Monday, September 18, 2023

Viên Linh: Tuệ Sỹ, Tù Đày và Quê Nhà

 


Nhà thơ Viên Linh (Ảnh: Uyên Nguyên)

Trong các nhà tu hành trẻ tuổi hồi thập niên ’70, khuôn mặt của Tuệ Sỹ, vóc dáng của một hiền giả, nhìn vào, nói tới, là nhìn vào, nói tới một tinh thần, một phong cách sáng lạn. Hồi ấy, ảnh hưởng truyện kiếm hiệp Kim Dung còn mạnh, Võ Lâm Ngũ Bá từ Anh Hùng Xạ Điêu thấy xuất hiện ngoài đời. Những phụ nữ tác xác được gọi là Kim Bà Bà, Ghen tuông lườm nguýt thành Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược, Đào hoa vợ nọ con kia thành Đoàn Chính Thuần. Ngốc Tử gặp may thành Đoàn Dự. Hèn hạ nịnh nọt len vào chốn cao sang thành Vi Tiểu Bảo. Năm vị anh hùnh trấn võ lâm, đem vào gia phả Vạn Hạnh, có Trung Thần Thông Vương Trùng Dương Thượng Tọa Minh Châu, Viện trưởng; Bắc Cái Hồng Thất Công Bùi Giáng; Nam Đế Ngô Trọng Anh; Tây độc Phạm Công Thiện, và Đông tà Tuệ Sỹ.

Những lần lui tới Vạn Hạnh, tôi tiếp xúc với hầu hết chư vị tăng ni ở đây, người nào trong mắt nhìn của một ký giả, tôi cũng có thể đùa rỡn, ngoại trừ Đông tà. Trong ngũ bá Vạn Hạnh, tôi kính trọng Thầy Minh Châu, anh Ngô Trọng Anh, giao du với Tây độc Phạm Công Thiện, nhưng với Đông tà Tuệ Sỹ, lòng tôi cứ trùng xuống, nói năng nhẹ đi, và cái nhìn của tôi không còn sắc cạnh nữa. Đi tu như Sân Đại đức, tôi dư sức thành chánh quả. Hành thiền như Si phương trượng, tôi không có hạnh Bồ tát, song cũng không hèn mà không trụ trì nổi một cảnh chùa nhỏ ven sông. Tuệ Sỹ vượt lên trên những tăng chúng thường gặp. Con người ấy là con người thật, và còn vượt hơn cả cái thật của con người. Con người ấy, tuy vậy, một lần giận tôi, ngồi mãi ở Tòa soạn Thời Tập mà nói, chỉ vì tôi đã đăng một bài thơ anh dịch chưa xong, mà coi như xong rồi.

Lúc ấy, cùng với các anh Đỗ Khánh Hoan, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Hữu Hiệu, Cao Huy Khanh, Lê Tài Điển, và Trùng Dương, Tuệ Sỹ đứng trong bộ Biên Tập của Thời Tập, hậu thân của Khởi Hành các năm trước.

Khoảng 1984, lúc ở Hoa Kỳ, nghe tin Hà Nội vây hãm chùa Già Lam, nghìn trùng xa cách, tôi biết ngay Tuệ Sỹ lâm nạn. Ngày 30 tháng 9, 1988, vị chân tu ấy bị họ lên án tử hình, cùng học giả Trí Siêu Lê Mạnh Thát, các cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Phan Văn Trí, Tôn Thất Kỳ, và 17 vị khác thuộc Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam và Lực Lượng Việt Nam Tự Do. Tôi nhờ giáo sư Đỗ Đình Tuân dịch cho một bài thơ của bạn tôi qua tiếng Anh, Mười Năm Cuộc Lữ, thực hiện ngay một bản tin bằng tiếng Anh, và mang lên đọc trong một Đại hội của Văn Bút Hoa Kỳ ở Los Angeles. Tôi đọc nguyên văn bản của Tuệ Sỹ, và anh Trịnh Y Thư sau đó đọc bản dịch Anh ngữ. Văn Bút Quốc tế qua tài liệu do bà Jeanne-Leedom Arckeman, lúc ấy là Chủ tịch Văn Bút Hoa Kỳ ở Miền Tây chuyển lên giùm, đã can thiệp tích cực vào vụ Chùa Già Lam. Cũng vụ này, Tạp Chí Văn Học làm một số đặc biệt vào ba tháng sau, và tôi đã dành lấy việc trình bày cái bìa, và làm ba đoạn thơ cảm khái, với nhan đề Trí, Tuệ.

Nhà Lý Văn Lang Công Uẩn ôi!
Bao nhiêu thế kỷ đã qua rồi?
Thăng Long rồng hiện xem bờ cõi
Cửa mở Già Lam thả phượng chơi.
Mỏng mảnh như mây gió thổi về
Vén tầm vô hạn xuống bờ mê
Gác chuông Trí, Tuệ kinh vừa giảng
Dưới đáy trần gian quỉ kéo đi.

Vẫn tiếng sông sầu róc rách trôi
Bến Vàng lớp lớp mộng lôi thôi
Vung tay Sỹ hận hề, tung sách
Chữ nghĩa nghìn trang, Trí vá trời.
(Viên Linh, Văn Học, số 35.12.1988 – tr18)

Trong cuộc sống xô bồ với giấy mực của tôi, Tuệ Sỹ như một băng hồ. Băng hồ ấy có thể đóng đá, song lại bốc hơi. Hơi ấm của băng hồ. Nói nhỏ nhẹ, nói như viết, anh không nói thừa. Anh cũng không cao giọng, dù trong lòng không vui.

– Anh đọc lại đi. Tôi đã dịch xong đâu.

Tuệ Sỹ ngồi im, hai tay đặt lên hai thành ghế, cả người lọt thỏm trong chiếc ghế gỗ màu gụ của Tòa soạn Thời Tập, cũng là văn phòng nhà in Phúc Hưng của anh em chúng tôi ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn.

– Tôi nghĩ xong rồi. Xong rồi anh mới đưa tôi đăng chứ?

– Tôi đưa anh đọc.

– Tôi thấy hay thì đăng.

Câu này hình như làm cho tác giả TRIẾT HỌC VỀ TÁNH KHÔNG giận. Một lần nữa anh bảo tôi đọc lại đi, xem có phải là thơ không, mà tôi đem đăng lên Thời Tập.

