Wednesday, August 12, 2020

Scottie Nguyen: A quick summary of Journey to Whitney trip

Some years ago, I was diagnosed with serious health conditions. I thought hiking could give me a chance to find the answer of the cure I need. Not sure how helpful it was, but when I summitted Whitney with Nhu Luu a few years back after 9 days doing most of the JMT, I broke down in tears.
Some of you loving friends donated to my trip to Nepal to continue to my quest of bettering my health with Annapurna Circuit and Everest Base Camp. I remember Toan Ly was one of those who was generous toward my campaign. Since then, a whole lot of things have changed including successful surgery, rehab, and my health made significant improvement.
Recently, I embarked upon the High Sierra Trail with some of the finest people I can ask for. I told the members that trips like these, allow people to learn about themselves on the quest of discovery. They thanked me for being the group leader. I thought I was no more than a guide, a shepherd....and instead, I thanked them for allowing me to learn much more about myself.
Dr. Phe X. Bach and I will write a book about this trip but a quick summary for the Gram!!! Julie Nguyen
Day 1 - We camped at Crescent Meadows after driving for over 12 hours from Sac, SD to Whitney, eat, then drove again to Sequoia. Eric could not drive, I'm serious....
Day 2 - BearPaw, nope. We made it to 9 mile and camped above the trail. I busted my baby right toe hitting an old branch. What a brilliant way to start the trip. Si Phan made it to camp shortly after us. Things are looking bright for everyone, but me and C Mai Le, who struggled today.
Day 3 - We head to Precipice Lake. Julie and Eric pretty much speared this hike, but the X-Factor was C Mai Le. She blazed up to Hamilton Lakes, waited for me, then took off with Eric, and Julie NguyenPhe X. Bach and Hong Ha caught up to me at Hamilton, then Anh Michael T. Hoang arrived. I slept next to the creek, waiting for Si Phan. Couple hours went by, he finally arrived. The stars were aligned!!! As we climbed from Hamilton to Precipice, darkness descended upon Si Phan and I. Ohhlala....10:00PM and we got to the wrong lake. ALL OF US!!!
Day 4 - 3AM wake up, 4AM hike to make up for lost distance and the additional 17.7 mi to Kern Hot Spring. The 1000 foot climb out of the canyon then descend 3000 feet down to Kern was not totally disclosed. Bugs were nasty down below the descend, I bolted to the campsite after yet another 14+ hours of on-trail time. We got into the natural hot spring bath-tub. Si Phan took a diving into the mud, lost his flip flop. He carried the other the rest of the way.
Day 5 - We snoozed last night, until 7AM. Sort of chilling today since it's only 10 miles to Wallace Creek. Everyone got their trail legs. 7.7mi of only 1000 feet of elevation gain. Very moderate. Lunch at noon or so right!? Then we have the whole afternoon to climb the hill to Wallace Creek......Fast forward 14 hours later, Julie Nguyen ran down to grab the pack from Si Phan, who actually planned to sleep in the forest. Eric Trieu was coming from behind. I walked with flashlight from my phone because I was too lazy to pull out my headlamp until it was too sketchy.....and 11:00PM was when Eric and Si Phan got to the campsite. You guys don't realize how proud we are with Si Phan. At this point, we know he is the hardest hiker of us all. The physical hardship he had to overcome is incredible.
Day 6 - Things seem to be back in order as we make our way toward Trail Crest and camp at 13600 feet (900 feet of elevation below Whitney). We stopped at Guitar Lake for water, and sure enough, ran into a AHole JMT ultralighter, who, if I had known the whole story, would have heard an ear full from me. We trekked into darkness once again. Little Tweety (aka Whitney) kissed me on the cheek!
Day 7 - 3AM we woke up again, meditated, and shared the string of gratefulness to each other. Julie Nguyen C Mai Le and I got the see the sunrise from Whitney summit. Hong Ha was freezing cold when she got to the summit, and I saw the caring from everyone in their own way toward her. We did it together!!! Si Phan turned around at 7AM when he knows he would late everyone. As you should know "the brave ones are the ones that know how to turn around". He was the brave one today. More brave and self-less than you would ever known. I came down and met Julie Nguyen at Whitney Portal, looked for the van. It was carefully parked with the wheel turning to hide the electrical tape, signaling the hidden key. A lovely card from Jennifer Weeks, who was so humbled.....Eric asked if we need to get gas. I told him, Jennifer already filled the tank for us, watch!!! He turned on the engine.....darn right!!! 8:34PM the last hiker came down from the mountain. He hugged me, in total anguish, achieving, relief, and happiness. We slept at Limonite exit parking lot after giving our best efforts to drive.
The entire story will be published into our book "Journey to Whitney - xxxxxxxxxx"
I felt great.....as 2021 or 2022 Annapurna Circuit and Everest Base Camp had finally called my name!!!

