Sunday, June 26, 2022

Tâm thư: Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP
HỘI ẤN HÀNH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
VIETNAM GREAT TRIPITAKA FOUNDATION
4333 30th Street, San Diego, CA 92104 – U.S.A.
Tel: (619) 283-7655


HỘI ẤN HÀNH
ĐTKVN:

Hội trưởng:
Thích Nguyên Siêu

Thư ký:
Thích Hạnh Tuệ

Thủ quỹ
Vĩnh Hảo

 

BAN ẤN HÀNH:

Trưởng ban:
Thích Hạnh Viên

Phó ban:
Văn Công Tuấn

Phát hành:
Thích Nữ Quảng Trạm

Ấn loát:
Bạch Xuân Phẻ
Trần Nguyễn Nhị Lâm

Kỹ thuật:
Trần Minh Triết
Nguyễn Lê Trung Hiếu

TÂM THƯ

V/v: Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn Thiền đức Tăng Ni,

Kính thưa quý thiện hữu tri thức, cùng quý thiện nam tín nữ Phật tử xa gần,

Phật giáo đã truyền vào Việt Nam hai nghìn năm, nhưng qua bao thăng trầm lịch sử dưới nhiều triều đại, chính thể, việc phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển (từ tiếng Phạn hay Hán) sang tiếng Việt vẫn chưa được thực hiện một cách trọn vẹn và thống nhất. Trong khi đó, truyền bản Phạn-Hán thì tương đối đã được hoàn tất từ nhiều thế kỷ trước qua nhiều triều đại Trung Hoa; cho đến thế kỷ thứ 20, Đại Tạng Kinh bằng Hán văn lại được khởi sự biên tập, đối chiếu, hiệu chính và cước chú rất kỹ lưỡng, công phu dưới triều Đại Chánh (Taisho) thứ 11, vào năm 1922, với sự tham gia của trên 100 học giả Phật giáo hàng đầu tại Nhật Bản. Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ dùng Hán bản Đại Chánh Đại Tạng Kinh này làm để bản (bản đáy), và đặc biệt là có tham chiếu các truyền bản tiếng Phạn, Pali và Tây Tạng dưới sự chủ trì của nhị vị học giả tinh thông Phật học và Sử học là Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát.

Kế thừa sự nghiệp phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam (ĐTKVN), Hòa thượng Tuệ Sỹ—một trong 18 thành viên của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng (do Viện Tăng Thống GHPGVNTN chỉ định thành lập năm 1973), tiếp tục thực hiện công trình phiên dịch dang dở của Hội đồng; và với sự quán thông Tam Tạng Thánh Điển qua các truyền bản Phạn, Hán, Tây Tạng, đã nêu một tiêu chí chuẩn mực nhất có thể để thực hiện một Đại Tạng Kinh Việt Nam với tiếng Việt trong sáng, hàn lâm, góp phần phát triển phương tiện tuệ học cho tứ chúng đệ tử Phật đồng thời làm phong phú thêm cho kho tàng ngôn ngữ Việt. ĐTKVN bao gồm tất cả Thánh Điển Phật giáo được dịch sang tiếng Việt qua các thời kỳ lịch sử, bởi chư vị dịch giả các triều đại quá khứ, cùng với các dịch giả hiện tại và đương lai; do vậy, theo dự án của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng thành lập vào ngày 03 tháng 12 năm 2021), sẽ là một bộ Kinh đồ sộ ước chừng 200 tập khổ 6.5 x 9.5 inches (16.5 x 24 cm).

HĐPDTTLT với ba Ủy ban là UB Duyệt sách, UB Phiên dịch và UB Chứng nghĩa Chuyết văn, quy tụ một số ủy viên có trình độ chuyên môn về Phật học, Việt văn và cổ ngữ, dành hết tâm lực và thời gian để thực hiện công trình phiên dịch. HĐPDTTLT được sự toàn tâm yểm trợ của Hội Đồng Hoằng Pháp (do chư vị lãnh đạo các GHPGVNTN châu lục và quốc gia thành lập vào ngày 08 tháng 5 năm 2021), trong đó có Ban Bảo Trợ và Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam trực tiếp đảm nhận vận động tài chánh và tiến hành việc in ấn và phát hành ĐTKVN.

Kính thưa chư liệt vị,

Trong Kinh Duy-ma-cật, chương 13, phẩm Cúng Dường Pháp, có dạy: “Cúng dường Chánh Pháp là cúng dường tối thượng.” Chúng tôi tu học và hành đạo bao năm nay được góp phần nhỏ vào dự án vĩ đại do Hòa thượng Tuệ Sỹ chỉ đạo, với tâm nguyện đền ơn Phật-Pháp-Tăng trong muôn một, với ước vọng được nhìn thấy ĐTKVN hình thành từng kinh, từng bộ trong những năm tháng sắp tới. Có thể nói đây quả là nhân duyên vô cùng thù thắng cho một đời người.

Với tâm thành, chúng tôi xin tha thiết thỉnh cầu chư tôn Thiền đức Tăng Ni và Phật tử khắp nơi, vì tâm nguyện cúng dường Chánh Pháp, vì nguyện vọng được chứng kiến trong đời mình một bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt thật chuẩn mực, mang tầm vóc quốc tế, xứng đáng với chiều dài 2000 năm Phật giáo trên quê hương Việt Nam, hãy cùng đóng góp trí lực và tài lực cho công trình dài lâu này.

Thay mặt Hội Ấn Hành ĐTKVN, chúng tôi thành kính thâm tạ chư tôn Thiền đức và quý Phật tử xa gần. Nguyện đem công đức cúng dường Chánh Pháp này hướng về khắp tất cả; kính chúc chư tôn Thiền đức pháp thể khinh an, chúng sinh dị độ; và chúc nguyện chư thiện tín nam nữ cùng gia quyến vô lượng an khang, cát tường.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát – tác đại chứng minh.

PL. 2566, ngày 01 tháng 6 năm 2022
TM. Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam
Hội trưởng
Hòa thượng Thích Nguyên Siêu


* Chi phiếu cúng dường ấn hành, xin đề “Đại Tạng Kinh VN” và gửi về địa chỉ sau:

Đại Tạng Kinh VN
4333 30TH Street, San Diego, CA 92104 – U.S.A
(Chi phiếu xin ghi nơi phần Memo: ĐTKVN)

* Quý vị ở Hoa Kỳ có thể chuyển tiền vào tài khoản Bank of America của Hội Ấn Hành ĐTKVN qua 2 cách:

1) ZELLE vào địa chỉ email: daitangkinhvietnam@yahoo.com

2) Chuyển tiền trực tiếp (transfer) vào tài khoản:
Dai Tang Kinh VN
Account #: 3251 5213 4392
Routing #: 121000358
Bank of America

* Từ các nước ngoài Hoa Kỳ, quý vị có thể chuyển khoản (wire) theo địa chỉ và SWIFF code như sau:

Vietnam Great Tripitaka Foundation
SWIFT code: BOFAUS3N
Bank of America, N.A.
222 Broadway, New York, NY 10038

* Hội sẽ gửi Phiếu Công Đức (Donation Receipt) đến quý vị sau khi nhận tịnh tài cúng dường (nếu được cung cấp địa chỉ); và các khoản cúng dường này đều có thể được khấu trừ thuế theo luật định.

** Danh sách chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử cúng dường ấn hành ĐTKVN sẽ được đăng và cập nhật nơi trang

Friday, June 17, 2022

Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Sự Tăng Trưởng Và Phát Triển Của Các Tổ Chức Phật Giáo – 2. Khởi Công Xây Dựng Một Tổ Chức Phật Giáo Tại Hoa Kỳ | Growth And Development Of Buddhist Organizations

 


Sự Tăng Trưởng Và Phát Triển Của Các Tổ Chức Phật Giáo

Nguyên bản: Growth And Development Of Buddhist Organizations
của Hòa thượng Henepola Gunaratana Mahathera,
Trưởng ban Tăng già Nayaka tại Hoa Kỳ; Chủ tịch Hội Bhavana.
Tâm Quảng Nhuận dịch Việt

 

2. Khởi Công Xây Dựng Một Tổ Chức Phật Giáo Tại Hoa Kỳ

Tại sao một Tổ chức Phật giáo ở Hoa Kỳ có thể phát triển mạnh mẽ

Tự do tôn giáo

Nước Mỹ như một lò luyện kim. Nhiều người đã định cư sớm ở đây để tìm kiếm tự do tôn giáo. Các tổ tiên của đất nước này có tầm nhìn xa khi thiết lập quyền tự do tôn giáo trong Hiến pháp. Bất cứ điều gì có thể thành công trên đất nước Hoa Kỳ là nhờ vào hiến định về tự do vô hạn.

Mặc dù khoảng 80% người Mỹ theo đạo Thiên chúa và có nhiều người theo trào lưu chính thống, cũng như cuồng tín, nhưng vẫn có sự khoan dung rất lớn đối với các tôn giáo khác. Tôi không biết có quốc gia nào khác mà lại có nhiều người cuồng tín chiếm tỷ lệ đa số mà luật pháp lại bảo vệ rất nhiều cho các tôn giáo đa dạng. Hiến pháp Mỹ rất hào phóng, nó cho phép bất cứ điều gì.

