Monday, October 26, 2015

TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI CHO BIẾT THỊT CHẾ BIẾN SẴN GÂY UNG THƯ - Processed meat causes cancer, says WHO


A clip from CNN's report
TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (World Health Organization) CHO BIẾT THỊT CHẾ BIẾN SẴN GÂY UNG THƯ

Bạn có thích ăn xúc xích (hot-dog) hoặc bánh mì thịt nguội không? (Nói chung là ăn thịt chế biến). Có thể bạn nên suy nghĩ lại.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm thứ hai rằng ăn thịt chế biến như xúc xích và các loại thịt
ham (một loại thịt giăm bông kiểu Tây) gây ung thư, trong khi thịt đỏ chưa qua chế biến cũng có thể gây bệnh ung thư.

Từ nay, Bộ nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
xếp thịt chế biến như là nguyên nhân "gây ung thư cho con người", dựa trên bằng chứng từ hàng trăm công trình nghiên cứu, và liên kết nó đặc biệt với ung thư đại tràng, hoặc trực tràng (phần ruột già).

Báo cáo cho hay rằng chỉ cần ăn 50 gram thịt chế biến mỗi ngày - tương đương với ăn hai lát thịt nguội - có thể tăng nguy cơ ung thư 18%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng rủi ro tương đối nhỏ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thịt chế biến là bất kỳ loại thịt được ướp muối,
xử lý hoặc hun khói để tăng hương vị và bảo quản. Thịt chế biến thường gồm thịt heo, thịt bò, nhưng cũng có thể các loại gia cầm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay phân loại thịt chế biến trong cùng
hạng mục  với hút thuốc lá và amiăng (asbestos), dựa trên sự chắc chắn liên quan đến bệnh ung thư, nhưng nhấn mạnh rằng nó không có nghĩa là nguy hiểm như nhau.

Thịt đỏ chưa qua chế biến như thịt bò và thịt cừu thì được xếp loại là "có thể gây ung thư."

Bài
/Tài liệu liên quan: Thực phẩm chế biến có hạicho sức khỏe bạn như thế nào?

 
Cân bằng lợi ích và rủi ro

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết phát hiện này rất quan trọng đối với sức khỏe của quần chúng vì thịt chế biến được người dân tiêu thụ rộng rãi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho biết thịt đỏ vẫn có "giá trị dinh dưỡng."

"Những kết quả này rất quan trọng trong việc giúp chính phủ và các cơ quan quản lý quốc tế tiến hành đánh giá những rủi ro, nhằm cân nhắc rủi ro và lợi ích của việc ăn thịt đỏ và thịt chế biến, đồng lúc cung cấp các khuyến nghị về chế độ ăn uống tốt nhất có thể cho con người," Christopher Wild, người đứng đầu của Cơ quan ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong một cuộc tuyên bố chung.

Theo thống kê Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 34,000 trường hợp tử vong mỗi năm trên thế giới vì mắc bệnh ung thư liên quan đến
chế độ ăn có nhiều thịt chế biến. Đó là một phần nhỏ trong số 8,2 triệu người chết do ung thư vào năm 2012, theo số liệu mới nhất của WHO.

Bài
/Tài liệu liên quan: Nếu ăn thịt gây ung thư, thì các bạn có thể ăn gì?

Ngành công nghiệp thịt bất đồng

Các nhóm trong
ngành công nghiệp thịt phản đối báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là thiên vị và gây hiểu nhầm.

"Họ đã bóp méo dữ liệu để đảm bảo một kết quả cụ thể," Betsy Booren, phó chủ tịch khoa học tại North American Meat Institute cho biết.

Hiệp hội National Cattlemen's Beef Association cho biết các nhà khoa học trong bản báo cáo nói trên đã chưa đồng nhất trong quyết định của mình về mối liên quan
rõ ràng giữa thịt đỏ với bệnh ung thư.

"Là một chuyên gia dinh dưỡng và
người mẹ, lời khuyên của tôi vẫn không thay đổi," Shalene McNeill, một giám đốc điều hành tại National Cattlemen's Beef Association cho biết. "Để cải thiện toàn diện khía cạnh sức khỏe của bạn, hãy tạo một chế độ ăn uống cân bằng, trong đó bao gồm các loại thịt nạc như thịt bò, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, tập thể dục và, không hút thuốc."

