Wednesday, March 17, 2021

Đạo Sinh: Câu chuyện Thầy Trò | Phần 1

 

dao sinh a

 

1. CON ĐƯỜNG TU TẬP

 

Giác ngộ, hay bodhi trong tiếng Phạn, được dùng để chỉ cho thành tựu cuối cùng của Bồ-tát Tất-đạt-đa khi đang ngồi dưới cội cây bồ-đề vào lúc sao mai mọc. Từ đó, sự thành tựu giác ngộ được xem như cứu cánh tối hậu của con đường tu tập trong Phật giáo.

Theo Phật giáo, giác ngộ không phải là cái được Thượng đế ban tặng cho đức Phật, vì không có thật một Thượng đế như thế. Cũng không phải là cái được thần linh mặc khải, vì không ai có thể làm cho người khác thanh tịnh hay nhiễm ô. Cũng không phải là Quả được tạo thành bởi nhân-duyên tu tập, vì tất cả những gì được tạo thành bởi nhân-duyên đều phải biến diệt khi nhân-duyên tan rã. Nếu giác ngộ cũng được tạo thành theo cách đó thì khi nhân-duyên tan rã, chư Phật sẽ trở lại trạng thái vô minh.

Vì thế, giác ngộ là “cái” không sinh, không diệt; là “cái có sẵn” trong mỗi chúng sinh. Nói cách khác, giác ngộ là cái có sẵn, không chỉ với Bồ-tát Tất-đạt-đa mà với tất cả chúng sinh. Vì trong quá trình tu tập, có khi Bồ-tát đã phải tái sinh dưới dạng con chó, con mèo, v.v.

Ở đây có thể nêu lên 1 câu hỏi: Như vậy, giác ngộ ở Phật & chúng sinh là đồng hay dị?

– Không khác nhau: Thánh điển ví giác ngộ như mặt trời; tất cả mặt trời đều có khả năng chiếu sáng như nhau.

– Không giống nhau: Giác ngộ ở chúng sinh là mặt trời đang bị mây mù phiền não & vô mình che lấp, vì thế ánh sáng không thể xuyên thủng để lan tỏa ra ngoài. Trong lúc giác ngộ ở Phật là sự tỏa sáng trọn vẹn của một mặt trời không gì có thể che lấp.

Từ mô tả trên có thể rút ra một hệ luận phổ quát về tu tập trong Phật giáo: Con đường tu tập là tiến trình loại bỏ, chặt đứt, buông xả, phá hủy mọi chướng ngại đang ngăn che sự tỏa sáng của mặt trời giác ngộ trong mỗi chúng sinh.

2. TỰ NGÃ & TU TẬP

Khi phát tâm tu tập thì chúng ta chưa thành tựu giác ngộ. Nói cách khác, phát tâm của chúng ta đang đặt nền tảng trên phiền não & vô minh.

Phiền não và vô minh là nội hàm của Tự ngã, tức cái TÔI của mỗi người chúng ta. Đặc điểm của tự ngã là sợ hãi & cầu mong. Tự ngã sợ khổ và cầu lạc, sợ nhục và cầu vinh, sợ chê và cầu khen, sợ mất và cầu được, sợ nguy và cầu an, sợ mê và cầu ngộ, sợ sinh tử và cầu niết-bàn, v.v.

Ở đây có thể nêu lên một câu hỏi: Nếu tất cả các đặc điểm trên đều là sản phẩm của tự ngã, tức của phiền não và vô minh, thì chúng ta tu tập, hay dụng công, để làm gì? Chúng ta tu tập để “làm sạch”, để “chặt đứt”, để “vứt bỏ” những sợ hãi và mong cầu như thế. Nói một cách dễ hiểu hơn, chúng ta tu tập là để học cách làm toán trừ, chứ không phải cộng thêm. Sự tỏa sáng của mặt trời giác ngộ trong mỗi chúng ta không yêu cầu chúng ta phải cộng thêm gì vào cho nó. Thậm chí nó còn van xin chúng ta hãy mau mau lột bỏ mọi thứ đang che mờ ánh sáng của nó.

Thế nhưng, một điều mỉa mai là tự ngã của mỗi người chúng ta không hẳn đã muốn làm thế; nhất là đối với những “đám mây”, với những “đám bụi mờ” đã được nó dán lên các mỹ từ “an lạc”, “thanh tịnh”, “giải thoát”, “giác ngộ”, “niết-bàn”, v.v.

Để có thể hiểu được bi hài kịch này, chúng ta hãy thử hình dung tình huống sau: Chúng ta đang sống trong một căn phòng tối tăm. Chúng ta đã sống ở đó lâu đến mức không còn nhớ lần đầu mình đặt chân đến vào lúc nào nữa; đồng thời cũng không còn khái niệm về ánh sáng là gì nữa. Cho đến một hôm có người chỉ cho chúng ta biết rằng căn phòng của chúng ta vốn dĩ không tối tăm như thế, bởi vì nó vẫn có một khung cửa kính để lấy ánh sáng. Nhưng vì lâu ngày bị bụi bám dày, ánh sáng không thể lọt qua được để chiếu sáng cho nên chúng ta mới phải sống trong cảnh tối tăm từ đời này sang đời khác như thế. Người đó còn gợi ý, nếu không muốn tiếp tục sống trong cảnh tối tăm thì sẽ chỉ cho chúng ta cách để làm sạch khung cửa kính, đồng thời sẵn sàng cung cấp miễn phí cho chúng ta đèn đuốc và các dụng cụ làm sạch.

Trong tình huống trên, chúng ta có thể thấy được 2 trường hợp sau:

(i) Chúng ta tin người đó, chấp nhận lời đề nghị cũng như các phương tiện người đó cung cấp, và bắt tay vào việc làm sạch.

(ii) Chúng ta không tin người đó, vì chúng ta thấy, mặc dù không có ánh sáng, nhưng tự ngã của chúng ta vẫn có thể tồn tại từ đời này sang đời khác—có khi còn tồn tại một cách “vinh quang” trong cái vui, cái được, cái vinh, cái khen, v.v., là đàng khác. Tuy nhiên, vì biết rõ các mỹ từ như “tu tập”, “an lạc”, “thanh tịnh”, “giải thoát”, “giác ngộ”, “niết-bàn”, được dùng để chỉ cho những gì rất cao thượng, rất cao quý được nhiều người tôn sùng, cho nên tự ngã sẽ không bỏ qua cơ hội sử dụng tất cả các mỹ từ đó để làm đẹp cho mình. Với ý đồ đó, tự ngã sẵn sàng nói “tin” và ” nhận” tất cả những gì được người kia cung cấp. Thế nhưng, tự ngã nhận, không phải để nỗ lực làm sạch khung cửa kính để lấy ánh sáng, mà thay vì thế, tự ngã sẽ dán lên đó một bức tranh, một tấm bích chương, môt bài thơ, v.v., bên trên có đủ hình ảnh của mặt trời giác ngộ, có đủ câu chữ về “thanh tịnh”, “giải thoát”, v.v., y hệt như trong các Thánh điển. Những việc làm này ngày càng giúp tự ngã cảm thấy hài lòng với cuộc sống trong bóng tối của mình, ngày càng tự hào hơn với lượng kiến thức mới được tích lũy, với sự kính trọng nhất định nào đó từ đám đông.

3. Ý THỨC MỚI TRONG TU TẬP:
TRI ÂN

Khi quyết định lấy lại ánh sáng từ khung cửa sổ đang bị bụi mù đeo bám—thay vì tiếp tục lừa dối mình bằng cách dán lên đó một bức tranh, vẽ một mặt trời sáng rực với dòng chữ “giác ngộ & giải thoát”—thì đó là lúc chúng ta có thể ngồi lại với nhau.

Và hành động trước tiên khi chúng ta ngồi lại với nhau là GẶP PHẬT—người đã chỉ ra một sự thật là căn phòng của chúng ta cũng có một khung cửa kính giống hệt như căn phòng của ngài. Không những thế, ngài còn sẵn sàng chỉ cách cho chúng ta làm sạch khung cửa đó để xua đi bóng tối đang bao phủ cuộc sống của chúng ta từ đời này sang đời khác. Và ngài xuất hiện ở đây là để trao cho chúng ta một ngọn đèn cũng như tất cả các vật dụng chúng ta cần để làm được điều đó.

