Thursday, April 18, 2024

Người Huynh Trưởng Thời Đại - THE CONTEMPORARY ELDER BROTHER

Lời dẫn: Đây là đề tài mà anh Thị Nghĩa Trần Trung Đạo và cá nhân chúng tôi, Htr. Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ đã thuyết trình và hướng dẫn trong trại Phú Lâu Na của GĐPT Việt Nam tại Hải Ngoại tại Pháp. Chúng tôi đã xem lại lỗi chính tả và dịch lại qua tiếng Anh ở đây cho được lợi lạc nhiều người, nhất là cho các lam viên khắp nơi.

Người Huynh Trưởng Thời Đại

“… Ôi thân yêu bóng chùa Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối liền một nhà, tay trong tay quyết vì loài người, đời lầm than…” Tôi nghe bài hát Từ Đàm Quê Hương Tôi này nếu không phải một nghìn lần thì cũng vài trăm lần. Trong chiếc máy vi tính cá nhân ở hãng của tôi chỉ có mỗi một bài hát đó. Giờ rảnh rỗi tôi lại nghe. Nghe đi và nghe lại. Nghe để nhớ về Huế, nhớ về ngôi chùa Từ Đàm lịch sử của Phật Giáo Việt Nam.

Huế còn có căn phòng nhỏ ở số 1B đường Nguyễn Hoàng. Trong căn phòng nhỏ đó, Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Hóa Phổ được chính thức thành lập. Những viên gạch đầu tiên, trẻ trung và nóng đỏ nhiệt tình đã được lót lên con đường dài 60 năm đầy thăng trầm của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Những đoàn viên đầu tiên của tổ chức được các thầy gắn huy hiệu hoa sen trên chiếc áo lam hiền hòa, chơn chất, biểu tượng của tinh thần Phật Giáo Việt Nam. 

Từ đó đến nay, bao nhiêu thế hệ huynh trưởng và đoàn sinh đã trưởng thành, bao nhiêu mái đầu xanh đã may mắn được tắm gội đời mình trong dòng sông Lam của Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng Lực đó. “Các chú bé”, “các cô bé” của hơn nửa thế kỷ qua, dù còn hay mất, dù ở lại với đoàn hay đã ra đi vì những chọn lựa riêng tư của đời họ, tôi tin, màu áo lam vẫn còn in đậm trong tâm tư, trong tim, trong máu của mỗi đoàn sinh, của từng anh chị trưởng. 

Đừng nói chi đến các giáo lý vi diệu mà Đức Từ Phụ đã để lại trong ba tạng kinh điển, chỉ đơn giản trau dồi đức hạnh để trở thành con người tốt như chúng ta đã học trong năm điều luật của Gia Đình Phật Tử đã là một việc khó khăn và đáng được ca ngợi lắm rồi.

Thiết tha với Huế như thế nhưng tôi không sinh ra và cũng chẳng lớn lên ở Huế. Tôi là người Quảng Nam. Tôi chưa bao giờ đến viếng chùa Từ Đàm mặc dù đã thăm Huế vài lần. Tôi cũng chưa từng đặt chân đến căn nhà số 1B đường Nguyễn Hoàng. Tôi chỉ học những địa danh, nơi chốn qua lịch sử Phật Giáo Việt Nam. 

Ngày tôi học xong đệ nhất ( lớp 12), thầy tôi bảo ra Huế học để các huynh đệ của thầy giúp đỡ cho tôi. Tôi đã không vâng lời thầy. Huế tĩnh lặng quá. Huế trầm mặc quá. Huế không thích hợp với cá tính sôi nổi của tôi. Và như thế, cậu thanh niên xứ Quảng từ giả hai cây đa già, từ giảchùa Viên Giác, từ giả văn phòng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Quảng Nam, mang hành trang Bi Trí Dũng bước vào đời. 

Giờ đây trên xứ lạ, mỗi khi nghe giọng Huế của người nữ ca sĩ mà tôi chưa biết tên cất lên “Quê hương tôi miền Trung…”, tôi lại nghe lòng chùng xuống khi nghĩ về Huế, nghĩ đến công ơn của chư tôn đức, của các anh chị trưởng đáng kính đã từ tổ đình uy nghiêm đó, từ căn phòng khiêm nhượng đó, từ thành phố thân yêu đó dấy lên phong trào chấn hưng Phật Giáo sau bao nhiêu năm bị bạc đãi, đàn áp dưới thời phong kiến và Thực Dân.

Phong trào chấn hưng Phật Giáo và sự ra đời của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam trong cùng thời điểm, là một phản ứng tự nhiên của một tôn giáo, mà trong suốt dòng lịch sử đã gắn liền với sinh mệnh của đất nước. 

Trong nhiều ngàn năm trước, từ khi chư tổ mang ánh sáng Từ Bi đặt chân lên mảnh đất của Vua Hùng, đạo Phật không chỉ là đạo Phật thôi mà còn là Phật Giáo Việt Nam. Phật Giáo Việt Nam không chỉ là một tôn giáo đem lại cho con người những phương tiện cần thiết để đạt đến giải thoát, an lạc, nhưng đã dung hóa và dung hợp một cách hài hòa vào lòng dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam. 

Đạo Phật đến Việt Nam không phải như những hạt phấn thông vàng bay vô định trong không gian hay một dây chùm gởi nhưng như là chất nhựa nguyên hòa tan và nuôi sống cây cổ thụ bốn ngàn năm Việt Nam. Tách rời Phật Giáo ra khỏi dân tộc Việt Nam chẳng khác gì hút hết đi sức sống của một cây cổ thụ. Phật Giáo và Dân Tộc gắn liền với nhau đến nỗi cụ Phan Chu Trinh có lần đã viết: “Thời đại nào Phật Giáo suy yếu là thời đại đó dân tộc suy yếu”.

Đọc lại lịch sử dân tộc Việt Nam. Sau ba trăm năm bị đóng khung trong tứ thư ngũ kinh Nho Giáo và Trịnh Nguyễn phân tranh, dân tộc Việt trở nên lạc hậu, lạc mất tầm nhìn về tương lai, xa dần bản sắc dân tộc và gần như kiệt sức. Tổ tiên chúng ta bàng hoàng trước sức mạnh cơ khí của Thực Dân. Hàng ngàn, hàng vạn người dân Việt đã gục xuống như rơm rạ trước họng súng của quân xâm lược. 

Trong suốt hậu bán thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, bóng tối Thực Dân phủ trùm trên đất nước. Nô lệ. Xiềng xích. Guinea. Reunion. Những gốc cao su còn cắm đầy xương trắng của phu đồn điền Việt Nam bất hạnh. Những máy chém chưa khô màu máu đỏ của những người dân yêu nước. Thế nhưng, niềm tin vào tinh thần độc lập, đặc tính tự chủ, khai phóng bắt nguồn từ thời Văn Lang dựng nước, trong lòng mỗi người dân Việt nói chung và mỗi người Phật Tử Việt Nam nói riêng, vẫn âm ỉ cháy. Các cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc đã bùng nổ khắp nơi và trong nhiều hình thức.

Hòa nhịp với phong trào chấn hưng Phật Giáo thế giới và song song với các phong trào yêu nước, đặc biệt phong trào Duy Tân, các bậc cao tổ Giác Nguyên, Khánh Anh, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Từ Quang, Phước Huệ, Tố Liên, Trí Hải… cũng đã rời những thiền phòng kín đáo của các ngài để chống gậy trúc đi vào lòng đất nước. Các ngài đã lắng nghe nỗi đau của dân tộc, đánh thức tinh thần yêu nước, gõ cửa căn nhà độc lập tự chủ trong lòng mỗi người dân Việt, để qua đó phục hưng tinh thần dân tộc bằng phương tiện giáo dục và khả năng chuyển hóa các nguồn đối lực của đạo Phật. Hãy thức dậy đi Việt Nam ơi. Tiếng gọi của tổ tiên Lạc Việt như đang vọng về từ Phong Hóa, Mê Linh, Như Nguyệt, Bạch Đằng. Chấn hưng Phật Giáo trong ý nghĩa đó chính là một cuộc hành hương vĩ đại của cả dân tộc tìm về với những uyên nguyên đã tạo nên chính dân tộc Việt Nam.