Aaron Smith --CNNMoney tường thuật báo cáo này.
Tâm Thường Định lược dịch
  Source: http://money.cnn.com/2015/10/26/news/red-meat-processed-cancer-world-health-organization/index.html

Like your daily hot dog or bacon sandwich? You may want to think again.
The World Health Organization said Monday that eating processed meat such as sausages and ham causes cancer, while unprocessed red meat may also be carcinogenic.
The WHO's cancer research unit now classifies processed meat as "carcinogenic to humans" based on evidence from hundreds of studies, and linked it specifically to colon, or colorectal, cancer.
--CNNMoney's Aaron Smith contributed to this report. For the whole report, please click here

Source: http://money.cnn.com/2015/10/26/news/red-meat-processed-cancer-world-health-organization/index.html
Description: https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif
 

Friday, October 23, 2015

HỘI THẢO GĐPT - The 2nd Conference On Pedagogy, Vietnamese and Retreat for Educators and GĐPT Leaders in NorCal



HỘI THẢO LẦN THỨ 2 VỀ PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM, TIẾNG VIỆT VÀ BỒI DƯỠNG CHO NGƯỜI GIÁO DỤC VÀ HUYNH TRƯỞNG GĐPT TẠI MIỀN BẮC CALIFORNIA


The 2nd CONFERENCE ON PEDAGOGY, VIETNAMESE AND RETREAT FOR EDUCATORS AND GĐPT LEADERS
IN NORTHERN CALIFORNIA


THỜI GIAN / Time: Từ 8:30AM đến 4:30PM thứ Bảy ngày 7 tháng 11 năm 2015
ĐỊA ĐIỂM / Location: Chùa Phổ Từ, 17327 Meekland Ave. Hayward, CA 94531

CHƯƠNG TRÌNH / Program
1. 8:30AM: Tập hợp - Vui mừng bên nhau - Check-in/Gathering
2. 8:45AM-9:25AM: Khai mạc - Opening ceremony
Niêm hương bạch Phật - Incense offering to the Buddha – 5 mins
Vài lời của Ban Tổ Chức - Words of the organizer – 5 mins

Huấn từ của Thầy - Words of wisdom (Venerable Thích Từ Lực) – 10 mins

Thực hành thiền hành - Walking meditation (HTr. Nguyên Cần) – 20 mins

3. 09:30AM- 11:00AM: Phương thức dạy Việt ngữ - Special Guest speakers: Professors Minh Hong Thi Do and Trang Dang Abeid of CRC, Sacramento, CA.

Active Reading to Develop Critical Thinking Skills, including Group Teaching Demonstration, General Goals and Strategies of Language Teaching, and

Fostering a stress-free environment to make the class interesting and enjoyable

4. 11:05AM – 12:20 PM: Special Guest speakers: Andrew Lam, author, editor with the Pacific News Service, and a commentator on National Public Radio’s “All Things Considered.” Motivational talk: How remembering my Vietnamese Past also gave me a future, and How I became a writer.

5. 12:30PM-1:30PM: Ăn cơm trong chánh niệm/Mindfulness eating
6. 1:30PM-2:10PM: Sinh hoạt kết thân/Bonding activities at the Japanese Garden
7. 2:15PM-3:15PM: "Leadership Styles: What's your animal" – Fong Tran, Cultural Program Coordinator & Advisor, Cross-Cultural Center, UC Davis

8. 3:20PM – 4:15PM: Mindful Leadership – A blueprint to individual and societal happiness.  (I will conduct this session)

9. 4:15PM-4:30PM: Feedback và giây thân ái.



Speakers Biography:

1. Minh Hong Thi Do was born in Saigon and was one of the ‘Boat People’ in 1975.  She taught English in the refugee camp in Sattahip, Thailand before transiting to Camp Pendleton and finally resettled in Sacramento.  She has an MBA in Management and an MA in TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages).  She has been teaching ESL and Vietnamese for over 20 years.  She was past Chair of the Foreign Languages department and is a member of the Curriculum Committee, the Health, Safety, and Facilities Committee, and the Budget Committee at CRC.  She is a member of the Vietnamese Scholarship Committee and regularly contributes to cultural events at CRC and in the Vietnamese community.  As the Co-Chair of the Asian Pacific Heritage Celebration at CRC, her goal is to cultivate and promote an interest in Vietnamese studies and Buddhism.  She likes to spend time with her family and tend to her vegetables.  Her passion is teaching, and one of her favorite time is the one hour she spends with her young students in the Vietnamese class at Chua Kim Quang every Saturday.  She hopes to instill in them the love of the Vietnamese language and the joy of discovering Viet Nam through culture and literature.

2. Trang Dang Abeid was born in the United States and speaks fluent Vietnamese and English.  She has an MA in English Rhetoric and Composition with certificates in ESL and Teaching Reading to Adults.  She has been teaching English Writing and Reading for the past 10 years.  She is currently co-teaching Vietnamese and working with Professor Minh Do on expanding the curriculum of the Vietnamese Program at Cosumnes River College.  

