Saturday, July 8, 2023

BHDTƯGĐPTVN: Tài liệu Huấn Luyện Trại Huấn Luyện viên, Phú Lâu Na: Đề tài 1: Đạo Phật Với Thanh Niên (Tuệ Sỹ)

 

ĐỀ TÀI 1

ĐẠO PHẬT VỚI THANH NIÊN

 

Các Anh Chị em thân mến,

Đề tài thảo luận của chúng ta hôm nay là Đạo Phật với tuổi trẻ. Tiêu đề như thế thường gây ấn tượng rằng có nhiều hình thái đạo Phật khác nhau; và mỗi hình thái cho từng lứa tuổi, hay tùy theo thành phần xã hội khác nhau. Nhưng cũng có thể hiểu, chỉ có một đạo Phật mà thôi, và nội dung thảo luận của chúng ta nay sẽ xem xét đạo Phật ấy có những đặc điểm gì được xem là cơ bản, rồi từ đó rút ra kết luận rằng, đạo Phật trong ý nghĩa như vậy có phù hợp với tuổi trẻ hay không? Tất nhiên, các Anh Chị ở đây đều là Phật tử, do đó câu trả lời đã có sẵn từ bao lâu rồi. Dù nói theo ý nghĩa nào, hay nhìn vấn đề từ góc cạnh nào, chúng ta sẽ không nêu ra bất cứ định nghĩa, và cũng không quy chiếu đạo Phật vào những yếu tính hay đặc tính nào. Nói thế, có khi cũng hơi khó cho các Anh Chị theo dõi vấn đề. Chắc ở trong đây cũng có nhiều Anh Chị đọc sách Thiền, và có thể đã nghe nói đến công án Thiền, đại khái như thế này. Một người hỏi Thiền sư: “Phật là gì?” Thiền sư đáp: “Ba cân gai”. Không phải là câu chuyện bông đùa, cũng không phải Thiền sư muốn đưa ra một mệnh đề triết học siêu nghiệm rắc rối. Bởi vì, ở đây chúng ta đi tìm ý nghĩa của đời sống, tìm để phát hiện những giá trị của đời sống. Nói theo cách nói của một nhà văn hay nhà thơ, chúng ta không định nghĩa, không mô tả, vì chúng ta không đi tìm kiến thức bách khoa về sự sống, mà đi tìm hương vị đích thực của nó. Như con ong đi tìm hoa, không phải chỉ tìm hương sắc của hoa. Hương sắc của hoa chỉ là tín hiệu của giá trị tồn tại. Nó tìm hoa để hút mật, làm dưỡng chất cho tồn tại của mình và cho cả nòi giống của mình.

Tuổi trẻ thường được nhắc nhở, khuyên bảo rằng cần phải học hỏi để sống cho đáng sống. Ca dao cũng nói rằng “làm trai cho đáng nên trai, xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên”, và các bạn trẻ hiểu rằng, ta sẽ phải làm nên sự nghiệp hiển hách nào đó kẻo không thì sẽ uổng phí cuộc đời. Rồi bạn ấy làm nên sự nghiệp lớn thật, và người đời thán phục. Chúng ta cũng hết sức thán phục. Nhưng hãy nhìn sâu vào đôi mắt bạn ấy một chút, nếu có ai trong chúng ta đây có vinh dự được nhìn. Chúng ta thấy gì? Những phương trời cao rộng, để cho cánh hồng bay bổng tuyệt vời, hay một phương trời tiếc nuối, “lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu, thà khuyên chàng đừng chịu tước phong?”[1] Cả hai. Người đuổi bắt ảo ảnh để tìm ảnh thực vĩnh cửu của chính mình. Vị ngọt của đời ở đâu, trong cả hai?

Bây giờ chúng ta hãy tạm rời bức tranh lãng mạn ấy, để nhìn sang một hướng khác. Có hình ảnh nào đáng chiêm ngưỡng hơn hay không? Cũng còn tùy theo điểm đứng nghệ thuật của người nhìn.

Thuở xưa, có một vương tử, mà ngai vàng đã dọn sẵn, vó ngựa chinh phục cũng đã sẵn sàng yên cương. Rồi một đêm, khi cả cung đình đang ngủ say trong giấc ngủ êm đềm của uy quyền, danh vọng, giàu sang; vương tử gọi quân hầu thắng cho ngài con tuấn mã trường chinh. Nhưng vó ngựa trường chinh của ngài không tung hoành chiến trận. Thanh gươm chinh phục của ngài không đánh gục những chiến sĩ yếu hèn. Gót chân vương giả từ đó lang thang khắp chốn sơn cùng thủy tận; cô đơn bên bờ suối, dưới gốc cây. Ngài đi tìm cái gì? Ta hãy nghe Ngài nói: “Rồi thì, này các Tỳ kheo, một thời gian sau, trong tuổi thanh xuân, khi tóc còn đen mượt, với sức sống cường tráng; mặc dù cha mẹ không đồng ý với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, Ta đã cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta trong khi ra đi như vậy, làm người đi tìm cái gì đó chí thiện, tìm con đường hướng thượng, tìm dấu vết của sự tịch tịnh tối thượng”. Ngài đi tìm và khai phát con đường dẫn về thế giới bình an và hạnh phúc vĩnh cửu.

Thái Tử Tất Đạt Đa

Rồi con đường ấy được công bố, được giới thiệu cho những ai như những đóa sen tuy sinh trưởng từ bùn sình, nước đọng, có thể vươn lên khỏi bùn sình, bản thân không bị nhiễm mùi tanh hôi của bùn sình. Tuy vậy, không phải ngay từ đầu con đường vừa được khám phá và công bố ấy được tiếp nhận một cách đầy tin tưởng bởi tất cả mọi người. Số người chống đối không phải ít.

Khi đức Đạo sư trẻ tuổi đến Magadha, vương quốc hùng mạnh nhất thời bấy giờ, nhiều thanh niên con nhà gia thế, như Yasa cùng các bạn bè, và các thanh niên trí thức hàng đầu như Sariputta và Moggallana, và nhiều thanh niên quý tộc, vương tôn công tử, tiếp nối nhau từ bỏ gia đình, từ bỏ địa vị xã hội sang cả, chọn con đường vinh quang của Chân lý. Từ một góc độ nào đó mà nhìn, sự ra đi của họ tạo thành một khoảng trống lớn cho xã hội, làm đảo lộn nếp sống đã thành thoái quen của quần chúng. Dân chúng lo ngại. Họ thì thầm bàn tán, rồi phiền muộn, rồi thất vọng, và rồi giận dữ. Dư luận gần như dấy lên đợt sóng phản đối:  Sa môn Gotama làm cho những người cha mất con, những bà vợ trẻ trở thành góa bụa. Sa môn Gotama làm cho các gia đình có nguy cơ sụp đổ. Dư luận phản đối ấy không kéo dài đủ để gây thành làn sóng phản đối. Chẳng mấy chốc, những người cha, những bà vợ trẻ ấy nhận thấy không phải họ bị phản bội hay bị bỏ rơi cho số phận cô đơn, mà họ đuợc chỉ cho thấy hương vị tuyệt vời của tình yêu và hạnh phúc mà trong một thời gian dài họ không tìm thấy.