Trong quan điểm một Chủ bút, tôi vẫn chủ trương thơ của các tác giả vô danh, thì phải hay mới đăng được, còn bài của những người có tên tuổi, thì có làm sao, tôi vẫn đăng, trừ phi nguệch ngoạc quá tay (vì các tác giả có tên tuổi sẽ chịu trách nhiệm về bài biết của họ, còn với tác giả vô danh, người chịu trách nhiệm chính là người chọn bài đăng.) Cho nên nếu lấy thơ loại B mà ký Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, tôi vẫn đăng. Và Bài Vua Tần Uống Rượu Tuệ Sỹ dịch thơ Lý Hạ, không lý gì tôi không đăng. Khoảng 1973, 74, Tuệ Sỹ đã rất có uy tín.

Đọc lại, quả có thấy thiếu vần. Đoạn một, tôi nói có thể coi là có vần trắc, do hai chữ cực và chữ biếc, nghe tương tự đồng âm. Đoạn hai chắc chắn có vần, do hai chữ tình ở câu trên, và sênh ở câu dưới. Đoạn ba tôi đồng ý không có vần, nhưng nối với đoạn hai, thì chữ canh đi với chữ sênh, coi là đồng âm. Đoạn bốn tôi đồng ý không có vần, nhưng không sao. Còn hai câu kết…

Tuệ Sỹ giận lắm. Tôi thấy hai bàn tay anh nổi xanh trên tay ghế. Anh nói gì đó không còn nhớ nguyên văn, song đại ý là như thế mà coi là có vần được à. Tôi nói như không có vần thì có điệu, coi như thơ tự do. Toàn bài, đối với anh chưa hoàn tất, nhưng đối với tôi, tôi thấy hay. Tôi thấy anh tức giận thực sự, ngồi im bặt thật lâu.

Nguyễn Đức Sơn từng nổi giận tại Tòa soạn Thời Tập, la hét như người kinh phong, đi qua đi lại, hai đầu gối nhấc cao, làm cho tà áo lam gẫy khúc, khi tôi đăng thơ anh dọc theo chiều gáy tờ báo, nghĩa là phải quay 90 độ mới đọc được, song Tuệ Sỹ giận thì như mặt hồ đóng băng. Im lặng. Tĩnh chết. Một lúc sau anh đứng dậy ra về, không nói gì hết. Giận vậy thôi, trước là Khởi Hành (1969-1972) và sau là Thời Tập (1973-1975) vẫn là hai tờ tạp chí đăng tải nhiều sáng tác nhất của Tuệ Sỹ, trong có ít nhất là hai bài thơ hay: Sơ Huyền (Tang thương một giải tóc thề), Mơ Tuổi Vàng (Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ / bài thơ làm Bùi Giáng choáng váng) và ba truyện ngắn, tùy bút xuất sắc: Truyện Chuyến Xe Đò Cao Nguyên về một “cuộc lữ nhỏ” trên đường Pleiku; truyện Sư Thiện Chiếu về “cuộc lữ lớn” của một nhà sư dựng nước; hay Quỉ Thi của Lý Hạ…

Nhà Đại Đức về rồi, tôi ngồi đọc lại bài Vua Tần Uống Rượu, quả có thấy là chưa hoàn tất, nhưng nhất định hay thì vẫn hay. Tháng 4.1998, tôi lên Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ sao lại bài này, lúc về lại California thì bị mất cắp ở phi trường Fort Worth, Texas. Tháng 12.1998, tôi trở lại Hoa Thịnh Đốn sao chép một lần thứ hai, và bản sao thu nhỏ như phía trên. Với tôi giờ này đọc lại, vẫn thấy hay như thường.

Dịch thơ, là dịch cho nổi ý tác giả; dịch đúng vần mà không đạt ý thì đâu phải là dịch hay? Đó là thơ mình mượn ý của người. Tần Vương kỵ hổ du bát cực mà dịch là Vua Tần cưỡi cọp chơi tám cực thì hay quá rồi còn gì nữa. Vừa đối chữ, vừa chỉnh thanh. Kiếm quang chiếu không không tự bích. Ánh kiếm chỉ trời trời tự biếc thì hết ý, ai có thể dịch hay hơn? Hai chữ không không dịch thành hai chữ trời trời, đâu phải ai cũng dịch được? Hy Hòa xao nhật pha lê thanh dịch là Hy Hòa rung mặt nhật rộng tiếng pha lê thì đúng nghĩa, tuy rằng phải them chữ mặt và chữ rộn.

Câu dưới, Kiếp hôi phi tận mà dịch là Kiếp tro bay hết thì còn gì hay hơn? Cổ kim bình thì ta không cần dịch cũng được, cứ để cổ kim bình, ai mà không biết? Nhà tu này thật khó tính.

Để xem trong những bài khác, Tuệ Sỹ dịch như thế nào.

Bài Thu Lai của Lý Hạ:

Đồng phong kinh tâm tráng sĩ khổ
Suy đăng lạc vĩ đề hàn tố
Thùy khan thanh giản nhất thiên thơ
Bất khiển hoa trùng phấn không đố
Tư khiên kim dạ trường ưng trực
Vũ lãnh hương hồn điếu khách thơ
Thu phần quỉ xướng bảo gia thi
Hận huyết thiên niên thổ trung bích

Tuệ Sỹ dịch nghĩa:

Gió heo may rợn hồn tráng sĩ
Lạnh se da, dế rỉ đèn lu.
Dở trang bóng chữ lờ mờ
Mấy rây mọt phấn ơ hờ điểm hoa.
Buồn ray rứt kéo ra ruột thẳng
Khóc người thơ, mưa lạnh hồn ma
Tanh hôi giọng quỉ trên gò
Máu hờn thiên cổ xanh mồ cỏ thu.
(Tuệ Sỹ, Thời Tập, 1973)

Như dịch giả ghi chú, đây chỉ là dịch nghĩa. Dịch giả dùng thể song thất lục bát, hai câu bảy, rồi một câu lục một câu bát. Câu thứ ba có hai chữ tuyệt vời: Bóng Chữ. Phải chăng nhà thơ Lê Đạt ở Hà Nội đã đọc bài này trước khi in tập thơ Bóng Chữ cách đây vài năm?

Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độn
Treo gót hài trên mái tóc vào thu…
(Tuệ Sỹ, Mười Nam Trong Cuộc Lữ)

Cho tới nay, kể cả những bài thơ đầu tiên đăng trên Tạp chí Tư Tưởng, năm 1970, Tuệ Sỹ chỉ mới cho phổ biến được khoảng dưới 10 bài thơ. Thời gian ở tù, ông có chuyển ra ngoài một số bài, song ít người được đọc.