3. Andrew Lam. Andrew is a writer and an editor with the Pacific News Service, a short story writer, and, for 8 years, a commentator on National Public Radio’s “All Things Considered.” He co-founded New America Media, an association of over 2000 ethnic media organizations in America.   His essays have appeared in dozens of newspapers across the country, including the New York Times, The LA Times, the San Francisco Chronicle, The Baltimore Sun, The Atlanta Journal, and the Chicago Tribune. He has also written essays for magazines like Mother Jones, The Nation, San Francisco Focus, Proult Journal, In Context, Utne Magazine, California Magazine and many others.  Currently he blogs with Huffington Post and has a regular column with Shanghai Daily. 
         His short stories are also anthologized widely and taught in many Universities and colleges. His short stories appeared in many literary journals, including Manoa Journal, Crab Orchard Review, Nimrod International, Michigan Quarterly West, Zyzzyva, Transfer Magazine, Alsop Review, Terrain, and others.  Lam’s awards include the Society of Professional Journalist “Outstanding Young Journalist Award” (1993) and “Best Commentator” in 2004, The Media Alliance Meritorious awards (1994), The World Affairs Council's Excellence in International Journalism Award (1992), the Rockefeller Fellowship in UCLA (1992), and the Asian American Journalist Association National Award (1993; 1995). He was honored and profiled on KQED television in May 1996 during Asian American heritage month.
       Lam was a John S. Knight Fellow at Stanford University during the academic year 2001-02, studying journalism. He lectured widely at many universities and institutions, including Harvard, Yale, Brown, UCLA, USF, UC Berkeley, University of Hawaii, William and Mary, Hong Kong, and Loyola university, and so on. Lam, who was born in Vietnam and came to the US in 1975 when he was 11 years old, has a Master in Fine Arts from San Francisco State University in creative writing, and a BA degree in biochemistry from UC Berkeley.
        A member of Academy of Arts and Science, Lam was featured in the documentary “My Journey Home,” which aired on PBS nationwide on April 7, 2004, where a film crew followed him back to his homeland Vietnam.  His book, Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora has recently won the Pen American “Beyond the Margins” Award in 2006, and short-listed for “Asian American Literature Award.”  His book of essays, "East Eats West: Writing in Two Hemispheres" was published in September 2010 and was listed as top 10 Indies of 2010 by Shelf Unbound Magazine.  

         Lam's first short story collection, “Birds of Paradise Lost” was published March 2013 and in June of 2013 received a Medal of Honor from UC Irvine for its Contributions to the Humanities; in September the book also won the Pen's Josephine Miles Literary Award. He’s working on another book of short stories and a novel.

4. Fong Tran. Phong is Cultural Program Coordinator & Advisor, Cross-Cultural Center, UC Davis. He is a poet and a performer. Fong is also an adjunct professor at Sacramento City College, CA. His complete biography is here (http://www.fongtran.com/#!bio/c161y)

5. Phe X. Bach. Phe is a husband and father of two sons. He is a Buddhist practitioner, a GĐPT Leader, and an educator in the greater Sacramento area.


Thursday, October 22, 2015

THE ART OF LIVING ACCORDING TO SPIRITUAL LEADERS


Thank you to a very dedicated Buddhist scholar Dion Peoples, our paper with the Most Venerable Thich-Nguyen-Sieu and Dr. Bureau on The Art of Living according to Spiritual Leaders was published on the Journal of the International Association of Buddhist Universities JIABU, Volume V, 2015: 90-94. To read the whole journal, please click here. Here are the words of the editor, Dr. Dion Peoples about our article.


THE ART OF LIVING ACCORDING TO SPIRITUAL LEADERS


Dr. Phe Bach
Kim Quang Buddhist Temple and Drexel University Sacramento.
The Most Venerable Thich-Nguyen-Sieu
Phật Đà Temple of San Diego, CA.
Dr. W. Edward Bureau
Drexel University.
Abstracts:

           Leaders, in any institution, may have many virtues and spirituality qualities. As spiritual leaders, one must live peaceful and harmonious live in accordance with our family, community, society, and homeland. They often have strong relationships with others and have strong inner values such as selflessness and harmony.  Spiritual leaders also must have a lofty spirit and morals.  Some of these moral values include compassion, diligence, determination, joy, gratitude, love, integrity, honesty, mindfulness, perseverance, responsibility, trustworthiness, understanding and wisdom. This paper, through examining our psychological experiences, as well as our personally lived experiences in our own lives, suggests the five arts of living. They are:

1) The First Art Of Living Is To Live As Bamboo Trees;

2) The Second Art Of Living Is To Live As A River;

3) The Third Art Of Living Is To Live As the Mai Tree;

4) The Fourth Art Of Living Is To Live As Earth; and

5) The Fifth Art Of Living Is To Live As The Clouds.  These five core principles frame specific practices and directions for everyone, Buddhists and non-Buddhists alike—including spiritual leaders, laypersons, and the Sangha—who wish that individuals, families, and societies be more harmonious, more peaceful and more happy.

Leaders and spirituality

Boorom (2009) suggested that leadership has roots in religion, as there is a direct correlation between leadership and spiritual qualities. Marques (2010) suggests that “it is perfectly possible to be spiritual yet not religious. There are many spiritual people who are atheists, agnostics, or that embrace multiple religions at the same time” (p.13). For her, “a spiritual worker is a person who simply maintains good human values, such as respect, tolerance, goodwill, support, and an effort to establish more meaning in his or her workplace” (p. 13). DeVost (2010) emphasized that current research in organizations has found a relationship between the spirituality of the leaders and the spirituality in the workplace. In this study, Devost (2010) found that the practice of ‘encouraging the heart” – one of the five exemplified leadership values -- was significantly positive. According to Kouzes & Posner (1995), the five practices of good leadership are: “challenge the process, inspire a shared vision, enable others to act, model the way, and encourage the heart” (p. 9).