Tổ chức Gia Đình Phật Tử, người con trung kiên của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, tiền thân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng đã từ ánh sáng của tinh thần chấn hưng Phật Giáo đó mà lớn lên. Gia Đình Phật Tử Việt Nam không còn là một nhóm nhỏ những thanh thiếu niên tập tành học Phật dưới sự hướng dẫn của Trưởng giả Tâm Minh Lê Đình Thám hay cụ Tôn Thất Tùng ở Huế, nhưng là một tổ chức với hàng vạn đoàn sinh hoạt động hăng say và hữu hiệu trong khắp ba miền đất nước. 

Gia Đình Phật Tử Việt Nam không còn là một đoàn lữ hành cô đơn trên con đường vắng lặng chưa hề có dấu chân ai nhưng là một phong trào thanh niên sống động có mặt trong mọi nẻo đường. Từ các đô thị sầm uất cho đến tận những thôn làng hẻo lánh, từ cố đô Thăng Long cổ kính cho đến vùng Cà Mau nước ngập vừa mới được khai hoang, đâu đâu cũng có bóng áo lam hiền hòa, nhân hậu, đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Họ đào kinh, mở đường, đắp đập, mở lớp Việt ngữ bình dân. Trên những chuyến ghe dọc bờ sông Hồng, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Vàm Cỏ, trên những chiếc xe đạp dọc bờ ruộng lúa Cần Thơ, Sóc Trăng, trên những chuyến xe đò dọc theo chiều dài đất nước, những bài ca yêu nước bằng tiếng Việt được hát lên giữa trời quê hương đất Việt. 

Những bản nhạc bằng tiếng Tây như La vie est belle, Chanson d’adieu v.v… mà tuổi trẻ Việt Nam hay hát thời bấy giờ đã được các trưởng Lê Lừng, Bửu Bác thay bằng Dây Thân Ái, Về Bến Ngự, Trầm Hương Đốt. Ánh lửa trại sáng trong đêm báo hiệu của niềm tin tuổi trẻ Việt Nam đang bừng bừng sống dậy và tiếng còi thổi vang như đánh thức tuổi thanh niên đang chìm trong cơn ác mộng hãi hùng. Những người con Phật Việt Nam, những anh chị trưởng mang trên vai sứ mệnh của người huynh trưởng thời đại Chấn Hưng Phật Giáo và Phục Hưng Dân Tộc, hăng hái lên đường.

Bằng hành trang Bi Trí Dũng, Gia Đình Phật Tử Việt Nam từ đó, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chương trình hoằng pháp độ sanh của Giáo Hội. Gia Đình Phật Tử là lực lượng tiên phong trong các nỗ lực nhằm kiến tạo hòa bình đất nước, tranh thủ quyền tự do bình đẳng tôn giáo và công cuộc vận động dân chủ do giáo hội đề xướng trong suốt 60 năm qua. Hẳn nhiên, không có thành quả nào mà chẳng đòi hỏi sự hy sinh. 

Bên trong niềm vui trước những thành quả to lớn mà Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã gặt hái được trong 60 năm khôn lớn, là nỗi đau vô kể của bao nhiêu thế hệ đoàn sinh đã phải chịu đựng trong đàn áp, lao tù, tra tấn. Những cảnh đau thương vẫn chưa nhòa đi trong ký ức của những người huynh trưởng Phật Tử Việt Nam. Và từ trên vùng đất quê hương nhuộm bằng máu xương và nước mắt của các anh chị trưởng, đã nở lên những cành Hoa Đạo tuyệt vời. 

Các anh chị đã hy sinh để các thế hệ chúng ta hôm nay và các em, các cháu ngày mai được tiếp tục sống trong tình thương, hòa bình và an lạc. Các anh chị trưởng đã nối chiếc Dây Thân Ái bằng máu xương và da thịt của chính mình. Xin chúng ta cùng dừng lại nơi đây một phút để lắng lòng tưởng nhớ đến các anh trưởng, các chị trưởng kính yêu của đại gia đình Phật Tử Việt Nam.

Nhìn lại những cuộc bể dâu, thăng trầm của thời thế, nhiều “cư sĩ Phật Giáo” đã bỏ đi, đã từ chối quá khứ, đã dửng dưng giữa lúc con thuyền đạo pháp đang nghiêng ngửa, đã bỏ mặc sự an nguy của chư tôn đức tăng ni đã một thời dạy dỗ, chở che họ, nhưng các đoàn sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam thì khác. Trong sáu Vụ trực thuộc Tổng Vụ Thanh Niên chỉ có Gia Đình Phật Tử Vụ là còn tồn tại, còn chống đỡ với bao nhiêu trấn áp, ngay cả trong thời điểm hiểm nguy nhất của sinh mệnh dân tộc và đạo pháp. 

Nhìn một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong chiếc áo lam vá hàng chục mảnh, ôm cây đàn cũ kỹ tập hát cho các em đoàn sinh trong chương trình văn nghệ mừng đại lễ Phật Đản trong sân chùa những năm sau 1975, chúng ta sẽ cảm thương và cảm động biết bao. Ngày mai, người huynh trưởng đó có thể ngồi viết bài tự kiểm mấy mươi trang và thậm chí có thể vào tù. Nhưng anh không sợ hãi. Lý tưởng cao cả của người huynh trưởng đã giúp anh đứng dậy và tiếp tục hành trình. Dù đi trong bão táp mưa sa, các anh chị trưởng và đoàn sinh Gia Đình Phật Tử bao giờ cũng là những cánh chim trung kiên, hiếu thảo, vẫn ráng bay về tổ cũ, vẫn cố giương đôi cánh mỏng bảo vệ giáo hội, bảo vệ thầy và chở che cho đoàn đội của mình.

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã đẩy hàng triệu người dân Việt, trong đó có nhiều ngàn đoàn sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam, rời xa tổ ấm. Những đoàn sinh Gia Đình Phật Tử các cấp dù phải ra đi nhưng vẫn không quên lời phát nguyện từ thuở vào đoàn. Nơi nào có huynh trưởng Gia Đình Phật Tử là nơi đó có Gia Đình Phật Tử sinh hoạt. Từ các trại tị nạn cho đến bước đường định cư tại nhiều nước thứ ba, các anh các chị luôn tìm mọi cách để gầy dựng lại tổ chức mình. Những nơi có chùa thì gia đình sinh hoạt trong chùa. Những nơi không có chùa thì gia đình sinh hoạt trong công viên, trong trường học, trong cả sân nhà thờ của các tôn giáo bạn. Dù khó khăn vất vả, các anh các chị vẫn tin tận đáy lòng rằng Gia Đình Phật Tử Việt Nam, với một lý tưởng cao đẹp, với truyền thống, quy chế kỷ cương đã bắt đầu từ nhiều năm trước, sẽ tồn tại và phát triển tại hải ngoại.

Sau 28 năm, với bao nhiêu cố gắng và hy sinh, đau lòng mà nói, thực tế đã không diễn ra như các anh chị nghĩ. Gia Đình Phật Tử theo thời gian đã suy yếu dần. Với hàng mấy trăm gia đình Phật Tử của thời điểm 1980, ngày nay con số và danh xưng có thể còn có đó nhưng thực lực đã hao mòn nhiều theo năm tháng. Người đi thì nhiều, người đến thì thưa và người còn lại thì mệt mỏi. Và hôm nay, với tư cách một đoàn sinh 40 năm của Gia Đình Phật Tử Việt Nam và cũng là người theo dõi các sinh hoạt của Gia Đình trong suốt 10 năm nay, tôi xin thưa với quý anh chị, nếu chúng ta không can đảm thực hiện những thay đổi cấp bách và căn bản, trong một thời gian ngắn nữa, Gia Đình Phật Tử Việt Nam hải ngoại có thể sẽ không còn tồn tại.

