Friday, March 4, 2022

Bạch Xuân Phẻ: Giới Thiệu Tuyển Tập Thơ Văn Xuân Thi

             


GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ VĂN XUÂN THI


Xuân Thi là một nghệ sỹ đa năng, Cô viết văn, làm thơ và vẽ tranh nên viết lời giới thiệu cho tuyển tập Thơ Văn Xuân Thi không dễ. Anh chị em văn nghệ sĩ như Tuyết Đào (Hương Xưa), Ngô Tín, Nguyễn Đức Diêu, Phạm Trường Lưu, Nguyễn Hoàng Lãng-Du và cả chúng tôi đều mong muốn có một tuyển tập đầu tay của Cô.

 

Xuân Thi không chỉ là nhà thơ hoặc người viết truyện mà còn là một hoạ sỹ. Về hình thức, thơ của Cô thì đơn thuần, mộc mạc nhưng nội dung lại sâu lắng. Trên trang mạng Hương Xưa (www.huongxua.org) và Làng Huệ (www.langhue.org), các tác-phẩm của cô được nhiều người đọc và ưa thích.

 

  Đa phần thơ Xuân Thi là song ngữ Anh Việt, qua thơ Cô đã diễn tả được những kỷ niệm, hoài bảo, kinh nghiệm sống, những tư tưởng Phật giáo và nhất là tình nghĩa đậm đà của người con đến với đấng sanh thành dưỡng dục, nhất là người Mẹ của mình.

 

Xuân Thi là cựu học sinh trường Trưng Vương và trường Sư Phạm Quy Nhơn, khóa 13. Theo nhạc sỹ Ngô Tín, cũng là người Quy Nhơn và người phổ nhạc bài thơ đầy tâm trạng của Xuân Thi, Quy Nhơn Mênh Mang Niềm Nhớ, tâm sự như sau: “Nói đến Xuân Thì, tôi phải gọi là Nữ sĩ mới xứng tầm với những đóng góp của cô. Xuất thân từ một gia đình Danh gia thế phiệt đất Quy Nhơn, là nữ sinh trung học Trưng Vương và là giáo sinh sư phạm trước biến cố 75. Qua Mỹ cô học ngành Hội họa. Ngoài hội họa, cô còn viết văn và làm thơ được nhiều người ưa thích, ví như: Dai Lo Bi và DM đã làm cho người đọc trở về với tuổi thơ mộng mị và như một thông điệp gửi đến tình người. 

  Về thơ, cô đã có bài Quy Nhơn Mênh Mang Niềm Nhớ đã được phổ thành ca khúc mà ai người con xứ Nẫu trong chúng ta đều biết đến ca khúc này khi nói về hoài niệm ký ức một thời Qui Nhơn. Bài hát đã trở thành bài hát tiêu biểu và tự hào cho người Quy Nhơn. Bài hát phổ từ thơ không chỉ nổi tiếng ở một địa danh mà nó còn lan tỏa ở mọi miền đất nước ra tới hải ngoại…”

Có thể nói, nhạc sỹ Ngô Tín có một cảm tình đặc biệt với người nghệ sỹ này qua lời tâm sự ở trên cũng như qua bài hát thân thương đầu kỷ niệm về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có tên gọi Quy Nhơn yêu dấu. Nhạc sỹ Ngô Tín cũng đã phổ những bài thơ khác của Xuân Thi như Tình Mẹ, Biển Đêm, Về Chốn Hư Không, v.v… Âu đó cũng là những bài tiêu biểu trong dòng thơ của Xuân Thi vậy.