Meanwhile, leaders often put their spiritual lives into practice, as well as their moral beliefs and ethical values. As Northouse (2004) has argued, ethics and leadership are “concerned with the kinds of values and morals an individual or society finds desirable or appropriate” (p. 342). Furthermore, he pointed out that an ethical model of leadership consists of five components: a) showing respect, b) serving others, c) showing justice, d) manifesting honesty and e) building community. In another study, Zhu, May, & Avolio (2004) define ethical leadership as “doing what is right, just and good” (p. 16). Zhu et al. (2004) added that leaders exhibit ethical behaviors when they are doing what is morally right, just, and good, and when they help to elevate followers' moral awareness and moral self-actualization. Bass and Steidlmeier (1998) suggest that a truly transformational and effective leadership must be based upon: a) the moral character of the leader and his or her concern for oneself and others, b) the ethical values embedded in the leader’s vision, and c) the morality of the processes and social ethical choices and actions in which the leaders and followers engage.

The art of living life is about how we live peacefully with ourselves in accordance with our family, community, society, and homeland.  As men and women laity (laypersons), we must live to obtain harmony, peace and happiness for ourselves. Reading from the classic Sutras (teachings of the Buddha) and through examining our psychological experiences, as well as our personally lived experiences in our own lives, we can see the virtues of the bamboo, the rivers, the apricot (mai) trees, the earth, and the clouds. From there, we can extract the art of living a Buddhist life.

The First Art Of Living Is To Live As Bamboo Trees

We can see and understand the humble beauty and flexibility of the bamboo trees—when a gust of wind blows through the bamboo, it, being flexible, will be swept with the direction of the wind. This phenomenon illustrates how life moves and bends under different conditions, and how we need to live responding according to the elements for things to coexist.  We ought to understand ourselves as well as others around us. We must nurture our true self—the core values within—therefore, when we make contact with difficult real life situations we are not broken, nor do we feel like we have lost a part of ourselves. Flexibility is a characteristic of the bamboo trees: they never fall apart within the storm. They move within the storm, yielding to that which will leave them standing, without breaking. As laypeople, when we are faced with problems in life, we need to be flexible like the bamboo.  We need to build within ourselves the art of living with others in different situations and circumstances.

The Second Art Of Living Is To Live As A River

The spirit of Buddhism is both formlessness and Tùy Duyên (Sanskrit: Pratitysamutpad--dependent arising). The spirit of Buddhism is not a fixed character nor a phenomenon which is subjective and always a rigid status quo. The spirit of Buddhism depends on conditions. So the spirit of the Buddhist precepts (or spiritual discipline) is not rigid. It depends on conditions and circumstances; it is not fixed.  Therefore, in the path of propagating Dharma transmission in a new land, to a different ethnicity or culture, Buddhism always flows as is appropriate and its transmission is dissolved into the new ethnic culture.

For over 2600 years, the presence of Buddhism in this world has eased pain and suffering. There is no trace of blood or tears in the name of "Dharma Transmission" in Buddhism.  That is because of the spirit of Tùy Duyên (dependent arising) in Buddhism. Therefore, we need to adopt the art of living as a river: water flows from upstream to downstream and out to sea. If a river lies on a high plateau, the water flows quickly downstream, but when the river is down below the plateau, the water flows gently, slowly, more poetically, and then the river merges and integrates into the sea without holding a fixed nature.

       In life, too, living in our environment or facing certain circumstances, we have to apply the art of dissolving (in life with everyone, with other sentient beings, and with the social environment) without holding on to our self-centered egos. The reason that we have to suffer or face dissatisfaction is because of our egos. We refuse to let it go; we want to cling to our ego or we are simply not willing to dissolve it with the masses of people. We identify with our ego and superego as our beings; and when we pay attention to our ego, it gets bigger. Thus, we think that we are the most important individuals and that others must listen to us. We tend to forget that in this life, all sentient beings have Buddha Nature. We all have access to the knowledge and the practices, as well as the potential to be awakened.  So, we have to respect each other. From an old man to a child, we must always remain in harmony, courteous, humble, and compassionate towards each other, according to the precepts. If our ego is too big, it will create a big wobble and topple our life. The ego will never put our life at ease or make it peaceful. As laypersons, we need to eliminate or let go of our dogmatic views and ego. Everyday we need to work at reducing our egos; the more we let go, the more harmony we will have with others. In the language of the Sutras, the art of living as a river is the ability to dissolve into the ocean. River water cannot retain its personal, or ego-identified, identity of the river, but has to merge and integrate into the vast ocean. Both the river and the ocean are referred to as water. Water dissolves in water and so ought our own selves with others.