Tại ai và tại sao?

Tôi đã đọc nhiều bài báo, tham luận, biên bản đại hội giải thích lý do sự suy yếu của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam hải ngoại. Tôi có nhiều dịp đảnh lễ chư tôn đức và lắng nghe mối quan tâm của các ngài đối với tương lai của Gia Đình Phật Tử Việt Nam hải ngoại. Tôi có dịp trao đổi với các anh chị trưởng các cấp trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ cũng như Hoa Kỳ và Hải Ngoại về tình trạng tạm gọi là yếu dần của tổ chức Gia Đình Phật Tử. Hàng trăm lý do, khách quan và chủ quan, tích cực và tiêu cực, được đưa ra, được viện dẫn để quy trách tình trạng hiện nay của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại. Lý do nào cũng đúng. Viện dẫn nào cũng hợp lý. Lý lẽ nào cũng hùng hồn. Thế nhưng một câu hỏi mà tôi chưa từng được nghe, chưa từng được trả lời thỏa đáng, đó là, hướng đi đích thực nào dành cho tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại?

Thoạt nghe câu hỏi có vẻ ngây ngô, thừa thãi. Chẳng lẽ 28 năm qua chúng ta đi lạc giữa rừng già? Chẳng lẽ “mục đích của Gia Ðình Phật Tử là đào tạo Thanh, Thiếu, Ðồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần vào việc cải tạo xã hội theo tinh thần Phật Giáo” cũng cần phải thay đổi hay sao?

Hẳn nhiên mục đích “đào tạo Thanh, Thiếu, Ðồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh” không thay đổi nhưng đối tượng để đào tạo thì đã thay đổi hoàn toàn. Tương tự, cải tạo xã hội theo tinh thần Phật Giáo không thay đổi nhưng đối tượng xã hội mà những người Phật Tử cần cải tạo đang thay đổi từng giờ, từng phút. Vũ trụ như là một dòng sông không ngừng chảy và biến đổi trong từng sát-na của ý niệm, đừng nói gì là 60 năm với biết bao nhiêu sao dời vật đổi. 

Trong mắt đạo Phật, không có sự vật nào là vĩnh cửu, là tồn tại độc lập. Xã hội ngày nay không phải là xã hội của 60 năm trước. Xã hội mà các thế hệ đang sinh ra, đang lớn lên không phải là xã hội mà cha anh chúng đã sống 60 năm trước. Những suy tư, trăn trở, lo âu, ước vọng, đam mê của thế hệ trẻ ngày nay hoàn toàn khác với thế hệ trẻ của 60 năm về trước. Đối tượng để cải tạo thay đổi thì các phương pháp, phương tiện cũng phải thay đổi một cách thích nghi.

Một cách tóm tắt, mục đích “đào tạo Thanh, Thiếu, Ðồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần vào việc cải tạo xã hội theo tinh thần Phật Giáo” của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại có đạt được hay không, và thậm chí tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại có tồn tại hay không, tùy thuộc vào việc chúng ta chọn lựa một trong hai hướng phát triển dưới đây:

Phải chăng chúng ta muốn có một tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại đóng vai trò như một bộ phận bất khả phân ly của tổ chức Gia Đình Phật Tử trong nước, trên đó xây dựng một hệ thống lãnh đạo theo dạng kim tự tháp; dùng các cấp Tập Tín Tấn Dũng làm tiêu chuẩn phân định quyền hạn và trách nhiệm; dùng phương tiện trại (Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Vạn Hạnh) làm thước đo cho trình độ tu học và khả năng lãnh đạo của mỗi đoàn sinh; đối xử với nhau theo nề nếp gia phong, thương yêu nhưng nghiêm khắc, hy sinh nhưng phục tùng, anh nói em nghe, chị nói em nghe; học tập theo các tài liệu, phương án, giáo trình bằng tiếng Việt được soạn sẵn từ nhiều chục năm trước; khép kín trong các hình thức và cơ cấu tổ chức nặng tính tập trung?

Phải chăng chúng ta muốn một tổ chức Gia Đình Phật Tử, dù bắt nguồn từ Gia Đình Phật Tử Việt Nam trong nước nhưng phát triển thích nghi trong một môi trường mới với một hệ thống xã hội mở; kính trọng các nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, trong đó, các đoàn sinh đã phát nguyện đều có quyền hạn và trách nhiệm như nhau đối với sinh mệnh của tổ chức, kể cả việc bầu ra các cấp trưởng để lãnh đạo mình; mở rộng việc phát triển đoàn vào các cấp trung học, đại học và các tầng lớp chuyên gia tại các công tư sở, phát động phong trào học Phật (Buddhism Study) trong giới trẻ tại các đại học; mở rộng mạng lưới liên kết để học Phật trong giới trẻ với các nhóm, các tổ chức Phật Giáo tại các quốc gia mà chúng ta đang cư ngụ; các trại huấn luyện được thay bằng các lớp giáo lý ở chùa; các hội nghị Phật học bằng hai thứ tiếng do chư tôn đức giảng dạy mỗi mùa hè; khuyến khích đoàn sinh ghi học các môn Phật học tại đại học; tổ chức các hội thảo chuyên đề về giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật để đào tạo đoàn sinh thành những chuyên viên giỏi, đa dạng về chuyên môn lẫn tư cách lãnh đạo (leadership); dấn thân vào các hoạt động văn hóa, xã hội để đem lại lợi lạc cho địa phương nơi đoàn sinh đang cư ngụ thay vì quanh quẩn trong đoàn quán của mình với những bài hát thiếu nhi; đơn giản hóa các thủ tục và hình thức kể cả đồng phục; trẻ trung hóa và sinh động hóa hoạt động của đoàn?

Không phải phân tích hay suy luận nhiều chúng ta cũng đủ biết các phương pháp sau chính là những phương pháp cần thiết và thích hợp với đà phát triển của xã hội con người ngày nay.

Hai mươi tám năm, chúng ta đã đi trên con đường quá khứ mà lòng vẫn nghĩ hay đã tự dối lòng rằng chúng ta đang hướng đến tương lai. 

Hai mươi tám năm, chúng ta đang đi ngược chiều cây kim thời đại mà vẫn tin rằng chúng ta đang tiến đến một chân trời mới. 

Không có tương lai nào cả. Không có chân trời mới nào cả. Phần lớn sinh hoạt đoàn diễn ra trong suốt 28 năm qua ở hải ngoại, từ con người cho đến phong cách, từ tâm thức cho đến hành động, chỉ là một khoảng nối dài của Huế, của Sài Gòn, của Cần Thơ, của Đà Lạt chứ không phải của Santa Ana, của Boston, của London, của Victoria.

Thật vậy, phần lớn các anh chị trưởng trong cấp lãnh đạo trung ương của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại thuộc thế hệ huynh trưởng của giai đoạn từ thời gian chính thức thành lập 1951 cho đến đại hội 1964, sau mùa Pháp Nạn 1963. Đó là thời các anh chị mới ngoài 20 tuổi. Một nửa thế kỷ đã qua đi. Hàng me trước trường Gia Long, nơi họp đại hội Gia Đình Phật Tử năm 1964, đã tròn 40 mùa thay lá. Không ít các anh chị trưởng đặt chân lên đất Mỹ khi tuổi tác đang trong buổi về chiều, sau nhiều năm dài trong lao tù, xiềng xích, đói khát, bệnh tật. Màu áo lam vẫn chưa phai, lý tưởng Gia Đình Phật Tử vẫn còn nguyên vẹn nhưng lực đã bất tùng tâm. Cuộc chiến đẫm máu đã để lại những vết thương hằn sâu trong thân thể và trong cả tâm hồn các anh chị, không thể sớm chiều mà quên đi được. Hậu quả tiêu cực của vết thương thể hiện trong từng câu nói, trong từng hành động và trong từng cách giải quyết một vấn đề.