Kế đến, xin nói về tranh của Xuân Thi. Cô chuyên về tranh sơn dầu, có thể nói những bức tranh của Xuân Thi vừa chịu ảnh hưởng ngược của Van Gogh và mang sắc thái của họa sĩ Renoir.  Người có duyên nhìn thấy những bức tranh vẽ như: Summer  Color  -  "Màu Áo Mùa Hè"; The  Night - "Đêm"; The  Boat  People  Souls - " Mảnh Hồn Thuyền Nhân"; Missing - " Nỗi Nhớ "; Legendary - "Huyền Thoại"; God has deserted the human beings; Chia Tay Cuối Đường, Xuân Thì; Về Bến Mơ;  Lưng  Đồi; "Thuở Hoang Sơ"; Ánh Mắt Mùa Thu; Vườn Xuân; Mênh Mang…, sẽ có một cảm nhận đặc biệt về Cô. Có thể nói Xuân Thi là hoạ sỹ của thế giới màu sắc, tươi thẳm, hồn nhiên và đa dạng. Tranh Cô đẹp và dễ trưng bày trong nhà, có thể thích hợp vì màu sắc hòa quyện trong nhiều bối cảnh. Tuy nhiên, nhưng sau những bức tranh đầy màu sắc đó là một cuộc sống nội tâm sâu thẳm.

 

Nói về thơ của Xuân Thi, thơ Cô không hào nhoáng nhưng dễ cảm nhận. Chúng ta hãy đọc hai bài thơ tiêu biểu này:

 

 Mỉm Nụ Cười Bao Dung

 

Qua muôn trùng sinh diệt

Hôm nay Em HÓA THÂN

Một đóa Quỳnh thanh khiết

Một cánh bướm phân vân

Mùa Xuân còn xanh biếc

Dáng Xuân mãi thanh tân

Buồn vui đời vẫn thế

Mỉm nụ cười bao dung.



A Smile with Tolerance

 

Going through the eternity of life and death

Today I am experiencing a wonderful INCARNATION

To the beautiful ethereal orchid cacti 

To the ephemeral life of a butterfly


In the freshly-coming spring

A spring forever pure and new

Happy or sad, life still goes on

In tolerance with a smile.


  Đúng thế, “Buồn vui đời vẫn thế, mỉm nụ cười bao dung", Xuân Thi vốn lạc quan yêu đời, tác giả buông buông bỏ bỏ những chuyện bất trắc, thị phi, buồn vui của cuộc sống và nhận chân được nguyên lý bất nhị, cái thường trong cõi vô thường để tìm thấy cái mênh mông trong sự hạn hẹp, v.v... Có thể nói, Cô đã thấm nhuần tương chao, tư tưởng Tứ Vô lượng Tâm (Bốn Tâm Rộng Lớn) của Nhà Phật--“Từ, Bi, Hỷ, Xả” để giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn mỹ và thánh thiện hơn. Âu đó cũng là một nền tảng cho một thế giới hòa bình, an lạc mà tác giả hằng mong mỏi.

  Hãy đọc thêm một chùm thơ khác của Cô như lời tâm sự của mình với biển cát mênh mông trong cái trùng trùng duyên khởi của giáo lý Phật đà. 


Một Mình Với Biển

  

Trùng Trùng Duyên Khởi:

Có sóng vỗ vào bờ

Có sóng về ngoài khơi

Vòng tử sinh muôn thuở

Bao giờ sẽ nghỉ ngơi.


Bồ Đề Tâm:

Biển bao la tình Mẹ

Biển tràn trề nguồn sóng

Thầm lặng và mênh mông

Vô lượng tâm nghìn trùng.


Vô Tư:

Kỷ niệm ngày ấu thơ

Dấu chân mờ trên cát

Sóng xoá tự bao giờ

Hồn còn in chân nhỏ


Vô Ngã:

Trăng thanh và Biển xanh

Đêm ngọt ngào tình tự

Biển mịt mờ cuồng nộ

Tâm quay về hư vô.

 

Vô Thường:

Trên lớp sóng triền miên

Sắc màu thay huyền ảo

Trên bờ cát ưu phiền

Sóng về vui lao xao... 



          

Alone with the Sea


A Multitude of Opportunities:

There are waves rolling to the shore.

There are waves going back to the ocean.

An endless circle of life and death.

When is it going to rest?


The Bodhicitta: (Bodhi Mind)

Ocean, full of Mother’s Love.

Ocean, overflows with waves,

Quietly and immensely.

Immeasurably unlimited mind.


Carefree:

Childhood memories.

Unclear footprints on the sand.