Dâng nhúm cơm tù phạm
Cúng dường Đấng Tối Cao
Cõi Đời đằmmáu hận
Nâng chén nước mắt trào.
(Tuệ Sỹ, Cúng Dường)

Thơ Tuệ Sỹ giai đoạn đầu cho người đọc thấy một pha trộn kỹ thuật của người đã đọc nhuần nhuyễn VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH của Nguyễn Du và CUNG OÁN NGÂM KHÚC của Nguyễn Gia Thiều. Cũng có cả CHINH PHỤ NHÂM của Đặng Trần Côn. Đó là những Truyện Thơ. Thơ có chuyện để kể.

Các nhà thơ Miền Nam thập niên ’70 ít người dùng đến thể thơ truyện, như tám chữ hay song thất lục bát; Tuệ Sỹ dùng một đôi lần thể song thất, phần lớn dùng thể tám chữ. Trong 10 bài đã phổ biến của ông, ta hãy đọc:
Này đêm rộng như khe rừng cửa biển
Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa
(Không Đề – Tạp chí Tư Tưởng bộ mới, số 8, 12.1970)

Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độn
Treo gót hài trên mái tóc vào thu.
(Mười Năm Trong Cuộc Lữ, Tư Tưởng)

Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
(Tôi Vẫn Đợi)

Chuyện đã kể rồi hồng hoang lững thững
Vẫy tay chào nối gót chẳng buồn trông
(…)
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi (trên) đồi hoang.
(Mơ Tuổi Vàng, Khởi Hành)

Thơ tám chữ, bản chất là thơ kể. Bài thơ tám chữ được nhắc nhở nhiều nhất thời Tiền chiến là bài Nhớ Rừng của Thế Lữ:
Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh Hoài Chân, Hoa Tiên, 1968)

Sau 1954, Đinh Hùng là vua thơ tám chữ ở Miền Nam:
Lòng đã khác, ta trở về Đô Thị
Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa.
(Bài Ca Man Rợ)

Ta thường có từng buổi sầu ghê gớm
Ở bên Em-Ôi biển sắc rừng hương!
(Kỳ Nữ)

Nhà thơ Viên Linh và Thầy Hạnh Viên đang trò chuyện,
nhắc lại những kỷ niệm về Thầy Tuệ Sỹ
 
(Ảnh: Uyên Nguyên)

Trong lớp các thi sĩ lúc ấy, Tuệ Sỹ nổi lên với những bài thơ tám chữ mênh mang, kể những chuyện từ tâm thức hồng hoang xáo trộn với thời thế nhiễu nhương, trong đó những hình ảnh bát ngát nhất là núi rừng, dòng sông cạn, triều dâng, nước chảy, nước lũ, bờ bến lạ, ghềnh đá dựng, suối trăng, tóc xa xưa, tóc huyền, tóc vào thu, tóc cũ, tóc trắng, nói mộng, viễn mộng, cuộc lữ… Nếu thơ Phạm Thiên Thư đầy màu xanh hoa vàng của một thiên nhiên êm đềm thì thơ Tuệ Sỹ phiêu hốt hùng vĩ với màu đá, màu rừng già khô lạnh, thác ghềnh, và một mái tóc sơ huyền. Đó là những thiên nhiên khác.

Thơ tám chữ không ẻo lả như lục bát. Tuệ Sỹ nhỏ người, mà rất cứng cỏi. Lời thơ ông không là lời nói xuông xẻ, êm tai, mà là khối tâm sự ngổn ngang. Trước hết, nghĩ về mình, có thể ông nghĩ như sau:
Như cánh hải âu cuối trời biển lộng
Bồng bềnh bay theo cánh mỏng ngàn đời…

Cánh hải âu ấy hay bay lượn trên một bờ biển hoang vu, tìm nét hồng trong đá xám, kiếm huyền nhiệm trong biểu dâu hưng phế:
Chiều lắng đọng thênh thang ghềnh đá dựng
Những nỗi buồn nhân tế cũng phôi pha.
Màu nhiệm nào đằng sau bao hủy diệt
Mà nụ hồn vừa nở thắm ven khe.

Nếu cho mình là cánh chim, thì cánh chim Tuệ Sỹ thấy thiên nhiên đất trời vô cùng khắc nghiệt:
Hàng thạch thảo dọc thiên đường tàn úa
Tháng ngày qua thoáng hắt bóng trên đồi
Con chim sớm bay tìm từng hạt lúa…

Một buổi sáng nghe chim buồn đổi giọng
Người thấy ta xô dạt bong thiên thần.

Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2, 1943 tại Paksé, Lào, nguyên quán Quảng Bình, Trung phần, Việt Nam, qui y Phật từ thuở đồng nhi, tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Phật Học Sàigòn năm 1964 và Viện Đại Học Vạn Hạnh năm 1965, phân khoa Phật học. Được đặc cách bổ nhiệm Giáo sư thực thụ Viện Đại Học Vạn Hạnh từ năm 1970 nhờ những công trình nghiên cứu và những khảo luận Triết học có giá trị hết sức cao, như ĐẠI CƯƠNG VỀ THIỀN QUÁN, TRIẾT HỌC VỀ TÁNH KHÔNG (Sunyavada), (An Tiêm Saigon, 1970). Rất giỏi chữ Hán, rành chữ Pháp, chữ Anh, đọc được chữ Pali và chữ Phạn. Ông cũng đọc hiểu tiếng Đức, nghiên cứu kỹ Heideger và Hoelderlin. Cuốn THIỀN LUẬN nổi tiếng của D.T Suzuki bản Việt ngữ là do ông dịch.

Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật giáo nguyên thủy và Đại thừa, đọc và nghiên cứu Tô Đông Phap từ nguyên tác, để lại một tác phẩm chan hòa tính thơ: TÔ ĐÔNG PHA, NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG (Ca Dao Saigon, 1973). Những lúc rảnh, ông chơi dương cầm. Ông làm nhiều thơ, viết một số truyện ngắn đặc sắc, phần lớn đăng trên Tạp chí Khởi Hành (1969-1972) và Thời Tập (1973-1975), khi đứng tê trong Bộ Biên Tập tạp chí này. Ông cũng là Chủ bút Tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Vào ngày 1 tháng 4, 1984, Thượng Tọa Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cùng giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và 19 Tăng ni, sĩ quan cũ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bị kết án mưu võ trang lật đổ chính quyền và trong phiên tòa kéo dài nhiều ngày cuối tháng 9,1988, ngày 30 ông bị lên án tử hình cùng giáo sư Lê Mạnh Thát. Cộng sản nói có tìm thấy võ khí trong Chùa Già Lam.