The Third Art Of Living Is To Live As the Mai Tree

The mai is a unique tree in Vietnam. It is known as a great tree for its longevity. With its bulky and rough bark, at first sight, we understand at once it must be able undergo many hardships: rain or shine, season to season. The roots of the mai tree are firmly grounded in the hillside supporting the tree to stand on its own and exist in this universe. All kinds of weather conditions have coated its stems and roots, yet the mai tree still reaches out and progresses with endurance through time—rain or shine—until a day in springtime, when mai flowers bloom with beauty and fragrance. The mai is the symbol for patience and optimism. It faces weather and obstacles and yet it will blooms and displays its beauty, although time may wreak havoc.  People, too, are always changing and aging—we are born, grow up and pass away. From observing and understanding the mai tree, the layperson can cultivate Buddha-hood. This does not happen within a short period of time, but through many rebirths, many lives crossing the rapid currents of suffering, life and death. Thus we have to train our mind with determination to attain Buddha-hood. We can practice the teachings of the Buddha and affirm our mind and heart in the Dharma Realm, similar to how the mai tree patiently endures the rain, the sun, or the storm. Thus, when we are facing challenges, difficulties or hardships in life, we must overcome them, careful to keep our mindfulness, and not flinch, nor break our will in order to achieve success on the path to enlightenment through our own practices.

The Fourth Art Of Living Is To Live As Earth

Being patient, enduring, robust and forgiving, the earth produces and raises all things in the world. Humans live well on this planet because of the earth.  We live and pass on this land and so does everything else. Therefore, the earth symbolizes the virtue of fortitude and endurance. When we irrigate the earth with polluted waters, it does not reject or complain; likewise when we irrigate it with clean water, the earth does not rejoice or become excited. On the path of our own practice, we need to learn from the earth: that is an art of living. By doing so, we will have peace and equanimity in this chaos of life. If we become unbalanced in our lives, unlike the earth, we are dependent on the sound of praise and criticism, and thus we suffer dis-ease or experience dissatisfaction. If we are pleased with praise or displeased with criticism, then we are living by others’ desires and that means that we have not mastered ourselves. So we have to live patiently and endure as does the earth.



The Fifth Art Of Living Is To Live As The Clouds

Clouds are floating. The art of living here is to be free and not encumbered. The clouds do not stay still, they travel and dispatch in all directions. They are neither stuck in one place nor contaminated by other factors. Buddhists should keep their hearts and minds free, open and unattached to phenomena. If our heart and mind are attached and not open, this causes hindrances and obstacles to appear, which make it hard to reach enlightenment. When our minds are filled with greed, hatred, and ignorance or stuck by praise-criticism, love-hate, satisfaction-dissatisfaction, then our mind are not as free-floating as the clouds. So, we need to live like the clouds, which is the fifth art of living. Be free--selfless and at ease, floating freely without attachment.

The above is a quick summary of the five arts of living. As spiritual leaders, one must have strong relationships with others and have strong inner values such as selflessness and harmony.  Spiritual leaders also must have a lofty spirit and morals.  Some of these moral values include compassion, diligence, determination, joy, gratitude, love, integrity, honesty, mindfulness, perseverance, responsibility, trustworthiness, understanding and wisdom (Bach, 2014). We pray for and encourage all of us to know how to live an artful life: to be as flexible and humble as the bamboo trees, as integrating and dissolving as the river, as enduring and optimistic as the mai tree, as patient and forgiving as the earth, and as selfless and free as clouds. These five core principles frame specific practices and directions for everyone (including spiritual leaders, laypersons, and the Sangha) who wishes that individuals, families, and societies be more harmonious, more peaceful and more happy.



References: 
Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).
Bass, B. M., & Steidlmeier, P. (1998). Ethics, character, and authentic transformational leadership. http://cls.binghamton.edu/bassSteid.html 
Boorom, R. (2009). “Spiritual leadership: A study of the relationship between spiritual leadership theory and transformational leadership”. Regent University. ProQuest Dissertations and Theses,175-n/a. Retrieved from http://search.proquest.com/docview/305133283?accountid=10559. (305133283).
DeVost, R. (2010). Correlation between the leadership practices of lead ministers and the workplace spirituality of their churches as reported by church members. Andrews University). ProQuest Dissertations and Theses, Retrieved from http://search.proquest.com/docview/871103857?accountid=10559        
Kouzes, J. M. & Posner, B. Z. (1995). The leadership change: How to keep getting extraordinary things done in organization. San Francisco: Jossey-Bass.
Marques, J. (2010). Spirituality, meaning, interbeing, leadership, and empathy: SMILE. Interbeing, 4(2), 7.
Northouse, P. (2004). Leadership theory and practice (3rd ed.). Thousand Oaks, CA: Sage Publication 
Zhu, W., May, D.R., & Avolio, B.J. (2004). “The impact of ethical leadership behavior on employee outcomes: The roles of psychological empowerment and authenticity.” Journal of Leadership & Organizational Studies, 11(1), 16.