Ví dụ, khi một nhà lãnh đạo tôn giáo nào đó ở một quốc gia khác thu hút sự chú ý của toàn thế giới bằng hành động chống đối Hoa Kỳ, và đốt quốc kỳ một cách công khai, v.v., người Mỹ cảm thấy phẫn nộ vì tình yêu nước rất mạnh mẽ. Trong thời gian căng thẳng đó, một số sinh viên của quốc gia đó đang ở Mỹ – những người được hưởng những lợi ích khi sống được giáo dục ở Mỹ – đã biểu tình chống lại Hoa Kỳ. Một đề xuất đã được đưa ra trước Quốc hội để trục xuất các sinh viên. Nhưng Quốc hội đã quyết định rằng các sinh viên có quyền bày tỏ ý kiến ​​của mình nên việc trục xuất họ sẽ không phải là Đất Nước Mỹ. Vì vậy, họ không làm gì cả. Chúng tôi không biết điều gì có thể xảy ra với học sinh ở bất kỳ quốc gia nào khác không?

Nước Mỹ có những nguyên tắc cao cả như vậy. Cho nên, bất kỳ tổ chức tôn giáo nào cũng có thể phát triển ở đây, với điều kiện là tổ chức đó tuân thủ các quy định về thuế và luật, và miễn là không có rào cản ngôn ngữ ngăn cản giao tiếp.

Sự tò mò

Người dân Mỹ rất tò mò. Họ có thể bỏ tiền và thời gian ra để điều tra, thỏa mãn trí tò mò của mình. Khi một cái gì đó mới mà họ muốn biết: Đây là cái gì? Đất nước này là một quốc gia mới mẽ so với các nước khác trên thế giới. Nó giống như một thiếu niên. Những người có rất nhiều năng lượng. Phật giáo mới du nhập vào Hoa Kỳ, và sự quan tâm về Phật giáo rất mạnh mẽ. Rất nhiều người lần đầu tiên đọc sách và đến các trung tâm thiền để tìm hiểu về đạo Phật.

Những thách thức đặc biệt khi tổ chức tại Hoa Kỳ

Ứng xử với hàng xóm

Mặc dù Hiến pháp đưa ra những nguyên tắc cao quý, nhưng không phải mọi cá nhân đều đề cao những nguyên tắc này. Khi thành lập một tổ chức Phật giáo ở Mỹ, một đất nước chủ yếu là Cơ đốc giáo, chúng ta phải rất khéo léo. Hãy tuân thủ nguyên tắc hòa bình cơ bản của Phật giáo. Nếu bạn gây ra xích mích và cãi vã, hòa bình sẽ trở thành “cưỡng cầu”! Nếu những người không phải là Phật tử cảm thấy chúng ta là một mối đe dọa đối với họ, tất sẽ khó chịu. Phật giáo không được xem là một tôn giáo hữu thần, do đó những người theo tôn giáo hữu thần có thể phản đối sự hiện diện của chúng ta. Ngoài ra, có người lo sợ rằng một tổ chức Phật giáo có thể là một loại giáo phái nào đó. Phật giáo vẫn chưa được nhìn nhận là chính thống, mặc dù vẫn đang dần đi vào xu hướng chính. Một số người sợ hãi và nghi ngờ bất cứ điều gì họ không hiểu; bất cứ điều gì mới tưởng chừng như một mối đe dọa.

Một số ngôi chùa Phật giáo đã bị thiêu rụi. Tôi nhớ lại một vụ cháy ở Boston khoảng mười hay mười hai năm trước. Đó là một ngôi chùa xinh đẹp của Nhật Bản nằm trên một ngọn đồi mà người dân đã đổ hàng triệu đô la để xây dựng. Nó bị thiêu rụi chỉ một ngày sau lễ khánh thành.

Điều quan trọng là liên hệ với những người hàng xóm một cách thân thiện, hầu làm cho họ hiểu những gì chúng ta đang làm, trước khi xây dựng bất cứ điều gì. Thay vì thành lập cơ sở, tổ chức một cách đột ngột, cần phải khéo léo, lưu tâm và giữ ôn hòa. Một người bạn của tôi, đồng sáng lập Hội Bhavana, khi khởi dựng tu viện trong khu rừng tịch tĩnh tại một vùng thôn dã Virginia. Sau khi chọn đất, thậm chí trước khi mua nó, ông đã tổ chức các buổi điều trần công khai về kế hoạch xây dựng tu viện của mình. Ban đầu, những người hàng xóm đã đến và lên tiếng phản đối. Bạn tôi đã làm việc với những người này và dần dần họ đều đồng ý chấp thuận cho dự án.

Bất chấp sự hào phóng và tự do của nước Mỹ, con người vẫn là con người và có những điểm yếu. Tại hầu hết các trung tâm mà tôi được biết, người hàng xóm gần nhất vẫn rất khó chịu. Một lần nọ, khi một nhóm người không theo tín ngưỡng Thiên chúa giáo đã mua năm mẫu đất để thành lập cộng đồng tôn giáo của họ, người hàng xóm gần nhất cảm thấy rất bức xúc về điều này nên đã rắc tâm mở một cửa hàng bán thịt chỉ để làm cho nhóm họ khó chịu (nhóm này ăn chay trường). Cả nhóm không phản ứng gì. Theo thời gian, họ dần dần mua lại đất đai xung quanh và càng ngày càng mở rộng nhân số tham gia vào cộng đồng tín ngưỡng. Khi nắm giữ 1000 mẫu đất xung quanh như vậy, tự nhiên người đàn ông kia phải đóng cửa hàng bán thịt vì không có nhiều người có nhu cầu mua thịt ở gần đó nữa. Rốt cuộc, anh ta cũng đã bán đất của mình cho cộng đồng kể trên. Đây quả là một cách kiến lập rất ôn hòa. Ngày nay, cộng đồng tôn giáo đó đã phát triển thành 7000 mẫu Anh trong khu vực.

Tôi cũng biết một trung tâm ở Florida có một người hàng xóm hay dùng cưa máy hoặc máy cắt cỏ để gây ồn cho các thiền sinh mỗi khi nào có khóa tu. Còn tại một ngôi chùa Việt Nam ở thủ đô Washington, người hàng xóm đã yêu cầu dỡ bỏ tấm biển xuống. Khi được hỏi liệu anh có phản đối tấm biển nếu đó là một tổ chức Cơ đốc nhân hay không và anh đã trả lời thẳng thừng rằng mình sẽ không phản đối nếu là như vậy.

Trở lại, trải nghiệm của Bhavana Society là một điển hình. Những người hàng xóm của chúng tôi lúc đầu không hiểu rõ, nhưng khi đã hiểu nơi này là gì, họ trở nên thân thiện. Tuy nhiên, giống như các trung tâm khác, trong số những người hàng xóm gần gũi nhất của chúng tôi vẫn không thân thiện. Lần đầu tiên khi tổ chức một khóa tu trên khu đất mà ngày nay các tòa nhà được dựng lên, người hàng xóm của chúng tôi đã bước ra và hát những bài hát sùng kính Cơ đốc giáo. Song, cô ấy thất vọng vì chúng tôi tỏ ra rất thích giọng hát tuyệt vời của cô. Đến khóa tu tiếp theo, gia đình lại đánh trống. Chúng tôi không nói gì nhưng những người hàng xóm khác thì phàn nàn với Cảnh sát trưởng, họ buộc phải dừng lại. Rồi khi người phụ nữ cố gắng chống báng bằng một đơn kiện, nhưng lại có một người hàng xóm thân thiện khác đã kêu gọi tất cả những người hàng xóm còn lại đó đừng ký tên, hầu hết họ đã làm như vậy.

Gia đình bên cạnh đã tỏ nhiều thái độ nhưng chúng tôi vẫn bình yên. Đôi khi họ bật nhạc rock qua loa phóng thanh vào những ngày lễ kỷ niệm, khi chúng tôi có nhiều khách. Người đàn ông hàng xóm thường hét lên “Đừng rung cái chuông đó nữa!”  khi chúng thỉnh chuông vào lúc 5:00 sáng. Cuối cùng thì anh ta cũng ngừng la hét. Theo thời gian, họ bình tĩnh lại và sự cố ít hơn. Một vài tháng trước, con trai của người hàng xóm hiện đang học đại học, ghé qua và xin lỗi rằng anh đã từng chống đối chúng tôi. (Anh ta từng tung tin đồn trong đám trẻ rằng chúng tôi đang ăn thịt người.) Chúng tôi thường dặn thập phương bá tánh không được đi trên con đường giữa các khu nhà ở đây, để tránh gây xôn xao cho hàng xóm. Gần đây chúng tôi có mua một căn nhà liền kề với mảnh đất của mình và cũng có một phần giáp với người hàng xóm khó chịu trước đây. Vào tuần trước, lúc một trong những vị khách của chúng tôi đến viếng thăm, người phụ nữ hàng xóm đó đã hét vào mặt cô ấy rằng chúng tôi nên cút đi.

Hiến pháp thể hiện quan điểm chính thức cởi mở của Hoa Kỳ và tôi nghĩ rằng luật pháp được thực thi mà không có sự phân biệt đối xử. Tuy nhiên, các cá nhân đều có điểm yếu của họ, và chúng ta phải phòng hộ cho điều đó.

Hệ thống pháp luật

Để thành công ở Mỹ, bạn phải tuân thủ mọi quy tắc pháp lý. Có các luật liên bang, luật tiểu bang và quy tắc địa phương. Các quy tắc của tiểu bang và địa phương khác nhau, tùy thuộc vào nơi bạn đang thiết lập tổ chức của mình. Bạn phải dành thời gian để tìm hiểu tất cả các quy tắc này.