Nói cách khác, nếu không có ngài thì chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ có thể thoát ra cuộc sống bi đát như hiện này. Hơn ai hết, Phật tử VN là những người đã và đang trực tiếp kinh nghiệm điều này: chỉ cần một vùng đất nào đó trên hành tinh vắng bóng ngài, trong 10 năm, 20 năm, hay 30 năm thì ở đó mọi thảm kịch của trần gian bắt đầu diễn ra: hận thù và chiến tranh; cha mẹ, vợ chồng, anh em sẵn sàng tàn sát lẫn nhau; con người trong xã hội đánh mất hoàn toàn niềm tin vào mọi giá trị cao quý của con người; nghi ngờ nhau, đề phòng nhau, sát phạt nhau, giành giựt nhau mọi thứ, kể cả vật chất lẫn tinh thần, đến độ, cho dù có khi chiến tranh đã kết thúc nhưng có người vẫn không sao tin được trên đời này lại có cái gọi là từ bi, là thương yêu đùm bọc nhau như người trong một nhà, là bố thí, là sẵn sàng chia sẻ với người khác bất kể điều kiện gì có được để làm cho cuộc sống của cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn.

Sở dĩ những điều trên được đề cập ở đây là để giúp chúng ta đặt lại giá trị hình ảnh của đức Phật trên con đường tu tập của mỗi người chúng ta. Có thể có người trong chúng ta đã sớm gặp được ngài, trong tâm tưởng cũng như trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau ở ngoài đời. Thế nhưng, chúng ta đã “gặp” ngài như thế nào? Có phải chúng ta đã mượn hình tượng của ngài để trang sức cho căn phòng của mình, cho ngôi nhà của mình, cho khu vườn của mình, hoặc để chứng tỏ cho người khác biết rằng mình cũng là người biết tôn thờ một đấng Giác ngộ? Có phải những lúc đảnh lễ ngài là chúng ta mong cầu ngài gia bị cho cuộc sống của chúng ta được ngày đêm an lạc, thọ mạng của chúng ta được dài lâu? Cho dù chúng ta đã gặp đức Phật trong những hoàn cảnh khác biệt nhau đến thế nào đi nữa thì tất cả vẫn có một điểm chung: chúng ta chỉ cần đến ngài khi cần hoặc chúng ta chỉ tình cờ gặp ngài.

Tất cả những gì chúng ta làm ở trên đều chỉ có giá trị về mặt tín ngưỡng và tôn giáo. Trên con đường tu tập, chúng ta không phải thờ phụng, tôn thờ, kính sợ bất cứ một thần tượng nào cả. Bởi vì đó hoàn toàn là các cạm bẫy của tự ngã. Tự ngã luôn luôn sợ nhục và cầu vinh. Nếu chúng ta tôn thờ hình ảnh của đức Phật theo cách như thế, thì nguy cơ một ngày nào đó tự ngã sẽ bắt chước như Phật là điều không tránh khỏi. Và điều này trên thực tế không phải đã không xảy ra: không thiếu gì trường hợp cố gắng tập ngồi như Phật, tập đi như Phật, tập cười như Phật, tập nói năng như Phật, tập im lặng như Phật, v.v.

Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta ngồi lại với nhau ở đây là để học cách xử lý cái tâm đang bị mê mờ của chúng ta. Điều này cũng có nghĩa tất cả chúng ta đều đang sống trong phiền não & vô minh. Chúng ta không được phép để cho tự ngã đánh lừa mình. Với một cái tâm như thế thì mọi diễn xuất của tự ngã, cho dù có khéo léo đến đâu, cũng chỉ là những biểu hiện của vô minh. Vì thế nếu muốn tri ân, muốn kính ngưỡng, muốn thờ phượng đức Phật mà không bị sa vào các cạm bẫy của tự ngã, thì cách duy nhất chúng ta có thể làm là bất kể ngày hay đêm, hãy luôn luôn nung nấu, luôn luôn nỗ lực tìm cách giải cứu đức Phật đang bị tự ngã giam hãm trong chính thân tâm mình. Có làm được thế thì chúng ta mới mong có ngày báo đáp được ân đức của chư Phật khắp trong mười phương thế giới.

Có một sự thật có thể làm cho quý vị không hài lòng nhưng tôi vẫn muốn nhắc đến: Tất cả chúng ta đang ngồi ở đây đều đang mang cái bản mặt của phiền não & vô minh. Thế thì có đẹp đẽ gì đâu mà chúng ta cứ mãi ngày đêm ngắm nghía thay vì chiêm ngưỡng hình tượng của ngài ngay trong chính thân tâm mình!

4. SỐNG CHẾT & TỒN TẠI

Theo quan niệm của nhà Phật, tồn tại của mỗi người chúng ta là một chuỗi sống-chết nối tiếp nhau. Sự tồn tại ở đời này là kết quả của các nhân duyên trong các đời trước, đồng thời cũng là nhân-duyên cho một kết quả nào đó ở các đời sau. Sự tiếp diễn các chu kỳ sống-chết qua 3 thời điểm “quá khứ – hiện tại – tương lai” như thế cho chúng ta hình ảnh của một bánh xe quay. Tuy nhiên, đây không phải là bánh xe quay tại chỗ, mà luôn luôn lăn về phía trước.

Luận Câu-xá phân chia một chu kỳ sống-chết như thế thành 4 giai đoạn nối tiếp nhau:
– Sinh Hữu là sự hiện hữu của chúng ta vào thời điểm chúng ta nhập vào bào thai của người mẹ.
– Bổn Hữu là sự hiện hữu của chúng ta sau khi nhập thai cho đến trước khi chết.
– Tử Hữu là sự hiện hữu của chúng ta vào lúc chết.
– Trung Hữu là sự hiện hữu của chúng ta trên đường di chuyển từ đời này cho đến nơi chúng ta nhập vào thai một người mẹ mới nếu chúng ta được sinh lại làm người.

Quan niệm trên có thể giúp chúng ta lột bỏ 2 lớp mây tà kiến đang bao phủ mặt trời giác ngộ của chúng ta:

ĐOẠN KIẾN: Nếu cho rằng tồn tại của con người chỉ kéo dài trong một đời này, chết là hết, tất cả đều trở thành hư vô, thì chúng ta bị rơi vào loại tà kiến chấp “đoạn”. Loại tà kiến này có khả năng hủy diệt mọi nỗ lực cải thiện bản thân. Bởi vì theo PG, nếu sinh ra vào thời không có Phật, sự chấm dứt khổ đau không thể chỉ trong một đời mà có thể thành tựu. Đồng thời, tà kiến này còn khuyến khích sự làm ác; bởi nếu làm ác mà được một loại luật pháp thế gian nào đó bảo vệ thì con người sẽ không ngần ngại để làm ác.

THƯỜNG KIẾN: Nếu cho rằng tồn tại của con người là một chuỗi sinh-diệt tương tục không bao giờ chấm dứt, thì chúng ta bị rơi vào loại tà kiến chấp “thường”. Loại tà kiến này cũng có khả năng hủy diệt mọi nỗ lực tu tập trong PG. Vì mục đích của tu tập là thoát khổ, là thoát ra khỏi vòng quay của luân hồi sinh tử. Nếu đó là một vòng quay không bao giờ kết thúc thì chúng ta cố gắng “làm lành, tránh dữ” để làm gì.

