương tâm.

 

Dr. Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Sáng hội Nhân quyền Lantos, Cựu Chủ tịch Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới | President, Lantos Foundation, USA; Past Chair, USCIRF: I join millions around the world in mourning the passing of the Most Venerable Thich Quang Do, Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam Nam. Thich Quang Do, was surely a light that shone in the darkness- standing with unflinching courage and integrity for freedom of religion, conscience and belief for all people everywhere. His life’s journey was one of selfless sacrifice and though he has passed on, the illumination and understanding that he brought to so many shines on. Because of him, the hope for freedom, democracy and human rights continues to burn in Vietnam Nam and beyond.

Tôi góp lòng với hàng triệu người trong thế giới tiếc thương sự ra đi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngài là ánh sáng soi chiếu vào cõi mù tối, người duy trì sự dũng cảm không nao núng và sự chính trực cho tự do tôn giáo, lương tri, tín ngưỡng cho mọi người bất cứ ở đâu. Hành trạng cuộc đời ngài đã là sự tận hiến và dù ngài đã ra đi, ánh sáng và lòng thiện cảm mà chúng ta cưu mang vẫn tiếp tục chiếu sáng. Nhờ Ngài, niềm hy vọng cho tự do, dân chủ và nhân quyền còn sáng mãi tại Việt Nam và khắp nơi.

 

đang cập nhật ]

Thursday, March 11, 2021

Thích Nhất Hạnh | Trái tim của Bụt: Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng

 phat viet

Ảnh: Phật Việt

Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng

Bài 02

Hôm nay là ngày 25 tháng 11 năm 1993, chúng ta đang ở tại xóm thượng, trong khóa tu mùa đông. Hôm nay tôi muốn trình bày thêm về cách thức học phật sau đó se nói về lý duyên khởi.

Học phật phải thấy lòng nhẹ nhàng

Khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp cho tâm tư ta nhẹ nhàng hơn, chứ không làm cho ta nặng nề thêm. Những bài pháp thoại có thể khiến cho đầu óc chúng ta thêm nặng nề nếu chúng ta chỉ học giáo lý với mục đích chất chứa thêm kiến thức. Phương pháp đó không hay. Trái lại, nếu trong khi học mà ta cảm thấy càng ngày càng nhẹ nhàng hơn thì như thế chúng ta đang theo đúng đường. Nhẹ nhàng hơn vì những điều ta học có tác dụng tháo gỡ và phá bỏ những thấy nghe và hiểu biết sai lầm. Nghe tới đâu, học tới đâu, ta cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái tới đó.

Trong chúng ta vốn có nhiều mối vướng víu, nhiều chỗ bế tắc. Những cái kẹt và bế tắc ấy do tri giác sai lầm hoặc sự hiểu biết thiếu sót gây ra. Tri giác và hiểu biết sai lầm luôn luôn tạo ra những bế tắc, rồi từ đó sinh ra những thành kiến, những ngộ nhận, khiến tâm tư nặng nề thêm. Vì tâm tư nặng nề cho nên ngay trong đời sống hàng ngày chúng ta đau khổ, rồi lại gây đau khổ cho những người xung quanh. Cho nên học Phật không cốt chứa nặng thêm những kiến thức. Học là để có một cơ hội đưa giáo lý vào trong tâm, phá những bế tắc, dẹp những vướng mắc. Như khi ánh sáng mặt trời lên thì tuyết băng tan. Sau khi nghe một bài giảng, học một cuốn kinh mà tâm tư cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn, thì chúng ta đã thừa hưởng được bài học từ cuốn kinh hay từ bài giảng đó.

Lần trước chúng ta học về nhị đế, hai loại chân lý, và tứ tất đàn, bốn tiêu chuẩn về sự thật trong kinh điển. Sau bài học đó, nhiều người có thể nghĩ rằng họ mới học thêm được hai khái niệm lý thuyết là nhị đế và tứ tất đàn. Nhưng biết hai điều đó rồi mà không cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn, tức là chưa học. Cảm thấy lòng thư thái nhẹ nhàng hơn, là chúng ta đã học và đã có thêm hạnh phúc. Bài giảng về nhị đế và tứ tất đàn đã phá vỡ, đã dẹp bỏ cho chúng ta nhiều mối nghi hoặc và bối rối trong lòng. Chúng ta thở phào ra, nói rằng: Thảo nào, ngày xưa mình bị kẹt, ngày xưa mình thấy lộn xộn, ngày xưa mình còn chấp điều này điều kia. Bây giờ mình thấy trong lòng khỏe khoắn, khi nghe, khi nói, mình có thái độ rộng rãi hơn, tâm hồn nhẹ nhõm hơn. Học Bụt để tâm ta thư thái nhẹ nhàng mới đúng. Trong đời sống hàng ngày, khi nghe và khi nói, chúng ta sẽ có một thái độ ung dung, một tinh thần cởi mở và nhẹ nhàng, thì trong cách tiếp xử chúng ta mới không tạo ra thêm khổ đau cho mình và cho người.

Chúng ta biết rằng Bụt là một người có tuệ giác và biện tài. Vậy mà trong thời đại của Ngài, nhiều người vẫn hiểu lầm. Nhiều khi Bụt cũng chỉ mỉm cười, không nói gì được nữa. Những sự thật Bụt muốn dạy chúng ta, Ngài phải diễn bày qua các trường hợp cụ thể. Bụt đã dùng tuệ giác của mình để quán chiếu căn cơ người đương thời, và Ngài đã đưa ra những lời dạy có công dụng tháo gỡ cho họ. Cố nhiên khi Bụt nói với người này thì người khác cũng nghe và có thể họ không tiếp nhận được vì không ở trong cùng hoàn cảnh. Vì vậy nên đã có người hiểu lầm Bụt.

Một hôm có một nhà triết học tới hỏi Bụt nhiều câu hỏi nhưng Ngài không trả lời. Ông ta hỏi rằng: ‘‘Có Ngã không?ì Bụt không nói gì. ‘‘Hay là không có Ngã?ì Ngài cũng im lặng. Sau khi ông khách đi rồi, Thầy A Nan mới hỏi: ‘‘Bạch đức Thế tôn, tại sao Ngài không trả lời nhà thông thái đó? Ngài thường dạy chúng con về vô ngã, tại sao Ngài không nói với ông ta là không có ngã?ì Bụt trả lời rằng: ‘‘Vị này tới để tìm một lý thuyết, để chờ tôi xác nhận lý thuyết vô ngã. Điều tôi dạy không phải là lý thuyết. Tôi dạy phương pháp giải thoát khỏi khổ đau. Nếu nhìn phương pháp của tôi như một lý thuyết thì rất nhầm. Cho nên khi ông ta hỏi có ngã không, tôi không trả lời, mà khi ông ta hỏi có phải vô ngã không, tôi cũng không trả lời. ì Thái độ im lặng của Bụt phát xuất từ nhận xét của Ngài là người kia không đi tìm phương pháp tu học, người kia đang đi tìm một chủ thuyết. Xác nhận một chủ thuyết có ngã hay chủ thuyết vô ngã, đều có thể có hại cho ông ta. Thà rằng đừng nói gì cả.

Một lần các đệ tử của Bụt đàm luận với nhau, nói Bụt dạy như thế này, Bụt dạy như thế khác. ‘‘Không, Bụt dạy như thế này này, không phải như anh vừa nói đâu!ì Chắc Bụt cũng hơi nhức đầu nên Ngài bảo: ‘‘Tôi có nói gì đâu! Trong 45 năm thuyết pháp tôi đâu có nói gì đâu!ì Câu nói đó nó chứng tỏ Ngài cũng ý thức lắm, nói ra cái gì cũng có thể làm cho người ta kẹt vào cái đó, rồi cứ chấp vào đó mà tranh luận với nhau. Thành ra Ngài bảo: ‘‘Tôi đâu có nói gì đâu mà các ông cãi nhau như vậy?ì

Cho nên ta phải có thái độ mềm mỏng, phóng khóang, không cố chấp thì mới tiếp nhận được giáo lý của Bụt. Khi chúng ta học về nhị đế hay tứ tất đàn, chúng ta biết rằng mỗi lời Bụt nói nhắm vào một mục tiêu tương đối nào đó, tháo gỡ một cái kẹt của một người hoặc nhóm người nào đó. Chúng ta phải thấy được hoàn cảnh của họ mới mong hiểu được lời tuyên bố của Bụt.