Bạn cần một luật sư ngay từ đầu để giúp bạn trong suốt quá trình này. Khi thành lập tổ chức, bạn phải tuân theo một quy trình thủ tục giấy tờ nhất định, từng bước. Đừng cố gắng trốn tránh các thủ tục pháp lý. Bạn phải soạn thảo các điều luật của mình, v.v. Bạn phải đăng ký tổ chức của mình với tiểu bang và bạn phải gia hạn đăng ký hàng năm. Một số tiểu bang cũng yêu cầu báo cáo tài chính định kỳ. Có rất nhiều điều như thế mà bạn cần phải biết.

Việc miễn thuế liên bang cho các tổ chức từ thiện là một phần của chính sách Hoa Kỳ – bạn phải xem xét các cách khác nhau để được miễn thuế. Ví dụ, nếu bạn hoàn toàn là một tổ chức tôn giáo, bạn sẽ được miễn thuế một lần, nếu là tổ chức giáo dục thì bạn được miễn thuế; nếu bạn là một tổ chức phi lợi nhuận, bạn sẽ nhận được một sự miễn trừ khác, và nếu một tổ chức phi lợi nhuận tôn giáo, bạn sẽ nhận được một sự miễn trừ khác. Tại Bhavana Society, chúng tôi đã chọn kết hợp với tư cách là một tổ chức “phi lợi nhuận”, nhưng chúng tôi tiếp tục cứu xét về việc có nên chuyển sang phân loại “tôn giáo” hay không. Tất cả những cách phân loại tổ chức của bạn đều mang lại những lợi ích khác nhau và có thể mang lại một số tác động bất ngờ trong tương lai, vì vậy, điều quan trọng là phải nhận được lời khuyên pháp lý tốt.

Bạn phải nộp các biểu mẫu Thuế thu nhập liên bang cho IRS hàng năm – và nếu không gửi tất cả các biểu mẫu thích hợp, nhiều năm sau, bạn có thể bị phạt hàng chục nghìn đô la (mặc dù tổ chức thực sự không nợ thuế trong những năm đó.) Gần đây, tại Bhavana Society, chúng tôi nhận được thông báo từ IRS (cục thuế liên bang) rằng chúng tôi đã không gửi được một số biểu mẫu bắt buộc của vài năm. Tôi ngay lập tức liên hệ với một luật sư và sẵn sàng trả cho họ bất cứ việc gì cần thiết để giải quyết vấn đề. Tôi không muốn chịu bất kỳ rủi ro nào với cơ quan thuế; hồ sơ của chúng tôi phải hoàn toàn minh bạch.

Nếu bạn phục vụ đồ ăn tại tổ chức của mình, bạn phải tuân theo một số quy định của Bộ Y tế. Bạn phải tuân theo các mã xây dựng nhất định khi xây dựng cơ sở của mình. Cần phải tuân theo các quy định trong hệ thống thoát và xử lý nước nếu bạn không ở trong hệ thống của thành phố. Ví dụ, ngay cả khi các thành viên của bạn không muốn clo, bạn phải đưa nó vào nước của bạn, bởi vì chính phủ yêu cầu điều đó.

Khi chọn đất để mua cho cộng đồng tổ chức tôn giáo của mình, hãy tìm hiểu về quy hoạch. Các quy định về phân vùng cấm hoặc cho phép một số loại công trình (công nghiệp, nhà ở, kinh doanh bán lẻ, v.v.) trong một số khu vực nhất định. Bạn có thể kiến ​​nghị để được thay đổi sắc lệnh quy hoạch cho phép được xây dựng trung tâm của mình. Đừng mạo hiểm xây dựng bất cẩn vi phạm pháp lệnh quy hoạch.

Một số bang có nhiều quy định nghiêm ngặt hơn những bang khác. Ngoài ra, một số bang nghiêm ngặt hơn trong việc thực thi các quy tắc mà họ có. Do đó, phải biết mình đang ở hoàn cảnh nào. Ví dụ, ở Massachusetts, các quy tắc xây dựng nghiêm ngặt đến mức một số trung tâm thiền dù đang cố gắng xây kutis (nhà nhỏ), nhưng lại không thể. Ở Tây Virginia, chúng tôi có thể có những tòa nhà “mộc mạc” – những tòa nhà thiếu hệ thống ống nước và điện – do đó chúng tôi có thể xây những kutis (nhà tranh) nhỏ đơn giản và khá truyền thống cho những thiền sinh đơn độc. Tôi nghĩ rằng các cơ sở “mộc mạc” cũng được phép ở một số tiểu bang khác. Một ví dụ khác là thuế tài sản của tiểu bang: Tôi thấy ở Washington, DC rằng ngôi chùa có thể được miễn thuế tài sản của tiểu bang, nhưng ở Tây Virginia, thì không. Cũng lưu ý rằng ở một số tiểu bang nhất định, bạn có thể nhận được các khoản khấu trừ thuế bán hàng của tiểu bang đối với một số mặt hàng (chính xác mặt hàng nào có thể phụ thuộc vào cách nhóm của bạn được phân loại trong thủ tục thuế liên bang; ở Tây Virginia có nhiều khoản khấu trừ cho tổ chức phi lợi nhuận hơn là cho hội đoàn tôn giáo.)

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng một số thành phố có quy định cực kỳ nghiêm ngặt, đặc biệt là khi xây dựng các tòa nhà.

Xã hội phức tạp

Mọi thứ lúc đầu khó khăn hơn hiện tại. Đầu tiên, bạn phải liên hệ với đúng người, đúng thời điểm, chấp nhận và tận dụng lòng tốt cũng sự hào phóng của họ để bắt đầu mọi thứ để làm quen với hệ thống mới. Thông qua thử nghiệm và sai lầm, chúng ta tìm ra những cách dễ dàng để thực hiện công việc.

Thoạt đầu, nó đặc biệt khó hiểu trong một xã hội cạnh tranh, vì có quá nhiều lựa chọn về cách thực hiện mọi việc. Ví dụ, chọn một công ty dịch vụ điện thoại đường dài. Một công ty tiếp cận bạn và đưa ra các điều khoản, mức giá và dịch vụ nhất định, và bạn chấp nhận công ty đó. Sau đó, một công ty khác tiếp cận bạn và cung cấp một số loại dịch vụ tùy chỉnh và các tùy chọn hữu ích. Các dịch vụ của nó có vẻ tiện lợi hơn so với công ty kia. Vì vậy, bạn phải lựa chọn. Tuy nhiên, khi bạn quyết định đổi sang công ty thứ hai, thì ngay  sau đó công ty đầu tiên sẽ làm điều gì khác nhằm cố gắng đưa bạn trở lại với tư cách khách hàng, chẳng hạn như cung cấp mức giá tốt hơn. Có vô số quyết định hành chính như thế để thực hiện, để cố gắng tiết kiệm tiền và làm cho mọi thứ thuận lợi. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng những người bán hàng không lợi dụng sự thiếu hiểu biết của mình để tính phí bạn cao hơn nhiều so với những khách hàng khác.

Khi đến một đất nước mới và cố gắng thành lập tổ chức tôn giáo, bạn không biết nhiều về những điều này. Bạn phải liên hệ với người am hiểu. Nhận được lời khuyên; tìm hiểu cách các tổ chức khác tiến hành công việc.

Trong quá trình tìm kiếm, thu thập thông tin ban đầu, bạn phải tìm hiểu những câu hỏi thích hợp để hỏi, để có được câu trả lời đúng. Ví dụ, bạn cần biết về bảo hiểm: bảo hiểm ô tô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tòa nhà (chống hỏa hoạn và các thiệt hại khác), trách nhiệm cơ sở (trong trường hợp ai đó ngã xuống và kiện bạn) và bảo hiểm cho Hội đồng quản trị. Sau đó, bạn phải liên hệ với các công ty bảo hiểm, và sau này có thể thay đổi công ty nếu các chính sách hợp đồng không tốt. Tại Bhavana, mười năm sau khi khánh thành, chúng tôi vẫn luôn luôn chuẩn bị và sẵn sàng cho những điều này.

Ít hỗ trợ hơn ở Mỹ

Tại các quốc gia Phật giáo Á Châu, cư sĩ đảm trách phần lớn công việc trong chùa. Cư sĩ luôn ở đó để hỗ trợ. Họ mang thức ăn, nấu ăn, chào đón, thanh toán hóa đơn, tài trợ cho các cơ sở, sửa chữa, v.v. Trong ngôi chùa mà tôi đã sống nhiều năm ở Malaysia, các cư sĩ đã làm việc suốt ngày. Bất cứ khi nào một nhà sư muốn đến một nơi nào đó, một vị cư sĩ lái xe cho họ, hoặc nhà sư sẽ sử dụng một chiếc taxi do tổ chức hỗ trợ cho chùa cúng dường hàng tháng. Nó rất dễ dàng và thuận tiện.

Khó có thể tìm thấy loại hỗ trợ vật chất này ở Mỹ. Người Mỹ cung cấp hỗ trợ dưới hình thức tiền. Tôi không hoàn toàn ngạc nhiên về điều này, vì tôi đã thấy tiền cúng dường ở các ngôi chùa tại các nước khác trước khi tôi đến Mỹ, và tôi biết đây là xu hướng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tôi thấy có 4 lý do chính để điều này xảy ra ở Mỹ. Lý do đầu tiên là người Mỹ thiếu thời gian. Mặc dù họ có thể có những kỳ nghỉ dài tốt đẹp, nhưng hàng ngày họ đều vội vã chỉ để cố gắng sinh tồn. Họ dành nhiều thời gian lái xe trên đường và làm việc ở văn phòng hơn là ở nhà; tình nguyện dành thời gian ở chùa đồng nghĩa là hy sinh thời gian ở nhà với gia đình.