Khi nhận ra hai loại tà kiến trên thì chúng ta sẽ vượt qua được hai loại chướng ngại trên con đường tu tập:
MẶC CẢM TỰ TI: Trước khi đức Phật Thích-ca xuất hiện ở Ấn-độ thì tất cả chúng ta đều đã hiện hữu trong chuỗi sống-chết tương tục của riêng mình. Chỉ tính trong vòng 2500 năm trở lại, chúng ta không thể biết trong những lần sống-chết đó mình đã tồn tại như thế nào. Có thể chúng ta đã là con chó, con mèo, đã là một cận sự nam, cận sự nữ; cũng có thể đã là một hòa thượng, một đại trưởng lão, v.v. Tuy nhiên, chỉ riêng trong đời này thôi, chúng ta có thể biết rõ một điều là “chúng ta đang được làm người”, và không chỉ làm người mà “chúng ta còn được gặp Pháp”. Đây là điều có thật, và là nhân duyên lớn cho mỗi người Phật tử. Bởi Phật pháp không phải là vật sở hữu của riêng cá nhân, đoàn thể nào; và con đường tu tập cũng thế.

MẶC CẢM TỰ TÔN: Sự giải thoát của một a-la-hán được mô tả là “đã bỏ xuống gánh nặng”. Trong các Thánh điển, “gánh nặng” chỉ cho năm uẩn nhiễm ô của mỗi người chúng ta. Đồng thời sự giải thoát của một bồ-tát chính là sự thực chứng tiềm năng giác ngộ trong mỗi người chúng ta. Thế thì giải thoát là vấn đề nằm ở năm uẩn hay giác tánh của mỗi người chứ không nằm ở bất cứ điều kiện nào khác. Nói một cách dễ hiểu hơn, tất cả các giá trị quy ước của thế gian như khen-chê, vinh-nhục, khổ-sướng, được-mất, v.v., chẳng liên quan gì đến tiến trình tu tập cũng như cứu cánh giải thoát của chúng ta; mà chỉ có dòng tâm mới là yếu tố quyết định trong chuỗi dài sống-chết của mỗi người.

5. HOẶC – NGHIỆP – KHỔ

Có thể nói “hoặc-nghiệp-khổ” là một mô tả khái quát, nhưng trung thực nhất, nhận định của đức Phật về tồn tại của con người trên trái đất. “Vì mê mờ nên con người mới có các hành động bất thiện; và vì hành động bất thiện nên mới lâm vào cảnh khổ.”

Nếu đảo ngược định đề trên, chúng ta có thể nhận ra đề nghị của ngài trước thực trạng này: “Muốn thoát khỏi cảnh khổ thì phải chấm dứt hành động bất thiện; muốn chấm dứt hành động bất thiện thì không được mê lầm.” Và từ đó, chúng ta có thể xác định được ý nghĩa và mục đích ngài xuất hiện trong thế giới này: “Giúp cho một người bình thường biết được và hội nhập được sự không mê lầm của người đã giác ngộ”.

Ở đây chúng ta có thể nêu lên một câu hỏi: Nếu mục đích của ngài chỉ là thế thì ngài không giúp chúng ta giải quyết những khổ đau đang chịu đựng hay sao?

Hoàn toàn không. Ngài không thể làm thế và ngài cũng cho biết không ai có thể làm thế. Những khổ đau chúng ta đang gánh chịu là “sự đã rồi”. Một mũi tên khi đã được bắn ra thì không ai có thể làm cho nó “đừng được bắn ra”. Vì thế chỉ còn một cách duy nhất là làm thế nào để chúng ta đừng tiếp tục “bắn ra” nữa. Một khi nghiệp lực đã đẩy chúng ta tái sinh vào cõi người thì chúng ta không thể đổi hướng đến bất cứ cõi nào khác. Khổ cảnh mà chúng ta đang chịu là một loại quả báo (retributive effect), tức một quả được tạo ra, như một sự “đáp trả” đối với một hành động trước đó. Chúng ta ném quả bóng vào bức tường đối diện và quả bóng chắc chắn sẽ bật trở lại. Chữ Phạn “vipākaphala” được ngài Huyền Trang dịch sang Hán văn là “異熟果” (dị thục quả; ripened fruit)—một quả đã chín và biến đổi. “Đã chín” có nghĩa quả đã phát triển đến mức tối đa của nó, không ai có thể ngăn nó đừng “chín”; và “biến đổi” có nghĩa từ xanh đã đổi thành vàng, từ cứng đã đổi thành mềm, từ đắng chát đã thành ngọt bùi, từ nghiệp nhân thiện hoặc bất thiện đã trở thành nghiệp quả lạc hoặc khổ.

Đứng trước một thực trạng như thế, đức Phật khuyên chúng ta hãy thực hành pháp Nhẫn: (i) thừa nhận đó là sự thật chứ không trốn chạy; và (ii) can đảm chịu đựng khổ đau để bước đi trên con đường dẫn tới giác ngộ. Chỉ có giác ngộ mới có thể giúp chúng ta thoát khỏi khổ cảnh[1].

6. PHẬT LÀ AI?

PHẬT: Phật, hay buddha trong tiếng Phạn, là một danh từ chung, chỉ cho một “bậc giác ngộ”. Tiếng Anh chuyển ngữ thành “Enlightened One”. Sở dĩ các cộng đồng nói tiếng Anh dùng chữ “one” chứ không phải “person,” hay “human,” hay “human being” là để minh định “phật” không phải là một con người. Theo PG, con người là một trong sáu loại chúng sinh chỉ tồn tại trong Dục giới. Dục giới là thế giới có 2 tính chất nổi bật là thực dục (ham muốn ăn uống), và dâm dục (ham muốn tình dục). Một người đã giác ngộ, nếu xuất hiện trong Dục giới, thì vị đó chỉ có hình tướng bên ngoài trông tương tợ như con người ở Dục giới, chứ tất cả những gì còn lại đều không phải là “con người” theo nghĩa thường dùng trong thế giới loài người nữa.

GIÁC NGỘ: Một người chưa giác ngộ không thể biết được nội hàm của giác ngộ là gì. Nhưng căn cứ vào các thánh điển của Phật giáo thì giác ngộ không phải là loại sản phẩm được Thượng đế, hay Trời, hay Phạm thiên, v.v., ban phát cho một người nào đó. Vì thế, nếu lấy toàn bộ cấu trúc thân-tâm của một con người làm “đơn vị tồn tại” trong không gian và thời gian, thì giác ngộ không đến từ bên ngoài, mà là một loại tiềm năng dứt khoát phải có sẵn trong từng đơn vị tồn tại đó. Từ đó biết rằng nếu phủ nhận sự tồn tại của tiềm năng giác ngộ này trong mỗi sinh vật là một loại tà kiến đi ngược lại Phật pháp.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA PHẬT TRONG THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI: Theo Phật giáo, trái đất không phải là hành tinh duy nhất trong vũ trụ; và trái đất cũng không phải là nơi cư trú duy nhất của tất cả các sinh vật, trong đó có con người. Vì thế, một người chưa giác ngộ ở trên trái đất này không thể nào biết được có bao nhiêu bậc giác ngộ trong vũ trụ. Tuy nhiên, căn cứ vào từng “nhiệm kỳ làm Phật” của các bậc giác ngộ, được ghi chép lại trong các Thánh điển, mà người học biết được có 7 bậc giác ngộ đã từng đảm đương “chức vụ làm Phật” trong vũ trụ này.

Chúng ta tạm mượn thí dụ sau đây để có khái niệm về điều này: Trong hệ thống hành chính hiện đang lưu hành ở Hoa Kỳ, tất cả các thượng nghị sỹ đều đủ tư cách (qualifications) để làm tổng thống. Nhưng xuất phát từ các nhu cầu hành chánh, trong mỗi nhiệm kỳ, chỉ có một thượng nghị sỹ đảm đương chức vụ tổng thống. Vì thế khi nói “chỉ có 1 tổng thống trong 1 nhiệm kỳ nào đó”, điều này không có nghĩa tất cả các thượng nghĩ sỹ còn lại trong thời khoảng đó không có tư cách làm tổng thống; hoặc chỉ có chừng đó tiến sỹ Luật có tư cách làm thượng nghị sỹ, còn tất cả các công dân khác đều không có khả năng hay tiềm năng làm thượng nghĩ sỹ.