Erased by the waves unnoticed.

Little feet printed in the soul.


Selflessness:

Blue moon and blue ocean.

Night as sweet as love.

Ocean unclear and unsettled.  

Mind turns back to nothingness.


Impermanence:

On many endless layers of waves.

Colors change into illusion.

On the unsettling, sorrowful shore,

Waves bring back happy, cheerful sounds.


Những bài thơ hay thông thường bao gồm cả thi ảnh, âm điệu và tư tưởng. Những bài thơ trên có cả 3 yếu tố đó. Cách dùng chữ, âm thanh, màu sắc và tư tưởng quyện vào nhau như những bức tranh của Cô vậy. Qua thơ, Xuân Thi đã chuyển tải được những cảm xúc, suy tư, tinh hoa, và tư tưởng để giúp mình, giúp người, giúp đời đến gần với Chân-Thiện-Mỹ. 

 

Nói chung, Xuân Thi là một nữ nghệ sĩ đa năng: không những thơ đẹp, văn hay, vẻ giỏi, mà còn ở tấm lòng. 

Hãy đọc một khúc truyện ngắn của Cô. Văn của Cô có những ngạc nhiên bất ngờ làm người đọc ngây ngất và quên đi những thời gian đang lưu chảy. Ví như, “DM" có thể một tâm lý trị liệu cho những người lính Hoa Kỳ đã từng tham gia vào cuộc chiến Việt Nam. Văn của Cô hấp dẫn, làm người đọc ngậm ngùi, bâng khuâng, và đôi khi mắc cười đến rơi nước mắt. Dai Lo Bi là một ví dụ điển hình. Xin trích đoạn cuối của câu truyện này:

           ....Tình Đời Có Nhiều Dâu Bể

           Nhưng Tình Bạn Không Có Bể Dâu....

 Có phải không Cào?

  Những viên bi chai đã trang hoàng đền đài kỷ niệm của bọn mình, Thiên Đàng của bọn mình là mảnh sân xi măng có một lỗ bi lý tưởng, thiên đàng của bọn mình là một bờ cát trắng biển xanh của Quy Nhơn yêu dấu.

  Cào ơi!  hãy trở về nơi đó đi, có lẽ Cào thật cô đơn, nhưng gắng chờ ngày sum họp của bọn mình, của những viên bi.

  Tôi nắm chặt viên bi trong lòng bàn tay,  để chuyền hơi ấm và  chuyển hết sinh lực của mình sang hòn bi chai.

  Mai sau trên bờ cát Quy Nhơn, biết đâu sẽ có những viên bi vượt trùng dương trở về thiên đàng thơ ấu lung linh với giấc mơ miên viễn...

  Tôi ném mạnh Viên Bi vào trùng dương, nước mắt chảy âm thầm trên má, bên kia bờ biển Thái Bình Dương, qua màng lệ mờ, tôi nhìn vọng về phương trời cũ, với rất nhiều vấn vương...


  Như đã nói trên, Xuân Thi là một nữ hoạ sỹ tài hoa. Màu sắc trong tranh của Cô dễ chan hoà, có những nét rất mạnh, có những ẩn dụ màu sắc được truyền trao trong tranh của Cô. Tranh của Xuân Thi khá trừu tượng, mà nếu chúng ta khéo léo đủ để nhận ra, thì đó là cả một rừng ẩn ý, những thông điệp mà hoạ sỹ muốn gửi trao. Mặc dù, màu sắc rất tươi thắm, nhưng man mác đâu đó vẻ buồn, có chút úa màu vô thường của thời gian. Giống như Kiba từng thốt lên: 


My old body:

A drop of dew grown

Heavy at the leaf tip.


Mà nhà Sư Toại Khanh đã dịch:


Thân già 

Rồi cũng vô thường

Phù du

Như một giọt sương

Đầu cành.


  Thôi thì, giữ mùa đại dịch Covid-19 này; ai trong chúng ta cũng đang sống cho qua khỏi đoạn trường này. Vậy, xin hãy trao truyền sự an nhàn, thanh thản, tràn ngập năng lượng yêu thương, bao dung và tha thứ cho nhau. Hãy đọc và hiểu nhau thêm vì văn học là một trong những nhịp cầu muôn thuở đưa con người gần nhau hơn. 