Không cần chất chứa kiến thức

Có một thiền sinh sống đã ba năm trong thiền viện rồi nhưng chưa bao giờ được thầy dạy câu gì gọi là cao siêu như chân như, bản thể, niết bàn, v.v.. Dạy những chuyện như ăn cơm trong chánh niệm, đi đứng trong chánh niệm, rửa chén trong chánh niệm, v.v.. một hồi chú chán quá. Chú mới thưa với thiền sư: Bạch thầy, con ở đây ba năm rồi, thầy chưa dạy con cái gì sâu xa hết. Thầy chỉ dạy những chuyện đi, đứng, nằm, ngồi, nói chuyện, thở và cười thôi. Ông thầy thương quá, mới nói: ‘‘Chú nhìn kìa, nhìn cây tùng phía trước sân kia kìa. ì Rồi thầy không nói gì thêm nữa. Sư chú chắc là thất vọng lắm.

Trong đời sống hàng ngày, nếu ta không thực tập chánh niệm, nếu ta không tiếp xúc sâu sắc với những gì ở trong ta và xung quanh ta, thì làm sao ta có thể nói được những chuyện chân như, bản thể? Những lời đó trống rỗng, chỉ là những danh từ, những ý niệm trừu tượng mà thôi. Cho nên thiền sư bảo sư chú hãy nhìn cây tùng ở ngay trước mặt. Hình ảnh cây tùng trước sân về sau trở thành một đề tài đàm luận của tăng chúng trong thiền viện. Tiếng đồn đi xa, các vị học giả ở các nơi cũng nghe nói đến chuyện cây tùng trước sân. Và mấy chục năm sau vẫn có một vị từ phương xa trở về, cố hỏi cho ra ý nghĩa chuyện cây tùng trước sân. Khi tới tu viện thì thiền sư đã viên tịch, ông ta phải tìm một vị cao đồ của ngài để hỏi. Vị hành giả đó mới đi gặp tu viện trưởng, hỏi về vụ cây tùng trước sân ngày xưa. Tu viện trưởng nghĩ: Tại sao hành giả này, từ mấy ngàn cây số tới, không nói về những chuyện trước mắt mà lại phải lôi một đề tài xưa mấy chục năm ra hỏi? Ông mỉm cười nhìn hành giả đó, nói: ‘‘Thầy tôi có bao giờ nói tới cây tùng trước sân đâu? Đừng nói oan cho thầy tôiì Vị cao đệ muốn chấm dứt những đàm thoại lăng nhăng về một câu chuyện cách đây bốn, năm chục năm, để mọi người có thể đối diện với những vấn đề trực tiếp, cụ thể, ngay bây giờ. Vị cao đệ đó biết rõ chuyện cây tùng trước sân năm xưa có thật. Nhưng ông muốn chấm dứt chuyện đó, cắt đứt, coi như nó không có. Cho nên ông mới nói một câu giống như là nói dối: Thầy tôi có nói chuyện cây tùng trước sân hồi nào đâu?ì Đó là ngôn ngữ thiền, nhắm chặt đứt những hý luận. Cây tùng trước sân là câu chuyện giữa thiền sư và đệ tử cách đây 40 năm. Và chỉ trong văn mạch giữa hai thầy trò lúc đó thì câu chuyện mới có ý nghĩa. Còn đứng ở ngoài nhìn vào thì nó có thể trở thành một câu chuyện triết học. Nếu mình hiểu được hoàn cảnh của họ thì mình hiểu được luôn cả lời của thiền sư và thái độ của vị cao đệ. Thầy đã sinh ra cây tùng trước sân, và trò nhất định thanh toán cây tùng trước sân, không để cho người ta bị kẹt vào. Hai thầy trò cùng đi một đường, đều đúng hết.

Cách đây chừng 20 năm, lúc đang ở Hòa Lan, có một vị linh mục hỏi tôi: ‘‘Thưa thầy, trong cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa thầy đã nói rằng… ì Rồi ông đọc lên một câu trong Hoa Sen Trong Bi‹n Lºa, hÕi có phäi câu Çó có nghïa nhÜ th‰ này, nghïa nhÜ th‰ kia không, v. v. Lúc Çó tôi b‡ng dÜng trä l©i: ‘‘Tôi có vi‰t cuÓn Hoa Sen Trong Biển Lửa bao giờ đâu?ì Ông ta ngạc nhiên vô cùng. Cuốn sách đó đề tên tác giả Nhất Hạnh rõ ràng, mà ông thầy này cũng tên Nhất Hạnh. Tại sao ông ta nói như vậy? Lúc đó tôi hoàn toàn không nhớ tới chuyện thiền sư và cây tùng, nhưng tự nhiên tôi có phản ứng như thế. Có lẽ là trong máu mình có hạt giống của ngôn ngữ thiền tông, thành khi mở miệng ra mình nói rất tự nhiên: ‘‘Tôi đâu có viết cuốn đó?ì

Mà sự thật lúc đó ở sâu trong lòng tôi, tôi thấy cái ông Nhất Hạnh tác giả cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa đã đi sang kiếp khác rồi, còn đây là một Nhất Hạnh khác đang sống. Tại sao không bàn công chuyện với ông Nhất Hạnh đang sống đây mà lại chỉ muốn nói chuyện với ông Nhất Hạnh ngày xưa? Học kinh điển mà không sống ở trong giây phút hiện tại, không đối diện với những vấn đề của hiện tại, cứ bị ràng buộc vào những câu chuyện và những ý niệm ngày xưa, chúng ta sẽ không đi tới đâu cả. Vị linh mục kể trên cũng đã từng học thiền, nghe tôi nói ông khựng lại và không hỏi nữa. Câu trả lời phũ phàng quá! Linh mục là một con người mới, sống trong giờ phút hiện tại. Tôi cũng là một con người mới, trong giờ phút hiện tại. Tại sao chúng ta không tiếp xúc và đối thoại với nhau trên căn bản đó, mà phải lôi ra một cuốn sách mấy chục năm về trước.

Sở dĩ tôi kể chuyện này là vì trong giới học Phật, chúng ta có khuynh hướng chất chứa kiến thức quá nhiều, và càng học cái hành trang khái niệm càng nhiều, làm cho chúng ta mất hết tự do và không còn nhẹ nhàng nữa. Bởi vậy tôi đã nói chúng ta phải học như thế nào để con người của chúng ta càng ngày càng nhẹ nhàng hơn. Khi quý vị học về tứ diệu đế thì điều quan trọng nhất là quý vị hiểu được tứ diệu đế để đem ra áp dụng trong sự tu tập. Còn chuyện quý vị có thể nói được đế thứ nhất là cái này, đế thứ hai, thứ ba, thứ tư là cái kia; và trong đế thứ nhất có thể chia làm bốn cái, cái thứ nhất của bốn cái đó lại được chia làm bảy món nữa, vân vân. . Mấy cái đó quý vị có thuộc hay không thuộc, điều này không quan trọng. Điều quan trọng là quý vị hiểu phương pháp tu tập. Hiểu xong thì quên hết đi. Nếu muốn nhớ lại một điều gì thì lật cuốn sách hay cuốn kinh là tìm ra chứ khó gì đâu. Không cần phải nhớ đủ thứ. Càng học càng nhẹ, càng học càng vui, càng học ta càng thấy ta bao dung không cố chấp, như vậy mới hay.