Tương tợ thế, nếu Bồ-tát Siddhartha không có tiềm năng giác ngộ thì ngài không thể nào trở thành bậc giác ngộ, trừ khi ngài được Thượng đế, hay Phạm thiên, ban phát cho ngài tiềm năng này. Vì thế, người học dễ dàng nhận ra rằng giác ngộ là một khả tính, không chỉ tồn tại trong mỗi con người mà còn trong cả những sinh vật khác. Bởi vì, cũng theo Phật pháp, cái gọi là “con người” chỉ là 1 trong những hình tướng mà một chúng sinh nào đó phải nhận lấy trong chuỗi dài sinh-tử không cùng tận của mỗi chúng sinh trong vũ trụ.

7. PHÁT TÂM THÀNH PHẬT

Tình trạng hỗn loạn của thế giới tự cổ chí kim, ngoài các tác nhân thuộc về tự nhiên, còn có yếu tố con người. Con người góp phần vào sự hỗn loạn này qua ba loại hoạt động được Phật giáo gọi tên là NGHIỆP (karma, action); trong đó, loại hoạt động thuộc về nội tâm có tên là Ý nghiệp, và 2 loại hoạt động ngoại biểu là Ngữ và Thân nghiệp. Ý nghiệp chỉ cho quá trình sinh khởi của một ý muốn, một ý chí trong tâm của một con người. Khi một ý chí có nội hàm không tương ưng với Phật Pháp–tức không phù hợp với quy luật tự nhiên, không phù hợp với trật tự vận hành tự nhiên của mọi tồn tại trên thế giới–thì ý chí đó là tác nhân đầu tiên của sự hỗn loạn. Khi một ý chí như thế được khai triển qua ngôn ngữ để trở thành cái con người gọi là học thuyết, chủ nghĩa, hệ tư tưởng, chủ trương, v.v., và được thực hiện qua các hành vi cụ thể, thì chúng trở thành các hoạt động mang tính phá hủy, chứ không phải xây dựng như thường được lầm tưởng. Ở đây có thể đặt ra câu hỏi “Nguyên nhân hình thành loại ý chí như thế là gì?” hoặc nói một cách dễ hiểu hơn “Tại sao con người lại để cho tình trạng hỗn loạn này xảy ra không dứt như thế?”

Những câu hỏi trên, không phải bây giờ mới được đặt ra, mà từ xa xưa con người đã không ngớt nêu lên và đã tự trả lời. Ở đây chúng ta tạm thời đưa ra hai khuynh hướng nổi bật nhất trong lịch sử văn hóa Trung Hoa:
Khuynh hướng tách rời khỏi tình trạng hỗn loạn nói trên bằng nỗ lực “chấm dứt những tạo tác đi ngược lại các quy luật tự nhiên”. Điển hình là Lão tử và học thuyết Vô Vi của ngài.

Khuynh hướng thể nhập vào chính tình trạng hỗn loạn đó và nỗ lực thay đổi bằng cách “thiết lập các định chế xã hội”. Điển hình là Khổng tử và đa dạng các chủ trương riêng cho từng lãnh vực trong đời sống nói chung của ngài.

Trong giới hạn của nhan đề cũng như khuôn khổ một buổi mạn đàm như thế này, chỉ xin đi sâu vào một khuynh hướng thứ ba, phát xuất từ nền văn minh Ấn-độ: Đó là đức Phật Thích-ca và giáo pháp của ngài.

Đức Phật không chủ trương tách rời khỏi sự hỗn loạn của thế giới, mà cũng không chủ trương khắc phục sự hỗn loạn đó bằng các định chế do con người tạo ra. Tại sao như thế? Vì ngài xuất hiện trong thế giới này chỉ với một mục đích duy nhất: “chỉ ra và giúp mọi người có được sự hiểu biết của bậc giác ngộ” (khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến). Hiểu biết của bậc giác ngộ là hiểu biết xuyên suốt mọi hiện tượng, không chỉ qua tên gọi và hình tướng, mà còn nhìn thấy tận cùng thể tánh tồn tại của chúng; không chỉ nhìn thấy tự thể các tồn tại mà còn nhìn thấy sự vận hành của mỗi một tồn tại trong tương quan không thể tách rời nhau của chúng. Với một cái nhìn như thế thì cái mà người đời gọi là “khu rừng” thật sự chẳng chỉ cho một khu rừng nào cả, mà đó chỉ là một lượng cây cối cùng tồn tại trong một không gian và thời gian nào đó. Và cũng thật sự chẳng có cái gì được gọi là “cây cối” cả, mà đó chỉ là sự tập hợp của một số cá thể có tên là rễ, thân, cành , hoa, lá, v.v., trong cùng một không gian và thời gian nào đó.

Đức Phật gọi nguyên lý tồn tại và vận hành như thế của mọi hiện tượng trên thế gian là Duyên Khởi (conditioned arising; interdependent origination), đồng thời nhấn mạnh rằng “dù ngài có xuất hiện hay không thì thế gian vẫn tồn tại và vận hành như thế.” Với khẳng định này, ngay cả Phật giáo và những gì thuộc về nó cũng không thoát khỏi nguyên lý này. Cái thường được gọi là “Tăng-già nguyên thủy” chỉ là một cái tên, một tập hợp các ký tự, một chuỗi âm tiết tồn tại trong kinh sách hoặc trong những ngôn từ có liên quan đến Phật giáo. Tồn tại có thật trong quá khứ chỉ là tự thân đức Phật và các học trò của ngài. Với một thực trạng như vậy thì chúng ta sẽ nghĩ về, sẽ nhìn thấy, sẽ nói về “Tăng-già” đó như thế nào cho khỏi bị rơi vào vọng ngữ hay tà kiến. Đó là một “cộng đồng giác ngộ”? Không có. Ít ra cũng còn lại một thành viên của cộng đồng đó chưa đạt được giác ngộ của một A-la-hán khi Phật còn tại thế. Nếu thế thì đó là một “cộng đồng chưa giác ngộ”? Không có. Đức Phật và các vị A-la-hán đã là các bậc giác ngộ. Thế thì đó là một “cộng đồng vừa giác ngộ vừa không giác ngộ”? Tà kiến. Làm gì có cái gọi là thực hữu mà có đến 2 thể tánh; v.v.

Với tín tâm bất hoại đối với đức Phật và Phật pháp, khi nhận thức được nguyên lý này, người Phật tử chân chính có thể biết mình phải làm gì. Một khu rừng xanh tốt chỉ có thể có khi được tạo thành bởi các cây xanh tốt. Một cây xanh tốt phải được tạo thành bởi rễ, bởi thân, bởi cành, v.v., tươi tốt. Thế giới con người hỗn loạn vì được tạo thành bởi những con người hỗn loạn. Con người hỗn loạn vì cấu trúc thân-tâm hỗn loạn. Chúng ta không thể có một bầu khí quyển trong lành nếu hàng ngày cứ tiếp tục thở vào đó những hơi thở sặc mùi “tham lam, ngu dốt”. Chúng ta không thể có một cộng đồng thân thiết nếu mỗi người nhìn nhau như kẻ thù, v.v. Vậy thì chỉ thiết lập các định chế mà không thay đổi cấu trúc thân-tâm của từng thành viên cấu thành định chế đó thì Quả của sự thiết lập đó là cái gì.

Một trong những yếu tố đầu tiên giúp hình thành đời sống thân-tâm của một Phật tử là “phát Bồ-đề tâm”. Yếu tố này sẽ chi phối trọn vẹn con đường tu tập của một Phật tử từ đầu tới cuối. Tại sao thế? Vì Phật tử phát tâm đạt được sự hiểu biết của một bậc giác ngộ, không chỉ để lợi lạc cho riêng mình, mà còn để có thể làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Như vậy khởi điểm của một Phật tử trong cuộc hành trình dài nhằm thay đổi thế giới sẽ bắt đầu bằng “chấm dứt tất cả các hành nghiệp bất thiện, đồng thời thực hiện mọi hành nghiệp tích cực của thân tâm”. Nếu cái gọi là “chính trị” được thế gian định nghĩa là ý thức và hành động của mỗi con người trong nỗ lực mang lại sự an lạc, trật tự, thanh bình, v.v., cho cuộc sống cộng đồng thì rõ ràng mọi công phu tu tập của một người Phật tử chính là sự tổng hợp các ý thức và hành động chính trị không ngừng nghỉ. Ngược lại, nếu chỉ được hiểu là sự tranh giành quyền lực trong vô minh giữa các định chế xã hội khác nhau thì một Phật tử chân chính không bao giờ có thể làm. Bởi vì họ được dạy rằng đó là những hành nghiệp không giúp phát triển và thăng hoa những phẩm tính cao quý của xã hội loài người.