 

  Tôi tin rằng, khi quý vị đọc xong tuyển tập này, cũng như Chori, ở tuổi 39, mất năm 1778 cũng có một nụ cười an nhiên thanh thản:


Leaves never fall

In vain - from all around

Bells tolling. 


Mà Toại Khánh dịch như sau:


Lá vàng

Nào ngẫu nhiên rơi

Quanh ta 

Giờ đã mấy thời chuông ngân.


  Xin được trân trọng giới thiệu một số thơ, văn và tranh chọn lọc của họa sĩ Xuân Thi trong tác phẩm đầu tay của mình.


Cầu chúc mọi người và mọi loại luôn an lành.


Bạch X. Phẻ

Mùa Hạ, 2020.

Sacramento, CA





Thursday, March 3, 2022

Hãy gọi đúng tên tôi - Please Call Me by My True Names – Thich Nhat Hanh

 


Hãy gọi đúng tên tôi

đừng bảo ngày mai tôi đã ra đi

bởi vì chính hôm nay tôi vẫn còn đang tới

hãy ngắm tôi thoát hình trong từng phút từng giây

làm đọt lá trên cành xuân

làm con chim non cánh mềm chiêm chiếp vui mừng trong tổ mới

làm con sâu xanh trên cuống hoa hồng

làm gân viên ngọc trắng tượng hình trong lòng đá.

tôi còn tới để khóc để cười

để ước mong để lo sợ

sự xuất nhập của tôi là hơi thở

nhịp sinh diệt của tôi cũng là tiếng đập một lần của hàng triệu trái tim

tôi là con phù du thoát hình trên mặt nước

và là con chim sơn ca mùa xuân về trên sông đón bắt phù du

tôi là con ếch bơi trong hồ thu

và cũng là con rắn nước trườn đi tìm cách nuôi thân bằng thân ếch nhái

tôi là em bé nghèo Ouganda, bao nhiêu xương sườn đều lộ ra, hai bàn chân bằng  hai ống sậy

tôi cũng là người chế tạo bom đạn

để cung cấp kịp thời cho các dân tộc Á Phi

tôi là em bé mười hai bị làm nhục nhảy xuống biển sâu

tôi cũng là người hải tặc sinh ra với một trái tim chưa biết nhìn biết cảm

tôi là người đảng viên cao cấp, cầm quyền sinh sát trong tay

và cũng là kẻ bị coi là có nợ máu nhân dân đang chết dần mòn trong trại tập trung cải tạo

nổi vui của tôi thanh thoát như trời xuân, ấm áp cỏ hoa muôn lối

niềm đau của tôi đọng thành nước mắt, ngập về bốn đại dương sâu

hãy nhớ gọi đúng tên tôi

cho tôi được nghe một lần tất cả những tiếng tôi khóc tôi cười

cho tôi thấy được nỗi đau và niềm vui là một

hãy nhớ gọi đúng tên tôi

cho tôi giật mình tỉnh thức

và để cho cánh cửa lòng tôi để ngỏ

cánh cửa xót thương

Đừng bảo ngày mai tôi đã ra đi”, câu này nghe như là tiếng vọng của câu “ngày mai tôi đã đi rồi” trong bài Khứ Lao. Theo tôi, bài này diễn tả được cái nhìn siêu ngã, một cái nhìn có thể thiệt sự khơi mở được đại – bi – tâm, như thầy đã diễn đạt trong Nẻo Về Của Ý.

Có lẽ bài này cho chúng ta thấy được thế nào là hành động trên lập trường Bát Nhã. Chia ra hai phía thù và bạn để mà tranh đấu, đó chưa phải thực sự là hành động phát xuất từ đại bi tâm. Chúng ta ai cũng có thể thương được con ếch, nhưng ít ai thương được con rắn nước. Con ếch bị con rắn nước nuốt, nhưng chính con ếch cũng không sống được nếu chính nó không nuốt những sinh vật khác nhỏ hơn. Hành động như thế nào để “không ghét cả những kẻ ác” như kinh Bát Đại Nhân Giác dạy mới thật là hành động của người bồ tát. Kẻ ác kia cũng cần được cứu độ, cũng nằm trong lĩnh vực hoá độ của bồ tát.