Khi nghe về nhị đế và tứ tất đàn là chúng ta đã bắt đầu thấy nhẹ nhàng rồi. Chúng ta không chấp nữa. Ta biết ta sẽ rất cẩn thận trong khi nói năng để lời nói của ta có tác dụng tháo gỡ cho người đối diện. Và khi nghe chúng ta cũng phải nghe như vậy. Điều người kia đang nói với ta có thể chỉ nói cho ta nghe thôi, lặp lại cho người khác không được. Ngày xưa thiền sư Triệu Châu nói với đệ tử về Phật tánh: Con chó có Phật tánh hay không? Kinh điển nói rằng cái gì cũng có Phật tánh cả. Những loài hữu tình có Phật tánh đã đành mà đến các loài vô tình như đất đá, cây cỏ cũng có Phật tánh nữa. Cố nhiên, theo lý luận đó, con chó thế nào cũng có Phật tánh. Mấy hôm sau có một vị thiền sinh lên hỏi: ‘‘Thưa thầy, con chó có Phật tánh hay không?ì Thiền sư Triệu Châu nói: ‘‘Không. Con chó làm gì có Phật tánh. ì Cũng chính ông thầy đó ngày hôm trước nói con chó có Phật tánh, hôm nay ông lại nói không! Thiền sinh này sau khi nghe tiếng không (vô) chắc đã thất điên bát đảo. Vì đã tin chắc rằng con chó có Phật tánh rồi, nên chú đã lên hỏi thầy cốt để chứng tỏ mình cũng biết về giáo lý sâu sắc đó, ai ngờ thầy lại nói không. Tại vì sư chú quen lối chất chứa kiến thức và muốn khoe thầy là mình cũng hiểu được giáo lý. Thấy được cái kẹt của chú, thầy mới tặng cho chú một tiếng ‘‘khôngì. Và đó là ngôn ngữ thiền. Nó có tác dụng tháo gỡ cho người bị vướng mắc. Nếu chúng ta căn cứ vào lời nói mà bảo rằng thiền sư này nói thế này đúng, thiền sư kia nói thế kia sai, là trật cả. Đúng là đúng với ai? Sai là sai với ai? Có khi nó đúng với người này mà nó sai với người khác. Đó là ý niệm về bốn tất đàn. Nói với từng người một, mỗi người có căn cơ, có hoàn cảnh riêng, gọi là các các vị nhân tất đàn. Muốn giúp một người bằng Phật pháp ta phải thấy được căn cơ của người đó. Nếu không biết căn cơ thì ta không thể giúp ai được.

Khế lý cũng là khế cơ

Trong đạo Bụt có thêm khái niệm về nhị khế, khế lý và khế cơ. Khế lý nghĩa là phải phù hợp với căn bản đạo Bụt, không chống lại với giáo lý vô thường, vô ngã và niết bàn. Thứ hai là khế cơ, có nghĩa là phù hợp với hoàn cảnh, với tâm lý, với trường hợp của người ta đang muốn giúp đỡ.

Khi đứng ra thuyết pháp cho một nhóm người, ta phải quán chiếu xem họ là những người nào, bối cảnh văn hóa và tôn giáo của họ như thế nào, họ mang những khổ đau nào, những vướng mắc nào, lúc đó ta mới nói về giáo lý cho họ được. Còn nếu đến với một thính chúng mà không có ý niệm gì về họ, thì ta không nên nói pháp, vì ta không có thể quán cơ, không thấy căn cơ của người nghe. Một pháp sư giỏi là một pháp sư biết quán cơ. Không phải mình có một mớ kiến thức Phật học rồi mình cứ thao thao bất tuyệt, người ta tiếp nhận được hay không cũng mặc. Đó là không biết khế cơ, mà lại thiếu cả từ bi. Động cơ thuyết pháp như thế không phải là lòng từ bi.

Trước hết, ta phải thấy những con người với những khổ đau, vướng mắc và khao khát của họ. Sau khi quán cơ, ta mới biết cần phải đưa ra và hiến tặng giáo lý nào. Dầu trong ta có chất chứa 2690 bài pháp thoại đã được chế biến sẵn, đó cũng chưa phải là Phật pháp. Vì Phật pháp đích thật phải có hai tính chất là khế lý và khế cơ. Nếu không khế cơ thì chưa chắc đã là khế lý, vì bài giảng đó vô ích, không trị được bệnh nào cho ai cả. Một ông thầy thuốc trước khi cho thuốc phải chẩn mạch, phải biết được tình trạng cơ thể của người bệnh. Người thuyết pháp cũng vậy, phải thấy được căn cơ của người nghe để đưa ra những giáo pháp thích hợp. Nói rằng bài thuyết pháp này khế lý nhưng không khế cơ là sai. Vì khi không khế cơ thì nó cũng không khế lý, dầu nó chứa đầy danh từ Phật học dù không ai bác bẻ được những lý luận trong đó. Lấy ngay cả đoạn kinh ra đọc, không thay đổi một chữ nào cũng chưa chắc là giáo lý đích thật. Vì khi không giúp được ai an lạc thì nó không phải là giáo lý. Nghĩ cho kỹ ta thấy rằng khi nào khế cơ thì tất phải khế lý, mà khi nào thật sự khế lý thì đã khế cơ rồi. Cho nên khế lý bao hàm khế cơ, mà khế cơ cũng bao hàm khế lý ở trong. Ngay trong một buổi pháp đàm cũng vậy. Một buổi pháp đàm gồm một số người với những kiến thức của họ. Những điều ta nói trong buổi pháp đàm là nói ra cho những người đó nghe, chứ không phải nói cho những người ở chỗ khác nghe. Vì vậy ngôn ngữ của ta cũng phải theo nguyên tắc nhị đế và tứ tất đàn. Có thể có nhiều điều không nói được, vì thính chúng này không phải là thính chúng để nghe chuyện đó. Có những điều ta thấy rõ, đã chứng nghiệm là sự thật, nhưng chưa thể nói cho họ nghe. Ví dụ như khi ta nói người cộng sản hay người tư bản cũng là người, người cộng sản cũng như người tư bản cũng cần được thương, cũng cần được giúp, cũng cần được chuyển hóa, họ không phải là kẻ thù của ta. Kẻ thù của ta là vô minh, là bạo động, là tham tàn, là cố chấp, kẻ thù của ta không phải là con người. Con người, dầu là con người tư bản hay con người cộng sản đều đáng thương, đáng giúp đỡ cả. ì Những câu nói trên rất đúng với tinh thần đạo Bụt. Nhưng khi quý vị nói điều đó ra giữa những người đã đau khổ nhiều quá vì chiến tranh, vì bị đấu tố hoặc tù đầy, thì nói câu đó có thể khiến tâm hồn họ bị một bức tường ngăn lấp, và họ không thể nào nghe tiếp được nữa.

Những điều ta nói mà người khác không nghe được thì không nên nói, vì nói ra họ cũng không hiểu. Nói những chuyện mà họ tiếp nhận được thì họ hiểu liền. Cho nên không phải bất cứ những kiến thức nào mình cho là đúng đều có thể nói, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Đó là nguyên tắc tứ tất đàn. Cho nên thuyết pháp cũng như pháp đàm không phải là một dịp phô diễn kiến thức, mà phải làm sao cho những người hiện diện được lợi lạc. Có thể nói rằng một bài giảng, một câu nói phù hợp với chánh pháp thì đồng thời phải phù hợp với căn cơ của người nghe. Nếu không phù hợp căn cơ của người nghe, nếu không giúp tháo gỡ được cho người đó, nếu không đem lại lợi ích, thì chưa hẳn đó đã là chánh pháp. Vậy chúng ta đã học được gì với bài pháp thoại về nhị đế, tứ tất đàn, và hai quy tắc khế hợp, khế cơ và khế lý? Chúng ta học được rằng phải thực tế, phải bao dung, đừng cố chấp. Chúng ta phải như không khí, ở đâu cũng thong thả ra vào, không còn vướng mắc nữa.

Duyên khởi

Hôm nay chúng ta học sơ qua về khái niệm duyên khởi rồi, trong những bài sau chúng ta sẽ đi vào sâu hơn. Duyên khởi còn gọi là duyên sinh. Trong đạo Bụt có khi ta dùng danh từ đạo lý nhân quả, có khi ta dùng danh từ đạo lý duyên khởi hay đạo lý duyên sinh. Danh từ nào cũng được, nhưng có những danh từ dễ gây nhiều hiểu lầm hơn.

Ví dụ như hai chữ nhân quả. Có nhân thì có quả, trồng bắp thì ra bắp, trồng đậu thì sinh đậu. Nhân đưa tới quả. Nghe như vậy, cố nhiên chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng nhân phải có trước, và quả sẽ đến sau. Nghĩ như vậy thì ý niệm nhân quả đã bị đặt trong khuôn khổ thời gian và không gian. Đứng về mặt không gian, nhân khác, quả khác; đứng về phương diện thời gian, nhân có trước, quả có sau. Và đó là một điều chưa chính xác. Sự thật nhân quả không phải đơn giản như vậy.