8. TẠI SAO TU HỌC PHẬT PHÁP?

Toàn bộ Phật Pháp dành cho con người được thiết lập trên 4 sự thật và chia làm 2 phạm trù: thực trạng khổ đau & lối thoát ra khỏi thực trạng này.

Từ 2 phạm trù trên có thể rút ra một số hệ luận:
– nếu không nhìn thấy tồn tại của con người là khổ đau thì không cần phải tu học làm gì;
– nếu nhìn thấy thực trạng khổ đau nhưng không chấp nhận các giải pháp được chư Phật đề ra thì cũng không cần phải tu học làm gì;
– khi khổ đau không còn hiện diện trên thế giới này thì không cần phải tu học nữa.

9. PHÁP LÀ CỖ XE

Tu học là lên đường, thực hiện một chuyến đi. Người học là lữ khách, và Pháp là phương tiện vận chuyển. Nếu đi đường thuỷ thì phương tiện là thuyền bè, đường bộ là cỗ xe. Thời Phật chưa có máy bay, tàu lửa, ô-tô, xe máy, xe đạp nên kinh điển không nói đến.

Một người ở một bản làng nào đó ở Lạng Sơn chẳng hạn, muốn đi vào Cà Mau, thì trước tiên phải đi bộ hoặc xe đạp hoặc xe máy ra thành phố, rồi đáp ô-tô về Hà Nội. Từ Hà Nội lại đi tàu lửa hoặc máy bay vào Saigon, rồi đi ô-tô về Cà Mau.

Khi tới Cà Mau, nếu được hỏi phương tiện nào tiện lợi, hiệu quả, và thích hợp nhất, thì chắc chắn người đó phải trả lời là tất cả các phương tiện. Bởi vì giả như trong bản có sẵn một chiếc xe tăng có thể sử dụng được đi nữa thì không ai bị tâm thần đến độ phải lái xe tăng ra bến xe hay chạy thẳng về Hà Nội; và cũng không khờ khạo đạp xe từ Hà Nội vào Cà Mau.

Đối với việc học Pháp cũng thế. Pháp không có cũ-mới, sang-hèn, hiển-mật, lạc hậu hay hiện đại. Đức Phật thị hiện thuyết pháp không chỉ vì con người, cũng không chỉ vì một hạng người nào đó, mà cho tất cả chúng sinh. Thế nhưng tâm tánh mỗi loài mỗi khác, vì thế mặc dù tất cả các Pháp đều có một điểm chung là giúp con người thoát ra khỏi khổ đau, nhưng khi thực hành thì mỗi người vận dụng một cách khác nhau. Để giúp người học dễ dàng chọn Pháp, chư Tổ đề ra 3 nguyên tắc:

– Khế Lý: Pháp được chọn phải là pháp giải thoát rốt ráo, tức có khả năng đưa người học đến chỗ chặt đứt được vô minh & phiền não.
– Khế Cơ: Pháp được chọn phải phù hợp với căn cơ (root ability) của người học; tức đừng quá “nặng” hoặc quá “nhẹ”. Nặng quá thì dễ “đứt gánh” giữa đường; nhẹ quá thì không đủ hành trang để đi được tới đích.
– Khế Thời: Pháp phải phù hợp cho từng thời điểm khác nhau. Nếu gặp thời Covid đang lộng hành thì nên chọn các Pháp học “online”, chứ đừng học tập trung.

thay la nguoi

Tu học không phải là việc có thể thành tựu chỉ trong một sớm một chiều, mà phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp. Mặc dù đức Phật đã khuyên mọi người hãy nương vào Pháp & Luật để đi, nhưng khi chưa giải thoát thì chúng ta không thể biết mình đang ở đâu trên con đường dài, vì thế phải cần có Thầy (Guru).

Thầy là người đã đi qua những chặng đường mà mình sẽ đi; đồng thời biết được mình đang ở chặng nào để có thể giới thiệu loại phương tiện thích hợp và hiệu quả nhất. Đây là 2 phẩm tính cực kỳ quan yếu của người Thầy trong PG vì liên quan đến sự thành-bại của người học.

Trong trường hợp vì chướng duyên—đã từng phạm lỗi phỉ báng Tăng Bảo ở một chặng đường nào đó trong quá khứ chẳng hạn—nên không gặp được một người Thầy như thế thì người học vẫn có thể “lên đường” nếu đã phát tâm. Tuy nhiên cần phải thực hiện 2 bước song hành:
– một mặt vẫn có thể tự chọn Pháp từ trong các Thánh điển, rồi vừa đi vừa tự điều chỉnh dần cho phù hợp với “cơ-thời” của chính mình;
– mặt khác, vừa đi vừa tâm nguyện làm thế nào sớm gặp được người Thầy dẫn dắt. Không chỉ có một mình đức Phật Thích-ca xuất hiện trong thế giới này cách đây hơn 2500 năm, mà đã có nhiều vị Phật thị hiện từ vô lượng kiếp. Trong khoảng thời gian đó không thiếu những người đã đi, đã đến đích, và đã phát nguyện hỗ trợ người mới phát tâm trong bất cứ không gian thời gian nào. Kinh điển mô tả phát nguyện của những vị đó giống như những chiếc “vòng khuyên”. Vì thế, vấn đề còn lại của người học là làm thế nào tâm nguyện của mình đủ mạnh để có thể trở thành những “chiếc móc”. Một khi đã có sẵn chiếc móc trong tay thì không ngại gì có ngày sẽ móc được vào những vòng khuyên như thế.

10. CHƯ HÀNH VÔ THƯỜNG

“Chư hành vô thường”[2] là lời dạy cuối cùng của đức Phật sau mấy mươi năm thị hiện thuyết pháp trên hành tinh này; đồng thời cũng là lời nhắc nhở cuối cùng của ngài đối với những người đang theo ngài tu học.

Thánh điển không cho chúng ta biết những người đó đã nghĩ gì, đã cảm nhận như thế nào trước di huấn này. Nhưng đối với chúng ta thì đó là một nỗi ám ảnh không bao giờ dứt trong suốt con đường tu tập. Ngày nào còn bước đi trên con đường này thì chúng ta còn đối mặt thường xuyên với nỗi tuyệt vọng này. Tại sao lại như thế? Bởi vì chúng ta sẽ không bao giờ có thể tìm thấy bất kỳ một sở đắc, một thành tựu nào trên con đường này cả.

Ở đây, có thể chúng ta sẽ tự hỏi: Nếu thế thì chúng ta tu tập để làm gì? Chúng ta tu tập để biết rằng tu tập chẳng để thành tựu bất kỳ điều gì cả. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, chúng ta tu tập để nhận ra mình đang sống trong một cơn ác mộng, và chúng ta phải thức dậy để bước ra khỏi cơn ác mộng đó. Trong cơn ác mộng này, chúng ta thấy mình đang khổ đau và chúng ta nghĩ chúng ta cần phải kiếm tìm hạnh phúc. Với ý nghĩ đó chúng ta tìm cách tiếp cận với Phật Pháp và hy vọng Phật Pháp sẽ mang lại cho chúng ta những phúc lạc nhất định nào đó.