Mỗi một cái tên chỉ nhốt được một mảnh vụn của sự sống. Gọi đúng tên tôi thì tất cả đều lên tiếng một lần. Chỉ có sự thức tỉnh mới mở được cánh cửa của đại bi tâm.


Nguồn: Làng Mai


Please Call Me by My True Names – Thich Nhat Hanh

Don’t say that I will depart tomorrow —
even today I am still arriving.

Look deeply: every second I am arriving
to be a bud on a Spring branch,
to be a tiny bird, with still-fragile wings,
learning to sing in my new nest,
to be a caterpillar in the heart of a flower,
to be a jewel hiding itself in a stone.

I still arrive, in order to laugh and to cry,
to fear and to hope.

The rhythm of my heart is the birth and death
of all that is alive.

I am the mayfly metamorphosing
on the surface of the river.
And I am the bird
that swoops down to swallow the mayfly.

I am the frog swimming happily
in the clear water of a pond.
And I am the grass-snake
that silently feeds itself on the frog.

I am the child in Uganda, all skin and bones,
my legs as thin as bamboo sticks.
And I am the arms merchant,
selling deadly weapons to Uganda.

I am the twelve-year-old girl,
refugee on a small boat,
who throws herself into the ocean
after being raped by a sea pirate.
And I am the pirate,
my heart not yet capable
of seeing and loving.

I am a member of the politburo,
with plenty of power in my hands.
And I am the man who has to pay
his “debt of blood” to my people
dying slowly in a forced-labor camp.

My joy is like Spring, so warm
it makes flowers bloom all over the Earth.
My pain is like a river of tears,
so vast it fills the four oceans.

Please call me by my true names,
so I can hear all my cries and my laughter at once,
so I can see that my joy and pain are one.

Please call me by my true names,
so I can wake up,
and so the door of my heart
can be left open,
the door of compassion.

Thich Nhat Hanh tells the story of the poem:

After the Vietnam War, many people wrote to us in Plum Village. We received hundreds of letters each week from the refugee camps in Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, and the Philippines, hundreds each week. It was very painful to read them, but we had to be in contact. We tried our best to help, but the suffering was enormous, and sometimes we were discouraged. It is said that half the boat people fleeing Vietnam died in the ocean; only half arrived at the shores of Southeast Asia.

There are many young girls, boat people, who were raped by sea pirates. Even though the United Nations and many countries tried to help the government of Thailand prevent that kind of piracy, sea pirates continued to inflict much suffering on the refugees. One day, we received a letter telling us about a young girl on a small boat who was raped by a Thai pirate.

She was only twelve, and she jumped into the ocean and drowned herself.
When you first learn of something like that, you get angry at the pirate. You naturally take the side of the girl. As you look more deeply you will see it differently. If you take the side of the little girl, then it is easy. You only have to take a gun and shoot the pirate. But we can’t do that. In my meditation, I saw that if I had been born in the village of the pirate and raised in the same conditions as he was, I would now be the pirate. There is a great likelihood that I would become a pirate. I can’t condemn myself so easily. In my meditation, I saw that many babies are born along the Gulf of Siam, hundreds every day, and if we educators, social workers, politicians, and others do not do something about the situation, in twenty-five years a number of them will become sea pirates. That is certain. If you or I were born today in those fishing villages, we might become sea pirates in twenty-five years. If you take a gun and shoot the pirate, you shoot all of us, because all of us are to some extent responsible for this state of affairs.

After a long meditation, I wrote this poem. In it, there are three people: the twelve-year-old girl, the pirate, and me. Can we look at each other and recognize ourselves in each other? The title of the poem is “Please Call Me by My True Names,” because I have so many names. When I hear one of the of these names, I have to say, “Yes.”

