1. Thế nào là Xa-Ma-Tha, Tam-Ma, Thiên-Na? Là Huynh Trưởng GĐPT có kinh nghiệm qua ba pháp môn tu này. Hãy trình bày kinh nghiệm tu tập của tự thân.
Câu hỏi này nói đến pháp môn thực nghiệm Chỉ
Quán Song Tu dành cho chúng ta tu tập hằng ngày.
Xa-Ma-Tha, tức là Chỉ, là pháp môn thực tập để đưa đến cái Định
(Concentration). Xa-Ma-Tha là phương tiện chuyển hoá cái tâm loay hoay của ta
lại một chỗ (One-pointed mind). Điển hình là khi chúng ta làm việc gì đó, mình
nên chăm chú tâm ý của ta vào việc đang làm, không vớ vấn vẩn vơ. Ví dụ, một
trong những pháp môn, chúng em đang thực tập hằng ngày là rửa chén. Khi rửa
chén, mình chỉ biết là rửa chén mà thôi, không có lo lắng về quá khứ hay vọng
tưởng ở tương lai.
Tam-Ma hay còn gọi là Tam-Ma-Bát-Đề, tức là Quán, là pháp môn
quán tưởng để thấy rằng mọi sự là vô thường, vô ngả, khổ và không. Ngoài ra,
Tam-Ma là sự quán chiếu để thấy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Có
thể nói, Tam-Ma là phương pháp huân tập để đưa đến Trí Tuệ Bát Nhã. Pháp môn này cho chúng ta
chánh kiến và chánh tư duy.
Thiền-Na hay gọi tắt là Thiền (Zen) là pháp môn Chỉ Quán Song Tu
để thấy và nhận chân những gì đang xảy ra trong ta và quanh mình. Thiền là
phương pháp thực tập để chúng ta xa lìa những vọng tưởng, những tham sân si mạn
nghi, danh sắc hảo huyền. Thiền là trở về với bản tánh chân thật, bất hư bất
hoại, là Chơn tâm, Phật tánh.
Cá nhân chúng em thì cố gắng thực hành chánh niệm hằng ngày.
Ngoài ra, khi thực tập pháp môn này, em thấy sự hiệu nghiệm khi mình thực tập
chung. Năng lượng tập thể (collective energy) từ sự "đồng tu"
sẽ chuyển hoá chúng ta từng ngày. Nói tóm lại, tất cả chỉ là phương tiện để đưa
chúng ta đến bờ giác. Ví dụ, khi em nhận được tấm hình của Sư Ông Làng Mai do
thầy Từ Lực chia sẻ vào ngày Tiếp Nối của Thầy; em chiêm nghiệm và thực hành
Xa-Ma-Tha (Chỉ), sau đó em thực tập Tam-Ma quán tưởng đến Ôn và cuối cùng, trong
lúc tịch tĩnh rỗng lặng, em nhận chân rằng: “Tịnh Độ hiện tiền cõi mênh mông”.
Và đây là bài thơ để mừng ngày Nối tiếp của Sư Ôn Làng Mai.
Trời xanh vàng nắng trắng áng mây
Thong dong vô trụ y như Thầy
Vẫn bước khoan thai lòng thanh thản
Vạn pháp uyên nguyên giọt sương mai
Thầy luôn cười thở rất nhẹ nhàng
Nụ cười Ca Diếp, người mãi đang
Truyền trao Nến Ngọc bao thế hệ
Thạch trụ Già lam đẹp vô vàn
Thầy vẫn ung dung giữa sắc không
Từ bi thắm nhuận bao tấm lòng
Pháp Hoa bàng bạc trầm hương toả
Tịnh Độ hiện tiền cõi mênh mông.
2) Cho
biết cảm tưởng sau khi học kinh Thủ Lăng Nghiêm. Yếu chỉ của Kinh có áp dụng
một cách thích ứng với đời sống hàng ngày của người nam nữ cư sĩ Phật tử hay
không? Chứng minh.
Theo em, tinh hoa và sắc thái Kinh Thủ Lăng
Nghiêm thích ứng trong đời sống của chúng ta. Trong quá trình tu học, làm việc
và phụng sự, chúng ta phải trở về với nội tâm của chúng ta. Chúng ta phải
bỏ đi những cái ngả nhỏ nhoi, những tham, sân si, mạn nghi, những ích kỷ,
chuyển hoá những vụng về và thường quay về bản tánh thanh tịnh thường hằng của
chính mình. Điển hình, những gì xảy ra quanh mình và trong mình, mình có
thể quán chiếu và nhận thức một cách tự nhiên, không tiếp nối hay ngăn chặn
những dòng tư tưởng. Cứ để cho nó để và đi một cách tự nhiên. Cái còn lại là
chúng ta làm gì ở không không gian và thời gian đó. Có lần em đã nhận
chân và viết hai câu thơ này.
Nếu cuộc sống dài như hơi thở
Ta làm gì giữa hơi thở trong ta.
Dĩ nhiên là cuộc sống chỉ dài bằng hơi thở mà
thôi, không còn có chữ nếu nữa. Khi ta nhận chân ra điều đó, có thể nói đó là
tánh biết và tánh thấy của chúng ta. Vì thế khi em đối đầu với nghịch cảnh hay
đứng trước một phong cảnh đẹp, em có gắng thực tập.
TỚI ĐÂY - ĐỨNG ĐÓ - RA VỀ
Gió heo may
mùa thu vàng chín
tới đây rồi
uống cạn bãi cỏ xanh
Em đứng đó uyên nguyên
tay vẫy gọi
hạt sương nào
và đá cuội
thuyết
Lăng nghiêm.
Gió heo may
mùa thu vàng chín
tới đây rồi
uống cạn bãi cỏ xanh
Em đứng đó uyên nguyên
tay vẫy gọi
hạt sương nào
và đá cuội
thuyết
Lăng nghiêm.
No comments:
Post a Comment