Nói đến nhân quả ta lại còn có khuynh hướng nghĩ rằng chỉ một cái nhân nào đó cũng có thể sinh ra quả. Điều đó cũng không đúng, vì không bao giờ một cái nhân duy nhất có thể đưa tới quả được. Khi nói duyên sinh, chữ duyên có nghĩa là điều kiện. Dịch sang tiếng Anh là conditions, luôn luôn viết số nhiều, giúp ta tránh được ý tưởng một nhân sinh một quả. Chữ sinh trong từ duyên sinh có nghĩa là phát khởi ra. Một vật phát khởi có thể không cần sinh ra, có thể nó đã có sẵn rồi, giờ mới biểu hiện ra cho ta thấy. Chữ khởi này dịch là arising, biểu hiện ra, dấy lên. Conditioned co-arising là cùng phát hiện ra. Có người dịch là conditioned production, gần với chữ sinh hơn. Phát có nghĩa là có sẵn rồi bây giờ chỉ cần biểu lộ ra. Chữ khởi rất hay. Ví dụ như khi một niềm vui phát khởi thì niềm vui đó không hẳn là mới được sinh ra, nó chỉ phát hiện thôi. Hạt giống của niềm vui có sẵn trong ta rồi. Nhưng lâu nay không có tăng thân, không có thầy có bạn nên hạt giống niềm vui đó không được tưới tẩm. Bây giờ nhờ có tăng thân, có tu học, mưa xuân nhẹ hạt đất tâm ướt, hạt đậu năm xưa hé miệng cười, thì niềm vui đó như hạt nẩy mầm, biểu hiện lên. Như vậy gọi là sinh cũng không đúng, dùng chữ khởi sẽ thích hợp hơn.

Trong kinh điển Bụt dùng một hình ảnh rất hay là những cọng lau nương vào nhau. Ví dụ có ba cọng lau nương vào nhau mà đứng, nếu lấy đi một cọng thì các cọng lau kia sẽ ngã xuống. Cái này nương vào cái kia mà có, cái kia nương vào cái này mà có. Hình ảnh giao lô rất nổi tiếng ở trong đạo Bụt. Giao lô là những cọng lau dựa vào nhau mà đứng vững.

Trong đạo lý mười hai duyên khởi mà chúng ta sẽ học sau, thì vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, v.v.. Chữ duyên ở đây có thể dịch là condition. Thức làm điều kiện cho danh sắc phát khởi, ta nói thức duyên danh sắc. Nhưng Bụt cũng nói ngược lại: danh sắc làm điều kiện cho thức tồn tại. Nghĩa là thức duyên danh sắc và danh sắc duyên thức. Phải thấy hai thứ nương vào nhau mà tồn tại, không có thứ này thì cũng không có thứ kia. Cho nên phải vượt thoát khuôn khổ thời gian, không nghĩ rằng thức có trước rồi danh sắc có sau. Điều này rất quan trọng. Thấy sâu sắc về duyên khởi là vượt khỏi ý niệm không gian và thời gian. Thức không tồn tại biệt lập với danh sắc và danh sắc không tồn tại biệt lập với thức. Trong phạm trù không gian, hai cái dung lẫn nhau, trong cái này có cái kia, và ngược lại. Cho nên ý niệm về tương tức đã có sẵn ở trong cái giáo lý đạo Bụt nguyên thủy.

Trong thế giới khái niệm của chúng ta, ta nghĩ rằng cái nhân nằm ngoài cái quả và nhân có trước quả. Ví dụ như có con gà rồi mới có quả trứng. Khi con gà sinh ra trứng rồi, quả trứng tách khỏi con gà. Đó là cái thấy trong khuôn khổ thời gian và không gian. Trong giáo lý nguyên thủy, Bụt đã nói rất rõ ví dụ về giao lô, khi hai cọng lau nương vào nhau, lấy một cọng này đi thì cọng kia đổ, lấy cọng kia đi thì cọng này cũng đổ. Cọng này là điều kiện tồn tại cho cọng kia và cọng kia là điều kiện tồn tại cho cọng này. Ví dụ mẹ và con. Làm sao một người được gọi là mẹ nếu người ấy không có con? Và làm sao người đó được gọi là con nếu không có mẹ? Mẹ và con cùng sinh với nhau một lần. Giờ phút người này được làm mẹ thì người kia được làm con. Mà đồng thời mẹ cũng là con. Tại vì mẹ cũng là con của bà ngoại. Vì vậy nhân đồng thời là quả, quả đồng thời là nhân. Cho nên khi thầy A Nan nói: ‘‘Bạch đức Thế tôn, tính nhân quả rất rõ ràng, mình có thể hiểu một cách dễ dàng đượcì, thì Bụt dạy: Đừng có nói như vậy, thầy A Nan. Tính nhân quả sâu xa lắm. Đừng nói là có thể hiểu được dễ dàng. ì

Khi nhìn bằng con mắt không phân biệt, ta không thấy trên hay dưới, trái hay phải. Khi nhìn một cây bút, ta nghĩ đầu này là trên thì thế nào cũng phải có đầu dưới, không thể nào có trên mà không có dưới. Đầu trên là do đầu dưới phát khởi ra và đầu dưới do đầu trên sinh ra. Trên là nhân, sinh ra quả là dưới; dưới là nhân sinh ra quả là trên. Bỏ một cái đi thì cái kia cũng mất. Ý niệm trên phát sinh ra ý niệm dưới và dưới sinh ra trên, hai cái đồng thời sinh ra, nên ta có thể dịch tiếng Anh là co-arising. Co-arising là cùng có mặt, nương vào nhau mà có mặt. Bây giờ để cây bút nằm ngang thì ta thấy có phía trái và có phía phải, cũng vậy. Hễ có trái là có phải, hễ có phải là có trái. Phía phải và phía trái tương sinh, tương duyên, tương khởi, không thể loại bỏ một phía mà giữ phía kia được.

Bụt đã diễn bày sự thật về duyên khởi bằng một câu nói hết sức đơn giản: ‘‘Cái này có cho nên cái kia có. ì Không thấy lời tuyên bố triết học nào về nguyên do vũ trụ mà đơn giản đến như vậy. ‘‘Thử hữu tức bỉ hữuì, câu này chúng ta đọc hàng trăm lần trong các kinh, Nam tông cũng như Bắc tông. This being, that is. Cái này có vì cái kia có. That being, this is. Cái kia có thì cái này có. Vì có trái cho nên có mặt, vì có mặt cho nên có trái. Lấy một cái đi thì cái kia mất luôn. ‘‘Nhược thử hữu tức bỉ hữu, nhược thử vô tức bỉ vô, nhược thử sinh tức bỉ sinh, nhược thử diệt tức bỉ diệt. ì Đến cuối thế kỷ thứ 20, thầy Nhất Hạnh thêm một câu nữa: ‘‘cái này như thế này vì cái kia như thế kia. ì Mình nhặn mặt cho nên người kia nhặn mặt. Mình khó chịu cho nên người kia khó chịu. Soi gương thì thấy. This is like this because that is like that. Con của Bụt phải làm giàu thêm cho Bụt, đó là cành mọc từ thân cây, không có gì mới lạ.

Các kinh Nidana dạy về nhân duyên nói có mười hai duyên khởi, từ vô minh cho đến lão tử. Trong các kinh này Bụt luôn luôn nhấn mạnh rằng cái này có thì cái kia có, cái kia có thì cái này có, cả hai nương vào nhau mà hiện hữu. Nhận thức về duyên khởi trong đạo Bụt vượt lên trên khái niệm thời gian và không gian, sau này ta sẽ thấy rõ thêm. Ý niệm về sinh nương vào ý niệm về diệt mà có mặt. Ý niệm về diệt nương vào ý niệm về sinh mà phát hiện. Vì vậy thỉnh thoảng kinh chỉ nói rằng mục đích của sự tu học là đạt tới vô sinh. Đạt tới vô sinh có nghĩa là đạt tới vô diệt. Không cần nói tới vô diệt, vì vô sinh đã có nghĩa là vô diệt rồi. Nếu người ta hỏi: đạo Bụt nói gì về sự sinh khởi của thế giới, của con người thì ta chỉ cần trả lời: ‘‘cái này có vì cái kia có, vạn vật nương nhau mà phát hiện. ì Rất đơn giản mà có tinh thần khoa học, không đòi hỏi một niềm tin siêu hình nào hết. Thử hữu cố bỉ hữu. Câu đó xuất xứ từ kinh số 300 trong Tạp A Hàm, Samyukta Agama, Đại Tạng Đại Chánh, tập 2, trang 85. Đó là kinh nói về Trung Đạo.