Giới thứ tư, không vọng ngữ: Bảo vệ hòa bình và an lạc Tâm Thường Định dịch Việt

                                    The Fourth Precept: Protecting the Peace

Giới thứ tư, không vọng ngữ:

Bảo vệ hòa bình và an lạc

Tâm Thường Định dịch Việt

Về cơ bản, thực hành Phật giáo là sự rèn luyện trong hòa bình – và đạo đức Phật giáo đóng vai trò bảo vệ nền hòa bình này. Khi cảm giác thoải mái, hài hòa và bình tĩnh ngày càng sâu sắc với việc thực hành, chúng ta bắt đầu hiểu những lựa chọn đạo đức tác động đến trải nghiệm hòa bình của chúng ta như thế nào và chúng ta thấy rằng năm giới luật Phật giáo bảo vệ hạnh phúc của chúng ta.

Vì chúng ta thường xuyên nói chuyện và giao tiếp với người khác nên giới thứ tư – tránh nói sai – đặc biệt phù hợp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sống theo giới luật này bảo vệ chúng ta và những người mà chúng ta tiếp xúc, khỏi bị tổn thương, phản bội và xung đột do vọng ngữ. Việc tránh nói sai thúc đẩy một xã hội hoà hợp và sự tin tưởng giữa các cá nhân mà sự hòa hợp xã hội phụ thuộc vào. Nó cũng hỗ trợ nền tảng của thực hành Phật giáo, nền tảng của cuộc sống của chúng ta dựa trên những gì là sự thật. Dưới đây là giành cho  những ai  có động cơ  đi trên con đường hòa bình và tự do, hoặc hướng ngược lại.

Trung thực là chìa khóa để thực hành chánh niệm. Không thể có thực hành chánh niệm nếu không nhìn nhận một cách trung thực những gì chúng ta đang trải qua. Vọng ngữ can thiệp vào mục đích và sức mạnh của chánh niệm. Mặt khác, nói thật – tức là “chánh ngữ” – giữ cho chúng ta trong dòng chảy của chánh niệm, và việc  giao tiếp có cơ hội hòa hợp với điều tốt đẹp nảy sinh thông qua thành ý của chúng ta..

Trạng thái điềm tĩnh, thư thái và an lạc cung cấp cho chúng ta những cơ sở tham chiếu quan trọng để sống theo giới thứ tư. Tương tự như cách một tấm vải sạch sẽ để lộ vết bẩn mới tốt hơn một tấm vải đã thấm đầy bụi bẩn, tâm trí bình tĩnh sẽ làm nổi bật sự kích động tốt hơn tâm trí bất an. Bởi vì nói dối kích động người nói dối, tâm trí thanh thản có thể tiết lộ cách mà sự không trung thực làm xáo trộn chất lượng cuộc sống nội tâm của chúng ta.

Vọng ngữ liên quan đến sự căng thẳng, gò bó và thu hẹp tâm trí, và nó thường tạo ra cảm giác sợ hãi bị phát giác. Nó cũng có thể dẫn đến mối căng thẳng về việc tiếp tục nói dối. Khi nói dối, chúng ta tạo ra khoảng cách với người khác vì không trung thực, ngăn cản khả năng xây dựng mối quan hệ dựa trên sự chân thành và hiểu biết lẫn nhau. Hơn nữa, nói dối để lại di chứng xấu hổ và cảm giác tội lỗi sớm muộn cũng phải trải qua.

Những động cơ chung cho việc nói dối – tham lam, thù địch và sợ hãi – mang lại sự bất an cho tâm trí và trái tim của chúng ta. Đôi khi chúng được gọi là “cảm xúc phiền não” vì nỗi đau mà chúng gây ra. Vọng ngữ không giải phóng chúng ta khỏi những trạng thái phiền não này; nếu bất cứ điều gì, nó tăng cường sức mạnh cho chúng .