Như thế, trong những ngày đầu tiên khi vừa mới được công bố, con đường chí thiện, con đường tối thắng và tối thượng của thế gian, dẫn đến thế giới bình an vĩnh cửu không phải bằng sức mạnh chinh phục của gươm giáo, mà bằng sức mạnh của từ bi và trí tuệ; con đường ấy được nồng nhiệt tiếp nhận bi nhng con người rt tr, bởi tầng lớp ưu tú nhất của xã hội; tầng lớp định hướng tương lai của xã hội.

Rồi ba thế kỷ sau, một bo chúa với đội quân hùng mạnh bách chiến bách thắng, sau một trận tàn sát khốc liệt, chống gươm đứng nhìn hàng vạn xác chết, chợt thấy rằng chiến thắng oanh liệt đẩm máu này không thể là sức mạnh tối thượng để có thể chinh phục lòng người. Dù nó mang lại cho người chiến thắng những giây phút vinh quang ngây ngất. Vị hoàng đế trẻ cảm thức sâu xa đó không phải là nguồn suối của bình an và hạnh phúc. Kể từ đó, đế quốc mênh mông không cần được bảo vệ bằng sức mạnh của gươm giáo; thần dân của đế quốc sống trong thái bình thịnh trị, được bảo vệ bằng sức mạnh của từ bi và khoan dung.

Vua Asoka

Có lẽ chúng ta nên dừng lại đây. Hình ảnh ấy đối với nhiều người quá cao xa, nhìn lâu tất choáng ngợp. Dù vậy, tự thâm tâm mình, không một bạn trẻ nào, dù là nam hay nữ, không cảm nhận rằng mình đang dược thúc đẩy bởi một động lực không thể cưỡng, đó là khát vọng chinh phục. Chinh phục tình yêu, chinh phục danh vọng, chinh phục địa vị. Dù nhìn từ góc độ nào, dù tiến theo hướng nào; chúng ta như những trẻ nít đuổi theo cánh bướm. Khi đã nắm được xác bướm trong lòng tay, ít ai tự hỏi: chinh phục và chiến thắng này có ý nghĩa gì? Và ta vẫn mãi miết đuổi theo những cánh bướm này rồi đến cánh bướm khác. Trong lịch sử loài người, có bao nhiêu nhà chinh phục vĩ đại, sau chiến thắng, lại cảm thấy ta cũng chỉ là một con người yếu đuối trước sức mạnh bao dung của tình yêu nhân loại?

Vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn không chùn bước trước bất cứ kẻ thù nào, nhưng tâm tư của Đại Hãn cảm thấy bất an khi nhìn sâu vào cuối con đường chinh phục một bóng dáng đang thấp thoáng đợi chờ. Đó là kẻ thù cần  phải chinh phục sau cùng. Đại Hãn cũng biết rằng dẫu cho tập hợp sức mạnh của trăm vạn hùng binh cũng không thể đánh bại kẻ thù ấy, chinh phục vương quốc ấy. Ông cho đi tìm một người trợ thủ, tìm cố vấn thông thái nhất và khôn ngoan nhất để tập hợp được một sức mạnh siêu nhiên. Sứ giả của Đại Hãn đi vào núi Chung Nam thỉnh cầu Đạo trưởng Khưu Xứ Cơ. Đạo trưởng khởi hành, băng sa mạc, đến tận đại bản doanh của Đại Hãn, để giảng giải cho Đại Hãn ý nghĩa trường sinh bất tử, những ẩn nghĩa huyền vi từ quyển thiên thư năm nghìn chữ của Thái Thượng Lão Quân . Cuối quyển thiên thư, khi tất cả ẩn ngữ coi như đã phơi bày ý nghĩa thâm sâu, Khả Hãn chỉ xác nhận được một điều: ta s là người chiến bi trong cuc chiến cui cùng y.

Thành Cát Tư Hãn

Vậy, ý ngĩa ca chinh phc là gì?

Mỗi người trong chúng ta sống và đi tìm một cái gì đó, một ý nghĩa nào đó, cho sự sống hay lẽ sống của mình. Với tuyệt đại đa số, tình yêu và hạnh phúc là lẽ sống, hoặc tài sản, hoặc danh vọng, hoặc quyền lực, là lẽ sống. Người ta tự đày đọa tâm trí mình, làm khổ nhọc hình hài mình, để đuổi bắt những gì coi là tinh hoa của đời sống. Người ta cũng biết rằng ngoài những cái lẽ sống phù du, ảo ảnh của hạnh phúc, còn có những phương trời cao rộng, còn có con đường chí thiện; nhưng chỉ một số rất ít người bước theo hướng đó, và lại rất ít người đến đích. Vì sao thế?

Có một nhà nghiên cứu văn học, khi viết về nhà thơ Lý Bạch, không tiếc lời ca ngợi con người tài và đời sống phóng khoáng ấy. Rồi nhà nghiên cứu kết luận: nhưng chúng ta không sống như Lý Bạch được, vì chúng ta còn có gia đình vợ con, và nhiều thứ ràng buộc khác. Phải chăng tất cả chúng ta đều sinh ra với một sợi dây thòng lọng treo sẵn nơi cổ, còn Lý Bạch thì không? Phải chăng chúng ta chỉ được phép chiêm ngưỡng, thán phục những cuộc đời và nhân cách cao thượng, như người hành khất đói rách chỉ được phép từ xa đứng nhìn một cách thèm thuồng những ngọc ngà châu báu trên thân thể một công nương mỹ miều? Lý Bạch không thể sống như ta, và ta cũng chẳng cần phải trở thành người như Lý Bạch để được người đời thán phục. Mỗi người ẩn chứa trong tự thân một kho báu vô tận. Cần gì phải vay mượn hay ăn cắp giá trị của tha nhân. Không nên tự đánh giá mình quá thấp kém.

Nhà thơ Lý Bạch

Người cùng tử trong Kinh Pháp Hoa, không dám vọng tưởng bản thân là con trai và cũng là người thừa kế duy nhất của vị trưởng giả giàu sang, mà thế lực có khi còn lấn lướt trên hàng khanh tướng của triều đình. Anh chàng trai trẻ này cảm thấy sung sướng khi người ta nhận mình làm một tôi tớ hèn mọn, và rất lấy làm vinh dự được là tôi tớ hèn mọn của gia đình sang cả ấy. Vinh dự với công việc quét dọn các hố xí. Vinh dự được nằm ngủ trong chuồng ngựa. Thế nhưng, tự bản chất, trong huyết thống, và như một định mệnh quái dị, nó phải là người thừa kế duy nhất của gia đình ông trưởng giả. Nó chỉ được công nhận tư cách thừa kế khi nào tự nhận ra nguồn gốc huyết thống của mình, tự khẳng định giá trị cao sang của mình. Không thể rằng một kẻ tự xác nhận giá trị con người của nó không cao hơn giá trị con ngựa nòi của ông chủ, mà kẻ đó lại có ý nghĩ muốn khẳng định mình là kẻ thừa kế duy nhất. Đó không phải là thừa kế, mà là âm mưu sang đoạt. Chắc chắn nó sẽ phải bị trừng phạt vì tham vọng điên rồ. Ở đây, trong khi chúng ta không tự khẳng định được phẩm chất cao quý của mình, không nhìn thấy những giá trị cao cả của đời sống; những giá trị không cao hơn các hàng ghế và các nấc thang xã hội đã được cố định như là trật tự không thể đảo lộn; ấy thế mà nghĩ rằng ta là Phật tử, nghĩa là kẻ thừa tự hợp pháp của gia tộc Như lai, há chẳng phải là một sự soán nghịch chăng?