Đạo lý duyên khởi được trình bày rất chi li trong các tông phái đạo Bụt sau này. Trong bộ phái Sarvastivada, tức là Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, chúng ta thấy có ý niệm về tứ duyên và lục nhân. Tứ duyên, mà trong Duy Biểu Học chúng ta có học, gồm nhân duyên, tăng thượng duyên, sở duyên duyên và đẳng vô gián duyên. Sáu nhân là năng tác nhân, câu hữu nhân, đồng loại nhân, tương ứng nhân, biến hành nhân và dị thục nhân. Và trong bộ phái Đồng Diệp Bộ, Tamrasatiyah sau gọi là Theravada, phân biệt ra 24 duyên, pattaya. Đó là căn bản duyên, cảnh giới duyên, tăng thượng duyên, vô gián duyên, đẳng vô gián duyên, câu sanh duyên, phổ vi duyên, y duyên, cận duyên, tiền sinh duyên, hậu sinh duyên, tương tục duyên, nghiệp duyên, dị thục duyên hay là báo duyên, thực duyên (thực là ăn), căn duyên, thiền duyên, đạo duyên, tương ứng duyên, bất tương ứng duyên, hữu duyên, phi hữu duyên, ly duyên và phi ly duyên, tổng cộng 24 duyên. Nhưng điều chúng ta cần học hôm nay là tập quán chiếu, để có thể thấy được tánh duyên khởi của vạn sự vạn vật, để có thể vượt thoát được ý niệm về không gian và thời gian. Chúng ta không cần học thuộc 24 duyên đó. Chúng ta phải sống và quán sát trong đời sống hàng ngày để thấy được cái nhân ở trong quả, và cái quả ở trong nhân. Thấy được cái này ở trong cái kia, thấy được cái kia ở trong cái này, thấy mỗi cái chứa đựng được tất cả, và thấy tất cả mọi cái đều chứa đựng mỗi cái.

Điều này rất quan trọng cho sự học hỏi và tu tập của chúng ta. Để chúng ta thấy được rằng niềm vui chúng ta có hôm nay có liên hệ với tất cả những gì đang và đã xảy ra ở trong ta và trong đại chúng quanh ta. Một liên hệ tới tất cả. Học về khế lý và khế cơ, chúng ta đã thấy ngay rằng có khế cơ thì đồng thời có khế lý và khi đã thật sự khế lý rồi thì chắc chắn khế cơ. Hai cái là một. Sau này trong khi học về tứ diệu đế, bát chánh đạo, ngũ cặn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát chánh đạo phần, chúng ta đều sẽ thấy như vậy cả. Đây là một cách nhận thức rất mầu nhiệm, mà chìa khóa do chính Bụt đưa ra đó là thuyết duyên sinh (conditioned co-arising). Trong 24 duyên của học phái Theravada, có tiền sinh duyên và hậu sinh duyên. Tiền sinh là cái phát khởi trước và hậu sinh là cái phát khởi sau. Có một hiện tượng, thì trước đó có tiền sinh duyên và sau đó có hậu sinh duyên. Hai cái đều là duyên cho hiện tượng ấy cả, không có tiền sinh duyên không được, mà không có hậu sinh duyên cũng không được. Cái hậu sinh đã là duyên của cái hiện hữu, cho nên ta nói tiền và hậu không phải là ý niệm trước và sau trong thời gian. Thuyết Duyên khởi trong đạo Bụt, xin nhắc lại, vượt ra ngoài ý niệm về thời gian và không gian.

Tương tức và tương nhập

Ý niệm về tương tức và tương nhập đã bao hàm trong thuyết duyên khởi của đạo Bụt nguyên thỉ. Tương tức là interbeing và tương nhập là interpenetration. Thí dụ trong khế lý có khế cơ, trong khế cơ có khế lý. Khế lý là khế cơ, khế cơ là khế lý, đó là nguyên tắc tương tức và tương nhập của đạo lý duyên khởi. Không những khi học kinh điển và giáo lý chúng ta phải sử dụng cái chìa khóa tương tức và tương nhập. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta cũng phải tập nhìn để thực chứng tương tức và tương nhập. Nỗi buồn vui của chúng ta, trong mỗi giây phút hàng ngày, liên hệ tới nỗi buồn vui của tất cả những người khác. Khi chúng ta nở được một nụ cười, chúng ta biết rằng nụ cười đó từ đâu tới: từ cha mẹ, ông bà, tổ tiên, và cũng nhờ có các thế hệ tương lai, nhờ tăng thân trong hiện tại. Hiểu như vậy chúng ta thấy được vai trò của chúng ta khi làm phát khởi một niềm vui hay một nỗi buồn nơi người khác. Chúng ta có thể vươn một cánh tay dài để gỡ một mối kẹt từ 3500 năm về trước, trong chính ta hay trong một người bạn của ta. Chuyện đó có thể làm được. Tại vì tất cả đều ở trong ta.

Trong Tạp A Hàm, kinh 288, Samyutta II, 112, về ví dụ giao lô, Bụt nói rằng: ‘‘Người nào thấy được tính duyên khởi là thấy được Bụt, thấy được Bụt trong bản chất. ’’ Cho nên phải dùng đạo lý duyên khởi như là một cây đuốc để đi vào trong kho tàng giáo lý đạo Bụt. Khi thấy những điều truyền tụng sai lầm thì nhờ hiểu đạo lý duyên khởi ta có thể chỉnh lại.

Chúng ta bắt đầu khóa tu bằng các bài học về nhị đế, về tứ tất đàn, để hiểu ngôn ngữ của Bụt. Nhờ thế chúng ta không bị kẹt vào ý niệm và danh từ. Chúng ta học tiếp về đạo lý duyên khởi để thấy bản chất của giáo lý đạo Bụt. Một mặt là học để thấy một chút về ngôn ngữ của Bụt, một mặt hiểu được một chút về đạo lý duyên khởi. Với hai ngọn đuốc đó, chúng ta có thể đi vào ba tạng kinh điển trong một chuyến viếng thăm rất thích thú để khám phá đạo Bụt. Sau này, những khi nói pháp thoại, nghe pháp thoại, hay phát biểu trong các buổi pháp đàm, ta phải nhớ đem những dụng cụ đó theo. Như trong một chuyến đi thám hiểm rừng sâu, chúng ta phải đem theo con dao rựa, đôi gặng tay, hay là một cái đèn pin. Khi chúng ta đi vào rừng giáo lý của đạo Bụt, truyền lại từ 2500 năm nay, chúng ta phải có vài hành trang, như nguyên tắc về nhị đế, về tứ tất đàn và về duyên khởi.

Nói, phải ý thức được những điều mình đang nói. Quán chiếu, phải ý thức được điều mình đang quán chiếu. Luôn luôn áp dụng những nguyên tắc đó. Nghe cũng vậy, phải nghe bằng những nguyên tắc đó. Sử dụng những nguyên tắc đó thì ta có thể nhận ra những điều đã truyền tụng sai, những điều đã bị hiểu lầm. Tuệ giác của ta về duyên khởi, về nhị đế sẽ hướng dẫn ta trong chuyến đi này.

Nguồn: Làng Mai

Nguyễn Huệ Chi: Nhắc lại một kỷ niệm để tưởng nhớ Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ


Năm 1992, bấy giờ tôi đang là cán bộ của Viện Văn học, hơn nữa lại đang giữ một chức về khoa học cũng có thể gọi là to: Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện. Nhân đang được Viện giao Chủ biên công trình “Thơ văn Lý-Trần”, tôi đề nghị với Viện trưởng kiêm Tổng biên tập tờ “Tạp chí Văn học” cho mình chịu trách nhiệm ra một số đặc san về văn học Phật giáo, được Viện trưởng chấp nhận. Trong khi chuẩn bị cho số báo này, tôi nghe phong thanh ở Thái Bình có một nhà sư tài giỏi từ miền Nam bị Nhà nước lưu đày ra đây đã hơn mười năm, vì tội không thừa nhận Hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước cai quản mà chủ trương một tổ chức Phật giáo độc lập lấy tên là Hội Phật giáo Thống nhất, có Ban lãnh đạo do toàn thể hội viên bầu lấy, và có đường lối tu tập riêng của mình. Tiếng tăm vị sư lan tỏa rất xa, từ Thái Bình bay lên đến Hà Nội, với những lời đồn thổi khiến người nghe hết sức tò mò, rằng đây là một nhà Phật học thông thái phi thường, khác xa lớp sư trụ trì ở các chùa miền Bắc trước nay.