Lý do thứ hai là thiếu truyền thống Phật giáo ở Mỹ. Trừ khi ngôi chùa nằm ở trung tâm của một cộng đồng Phật giáo dân tộc, nó sẽ không đóng vai trò là trung tâm cộng đồng địa phương như ở các quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Hầu hết mọi nơi trên đất Mỹ, người dân địa phương đều theo đạo Thiên chúa. Những người ủng hộ tổ chức Phật giáo đang trải dài trên những khoảng cách rất xa. Hầu hết các phật tử thuần tín phải đi một quãng đường dài mới đến được chùa. Tại Bhavana, nhiều người ủng hộ chúng tôi đến từ các tiểu bang, thậm chí hàng trăm dặm, khi muốn thăm Bhavana. Nhiều đệ tử giữ liên lạc với tôi với tư cách là một người thầy, qua E-mail, fax, thư hoặc điện thoại, và gặp tôi khi tôi đến thăm các thành phố của họ. Đối với nhiều người, không thể thường xuyên lui tới để giúp đỡ việc bảo trì ngôi chùa.

Nguyên nhân thứ ba đến từ sự khác biệt về văn hóa giữa người Mỹ và người châu Á. Người Mỹ thích lên kế hoạch trước mọi thứ, bao gồm cả việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho một số công việc nhất định. Họ gặp khó khăn trong việc thích nghi với cách tiếp cận linh hoạt được thực hiện trong một ngôi chùa truyền thống, nơi mọi người sẽ đến và thấy một công việc cần phải làm và đảm nhận nó. Người Mỹ cần được mời mọc làm nhiệm vụ, bởi vì người Mỹ sợ làm phiền ai khác đã có kế hoạch cụ thể đảm nhiệm nó. Tuy nhiên, các nhà sư phải nghiêm kỷ là không được yêu cầu ai phải làm mọi thứ thay cho mình, đó mới là vấn đề. Người Mỹ sẽ không làm việc nếu không được hỏi, trong khi nhà sư sẽ không hỏi.

Lý do thứ tư là người Mỹ có đủ tiền để cúng dường cho chùa. Do đó, họ cung cấp tiền. Theo một số cách, điều này biến truyền thống đi đầu. Theo truyền thống, cư sĩ đến chùa để ủng hộ đời sống thiền định của các tăng ni. Ở đây, các tăng ni sử dụng tiền quyên góp của cư sĩ để mua hàng tạp hóa và các nhu yếu phẩm khác, nhưng họ tự làm công việc của chùa. Sau đó – khi họ có thời gian – các cư sĩ đến và thưởng thức việc thực hành thiền định tại chùa – được hỗ trợ bởi công việc của các tăng ni.

Để bắt đầu xây dựng tịnh xá Washington, các nhà sư chúng tôi phải tự mình làm mọi việc. Sau khi chúng tôi mua tòa nhà, cần phải được sửa chữa. Nó đã bị hỏng, với hệ thống ống nước cũng hư hỏng, cửa sổ vỡ, tường vỡ, mái nhà bị hỏng, mọi thứ đều hỏng. Chúng tôi yêu cầu vật liệu xây dựng – không ai mang chúng đến. Chúng tôi đã nhờ mọi người giúp đỡ – không ai giúp cả. Chúng tôi đã phải tự mua mọi thứ. Chúng tôi phải dọn dẹp, nấu ăn, mua hàng tạp hóa và làm công việc văn phòng. Tôi phải đi bộ gần một tiếng đồng hồ mới đến được kho gỗ, rồi lại phải vác củi trên vai. Chúng tôi phải cắt cỏ, nếu không hàng xóm sẽ phàn nàn. Chúng tôi không có đủ tiền để thuê người; chúng tôi đã phải làm tất cả một mình.

Các tu sĩ chúng tôi không được đào tạo về công việc hành chính, công việc thư ký, nghề mộc, nấu ăn, và những việc như vậy. Chúng tôi phải làm những gì có thể, học bằng cách thử và chấp nhận sai. Khi những người thiện nguyện đã không thể đến phụ giúp.

Khi thành lập Hội Bhavana, tình hình cũng giống như vậy: hầu hết công việc, bao gồm thiết kế và xây dựng các tòa nhà, đều do các nhà sư thực hiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng tôi đã có thể thuê nam giới làm một số dự án xây dựng. Trong vài năm gần đây, phần lớn công việc dọn dẹp nhà cửa được thực hiện bởi những cư sĩ dự định xuất gia.

Bạn có thể thắc mắc làm thế nào mà các nhà sư Nguyên thủy có thể làm được tất cả những điều này, bởi vì chúng tôi tin tưởng và tuân thủ nghiêm ngặt Luật tạng. Chúng tôi làm những điều này chỉ để bắt đầu kiến thiết ngôi chùa, và những quy tắc mà chúng tôi đã chuyển thể chỉ là những quy tắc không làm tổn hại đến bất kỳ ai, chẳng hạn như không xử lý tiền và không được lái xe ô tô. Trên thực tế, không bao giờ có bất kỳ quy tắc nào chống lại việc lái xe ô tô, tất nhiên; Đức Phật bảo các tu sĩ không được cưỡi súc vật hoặc bị súc vật kéo vào xe, vì lòng từ bi, bởi vì tất cả là chúng sinh. Với chiếc xe hiện đại, bạn là động vật duy nhất.

Một số quy tắc chỉ là công cụ của phép xã giao. Vì vậy, trong số những quy tắc nhỏ này, nó có thể được chấp nhận. Đây không phải là những quy tắc liên quan đến các nguyên tắc chính của chúng ta là không gây hại, không tham lam và không hận thù. Ví dụ, ở các quốc gia Phật giáo, trong mắt công chúng, việc một nhà sư lái xe hơi là không thích hợp. Trong xã hội phương Tây, điều đó dường như không thích hợp với con người. Họ sẽ chỉ trích nếu chúng tôi sử dụng một chiếc xe hơi đắt tiền, hoặc nếu chúng tôi sử dụng nó chỉ vì lạc thú. Nếu chúng ta sử dụng một chiếc xe chỉ để hoàn thành những việc quan trọng, và với điều kiện chúng ta sử dụng nó mà không đeo bám hay thèm muốn nó, thì không có vấn đề gì. Cá nhân tôi chấp thuận những kiểu chuyển thể này.

Doanh thu

Ở các nước Phật giáo Châu Á, những người cùng tu sẽ ủng hộ một ngôi chùa trong nhiều năm. Một người sẽ ở lại với một tổ chức hoặc một ngôi đền trừ khi có điều gì đó nghiêm trọng xảy ra. Ở Mỹ, mọi người không gắn bó với chùa trong một thời gian dài. Họ bỏ đi hoặc mất hứng thú. Sự quan tâm của người dân Mỹ giảm dần sau khoảng hai năm. Họ có thể tham gia rất nhiệt tình, nhưng sau khoảng hai năm thì họ từ từ rút lui.

Tôi nhận thấy rằng trong ba mươi năm gần đây, người Mỹ đã trở thành “những người mua sắm tinh thần”. Họ thích mua sắm xung quanh để có một hương vị tinh thần. Họ giống như những người thưởng thức trà, những chuyên gia thưởng thức trà tại nhà máy. Người thưởng thức trà không hút thuốc hay uống rượu, v.v. và anh ta nếm một lượng trà nhỏ cả ngày, so sánh các hương vị. Người Mỹ là như vậy. Họ tiếp tục nếm trải kinh nghiệm tâm linh.

Người Mỹ luôn tìm kiếm những điều mới: nhà cửa mới, con người mới, thức ăn mới, thời trang mới, xe hơi mới, bạn bè mới. Nó giống như nền kinh tế năng động, dùng một lần. Điều này cũng xảy ra giữa các trường phái Phật giáo; có rất nhiều tổ chức Phật giáo. Mọi người đi đến một tổ chức có lẽ là truyền thống hơn, sau đó đến một tổ chức khác mang tính nghi lễ hơn, v.v.

Các ngôi chùa theo truyền thống không giữ danh sách gửi thư, danh sách thành viên, danh sách quyên góp – những thứ này là đặc trưng của phương Tây. Ở các nước châu Á, người ta không nghĩ xem mình có phải là “thành viên” của chùa hay không. Họ chỉ tình cờ đến đó, tiếp tục đi, và cảm thấy rằng đây là ngôi chùa mà họ thuộc về. Nếu bạn hỏi một vị khách liệu anh ta có phải là “thành viên” của ngôi chùa hay không, anh ta cảm thấy bị tổn thương. Ngôi chùa mở cửa cho tất cả mọi người; nếu bạn có thể mang thức ăn hoặc tịnh tài đến để cúng dường, bạn sẽ mang nó đến đó, hoặc nếu bạn quyết định tham gia theo một cách nào đó, bạn sẽ làm như vậy. Bạn không đóng phí, không nhận thẻ thành viên và bạn không nhận được “lời nhắc” quyên góp tiền.