Nếu các bạn đã từng nghĩ hoặc đang nghĩ như thế thì, thưa các bạn, “chư hành vô thường” chính là Phật Pháp mà các bạn đang tìm kiếm. Và không những là Phật Pháp mà đó còn là pháp cuối cùng đức Phật muốn gởi đến chúng ta. Phật pháp thường được ví như lá trong rừng, như nước trong biển lớn, nhưng tại sao ngài chỉ chọn duy nhất một sự thật này để di huấn lại cho chúng ta?

tu tap

“Chư hành” là tất cả những gì chúng ta có thể nhận biết và không thể nhận biết. Chư hành là tất cả những gì nằm trong thân-tâm, cũng như ngoài thân-tâm chúng ta. Chư hành là luân hồi sinh tử. Chư hành là bốn quả sa-môn. Chư hành là mười địa của bồ-tát đạo. Chư hành là Phật quả. Chư hành là niết-bàn. Chư hành là con đường tu tập. Chư hành là những người đã đi, đang đi và sẽ đi trên con đường tu tập.

Tại sao lại bi đát như thế? Chẳng lẽ chư Phật lại dối gạt chúng ta? Chư Phật chẳng bao giờ dối gạt chúng ta mà là tự ngã của chúng ta đang dối gạt chúng ta. Không chỉ đang dối gạt chúng ta mà đã dối gạt chúng ta trong vô lượng kiếp. Tự ngã đã hành hạ, đã tra tấn chúng ta với không biết bao nhiêu tham vọng, bao nhiêu thù hận, bao nhiêu sự si mê; và rồi tự ngã lại lên mặt đạo đức an ủi chúng ta là sẽ có một phúc lạc như thế, sẽ có một thành tựu vi diệu như thế trên con đường gọi là Phật đạo. Không có sự lừa đảo nào lớn hơn lần lừa đảo này. Không có âm mưu nào thâm độc bằng âm mưu này. Tham vọng của tự ngã là vô cùng tân. Chúng ta có tu tập thì tự ngã mới có cơ may khoác lên mình những danh hiệu mà trước đây có mơ đi nữa thì tự ngã vẫn không bao giờ có thể tìm thấy. Tự ngã sẽ trở thành một Phật tử, một đại hòa thường, một đại trưởng lão, một thiền sư, trở thành sơ tổ, thành a-la-hán, thành đại bồ-tát, và tham vọng cuối cùng và vĩ đại nhất là trở thành bậc Đại giác.

Có thể có bạn sẽ bị sốc vì không thể nào tin được một sự thật như thế; thế nhưng, nếu muốn đặt chân trên con đường này thì các bạn phải tin Phật, với bất cứ giá nào. Nếu thật sự có một cái gì đó thường hằng, bất biến, đang chờ đón chúng ta sở đắc, chờ đợi chúng ta thành tựu trên con đường này thì đức Phật đã không căn dặn chúng ta như thế. Vì thế, mặc dù vẫn đang bị giam hãm trong vòng tay của tự ngã, chúng ta vẫn phải quyết định lên đường. Đức Phật đã chuẩn bị mọi thứ cho chúng ta. Hành động đầu tiên thức tỉnh chúng ta ra khỏi mưu đồ đen tối của tự ngã là chúng ta hãy tin vào di huấn này. Đó là lá bùa hộ mệnh của chúng ta trên suốt đường đi, không chỉ trong đời này mà cả trong vô số đời sau. Nếu chúng ta làm được thế thì “chư hành vô thường” là nỗi tuyệt vọng đầu tiên của tự ngã, là thất bại đầu tiên của tự ngã trong ý đồ tiếp tục khống chế sinh mệnh của chúng ta. Và “giác ngộ” là nỗi tuyệt vọng cuối cùng của tự ngã–tuyệt vọng khi chứng kiến những người con gái xinh đẹp của mình thất bại trước trái tim từ bi nhưng sáng rực trí tuệ của Bồ-tát Tất-đạt đa; tuyệt vọng khi chứng kiến những mũi tên độc của mình trở thành những đóa hoa trang sức bám dính không rời trên sắc thân của Bồ-tát Tất-đạt-đa; và tuyệt vọng khi lắng nghe sơn hà đại địa chuyển mình xưng tán chiến thắng cuối cùng của Bồ-tát Tất-đạt-đa, một chiến thắng vĩ đại của một con người vĩ đại lần đầu tiên trở thành vị cứu tinh vô tiền khoáng hậu cho loài người và chư thiên trên trần gian khổ lụy này.

chu hanh vo thuong

___________________
Câu chuyện Thầy Trò | Phần 2
Câu chuyện Thầy Trò | Phần 3

1Có vị hỏi “Với những người đang thực hành pháp niệm danh hiệu Phật A-di-đà thì như thế nào?” — Niệm danh hiệu Phật A-di-đà là thiện nghiệp dẫn dắt tái sinh vào lạc cảnh tương ưng là quốc độ của Phật A-di-đà. Ở đó, người học sẽ tiếp tục tu học cho đến khi thực chứng A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, hay giác ngộ viên mãn. Theo PG, hành tinh chúng ta đang sống chỉ như một hạt cát trong ba ngàn đại thiên thế giới.
2anityāḥ sarvasamskārāḥ; all conditioned things (saṃskāra) are impermanent.
Nguồn: Thư Viện Phật Việt 

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 17 THÁNG BA, 2021


DVTGP - M.23 Bac Minh Quan.jpg

Thuật trị nước | M.23 Bậc minh quân: Đoạn này mô tả người cai trị nhân từ và dụng tâm.

Này thiện nam tử! Bồ-tát tại gia được tự tại làm vua của một nước lớn, vị ấy nên đối với thần dân như con một của mình, khuyên dạy dân tránh xa ác nghiệp, tu tập thiện nghiệp. Nếu có kẻ phạm tội bị bắt thì chỉ nên đánh và mắng mà thôi, nhưng không nên giết chết.

Chỉ nên đánh thuế trên một phần sáu tài sản của dân. Với kẻ có ác tâm sân hận, thì bằng những lời nói từ ái, dạy cho tu nhẫn, không buông lung. Lại có khả năng phân biệt người thiện với kẻ ác. Thấy người có tội, khoan dung không hỏi đến. Thường xuyên hành bố thí tùy theo những gì mình có… Khi gặp người nghèo khó, phát khởi đại tâm bi cứu giúp. Luôn mãn nguyện với chính quốc gia của mình. Tuyệt đối không tin vào những lời vu khống của kẻ ác tâm. Không bao giờ tích chứa tài sản riêng trái với chánh Pháp.

Upāsaka-śīla Sūtra: Ưu-bà-tắc giới kinh, Taishō vol.24, text 1488, ch.13, p.1047a02–05, 09–11, dịch Anh T.T.S. and D.S. | https://sentrangusa.com/2021/03/17/dvtgp-thuat-tri-nuoc-m-23-bac-minh-quan/


THICH THAI HOA 3.jpg
Phát khởi tâm bồ – đề hướng tới đời sống chí thượng, nuôi dưỡng tâm ấy bằng chất liệu của nguyện và hành, qua lục độ và bốn nhiếp sự, ta vượt qua tử sinh và sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người, không những trong hiện tại mà còn cả tương lai. | https://sentrangusa.com/2021/03/17/thich-thai-hoa-nen-giao-duc-vuot-qua-2/

CAU CHUYEN THAY TRO 29.jpg

Bồ-tát chưa có khả năng độ sinh là các bồ-tát sơ phát tâm—hay còn gọi là bồ-tát tân học—hoặc đang trải qua một trong sáu địa đầu tiên của Thập địa. Vì chưa thành tựu giác ngộ nên hạng bồ-tát này chưa đủ năng lực để cứu độ bất cứ chúng sinh nào cả, mà chỉ đang “mượn” chúng sinh làm môi trường tu tập. | https://sentrangusa.com/2021/03/18/dao-sinh-cau-chuyen-thay-tro-ky-29-cuu-do-chung-sinh/

HOA DAM 1 - GIAO DUC PG.jpg
Hoa Đàm: Hội Thảo Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo | Đường Hướng Giáo Dục GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ

Bộ mới, Số 1 | phát hành ngày 31 tháng 3, 2015
Chủ trương và thực hiện: Hoa Ðàm Group
Biên tập: Nguyên Túc | Tâm Thường Định | Quảng Pháp