Một hôm, vào khoảng đầu tháng 7-1992, có người bạn là nhà nho Nguyễn Tiến Đoàn từ Thái Bình lên Hà Nội, đến nhà thăm tôi. Tôi đem chuyện nhà sư bị lưu đày ra hỏi anh thì không ngờ chính anh đã từng thân hành đến ngôi chùa giam lỏng vị sư này để tìm gặp ông và được ông trao đổi rất cởi mở. Và theo anh, đó quả thực là một bậc thầy về Phật học trước nay anh chưa từng gặp. Thế là tôi liền mời anh Đoàn viết cho một bài về cuộc gặp gỡ hy hữu đó để đăng vào số đặc san tôi đang phụ trách, sẽ được in vào cuối tháng 8-1992. Anh Đoàn hào hứng ngồi tại nhà tôi viết ngay, và viết trong có một buổi là xong. Khi anh “nộp quyển” cho tôi, chúng tôi cùng đọc lại, bàn bạc chỉnh sửa câu chữ với nhau, trong đó chủ trương chỉ để tên vị sư xuất hiện một lần duy nhất ở cuối bài, nhằm tạo nên một ấn tượng mạnh, đọng lại rất lâu trong lòng bạn đọc. Mặt khác chúng tôi cũng tra cứu và bổ sung thêm các chú thích cần thiết cho rõ ra một bài viết học thuật, để khỏi có ai nghi ngờ dụng ý không hay. Thế mà chỉ mấy ngày sau, tôi lại nhận được một lá thư của anh Đoàn gửi từ Thái Bình lên đề nghị cho rút bài lại, không phải vì anh sợ cho mình mà sợ khi in ra có thể ảnh hưởng đến chính tôi. Nhưng tôi trả lời anh, tôi chịu trách nhiệm việc này, rồi quyết định ký vào bản đánh máy cho đưa đi nhà in.

Số đặc san Tạp chí Văn học về Văn học Phật giáo ra mắt vào đầu tháng 9-1992 đã gây được một tiếng vang sâu rộng và nói chung là “an lành”, chỉ trừ những số chuyển về Thái Bình là bị thu giữ toàn bộ, nên tác giả Nguyễn Tiến Đoàn từng nhiều lần cất công đi lùng tìm ở các hiệu sách vẫn không mua được một số nào cả. Nhưng về mặt tình cảm, cả anh và tôi đều đã chung nhau một kỷ niệm không thể nào quên trong việc tôn vinh một vị sư tài danh ngay giữa lúc người đó đang trong thân phận một tên tù. Và thời gian cũng cho thấy những gì chúng tôi làm hoàn toàn không lầm lẫn: vị Thượng tọa năm nào bị lưu đày ở Thái Bình chính là Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ lẫy lừng tên tuổi vừa giã từ nhân thế mà người Việt trong nước cũng như nhiều nơi trên thế giới đều bày tỏ tình cảm kính phục, thương tiếc.

Dưới đây, xin ghi lại bài báo của tác giả Nguyễn Tiến Đoàn, bài viết duy nhất trên một tạp chí học thuật chính thống của Việt Nam nói về vị Hòa thượng từ mấy chục năm nay vẫn bị coi là phần tử chống Đảng sừng sỏ, nhằm tưởng niệm anh hồn ngài, cũng là để tưởng nhớ đến người bạn thông thái Nguyễn Tiến Đoàn đã khuất núi từ năm 2015 mà trước khi mất khoảng nửa năm anh còn làm một bài thơ chữ Hán tặng tôi, coi tôi là người bạn tri kỷ trên đời (12).

Nguyễn Huệ Chi

Trò chuyện với một nhà
nghiên cứu Phật học

Nguyễn Tiến Đoàn*

 

Vào khoảng đầu những năm 80, nhân đọc cuốn Thiền học của Giáo sư Nhật Bản D. T. Suzuki qua bản tiếng Pháp do ông bạn già ở chùa Trà Vy, xã Vũ Công là nhà văn Nguyễn Hữu Đang cho mượn, tôi có gặp từ “Satori”. Qua văn cảnh cũng có thể luận ra nghĩa của từ đó, song tôi vẫn chưa thể yên tâm. Tôi bèn tìm mấy bộ từ điển tiếng Pháp tra cứu, nhưng đều không thấy ghi từ này, nên trong lòng vẫn áy náy. Tôi tự nhủ, mình là kẻ ngoại đạo, hiểu thế là được rồi. Dẫu sao, một sự mắc mớ về tri thức chưa được giải đáp đến nơi đến chốn vẫn như cái gai trong đầu, mỗi khi chợt nghĩ đến, hoặc cầm đến cuốn sách của nhà Thiền học bậc thầy. Mấy lần tôi đến ông bạn chủ nhân của cuốn sách để hỏi về nghĩa của cái từ hắc búa, thì đều không gặp, khi ông đi Hà Nội, khi thì ông du ngoạn các làng xã trong vùng. Bỗng một hôm có anh thợ mộc gần nhà, tình cờ trong câu chuyện cho biết một tin: có một vị sư ở thành phố Hồ Chí Minh mới ra ở chùa xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư. Người ta nói, vị sư ấy đỗ đến mấy bằng Tiến sĩ, từng đi nhiều nước trên thế giới. Ông là người nghiên cứu, đến chơi mà chuyện trò với nhà sư ấy hẳn là mọi thắc mắc có thể được “giải tỏa”. Bấy giờ là khoảng tháng Sáu năm 1982, tôi đang nghiên cứu về xã Hành Dũng Nghĩa (tức xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư) nơi có ấp Tả Hành của Tiến sĩ Hy Long Đặng Xuân Bảng, nơi có thành đồn Phan Ba Vành; và cũng đang nghiên cứu tiểu sử Đốc học Nghệ An Nguyễn Doãn Vọng, người thầy học của các Tiến sĩ Phan Đình Phùng, Phan Trọng Mưu, Phan Huy Nhuận, cũng như nghiên cứu về giảng quan phủ Tôn nhân triều Tự Đức, Cử nhân Nguyễn Doãn Cử, người thầy học của vua Hàm Nghi… Tiện đường đi nghiên cứu, một hôm ngay từ rất sớm tôi đã tìm đến ngôi chùa xã Vũ Đoài mong được gặp vị sư như anh thợ mộc thông báo, nhằm hỏi nghĩa từ “Satori” mà lòng vẫn canh cánh không nguôi.

Đây là một ngôi chùa nhỏ cổ kính ven làng thật yên tĩnh, ít người qua lại. Con đường nhỏ quanh co, cỏ mọc um tùm dẫn tôi đến cổng chùa. Tôi dắt xe đi rất chậm để ngắm cảnh. Mùi hương hoa cau, hoa ngâu, hoa đại lan trong gió sớm, tôi thở hít thật sâu, cảm thấy lâng lâng dễ chịu. Nhiều loài rêu mọc trên những viên gạch lát, rêu chân tường, rêu mái ngói như những hoa văn tuyệt hảo của họa sĩ bậc thầy trang trí cho ngôi chùa thêm vẻ trầm tư. Con đường dẫn vào sân sau nơi có căn nhà rạ cũ ba gian hai chái và nhà bếp. Tôi dựa xe đứng ngơ ngẩn một lát chẳng thấy bóng người. Bỗng một bà già ở trong bếp ra, hỏi: “Ông gặp ai?”

– Tôi muốn gặp… nhà sư.

– Ngài đang ở trên chùa. Ông chờ cho một chút.

Lát sau, xuất hiện trước mặt tôi là một vị sư trạc tuổi quá ngũ tuần, dáng điềm tĩnh, linh lợi. Đặc biệt ông có đôi mắt rất sáng, như xuyên vào tâm tưởng người đối diện với mình (tôi thầm nghĩ, trong Ma Y tướng pháp[1] gọi đó là “hổ nhỡn”), một bộ râu đẹp như râu Đạt Ma và nhất là tinh thần ông tự chủ, hồn nhiên làm cho tôi dễ bắt đầu câu chuyện.

– Thưa ngài, ngài mới ở trong Nam ra?

– Tôi mới ra đây ít hôm. Chẳng hay ông có việc gì cần gặp tôi?

– Thưa ngài… nhân đọc về Thiền học, có chữ tôi không hiểu, muốn gặp ngài giải nghĩa giùm cho.

Sau khi nghe tôi tự giới thiệu mình là người nghiên cứu lịch sử, cần đọc rộng các sách nên mới đến với cửa Phật, nhà sư bỗng nở nụ cười rất tươi và nói: “Có lẽ ông nên đến thư viện. Tôi chả có tài liệu, sách vở gì. Tôi đi rất vội. Ông thông cảm”.