Do sự tranh đấu tích cực của các Cơ quan Nhân quyền Quốc tế, trong có Hội Ân Xá Quốc Tế và Văn Bút Thế Giới, cũng như Ủy ban Tranh đấu cho Quyền Làm Người Việt Nam v.v.., Hà Nội phải giảm án xuống còn chung thân khổ sai, đem giam Tuệ Sỹ tại trại A.20 tại Phú Yên. Tháng 10, 1994, cùng 200 tù nhân, ông tham gia biểu tình đòi gặp phái đoàn Liên Hiệp Quốc và thực hiện các quyền khác, nên bị Hà Nội đày ra Bắc.

Những lời tuyên bố của người tù lương tâm Tuệ Sỹ, tại Tòa Án, cũng như khí phách kiên cường lúc trong tù, là gương sang chói lọi, và niềm tự hào của Phật giáo: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc”. (trích theo Hòa Thượng Thích Mãn Giác). Năm 1998, Hà Nội thả Thượng tọa, cùng với một số người khác. Trước đó, ông tuyệt thực trong tù. Trước khi thả, họ muốn Tuệ Sỹ ký vào lá đơn Xin Khoan Hồng để gởi lên ông Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, Tuệ Sỹ trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi”. Họ nói không viết đơn thì không thả. Tuệ Sỹ không viết, và tuyệt thực. Họ phải thả ông, sau 10 ngày tuyệt thực. Hôm đó là ngày 1.9,1998.

Sáng hôm sau, lúc 10 giờ 45, Thượng tọa Tuệ Sỹ được đưa lên tàu hỏa về Nam. Thượng Tọa ngồi suốt 36 tiếng đồng hồ trên tàu thì không thể chịu đựng thêm, vì rất yếu sau 10 ngày không ăn ở trong tù. Ông xuống Nha trang, vào Phật học viện Hải Đức.

Thượng Tọa Tuệ Sỹ tuyệt thực một mình, không có tổ chức, báo chí không biết. Ông tuyệt thực “để khẳng định mình”. Như ông nói. Ít lâu sau, Hà Nội lại ra lệnh ông phải về chốn cũ, là Chùa Già Lam ở Gia Định, chứ không được ở lại Hải Đức. Ông từ chối, viết một lá thư gửi nhà cầm quyền Hà Nội, nói một là ở Hải Đức, hai là vào tù trở lại. Tin này có loan trên báo chí hải ngoại.

Trước sau, tác giả Những Phương Trời Viễn Mộng đã bị giữ trong nhà tù Cộng sản 14 năm. Giữa tháng 4.1999, Hòa thượng Quảng Độ đề cử Thượng Tọa Tuệ Sỹ làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo.

Hình bóng thiên nhiên khắc nghiệt, mà hình bóng con người cũng không hơn. Chia xa, mất hút. Kể cả con người ấy là mẹ:
Mẹ già thôi khóc cho thân phụ
Lại khóc cho đời ta phiêu linh

Con người trong thơ Tuệ Sỹ không được thể hiện bằng vóc dáng, dung nhan, cặp môi, khoé mắt, tiếng cười, giọng nói. Con người trong thơ Tuệ Sỹ chỉ là mái tóc. Có cả năm bảy mái tóc trong tâm thức Ðông tà:
Tang thương một giải tóc huyền
Bãi dâu ngàn suối mấy miền hoang vu.
Gởi thân gió cuốn sa mù
Áo xanh cát trắng trời thu muộn màng
Chênh vênh hoa đỏ nắng vàng
Gót xiêu dốc núi vai mang mây chiều
Tóc huyền loạn cả nguyên tiêu
Lãng du ai ngỡ cô liêu bạc đầu
(Sơ Huyền, Khởi Hành)

Xưa xanh lên tóc huyền sương nặng
Trong giấc mơ lá dạt xa bờ.
(Mùa Mưa Cao Nguyên, Khởi Hành)

Bờ bến lạ chút tự tình với bóng
Mây lạc loài ôi tóc cũ ngàn năm
Nào đâu nữa tóc em như gió cuốn
Người ra đi tâm sự với hoàng hôn

Tượng đồng tạc bóng cô liêu
Trời xanh tóc trắng bao nhiêu chuyện rồi
Này đêm rộng như khe rừng cửa biển
Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa
(Không Ðề, Tư Tưởng)

Mái tóc trong thơ Tuệ Sỹ phải chăng là bờ môi nhục cảm trong thơ Xuân Diệu, vì Xuân Diệu không sợ tiếp xúc; phải chăng là con mắt đắm đuối của Hàn Mặc Tử, vì Hàn Mặc Tử không thể đụng chạm; hay đó là bàn tay trong thơ Lưu Trọng Lư, vì Lưu Trọng Lư ngại chia phôi?

Mái tóc trong thơ Tuệ Sỹ phải chăng là bờ vai của Huy Cận, vì Huy Cận muốn tựa đầu; là xiêm áo của Bích Khê, vì Bích Khê suốt đời mong một dáng tầm xuân, một tấm thân kiều diễm? Mái tóc của Tuệ Sỹ phải chăng là bàn chân của Ðinh Hùng, vì Ðinh Hùng luôn luôn quì dâng, sùng bái? Là lưng mềm của Vũ Hoàng Chương, bởi Vũ Hoàng Chương thích riết đôi tay, tiến đôi chân? Mái tóc ấy là gì? Một thục nữ? Một giai nhân? Những câu hỏi ấy đêm nay tôi chẳng thể trả lời, chỉ biết mái tóc trong thơ Tuệ Sỹ chưa chắc là có thật, mà có thật; chưa hẳn là không, mà vẫn không. Mái tóc ấy, biết đâu chẳng phải là một phương trời viễn mộng, cái viễn mộng thanh cao của một thị giả thích ngắm nhìn đất đỏ, áo xanh, cỏ vàng, đêm đen, nụ hồng, và tóc? Mái tóc ấy nhất định là người, song là ai? Hay chẳng là ai cả, mà chỉ là những đổi thay trong Cuộc Lữ, từ lúc mưa xanh tới nắng hạ, từ hồng hoang tới tàn úa thiên đường?

Và, tâm thức ấy, vì sao lại nhìn thấy tù ngục, như trong bài Tôi Vẫn Ðợi:
Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng
Trong bóng tối hận thù tha thiết mãi
Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng.

Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió
Màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa
Nhìn hun hút cho dài thêm Lịch Sử
Dài con sông tràn máu lệ Quê Cha…

Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ
Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương
Người ở lại với bàn tay bạo chúa
Cọng lau gầy trĩu nặng bóng tà dương.

Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu
Rồi khép lại hàng mi về cõi mộng
Như sương mai như bóng chớp mây chiều.

Bài thơ trên quả là Một lần định như sao ngàn đã định. Ðịnh từ một Cái định của ngàn sao, của không hư. Của 14 năm tù đày. Cho Quê Hương và Ðạo Pháp.

5.1999
VIÊN LINH
Khởi Hành

Friday, September 15, 2023

Thị Nghĩa Trần Trung Đạo: Có Một Vầng Trăng Vẫn Đợi Chờ

 

Tuần lễ này 18 năm trước, tháng 9, 2005, tôi đến Nam California để giới thiệu tập 3 tác phẩm Tâm Bút, Giấc Mơ Việt Nam và Thơ Trần Trung Đạo. Vì là buổi giới thiệu tác phẩm nên ban tổ chức chỉ gởi thư cung thỉnh một số tôn đức lãnh đạo văn hóa của giáo hội hay cùng có một Quê hương Quảng Nam Đà Nẵng với tôi đến tham dự. Hòa Thượng Thích Hành Đạo, người Quảng Nam, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Tổng Vụ Trưởng Văn Hóa, đều quang lâm tham dự.

Anh Lê Văn Thạnh, Hội trưởng Hội Cựu Sinh Viên Đại Học Vạn Hạnh, cung thỉnh Hòa Thượng Thích Mãn Giác với tư cách Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh và cũng là thi sĩ Huyền Không, tác giả của bài thơ “Nhớ Chùa” viết từ năm 1949.

Nhưng Thầy có thân bệnh nên không đến được. Thầy viết trên giấy một tin nhắn và nhờ anh hội trưởng trao lại. Tôi nhớ rõ dòng chữ của Thầy “Đạo ơi, thầy bịnh quá, không thể đến được, con gởi cho thầy một tập thơ.” Dĩ nhiên tôi gởi ngay.

Thầy trò chúng tôi sau cơn bão đã gặp lại nhau trong tang lễ của Huynh trưởng Viên Lạc Phạm Gia Bình năm 1993. Từ đó mỗi khi Thầy về thăm chùa Phật Giáo Việt Nam tại Boston tôi đều đến đảnh lễ và thầy trò kể lại chuyện xưa. Chùa Pháp Hoa nơi thầy trú bên kia hẻm 220 Trương Minh Giảng, văn phòng Phó Viện Trưởng rộng và nhộn nhịp ở tầng một, nụ cười hiền hòa, giọng Huế đọc thơ nhẹ nhàng của Thầy. Trong không gian Vạn Hạnh ngày đó tràn ngập thơ và thơ. Bên cạnh Vũ Hoàng Chương, Trụ Vũ, Tuệ Sỹ, Hoài Khanh, Bùi Giáng, Trần Đới v.v… còn có Huyền Không.

Ta từ sinh tử về chơi
Ngồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăng
Thân ta là giải đất bằng
Tâm ta là nước sông Hằng mênh mông.
(Thơ Huyền Không, tức HT Mãn Giác)

Hôm đó cầm lá thư ngắn của Thầy, tôi cảm động nhưng không biết đó là tin nhắn cuối cùng. Sáng ngày 13 tháng 10, 2006, tôi nhận được tin Thầy ra đi và ngồi xuống viết bài thơ dưới đây để kính tiễn giác linh Thầy chúng tôi:

THẦY ĐÃ ĐI RỒI
(Kính tiễn Giác Linh Hòa Thượng Thích Mãn Giác, Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh)

Thầy đã đi rồi buổi sáng nay
Giọt sương vừa rụng giữa bàn tay
Tiếng chuông thiền tịnh ngân chưa dứt
Mà học trò xưa vĩnh biệt thầy
Thầy hết đau rồi, tâm thảnh thơi
Hết buồn nhân thế chuyện đầy vơi
Thong dong nhẹ bước qua bờ giác
Trả lại buồn vui lẫn khóc cười
Thầy đã về thăm phố Huế mơ
Thuyền Từ chở nặng một hồn thơ
Huế ơi mấy độ trăng tròn khuyết
Có một vầng trăng vẫn đợi chờ
Thầy đã đi rồi thương nhớ thôi
Ngàn năm bóng hạc trắng lưng trời
Dẫu xưa đã biết không là có
Sao vẫn buồn, nghe chiếc lá rơi
Thầy đã đi rồi, qua bến sông
Bài thơ năm đó khắc trong lòng
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”

Trần Trung Đạo
Boston, Hoa Kỳ 13-10-2006

Thursday, September 7, 2023

Krissy Pozatek | Tâm Thường Định dịch Việt: 5 Bài Học Cha Mẹ Có Thể Học Được Từ Đạo Phật

 

Khi Phật giáo tiếp tục phổ biến trong văn hóa phương Tây, một số nguyên tắc nhất định đã được đưa vào các cuộc thảo luận về cách trở thành cha mẹ tốt hơn. Những ý tưởng về “Thiền” và “từ bi”, và tất nhiên, “chánh niệm” xuất hiện trong ý tưởng chúng ta dễ dàng nhất. Nhưng những khái niệm này thực sự có ý nghĩa gì trong thực tế?

Là tác giả của cuốn sách nuôi dạy con lấy cảm hứng từ Phật giáo có tựa đề Nuôi dạy con mạnh mẽ, tôi cực kỳ quan tâm đến việc tích hợp những triết lý mạnh mẽ của Phật giáo vào việc nuôi dạy con cái hàng ngày. Một trong những mục tiêu chính trong phương pháp của tôi là giúp trẻ trưởng thành về mặt cảm xúc và khả năng phục hồi cảm xúc, đồng thời làm cho cuộc sống hàng ngày của cha mẹ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Điều này không có nghĩa là lúc nào cũng bình yên và tĩnh lặng. Đó là về việc thay đổi mối quan hệ của chúng ta với những thách thức mà việc nuôi dạy con cái mang lại. Đó là trải nghiệm mọi cảm xúc mà không có phản ứng.

Dưới đây là năm nguyên tắc thiết yếu lấy cảm hứng từ Phật giáo sẽ giúp bạn trong hành trình nuôi dạy con cái.