Bởi vì những người ủng hộ liên tục thay đổi, các tổ chức Phật giáo ở Mỹ phải thích ứng để làm mọi việc theo cách của phương Tây. Khi những người mới đến, tổ chức Phật giáo sẽ đưa họ vào danh sách gửi thư, và gửi cho họ một bản tin, và sẽ khuyến khích họ gửi tịnh tài để trở thành một “thành viên” (hoặc “người ủng hộ” hoặc “người bảo trợ” tùy thuộc vào số tiền đóng góp). Sau khi là thành viên, hầu hết các tổ chức sẽ gửi cho họ lời nhắc để “duy trì hội phí của họ”. Ngoài ra, danh sách gửi thư phải được cập nhật liên tục. Mỗi khi chúng tôi gửi bản tin của mình, chúng tôi nhận được hàng tá thư trong số đó trả lại vì mọi người đã chuyển đi – và Dịch vụ Bưu điện tính phí cho chúng tôi vì sự bất tiện này.

Một Trung tâm Nhập thất, Tu viện Hoa Kỳ

Bởi vì Phật giáo còn quá mới mẻ ở Mỹ, các tổ chức Phật giáo của Mỹ chủ yếu là: những ngôi chùa do những người nhập cư Phật giáo thành lập để làm trung tâm văn hóa dân tộc, và những trung tâm thiền định phục vụ những phong tục truyền thống.

Các ngôi chùa thường chỉ được điều hành bởi các nhóm dân tộc để đáp ứng nhu cầu văn hóa của họ. Họ tiến hành các sinh hoạt tôn giáo và giảng Pháp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, và thậm chí nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Mọi thứ đều xoay quanh phong tục truyền thống, trong các nghi lễ và tụng kinh, thức ăn, cách cư xử. Những ngôi chùa này sẽ đón các nhà sư từ đất nước của họ, và không quan tâm nhiều đến việc xuất gia cho người dân bản địa.

Phát triển một tổ chức Phật giáo trong một xã hội đa văn hóa khó hơn ở quê hương tôi. Cộng đồng bắt đầu xây dựng một ngôi chùa có thể mong muốn có một trung tâm cộng đồng dân tộc, và cảm thấy thất vọng hoặc bị đe dọa khi những nhóm người khác thay đổi tinh thần sinh hoạt của ngôi chùa. Những căng thẳng này đòi hỏi một nền ngoại giao rộng.

Do yêu cầu của hệ thống pháp luật, Hội đồng quản trị của một tổ chức từ thiện có rất nhiều quyền kiểm soát đối với tổ chức đó. Do vậy, các cuộc tranh giành quyền lực trong tổ chức có thể diễn ra giữa các nhóm cố gắng đưa những người ưa thích của mình vào Hội đồng quản trị. Tôi đã thấy thành phần dân tộc trong Hội đồng quản trị sự của các ngôi chùa thay đổi để phản ánh nhóm có ảnh hưởng nhất trong một ngôi chùa. Hội đồng có lúc bao gồm một phần ba người Mỹ, một phần ba người Miến Điện và một phần ba người Sri Lanka; trong những năm gần đây nó hoàn toàn thuộc về một nhóm dân tộc.

Hầu hết các trung tâm thiền của Mỹ được điều hành bởi các tổ chức Phật giáo địa phương của Mỹ hoặc những người nhập cư. Họ tiến hành các khóa tu thiền bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của họ và những người tham gia đến từ mọi chủng tộc và quốc gia.

Có rất ít tổ chức tu viện Phật giáo được thành lập nhằm mục đích giúp những người quan tâm đến việc xuất gia làm tăng ni và sống đời sống xuất gia. Kể từ khi đến đất nước này cách đây ba thập kỷ, tôi đã may mắn được tham gia vào hai tổ chức như vậy. Một, Washington Vihara, là một ngôi chùa thành phố; cái còn lại, Bhavana Society, là một sự kết hợp rất khác thường của cả tu viện và trung tâm nhập thất.

Tại Bhavana Society, chúng tôi duy trì kỷ luật tu viện, truyền giới cũng như đào tạo những người phương Tây trở thành tăng ni. Chúng tôi cũng tổ chức các khóa tu chính thức mở cửa cho công chúng. Khi thành lập Hội Bhavana, tôi đã nói rõ ngay từ đầu rằng đây sẽ không phải là bất kỳ trung tâm cộng đồng hay trung tâm văn hóa dân tộc nào. Phần lớn các “bẫy văn hóa” không thể được tìm thấy ở đâyTôi muốn nó trở thành một nơi mà mọi người thuộc mọi truyền thống và quốc gia đều cảm thấy thoải mái khi đến thăm.

Sự hợp tác của các cộng đồng khác nhau mang lại sức mạnh to lớn cho Bhavana Society. Phần lớn du khách hàng ngày và những người nhập thất là người Mỹ. Bởi vì sự hiện diện của các tăng ni, mặc dù chúng tôi không chủ trương nhiều cho truyền thống văn hóa châu Á, nhưng chúng tôi thu hút thập phương bá tánh sinh trưởng ở các quốc gia Phật giáo Nguyên thủy, những người đến để tuân thủ các nghi lễ và lễ giáo truyền thống của đất nước họ.

Về mặt nào đó, một trung tâm nhập thất dễ dàng hơn một ngôi chùa. Các ngôi chùa phục vụ vai trò của một trung tâm cộng đồng. Nhiều du khách châu Á đến các ngôi chùa ở Mỹ để kết nối với con người và biểu tượng của quê hương họ; do đó các ngôi chùa cũng đóng vai trò là một trung tâm văn hóa.

Một trung tâm nhập thất có thể có nhiều cấu trúc hơn là một ngôi chùa. Những người đến hầu hết là những thiền giả đơn thuần, họ thích rèn luyện bản thân để thiền và giữ im lặng. Tuân theo bất cứ chương trình nào bạn đưa ra trong ngày: khi nào thiền, khi nào ăn, khi nào tập yoga, khi nào làm việc, v.v. Họ không cố gắng bày tỏ ý kiến ​​của mình về mọi thứ. Trong một ngôi chùa nghi lễ, không có nhiều lịch trình. Không có các hoạt động có tổ chức và không có bất kỳ nỗ lực nào để giữ im lặng, nó dễ trở nên rất ồn ào, giống như một trung tâm tắc nghẽn của một thành phố. Hàng trăm người tập hợp và mỗi người nói chuyện. Họ đến để giao lưu – gặp gỡ bạn bè, người quen và kết bạn mới, vì vậy họ tiếp tục trò chuyện. Đó là bản chất của một trung tâm văn hóa. Các du khách rất tình cảm và náo nhiệt. Một người ở đó thậm chí không thể đọc yên lặng, và ít thiền định hơn nhiều.

Tôi là nhà sư Sinhalese duy nhất ở đây. Tám vị tăng và hai vị ni của chúng tôi đến từ bảy quốc gia khác nhau; ba người trong số chúng này là châu Á và bảy người còn lại là phương Tây. Tuy nhiên, tất cả các cư dân ở đây phải rất cẩn mật, rất nhạy cảm, bởi vì phật tử đôi khi rất nhanh chóng cảm thấy rằng họ đang bị phân biệt đối đãi.

Chúng tôi đã trải nghiệm những nét văn hóa của hầu hết thập phương bá tánh hàng ngày cũng như những người nhập thất bản xứ. Người dân các nước theo đạo Phật sẽ đến vào những ngày rằm, hoặc cúng cơm trưa để hồi hướng công đức cho người đã khuất, v.v. Trong các khóa tu im lặng, một số du khách có thể xuất hiện muốn tuân theo một số phong tục cụ thể từ quê hương của họ. Thỉnh thoảng trong một khóa tu im lặng, phòng ăn có đầy những thiền sinh Hoa Kỳ hoàn toàn im lặng đang ăn chậm và tĩnh tâm, trong khi ở sảnh kế bên, một số gia đình từ một quốc gia châu Á ngồi trò chuyện sôi nổi, với con cái của họ chạy xung quanh.

Những du khách này không bao giờ hẹn nhau đến chùa; một điều như vậy không được thực hiện ở quê hương của họ. Họ chỉ cần đóng gói những thứ để quyên góp và đi. Họ cho rằng các tăng ni sẽ ở đó, và họ muốn gặp mặt vấn an và nhận lời khuyên, hoặc để cúng dường. Nếu không có tăng ni nào có mặt, họ sẽ đợi một lúc rồi trở về nhàm, và trở lại sau. Khi được yêu cầu mọi người gọi điện trước để chắc chắn rằng chúng tôi sẽ ở đây, họ bảo rằng họ chưa bao giờ phải làm điều như vậy ở quê nhà. Họ muốn duy trì nếp văn hóa thoải mái đó. Họ mong đợi ngôi chùa hoàn toàn mở cửa với các tình nguyện viên đến và đi, không theo giờ hành chính, thời gian đăng ký lịch hẹn, thời gian nghỉ ngơi và thời gian nhập th6ât. Ngay cả khi họ đến từ 100 dặm cách xa, đặc biệt nếu họ có khách từ quê nhà, họ sẽ có kế hoạch đến thăm Bhavana, và việc gọi điện trước sẽ không xảy ra đối với họ.