Tuesday, October 20, 2015

Bàn Tay Mẹ - Our Mom's hand

Sunday, October 18, 2015

GIỮA HAI BẾN BỜ




GIỮA HAI BẾN BỜ
Ở giữa ngã ba đường
Ta rõ ràng thường biết
Tâm đã định sao ngàn
Thong dong ai nhẹ bước!

Tuesday, October 13, 2015

VẦNG TRĂNG MẸ


VẦNG TRĂNG MẸ


Cánh nhạn xa rồi bảy tầng mây

Vầng trăng thanh tròn khuyết
Nguyệt thực có còn không?
Ngân hà thu giọt lệ!

Wednesday, October 7, 2015

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG LỚP HỌC (MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM)


Lời dẫn: Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California. Cùng với hai nhà giáo dục Teresa Burke và Elzira Saffold danh dự trong năm 2015 (teachers of the year), chúng tôi được gặp và thảo luận với vị Chủ tịch trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) Dr. Robert S. Nelsen, và Mr. Tom Torlakson, CA superintendent of public instructionHọ tâm sự với chúng tôi rằng, giáo dục là một nhân quyền căn bản, cần luôn cải cách và tiến hoá. "Nếu đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì cùng đi chung".  Họ cảm ơn chúng tôi nhận lời mời để chia sẻ những thực tập hữu ích cho đồng nhiệp. Xin mời quý vị đọc bài thuyết trình mà chúng tôi đã chia sẻ. 



Photos from CSUS twitter. 
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM 
TRONG LỚP HỌC

(MINDFULNESS-BASED APPROACH IN THE CLASSROOM)

Thân chào quý đồng nghiệp,

            Tôi rất vinh hạnh được đứng ở đây để chia sẻ với quý vị, những nhà giáo dục giàu tâm huyết và từ bi, về một số phương pháp được rút tỉa từ lớp học, đời sống cá nhân cũng như đời sống chuyên nghiệp của chính mình. Những phương pháp và nghiên cứu nay cũng có trong luận án của tôi. Kết hợp lại với nhau có thể gọi là Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm Trong Lớp Học.

            Chánh niệm là năng lượng của sự tự chú tâm quan sát bản thân và ý thức được những gì đang diễn ra xung quanh mình và bên trong mình.  Chánh niệm đưa chúng ta quay trở lại với giây phút hiện tại. Giây phút hiện tại là điều duy nhất chúng ta đang thực sự có - Bây giờ và Ở đây -- bởi vì “Hôm qua đã là quá khứ và ngày mai thì còn bí ẩn. Chỉ có hôm nay, hiện tại, là món quà hy hữu”. Chánh niệm giúp chúng ta tập trung hơn, trí tuệ được minh mẫn hơn (tức là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và không cần thiết), và thực hành chánh niệm nâng cao lòng yêu thương và tâm từ của mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta, bao gồm học sinh, sinh viên  hay giáo viên, đều hiểu biết ở một mức độ nào đó rằng: Tương lai được định hình từ những gì chúng ta đang suy nghĩ, nói năng và hành động ngay tại thời điểm này. Mọi việc chúng ta làm đều có hệ quả của nó; và những hệ quả có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Ví dụ, nếu học sinh muốn có một điểm A trong tương lai, chúng phải học tập chăm chỉ từ ngay bây giờ. Bắt đầu kỳ học nào, chúng ta hãy nhắc nhở các em rằng tất cả các em đều đang có điểm A, nhưng làm thế nào để duy trì điểm A đó là một câu chuyện khác. Nó cũng giống như tình yêu hay là hôn nhân, yêu và cưới nhau là một giai đoạn đẹp và dễ dàng nhưng làm sao để suy trì tình yêu và cuộc sống hôn nhân đó là cả một vấn đề khác, ở đó bao hàm cả nghệ thuật và khoa học sống.

            Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm có khả năng giúp chúng ta làm được điều đó, tức là duy trì tình yêu, kéo dài hôn nhân hay giữ được điểm A đó. Đây là một kĩ năng sống mà học sinh ngày nay đang cần. Tôi thường hỏi học sinh của mình vài câu hỏi sau và chính tôi cũng thường quán chiếu. Các câu hỏi là: “Chúng ta có phải là một phần của vấn đề hay là một phần của giải pháp?” và “Con đường nào chúng ta đang đi?”  Xét về bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc đời của chúng ta: học vấn, tài chính, sự phát triển tâm linh, mối quan hệ của chúng ta với người khác, bao gồm anh chị em, bạn bè, bạn đời, cha mẹ, hay bất kỳ ai khác, v.v... Nếu mục tiêu là điểm A hay là cánh cửa kia--cánh cửa dẫn đến một tương lai rạng ngời, tốt đẹp hơn, thì mục đích, mục tiêu của chúng ta có đúng hướng? Liệu chúng ta có đang đi đúng định hướng không? Liệu chúng ta có đang đi về phía đó với những gì chúng ta đang suy nghĩ, nói năng và hành động?