Cùng trong mục lục hôm nay, 18 tháng Ba, 2021
1. INSIGHT FROM THE BUDDHA: 7e. PART I: THE BUDDHA | CHAPTER 1: THE LIFE OF THE HISTORICAL BUDDHA | Conception, birth and early life | https://sentrangusa.com/2021/03/17/common-buddhist-text-guidance-and-insight-from-the-buddha-7e-part-i-the-buddha-chapter-1-the-life-of-the-historical-buddha-conception-birth-and-early-life/

2. Human Rights Watch (2009): The Resistance of the Monks | Buddhism and Activism in Burma | I – Summary | https://sentrangusa.com/2021/03/17/human-rights-watch-2009-the-resistance-of-the-monks-buddhism-and-activism-in-burma-part-1/

3. Đạo Sinh: Tu Hành Thời Đức Phật | Kỳ 1 | Bất thối chuyển Bồ-tát Ma-ha-tát. | https://sentrangusa.com/2021/03/18/dao-sinh-tu-hanh-thoi-duc-phat-ky-1-bat-thoi-chuyen-bo-tat-ma-ha-tat/

4. Human Rights Watch (2009): The Resistance of the Monks | Buddhism and Activism in Burma | II – Burma: A Long Tradition of Buddhist Activism | https://sentrangusa.com/2021/03/18/human-rights-watch-2009-the-resistance-of-the-monks-buddhism-and-activism-in-burma-ii-burma-a-long-tradition-of-buddhist-activism/


_____________________________________
Những trang thông tin PG tham khảo thêm:

Lễ Tang Cố Thượng Tọa Thích ĐỒNG LUẬN



Chức Sự Đạo Tràng

Lễ Tang Cố Thượng Tọa thượng
ĐỒNG hạ LUẬN tự THÔNG TRÍ hiệu THIỆN GIẢI
trụ trì QUAN ÂM tự Tân viên tịch.
Địa chỉ Chùa Quan Âm thôn : Lý Chánh, Nhơn Lý,
TP Quy Nhơn, Bình Định

HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
HT. Thích Hạnh Hòa - Viện chủ Long Phước tự
HT. Thích Đồng Quả - Trú trì Phước Hưng tự
HT. Thích Phước Minh - Trú trì Thiên Bình tự
HT. Thích Minh Tuấn - Trú trì Tu viện Nguyên Thiều.

SÁM CHỦ SƯ
Đệ nhất : TT Thích Đồng Tín - Trú trì Phước Sa tự
Đệ nhị : TT Thích Đồng Thọ - Tu viện Nguyên Thiều

CÔNG VĂN SƯ
Đ.Đ Thích Vạn Giới - Tổ Đình Thiên Bình

BAN KINH SƯ
Đ.Đ Thích Hữu Nghĩa
Đ.Đ Thích Vạn Hạnh
Đ.Đ Thích Quảng Thiện
Đ.Đ Thích Tâm Nguyện
Đ.Đ Thích Sơn Đẩu
Đ.Đ Thích Đức Giáo
Đ.Đ Thích Vạn Thành
Đ.Đ Thích Đức Hạnh
Kinh cổ, Kinh bạc, Nhạc công:
Đạo hữu : Văn Sáu, Kim Sa, Văn Bảng.

***********************

NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG tứ thập tam thế húy thượng ĐỒNG hạ LUẬN tự THÔNG TRÍ hiệu THIỆN GIẢI
trú trì chùa QUAN ÂM tân viên tịch.

Thâu thần tịch diệt lúc 6 giờ 15' ngày 17/3/2021 nhằm ngày mùng 5/2 năm TÂN SỬU
Trụ thế : 62 tuổi
Hạ lạp : 27 năm

Chương trình Tang Lễ:
* Ngày mùng 5 tháng 2 năm Tân Sửu ( tức 17/3/2021)
- 15h Cung Nghinh Chư Tôn Đức
- 16h Nhập Kim Quang
- 17h Lễ thiết Linh sàn - Thành phục
- Luân phiên tụng niệm
- 22h An Tức
* Ngày mùng 6 tháng 2 Tân Sửu (18/3/2021)
- 7h Luân phiên tụng niệm
- 10h30' Cúng ngọ Phật - Cung tiến Giác Linh
- 17h: Cung thỉnh Giác Linh - Yết Phật, Lễ Triều Tổ.
* Ngày mùng 7 tháng 2 Tân Sửu ( 19/3/2021)
- 6h Cung nghinh Chư Tôn Thiền Đức quang lâm.
- 8h Lễ Cung Tiến Kim Quang Đăng Sa
- Lễ Trà Tỳ
- 11h Cung thỉnh Giác Linh an vị.

- Chương trình đã được Chư Tôn Đức Chứng minh ân chuẩn.

Xin theo dõi hai vị Phật tử:
Trí NguyễnChức Nguyễn để biết thêm thông tin.

Tuesday, March 16, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 16 THÁNG BA, 2021

Tưởng nhớ Công Hạnh Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn (1933-2011)

 TAM HUY HUYNH KIM QUANG 2 THICH TRI CHON.jpg

Lời thưa của Sen Trắng: Kính bạch trên có hàng Chư Tăng Giáo Phẩm luôn lưu tình và quan tâm; có quý anh chị Trưởng bối và cùng tất cả Anh Chị Em lam viên thân mến, dẫu muộn, Sen Trắng xin dành một ngày, tâm tâm niệm niệm tưởng nhớ đến một bậc Tăng Nhân mà hành trạng như lời Cư sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang đã bày tỏ: “Bồ tát tùng địa dõng xuất vô danh, vô tướng, cho nên những việc làm của họ đều là việc thiện cũng vô danh, vô tướng, nhưng bao trùm khắp mười phương pháp giới, không bỏ sót một hạt bụi, một mảnh vi trần nào”. Nghĩ lại, chỉ riêng công trình trước tác, biên soạn và dịch thuật của Cố Hòa Thượng Thích Trí Chơn, cũng quá nhiều để anh chị em dùi mài và thâm nhập, phát huy, chưa nói nếu kể thêm của hằng bao bậc Tôn Túc Tăng, Ni khác nữa. Một phần tư thế kỷ bén rễ sâu trên mảnh đất mới, GĐPT tại Hoa Kỳ không thiếu những tài liệu Phật học Anh ngữ, Song ngữ và Việt ngữ, và cả những phạm trù, lãnh vực đủ để trang bị kiến thức, và phòng hộ giới hạnh cho chúng ta trong tâm nguyện hướng thiện dần bản tâm và cống hiến khả năng cho nhân quần xã hội. Nhìn lại hành trạng của Hòa Thượng, qua những tư liệu, hình ảnh liên quan đến cuộc đời Ngài được kết tập hôm nay, chúng con còn nhận chân tính vô thường luôn réo rắt thường trực, bao bậc Tôn Sư trong ngày tang lễ của 10 năm về trước, cũng đã theo nhau về bên đất Phật… Giờ đây, còn chút lòng này, chút thời gian hữu hạn nơi cõi tạm, niệm niệm tri tâm, ghi khắc ân sâu và phát lồ tiếp bước hạnh nguyện Người xưa. https://sentrangusa.com/2021/03/16/ghpgvntn-tieu-su-va-cong-hanh-co-truong-lao-hoa-thuong-thich-tri-chon-1933-2011/

GIOI THIEU PHAT GIAO VAN DAP.jpg
Nhằm đáp ứng nhu cầu của số đông độc giả Phật tử Việt Nam tại hải ngoại đang cần có tài liệu trau giồi Phật Pháp bằng tiếng Anh để dùng nói chuyện, hay có thể trình bày tóm lược về giáo lý đạo Phật với người ngoại quốc cũng như giúp các học sinh, sinh viên Phật tử đang theo học ở các trường trung, đại học tại Hoa Kỳ thông hiểu một số danh từ Phật học Anh ngữ chuyên môn để có thể soạn viết những bài luận văn, thuyết trình ngắn (papers) hoặc diễn đạt, trao đổi ý tưởng về Phật giáo với các bạn bè ngoại quốc và giáo sư Mỹ trong lớp, chúng tôi đã không ngại tài trí thô thiển cố gắng soạn dịch cuốn “Phật Giáo Vấn Đáp” (The Buddhist Catechism) sau đây để cống hiến chư Phật tử gần xa. https://sentrangusa.com/2020/12/07/by-henry-steel-olcott-nguoi-dich-ht-thich-tri-chon-phat-giao-van-dap-the-buddhist-catechism/

DAT LAI LAT MA 14 - 14.jpg

“Có thời điểm đã từng có 100.000 Tăng Sĩ trong cả nước, nhưng trong thế kỷ 20, quý vị đã phải đối mặt với những đau khổ và khó khăn rất lớn. Khi tôi đã có thể đến Mông Cổ lần đầu tiên, tôi đã chứng kiến được niềm tin tuyệt vời của quý vị. Tôi ngồi trên Pháp tòa ở Tu viện Gandan trong khi các vị Tôn đức Viện chủ và chư Tăng đã khóc khi họ thành tâm đọc những lời cầu nguyện và tôi cũng không thể không thể kiềm được nước mắt.

