Hãy gọi đúng tên tôi
đừng bảo ngày mai tôi đã ra đi
bởi vì chính hôm nay tôi vẫn còn đang tới
hãy ngắm tôi thoát hình trong từng phút từng giây
làm đọt lá trên cành xuân
làm con chim non cánh mềm chiêm chiếp vui mừng trong tổ mới
làm con sâu xanh trên cuống hoa hồng
làm gân viên ngọc trắng tượng hình trong lòng đá.
tôi còn tới để khóc để cười
để ước mong để lo sợ
sự xuất nhập của tôi là hơi thở
nhịp sinh diệt của tôi cũng là tiếng đập một lần của hàng triệu trái tim
tôi là con phù du thoát hình trên mặt nước
và là con chim sơn ca mùa xuân về trên sông đón bắt phù du
tôi là con ếch bơi trong hồ thu
và cũng là con rắn nước trườn đi tìm cách nuôi thân bằng thân ếch nhái
tôi là em bé nghèo Ouganda, bao nhiêu xương sườn đều lộ ra, hai bàn chân bằng hai ống sậy
tôi cũng là người chế tạo bom đạn
để cung cấp kịp thời cho các dân tộc Á Phi
tôi là em bé mười hai bị làm nhục nhảy xuống biển sâu
tôi cũng là người hải tặc sinh ra với một trái tim chưa biết nhìn biết cảm
tôi là người đảng viên cao cấp, cầm quyền sinh sát trong tay
và cũng là kẻ bị coi là có nợ máu nhân dân đang chết dần mòn trong trại tập trung cải tạo
nổi vui của tôi thanh thoát như trời xuân, ấm áp cỏ hoa muôn lối
niềm đau của tôi đọng thành nước mắt, ngập về bốn đại dương sâu
hãy nhớ gọi đúng tên tôi
cho tôi được nghe một lần tất cả những tiếng tôi khóc tôi cười
cho tôi thấy được nỗi đau và niềm vui là một
hãy nhớ gọi đúng tên tôi
cho tôi giật mình tỉnh thức
và để cho cánh cửa lòng tôi để ngỏ
cánh cửa xót thương
“Đừng bảo ngày mai tôi đã ra đi”, câu này nghe như là tiếng vọng của câu “ngày mai tôi đã đi rồi” trong bài Khứ Lao. Theo tôi, bài này diễn tả được cái nhìn siêu ngã, một cái nhìn có thể thiệt sự khơi mở được đại – bi – tâm, như thầy đã diễn đạt trong Nẻo Về Của Ý.
Có lẽ bài này cho chúng ta thấy được thế nào là hành động trên lập trường Bát Nhã. Chia ra hai phía thù và bạn để mà tranh đấu, đó chưa phải thực sự là hành động phát xuất từ đại bi tâm. Chúng ta ai cũng có thể thương được con ếch, nhưng ít ai thương được con rắn nước. Con ếch bị con rắn nước nuốt, nhưng chính con ếch cũng không sống được nếu chính nó không nuốt những sinh vật khác nhỏ hơn. Hành động như thế nào để “không ghét cả những kẻ ác” như kinh Bát Đại Nhân Giác dạy mới thật là hành động của người bồ tát. Kẻ ác kia cũng cần được cứu độ, cũng nằm trong lĩnh vực hoá độ của bồ tát.
Mỗi một cái tên chỉ nhốt được một mảnh vụn của sự sống. Gọi đúng tên tôi thì tất cả đều lên tiếng một lần. Chỉ có sự thức tỉnh mới mở được cánh cửa của đại bi tâm.
Nguồn: Làng Mai
Please Call Me by My True Names – Thich Nhat Hanh
Don’t say that I will depart tomorrow —
even today I am still arriving.
Look deeply: every second I am arriving
to be a bud on a Spring branch,
to be a tiny bird, with still-fragile wings,
learning to sing in my new nest,
to be a caterpillar in the heart of a flower,
to be a jewel hiding itself in a stone.
I still arrive, in order to laugh and to cry,
to fear and to hope.
The rhythm of my heart is the birth and death
of all that is alive.
I am the mayfly metamorphosing
on the surface of the river.
And I am the bird
that swoops down to swallow the mayfly.
I am the frog swimming happily
in the clear water of a pond.
And I am the grass-snake
that silently feeds itself on the frog.
I am the child in Uganda, all skin and bones,
my legs as thin as bamboo sticks.
And I am the arms merchant,
selling deadly weapons to Uganda.
I am the twelve-year-old girl,
refugee on a small boat,
who throws herself into the ocean
after being raped by a sea pirate.
And I am the pirate,
my heart not yet capable
of seeing and loving.
I am a member of the politburo,
with plenty of power in my hands.
And I am the man who has to pay
his “debt of blood” to my people
dying slowly in a forced-labor camp.
My joy is like Spring, so warm
it makes flowers bloom all over the Earth.
My pain is like a river of tears,
so vast it fills the four oceans.
Please call me by my true names,
so I can hear all my cries and my laughter at once,
so I can see that my joy and pain are one.
Please call me by my true names,
so I can wake up,
and so the door of my heart
can be left open,
the door of compassion.
Thich Nhat Hanh tells the story of the poem:
After the Vietnam War, many people wrote to us in Plum Village. We received hundreds of letters each week from the refugee camps in Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, and the Philippines, hundreds each week. It was very painful to read them, but we had to be in contact. We tried our best to help, but the suffering was enormous, and sometimes we were discouraged. It is said that half the boat people fleeing Vietnam died in the ocean; only half arrived at the shores of Southeast Asia.
There are many young girls, boat people, who were raped by sea pirates. Even though the United Nations and many countries tried to help the government of Thailand prevent that kind of piracy, sea pirates continued to inflict much suffering on the refugees. One day, we received a letter telling us about a young girl on a small boat who was raped by a Thai pirate.
She was only twelve, and she jumped into the ocean and drowned herself.
When you first learn of something like that, you get angry at the pirate. You naturally take the side of the girl. As you look more deeply you will see it differently. If you take the side of the little girl, then it is easy. You only have to take a gun and shoot the pirate. But we can’t do that. In my meditation, I saw that if I had been born in the village of the pirate and raised in the same conditions as he was, I would now be the pirate. There is a great likelihood that I would become a pirate. I can’t condemn myself so easily. In my meditation, I saw that many babies are born along the Gulf of Siam, hundreds every day, and if we educators, social workers, politicians, and others do not do something about the situation, in twenty-five years a number of them will become sea pirates. That is certain. If you or I were born today in those fishing villages, we might become sea pirates in twenty-five years. If you take a gun and shoot the pirate, you shoot all of us, because all of us are to some extent responsible for this state of affairs.
After a long meditation, I wrote this poem. In it, there are three people: the twelve-year-old girl, the pirate, and me. Can we look at each other and recognize ourselves in each other? The title of the poem is “Please Call Me by My True Names,” because I have so many names. When I hear one of the of these names, I have to say, “Yes.”
No comments:
Post a Comment