Thật không dễ dàng để ngăn chặn điều đó, và tôi cũng không muốn ngăn điều đó lại, bởi vì không có cách nào! Vì lòng thành kính nên phật tử muốn tự tay mình nấu nướng và phục vụ cho các nhà sư. Cư dân Mỹ làm việc trong nhà bếp phải phát triển một tâm thái linh hoạt, bởi vì những người khách không báo trước sẽ tiếp quản nhà bếp. Các cư dân học cách phát triển sự đánh giá cao và lòng biết ơn đối với những ý định tốt của khách viếng chùa trong những trường hợp có thể.

Tôi đã nghe người ta nói nhiều lần rằng người Mỹ không cung cấp tiền trừ khi họ yêu cầu một số tiền cụ thể; ví dụ, người ta nói rằng họ sẽ không phải trả bất cứ thứ gì cho một khóa tu trừ khi có lệ phí nhập học. Đó không phải là những gì tôi đã thấy. Tôi rất vui mừng thông báo rằng các trung tâm Phật giáo ở Hoa Kỳ  có thể hoạt động thành công trên cơ sở hoàn toàn hiến tặng. Có những trung tâm phát triển mạnh không thu phí bất cứ thứ gì.

Tại Bhavana Society, chúng tôi không thu phí bất cứ thứ gì. Tôi muốn làm mọi thứ, bản thân mình, với tinh thần của danaTôi muốn cho mà không tính phí bất cứ thứ gì. Mọi người nhận ra điều này nên cũng muốn cho đi. Nếu bạn yêu cầu họ trả tiền cho bạn, họ sẽ muốn bạn trả lại tiền cho họ. Sau đó, những lúc bạn không thể làm gì cho họ, họ sẽ không muốn làm gì cho bạn. Họ sẽ thấy việc cho bạn là vô ích. Đó là kết quả của một hệ thống tư bản, vật chất, một hệ thống mà những người già bị gạt sang một bên vì không có ích. Tốt hơn hết là đừng bao giờ trộn lẫn việc giảng dạy thông điệp của Đức Phật với những thế lực mạnh mẽ này – đặc biệt là ở Mỹ. Dựa vào dana, vào lòng hảo tâm của mọi người, ở đây rất hiếm và đặc biệt, nó mở ra trái tim và tâm trí của mọi người. Nó tạo ra một thông điệp rất mạnh mẽ ở đất nước này. Mọi người hầu như trả lời với sự sợ hãi rằng chúng tôi sẽ hoạt động với niềm tin và sự tận tâm như vậy. Họ cảm thấy tin tưởng hơn vì rõ ràng chúng tôi không cố gắng lấy đi thứ gì đó từ họ. Do đó tâm trí của họ trở nên dễ tiếp nhận Giáo pháp hơn.

Làm tất cả, cho mọi thứ bạn có, miễn phí. Sau đó, khi bạn không thể làm điều gì đó, mọi người sẽ vẫn muốn đáp lại. Họ sẽ nhớ mãi sau khi bạn ra đi: “đây là cách anh ấy làm việc và đây là cách chúng tôi muốn làm việc, tuân theo nguyên tắc này.” Dana là một cách để thể hiện sự kém cỏi của bản thân. Trên cơ sở này, tôi làm việc.

Tôi đã nghe một số lời phàn nàn về một ngôi chùa, rằng khi thập phương bá tánh lần đầu tiên bước vào bên trong họ sẽ nghe về tiền bạc. Họ nghe, “Chúng tôi có dự án này, và dự án đó…” Mọi người cảm thấy sượng sùng. Nhiều nơi, vào những ngày có chức năng đặc biệt, họ sẽ kê sẵn bàn để đón quan khách. Khi khách đưa một số tiền tại bàn, nó sẽ được thông báo lớn, “Ông này bà nọ… đã quyên góp như vậy (số tiền).” Nhiều người nghe thấy sẽ mặc cảm và cảm thấy họ phải cung cấp một cái gì đó để được công bố tên của mình. Họ nghĩ, “Anh ấy đã đưa năm đô la, vì vậy tôi sẽ cho sáu đô la.” Điều này đang thao túng lòng tham và bản ngã của mọi người. Một lần nọ, tôi thấy một vị sư đứng đầu cầm chiếc micro và đọc danh sách những người quyên góp, và số tiền mà mỗi người đã trao, rồi công khai chất vấn những người có mặt mà họ chưa có tên trong danh sách.

Tôi thấy người dân Mỹ rất hào phóng. Ngay cả khi họ chỉ dừng lại để nhìn xung quanh, họ sẽ ít nhất bỏ một đô la vào thùng quyên góp.

Tuy nhiên, hãy ghi nhớ những ảnh hưởng của nền kinh tế. Nếu kinh tế tốt thì đó là thời điểm mà mọi người quyên góp nhiều nhất. Nếu mọi người khó có thể kiếm sống, thì làm sao họ có thể quyên góp được? Đóng góp sẽ là những thứ cuối cùng trong danh sách ưu tiên của họ. Đó là một hiện tượng của hệ thống kinh tế Mỹ.

Source:

GROWTH AND DEVELOPMENT OF BUDDHIST ORGANIZATIONS

By Ven. Dr. Henepola Gunaratana Mahathera
Chief Sangha Nayaka of The United States of America,
President of Bhavana Society.

This paper was given at the International Monastic Seminar in Toronto on September 29, 1998.

The subject of my presentation focuses upon my own experience in developing two Buddhist centers in the United States. I will talk about what I think brings success in developing a Buddhist center, in general, then I will touch upon some ideas I have about success in the United States.

STARTING A BUDDHIST ORGANIZATION IN THE UNITED STATES

Why a Buddhist Organization in the US Can Thrive

Religious Freedom

America truly is a melting pot. Many early settlers came to this country to seek religious freedom. The forefathers of this country had great foresight to establish religious freedom in the Constitution. Anything can be successful in this country because of the unlimited freedom provided by the Constitution.

Although about 80 % of Americans are Christian, and there are many fundamentalists and fanatics, there is great tolerance for other religions. I do not know of any other country in which there are so many fanatics among the majority religion, yet in which the law provides so much protection for diverse religions. Even if someone wants to start the one thing most horrifying to Christians, a devil-worshipping church, it can be done. The American Constitution is so generous, it allows anything.

For example, when a certain religious leader in another country drew world-wide attention by his acts of opposition to the United States, and had American flags publicly burned and so forth, Americans felt outraged, and patriotic feelings were strong. During that tense time, some students of that country in America — who were enjoying the benefits of living in America and receiving an education here — demonstrated against the United States. A proposal went before Congress to have the students deported. Congress decided that the students have the right to express their opinion, and that it would be un-American to deport them. The Representatives said, “We don’t want to bite the dog that bites us.” So, they did nothing. We don’t know what could have happened to the students in any other country.

America has such noble principles. Thus any religious organization can thrive here, provided that it abides by the legal code and tax regulations, and also so long as there is not a language barrier preventing communication.

Curiosity

The American people are very curious. They can afford to spend the money and time to investigate, to satisfy their curiosity. When something new comes here they want to know: What is this? The country is new relative to other countries in the world. It is like a teenager. The people have a lot of energy. Buddhism is new to America, and interest in Buddhism is strong. Many, many people are reading books and going to meditation centers for the first time, to find out what Buddhism is about.

Special Challenges When Organizing in the United States

Problems with the Neighbors

Although the Constitution gives noble principles, not all individuals uphold these principles. In starting a Buddhist organization in America, which is mostly Christian, one must be very tactful. Stick to the fundamental Buddhist principle of peacefulness. If you cause fights and quarrels to arise, peace will go into “pieces”! If the non-Buddhists feel that we are a threat to them, they get upset. Buddhism is not viewed as a theistic religion, thus theist religious people may oppose our presence. Also, some fear that a Buddhist organization may be some kind of cult. Buddhism still is not viewed as mainstream, though it is slowly entering the mainstream. Some people fear and suspect anything they do not understand; anything new is a threat.

Some Buddhist temples have burned down. I recall one that burned in Boston about ten or twelve years ago. It was a beautiful Japanese temple set on a hill, which the people had poured millions of dollars into building. It burned down the day after its opening ceremony.

It is important to contact the neighbors in a friendly way, to make them understand what you are doing, before you build anything. Instead of setting up the organization all of a sudden, you must be tactful, mindful and peaceful. A friend of mine and co-founder of Bhavana Society has begun to set up a forest monastery in Virginia, in a rural and very religious area. After selecting the land, before he even bought it, he held public hearings about his plans to build a monastery on that site. The neighbors came, and they voiced some objections at first. My friend worked things out with the neighbors, and slowly they all agreed to accept the project.

Despite America’s generosity and freedoms, people are still people, and have their weaknesses. At most centers I know, the closest neighbor remains very upset. One time when a non-Christian religious group bought five acres to set up a community, the nearest neighbor felt so strongly about it that he set up a butcher shop just to upset them (the group was strictly vegetarian.) The group did not react. Over time, they slowly bought up the surrounding properties and settled their followers onto them. When they held the surrounding 1000 acres, the man had to shut down the butcher shop because no buyers of meat lived close enough. He sold his land to the community. That was a very peaceful way of doing things. The group now holds 7000 acres in that area.

I know of a center in Florida that has a neighbor who starts a chainsaw or his lawnmower to disturb the meditators whenever there is a retreat. At a Vietnamese temple in Washington, DC, the neighbor asked them to remove their sign. They asked him whether he would object to the sign if it were a Christian group, and he said that he would not object it if they were Christian.