Các anh chị lại phải đối diện với một xã hội mới, trong đó gần như mọi sinh hoạt hằng ngày đều được tự động hóa và hệ thống hóa. Các anh chị điều hành các đoàn, đội, trong đó, đa số các em sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Một đoàn sinh sinh ra trên chiến hạm, trong trại tị nạn, trong những ngày đầu định cư, bây giờ đã gần 30 tuổi. Các em ăn hamburger, học tiếng Mỹ, đi vào đời không bằng những câu ca dao nhưng bằng những trò chơi vi tính, bằng phim hoạt họa. Tiếng mẹ đẻ của các em không phải là tiếng Việt mà là tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp. Trong lúc tiếng gọi của cội nguồn văn hóa Việt thúc giục các em tìm đến chùa học Phật, cùng lúc, các em lại cảm thấy cô đơn, lạc lõng, xa lạ với chính tổ chức của mình. Nhiều trong số các em là bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên kinh tế tài chánh. Họ là những người đóng vai trò quan trọng trong nhiều công ty Mỹ, trong xã hội Mỹ, thế nhưng, trong sinh hoạt đoàn thì được đối xử như những đứa bé còn chập chững. Lý do bởi vì các em không quen thuộc với lối sinh hoạt nặng tính thủ công của Gia Đình Phật Tử, và ngoài ra, các em không rành tiếng Việt. Các em buộc phải rời đoàn. 

Ngày nay đa số đoàn sinh Gia Đình Phật Tử là các đội oanh vũ, đồng niên và ngành thiếu mặc dù Gia Đình Phật Tử Việt Nam không phải chỉ là một tổ chức thiếu nhi và lại càng không phải là một đoàn văn nghệ. Nhiều em kiên nhẫn hơn, cố gắng khắc phục bằng cách học thêm tiếng Việt ở nhà, ở chùa, ở các trung tâm Việt Ngữ. Dù cố gắng bao nhiêu, vốn liếng Việt Ngữ của các em cũng chỉ đủ để kêu món ăn trong nhà hàng, để chào hỏi nhau ngoài phố, làm sao có thể qua đó mà thấm nhuần giáo lý Phật Đà. Không một trường Việt Ngữ nào có thể dạy cho các em hiểu được ý nghĩa của Tứ Ân, Lục Hòa đừng nói chi là Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế cao thâm vi diệu.

Không ai có thể phủ nhận tấm lòng của các anh chị đối với tổ chức, với các thế hệ đoàn sinh. Lịch sử gia đình chúng ta đã nhiều lần chứng minh, nếu cần phải chết để tổ chức còn tồn tại, nếu cần phải chết để các em được sống, các anh chị không ngần ngại mà hy sinh. Gia Đình Phật Tử là hơi thở, là đời sống thứ nhất của các anh chị, quan trọng còn hơn cả đời sống gia đình riêng. Gia Đình Phật Tử là điểm khởi hành và cũng là nơi trở về của các anh các chị trong kiếp này. Tuy nhiên đã đến lúc chúng ta nên tạo cơ hội để các thế hệ trẻ được dấn bước trên chặng đường mới của lịch sử Gia Đình chúng ta. Hãy trao cho các em chiếc chìa khóa Bi Trí Dũng và để các em lên đường, đừng trao cho các em gánh nặng quá khứ và nỗi buồn thế hệ mà các anh các chị đang cưu mang.

Chúng ta thường nghe, thường đọc các hiện tượng phân hóa, tranh chấp trong Gia Đình Phật Tử và cả trong cộng động người Việt. Những phân hóa đó, thật ra, không phát xuất từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan to lớn, sâu xa nào cả, nhưng đơn giản chỉ vì chúng ta không biết rõ nhu cầu thực sự của tổ chức và khả năng đáp ứng của mỗi chúng ta trước nhu cầu đó. Nói rộng hơn trong phạm vi đất nước, nếu mỗi người Việt Nam có một tầm nhìn xa về tương lai dân tộc, biết rõ vị trí và khả năng đáp ứng của mình trước nhu cầu đất nước thì cuộc vận hành của lịch sử đã không quanh quẩn trong vòng bế tắc như hiện nay. Chúng ta có khuynh hướng thích làm những công việc cao hơn tầm tay vói, nhận những trách nhiệm không thuộc vào khả năng và tìm cách đứng vào những vị trí không phải dành cho mình. Nước sẽ trở về nguồn. Máu sẽ trở về tim. Lá sẽ rơi về cội. Vâng. Nhưng trước hết máu phải tuần hoàn, nước phải được trôi ra biển và lá phải có cơ hội xanh tươi.

Chúng ta sợ mất truyền thống đã gầy dựng từ 60 năm trước nhưng chính truyền thống cũng phải không ngừng thay đổi và thích ứng với môi trường, nếu không, điều mà chúng ta gọi là truyền thống chỉ là một thói quen lạc hậu mà thôi. 

Truyền thống tốt đẹp của Gia Đình Phật Tử Việt Nam sẽ không bao giờ chết nếu chúng ta biết cách phát huy. Chúng ta mang cây nhãn Huế sang trồng ở Garden Grove thì xin đừng kỳ vọng nó sẽ lớn lên, sẽ đơm hoa, kết trái, sẽ có hương vị như nhãn Huế. Phật tính là một nhưng căn cơ thì mỗi người mỗi khác. Hạt giống Bồ Đề trong tâm hồn của mỗi chúng ta đều bắt nguồn từ Animisalocana, nơi đó, đức Bổn Sư đã cám ơn cây cổ thụ đã một thời che nắng che mưa, nhưng không phải vì thế mà cây bồ đề ở Berlin, Sydney sẽ lớn lên như hình dáng cây bồ đề một thời ở Animisalocana.

Nếu thời đại Chấn Hưng Phật Giáo 1930 chúng ta có những anh những chị đã đóng vai trò tiên phong mở đường, thì ngày nay, để tiếp tục tồn tại và phát triển trên vùng đất mới, Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại cần có những người anh, người chị trưởng mới, những người huynh trưởng mang tâm thức của thời đại, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thời đại toàn cầu.

Người Huynh Trưởng thời đại, hay nói theo chữ của Thượng Tọa Từ Lực là Tâm Minh của thế kỷ 21, là những người mang ánh sáng Bi Trí Dũng, phương châm cao đẹp của Gia Đình Phật Tử Việt Nam đi vào lòng người bằng nhiệt tình của tuổi trẻ, phương tiện của thời đại và ngôn ngữ của thế hệ họ. 

Từ Bi không chỉ đơn giản dừng lại ở sự thương xót, bố thí của cải vật chất nhưng còn là những hiến dâng năng lực tràn đầy của tuổi hai mươi vào các mục đích cao cả nhằm đem lại lợi lạc cho con người mà các bậc đàn anh, đàn chị, bị giới hạn trong tuổi tác, thể lực cạn kiệt, tâm lý mỏi mòn đã không thực hiện được. Giữa một xã hội Tây phương vật lộn, tranh giành, chém giết nhau chỉ vì những cám dỗ thấp hèn, vì những đam mê vọng tưởng, tiếng chuông Từ Bi Thanh Tịnh của đạo Phật chắc chắn sẽ được đón mừng. Các đoàn sinh Gia Đình Phật Tử sẽ là những người viết hai chữ tình yêu đích thực vào khoảng trống đang chờ đợi trong tâm hồn những con người vật chất đầy vô vị kia.