Trong số những người bạn trẻ của tôi, không ít người cố vươn lên, tự khẳng định giá trị bản thân; tự cho rằng khi cần và nếu muốn thì có thể khoác lên mình phẩm phục sang nhất, ngồi ở địa vị cao nhất trong xã hội không phải là khó; và khi không cần thiết thì cũng có thể vất bỏ ngai vàng như đôi dép rách. Những người bạn ấy, sau một thời gian vật lộn với đời để tự khẳng định giá trị của mình, có bạn may mắn leo lên được chiếc ghế cao, bỗng chợt thấy tất cả ý nghĩa và giá trị của đời sống đều được vẽ vời, được khắc chạm lên chiếc ghế này. Từ đó họ cố buộc chặt mình vào đó, và quyết tâm bảo vệ nó với bất cứ giá nào.

Cũng có người bạn, sau cuộc tình đổ vỡ, chợt thấy hạnh phúc trong vòng tay chỉ là ảo ảnh. Anh tìm đến tôi sau những ngày lang thang, đau khổ. Không phải anh đến tìm nơi tôi một nguồn an ủi, mà đến để giảng cho tôi một bài pháp rất hay về ý nghĩa của tình yêu và vĩnh cửu; hạnh phúc chân thật và lẽ sống cao cả, chí thiện. Trong khi lặng lẽ nghe anh nói, cảm thấy như mình đang uống từng giọt nước cam lồ ngưng tụ từ những giọt nuớc mắt nóng bỏng; và thầm tự hỏi: bạn mình đã chứng ngộ Niết bàn rồi chăng? Phải thú nhận rằng, bây giờ, đã ba mươi năm sau, tôi vẫn không quên được bài thuyết pháp tuyệt vời ấy. Nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi; anh lại lao mình chạy theo những cuộc tình mới. Tôi hỏi, anh nói, hương vị ngọt ngào của mối tình đầu ấy không phai mờ theo năm tháng được. Nó vĩnh viễn ẩn kín một góc tối nào đó trong trái tim anh. Anh đuổi theo những mối tình hời hợt, thoáng chốc; chạy theo danh vọng và phù hoa; tất cả chỉ muốn quên đi những gì đã đi và đi mất mà không bao giờ níu kéo lại được. Thỉnh thoảng, nhớ lại anh, tôi tự hỏi, bây giờ thực tế anh đang gặt hái những thành công trên đuờng đời; nếu nghĩ lại những năm tháng tuổi trẻ ấy, anh có thấy mình dại dột chăng? Và giữa hai quãng đời ấy, thật sự đâu là ảo ảnh?

Người ta nói, tuổi trẻ các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời; vậy hãy chuẩn bị hành trang mà vào đời. Tôi muốn nói cách khác. Bằng tuổi trẻ của mình đã đi qua, tôi muốn nói rằng, tuổi trẻ các bạn đang được đặt trước hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát, hay trước hai ngả đường cần phải lựa chọn không lưỡng lự: tình yêu và sự nghiệp. Trước mặt các bạn là con đường thăm thẳm, đang ẩn hiện mơ hồ dưới ánh sao mai. Chưa phải là buổi bình minh để các bạn đang thấy rõ là mình đang đứng đâu và con đường mình sẽ đi đang dẫn về đâu. Và trước mắt có thật sự là hai ngã đường phải lựa chọn, hay thực tế chỉ môt mà thôi? Các bạn sẽ tiến tới theo hướng nào? Học tiến lên theo con đường công danh sự nghiệp, bởi vì đã sinh ra ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông? Hay săn đuổi bóng dáng một mùa xuân vĩnh cửu? Cả hai ý nghĩa, các bạn trẻ đều hiểu rõ. Chúng ta không cần biện giải dài dòng. Có điều, sự hiểu biết của các bạn về con đường trước mắt không phải do chính mình đã nhìn thấy, như thấy rõ con đường mình đang đi, khi ánh bình minh xuất hiện; mà do dấu vết của nhiều thế hệ đi trước. Dễ có mấy ai tự vạch cho mình một lối đi riêng biệt, không giẫm theo bất cứ một lối mòn nào. Lần bước theo những vết mờ của người đi trước, tuổi trẻ định hướng cho tương lai của đời mình. Trong số họ, rất ít người bước ra khỏi bóng đêm của rừng rậm, để bằng chính đôi mắt của mình, nhìn thấy rõ con đường mình đang đi đang chạy theo hướng nào, dưới mặt trời rực sáng của ban mai.

Chúng ta hãy đi tìm một người trong số rất ít ngưới ấy. Người không xa lạ với chúng ta. Tôi muốn nhắc các bạn vua Trần Nhân Tông. Tuổi trẻ, lớn lên giữa cung đình xa hoa, đầy lạc thú, nhưng người thiếu niên vương giả lại sống như một ẩn sỹ ngay giữa hoàng thành. Trường trai, khổ hạnh; không biết người ta có nhìn thấy phong độ hào hoa nơi thiếu niên vương giả này hay không. Nhưng vua cha nhìn thân thể gầy còm của người kế vị ngai vàng mà khóc: Biết con có đủ nghị lực để giữ vững giềng mối giang sơn chăng? Tuy vậy, con người ấy, về sau, khi ngự trị trên ngai vàng, làm chủ một đất nước, không chỉ đã tự khẳng định giá trị bản thân, mà còn khẳng định ý nghĩa sinh tồn của một dân tộc. Dù ngồi trên bệ rồng cao vời vợi; dù xông pha chiến trận; hay dù trên vó ngựa khải hoàn, từ những chiến thắng oanh liệt; mà cho đến nay, trong bóng đèn khuya, trong bóng đêm tịch mịch của lịch sử, chúng ta vẫn mường tượng nhịp mõ công phu và giọng kinh man mác nhưng vẫn rành rọt khí phách anh hùng của bậc quân vương vốn coi ngai vàng như đôi dép bỏNhất hiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh. Làm sao trong con mắt nhìn, thế giới này chỉ tồn tại như hạt sương trên đầu cỏ, lại có thể định hướng không chỉ cuộc đời của riêng mình mà cho cả vận mệnh của dân tộc? Hy vọng các bạn trẻ có thể tự mình tìm thấy câu trả lời. Bởi vì, nếu các bạn có thể trả lời được câu hỏi ấy, các bạn cũng có thể định hướng cuộc đời của mình mà không e ngại rằng sẽ có điều nhầm lẫn.

Trần Nhân Tông

Bây giờ, chúng ta hãy trở lại đề tài thảo luận. Rất nhiều Anh Chị khi nghe đọc lên đề tài, nghĩ rằng diễn giả sẽ nêu lên một hình thái đạo Phật như thế nào đó, sau đó nghiệm xét xem hình thái ấy có những điểm nào phù hợp với tuổi trẻ, ích lợi thiết thực cho tuổi trẻ. Cho đến đây, chưa có hình thái nào được giới thiệu. Có Anh Chị nào cảm thấy thất vọng không? Cũng nên thất vọng một ít. Như thế để chứng tỏ rằng chúng ta đến với đề tài không thụ động; ai nói sao nghe vậy. Nhất định, phải có sự lựa chọn; dù không phải lựa chọn một cách tùy tiện. Khởi đầu của nhận thức, tất phải có sự lựa chọn. Hoạt động trí năng của tuổi trẻ, trước tất cả, là khả năng lựa chọn. Tuổi trẻ học tập để biết lựa chọn. Định hướng cho tương lai của mình bằng sự lưạ chọn sáng suốt.