Saturday, August 8, 2020

Năm Yếu Tố Hoàn Hảo - Five basics in practicing mindfulness

năm yếu tố hoàn hảo

Thiền sư Đạo Nguyên của thế kỷ thứ 13, vị tổ của dòng thiền Tào Động ở Nhật bản, có lần được một người học trò hỏi rằng, "Thầy sẽ làm gì nếu Thầy bị vướng vào một cuộc tranh cãi? Thầy có cố gắng để thắng cuộc tranh luận ấy không, hay là Thầy sẽ nhượng bộ, mặc dù biết rằng mình là đúng?" Thiền sư Đạo Nguyên đáp, "Ta không cần phải chọn một trong hai điều ấy. Chỉ cần ta không quan tâm và thiết tha đến nó nữa, thì tự nhiên sự tranh cãi sẽ mất đi năng lượng."
    Và tôi nghĩ chúng ta cũng có thể áp dụng lời khuyên ấy cho cái thái độ ganh đua, hơn thua của mình trên con đường thực tập: buông bỏ cái ý niệm rằng mình mới là “người hiểu biết nhiều”, là người "thực hành theo đúng nhất."
    Ta hãy thực tập với những gì đang xảy ra với chính
ta ngay trong giây phút này, với những cảm xúc nào đang có mặt, với những bất an, và ngay với cả những suy nghĩ vẩn vơ của ta. Nó có nghĩa là ta hãy thực tập với con người thật của mình, ngay nơi đây và trong giây phút này.
    Và năm điều sau đây có thể giúp chúng ta thực hiện được việc ấy:
1.     Giây phút hoàn hảo nhất để thực tập là ngay bây giờ - chứ không phải là ngày mai hay tuần tới, cũng không phải là khi nào ta bớt bận rộn hơn, có nhiều thì giờ hơn, nhưng phải là ngay lúc này. Trong giây phút này ta đâu có thiếu một yếu tố hay điều kiện nào để thực tập đâu? Pháp lúc nào cũng đang có mặt để ta học hỏi. Tất cả những "nhưng mà", "tại vì", “phải chi” trên cuộc đời này chỉ là những sự bào chữa, ngăn chận không cho ta gặp gỡ và tiếp xúc với những bài học, thực tại chung quanh mình.
2.     Nơi chốn hoàn hảo nhất để thực tập là chính ngay nơi mà ta đang có mặt - chứ không phải là trong một thiền viện nào ở Miến điện hay Nhật bản, cũng không phải ở một trung tâm tu học, hay khi ngồi trên tọa cụ của mình. Ta thì lúc nào cũng muốn so sánh và đổ thừa cho hoàn cảnh. Nhưng thay vì đòi hỏi một môi trường thuận tiện nào đó, bạn hãy thực tập ngay nơi này, nơi bạn đang đứng, đang đi, hay đang ngồi. Hãy bắt đầu bằng sự có mặt của mình ngay ở đây.
3.     Lời dạy hoàn hảo nhất là những gì đang có mặt ngay ở trước ta - Thiền sư Richard Baker Roshi có lần kể lại một giấc mơ của ông. Trong mơ ông thấy mình đang suy nghĩ cố tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề nào đó, và ngay lúc ấy chuông điện thoại reo. Ông làm ngơ không trả lời, và tiếp tục cố gắng tập trung tìm cho ra câu trả lời. Sau vài mươi tiếng chuông thì ông đành phải nhấc điện thoại lên, bên kia đầu dây có người nói cho ông biết lời giải đáp mà nảy giờ ông đang mải lo tìm kiếm. Cái có mặt ngay trước mắt, gần sát bên, mà ông cho rằng không cần thiết, lại chính là điều mà ông đang tìm kiếm.
4.     Vị thầy hoàn hảo nhất là người đang có mặt với ta - Vì đó là một mối tương quan có thật, chứ không phải là một sự so sánh, hơn thua hoặc suy đoán. Bạn biết không, chúng ta vẫn có thể học hỏi được rất nhiều từ những vị thầy, hay những người bạn, vẫn còn có những lầm lỗi.
5.     Người học trò hoàn hảo nhất chính là ta - Ta có hết tất cả trong ta những điều kiện và yếu tố cần thiết cho sự thực tập. Bạn là một người hoàn toàn có đầy đủ khả năng. Và khi bạn ý thức được điều này, bạn sẽ tìm thấy được những sự hỗ trợ cần thiết giúp cho sự thực tập của mình. Và đây là điều quan trọng nhất trong năm điều.
    Tuy vậy, đôi khi, biết nhìn lại mình với người khác cũng có thể mang lại cho ta ích lợi. Trên con đường tu tập, sẽ đến một lúc mà bạn nghĩ rằng mình đã sửa đổi hết những điều dễ dàng cần được sửa đổi, nhưng những vấn đề khó khăn thì vẫn chưa thể chuyển hóa được. Khi bạn có cảm tưởng như mình đã đi vào một ngã bí, không tiến thêm được nữa, và nhìn lại sự tu tập của mình thấy dường như không còn tiến bộ nữa. Lúc ấy bạn có thể khơi lại niềm tin bằng cách quan sát những người bạn cùng đi trên con đường tu học với mình. Bạn sẽ nhận thấy rằng, thật ra là tất cả chúng ta cũng vẫn đang tiến bước đều đặn, một cách chậm rãi và kín đáo.
    Khi ta càng nhìn thấy được những người khác trong ta bao nhiêu, thì ta lại càng có thể dùng những gì có mặt, và đang xảy ra chung quanh, để tự hiểu được mình rõ hơn. Và khi ta càng chuyển hóa được mình bao nhiêu, thì ta lại càng có thể trở thành một nhân tố để chuyển hóa người chung quanh. Tất cả đều có những liên hệ rất mật thiết với nhau vì ta rộng lớn hơn mình nghĩ.
Giác ngộ là một sự cố gắng
nhưng không hề có chút tham muốn
Mặt nước trong xanh đến tận đáy hồ
một con cá bơi lội, thong dong như cá
Bầu trời trong xanh thênh thang vô cùng tận
một con chim bay ngang, tự tại như chim
−  Đạo Nguyên
 Nguyễn Duy Nhiên


Five basics in practicing mindfulness





  In practicing mindfulness, we should focus on the things that are happening right at this moment - with our feelings and even all of those anxieties.  Real practice involves practicing with our whole being, right here and now.


Below are five helpful basics:
1.  The most perfect time to practice is right now - not tomorrow or next week, or when we are less occupied; it is right now. There are plenty of opportunities at this present moment. The instructions to practice are always available. All the talks of "but," "because" are only excuses; they discourage us to get in touch with the presence.

2.  The most perfect place to practice is right where we are - not at a meditation center in Burma, Thailand, or Japan; not at a Buddhist center, or when we sit on our cushions. We tend to compare the resources of this place to those at another. However, instead of wishing or searching, we should practice right here - where we are standing, walking, or sitting.