Trong khi tránh những hậu quả tiêu cực này có thể là lý do đủ để tránh nói sai sự thật, cam kết với giới thứ tư cũng có thể hỗ trợ trong việc duy trì trạng thái an lạc dễ dàng có thể tồn tại trong chúng ta. Trải nghiệm về sự ổn định và an lạc có thể được thỏa mãn và nuôi dưỡng sâu sắc. Khi chúng ta đang trải qua những trạng thái như vậy, chúng ta nên cẩn thận để không đánh mất chúng quá dễ dàng, đặc biệt là bằng cách làm hoặc lời nói  mà sau này chúng ta có thể hối tiếc. Khi chúng ta tự biết rằng việc vọng ngữ làm xáo trộn sự bình yên của chúng ta, chúng ta có động lực lớn hơn để tránh nói sai. Theo cách này, giới thứ tư không chỉ là phòng bệnh để tránh phiền não; nó là một loại thuốc bổ hỗ trợ sức khỏe của chúng ta.

Tránh nói sai không có nghĩa là chúng ta phải nói điều gì đó chỉ vì nó đúng. Sự thật có thể gây tổn thương, và điều quan trọng là phải tính đến tác động của lời nói của chúng ta đối với người khác. Giáo lý Phật giáo nhấn mạnh rằng sự thật chỉ nên được nói ra nếu nó kịp thời, hữu ích và được chuyển đạt với thiện ý. Điều này có nghĩa là lời nói trung thực phải kết hợp với trí tuệ – với khả năng của chúng ta để phân biệt bối cảnh, mục đích và hậu quả có thể xảy ra của những gì chúng ta nói.
Trí tuệ được nuôi dưỡng bởi các trạng thái an lạc. Khi chúng ta bị kích động, vội vàng hoặc bốc đồng, thật khó để trở nên khôn ngoan. Chúng ta không có thời gian hoặc tinh thần để trí tuệ hoạt động. Chúng ta ít có khả năng nhận ra khi nào nói là hữu ích, hay không, và ít có khả năng biết điều gì là đúng hoặc không đúng.

Thực tế là sự khôn ngoan hoạt động tốt hơn khi chúng ta bình yên, chắc chắn là một động cơ chính đáng để bảo vệ sự an lạc của chúng ta. Và trong khi các yếu tố khác nhau góp phần vào việc duy trì hòa bình an lạc. Cam kết với giới thứ tư – không vọng ngữ – có thể đặc biệt hữu ích khi nói đến đời sống xã hội. Sự quan tâm và chăm sóc liên tục cần thiết để “tránh nói sai” giúp chúng ta phát triển khả năng tỉnh táo, sáng suốt và không có lời nói ép buộc. Nó đòi hỏi phải dừng lại đủ lâu – để nhận ra những gì chúng ta sắp nói trước khi chúng ta nói ra. Nó cho phép chúng ta cân nhắc lý do mình muốn nói một điều gì đó.

Giới luật Phật giáo không phải là những quy tắc đạo đức bắt buộc. Tuy nhiên, chỉ bắt buộc nếu chúng ta muốn bảo vệ sự an lạc cá nhân lẫn mọi người chung quanh. Sự bình an, bình tĩnh, mãn nguyện và sáng suốt của chúng ta càng lớn, chúng ta càng có nhiều thứ đáng để bảo vệ khỏi sự kích động do nói dối. Tương tự, sự hòa hợp giữa các cá nhân, tình bạn và sự tin cậy của chúng ta càng lớn, thì những điều này càng đáng được bảo vệ khỏi những hậu quả khó lường của việc dối gạt người khác.

Đây là một lý do tại sao những người tham gia vào các thực hành chiêm nghiệm, chẳng hạn như thiền định, có xu hướng coi trọng hành vi đạo đức. Biết quá rõ những gì được-mất thông qua hành vi phi đạo đức, họ hiểu rằng họ tốt hơn hết là sống có đạo đức. Khi nói đến lời nói, họ biết tốt hơn hết là không nên dối với bất kỳ ai, kể cả chính họ.

Fourth Precept: Protecting the Peace

By Gil Fronsdal | Insight Meditation Center

Fundamentally, Buddhist practice is a training in peace — and Buddhist ethics serve as a protection of this peace. As our sense of ease, harmony, and calm deepen with our practice, we begin to understand how our ethical choices impact our experience of peace, and we see that the five Buddhist precepts safeguard our well-being.