Người Huynh Trưởng thời đại như những cánh chim bay cao trên nền trời xanh để ôm nhân loại vào lòng. Tâm hồn tuổi trẻ là một đại dương bao la của lòng vị tha, vô vụ lợi, trong sáng và thánh thiện. Và vì thế, tuổi trẻ sẽ dễ dàng mở mang Trí Tuệ, nhanh chóng đón nhận được các ý nghĩa chân thực trong các lời dạy của đức Từ Phụ. Ánh sáng của Trí Tuệ là ngọn hải đăng dẫn đến Giác Ngộ, tránh xa mê chấp và giải trừ vô minh phiền não. Trí tuệ như một cỗ xe, càng nhẹ, càng ít hành lý bao nhiêu thì càng chạy nhanh hơn. Thế hệ trẻ chắc chắn sẽ nhẹ hơn, sẽ ít hành trang, ít ám ảnh hơn.

Người Huynh Trưởng thời đại, cũng với tinh thần vị tha, trong sáng đó, sẽ thừa Dũng Lực vượt qua mọi thách thức và khó khăn, chắp cánh bay qua những ao tù nước đọng của hoài nghi mặc cảm quá khứ để hướng đến một tương lai khai phóng, bao dung và nhân bản, không những cho Gia Đình Phật Tử, cho thế hệ trẻ mà còn cho cả đất nước, hay nói xa hơn cho nhân loại ngày mai. Họ có thể sẽ sai, có thể sẽ vấp ngã nhiều lần nhưng sẽ can đảm chấp nhận những sai sót, đúng lên và tiếp tục hành trình.

Người Huynh Trưởng thời đại là những người đóng góp hữu hiệu vào nỗ lực làm sáng lên tinh thần Phật Giáo khoa học vượt lên trên tất cả các giới hạn của khoa học. 

Đạo Phật không phải là nơi trú ẩn của những tâm lý bệnh hoạn, cầu an, cầu phước, tiêu cực, bi quan yếm thế, mê tín dị đoan, xin xăm bói quẻ, nhưng là con đường sống tích cực mà nhân loại đang cần. Đạo Phật là đạo của con người. Đạo Phật đã khẳng định chính con người, chứ không phải ai khác, là trung tâm của thế giới, chính con người, chứ không phải một quyền năng nào khác, là chủ nhân của sinh mệnh con người. Đạo Phật là đạo của thương yêu. Trong suốt dòng lịch sử hơn 2600 năm Phật Giáo, đạo Phật chưa hề làm nhỏ một giọt máu của nhân loại giữa lúc bao cuộc chiến tranh để lại không biết bao nhiêu xương rơi máu đổ vì những sự nhân danh các quyền lực siêu nhiên. Sử gia lỗi lạc của Anh, H. G. Well đã từng biết ơn Phật Giáo qua câu nói: “Phật giáo đã làm sống dậy, làm thanh tịnh hóa, và cũng như đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, dìu dắt số phận con người”.

Bởi vì đạo Phật là đạo của tuổi trẻ, là mùa xuân của tư tưởng nhân loại, lý tưởng giáo dục thanh niên của Gia Đình Phật Tử Việt Nam sẽ rất cần cho tuổi trẻ, không chỉ là tuổi trẻ Việt Nam mà cả tuổi trẻ thế giới. Phương pháp để đưa lý tưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam vào tâm hồn các thế hệ trẻ Việt Nam, vào tâm hồn thế hệ trẻ người bản xứ, hẳn nhiên sẽ vô cùng phức tạp và đầy thử thách. Có thể chúng ta phải bắt đầu từ con số rất ít, rất nhỏ và phải cần nhiều năm mới nhìn thấy kết quả. Con đường trước mặt của người huynh trưởng thời đại sẽ gian nan nhưng cũng tràn đầy hy vọng.

Tôi có một ước mơ nho nhỏ. Mai mốt khi trở về, tôi sẽ đi thăm chùa Từ Đàm. Tôi sẽ ngồi trong yên lặng trên thềm chùa, để lắng nghe từ trong lời kinh, từ trong tiếng chuông ngân, từ trong lòng đất, những lời nhắc nhở, những lời dặn dò, những tiếng chân của bao bậc tôn sư và các anh chị trưởng đang vang vọng lại trong tâm hồn tôi. Tương tự, tôi cũng tin sẽ có một ngày, các em, các cháu đoàn sinh Gia Đình Phật Tử, vừa mới sinh ra, sẽ sinh ra và lớn lên trên nước Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Úc… cũng sẽ trở về. Các em lại sẽ như tôi, ngồi bên bậc thềm chùa Từ Đàm và nói với nhau bằng tiếng Việt Nam không dấu “Tại đây, chính từ nơi này, một trăm năm trước, hai trăm năm trước, ba trăm năm trước, có những người huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam với những chiếc áo lam giống như chúng ta và phương châm Bi Trí Dũng giống như chúng ta, đã bắt đầu hành trình đào tạo Thanh, Thiếu, Ðồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần vào việc cải tạo xã hội theo tinh thần Phật Giáo, nhờ thế mà có chúng ta.” 

Và trong số các em, thế nào chẳng có em sẽ khe khẽ hát “Quê hương tôi là đây…”.

 Thị Nghĩa Trần Trung Đạo


THE CONTEMPORARY ELDER BROTHER 

Vietnamese version by poet Trần Trung Đạo

Translation into English by Tâm Thường Định


"Oh, my beloved Từ Đàm pagoda, the home where the North and the South would be united, hand in hand with a determined dedication to serving humanity and lives that are miserable!"  I've listened to this song, “Từ Đàm, my native land” at least a hundred times. it's the only song on my desktop at work. When I am not too busy, I listen to this tune. Again and again. Every time, it transports me back to Huế and reminds me of the historical Từ Đàm Pagoda of Vietnamese Buddhism.


The Phổ Hoà Buddhist Family was officially started in a room located at 1B Nguyễn Hoàng St. in Huế, Vietnam. The 60-year-old long street, marked with so many ups and downs of The Vietnamese Buddhist Family (Association), was paved with the first tiles, fresh from the kilns. The senior monks adorned the initial members’ customary Áo Lam (gray smocks) with Lotus emblems, which symbolized integrity and benevolence, both of which hold significant spiritual significance in Vietnamese Buddhism. From that time on, successive cohorts of senior brothers and members have matured, while surges of youngsters have had their lives enriched by the Lam River of Compassion, Wisdom, and Fortitude. Concerning those “little boys” and “little girls” of more than half a century ago, whether they are still alive or defunct, whether they remain in the Association or have left for their own choice in life, I believe that the Áo Lam spirit has left indelible imprints on the mind, spirit, and blood of each member, as well as each of their senior bothers and sisters. Not to mention the unparalleled excellence and marvels of Buddha, Dharma, and Sangha, just cultivating the virtues as we have learned from the Five Precepts of the Vietnamese Buddhist Family (Association) to become good people is already a difficult and laudable endeavor.


I love and adore Huế, but my hometown is Quảng Nam. Although I had made a few visits to the city, I did not ever visit the Từ Đàm Pagoda or set foot in 1B Nguyễn Hoàng St. I had only acquainted myself with names of different geographical areas and locations through history books on Vietnamese Buddhism. My father advised me, on the day of my high school graduation, that I pursue further education in Huế so that his adopted brothers and sisters could assist me. I did not follow his advice. Huế was too tranquil, too depressing to fit my tumultuous disposition. Consequently, the youngster of Quảng Nam province said goodbye to two elderly banyan trees, the Quảng Nam Buddhist Family Orientation Office and the Viên Giác pagoda, carrying his luggage of invaluable qualities of compassion, wisdom, and bravery in confrontation with life challenges. Presently, in this foreign land, whenever I hear the female voice of the singer whose name remains unknown to me, in the song "Quê hương tôi miền Trung" / "My hometown in the Central region..." I feel my heart sink, thinking about Huế, about the merits of the venerable monks, the respectable senior bothers and sisters, and the elders who, from that solemn Temple, from that unpretentious room, from that beloved city, had initiated a movement to resurrect Buddhism after many years of abuse and oppression under feudalism and colonialism.