3.  The most perfect teaching is that which is present in front of us. Zen Master Richard Baker Roshi once told about his dream. In the dream he saw himself trying to find an answer for a problem, and right then the phone rang. He ignored it and continued to focus on what he had been doing. Until the phone rang to the 30th time, he picked it up. The person on the other line told him the answer for which he had been searching.
A lot of time we disregard the thing in front of us, but it turns out to be the very thing for which we are looking.

4.  The most perfect teacher is the one who is present with us. This is a true relationship, not a comparison or competition. We can learn a lot from our teachers, or our friends who still make mistakes.

5.  The most perfect student is ourselves. We have all the necessary resources and factors to practice. You are a capable person. And once you are aware of it, you will find the supports for your practice. This is the most important one in five.
Our lives are always interrelated - to each other and to all those surrounding us. And the things necessary for our practice are always present right here, at this moment. We are actually bigger than we think.

The realization that is neither absolute nor relative
penetrates without intent.
Clear water soaks into the earth;
the fish swims like a fish.
The sky is vast and penetrates the heavens;
the bird flies like a bird.

           Dogen


Nguyễn Duy Nhiên

PHIÊU BỒNG - ADVENTURE

Lều ngủ của chúng tôi ở base camp của Mt. Whitney. Photo: BXK

PHIÊU BỒNG

Tối qua ngủ ở lều xanh, 
Thấy đời trơ trọi tưởng mình thanh cao
Thì ra vẫn cõi lao đao.... phiêu bồng

August 6th, 2020


ADVENTURE 

Last night, we slept in that green tent,
Seeing life as barren, deserted, raw, 
                   and I thought I was all of that
It turned out life is a realm of struggle, labor... 
                      and yet adventurous!