Vả lại, ở đây ta cũng không nên thất vọng nếu nói rằng không có một hình thái đạo Phật nhất định nào dành riêng cho tuổi trẻ. Chỉ có một mảnh trăng trên trời. Nhưng là trăng bạc màu tang tóc; hay trăng tươi mát hồn nhiên; hoặc là trăng thề làm chứng cho trái tim chung thủy; và cũng có khi là trăng già độc địa làm sao, xe dây chẳng lựa buộc vào như chơi[2]. Cũng có tuổi trẻ đến với đạo Phật, mong cầu giọt nước cành dương làm sống dậy một tâm hồn khô héo vì tình yêu bị phản bội. Cũng có tuổi trẻ đến với đạo Phật để gột rửa sạch gót danh lợi bùn pha sắc xám, mặt công hầu nắng rám mùi dâu[3]. Các bạn trẻ ấy đã tự tìm thấy hình thái đạo Phật thích hợp với mình. Nếu đạo Phật không đáp ứng được cho những tâm hồn đau khổ, chán chường cuộc sống ấy, chẳng khác nào y sỹ từ chối bệnh nhân. Vậy thì, các bạn trẻ cũng nên tự mình tìm cho mình một hình thái đạo Phật thích hợp; không phải là hình thái được được lập thành khuôn mẫu do bởi các Anh Chị trưởng, do các Đại đức, Thượng tọa, hay do các nhà nghiên cứu uyên bác. Một Thiền sư Việt nam đã nói: Nam nhi tự hữu xung thiên chí, hưu hướng Như lai hành xứ hành[4]. Ta hãy đi con đường do chính ta lựa chọn, không cần gì phải lắc nhắc theo dấu vết của Như lai. Khẩu khí này nhiều khi khiến ta sợ hãi, e rằng có quá tự phụ, quá ngạo mạn chăng? Đừng có phổ nhạc những lời ấy thành giai điệu với tiết tấu hành khúc dồn dập, mà hãy thử phổ thành một sonata nhỏ của mặt hồ tĩnh lặng, ta sẽ nghe được âm hưởng này: Hãy bình thản tự chọn cho mình một hướng đi, sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với hậu quả xuất hiện trên hướng đi mà ta đã chọn. Lời Phật cần ghi nhớ “Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm”. Và còn có lời Phật khác nửa: “Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai; chớ đừng là kẻ thừa tự tài vật”[5].

Các bạn trẻ đang học tập để chuẩn bị cho mình xứng đáng là kẻ thừa tự. Kế thừa gia nghiệp của ông cha, của dòng họ. Kế thừa sự nghiệp của dân tộc. Kế thừa di sản nhân loại. Dù đặt ở vị trí nào, bản thân của các bạn trẻ trước hết phải là người thừa kếThành công hay thất bại trong sự nghiệp thừa kế của mình, đó là trách nhiệm của từng người, của từng cá nhân. Hãy tự đào luyện cho mình một trí tuệ, một bản lãnh, để sáng suốt lựa chọn hướng đi, và dũng cảm chịu trách nhiệm những gì ta đã lựa chọn và gây ra cho bản thân và cho cả chúng sanh. Không có đạo Phật chung chung cho đồng loạt tuổi trẻ. Mỗi cá nhân tuổi trẻ là biểu hiện của mỗi hình thái đạo Phật sinh động.

Chúc các Anh Chị có đầy đủ nghị lực để chinh phục những vương quốc cần chinh phục; để chiến thắng những sức mạnh cần chiến thắng.

_________________________________________

[1] Chinh Phụ Ngâm, Đặng Trần Côn
[2] Truyện Kiều, Nguyễn Du
[3] Thu Tứ, Nguyễn Gia Thiều
[4] Hưu hướng Như Lai, Thiền Sư Quảng Nghiêm
[5] Kinh thừa tự Pháp (Dhammadàyàda sutta), Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya)

Nguồn: https://sentrangusa.com/category/tu-hoc-huan-luyen/trai-phu-lau-na/

Friday, July 7, 2023

THƯ MỜI Tham dự buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 17

 

                               NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 

THƯ MỜI

 V/v Tham dự buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau 17

Hương Vị Thiền - Giới thiệu Văn thơ Phật giáo tại trại Phú Lâu Na, 

Chùa Phổ Hiền, Pháp.


Kính gởi: Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, quý Phật tử, quý Huynh trưởng, quý Đồng hương và bạn hữu xa gần

  Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để tuyên dương giáo dục, văn học nghệ thuật, văn hoá và âm nhạc cũng như truyền lửa cho nhau, và giới thiệu một số sách sách quý, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 17 sẽ được tổ chức tại Chùa Phổ Hiền 311 Route de la wantzenau, 6700 Strasbourg, France. Chương trình bắt đầu lúc 8:00PM, Thứ Bảy, ngày 15 tháng 07, 2023.

Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:

I. Giới thiệu thơ Tuệ sỹ - do anh Thị Nghĩa Trần Trung Đạo ngâm Thơ Tuệ Sỹ trong Giấc Mơ Trường Sơn

II. Giới thiệu những cuốn sách Thư Viện Phật Việt và Lotus Media đang có bao gồm: Sách của Hoà thượng Tuệ Sỹ, Hoà thượng Thích Như Điển, sách của cư sỹ Trần Trung Đạo và cư sỹ Tâm Thường Định.

III. Chia sẻ và thảo luận cùng trà đàm với Trại Phú Lâu Na.

Thành kính cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và trân trọng kính mời chư thiện tri thức, quý vị cư sĩ, và đồng hương; quý Huynh trưởng và Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử cùng các bạn trẻ hoan hỷ dành ít thì giờ đến để CÓ MẶT CHO NHAU 17. 

       Sự hiện diện của quý Thầy Cô và quý vị là động lực lớn, là đạo tình đầm ấm, và là tấm lòng quý giá trên đời dành cho nhau. Mọi sự liên lạc, ủng hộ hay đóng góp xây dựng, xin email về Htr. tamthuongdinh@gmail.com. Cell: (916)-607-4066 hoặc Htr. Tâm Định: (619) 488-7279.  Nếu ủng hộ tịnh tài để mua sách, xin Venmo @PheBach hoặc PayPal @tamthuongdinh.

  Trân trọng kính cung thỉnh và kính mời. Cầu chúc tất cả đều được thân khoẻ và tâm an.


Thay mặt Ban Tổ Chức

Htr. Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ

Thị Nghĩa - Trần Trung Đạo

                  

Thursday, July 6, 2023

Gathering a Basket of Knowledge about Vietnam and Vietnamese Americans - Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Introducing a wonderful PD opportunity for everyone, especially educators. The workshop will offer this coming October on helping teachers to better understand Vietnam and Vietnamese American students, and on integrating the arts into your K-12 teaching. 

  • Our flyer here and further details are below. 