The Buddhist Restoration movement and the Vietnamese Buddhist Family (Association) are closely related, as Buddhism is a religion that provides people with effective means to achieve enlightenment and peace and also contributes an important role in the establishment of the cultural and ethical foundation for the nation. Several millennia ago, when the revered ancient priests brought the Compassionate Light to the land of the Hùng Kings, not only was Buddhism merely Buddhism, but also an authentic form of Vietnamese Buddhism, which is not only a religion that provides people with effective means to achieve enlightenment and peace, but also becomes amalgamated satisfactorily into the consciousness of the Vietnamese people, contributing an important role in the establishment of the cultural and ethical foundation for the nation. Buddhism did not arrive in Vietnam in the form of the pine tree pollen randomly spread or the mistletoe, but rather as the pure sap that melts into and nourishes the 4000-year-old Tree of Vietnam. Separating Buddhism from the people of Vietnam is analogous to sapping all the energy out of the ancient tree. Buddhism and the people of Vietnam are so closely bound together that Phan Chu Trinh once wrote, “Whenever Buddhism falters, the people’s strength erodes.”


After 300 years of being engulfed in the Confucian Four Books and Five Classics and the Trịnh Nguyễn internecine feud, the Vietnamese people appeared to be exhausted, dated, lost foresight, strayed away from national quiddity, and had become bedazzled by the colonialists’ mechanical prowess. Tens of thousands of Vietnamese had fallen like flies in front of the invaders’ gun barrels. Throughout the second half of the 17th century and the early part of the 18th century, the shadow of colonialism covered the entire nation: The bonds of slavery; incarceration and chains; Papua New Guinea; and the Reunion proceedings. The roots of the rubber trees were jam-packed with the unfortunate plantation workers’ bones. The patriots’ blood was still fresh on the guillotines. Nonetheless, the belief in independence, self-governance, and liberalism that had taken root in the Văn Lang Nation Building era was seething within the heart of every Vietnamese citizen, in general, and every Vietnamese Buddhist, in particular. Fighting for the people’s independence broke out everywhere and in different forms.


In harmony with the World Buddhist Restoration Movement and the patriotic movements, especially the Duy Tân (Reformation) Movement, monks Giác Nguyên, Khánh Anh, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Từ Quang, Phước Huệ, Tố Liên, and Trí Hải … abandoned their Zen chambers to join in with the people’s determination of the destiny of the nation. They listened carefully to the people’s sufferings, awakened their patriotism, and knocked on the door of independence and self-reliance in each of the Vietnamese hearts, through which to restore the people’s will via education and the transformation of oppositional forces to Buddhism. Oh, Vietnam, wake up! Calls from the Lạc Việt ancestors appear to be resonating from Phong Hoa, Mê Linh, Như Nguyệt, and Bạch Đằng. Restoring Buddhism in that sense manifests a humongous pilgrimage of the entire nation back to the primeval sources that had made up the people of Vietnam. 


The Vietnamese Buddhist Family (Association), the devout progeny of the Vietnamese Buddhist Pan-Association and precursor of the Unified Vietnamese Buddhist Organization, has taken root and grown from the enlightenment of the Buddhist Restoration spirit.  The Vietnamese Buddhist Family is no longer a small group of youngsters serving an apprenticeship under the guidance of Senior Scholar Tâm Minh Lê Đình Thám or the esteemed Elder Tôn Thất Tùng of Huế, but an organization with tens of thousands of members enthusiastically and effectively involved in all kinds of activities throughout all three regions of the country. The Vietnamese Buddhist Family is no longer a small lonely group of pilgrims on an untrodden path, but a lively youth movement present on all avenues of the nation. The gray smock - representing peace, compassion, unity, love, and mutual assistance – is ubiquitous, from the boisterous crowded cities to desolate remote villages in the hinterland, from the ancient Thăng Long capital to the Cà Mau swamps, recently reclaimed and developed. They dug irrigating canals, opened roads, built dikes, and started popular literacy classes. Patriotic songs in Vietnamese reverberated throughout the nation, on the sampans along the Hồng River, the Hương River, the Thu Bồn River, and the Vàm Cỏ River; on the bicycles circling on the embankments of the rice fields in Cần Thơ, Sóc Trăng; and on the buses covering the length of the country. Songs in French like “la vie est belle”, “Chanson d’adieu”, etc… favored by youths at that time were replaced by senior leaders Lê Lừng and Bửu Bác with “Dây Thân ái” [The bond of Kindlness], “Về Bến Ngự” [Return to Bến Ngự], “Trầm Hương Đốt” [Lighting Incense]. The light from the night campfires premonished the faith of the Vietnamese youths coming alive and the resounding sound of the whistles woke them up from the lethargic frightening nightmare. As children of Vietnamese Buddhism, leaders who were shouldering the mission of senior brothers and sisters during the time of the Buddhist Restoration and the Reformation of the nation were enthusiastically ready to get the ball rolling.


Equipped with the luggage of Compassion, Wisdom, and Fortitude, the Buddhist Family significantly contributed to the Church's endeavors to propagate its doctrines and safeguard sentient beings. Vietnamese Buddhist families have been the vanguard in all efforts devised to establish peace in the country; and fight for religious justice, equality, and democracy as advocated by the Church during the last 60 years. There cannot be any success without sacrifices. Although the Buddhist Family Organization has achieved notable accomplishments over its six decades in existence, generations of its members have been subjected to severe persecution, incarceration, and torture. Images of these horrifying events have not yet faded away from the memory of the Buddhist Family elders. From the ground of the native land covered with the senior leaders’ blood, bones, and tears have emerged so many branches of gorgeous Religious Blossoms. They have made sacrifices for our current generation and future generations to be able to enjoy love, peace, and serenity. The elder brothers and sisters have consolidated the Bond of Kindness with their flesh, blood, and bones. We shall now observe one minute of silence in remembrance of our esteemed deceased male and female Vietnamese Buddhist Youth Family (Association) leaders.


During the maelstrom of history, unlike the Vietnamese Buddhist Family members, many “lay Sangha adherents” took themselves off, denied their past, became indifferent to Dharma, the Church’s vessel on the verge of capsizing, and couldn’t care less about the safety of those esteemed monks who once had edified and protected them.  Of the six service organizations appertaining to the General Service Organization of Youth, only the Buddhist Family Association survived and held out against myriad oppressions, even during the periods the most hazardous to the destiny of the country and Dharma. Looking at a senior Buddhist brother in his gray robe mended with numerous patches teaching young members, with an antiquated guitar, to sing harmony in the yard of a pagoda during the years after 1975, for the cultural program celebrating Buddha’s Birthday, one would feel great pity and strong emotions. The next day, he might be forced to write a many-paged self-examination report or even be incarcerated, but he was fearless. The lofty ideal upheld by the senior brother helped him to stand up and continue the journey.


Despite the turbulence befalling them, the senior brothers and sisters and the Buddhist Family members continue to fly wings, faithful and sad; they extend their fragile wings to protect the Church, the venerable monks, and the Association members.


The April 30, 1975, historical event severed millions of Vietnamese from their native homeland, but Buddhist Family members did not forget the oath they had taken when joining the Association. Wherever there were senior leaders of the Buddhist Family, there did exist signs of their activities.  From refugee camps to the journey on the way to resettlement in different countries, they always tried to find a way to re-establish their organization. Wherever there were pagodas, they conducted their activities in pagodas. Wherever no pagoda existed, they conducted their activities in parks, in schools, and even in the yards of the churches of other friendly religions. Despite adversities, the elder brothers and sisters believed, deep down in their hearts,  that the Vietnamese Buddhist Family, with a lofty ideal, a respectable tradition, and a well-established statute started many years ago, would survive and develop overseas.