            Thông qua sự thực hành chánh niệm, tôi có thể nhận ra và ý thức được vài cách mà con người cư xử. Là con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, chúng ta thường hay có phản ứng trở lại. Cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, chúng ta có xu hướng phản ứng lại ngay (reactive), nhanh và lẹ. Ví dụ, học sinh có thể cãi lại bằng ngôn ngữ khó nghe, hay thậm chí có những hành động quá mức như là đóng sầm cánh cửa lại khi bị đuổi ra khỏi lớp. Khi sử dụng phương pháp chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy ra, chúng ta hãy giữ chánh niệm – chúng ta chú ý đến hiện tại, chú ý đến những gì đang xảy ra bên trong mỗi người và tình huống bên ngoài. Sau đó, chúng ta có thể hồi đáp (responsive) lại tình huống. Không phải là phản ứng mà là hồi đáp lại trong sự bình tĩnh. Hãy biết rằng việc đang xảy ra, chúng ta có nhiều lựa chọn và hãy chọn một giải pháp tốt nhất cho mình và người.



             Trong mọi tình huống, chúng ta có thể nhận chân ra rằng những gì chúng ta lựa chọn đặt trên nền tảng lợi mình, lợi người – ngay bây giờ và cả tương lai. Thông thường, chúng ta sẽ phản ứng lại ngay lập tức khi điều gì đó xảy ra; với sự thực hành chánh niệm, cho dù bất kì điều gì xảy ra, chúng ta hãy bình tĩnh và thực hành chánh niệm ngay lúc đó, và sau đó đáp trả lại việc đã xảy ra mà không phản biện giận dữ. Một kỹ thuật mà tôi sử dụng và dạy học sinh thực hiện cùng tôi là thực hành chữ “P.E.A.C.E” (Hoà bình / Bình yên), theo như Bác sĩ tâm lý Dr. Amy Saltzman, Still Quiet Place - Mindfulness for Teens (2010)

P – Chữ P là Pause – Dừng lại. Khi chúng ta nhận ra những điều khó khăn, hãy dừng lại. Chưa hành động gì cả, không phản ứng. Không làm bất cứ điều gì hết.

E – Chữ E là Exhale – Thở ra. Hãy hít thở thật sâu (thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng). Tôi thường làm như vậy 3 hơi, nhưng thoạt đầu, học sinh chưa có khả năng đó, thì hít thở một hơi thật sâu là được rồi.

A – Chữ A là Acknowledge (Thừa nhận, Công nhận), Accept (Chấp nhận), Allow (Cho phép). Bạn phải nhận ra cảm xúc của chính mình và của người khác. Nếu bạn buồn, bực bội hay là giận dữ, mình biết và chấp nhận là mình đang buồn, bực bội hoặc giận dữ. Bằng cách thừa nhận sự tức giận của mình thôi, điều đó đã bắt đầu xoa dịu cơn thịnh nộ. Tôi thường nói với học sinh tôi là “Bây giờ thầy đang không vui, những gì em làm khiến thầy và cả lớp mất tập trung. Và dường như em cũng không vui vẻ. Vì vậy, tại sao em không ra ngoài và đi bộ đi, rồi sẽ nói chuyện sau.” Mình chấp nhận con người của các em, như hiện thân của chúng đang là, cả thể chất và tinh thần, không thêm không bớt. Hãy cho phép các em là con người của các em. Hành động của các em và con người của các em là hai việc khác nhau.

C – Chữ C là Choose (Chọn Lựa) – Chọn lựa để đáp trả lại làm sao cho có hậu.

      Chữ C cũng là Compassion (Từ Bi) – Chọn lựa để đáp lại với lòng từ bi. Hãy từ bi với chính mình và từ bi với người khác. Từ bi là một khái niệm cốt lõi trong Đạo Phật—Từ Bi có thể được định nghĩa như là khả năng mang lại niềm vui và an lạc cho người khác trong khi làm vơi đi được sự thất vọng và đau khổ của người đó.

Để có được từ bi đối với người khác, chúng ta phải biết từ bi với chính mình trước.

Từ bi và an lạc xuất phát từ tâm mình.  Tất cả sự chuyển hóa và hạnh phúc đều bắt đầu từ bên trong ra ngoài; chuyển hóa ta, chuyển hoá người. Hạnh phúc trong ta lan rộng bên ngoài. Tâm bình thế giới bình là vậy. Từ bi bên trong, từ bi ra ngoài (Giống như quả trứng nếu thời gian cho phép)

Chữ C cũng có nghĩa là Clarity (Trong sang hoặc rõ ràng): Chọn lựa để đáp lại với sự rỏ ràng và minh bạch. Hãy biết rõ về những gì mình muốn, giới hạn của mình tới đâu, trách nhiệm của mình là gì, v.v

Và cuối cùng chữ C còn viết tắt của Courage (Can đảm) - Mình phải có bản lĩnh, can đảm để nói ra sự thật, nghe và chấp nhận sự thật từ người khác.