@PheBach

Friday, August 7, 2020

Đọc Vĩnh Hảo: Lời Ca Của Gã Cùng Tử

Đọc Vĩnh Hảo: Lời Ca Của Gã Cùng Tử
Nguyên Giác
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật.
Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. 
Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
Tuyển tập 100 lá thư này không chỉ thảo luận về tình hình giáo hội, về chuyện quê nhà, về những nỗi khổ của nhân loại, mà lúc nào cũng tuyên thuyết chánh pháp. Vĩnh Hảo viết về những trận cháy rừng ở California, rồi cũng nói về Khổ Đế và nêu lên Tứ Thánh Đế.  Vĩnh Hảo viết về những cánh hoa mùa xuân bắt đầu rơi xuống, để mùa xuân chuyển sang mùa hạ… rồi cũng nói về lẽ vô thường và vô ngã. Vĩnh Hảo viết về những người trong tứ chúng miệt mài ngày đêm chạy theo danh lợi, rồi cũng ngợi ca bậc hiền trí, những người có tâm nhẫn nhục như đất và bao dung như bầu trời, lặng lẽ và đơn độc đi vào nơi thâm áo kỳ tuyệt. Vĩnh Hảo viết về những gian nan trong các Phật sự hoằng pháp của người Việt tỵ nạn, và rồi ca ngợi Hòa thượng Thích Trí Chơn (1933-2011), người đã “làm tất cả việc với lòng chí thành, tận tụy, nhưng đồng thời buông bỏ tất cả, chẳng vướng mắc lưu giữ gì cho bản thân, từ vật chất đến tinh thần. Tạo dựng rất nhiều đạo tràng, hướng dẫn hàng ngàn phật tử, nhưng chỉ sống đạm bạc trong một căn phòng nhỏ chứa đầy sách báo để khảo cứu, trước tác, dịch thuật, giảng dạy. Có bằng cấp học vị mà không bao giờ phô trương; xuất bản bao nhiêu tác phẩm mà chẳng bao giờ khoe khoang, ra mắt. Âm thầm vãng lai hành đạo; lặng lẽ du phương hoằng pháp. Độc hành trì chí suốt bao năm trường cho việc văn hóa giáo dục.”
Vĩnh Hảo viết về những hỗn loạn và bất trắc của lịch sử, rồi ca ngợi những nhân vật tự nguyện hy sinh cho đạo pháp và quê hương như ngài Thích Quảng Đức, một ngọn lửa hiện thân của “tư lương và hành trang mà người con Phật đem vào cuộc đời, cứu độ chúng sanh, chính là trái tim, là lòng từ bi, là tâm bồ-đề.” Vĩnh Hảo viết về chức năng của văn hóa, giáo dục, canh tân xã hội, cải cách chính trị... rồi viết lời ca ngợi nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963), người quyên sinh bằng độc dược "để làm bất tử lý tưởng của mình, đồng thời cất lên nguyện vọng của quốc dân" trước cường quyền nhà Ngô.  
Vĩnh Hảo viết về những bước gập ghềnh của lịch sử quê nhà và giáo hội, và viết về các lựa chọn gian nan của những “Bậc đại sĩ gánh trọng nhiệm với đời, với đạo, nhiều khi bị đặt vào những cảnh huống khó xử, khó làm hài lòng tất cả. Cân nhắc việc lợi/hại, sinh/tử, còn/mất… có khi phải bạc trắng cả đầu trong một đêm hay nhiều đêm không ngủ...” Đó là quý ngài Trí Thủ, Huyền Quang với những “đường bay siêu tuyệt của chim bằng trên trời cao thẳm. Đường bay ấy, chim quạ nào mà hiểu nổi!”