“Tuy nhiên, niềm tin không phải là tất cả. Chính Đức Phật đã khuyên:
“Hỡi chư Tăng và các hàng Học Giả!
Cũng như vàng được thử bằng cách cắt chặt, cọ xát và đốt nung,
Lời của ta cũng như thế mà kiểm tra, nghiệm dụng;
Rồi mới chấp nhận, chứ đừng chỉ vì lòng ái mộ tôn sùng!”

Niềm tin tốt nhất là nên dựa trên nền tảng của sự hiểu biết.

MỤC LỤC 16 tháng Ba, 2021

1. Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Một Vì Sao Vừa Khuất | Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn (1933-2011) https://sentrangusa.com/2021/03/16/tam-huy-huynh-kim-quang-mot-vi-sao-vua-khuat-tuong-niem-co-truong-lao-hoa-thuong-thich-tri-chon-1933-2011/

2. Nguyên An Tôn Thất Thái: Tưởng Nhớ Hòa Thượng Thích Trí Chơn https://sentrangusa.com/2021/03/16/nguyen-an-ton-that-thai-tuong-nho-hoa-thuong-thich-tri-chon/

3. Kodo Matsunami | Thích Trí Chơn dịch Việt: Giá trị của Phật giáo trong thế giới tân tiến hiện đại https://sentrangusa.com/2021/03/16/kodo-matsunami-thich-tri-chon-dich-viet-gia-tri-cua-phat-giao-trong-the-gioi-tan-tien-hien-dai/

4. Thích Trí Chơn (1933-2011): Con đường sống của Phật giáo https://sentrangusa.com/2021/03/16/thich-tri-chon-1933-2011-con-duong-song-cua-phat-giao/

5. Thích Nguyên Siêu: Hòa Thượng Thích Trí Chơn Con đường Hoằng Pháp và Văn Hóa https://sentrangusa.com/2021/03/16/thich-nguyen-sieu-hoa-thuong-thich-tri-chon-con-duong-hoang-phap-va-van-hoa/

6. Trần Quang Thuận (1930-2017): Dấu Ấn Hoằng Hóa Của Hòa Thượng Thích Trí Chơn Trên Đất Mỹ https://sentrangusa.com/2021/03/16/tran-quang-thuan-dau-an-hoang-hoa-cua-hoa-thuong-thich-tri-chon-tren-dat-my/

7. Ðức Đạt Lai Lạt Ma | Thích Trí Chơn dịch Việt: Tâm Hồn Vị Tha https://sentrangusa.com/2021/03/17/duc-dat-lai-lat-ma-thich-tri-chon-dich-viet-tam-hon-vi-tha/

8. Lama A. Govinda | Thích Trí Chơn dịch Việt: Thái Độ của Phật Tử Tây Tạng Đối Với Thiên Chúa Giáo https://sentrangusa.com/2021/03/17/lama-a-govinda-thich-tri-chon-dich-viet-thai-do-cua-phat-tu-tay-tang-doi-voi-thien-chua-giao/

9. Krishnamurti | Thích Trí Chơn dịch Việt: Cuộc Khủng Hoảng Hiện Đại https://sentrangusa.com/2021/03/17/krishnamurti-thich-tri-chon-dich-viet-cuoc-khung-hoang-hien-dai/

10. Matsuo Basho (松尾笆焦, Tùng Vĩ Ba Tiêu) | Pháp Hoan dịch Việt: 4 bài Haiku https://sentrangusa.com/2021/03/17/matsuo-basho-%e6%9d%be%e5%b0%be%e7%ac%86%e7%84%a6-tung-vi-ba-tieu-phap-hoan-dich-viet-4-bai-haiku/

Và nhiều bài khác...

_____________________________________________

Nguồn: https://sentrangusa.com/ https://www.facebook.com/GDPTHoaKy 

https://thuvienphatviet.com/ | https://www.facebook.com/thuvienphatviet 

https://bodhimedia.net/ | https://www.facebook.com/LotusMediaInc

Monday, March 15, 2021

Haiku (99)



Haiku (99)

Hoa tuyết nhẹ rơi

Trần gian hư ảo

Yêu nhau thuở nào

This earthly realm is unreal
The snowflakes fall softly
We love each other since then!

Thơ BXP - Poem by @PheBach

Sunday, March 14, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 14 THÁNG BA, 2021

Thích Như Điển: Tương Lai | Viết cho Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Âu Châu nhân kỷ niệm lần thứ 20

 THICH NHU DIEN 5.jpg

Nhìn hiện tại để thấy rằng tương lai của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Âu Châu có được những bước đi thật vững chãi qua sự huấn luyện, đào tạo. Nếu các em sau này là những chính trị gia; những nhà kinh tế đại tài, thì Gia Đình Phật Tử là giềng mối đạo đức để bảo bọc các em trong khi thi thố tài năng của mình trên chính trường của quốc tế. https://sentrangusa.com/2021/03/15/thich-nhu-dien-tuong-lai-viet-cho-gia-dinh-phat-tu-viet-nam-tai-au-chau-nhan-ky-niem-lan-thu-20/

NHAC MAU ANH NGUYEN QUOC HUNG.jpg

Nhận được tin buồn NHẠC MẪU 

của 

Niên Trưởng NGUYÊN TỪ NGUYỄN QUỐC HƯNG,
Tổng Thư Ký Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, là:

Cụ Bà CAO THỊ GÁI | Pháp Danh: NGUYÊN THÀNH

Đã mãn phần ngày 12 tháng 3 năm 2021, nhằm ngày 29 tháng 1 năm Tân Sửu
tại thành phố Torrance, California USA.

Hưởng Thọ 83 tuổi.

Toàn thể lam viên Hoa Kỳ;
toàn thể thành viên Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ;
và Ban Biên Tập Sen Trắng
đồng thành tâm chia sớt nỗi niềm mất mát to lớn này cùng Anh Chị NGUYÊN TỪ.
và thành kính dâng lời cầu nguyện Chư Phật thùy từ Tiếp Dẫn Hương Linh Cụ Bà NGUYÊN THÀNH
siêu sinh Cực Lạc Quốc Độ.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Đồng Kính Phân Ưu


Thanissaro Bhikkhu | Hoang Phong dịch Việt: Trước hết phải là sự độ lượng…
https://sentrangusa.com/2021/03/15/thanissaro-bhikkhu-hoang-phong-dich-viet/

Gia Quốc: Tuổi Trẻ Thời Nay
Gia Quốc: Tuổi Trẻ Thời Nay

Tâm Trí Nguyễn Quang Vui: Hoa Vàng Mấy Độ
https://sentrangusa.com/2021/03/15/tam-tri-nguyen-quang-vui-hoa-vang-may-do/

Quảng Pháp: Thương Đạo, xin làm lại những thâm tình
https://sentrangusa.com/2021/03/14/quang-phap-thuong-dao-xin-lam-lai-nhung-tham-tinh/