E – Chữ E là Engage (Hành động): Bây giờ chúng ta hãy sẵn sàng nhập cuộc, đối mặt với mọi tình huống một cách tích cực. Chúng ta có thể tạo ra một tình huống làm việc lợi-mình-lợi-người-lợi-xã hội (win-win-win situation), tương quan và tương ái. Hãy “Bắt đầu với một sự kết thúc có hậu ” – có nghĩa là mình làm mà không có dính mắt.

               Trong lớp học, tôi thường sử dụng Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm để mang lại nhận chân sự tuyệt vời của giây phút hiện tại, như là thỉnh chuông – bạn gọi nó là “rung chuông”, chúng tôi gọi là thỉnh chuông, chúng ta có thể thỉnh chuông mời gọi sự chú ý của học sinh. Chúng ta cũng có thể nhắc các em tập hít thở sâu và chậm, có thời gian yên tĩnh và một số kỹ thuật khác. Tôi cũng chia sẻ “Mỗi tuần một đều hay” với học sinh để chia sẻ những bài học quý trong cuộc sống, có giá trị nhân bản và đạo đức. Mỗi tuần một đều hay không chỉ để vun bồi, khuyến khích học sinh, mà còn giúp chúng ta xây dựng một mối quan hệ vững chắc giữa thầy cô giáo và học trò. Như các bạn đã biết, khi chúng ta thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, việc dạy học trở nên dễ dàng hơn.

       Tôi thậm chí đã tập cho các em thiền hành mà không để chúng biết rằng chúng đang làm điều đó. Nếu học sinh sử dụng ngôn ngữ không lịch sự, hay có những cư xử không tốt trong lớp học, tôi yêu cầu chúng ra ngoài, và không quấy rầy các sinh hoạt của lớp. Tuy nhiên, thay vì bảo chúng ngồi xuống và đợi, điều này có thể làm cho cơn giận hay bực bội của các em tăng lên, hay ít nhất, nó cũng thật là buồn chán và giáo viên lại mất cơ hội dạy bảo, tôi yêu cầu các em đi bộ chậm rãi và giữ chánh niệm. Tôi bảo các em phải chạm vào bức tường này, đi bộ trong yên lặng đến bức tường kia, chạm vào nó và đi qua đi lại 5 lần. Trước thời gian đó, các em có cơ hội tự quán chiếu và thường là có thể xoa dịu sự thất vọng, buồn bã và cơn giận dữ, và nhận ra những điều cần sửa đổi. Khi tôi hỏi “Em có biết tại sao thầy bảo em ra khỏi lớp học?”, hầu hết các em trả lời “Dạ biết” và “Xin lỗi” nhưng nếu chúng không làm như vậy, tôi bảo chúng đi bộ như vậy thêm 5 lần nữa và lúc này, tôi hướng dẫn chúng tập trung sự chú ý vào một điểm, như dấu vết trên tường hoặc một cây xanh để chú ý xem chúng nhận ra sự thay đổi khi di chuyển qua lại, khi gần khi xa. Sau 10 lần làm như vậy, chúng bình tĩnh hơn và sẵn sàng quay lại lớp học và học tiếp.

      Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng Phương Pháp Thực Hành Dựa Trên Chánh Niệm có hiệu quả trong lớp học cho tuổi teen và thậm chí là cho người lớn, ít nhất là đối với tôi. Tôi cũng sử dụng phương pháp đó. Đây là ví dụ để minh họa (mở đoạn audio)

       Như các bạn đã thấy và nghe, đây là một trong những lần tôi được bổ nhiệm thay thế cho phó hiệu trưởng trường Mira Loma. Tôi đã chứng kiến một học sinh bị còng tay đưa tới nhà tù. Khi ấy tôi cảm giác dường như cả một hệ thống hoặc cách giáo dục của chúng ta đang thất bại. Điều này nhắc nhở tôi về điều mà người thầy Phật giáo Việt Nam thường nhắc: “Nếu một bác sĩ hoặc nha sĩ phạm sai lầm, người đó có thể giết chết một con người, nhưng một nhà giáo dục như chúng ta, nếu chúng ta phạm sai lầm, chúng ta có thể giết chết cả một thế hệ”. Và tôi nhận thấy rằng không chỉ giết chết một thế hệ mà nhiều thế hệ, vì các em sẽ là bậc Cha mẹ sau này. Là một giáo viên cho học sinh trung học, chúng ta quản  khoảng 165 học sinh trong một ngày và năng lượng của chúng ta có thể giảm dần mỗi ngày. Vì thế, điều tất yếu quan trọng là chúng ta phải biết chăm sóc thật tốt cho chính mình. Chúng ta không thể cho những gì mà mình không có. Hãy chăm sóc tốt cho chính bạn, cả thể chất lẫn tinh thần, cảm xúc, tâm linh và tất cả những gì mà bạn có thể nghĩ đến để chúng ta có thể làm tốt hơn. Hãy dành một ít thời gian và không gian tĩnh lặng cho chính mình mỗi ngày để nạp lại năng lượng yêu thương cần thiết.

Hãy thở và cười.

Cảm ơn quý bạn đã lắng nghe! Xin cảm ơn.

    Bạch X. Phẻ