Chất thơ trong các Lá Thư Tòa Soạn bàng bạc trong từng dòng chữ. Văn xuôi nhưng là thơ, là tiếng nói thiết tha của Vĩnh Hảo, một nhà văn cư sĩ đang mang chánh pháp vào đời. Chất thơ thường hiện rõ trong những đoạn văn đầu trong Lá Thư Tòa Soạn. Vĩnh Hảo viết thư theo kỹ thuật “Tiên tả cảnh, hậu thuyết kinh” --- nơi đó, vào đề bằng những chuyện lá mùa thu rơi với hoa mùa xuân tàn, rồi nói chuyện vô thường, vô ngã; vào đề bằng chuyện thời đại  “suy vong, nguy biến cùng cực của Phật giáo” và rồi nói về “những bậc bồ-tát hóa thân, lấy lòng từ bi mà cảm hóa nhân tâm, tỏa trí sáng mà khai mở cho kẻ lầm mê, đem đức uy dũng mà đương cự ác đảng, tà đạo” như ngài Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang.
Có những lúc, ngòi bút tài hoa của Vĩnh Hảo lộ ra xúc động đặc biệt, với lối đặt câu như kiệm lời, rất mực ngập ngừng… Như khi nhớ về người cha.
Thư tòa soạn số 54, tháng 05.2016 viết, trích:
Ôi, nhớ nụ cười của Cha.
Ngày con bỏ nhà đi hoang, Cha không buồn cản lối. Lặng lẽ ngó theo. Ngón tay điểm về đầu núi biếc có vầng trăng lơ lửng tầng không. Con ương ngạnh, hãnh tiến, không quay đầu. Ngày dài tháng rộng trôi lăn dòng đời cuộn sóng. Si mê khát ái dìm con ngập ngụa sình lầy. Chới với chơi vơi cũng chỉ níu được một ngón tay suông. Dật dờ lê theo bóng mộng. Khóc tràn những giấc mơ hoa. Thoạt khi tỉnh giấc, chỉ muốn quay về nũng nịu bên Cha, vòi một cái xoa đầu. Nhưng con đường, sao dài xa hun hút.  Ôi là nhớ, mắt hiền Cha vẫn dõi theo. Không lời oán trách con hư. Nhẫn nại ngón tay điểm nguyệt.”(ngưng trích)
Trong tận thâm sâu Vĩnh Hảo cũng là một người yêu thiên nhiên. Trên các trang thư Vĩnh Hảo là những mô tả về lá vàng mùa thu, về hoa mùa xuân, về dòng suối nhỏ, về tiếng chim hót ngoài vườn, về giàn bông giấy rực đỏ, về tia nắng buổi sớm, về tách trà nóng ban khuya, về bóng đêm tịch mịch… Thói quen viết của Vĩnh Hảo là nói về chuyện nhỏ rồi nói chuyện lớn, trước là nói về những gì được thấy, được nghe, được nhớ lại và rồi sẽ nói về những diễn biến lịch sử của đời, về những bậc đại sĩ “là người thấy biết và cảm nhận sâu xa thực trạng thống khổ của con người và cuộc đời, mạnh dạn dấn vào nơi hiểm nguy, mưu cầu lối thoát cho tất cả.”
Đọc kỹ, khi đọc rất kỹ, và khi đọc  rất chậm, chúng ta sẽ thấy trong văn xuôi Vĩnh Hảo không chỉ có chất văn, chất thơ, nhưng cũng đầy những sắc màu hội họa chen vào các âm vang nhiều nhạc tính.
Thí dụ như đoạn đầu Thư tòa soạn số 90, tháng 05.2019, trích:
Khuya dậy nghe tiếng dế gáy đâu đó ở vườn sau. Trăng hạ huyền mảnh khảnh phương tây. Bầu trời không mây, trong vắt, như tấm gương ảnh hiện một góc sáng, loang dần lên từ phương đông. Gió nhẹ mơn man cành liễu rũ. Hương thơm từ nhiều loài hoa sau vườn tỏa nhẹ vào cửa sổ để hé. Hai con quạ từ đâu bay về đậu trên cây phong, không gây tiếng động. Nỗi cô liêu bất chợt trùm cả hư không.” (ngưng trích)