Tôi biết nhà sư từ chối không muốn tiếp. Lúng túng vài phút, tôi đánh bạo gặng thêm:
Mong ngài giải nghĩa cho chỉ một từ thôi. Tôi sẽ không làm phiền ngài ngoài chuyện chữ nghĩa này.

Thấy tôi khẩn khoản, nhà sư hỏi:
– Ông định hỏi về chữ gì ?*

– Thưa ngài, chữ “Satori” trong cuốn “Thiền học” của Suzuki.

– Nhà xuất bản nào?

– In ở Paris. Không nhớ tên nhà xuất bản.

– Ông có biết chữ Hán không ?

– Thưa ngài. Biết võ vẽ, chữ “tác”, chữ “tộ” thôi!

Thế là nhà sư bỗng chỉ chiếc ghế mời tôi ngồi, rồi cũng ngồi xuống, và thung dung nói liền một mạch, hầu như không cần đắn đo suy nghĩ. Giọng ông càng nói càng say sưa, như phong thái của nhà thuyết pháp Gôvinđa (Anagarika Govinda[2]. Tôi rất chú ý nghe những chỗ chuyển ý, chuyển đoạn khi nhà sư thuyết trình.

Đại lược, ông nói: Ông biết, trong nhận thức luận của Mác (K.Marx) và Bectơrăng Ruxen (Bertrand Russel)[3] có chỗ tiệm cận giống nhau. Quy luật nhận thức là một quá trình đặc biệt và không đơn giản. Nhận thức luận của Phật học có nét tương đồng song phần duy lý trừu tượng thì đa dạng lắm. Nhà sư chiêu một ngụm nước nhấp giọng. Và nói tiếp cho nghe về “Bát thức” trong duy thức luận. Ông đột ngột hỏi tôi: “Ông có biết chữ “Giác”, chữ Hán viết thế nào không? Giác là sự nhận thức khách quan với vạn giới, với chính mình. Với chính mình là điều khó lắm. Cái mà Lão Tử nói: “tự tri giả minh, tự thắng giả cường” cũng có chỗ tương đồng nhưng chưa đủ. “Giác” phải được tích tụ nhiều đến độ bão hòa của chủ thể theo một đường hướng tập trung nhất. Từ đó dẫn tới sự bùng nổ nhận thức. Sự bùng nổ ấy là giai đoạn của “Ngộ”. Cái nghĩa mà ông cần hỏi là như thế. Vậy Thiền, Gyò, Satori hay Ngộ là đồng nhất, và nếu cân được nó, tất nhiên lại có cấp độ khác nhau ở mỗi chủ thể, mỗi con người. Song ở chủ thể nào cũng phải là sự bùng nổ nhận thức mới gọi là “Satori” được. Chủ thể sau khi bùng nổ là một chủ thể khác trước nó, không thể tưởng tượng được”.

Câu chuyện đến đây trở nên hết sức cởi mở và tự nhiên hẳn. Tôi nói:
– Xin cảm ơn lời giải thích của ngài. Nhân đây có vài điều lặt vặt muốn hỏi ngài nữa.

Nhà sư lúc này mới chỉ vào chén nước và mở bao Điện Biên mời tôi hút. Điếu thuốc nhiều hơi ẩm đã mềm, hút không cháy. Ông chọn cho tôi một điếu khô nhất trong bao và đánh diêm giùm tôi như để xin lỗi về điếu thuốc ẩm.

– Thưa ngài, năm 1963 tôi đang ở quân đội có đọc báo biết tin nhà cổ học Trần Huy Bá phát hiện pho tượng chân hia, chân đất ở chùa Bộc gần gò Đống Đa – Hà Nội và công bố là tượng vua Quang Trung.

Mới nói đến đó nhà sư đã gật đầu, nhìn thẳng vào tôi cười thoải mái, như đã đoán biết toàn bộ ý tôi muốn hỏi. Tôi tiếp: Đến hôm nay thì tôi ngờ quá! Ở chùa Trà Vy ta đây mà tôi mới vừa thoáng thấy, và một số chùa khác nữa tôi cũng đều có gặp những pho tượng tương tự như chùa Bộc. Vậy Quang Trung được thờ làm hậu Phật chăng?

Nhà sư khẽ đẩy bao thuốc trên bàn về phía tôi, tay khác vê chòm ria.

– Chuyện ấy giới Phật giáo miền Nam trước đây chúng tôi có biết cả. Đó là một chuyện kể cũng không có gì phức tạp nhưng cách giải thích của học giới khiến người tu Thiền phải buồn cười. Ông đã muốn biết thì tôi xin nói qua. Thực ra đó chỉ là tượng đức Bồ đề Đạt Ma (Bouddhi Dharma), tổ thứ 28 sau Ma Ha Ca Diếp, Đông độ sang Trung Quốc vào thời Lương Vũ Đế (502-547). Đạt Ma tiếp xúc với Vũ Đế, thấy ông ta không hào hứng việc truyền bá đạo Phật và ngài sang nước Ngụy. Chắc ông biết câu:
“Học đáo Xương Lê chung ngộ đạo
Lý cùng Lương Vũ thủy tôn kinh”[4]

Đấy là môt ví dụ của quá trình “Giác” và “Satori” đến chậm.

Tôi gật đầu hưởng ứng: Nhưng chậm còn hơn không thưa ngài!

Nhà sư cười: Ông bênh vực Hàn Dũ rồi!

Cả hai chúng tôi cùng cười sảng khoái.

– Khi đạo Phật truyền bá thành công ở đây, ngài Đạt Ma viên tịch. Nhà sư tiếp – có nhiều thuyết, người ta thấy Đạt Ma trở về một chân giày, một chân đất, chiếc giày còn lại ngài treo vào tích trượng. Đời sau lấy hình ảnh đặc trưng này của Đạt Ma tạc tượng ông ở nhà tổ các chùa, tiêu biểu cho Thiền tông do ông khai sáng, cho nên các tượng mới chân có giày và chân không giày. Chỉ có thế thôi. Lời giải thích giản dị của nhà sư làm tôi ngớ ra, bất chợt nhớ lại cả một thời đã qua, giới học thuật miền Bắc chúng ta từng say sưa với phát hiện mới mẻ “Quang Trung hóa Phật”…[5].

Tôi hỏi thêm một câu:
– Xin cảm ơn ngài. Tôi không muốn lạm dụng thì giờ của ngài, nhưng xin ngài giải thích thêm cho tôi câu chú “Án ma ni bất minh hồng” mà tôi thấy dường như là một cái gì linh nghiệm ghê gớm đối với tất cả các phái, kể cả phái Lã tổ[6] và một số người luyện Yoga ngày nay ở miên Nam[7].

Nhà sư lắc đầu vài ba lần chẳng khác con lắc uể oải của chiếc đồng hồ cổ treo tường, nhếch mép hóm hỉnh như muốn bảo với tôi: “Anh là một kẻ bất nhất, tham lam, một tiền A la hán[8] đối với tri thức!”. Chính tôi cũng tự cảm thấy như vậy. Song biết làm thế nào khi xu thế câu chuyện đang có chất men “yên sĩ phi lý thuần”[9]?

Rồi nhà sư lại phấn chấn nói ngay:
– Có một người Pháp đã bỏ thời gian gần suốt cuộc đời, trong 25 năm nghiên cứu chỉ để viết một cuốn sách nói về nguồn gốc, ý nghĩa lời chú này. Ông ta đã đi đến Ấn Độ, Sơri Lanca, Miến và các nước vùng Trung Á có đạo Phật, lên cả vùng núi Hy Mã. Sau khi thu thập tư liệu, nhân chứng, ông viết cuốn sách dày tới nghìn trang, tự bỏ tiền in 1.000 cuốn không bán, chỉ để biếu các thư viện lớn trên thế giới. Như vậy đấy, người phương Tây họ cũng có nhiều cái kỳ lạ của họ, kỳ lạ như thế thật là tốt! Lời chú ấy hàm chứa nhiều ý nghĩa, không thể nói với ông buổi sáng nay được. Tôi nói rất sơ lược để ông có khái niệm: Lời chú ấy để tịnh tâm, làm cho lòng trong suốt như gương, không chút nhơ bẩn. Sống giữa cuộc đời phiền trọc mà mình vẫn không ô nhiễm. Một trong nhiều nghĩa cơ bản của nó là: “Người ở trong Ta, Ta ở trong Người”.