  • The application is linked here

Professional Development Opportunity


Gathering a Basket of Knowledge about Vietnam and Vietnamese Americans - Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Pilot Workshop for K-12 Educators

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - This proverb translates to "Go out and gather a basket of wisdom." In other words, it can be taken to mean "Expand your horizons, keep learning" or "the more you go, the more you will know." This captures the spirit behind this workshop, which is designed to help teachers learn more about the history, geography and culture of Vietnam, as well as content about Vietnamese American experiences, in order to best serve their students of all backgrounds. The workshop is also designed to help teachers engage multicultural and multilingual learners using culturally responsive techniques, and by examining our own cultural assumptions and stereotypes.


The Center for Southeast Asian Studies (CSEAS) at the University of Hawaii at Manoa is offering a free professional development workshop for K-12 teachers/educators interested in the following:


  • Better understand the perspectives of Vietnamese and Vietnamese American students and families

  • Develop an understanding of culturally responsive and culturally sustaining teaching, including arts integration and strategies that support multilingualism

  • Take away concrete projects and resources that you can you use with all of your multilingual multicultural learners


Session Dates & Times: 

  • Saturday Oct. 7

  • Saturday Oct. 14

  • Saturday Oct. 21

  • Saturday Oct. 28

  • From 1-4pm PST / 4-7pm EST (4 3-hour sessions)

  • Zoom link will be provided upon selection


Click here for the syllabus with the outline of the sessions


Requirements

Selected participants will be expected to:

  • Attend all four (synchronous) Saturday sessions: Oct. 7, Oct. 14, Oct. 21 & Oct. 28 (1-4pm PST / 4-7pm EST)

  • Engage in course activities and discussions (via Zoom)

  • Try out assigned course materials and assignments after class (asynchronous)

  • Give feedback to instructors for future iterations of the course

*Because it is a pilot workshop, there will be no course credits, but you will receive the novel A Mountains Sing and a Sketchbook to use during the workshop. 


If you are interested, please complete the Application form by September 5th. You may contact the instructor Tham Tran at thutham1912@gmail.com or Maggie Bodemer at mbodemer@calpoly.edu for more information.

Monday, July 3, 2023

Pursuing the Rest Symbols to Listen to Master Tue Sy's Choruses for the Piano

 

Ảnh: Hương Tích Phật Việt

Pursuing the Rest Symbols to Listen to

Master Tue Sy's Choruses for the Piano

By Huỳnh Kim Quang, translated by Phe Bach


Master Tue Sy's poetry domain is extensive and immense. His lyrics ascend to infinity and beyond. Its profundity is bottomless. How can one fathom it in pursuit of meaning?  


To the writer of this article, it would probably be better to sit down, staring at the rest symbols in the Master’s Choruses for the Piano, to hear, maybe “all Greek to him”, some soundless notes of surreal melodies.


Choruses for the Piano is a collection of 23 poems -- or more accurately 23 refrains, published in Vietnam in 2009 by Master Tue Sy. This compendium of poems was translated from his native language by the renowned French artist Dominique de Miscault and presented in an artistic work called Refrains pour Piano, with unique images of Master Tue Sy.

 

This article only reflects some of the writer's feelings while he is reading Master Tue Sy's Choruses for the Piano in Vietnamese.


The rest symbols in music represent profound moments of a pause without music, without words. Their presence in the musical composition is as essential as any other sound beat. Sometimes they are even more essential and carry more magical meaning than other sound pulses and beats.

 

Similarly, in daily life, with the constant entrapment of wanton desires in our body, speech, and mind, people are pulled into the maelstrom of hallucinatory aspirations; therefore, those moments of laxity, of letting go, of meditative states are necessary and have significance in life. Those are the rest symbols in the music piece of our lives.


Indeed, have you ever quieted your heart enough to enjoy the moments of absolute silence that unexpectedly occur amidst the voluminous cascading stream of worldly sounds and musical melodies? If you have ever experienced this incredibly magical moment, you certainly must have been aware that it feels as though you were swimming in an infinite space, where there does reside only mythical joy in the absence of all kinds of self-indulgence and unwholesome anxieties in this world.


The life of a Zen master is the moment of the tranquil rest symbols that is prolonged indefinitely, self-existent, and independent of all worldly afflictions. Master Tue Sy is such a Zen master.

 

In the Master's brilliantly sparkling eyes, the endless cycle of birth and death is merely a dim shadow behind the flickering flame of enlightening wisdom that throws insight into it to realize that it is merely an illusion. So, life and death are no different from the bird that suddenly appears and disappears in the vast firmament! The first chorus vibrates to open the nonchalant way to and from the eased and free realm of this human world:


I drown time into the corners of my eyes

It then reddens the sacred night

The night suddenly turns into illusory winter

An adventuresome bird coming from Infinity

  

In the Aggaññasutta of the Digha-nikàya, did the World-Honored One (bhagavān) not

describe how humans came from the Heaven of Light (Abhassara) to the Heaven of the Realm of the Sensate World (Rùpa-dhàtu). Thus, Master Tue Sy stated as much in the second refrain.

 

From there, we’ve returned to the Heavenly Realm,

A blue hue obfuscates Infinity

The star lengthens the night to no end

Real or unreal, the evening is dropping woes


On such an evening, the low musical notes languish

Sore at the fingertips, but the melody keeps playing on.

Embracing the rest note, the piano rhythms abruptly break.

Where are you, dear? silky smoke is out yonder, beyond the eaves.

 

Humans descend from Abhassara to the sensate world, resulting thusly in the piling up of woes, anguishes, and classified levels of human existence. But when the moments of the silence of the rest symbols arrive, then there does the Realm of Infinity reveal itself; therefore, the scenery outside, beyond the eaves, is but illusory silky smoke of existence and non-existence. 


In a musical composition, how can one possibly have only rest symbols? In human existence how can one avoid grief? It’s a wonder, however, that the Master has so deep and so clear an insight into the black keynotes and the white keynotes of the music of life to realize that they are but illusory images. And then, he transports all the woes accumulated over the years and places them onto those rest symbols. Sending them to the rest symbols is no different from transforming them into the Realm of Infinity. Therefore, the 9th refrain reverberates as follows:


Eyes burnt 

Black keys, white keys

Black and white chasing each other

Turning into illusions

Above Infinity

Lie the rest notes perfectly round

Wherewith I’m entrusting

Woes of chilliads of years


Immediate cognition of the nature of one’s existence is not only the seemingly true awareness about reality that a Buddhist needs to have, but also the exceptional patience of a virtuous monk and his sustained endurance from suffering and death to transcendent ecstasy with a tranquil and emotionless mind. The 13th refrain reverberates that melody:


Oops! Snap the piano strings suddenly

The ghostly night appears so real

Biting the frozen fingertips

The chorus sunk deep into the eyes

Then the piano frets let loose

A group of disconnected sounds; fingers burning

All of a sudden is spreading an ambrosial fragrance of orange jasmine

The chorus is slowing down, following the rest symbols


At times the piano chorus melody is so profound that it appears to dissolve into the fragrance of orange jasmine or to transform itself into an ant crawling along a mountainside or weaving beneath a clump of grass. Chorus 20 is an enigmatic, mythical melody that seems to require the listener to shed their grandiose human form of self to follow the ant crawling beneath the grass and hearing the earth breathing. In his book Exploring Poet Seamus Heaney’s Source of Poetry, published in California, the United States in 1996, philosopher Pham Cong Thien referred to this fragrance as "the smell of terrestrial habitat." Here, not only could one smell the soil, but also the air that the earth exhales. The extreme depth of the profoundness of the rest symbols in Choruses for the Piano is here. One can hear and smell the “scent the earth breathes out”.