Hay như trong đoạn đầu của Thư tòa soạn số 12, tháng 11.2012, trích:
Trời đã vào thu. Sớm mai, gió nhẹ bên ngoài đủ đưa khí lạnh len vào cửa sổ để hé. Nhìn ra vườn có thể thấy sương mù bao phủ những thân cây trụi lá, khẳng khiu; và đâu đó trên các lối đi, lá vàng khô chưa kịp quét dọn đã dầy thêm một lớp…” (ngưng trích)
Hai đoạn văn vừa dẫn là nói về cảnh, với văn phong thơ mộng của Vĩnh Hảo. Trong khi đó, khi nói về người, Vĩnh Hảo cũng có ngôn ngữ riêng, với cách viết y hệt như ống kính máy ảnh, như khi kể về một hòa thượng trưởng lão rất mực đáng kính mới viên tịch. Trong Thư tòa soạn số 23, tháng 10.2013, trích như sau:
Từ khi hành điệu với đầu xanh để chóp cho đến khi lông mày bạc phơ rũ xuống hai gò má nhăn nheo, Sư cụ đã học Phật một cách lặng lẽ non một thế kỷ nơi ngôi chùa lớn nhất thành phố. Trong cương vị trụ trì, hiếm người sống đơn giản dung dị như Sư cụ. Một căn phòng nhỏ, chiếc giường gỗ nhỏ, một vài cuốn kinh trên kệ sách nhỏ, một ghế xích đu phủ manh chiếu rách. Sư cụ là hiện thân của một trưởng lão tỳ kheo phạm hạnh, bần hàn, ngay nơi thị thành phồn hoa nhiệt náo. Kinh qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử của ngôi chùa, của đất nước, Sư cụ vẫn vậy, vẫn là hành giả học Phật khiêm hạ sót lại từ thế kỷ trước. Có chút tiền là mua hoa quả cúng Phật, mua thực phẩm, thuốc men, đích thân đến bệnh viện biếu tặng những người khổ bệnh, nghèo đói. Bàn tay lần chuỗi không ngơi. Mắt từ trao gửi nhân thế. Chưa từng một lần cao đăng pháp tòa thuyết kinh giảng luật, mà bóng Sư cụ đã che rợp cả bầu trời quê hương, bảo bọc bao thế hệ hậu bối. Nhìn Sư cụ là thấy con đường xả ly, thấy cả khung trời tự tại giải thoát. Nếu chưa hiểu thế nào là học Phật đúng nghĩa, chúng ta có thể chiêm nghiệm cuộc đời của vị lão tăng ấy.” (ngưng trích)
Và ngôn ngữ đẹp tận cùng là khi Vĩnh Hảo tuyên thuyết Phật pháp. Như trong Thư tòa soạn số 4, tháng 3.2012, trích:
Hành trình của một người hướng về giải thoát, giác ngộ, là hành trình của buông xả. Buông xả sự chấp chặt vào bản ngã; buông xả những gì được cho là thuộc về bản ngã; buông xả luôn cả ý niệm là mình đã buông xả hay đang buông xả… Từ nội tâm đến ngoại giới, đều phải buông xả, không vướng mắc, không trói buộc vào bất cứ điều gì.” (ngưng trích)
Tuyển tập Lời Ca Của Gã Cùng Tử là một ấn phẩm mới của Vĩnh Hảo, nhưng cũng là chặng đường 10 năm của Nguyệt San Chánh Pháp, cũng là những bước gian nan của giáo hội trong nỗ lực hoằng pháp tại các chân trời xa quê nhà. Nhiều hơn những gì chúng ta có thể đọc trong các hàng chữ, ẩn sâu trong các trang sách tuyển tập chính là tấm lòng của nhà văn Vĩnh Hảo, và hành trạng của những người con Phật được khắc họa trong sách. Trân trọng chúc mừng những trang văn cực kỳ thơ mộng và thiết tha của Vĩnh Hảo.
GHI CHÚ:

Tác phẩm "Lời Ca Của Gã Cùng Tử" đang lưu hành ở: www.amzn.com/B088SSMNK2

Monday, August 3, 2020

BƯỚC CHÂN NGƯỜI


BƯỚC CHÂN NGƯỜI

bước chân NGƯỜI đã qua
hằn sâu sử lịch
như vết chân tăng nhân La Hán
lõm nền động đá Thiếu Lâm.

*

công hạnh NGƯỜI để lại
vang rền bốn biển năm châu 
tứ chúng, con dân kính ngưỡng
chính khách quốc tế ngợi ca
Đạt ma Tây Tạng, giám mục Tiệp
                Khắc phân ưu, tán thán
Chư Tăng Ni, Phật tử Việt bùi ngùi
vọng bái
buồn đau
hãnh diện bậc Thầy Đại Bi-Đại Trí-Đại Hùng
trân trọng di sản NGƯỜI ngất cao vời vợi
làm gì đây, đại chúng?
khi
chí khí chưa cạn vơi
miệng thôi còn câm nín
tay bung xích trói nghiến
trước dân tình uất nghẹn
giữa nước nhà đảo điên!

*
bước chân NGƯỜI dũng tiến 
vẫn chưa đến đích
tiếng NGƯỜI vang vang kim khẩu 
dục dã
lệnh truyền
chữ NGƯỜI tỏ tỏ pháp ngôn
dặn dò
sách tấn
cốt tro NGƯỜI vẫn còn rịn máu
máu oan khiên
máu ngục tù
máu gian khổ triền miên
máu thiết tha đất nước an bình
máu khát vọng Đạo mầu thăng tiến.
*
tứ chúnglàm gì lúc cơn máu chảy?
lúc nhục thân NGƯỜI theo nước nổi trôi
cốt tro NGƯỜI đi vào thiên cổ?
hay
vẫn lênh đênh cùng vận nước mệnh dân?
hay
vẫn miên man phò trì ngữa nghiêng Phật đạo?
tứ chúng làm gì?
khi chữ NGƯỜI trao chưa khô dấu mực
khi ấn NGƯỜI in còn nóng hổi buồng tim
khi tiếng NGƯỜI thiên thu âm vọng
đường NGƯỜI đi còn tiếp nối không ngừng 
đường NGƯỜI đi vẫn chưa đến đích
vẫn chờ trông lớp lớp hậu nhân.

nguyên hạnh
Cali, 05/03/2020


VĂN TRUY TÁN GIÁC LINH
ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG ĐỆ NGŨ
TĂNG THỐNG THÍCH QUẢNG ĐỘ

Đóa Hồng Liên vừa khép (*)
Người người phủ phục
Cúi đầu
Nấc nghẹn
Lặng thinh
Hiển hiện bóng hình
Tăng bào sáng rực
Ôi, uy linh.