Người và Ta (viết hoa) lại mang những hàm nghĩa triết học. Người ấy là ai? Là lý tưởng, là Thượng đế siêu nhiên, là Vĩnh hằng – là Trong sáng – là Thánh thiện… Cái Ta, cái Tôi lại cũng khác nhau. Có cái Ta thực và cái Ta ảo, cái tiền Ta và cái hậu Ta, cái Tôi cũng thế. Cái Ta mênh mông và cái Tôi chật hẹp, hữu hạn. Người và Ta – Ta và Người thể nhập với nhau (désintégration) trong những môi trường khác nhau, tình thế khác nhau và chúng sẽ trở thành một sức mạnh phi thường, chế ngự hết thảy trở lực thường xuyên hoặc bất ngờ của lý trí và vật chất. Cái mà ta gọi là trở lực xã hội, trở lực tự nhiên cũng thế.

Tôi thấy nhà sư nói cũng đã mệt, liền chen một câu:
– Chắc ngài đã được đọc cuốn sách ấy?

Ông khẽ gật đầu và tôi liền chuyển sang chuyện “vấn xá, cầu điền”[10] cho nhẹ nhàng đầu óc.

Nhà sư cho tôi biết quê quán ông ở xã Nam Thanh huyện Tiền Hải, thế phát đầu đà từ nhỏ và ra đi khỏi Thái Bình hồi Pháp tạm chiếm năm 1950, rồi đi Hà Nội, qua một số chùa, vào Sài Gòn, sang Ấn Độ nghiên cứu Phật học trong 6 năm và đã đi nhiều nước trên thế giới.

– Ngài có biết Suzuki không?

– Có, tôi có dịp trao đổi với cụ về Thiền học. Bấy giờ cụ đã già, nay thì qua đời rồi!

– Ngài có trước tác và dịch thuật không?

– Có. Khoảng 12 tập sách và nhiều luận văn khác kể cả dịch phẩm.

– Ngài không có sách đọc có cảm thấy buồn không?

– Không. Sách trong Thiên nhiên – Tự nhiên, trong Cảnh ngộ, trong Suy tưởng, cổ nhân có “Hữu ngôn thư” và “Vô ngôn thư”. Bây giờ tôi đang đọc Vô ngôn thư. Thú lắm !

Nhà sư nói đến Vô ngôn thư khiến tôi cứ mỉm cười trong bụng, không hiểu cái “vô ngôn thư” mà ông nói đây, có ngụ ý liên hệ gì với “vô y phục” trong truyện “Hoàng đế cởi truồng” của Ăngđecxen (H.C.Andersen) không. Nếu có liên hệ dù là vô thức, vô thường thì thật là trớ trêu và thú vị nhường bao!

Câu chuyện giữa tôi với nhà sư chùa Vũ Đoài kéo dài gần 2 giờ đồng hồ. Lời kết thúc của ông khiến tôi nghẹn nơi cổ họng và thấy quý mến ông hơn giây phút làm quen ban đầu. Trước hết, ông là người con của đồng đất Thái Bình, quê hương của Bảng Đôn, của Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm với dáng vẻ, trình độ uyên bác truyền thống của người trí thức Sơn Nam xưa.

Ông là ai? Khi tôi chào tạm biệt ông, ra đến cửa gặp đồng chí Phó chủ tịch xã… mới biết ông là Thượng tọa Thích Quảng Độ, một nhà Phật học có tên tuổi. Thật là nhờ duyên văn tự mà được trò chuyện cùng ông[11].

Tôi cứ mỉm cười một mình. Sách “Độc thư lạc thú” của học giả đời Thanh Ngũ Chi Hiên trong mục “Di tình” chưa có trường hợp nào như hôm nay tôi gặp.

Âu cũng là một điều kỳ thú!

Hà Nội – Hè 1992
N.T.Đ.

___________________________________

Chú thích

* Nhà Hán học
[1] Sách xem tướng của Ma Y. Ma Y có nghĩa là áo gai. Có thuyết nói Ma Y là thầy học của Trần Đoàn (?-989) về âm dương học. Ông tu luyện ở núi Hoa Sơn, chuyên mặc áo gai. Nhờ sở dắc học thuật của thầy, sau này Trần Đoàn đứng đầu phái Hà đồ thời Tống, và được Chu Đôn Di phát triển, cải biến để thành một phái trong Lý học thời Tống.
[2] Anagarika Govinda: tác giả cuốn The Way of the White Clouds (Con đường qua mây trắng). Bản dịch tiếng Việt của Nguyên Phong do Làng Văn xuất bản ở Canada, 1990, lấy tên Đường mây qua xứ tuyết (B.T.).
[3] Bertrand Russel (1872-1970): triết gia, nhà lôgic học và hoạt động xã hội nổi tiếng người Anh, từng là Chủ tịch Tòa án quốc tế xử tội đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.
[4] Dịch nghĩa: Học đến như Hàn Dũ rốt cuộc về cuối đời mới hiểu đạo; Lý lẽ đến cùng như Lương Vũ Đế rồi mới biết tôn quý kinh Phật.
[5] Thực ra việc xác định pho tuợng Phật chùa Bộc là cả một vấn đề học thuật lý thú và không đơn giản, cần được tiếp cận ở nhiều phương diện, kể cả nghệ thuật đặc tả có tính chất tượng trưng của nó. Nhưng do quan niệm một thời chi phối, chúng ta cứ muốn giải thích các vấn đề học thuật theo cảm quan chính trị mà mình sẵn có, nên đã cô lập hoặc quá nhấn mạnh các chi tiết, trong đó có chi tiết một chân không giày, có vẻ “bình dân” của tượng. Xem thêm Văn Tân – Về pho tượng Quang Trung tìm thấy ở chùa Bộc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 39 (tháng Sáu 1962). Cũng xem thêm hai ý kiến gần đây: 1. Nguyễn Duy Hinh – Về một pho tượng trong chùa BộcNghiên cứu lịch sử, số 3 (250) 1990; 2. Trần Đắc Thọ – Bàn thêm về pho tượng lạ chùa BộcNghiên cứu lịch sử, số 1 (254) 1991 (B.T.).
[6] Lã Tổ: tức Lã Động Tân, người đất Kinh Triệu đời Đường, thi mấy khoa Tiến sĩ không đỗ, sau theo Ly Chung Quyền tu tiên đắc dạo, được đời xếp vào một trong 8 vị tiên (Bát tiên).
[7] Theo Nguyễn Đức Hàn: Tôi luyện Yoga. Bản thảo viết tay 500 trang, chưa xuất bản. Tài liệu của cư sĩ Hương Long, huyện Đông Hưng, Thái Binh, cho mượn.
[8] A la hán (Arhàn): thuật ngữ Phật giáo tiểu thừa, chỉ người đã đạt đến chỗ cực ngộ, diệt hết mọi phiền não, nên được cõi người cung dưỡng, vĩnh viễn vào niết bàn, không còn chịu quả báo luân hồi. Tiền A la hán là người đang muốn đạt đến A la hán (B.T.).
[9] Cách phiên âm tiếng Trung Quốc chữ Inspiration, tức là cảm hứng.
[10] Vấn xá, cầu điền: hỏi thăm nhà cửa, ruộng vườn.
[11] Gần dây, Đại đức Thích Thanh Ninh ở Phân viện Phật học Hà Nội có cho biết, Thượng tọa Thích Quảng Độ hiện đang chủ trì dịch thuật bộ Phật giáo đại từ điển tức bộ sách Phật Quang đại từ diển (xem phần tin) sẽ hoàn thành trong vòng 5 năm (1991-1995) (B.T.).

Theo nhiều bạn đề nghị, xin đính kèm bài thơ của Nguyễn Tiến Đoàn viết vào đầu năm 2015 tặng tôi, như sau:

乙未年寄良友文學院教授阮惠之之几前雅鑑

阮家肖子惠仁兄
無畏無移志不倾
善美有時權力奪
真人名節固如城
太平省建昌縣良江耕人
书赠於洞菴書室

Ất Mùi niên, ký lương hữu Văn học viện Giáo thụ Nguyễn Huệ Chi chi kỷ tiền nhã giám

Nguyễn gia tiếu tử Huệ nhân huynh,
Vô úy, vô di, chí bất khuynh.
Thiện mỹ hữu thời quyền lực đoạt,
Chân nhân danh tiết cố như thành.
Thái Bình tỉnh, Kiến Xương huyện,
Lương Giang canh nhân,
thư tặng ư Động Am thư thất.