Following the ant’s path

Threading one’s way through the clump of grass

Gloomy overcast

the universe falters

Intervals of silence

Smell the fragrance the Earth breathes

 

Refrain 23 closes out Choruses for the Piano as if it were the tail end of the life of a person lying permanently in the deserted graveyard.


Ancient tombstones are lining up

The evening rain is welling up with tears

Overcast with desolation

Legends stand forlorn

Frost dampens

The shoulders jealous of the orange jasmine

Embracing the Monument

In love with all wilderness


The chorus vividly depicts the scene in the cemetery, with the evening rain, tears, desolation, and dampening frost as poetic images that reveal the state of mind and circumstances at the tail end of a person's existence. However, in this commonly shared scene, still shines a very precious, very attractive, and very loving individuality. That is the Master's infinite love for life, for people, and all sentient beings.

 

Embracing the Monument

In love with all Wilderness


That kind heart obviously must have found its abode deep in the rest symbols of Choruses for the Piano that the Master just played.

  

Does anyone hear?

 

Yes, for sure: the gods in the Heaven of Light, the ants scurrying beneath the grass, and also the breath of the earth moving hither tither all over this globe.

 

Now you can read Chorus for the Piano by Master Tue Sy.

 

Choruses for the Piano by Tue Sy

 

1.

I drown time into the corners of my eyes

It then reddens the sacred night

The night suddenly turns into illusory winter

An adventuresome bird coming from Infinity


2.

From there, we’ve returned to the Heavenly Realm,

A blue hue obfuscates Infinity

The star lengthens the night to no end

Real or unreal, the evening is dropping woes


On such an evening, the low musical notes languish

Sore at the fingertips, but the melody keeps playing on.

Embracing the rest note, the piano rhythms abruptly break.

Where are you, dear? silky smoke is out yonder, beyond the eaves.


3

On the sharp note

the piano’s melody hangs heavy

The corners of the lips are imprinted with an eternal hatred

Into that melody

Deeply sunk are illusory aspirations

Heartbeats stop, the hollowness of time

Time stops

The sun is a burning patch

Time stands still

A thread of smoke hanging loose

I’m traveling always 

The moss on the perron is thinning off 

Since the sunlight is wearing out

The wild grass along the riverside


4

Flying along the glimmering flame

Wavering in the summer desert

The sky tilts halfway down

By the velvet drapes, your eyes turn blood-red

So far away reigns the Lyra constellation

Obfuscating the way back home


5

On my way home that evening

You were painting a dingy yellow

The color of the dirt road dried up from the moonlight

The faded road

The solitary moon

Did you ever wait

For the ugly weather-beaten moss in the night?


6

The pitch-black color is spreading on the cliff

Immensely missing those farewell eyes

Then forever vanish 

leaving sullenness in the wuthering mountain top

Where am I?

In the thin ephemeral wings of dreams


7

The cup of tea already immersed in smoke

Yet the lines of words continue to lengthen 

Worldly affairs emulate wildflowers

Embalming the burning eyes with darkness


8

Her Highness forgets a little bout of sullenness on the rest symbols

The string of cadences brings anxiety to the fingers 

Pressing the woes deep down onto the white keys

A half-note key jars the rhythm of exile


9

Eyes burnt 

Black keys, white keys

Black and white chasing each other

Turning into illusions

Above Infinity

Lie the rest notes perfectly round

Wherewith I’m entrusting

Woes of chilliads of years


10.

The door tightly closed, clouds rolling up the distance

Absent-mindedly counting words in blurry eyes

The woeful hand caressing the billet-doux decayed

It’s mizzling sparsely over some cluster of houses

 

11

Summer cicadas suddenly come back to town

A group of old trees is shading against the desolate sunlight

A blanket of white dust spiraling upwards about the gate

The fragrance quietly shying away from the piano keys

The cicadas resonate rippling tiny tones

That shed tears for the summer that is drying up the ocean


12.

The Monk is prinking himself in the stream

Forgetting his eyes somewhere in the middle of the night

Hurriedly he jounces his steps along the ravine

Wearing out the gully imprinted with bird tracks


13

Oops! Snap the piano strings suddenly

The ghostly night appears so real

Biting the frozen fingertips

The chorus sunk deep into the eyes


Then the piano frets let loose

A group of disconnected sounds; fingers burning

All of a sudden is spreading an ambrosial fragrance of orange jasmine

The chorus is slowing down, following the rest symbols


14

Night slumps down

Pushing darkness into one direction

The melody stirs up ice-cold sounds

Begetting aberrant heartbeats

At the frontier

The trees turn bright red

Over the aged warrior’s ancient tomb

The sunshine extinguishes the battlefield

The drop of blood desolates the fog

 

15

One day of drifting frivolously on top of the waterfall

Feeling fluttery upon the call of Emptiness

The low melody fills up in the eyes

The surface of the lake is still; its reflection glimmering

Still the surface of the lake is; its block of colors immense

Religious images are blurred; the tiny amount of limpid mist

During the interval of quietness drops of time hang heavy

I hear life in the musical composition “Desolate Heaven” 


16

Washing my hands off, frightened of rampant skulldudgeries

I follow the ant along the deserted ridge


17

The breath ceases at the profound of the ocean

Multiple delusional colors awaken in immense forms

A sky of tiny stars twirling around the doorframe

Emitting fireworks in the galaxy momentarily.

 

18

The sound of cars rushing across the gate

The orange jasmine quivers

Its fragrance dissolves into the rest notes

The perfect melody shimmering


19

The little leaf of grass falls; startled

The earth trembling; Demons unruly all over the world

The fragile breath is lying on the rest notes

A magical night; wordless melody.

 

20

Following the ant’s path

Threading one’s way through the clump of grass

Gloomy overcast

the universe falters

Intervals of silence

Smell the fragrance the Earth breathes


21

How yearning that memory is

Fingers running through the hair

Arms around the spiral of smoke

Consternated

Half-finished the cup of mist tea 

On a pedestal

You reign high above


So interminably high

The clouds are closing up

To corrode

The self-existing religious images

Oh! Orange jasmine!

The moonlight blurs the eyes

Oh! How about you, dear?

Why keep striking the same keynotes?

The ancient melody

Furtively melancholic

Somber

Formerly loving you 

Stirred up moons and mountains

 

22.

I resurrect over the reeky forlornness

Still loving you in every moment of my dreams

From primeval times even not a single word uttered

Like the immense ocean constricting the reflection of a peach blossom

Listening to the pulsating melody from the flagging wings

Loving you, I reach out for the thousands of stars.


23.