After 28 years of tremendous efforts and sacrifices, it was heart-wrenching to admit that reality did not reflect what the leaders had thought. The Buddhist Family was much less vigorous with time. The hundreds of Buddhist Families of the 1980s nowadays existed only in number and name, but in reality, were on the wane. Many people left, few arrived, and those who remained became exhausted. Today, in the capacity of a member of the Vietnamese Buddhist Family for 40 years and also a person who followed the activities of the Buddhist Family for the last 10 years, I would like to tell you that if urgent and foundational changes were not made, then the Vietnamese Buddhist Family would no longer exist.


Who was responsible? And Why? 


Several newspaper articles, symposiums, and minutes of congresses were written to explain the reasons for the debility of the overseas Vietnamese Buddhist Family Association. I had many a time paid homage to venerable monks and listened to their concerns about the future of The overseas Vietnamese Buddhist Family. I had on many occasions exchanged ideas with senior brothers and sisters of all ranks in the northeastern United States area as well as in the United States and overseas about the situation of the “temporarily called” gradual enfeeblement of the overseas Vietnamese Buddhist Family Association. Hundreds of reasons, objective and subjective, positive as well as negative, were presented and cited to blame some party for the current situation of the overseas Vietnamese Buddhist Family Association. All the reasons sounded correct. All evidence adduced was logical; all arguments were declamatory. However, one question was never addressed or answered satisfactorily: what genuine policy direction could maintain the survival of the Vietnamese Buddhist Family Organization overseas?


At first glance, the question appears ingenuous and superfluous. Have we indeed gone astray in deep forests during the last 28 years?  Is it essential that the Buddhist Family’s goal of training, toddlers, kids, and teenagers, to become authentic Buddhists capable of contributing to the reformation and restructuring of society per the Buddhist spirit be changed?


The goal of training kids and teenagers to become genuine Buddhists has not changed, but training objectives have changed drastically. Similarly, the reformation and restructuring of society do not change, but the objectives for social change the Buddhists need to pursue are changing every hour, every minute. The universe is analogous to a river that never ceases to flow and change in every nano-second (ksana) of notion, let alone the 60 years of so many upheavals.


From the Buddhist purview, nothing is permanent and exists independently, and society is changing. The society of today is no longer the society of 60 years ago. The society in which youth generations are being born and grown is not the society in which our fathers, brothers, and sisters lived 60 years ago. The thoughts, concerns, aspirations, and passions of the current youth generation differ significantly from those of the youth generation of the previous 60 years. As objectives for restructuring change, methods and means must needs also change accordingly.


In sum, whether the Overseas Vietnamese Buddhist family’s goal of training toddlers, kids, and teenagers, to become genuine Buddhists who could contribute to the restoration of society per the Buddhist spirit can be achieved or not, or even whether the overseas Vietnamese Buddhist Family Association can survive or not, depends on our choice of development direction:


Do we want to have an overseas Vietnamese Buddhist Family organization functioning as an integral part of the domestic Buddhist Family organization, with a pyramidal leadership structure, employing the ranks Tập, Tín, Tấn, and Dũng as criteria for assigning authority and responsibility; the camp formats, Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Vạn Hạnh, for measuring member’s education level and leadership capability; the treatment of fraternal relationship per the Family rules that manifest love with discipline, sacrifices with compliance, obedience to elder brothers and sisters’ instructions; the learning of documents, projects, and programs prepared during the previous decades; and the contentment with an organizational structure heavily weighted in centralism? 


Or do we not want an overseas Vietnamese Buddhist Family organization, that, despite its origin in the domestic Vietnamese Buddhist Family, adapts itself to the new environment of an open society, respects the tenets of democracy and equality, through which all sworn members have the same authority over and responsibility for the destiny of the organization, which encompass the election of leaders of all ranks; the expansion of the organization to high schools, universities, and public and private institutions endowed with specialists all kinds; the promotion of movements of study of Buddhism among the young generation at different universities; the extension of networking efforts to link the Buddhism study generation with Buddhist groups and organizations in countries where we reside; the replacement of the training camps with classes of the Buddhist doctrine held in pagodas; the setting up of congresses for bilingual Buddhism study conducted by renowned venerable monks every summer; the encouragment of students to enroll in courses in Buddhism at universities; the organization of specialized symposiums on education, culture, science, and technology to develop organization members into superior specialists, multitalented in their expertise as well as leadership; the engagement in social and cultural activities to bring about benefits for the local communities in which the organization members reside instead of hanging around their own groups with customary boring children’s songs; the simplication of old customs and appearances including the uniform; the rejuvenation and enlivement of the organization’s activities?


We do not need meticulous analysis and ratiocination to fully realize that the latter methods are more essential and suitable for the development élan of present-day human society.


During the last 28 years, we have been walking counterclockwise, still believing that we were heading toward a future, but there is no new horizon in sight. The majority of the organization activities that occurred during the last 28 years were but a continuation of activities in Huế, Sài Gòn, Cần Thơ, and Đà Lạt, and not Santa Ana, Boston, London, and Victoria. 


Indeed, the majority of the elder brothers and sisters of the Leadership Central Committee of the Overseas Vietnamese Buddhist Family belong to the generation of leaders dated from the periods starting with the official inception of the organization in 1951 to the General Convention of 1964, after the religious persecution scourge of 1963. That was the time when they were barely over 20 years old. Half a century had passed. The tamarind trees in front of Gia Long Girls High School, the site of the 1964 Buddhist Family’s General Convention, have just completed 40 leave-changing seasons. Not a few leaders arrived in the United States when their age was in decline, after long years of submission to incarceration, fetters, starvation, and diseases. The gray color of their smocks has not faded away, and the Buddhist Family’s ideal remains intact, but their vigor and enthusiasm can no longer emulate their hearts. The bloody war has left in their bodies as well as their hearts indelible imprints, which can hardly be forgotten in a short time. The enduring repercussions of those wounds are evident in each declaration, course of action, and resolution they execute.


Furthermore, the Buddhist Family has to deal with a new society, in which almost all daily activities are subject to automation and systematization. It is tasked with guiding teams and groups comprised primarily of members who were born and grew up in the United States. Members who were born on a battleship, in refugee camps, during the first days of resettlement, are nearly 30 years old now. They eat hamburgers, learn English, and enter life, equipped not with Vietnamese ca dao (folk ballads) but with computer games and animation film clips. Their native tongue is not Vietnamese but English, German, or French. While the call of the Vietnamese cultural heritage origin propels them into studying Buddhism in pagodas, they, at the same time, feel lonely, isolated, and lost in their organization. A great number of them are doctors, engineers, and economic and financial experts. They hold responsible positions in American companies, and in American society, but in organization activities, they are treated like toddlers learning to walk. Their lack of familiarity with Buddhist family artisanal practices and their inability to speak Vietnamese fluently account for this. They have no choice but to leave the organization. Nowadays, the majority of the Buddhist Family members are those of the Eye-opening (oanh vũ), toddler, and kid levels even though the Buddhist Family is not an organization for minors only, nor is it a cultural activities organization. A great number of the members show more patience, trying to study Vietnamese at home, in pagodas, and at Vietnamese Language centers. Regardless of their efforts, their working knowledge of Vietnamese is barely sufficient to order food in restaurants and greet strangers in the streets; how can they possibly imbibe the sophisticated doctrine of Dharma? No Vietnamese Language Center could help them understand the meanings of the Four Graces and the Six Harmonies, let alone the esoteric Eightfold Path and the Four Noble Truths. 


The elder brothers’ and sisters' unwavering commitment to serving the organization and generations of its members is evident in numerous instances throughout our Family history: in situations where death was required to ensure the survival of the organization or its younger members, they would never hesitate to make sacrifices. The Buddhist Family is their breath, their life of first choice, more vital than their own private family life. The Buddhist Family is their starting point and the point of return in this incarnation of theirs. It is time to create opportunities for the younger generations to move ahead to a new phase of our Family history. Let’s pass on to them the key to Compassion, Wisdom, and Courage to ready them for their journey, not the weight of the sorrowful past that you are carrying. 