1. Nhận thức rằng tâm trí ổn định là tâm trí mạnh mẽ.

Theo đạo Phật, cuộc sống luôn thay đổi. Và vì lý do đó, sự ổn định không đến từ hoàn cảnh bên ngoài, mà đến từ cách chúng ta liên hệ với những hoàn cảnh luôn thay đổi: chúng ta có thể chọn cách trau dồi một tâm trí ổn định.

Hầu hết chúng ta đều có trạng thái tinh thần tăng giảm dựa trên các sự kiện hàng ngày mà chúng ta cho là “tốt” hay “xấu”: một cái ôm và nụ cười từ con gái bạn là tốt, trong khi bị kẹt xe và đi họp muộn là xấu. Phật giáo khuyến khích bạn đối mặt với mọi sự việc với tâm bình thản. Mọi thứ vẫn như cũ và bạn tự tạo cho mình cảm giác mạnh mẽ sâu sắc khi chấp nhận điều đó. Bạn có thể dạy điều này cho trẻ bằng cách tự làm mẫu. Thực hành thiền là một cách tuyệt vời để phát triển tâm trí ổn định.

2. Đưa khái niệm vô thường vào cuộc sống của bạn.

Trong nền văn hóa của chúng ta, hầu hết chúng ta đều né tránh ý tưởng rằng mọi thứ luôn thay đổi. Chúng tôi thích thói quen, thói quen và sự nhất quán. Nhưng có một trí tuệ tuyệt vời trong quan niệm của Phật giáo rằng mọi sự vật đều chuyển động không ngừng, và nói rộng ra là vô thường.

Không phải để bi quan, nhưng cái chết là một phần của việc này. Mọi sinh vật đều chết; nó chỉ đơn giản là chu kỳ tự nhiên của cuộc sống. Chúng ta có thể dạy điều này cho trẻ em không phải như một điều gì đó đáng sợ mà bằng cách thừa nhận quá trình tự nhiên của cuộc sống – cho dù đó là hoa héo, quả bí ngô thối hay lá rụng vào mùa thu.

Ở mức độ thường ngày hơn, chúng ta có thể học cách chấp nhận thay vì sợ hãi trước sự thay đổi. Chúng ta có thể dạy con mình rằng thay đổi là điều tự nhiên và cách tốt nhất để giải quyết vấn đề vô thường là biết ơn mỗi ngày vì mỗi ngày đều khác nhau và độc đáo. Lòng biết ơn có thể được coi là trái ngược với quyền lợi.

3. Học cách chấp nhận sự lo lắng.

Người Phật tử biết rằng vì vô thường mà nỗi lo lắng tiềm ẩn luôn tồn tại. Lo lắng không phải là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn, nó là một trải nghiệm khi sống trong một thế giới vô thường. Vì vậy, đây không phải là cảm giác mà chúng ta có thể “sửa chữa” ở bản thân cũng như ở con cái mình. Lo lắng là cảm xúc bình thường mà mỗi con người đều cảm thấy và nỗi đau khổ xung quanh nó sẽ tan biến khi chúng ta thừa nhận và chấp nhận nó.

4. Đơn giản chỉ cần chú ý đến cảm xúc của con bạn, mọi cảm xúc.

Phật giáo khuyến khích chúng ta chú ý đến những biến động của cuộc sống và nhận biết những gì đang diễn ra. Vì lý do này, cảm xúc không phải là “tốt” hay “xấu”. Người Phật tử nhận ra bản chất của cảm xúc: những sứ giả mang thông tin về thời điểm chúng ta đang diễn ra.

Biết rằng cảm xúc dâng trào và biến mất, chúng ta có thể dạy trẻ học cách xử lý cảm xúc theo cách tự nhiên nhất – đó là hiện diện và trải nghiệm chúng cho đến khi chúng qua đi. Cha mẹ không cần phải làm gián đoạn quá trình này để khắc phục hoặc thay đổi cảm xúc.

5. Hãy tin tưởng rằng con bạn có khả năng kiên cường.

Trong cuộc sống hàng ngày luôn có sự mất mát và thất vọng. Nhiều bậc cha mẹ ngày nay nâng niu và bảo vệ con mình khỏi những khó khăn của cuộc sống, và đây là bản năng tự nhiên. Tuy nhiên, tôi khuyến khích các bậc cha mẹ hãy cho phép con mình đối diện “bất trắc”.

Những cuộc đấu tranh cho sự an toàn là những thất vọng và thất bại bình thường hàng ngày xung quanh bài tập ở nhà, xung đột giữa anh chị em, bạn bè, quy tắc, công việc, v.v. Khi trẻ được phép đấu tranh, chúng có nhiều khả năng bắt đầu giải quyết vấn đề và xây dựng khả năng phục hồi trước những thăng trầm của cuộc sống mà không cần hoặc không muốn được cha mẹ giải cứu.

Có một bài giảng Phật giáo tuyệt vời của Shanti Deva, một tu sĩ Phật giáo thế kỷ thứ tám. Ông ấy đã nói điều gì đó như thế này: Khi bạn bước đi trên mặt đất, đôi chân của bạn có nguy cơ bị đứt. Bạn có thể trải da ở bất cứ nơi nào bạn đi bộ, hoặc thay vào đó quấn da quanh chân và làm một đôi giày da đanh.

Khi chúng ta lo toang với tư cách là cha mẹ, chúng ta đang đặt tấm da để bảo vệ con cái khỏi bất trắc của cuộc sống, nhưng thay vì như vậy, hãy dạy chúng tự làm giày da để chúng có thể tự vượt qua các chướng ngại vật và xây dựng khả năng phục hồi tự nhiên của riêng mình.

_______________

Krissy Pozatek, MSW, là tác giả, nhà trị liệu và chuyên gia nuôi dạy con cái. Cô là tác giả của cuốn sách Nuôi dạy con mạnh mẽ: Hướng dẫn lấy cảm hứng từ Phật giáo để nuôi dạy những đứa trẻ kiên cường về mặt cảm xúc và Quá trình song song: Phát triển cùng với trẻ vị thành niên hoặc trẻ trưởng thành trong quá trình trị liệu. Sau một thập kỷ làm nhà trị liệu nơi hoang dã, Pozatek đã xác định các khái niệm và kỹ năng mà trẻ em đạt được ở nơi hoang dã và tích hợp chúng vào việc nuôi dạy con cái hàng ngày để trẻ có thể thích nghi và kiên cường hơn. Bạn có thể truy cập trang web của cô ấy tại Parallel-Process.com hoặc KrissyPozatek.com. Hoặc trên Twitter tại @krissypozatek.