Bhavana Society’s experience has been typical. Our neighbors were unsure at first, but when people came to understand what this place is, they became friendly. Yet, like other centers, our immediate neighbor remains unfriendly. When we first held a retreat on the land, before the buildings were built, our unhappy neighbor came out and sang Christian devotional songs. She was disappointed that we enjoyed her beautiful voice. For our next retreat, the family beat on drums over a loudspeaker. We said nothing but the other neighbors complained to the Sheriff, and they had to stop. When the unhappy neighbor lady tried to start a petition against us, a friendly neighbor called all the other neighbors and asked them not to sign it, and they did not.

The family next door has done many things but we have remained peaceful. Sometimes they played rock music over loudspeakers on celebration days, when we had many visitors. The neighbor man used to shout “Stop ringing that bloody durn gong!” when we would ring the gong at 5:00 AM. He eventually stopped shouting. On a few occasions the neighbor shot a gun aimed over the head of one of our monks. Over time, they calmed down, and the incidents became fewer. A few months ago the neighbor’s son, who is now in college, dropped by and apologized that he used to oppose us. (He used to spread rumors among the children that we were eating human flesh.) We used to tell our visitors not to walk on the lane between our properties, to avoid stirring up the neighbors. Recently we bought a house and property adjacent to the back of our land and also partly adjacent to our unhappy neighbor. As one of our visitors walked to the new house last week the lady shouted at her that we should go away.

The Constitution shows America’s official open-mindedness, and I think that the law is executed without discrimination. However, individuals have their weaknesses, and we have to watch out for that.

The Legal System

To become successful in the U S, you must abide by the legal code. There are federal rules, state rules, and local rules. The state and local rules differ, depending upon where you are setting up your organization. You must take the time to learn all these rules.

You need a lawyer at the very beginning to help you through the process. In forming the organization you must follow a certain paperwork process, step by step. Do not try to evade the legal procedure. You must draw up your by-laws and so forth. You must register your organization with the state, and you must renew the registration every year. Some states also require annual financial report. There are many things like this that you need to know.

There is a federal tax exemption for charitable organizations as part of U S policy — you have to look at the various ways to get the tax exemption. For example, if you are completely a religious organization, you get one tax exemption, if educational you get another; if you are a non-profit you get a different exemption, and if a religious non-profit you get yet another. At Bhavana Society we chose to incorporate as a “non–rofit” organization, but we continue to debate whether to change to a “religious” classification. All of these ways of categorizing your organization give different benefits, and may give some unexpected impact in the future, so it is important to get good legal advice.

You must file federal Income Tax forms with the IRS every year — and if you fail to send in all of the proper forms, years later you may be hit with tens of thousands of dollars of penalties (even though your group did not actually owe taxes for those years.) Recently at Bhavana Society we received notice from the IRS (federal tax department) that we had failed to send in certain required forms for several years. I immediately contacted a lawyer, and was prepared to pay him for whatever work it took to clear up the problem. I did not want to take any risks with the taxing authority; our records should be completely clear.

If you will serve food at your organization, you have to obey certain Health Department codes. You have to follow certain Building codes when putting up your buildings. You have to follow regulations in your sewer system and in treating your water if you are not in a city system. For example, even if your members do not want chlorine, you must put it into your water, because the government insists upon it.

When choosing land to buy for your organization, find out about the zoning. Zoning regulations forbid or allow certain kinds of buildings (industrial, housing, retail business, and so forth) in certain areas. You can petition to get a zoning ordinance changed to allow you to build your center. Do not take the risk of carelessly building in violation of the zoning ordinance.

Some states have more strict rules than others. Also, some states are more strict in enforcing the rules that they have. Hence, you must know what kind of state you are in. For example, in Massachusetts the building codes are so strict that some meditation centers are still trying to build kutis (cottages), and they cannot. In West Virginia we can have “rustic” buildings — buildings lacking plumbing and electricity — hence we were able to build our small simple, fairly traditional kutis (cottages) for solitary meditators. I think that “rustic” facilities are also allowed in some other states. Another example is the state property tax: I found in Washington, DC that the temple could get an exemption for state property tax, but in West Virginia, a temple cannot. Also note that in certain states you can get state sales tax deductions on certain items (exactly which items may depend upon how your group is classified in your federal tax paperwork; in West Virginia there are more deductions for a non-profit than for a religious group.)

Also, be aware that some cities have extremely strict rules, especially when it comes to putting up buildings.

The Complex Society

Everything is more difficult at the beginning than it is, say, ten years later. At first you must contact the correct people at the correct time, accepting and making use of their kindness and generosity to start things, and getting used to the new system. Through trial and error we learn to find easy ways of doing things.

It is especially confusing at first in a competitive society, for there are so many choices on how to do things. For example, choosing a telephone long distance service company. One company approaches you and offers certain terms, rates and services, and you accept that company. Then another company approaches you and offers some kind of custom service and useful options. Perhaps its services seem more convenient than the other company. So, you have to choose. Perhaps you decide to change to the second company. Then the first company does something to try to get you back as a customer, such as offering better rates. There are endless administrative decisions such as these to make, to try to save money and make things convenient. Also, you need make sure that sales people do not take advantage of your lack of knowledge and charge you far more than they would another customer.

When coming to a new country and trying to start your organization, you do not know much about these things. You have to contact someone who is knowledgeable of these things. Get advice; find out how other organizations do things.

In your initial search, gathering information, you must learn the right questions to ask, to get the right answers. For example, you need to know about insurance: auto insurance, health insurance, buildings insurance (against fire and other damage), premises liability (in case someone falls down and sues you), and coverage for the Board of Directors. Then you have to contact the insurance companies, and maybe later change the company if the policies are not good. At Bhavana, ten years after opening, we are still readjusting these things.

Less Support in America

In Asian Buddhist countries the lay people take care of much of the work in the temples. Lay people are always there to offer support. They bring food, cook, offer goods, pay the bills, sponsor buildings, make repairs, and so forth. In the temple in which I lived for years in Malaysia, lay people did work all day long. Whenever a monk wanted to go somewhere, a lay person drove him, or the monk would use a taxi which was paid monthly by the temple’s supporting organization. It was very easy and convenient.

This kind of physical support is hard to find in America. Americans offer support in the form of money. I was not completely surprised by this, for I saw money offered in temples in other countries before I came to America, and I know this is the trend around the world. However, I see four strong reasons for this to happen in America. The first reason is Americans’ lack of time. Although they may be able to take nice, long vacations, on a day-to-day basis they are rushed just trying to survive. They spend more time driving on the road and working in the office than they spend at home; volunteering their time at the temple usually means sacrificing time at home with their families.

The second reason is the lack of a Buddhist tradition in America. Unless the temple is located in the heart of an ethnic Buddhist community, it will not serve as the local community center the way it may in countries with a long Buddhist tradition. There is no such thing as a Buddhist temple serving an American village. Almost everywhere in America, most local people are Christian. Supporters of the Buddhist organization are spread out over great distances. Most of the supporters must travel a long way to come to the temple. At Bhavana, many of our supporters come from out of the state, even hundreds of miles, to visit Bhavana. Many of my students keep in touch with me as a teacher, by E-mail, fax, letter, or telephone, and by seeing me when I visit their cities. Dropping in regularly to help with the upkeep of the temple is impossible for many of the devout Buddhists.

The third reason comes from a cultural difference between American people and Asian people. Americans prefer to plan everything in advance, including who will be responsible for certain chores. They have difficulty adapting to the flexible approach taken in a traditional temple, where people will come and see a job needing to be done, and take care of it. The American needs to be invited to do the task, because the American is afraid of annoying someone who had a particular plan for doing that task. However, monks are supposed to discipline themselves not to ask for things on their own behalf, and there is the problem. The American will not work without being asked, and the monk will not ask.

The fourth reason is that Americans have enough money to offer money to the temple. Hence, they offer money. In some ways this turns the tradition on its head. Traditionally, lay people come to the temples to support the meditative life of the monks and nuns. Here, the monks and nuns use lay peoples’ donated money for purchasing groceries and other necessities, but they themselves do the work of the temple. Then –when they have time — the lay people come and enjoy meditation practice at the temple — supported by the work of the monks and nuns.

To start the Washington Vihara, we monks had to do things by ourselves. After we bought the building, it had to be repaired. It was run down, with bad plumbing, broken window, broken walls, broken roof, everything broken. We asked for building materials — nobody brought them. We asked people to help — nobody came to help. We had to buy things. We had to clean, cook, get groceries, and do office work. I had to walk nearly an hour to get to the lumber store, and then I had to carry the wood back on my shoulder. We had to mow the lawn, or the neighbors would complain. We had to collect money for the mortgage. We did not have enough money to hire people; we had to do all by ourselves.

We monks were not trained in administrative work, secretarial work, carpentry, cooking, and such things. We had to do what we could, learning by trial and error. Volunteers did not come.

In setting up Bhavana Society, the situation was the same: most of the work, including designing and setting up the buildings, has been done by the monks. However, in recent years we have been able to hire men to do a few building projects. In the last several years much of the housekeeping work has been done by lay residents who planned to ordain.

You may wonder how the Theravada monks can do all these things, because we believe in strictly following the Vinaya. We did these things only to get the temple started, and the rules we broke were only the rules that do not hurt anybody, such as not handling money and not to drive a car. Actually, there was never any rule against driving a car, of course; the Buddha told the monks not to ride animals or be pulled in a cart by animals, out of compassion, because they are living beings. With the modern car, you are the only animal.