Ancient tombstones are lining up

The evening rain is welling up with tears

Overcast with desolation

Legends stand forlorn

Frost dampens

The shoulders jealous of the orange jasmine

Embracing the Monument

In love with all wilderness


Translated by Phe Bach


THEO DẤU LẶNG
NGHE ĐIỆP KHÚC DƯƠNG CẦM CỦA THẦY TUỆ SỸ
Huỳnh Kim Quang
nhungdiepkhucchoduongcam

    Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo!
    Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
    “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc -- của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009. Tập thơ này được một nghệ sĩ nổi danh của Pháp Dominique de Miscault dịch sang tiếng Pháp và trình bày với những hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm Pháp Ngữ “Refrains pour Piano.”
Bài này chỉ viết lại một vài cảm nhận khi đọc tập thơ bằng tiếng Việt “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy.
    Dấu lặng là khoảnh khắc ngừng nghỉ sâu lắng không nhạc không lời trong bản nhạc. Nó cũng cần thiết có mặt trong bản nhạc giống như những âm thanh giai điệu khác. Đôi khi dấu lặng còn cần thiết và mang ý nghĩa huyền diệu hơn nhạc điệu khác trong bản nhạc.
    Cũng thế, trong cuộc sống thường nhật với những thao tác liên tục của dòng vọng động qua thân, khẩu và ý, con người bị cuốn hút vào quỹ đạo quay cuồng của mộng tưởng điên đảo, thì những khoảnh khắc dừng lại, buông xả, lắng tâm là cần thiết và bổ ích vô cùng. Đó là những dấu lặng trong bản nhạc cuộc đời.
    Thật vậy, có bao giờ bạn lắng tâm để thưởng thức những khoảnh khắc im lặng tột cùng xảy đến thật bất ngờ giữa dòng thác lũ ba đào của âm thanh và nhạc điệu? Nếu bạn từng trải qua giây phút cực kỳ huyền diệu ấy chắc bạn cảm nhận như mình đang bơi lội trong cõi không gian vô cùng mà ở đó chỉ có sự hỷ lạc mầu nhiệm trong trạng thái vắng bóng mọi thứ nhân ngã bỉ thử và phiền não uế trược.
Cuộc đời của một thiền sư là khoảnh khắc kéo dài vô tận của những dấu lặng an nhiên, tự tại và siêu thoát giữa cuộc đời phiền não, khổ đau. Thầy Tuệ Sỹ là một thiền sư như thế.
    Trong đôi mắt sáng hoắc của Thầy, dòng tử sanh vô tận chỉ còn là bóng dáng mờ ảo sau ngọn lửa bập bùng của trí tuệ bừng lên, để nhìn sâu vào đó và liễu ngộ rằng nó chỉ là huyễn mộng. Như thế, tử sinh đâu có khác gì cánh chim chợt hiện chợt ẩn trong quãng trời vô biên! Điệp khúc đầu tiên rung lên cung bậc mở ra con đường đến đi tự tại trong cõi nhân gian:

“Ta nhận chìm thời gian trong khóe mắt
Rồi thời gian ửng đỏ đêm thiêng
Đêm chợt thành mùa đông huyễn hoặc
Cánh chim bạt ngàn từ quãng Vô biên.”    

    Trong Kinh Tiểu Duyên của Trường A Hàm, chẳng phải Đức Thế Tôn đã kể chuyện loài người đến thế giới này từ cõi Trời Quang Âm ở Sắc Giới Thiên hay sao? Cho nên Thầy mới nói trong điệp khúc thứ 2:

Từ đó ta trở về Thiên giới,
Một màu xanh mù tỏa Vô biên.
Bóng sao đêm dài vời vợi;
Thật hay hư, chiều nhỏ ưu phiền.
Chiều như thế, cung trầm khắc khoải.
Rát đầu tay nốt nhạc triền miên.
Ôm dấu lặng, nhịp đàn đứt vội.
Anh ở đâu, khói lụa ngoài hiên?

    Từ Quang Âm Thiên xuống cõi nhân gian làm người nên mới có những ưu phiền, khắc khoải, và những cung bậc của kiếp người rung lên. Nhưng đến khoảnh khắc lắng sâu của dấu lặng thì đó là cõi vô biên, nên cảnh vật ngoài hiên là khói lụa huyễn hoặc như có như không. 
    Trong bản nhạc làm sao chỉ toàn là dấu lặng. Trong cõi người làm sao tránh khỏi những ưu phiền. Cái tuyệt vời của Thầy là liễu ngộ rất tinh tường phím đen, phím trắng trong bản nhạc cuộc đời chỉ là ảo tượng. Và rồi, Thầy đem bao nhiêu ưu phiền của năm tháng đi qua gửi vào dấu lặng đó. Gửi vào dấu lặng thì có khác gì hóa thân cho nó vào cõi vô cùng. Vì vậy, trong điệp khúc thứ 9, vang lên cung bậc:

Đôi mắt cay
phím đen phím trắng
Đen trắng đuổi nhau
thành ảo tượng
Trên tận cùng
điểm lặng tròn xoe
Ta gửi đó
ưu phiền năm tháng.

    Trực thức về bản chất cuộc đời của chính mình không chỉ là tri kiến như thật về thực tại mà một người con Phật cần có, đó còn là đức nhẫn phi thường của một nhà tu hành đạo hạnh. Nhẫn thọ từ nỗi thống khổ trầm luân đến sự hỷ lạc siêu thoát bằng tâm thái bình lặng an nhiên không một gợn sóng động tâm. Điệp khúc thứ 13 vang lên nhạc âm hưởng đó:

Ô hay, giây đàn chợt đứt.
Bóng ma đêm như thật.
Cắn đầu ngón tay giá băng.
Điệp khúc lắng trầm trong mắt.
Rồi phím đàn lơi lỏng;
Chùm âm thanh rời, ngón tay rát bỏng
Chợt nghe nguyệt quế thoảng hương
Điệp khúc chậm dần theo dấu lặng.

    Có lúc điệp khúc dương cầm lắng sâu đến mức như tan theo mùi hương nguyệt quế, như hóa thân thành con kiến bò quanh triền núi, hay len lỏi tận dưới gốc cụm cỏ dại. Điệp khúc 20 là giai điệu huyền bí lạ lùng mà người nghe dường như phải tước bỏ cái hình hài nhân ngã to lớn để có thể theo chân con kiến bò dưới cọng cỏ và nghe mùi đất thở. Cái mùi mà Triết Gia Phạm Công Thiện trong tác phẩm “Khơi Mạch Nguồn Thơ Thi Sĩ Seamus Heaney” xuất bản tại California, Hoa Kỳ vào năm 1996, gọi là “mùi thổ ngơi.” Ở đây không phải chỉ ngửi mùi thổ ngơi, mà còn ngửi mùi đất thở nữa. Chỗ tuyệt cùng của sự sâu lắng, của dấu lặng trong “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là ở đây. Có thể nghe và ngửi “mùi đất thở.”


Theo chân kiến

luồn qua cụm cỏ

Bóng âm u

thế giới chập chùng

Quãng im lặng

Nghe mùi đất thở.


    Đoản khúc 23 khép lại “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” như thể là đoạn cuối của đời người nằm yên vĩnh viễn nơi tha ma mộ địa.


Giăng mộ cổ

mưa chiều hoen ngấn lệ

Bóng điêu tàn

huyền sử đứng trơ vơ

Sương thấm lạnh

làn vai hờn nguyệt quế

Ôm tượng đài

yêu suốt cõi hoang sơ.


    Điệp khúc vẽ lại thật sống động cảnh tượng nơi nghĩa địa, với cơn mưa chiều, nước mắt, hình bóng điêu tàn, sương thấm lạnh là những hình ảnh lột tả được cả tâm trạng và hoàn cảnh trong đoạn cuối của đời người.

    Nhưng, trong cõi chung đó, vẫn bừng sáng lên niềm riêng rất đáng quý, rất cao đẹp, rất thương yêu. Đó là tấm lòng yêu thương vô lượng của Thầy đối với cuộc đời, đối với con người, và đối với chúng sinh.