We often hear about divisive phenomena and conflicts within the Buddhist Family organization and Vietnamese communities. These ruptures in reality do not originate in any serious and profound causes, objective or subjective. The simple reason is we are ignorant of the real needs of the organization and our capability to meet those needs. From a more extended viewpoint covering the destiny of our nation, if each of the Vietnamese had enough foresight into the future of the people, and were cognizant of their role and capability in the face of the needs of the country, then the course of the history of Vietnam would not fall into a quagmire as it has.  We tend to undertake tasks beyond our reach, accept responsibilities not commensurate with our capability, and struggle to put ourselves in positions not devised for us. Blood flows back to the heart. Fallen leaves return to their roots. Yes. But blood has to circulate first; water has to flow to the ocean; and leaves need to have the opportunity to green up.


We are afraid to lose our well-established 60-year-old tradition, but tradition needs to adapt to new environments. Otherwise, what we call tradition is nothing but a retrograde custom. The beautiful tradition of the Vietnamese Buddhist Family will never die out if we know how to bring it into play. We shouldn’t expect a longan transplanted from Huế To Garden Grove to grow, bloom, bear fruit, and give the flavor of a Huế longan. Even though the Buddha essence (tathagatagarbha) is immutable, individual persons fundamentally have different natures. The Bodhi seeds in each of our hearts all originate in Animisalocana, where Siddhartha Gautama gave thanks to the ancient sacred tree, whose shade protected him from heat and rain; nevertheless, this fact should not be the reason for the Bodhi trees in Berlin and Sydney to grow into a tree identical to the one of the Animisalocana time.


If, during the Buddhist Restoration of the 1930s, we had senior brothers and sisters playing a pioneering role in the promotion of the movement, then, to be able to continue to exist and develop in the newfound lands, the Overseas Vietnamese Buddhist Family should now have newer leaders with the spirit of the contemporary era and the capability to respond to the new globalized world.


The contemporary brothers or sisters, or to use Venerable Từ Lực’s language, The Enlightened Hearts of the 21st Century, with the avidity of youth, updated means, and language of their generation, should be the leaders to bring the light of Compassion, Wisdom, and Courage - the Buddhist Family’s esteemed maxim - to people’s lives. Not only does Compassion necessarily have to just mean pity, and donation of material goods, but can also include the offering of the plentiful energy of the 20-year-old generation to attain the lofty objectives, aimed at bringing about benefits to human society, which their elders - due to age limitation, exhausted stamina, and psychological burnout – can no longer be able to achieve. The reverberation of the Tranquil Compassion of Buddhism will certainly be welcome in the Western World, which is teeming with disputes, conflicts, fighting, and killings originating in base desires and illusory passions. The members of the Buddhist Family shall be those who write the two words “True Love” onto the awaiting void in those materialistic and aimless people’s souls. 


Our contemporary Buddhist Senior Leader emulates the avian wings soaring high in the blue sky, embracing all humanity. Young hearts manifest the immense world of altruism, disinterest, transparency, and sanctity. The Light of Wisdom will serve as the beacon of the lighthouse directing people to Enlightenment, away from perennial ignorance and misery. Wisdom is analogous to a chariot; the lighter it is and the less cargo it carries, the faster it can race. The young generation is lighter, carrying less luggage, and unencumbered by various complexes inherited from the past, and are therefore more receptive to Wisdom and quick to imbibe the teachings of the Holy Kind Father.


The contemporary leader, armed with an altruistic and transparent spirit, will have sufficient Courage to surmount all challenges and difficulties, prevail over stagnant bodies of water and wetlands of skepticism and complexes bequeathed by the past, and proceed to an open, tolerant, and humanistic future society, not only for the Buddhist Family and the younger generations, but also for the entire country of ours; or, to look farther forward, for all humankind. They may err, and make many mistakes, but will have enough courage to acknowledge their mistakes, stand up, and continue their journey.


Contemporary leaders can effectively contribute to brightening up the light of Scientific Buddhism that transcends all the limitations of science. Buddhism is a positive way of life that the world desperately needs and is a religion of and for human beings, not a refuge for those with psychological pathologies, who are security-seeking and grace-begging, negative, pessimistic, superstitious, or believers of fortune-telling. Buddhism has asserted that it is the human being, not anything else, that is the center of the world; it is the human being, not any other power entity, that is in control of his/her destiny. Buddhism is a religion of love. Throughout its 2,600-year-old history, Buddhism has never shed one single drop of human blood while so many wars have taken place, in the name of supernatural and spiritual powers, leaving behind mountains of blood and bones. The renowned British historian H.G. Well expressed his thankfulness to Buddhism as follows: “Buddhism can be called a philosophy of awakening or enlightenment, a state of inner peace and wisdom; it plays the very important role of cynosure for human destiny.”


Since Buddhism is the religion of and for the young, the wellspring of human thought, the ideal educational goal of the Vietnamese Buddhist Family is essential to the young generations, not only the Vietnamese young generations but the world’s young generations as well. Approaches to conveying the Vietnamese Buddhist Family ideal to the hearts and minds of young Vietnamese generations, as well as young indigenous youth, will be a complicated and challenging task. We may have to start with a very, very small number and may need many years before results can be seen. The road ahead of the leader of the new era may be arduous, but it also promises hope.


I have a small dream: one day, I will return to my country, and sit in silence on the steps of the Từ Đàm Pagoda to capture the tranquil litanies resonating from the bell sound, from the heart of the earth; to hear the counsels, recommendations, and the steps of so many esteemed monks and elder leaders reverberating ceaselessly in my heart. Similarly, I believe there will be a day when younger brothers and sisters and their progenies of the Buddhist Family, born and grown up in the United States, Germany, France, Great Britain, Australia, etc…will also return. Again like me, sitting on the steps of the Từ Đàm pagoda, they converse in an unaccented Vietnamese: “It is right here, one hundred, two hundred, three hundred years ago, there were senior brothers and sisters of the Vietnamese Buddhist Family who - in the gray robes like ours, with the maxim of Compassion, Wisdom, and Courage like ours - started the journey of training toddlers, kids, and teenagers to become genuine Buddhists contributing to reforming society per the Buddhist spirit. Thanks to that legacy, we can be here today. And of those, there should exist some who would softly sing, “Quê hương tôi là đây…[My homeland is here…]”



Footnote on the Four Books and Five Classics (Tứ Thư Ngũ Kinh). 

The Four Books and the Five Classics (Chinese: 四書, 五經; pinyin: Sìshū, Wǔjīng) are important books associated with Confucianism, written before 300 BC. They are traditionally believed to have been either written, edited, or commented on by Confucius or one of his disciples. Commencing during the Han dynasty, these works formed the foundation of the Chinese classics assessed by students during the Imperial examination system.


Four Books: The Four Books (四書; Sìshū), comprised of the Doctrine of the Mean, the Great Learning, Mencius, and the Analects, are Chinese classic texts that illustrate the core values and belief systems in Confucianism. They were selected by intellectual Zhu Xi in the Song dynasty to serve as a general introduction to Confucian thought, and they were, in the Ming and Qing dynasties, made the core of the official curriculum for the civil service examinations.


Five Classics: The Five Classics (五經; Wǔjīng), consisting of the Book of Odes, Book of Documents, Book of Changes, Book of Rites, and the Spring and Autumn Annals, are five pre-Qin Chinese books that form part of the traditional Confucian canon. They were incorporated into the curriculum that was funded by the state during the Western Han dynasty. A number of the texts had already achieved prominence by the time of the Warring States. At the time, Mencius, the preeminent Confucian scholar, considered the Spring and Autumn Annals to be of comparable significance to the semi-legendary chronicles from earlier eras. The texts came to be regarded as a set collection and referred to collectively as the "Five Classics" during this particular era.