Some of the rules are just tools of etiquette. So among these minor rules, it may be acceptable. These must not be rules which concern our main principles of non-harm, non-greed, and non-hatred. For example, in Buddhist countries, in the public eye it seems inappropriate for a monk to drive a car. In Western society, it does not seem inappropriate to people. They would criticize if we used an expensive car, or if we used it just for pleasure. If we use a car just to get important things done, and provided we use it without clinging or craving for it, there is no problem. I personally approve of these kinds of adaptations.

Turnover

In Asian Buddhist countries, the same people will support a temple for many years. A person will stay with one organization or one temple unless something drastic happens. In America, people do not stay involved with the temple for a long period of time. They either move away, or they lose interest. American peoples’ interest dwindles after about two years. They may be very deeply involved, but after about two years they slowly withdraw.

I have noticed that in the last thirty or so years Americans have become “spiritual shoppers”. They like to shop around for a spiritual taste. They are like tea tasters, specialists who taste tea at the factory. The tea taster does not smoke or drink and so forth, and he tastes tiny amounts of tea all day, comparing the flavors. Americans are like that. They keep tasting spiritual experiences.

Americans always look for new things: new ground, new people, new food, new fashion, new cars, new friends. It is like the American dynamic, disposable economy. This also happens among the schools of Buddhism; there are lots of Buddhist organizations. People go to one organization which is perhaps more traditional, then to another which is more ritualistic, and so forth.

Temples traditionally do not keep mailing lists, membership lists, donation lists — these things are typical of the West. In Asian countries people do not think about whether they are a “member” of the temple. They just happen to go there, and keep going, and feel that this is the temple to which they belong. If you ask a visitor whether he is a “member” of the temple, he will be offended. The temple is open to everyone; if you can bring food or money to offer, you take it there, or if you decide to participate in some way, you do so. You do not give dues, or receive membership cards, and you do not receive “reminders” to donate money.

Because the supporters constantly change, Buddhist organizations in America have to adapt to doing things in a Western way. When new people come, the Buddhist organization will put them onto the mailing list, and send them a newsletter, and will encourage them to send in money to become a “member” (or “supporter” or “patron” depending on the amount of money). Once a member, most organizations will send them the reminders to “keep up their dues.” Also, the mailing list must be continually updated. Every time we send out our newsletter, we receive a dozen of them back as undeliverable because people have moved — and the Postal Service charges us a fee for the inconvenience.

An American Monastic Retreat Center

Because Buddhism is so new to America, American Buddhist organizations are primarily: temples established by Buddhist immigrants to serve as ethnic cultural centers, and meditation centers that dispense with traditional customs.

The temples usually are run solely by ethnic groups to meet their cultural needs. They conduct religious services and give Dhamma talks in their own native languages, and even answer the telephone in their native language. Everything revolves around their traditional customs, in their rituals and chanting, food, manners and behavior patterns. These temples will import monks from their home countries, and do not have much interest in ordaining local people.

Developing a Buddhist organization in a multicultural society is more difficult than it is in my home country. The community starting a temple may wish to have an ethnic community center, and feel disappointed or threatened when other groups of people change the atmosphere of the temple. These tensions call for great diplomacy.

Because of requirements of the legal system, the Board of Directors of a charitable organization has a lot of control over that organization. Thus struggles for power in the organization may take place among groups trying to get their preferred people onto the Board of Directors. I have seen the ethnic composition of temples’ Boards of Directors change to reflect the group that has the most influence in the temple. One temple’s Board of Directors at one time was composed of one-third Americans, one-third Burmese, and one-third Sri Lankans; in recent years it has been completely of one ethnic group.

Most American meditation centers are run by either local American Buddhist organizations or immigrants. They conduct their meditation retreats in English or their native languages and the participants come from all races and countries.

There are very few Buddhist monastic organizations, which are established in order to help people interested in getting ordained as monks and nuns and live monastic lives. Since coming to this country three decades ago, I have been fortunate in getting involved in two such organizations. One, the Washington Vihara, was a city temple; the other, Bhavana Society, is a very unusual combination of both monastery and retreat center.

At Bhavana Society, we maintain monastic discipline and ordain and train Westerners as monks and nuns. We also hold formal retreats open to the public. In creating the Bhavana Society, I made it very clear from the start that this would not be any ethnic community center or cultural center. Much of the cultural trappings cannot be found here. I wanted it to be a place that people of all traditions and countries feel comfortable coming to visit.

I am the only Sinhalese monk in residence. Our eight monks and two nuns come from seven different countries; three of us are Asian people and seven of us are Westerners. Still, all the residents here must be very careful, very sensitive, because visitors are sometimes very quick to feel that they are being discriminated against.

The cooperation of the various communities offers great strength to Bhavana Society. The majority of daily visitors and retreatants are Americans. Because of the presence of monks and nuns, although we do not engage much in Asian cultural trappings, we attract visitors who grew up in Theravada Buddhist countries, who come for the traditional observances and rituals of their home countries.

In some ways a retreat center is easier than a temple. Temples serve the role of a community center. Many Asian visitors to temples in America will visit the temple in order to connect with people and symbols of their homeland; thus the temples also serve as a cultural center.

A retreat center can have more structure than a temple. The people who come are mostly serious meditators, who like to discipline themselves to meditate and keep silence. They follow whatever structure you give them for the day: when to meditate, when to eat, when to practice yoga, when to work, and so forth. They do not try to express their opinions about things. In a ritualistic temple, there is not much of a schedule. With no organized activities, and without any attempt at keeping silence, it becomes very noisy, like a congested center of a city. Hundreds of people assemble and each talk. They have come for socializing — to see friends and acquaintances, and to make new friends, so they keep talking. It is the very nature of a cultural center. The visitors are very emotionally charged, and boisterous. One staying there cannot even read quietly, much less meditate.

We have dispensed with much cultural trapping and most of our daily visitors and retreatants are American. However, because there are monks here, we do occasionally experience cultural flavor. People from Buddhist countries will come on full-moon days, or to offer lunch to dedicate the merit to someone who has died, and so forth. During silent retreats some visitors may show up who want to follow some particular custom from their home country. Occasionally during a silent retreat the dining hall is filled with completely silent American meditators who are eating slowly and mindfully, while in the adjoining hall several families of people from an Asian country sit boisterously chatting, with their children running around.

These visitors never make an appointment to go to the temple; such a thing is not done in their home country. They just pack up things to donate, and go. They assume monks and nuns will be there, and they want to see them, perhaps to get advice from them, or to give dana (donations). If no monks or nuns are present, they will wait a while, and return home, and try again later. When we ask people to call in advance to make sure we will be here, they say that they never did such a thing in their home country. They want to maintain that cultural source of comfort. They expect the temple to be completely open with volunteers coming and going, not with set office hours, times to sign up for appointments, rest periods and scheduled times of silence. Even if they are coming from 100 miles away, especially if they have a visitor from the home country, they will plan to come to visit Bhavana, and it will not even occur to them to call first.

It is not easy to stop that, and I do not want to stop that, because there is no way to do it! Because of their sense of devotion, the visitors want to cook by their own hands and serve to the monks by their own hands. The American lay residents working in the kitchen have to develop a flexible mind, because the unannounced visitors will take over the kitchen. The residents learn to develop appreciation and gratitude for the good intentions of our visitors.

I have heard it said many times that Americans do not offer money unless a specific amount is required of them; for example, it is said that they will not pay anything for a retreat unless there is an admission fee. That is not what I have seen. I am very happy to report that Buddhist centers in the U S can operate successfully on a completely dana (donation) basis. There are thriving centers which do not charge money for anything.

At Bhavana Society, we do not charge money for anything. I want to do things, myself, in the spirit of dana. I want to give without charging anything. People recognize this, so they also want to give. If you ask them to pay you, they will want you to pay them back. Then, at times when you cannot do anything for them, they will not want to do anything for you. They will see giving to you as being unproductive. That is the result of a materialistic, capitalistic system, a system in which old people are pushed aside as being unproductive. It is better to never mix the teaching of the Buddha’s message with these strong forces — especially in America. Relying on dana, on peoples’ generosity, is so rare and special here, that it opens up peoples’ hearts and minds. It makes a very powerful statement in this country. People respond almost with awe that we would operate with such faith and devotion. They feel more trusting because we clearly are not trying to take something from them. Thus their minds become more receptive to the Dhamma.

Do all, give everything you have, free. Then, when you cannot do something, people will still want to give in return. They will remember ever after you are dead: “this is how he worked and this is how we want to work, to follow this principle.” Dana is a way to express self-lessness. On this basis, I work.

I have heard some complaints about a temple, that when visitors first step inside they hear about money. They hear, “We have this project, and that project. . .” People feel embarrassed. At many, many places, on days when there is a special function, they will have tables out waiting for people to come. When the visitor gives some money at the table, it is announced loudly, “So-and-So donated such-and-such (amount of money).” Those who hear it feel embarrassed and feel they must give something to get their names announced. They think, “He gave five dollars, so I will give six dollars.” This is manipulating peoples’ greed and ego. One time I saw a head monk take the mike and read the list of donors and the amount each had given, and then publicly question those present whose names had not made it to the list.

I find the American people to be generous. Even if they just stop in to look around, they will at least put a dollar into the donation box.

However, keep in mind the effects of the economy. If the economy is good, that is the time that people give the most donations. If people can hardly make ends meet, how can they make donations? Donations will be the last things of the list of their priorities. It is a phenomenon of the American economic system.