*

Mới đây
Diêm Phù ngùn ngụt lửa
Thân Đại Nhẫn kiên trì
Ấn vừa trao, NGƯỜI phất tay áo thụng 
Pháp khí vung lên
Đất mù hằng sa
Biển cồn nổi sóng 
Cõi Nam đây
Chuông đại hồng rền vang tám hướng
Trống bát nhã dồn dập mười phương 
Tiếng kêu thương
Tiếng kêu thương
“Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam”
Người người nức dạ
Mắt dõi khôn kham
Tịnh độ cuối trời hoài vọng 
Rầm tập xuống đường
Hô hào
Biểu ngữ
Những nhân sĩ, mọi dân oan
Tràn đầy dũng khí
Đây thầy dòng, kìa tăng nhân
Đều nhập thế cứu đời 
Lớp lớp đồng bào, tín đồ trăm họ
Tay siết tay, vai kề vai
Tiếng về phía trước
Hô vang
“Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền”
Ô hô!
Ngạ quỷ, súc sinh cờ sao sệt máu
Cuồng điên
Xua NGƯỜI về thôn Đoài cầm cố
NGƯỜI rung chòm râu bạc
Ngâm thơ
Thơ vọng muôn trùng Đại Hùng-Đại Lực.
*

Quốc tế bức xúc 
Lên tiếng
Quỷ ma rúng động gầm gừ
NGƯỜI bất chấp
Tự mình xuôi Nam, trở về cố xứ 
Lửa ngục nào cũng ngạo nghễ Hồng Liên (*)
Tiếng nói NGƯỜI
Triền miên thức tỉnh
Ta bà phải xoá sạch tham tàn, 
                        dối trá, gian manh
Đất Nam thiêng hùng khí bao đời 
Đâu dễ để nội ma, ngoại quỷ hoành hành.
*
Tuổi đời tuổi đạo xế chiều
Thân cô, thế kẹt
Vẫn vang vang lời hiệu triệu quốc 
                    dân, nơi nơi tứ chúng 
Kết đoàn!
Kết đoàn!
Khí thiêng Tiên Tổ réo đòi
Hào kiệt, anh hùng
Tùng địa dũng xuất 
Dẹp tan vô minh, ám chướng
Cho nước nhà trẩy hội thái bình, an cư lạc nghiệp
Gương quốc tổ, quốc sư dày trang kinh sử.
*
NGƯỜI ra đi
Đi rồi
Bóng ngã về Tây?
-Không!
Bóng NGƯỜI vẫn trải dài trên mọi nẽo Đời, nẽo Đạo
Lời vẫn trao
Tay vẫn chỉ:
Hãy lên đường!
Hãy tiến bước!
Tâm vô uý và chí hùng bất thối
Cứ tiến lên!
Đất nước sẽ rạng ngời
Dân phải thoát gông cùm
Đạo thôi còn kiềm tỏa.

*
NGƯỜI đi rồi
NGƯỜI đi rồi
Nhưng uy linh
Vẫn dẫn đạo muôn dân
Vẫn sách tấn tứ chúng
Hãy kết đoàn Hộ Pháp-Hộ Quốc
Ánh quang huy Phật Đạo chói ngời!

nguyên hạnh
Hoa Kỳ, Thứ Sáu 22/02/2020
__________________
(*) Ngục thất dầu sôi thành cam lộ
     Lao tù lửa bỏng hoá hồng liên.
             (thơ HT. Thích Quảng Độ)