Source:

5 Lessons All Parents Could Learn From Buddhism

By Krissy Pozatek, MSW

As Buddhism continues to increase in popularity in Western culture, certain principles have entered the discourse of how to be a better parent. The ideas of being “Zen” and “compassionate,” and, of course, “mindful” come most readily to mind. But what do these concepts really mean in practice?

As the author of a Buddhist-inspired parenting book entitled Brave Parenting, I’m extremely interested in integrating the powerful philosophies of Buddhism into everyday parenting. One of the principle goals of my method is to enable children’s emotional maturation and emotional resilience, while also making the everyday life of being a parent a whole lot easier.

Let me say that this does not mean being peaceful and calm all the time. It’s about changing our relationship to the challenges parenting presents. It’s about experiencing all emotions without reactivity.

Here are five essential Buddhist-inspired principles that will help you in your parenting journey.

1. Recognize that a stable mind is a powerful mind.

According to Buddhism, life is constantly in flux. And for that reason, stability doesn’t come from external circumstances, but from the way we relate to constantly-changing circumstances: we can choose to cultivate a stable mind.

Most of us have mental states that rise and fall based on daily events that we perceive as “good” or “bad”: a hug and smile from your daughter is good, while getting stuck in traffic and being late for a meeting is bad. Buddhism encourages you to meet all events with equanimity. Things just are, and you give yourself a profound sense of power in accepting that. You can teach this to kids by modeling it yourself. A meditation practice is a great way to develop a stable mind.

2. Invite the concept of impermanence into your life.

In our culture, most of us shy away from the idea that things are constantly changing. We like routine, habit, consistency. But there’s great wisdom in the Buddhist notion that all things are in constant motion, and by extension, impermanent.

Not to get morbid, but death is part of this. All living things die; it’s simply the natural cycle of life. We can teach this to kids not as something scary, but by acknowledging the natural process of life — whether it is flowers wilting, a pumpkin rotting or leaves falling in autumn.

On a more everyday level, we can learn to accept, rather than fear, change at large. We can teach our kids that change is natural and that the best way to work with impermanence is to be grateful for everyday because every day is different and unique. Gratitude can be thought of as the opposite of entitlement.

3. Learn to be OK with anxiety.

Buddhists know that because of impermanence an underlying anxiety always exists. Anxiety is not a sign that something is wrong, it is an experience of being alive in an impermanent world. So this is not a feeling we can “fix” in ourselves, nor in our kids. Anxiety is a normal emotion every human feels and our suffering around it dissipates when we acknowledge and accept it.

4. Simply pay attention to your child’s emotions, all emotions.

Buddhism encourages us to pay attention to life’s fluctuations, and noticing what is. For this reason, emotions are not “good” or “bad.” Buddhists recognize emotions for what they are: messengers with information about the moment we are in.

Knowing that emotions rise up and fall away, we can teach kids to learn to process their emotions in the most natural way — which is staying present and experiencing them until they pass. Parents do not need to interrupt this process to fix or change feelings.

5. Trust that your child is resilient.

In everyday life, there is loss and disappointment. Many parents today cushion and protect their children from the sharp edges of life, and this is a natural instinct. However, I challenge parents to allow their kids to have “safe” struggle.

Safe struggles are normal everyday disappointments and setbacks around homework, sibling conflicts, friends, rules, chores, and soon. When kids are allowed to struggle they are more likely to begin to problem-solve and build up resilience to life’s ups and downs, without needing or wanting to be rescued by a parent.

There is a great Buddhist teaching by Shanti Deva, an eighth century Buddhist Monk. He said something like this: When you walk on the Earth your feet may get cut. You can either lay down hides of leather wherever you walk, or instead wrap leather around your feet and make a pair of moccasins.

When we hover as parents, we are laying down leather to protect kids from life, rather than teaching them to make their own moccasins so they can navigate their own obstacles and build up their own natural resilience.

Monday, September 4, 2023

Jenna Sundell | Tâm Quảng Nhuận: Làm việc như một Phật Tử | Buddhist Work

 

Ngay cả khi chúng ta trúng số hoặc có quỹ tín thác, chúng ta vẫn nên làm việc. Chúng ta có thể không gọi đó là công việc, nhưng cơ thể không thể không vận động. Trừ khi chúng ta hòa tan trong sự im lặng của thiền định, chúng ta sẽ luôn làm công việc này hay công việc khác. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta có thể sử dụng những khoảnh khắc làm việc này để giải phóng tâm trí khỏi phiền não.

Người Phật tử không làm việc chỉ để kiếm sống. Công việc và mọi hành động là một phương tiện để tinh luyện ý thức, làm phẳng đi những khía cạnh thô ráp của bản ngã và nới lỏng gốc rễ của đau khổ: sự dính mắc với danh vọng.

Tất nhiên, chúng ta cần nuôi dưỡng cơ thể của mình khi sống trên thế gian, nhưng chỉ cần đáp ứng những nhu cầu và ham muốn vật chất sẽ dẫn đến nhiều ham muốn hơn, dẫn đến sự ràng buộc sâu sắc hơn. Chúng ta có thể quan sát những người đã thành công trên quy mô lớn và thấy việc thỏa mãn mọi mong muốn cuối cùng khiến người ta cảm thấy thiếu thốn sâu sắc. Nhiều người giàu có và quyền lực cố gắng giải quyết cảm giác đau khổ khó diễn tả này bằng cách làm việc chăm chỉ hơn để đạt được nhiều của cải và quyền lực hơn nữa. Lòng tham bóp méo sự tập trung của họ, và ảo tưởng chiếm giữ, khiến họ tích lũy ngày càng nhiều của cải vật chất trong một chu kỳ sợ hãi và thỏa mãn không bao giờ kết thúc. Một số dùng đến ma túy và các phương tiện đánh lạc hướng khác thông qua các giác quan, về cơ bản là trốn tránh chính bản thân họ. Ngay cả những người chưa đạt được thành công vật chất đáng kể cũng trở thành nạn nhân của những cái bẫy này.

Một số ít đảm nhận các mối quan tâm xã hội, cống hiến sức lực và nguồn lực của mình để giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Nếu họ tránh được sự cám dỗ coi mình như một vị cứu tinh, họ có khả năng tận dụng sự cho đi vị tha, điều này luôn dẫn đến niềm vui.