Ôm tượng đài

yêu suốt cõi hoang sơ.


    Tấm lòng đó ắt hẳn đã nằm sâu trong dấu lặng của “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” mà Thầy vừa tấu lên.

Có ai nghe chăng?

    Chắc chắn là có, chư thiên ở cõi trời Quang Âm, những con kiến đang bò sát dưới cụm cỏ dại, và còn nữa, tiếng thở của đất động đậy đâu đó trên khắp hành tinh này.


Huỳnh Kim Quang

    Bạn đọc có thể vào đọc “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” bản tiếng Việt của Thầy Tuệ Sỹ trên trang mạng Thư Viện Phật Việt, hoặc trang của Hội Đồng Hoằng Pháp.


NHỮNG ĐIỆP KHÚC CHO DƯƠNG CẦM
1.
Ta nhận chìm thời gian trong khóe mắt
Rồi thời gian ửng đỏ đêm thiêng
Đêm chợt thành mùa đông huyễn hoặc
Cánh chim bạt ngàn từ quãng Vô biên


2
Từ đó ta trở về Thiên giới,
Một màu xanh mù tỏa Vô biên.
Bóng sao đêm dài vời vợi;
Thật hay hư, chiều nhỏ ưu phiền.
Chiều như thế, cung trầm khắc khoải.
Rát đầu tay nốt nhạc triền miên.
Ôm dấu lặng, nhịp đàn đứt vội.
Anh ở đâu, khói lụa ngoài hiên?


3
Trên dấu thăng
âm đàn trĩu nặng
Khóe môi in dấu hận nghìn trùng
Âm đàn đó
chìm sâu ảo vọng
Nhịp tim ngừng trống trải thời gian
Thời gian ngưng
mặt trời vết bỏng
vẫn thời gian
sợi khói buông chùng
Anh đi mãi
thềm rêu vơi mỏng
Bởi nắng mòn
cỏ dại ven sông


4
Ta bay theo đốm lửa lập lòe
Chập chờn trên hoang mạc mùa hè
Khung trời nghiêng xuống nửa
Bên rèm nhung đôi mắt đỏ hoe
Thăm thẳm chòm sao Chức nữ
Heo hút đường về


5
Chiều tôi về
Em tô màu vàng ố
Màu bụi đường khô quạnh bóng trăng
Đường ngã màu
Bóng trăng vò võ
Em có chờ
Rêu sạm trong đêm?


6
Màu tối mù lan vách đá
Nhớ mênh mông đôi mắt giã từ
Rồi đi biệt
Để hờn trên đỉnh gió
Ta ở đâu?
Cánh mỏng phù du.


7
Chung trà đã lịm khói
Hàng chữ vẫn nối dài
Thế sự chùm hoa dại
Ủ mờ con mắt cay


8
Công Nương bỏ quên chút hờn trên dấu lặng
Chuỗi cadence ray rứt ngón tay
Ấn sâu xuống ưu phiền trên phím trắng
Nửa phím cung chõi nhịp lưu đày


9
Đôi mắt cay
phím đen phím trắng
Đen trắng đuổi nhau
thành ảo tượng
Trên tận cùng
điểm lặng tròn xoe
Ta gửi đó
ưu phiền năm tháng


10
Cửa kín, chòm mây cuốn nẻo xa.
Ngu ngơ đếm chữ, mắt hoa nhòa.
Tay buồn vuốt mãi tờ hương rã;
Phảng phất mưa qua mấy cụm nhà.


11
Ve mùa hạ chợt về thành phố
Khóm cây già che nắng hoang lương
Đám bụi trắng cuốn lên đầu ngõ
Trên phím đàn lặng lẽ tàn hương
Tiếng ve dội lăn tăn nốt nhỏ
Khóc mùa hè mà khô cả đại dương


12
Đạo sỹ soi hình bên suối
Quên đâu con mắt giữa đêm
Vội bước gập ghềnh khe núi
Vơi mòn triền đá chân chim


13
Ô hay, giây đàn chợt đứt.
Bóng ma đêm như thật.
Cắn đầu ngón tay giá băng.
Điệp khúc lắng trầm trong mắt.
Rồi phím đàn lơi lỏng;
Chùm âm thanh rời, ngón tay rát bỏng.
Chợt nghe nguyệt quế thoảng hương
Điệp khúc chậm dần theo dấu lặng.


14
Đêm sụp xuống
Bóng dồn một phương
Lạnh toát âm đàn xao động
Trái tim vỗ nhịp dị thường.
Ngoài biên cương
Cây cao chói đỏ
Chiến binh già cổ mộ
Nắng tắt chiến trường
Giọt máu quạnh hơi sương.


15
Một ngày chơi vơi đỉnh thác;
Nghe bồn chồn tiếng gọi hư không.
Giai điệu nhỏ dồn lên đôi mắt.
Mặt hồ im ánh nước chập chờn.
Mặt hồ im, tảng màu man mác.
Ảnh tượng mờ, một chút sương trong.
Quãng im lặng thời gian nặng hạt;
Tôi nghe đời trong tẩu khúc Thiên hoang.


16
Phủi tay kinh nỗi đảo điên
Tôi theo con kiến quanh triền đỉnh hoang


17
Hơi thở ngưng từ đáy biển sâu
Mênh mông sắc ảo dậy muôn màu
Một trời sao nhỏ xoay khung cửa
Khoảnh khắc Thiên hà ánh hỏa châu


18
Tiếng xe đùa qua ngõ
Cành nguyệt quế rùng mình
Hương tan trên dấu lặng
Giai điệu tròn lung linh


19
Bỏng cỏ rơi, giật mình sửng sốt.
Mặt đất rung, Ma Quỷ rộn phương trời.
Chút hơi thở mong manh trên dấu lặng.
Đêm huyền vi, giai điệu không lời.


20
Theo chân kiến
luồn qua cụm cỏ
Bóng âm u
thế giới chập chùng
Quãng im lặng
nghe mùi đất thở


21
Nỗi nhớ đó khát khao

luồn sợi tóc

Vòng tay ôm cuộn khói

bâng khuâng.

Uống chưa cạn chén trà sương móc

Trên đài cao

Em ngự mấy tầng.


Lên cao mãi

đường mây khép chặt.

Để xoi mòn

ảo tượng thiên chân.

Ồ, nguyệt quế!

trăng mờ đôi mắt.

Ồ, sao Em?

sao ấn mãi cung đàn.

Giai điệu cổ

thoáng buồn

u uất.

Xưa yêu Em

xao động trăng ngàn.


22.

Ta sống lại trên nỗi buồn ám khói

Vẫn yêu người từng khoảnh khắc chiêm bao

Từ nguyên sơ đã một lời không nói

Như trùng dương ngưng tụ ánh hoa đào

Nghe khúc điệu rộn ràng đôi cánh mỏi

Vì yêu người ta vói bắt ngàn sao.


23.

Giăng mộ cổ

mưa chiều hoen ngấn lệ

Bóng điêu tàn

huyền sử đứng trơ vơ

Sương thấm lạnh

làn vai hờn nguyệt quế

Ôm tượng đài

yêu suốt cõi hoang sơ.


Sources:

https://hoangphap.org/huynh-kim-quang-theo-dau-lang-nghe-diep-khuc-duong-cam-cua-thay-tue-sy/


https://hoangphap.org/tue-sy-nhung-diep-khuc-cho-duong-cam/