Because we so frequently talk and communicate with others, the fourth precept — avoiding false speech — is particularly relevant in our daily lives. Living by this precept protects us, and those we interact with, from the hurt, betrayal, and conflict that come from lying. Avoiding false speech promotes social concord and the interpersonal trust that social harmony depends on. It also supports the foundation of Buddhist practice, which bases our lives on what is true. For those who are motivated to walk a path of peace and freedom, opposite direction.

Honesty is key to mindfulness practice. There can be no mindfulness practice without honestly acknowledging what we are experiencing. Telling lies interferes with the purpose and power of mindfulness. On the other hand, speaking truthfully — i.e., “mindfulness out loud” — keeps us in the flow of mindfulness, and our communications have the chance to be in harmony with the goodness that arises through careful attention.

States of calm, relaxation, and peace provide us with important reference points for living by the fourth precept. In the same way that a clean cloth will better reveal a new stain than a cloth that’s already saturated with dirt, a calm mind will better highlight mental agitation than a mind that is unsettled. Because lying agitates the person who lies, a peaceful mind can reveal the way dishonesty disturbs the quality of our inner life.

Lying involves a tension, tightness, and narrowing of the mind, and it often produces a fear of being caught. It can also lead to a stressful preoccupation with keeping the lie going. When we lie we create distance from others because dishonesty blocks our ability to build relationships based on genuine rapport and mutual understanding. Furthermore, lying leaves a legacy of shame and guilt to be experienced sooner or later.

The common motivations for lying — greed, hostility, and fear — bring their own unease to our minds and hearts. Sometimes these are called “afflictive emotions” because of the pain they cause. Lying doesn’t free us from these afflictive states; if anything, it strengthens them.

While avoiding these negative consequences can be reason enough for avoiding false speech, a commitment to the fourth precept can also be supportive in maintaining states of peace and ease that may exist within us. Experiences of settledness and peace can be deeply satisfying and nourishing. When we are experiencing such states, it’s good to take care not to lose them too easily, especially by doing or saying things we might later regret. When we know for ourselves that telling a lie disturbs our peace we have greater motivation to avoid lying. In this way, the fourth precept is more than preventive medicine for avoiding affliction; it is a tonic that supports our well-being.

Avoiding false speech does not mean we have to say something just because it is true. The truth can be hurtful, and it is important to take into account the impact our words have on others. Buddhist teachings emphasize that the truth should only be told if it’s timely, useful, and delivered with goodwill. This means that truthful speech should work together with wisdom — with our ability to discern the context, purpose, and the likely consequences of what we say.

Wisdom is nurtured by states of peace. When we are agitated, in a hurry, or impulsive, it’s hard to be wise. We don’t have the time or the mental bandwidth to take into account the range of information that wisdom needs to function. We’re less likely to recognize when speaking is useful or not, and less likely to know what is or isn’t true.

The fact that wisdom operates better when we’re peaceful is certainly a good reason to protect our peace. And while various factors contribute to remaining peaceful, the commitment to the fourth precept can be particularly useful when it comes to our social life. The care and ongoing attention needed to “avoid false speech” develops our ability to be mindful, discerning, and free of compulsive speech. It entails pausing just long enough — perhaps imperceptibly to others — to recognize what we are about to say before we say it. It allows us to investigate the reasons we want to say something.

Buddhist precepts are not obligatory moral rules. They are, however, required if we want to safeguard both our personal and interpersonal peace. The greater our peace, calm, contentment, and clarity, the more we have something that is worth protecting from the agitation that results from lying. Similarly, the greater our interpersonal harmony, friendships, and trust, the more these are worth safeguarding from the disruptive consequences of deceiving others.

This is one reason why people who engage in contemplative practices, such as meditation, tend to value ethical behavior. Knowing all too well what is lost through unethical behavior, they understand they are better off being ethical. When it comes to speech, they know they are better off not deceiving anyone, including themselves.