Với phương pháp làm việc của Phật giáo, chúng ta coi làm việc là cơ hội để học hỏi và mở rộng nhận thức. Nếu có thể, chúng ta sẽ tìm kiếm công việc thách thức chúng ta và buộc bộ não phải hoạt động. Ngay cả với những nhiệm vụ đơn giản hoặc lặp đi lặp lại, chúng tôi vẫn đánh giá công việc cần thực hiện và xem xét các phương pháp hiệu quả nhất. Bài tập thư giãn trí não này theo thời gian giúp bạn thiền dễ dàng hơn và ghi nhớ những khái niệm dường như khác nhau trong đầu. Chúng ta cho phép ý thức của mình mở rộng để mọi thứ chúng ta làm đều trở thành cơ hội kết nối với môi trường và nhiệm vụ như một phần mở rộng của bản thân, nơi cuối cùng chúng ta hòa đồng với công việc.

Thông qua hoạt động của mình, chúng ta cũng chuyển sang cái mà ta hay gọi là máy đánh bóng đá, một thiết bị dùng để đánh những viên đá thô ráp và xỉn màu để chúng đập vào nhau cho đến khi mịn và sáng bóng. Trong bất kỳ xã hội nào, chúng ta đều có điều kiện để nhìn thế giới theo một cách nhất định. Chúng ta cũng được sinh ra với những đặc điểm tính cách nhất định. Sự kết hợp giữa các đặc điểm về điều kiện và tính cách này dẫn đến những khía cạnh sắc bén trong cái tôi: phần trong chúng ta luôn bám sát và khẳng định mình đúng. Nhu cầu phải đúng này xuất hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm khó chịu, cảm giác bị tổn thương, tức giận, thất vọng và chán nản. Trong quá trình tương tác với người khác, đặc biệt là trong tình huống làm việc không phải lúc nào cũng có lựa chọn bỏ đi mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng, chúng ta chú ý đến thời điểm tóc của mình bị xù lên. Thay vì phản ứng, chúng ta quan sát khi những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau nổi lên và cho phép chúng dạy chúng ta về những khía cạnh khó khăn của mình. Đơn giản bằng cách quan sát và nhận thức được những gì đang xảy ra bên trong chúng ta, các cạnh sắc bén bắt đầu mòn đi. Cuối cùng, những điều khiến chúng ta bận tâm dường như không còn quan trọng nữa.

Quan điểm coi công việc như một quá trình không quan tâm đến kết quả (vô cầu) sẽ dẫn tới việc nới lỏng gốc rễ của đau khổ: sự dính mắc vào danh tướng. Tất cả chúng ta đều nghĩ chúng ta là ai đó. Sự khác biệt giữa người bình thường và người giác ngộ là người giác ngộ không tin vào suy nghĩ đó, trong khi người bình thường thì có. Công việc mang lại cho chúng ta cơ hội tuyệt vời để trở thành người mà người khác cần chúng ta trở thành và làm bất cứ điều gì cần làm vào lúc này. Hầu hết mọi người tiếp cận một hoạt động với suy nghĩ “Tôi muốn làm điều này” hoặc “Tôi không muốn làm điều này” và tùy theo từ không có trong câu mà họ sẽ thích thú hoặc coi thường hoạt động đó. Tu tập theo đạo Phật cho phép chúng ta buông bỏ ý thức về cái “tôi” và nhìn nhận công việc một cách rõ ràng. Nếu chúng ta không có kỹ năng, chúng ta sẽ học chúng hoặc giao nhiệm vụ cho người có kỹ năng. Nếu thấy nhiệm vụ đó khó chịu, chúng ta tận dụng cơ hội để tìm hiểu về sự vướng mắc đã trói buộc chúng ta. Giống như tất cả sự dính mắc, nếu chúng ta nhìn nó một cách thành thật mà không có sự hấp dẫn hay đẩy lùi đủ lâu, nó sẽ tan biến.

Ngay cả khi chúng tôi trúng số hoặc có quỹ tín thác, chúng tôi vẫn nên làm việc. Chúng ta có thể không gọi đó là công việc, nhưng cơ thể không thể không vận động. Trừ khi chúng ta hòa tan trong sự im lặng của thiền định, chúng ta sẽ luôn làm nhiệm vụ này hay nhiệm vụ khác. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta có thể sử dụng những khoảnh khắc làm việc này để giải phóng tâm trí khỏi phiền não.

Buddhist Work

 

Even if we have won the lottery or have a trust fund, we work. We may not call it work, but the body cannot help but act. Unless we are dissolved in the silence of meditation, we are always doing one task or another. From the Buddhist point of view, we can use these moments of work to free the mind from suffering.

Buddhists do not work to earn a living. Work, and all action, is a means to refine consciousness, smooth the rough edges of the ego, and loosen the root of suffering: attachment to identity.

Of course we need to support our bodies while we live in the world, but simply fulfilling material needs and desires leads to more desires, which leads to deeper bondage. We can observe those who have succeeded on a grand scale and see fulfillment of all desire eventually leaves one feeling a deep lack. Many who have great wealth and power try to resolve this difficult to place feeling of suffering by working harder to gain even more wealth and power. The greed distorts their focus, and delusion takes hold, driving them to amass more and more material goods in a never-ending cycle of fear and satiation. Some resort to drugs and other means of distraction through the senses, essentially hiding from their very self. Even those who have not achieved significant material success fall prey to these traps.

A few take up social concerns, devoting their energy and resources to helping the less fortunate. If they avoid the temptation to see themselves as a savior, they have the potential to tap into selfless giving, which always leads to joy.

With the Buddhist approach to work, we see activity as an opportunity to learn and expand our consciousness. If possible, we’ll seek out work that challenges us, and forces the brain to stretch. Even with simple or repetitive tasks, we appraise the work to be done and consider the most efficient methods. This brain stretching exercise over time makes it easier to meditate and to hold seemingly disparate concepts in the mind. We allow our consciousness to expand so everything we do becomes an opportunity to connect with the environment and the tasks as an extension of our self, where we ultimately become the work.

Through our activity, we also jump into what I like to call the rock polisher, a device that tumbles rough and dull stones so they smash against each other until smooth and shiny. In any society, we are conditioned to see the world in a certain way. We are also born with certain personality traits. This combination of conditioning and personality traits leads to sharp edges on the ego: the part of us that digs in our heels and insists we are right. This need to be right appears in many forms, including annoyance, hurt feelings, anger, frustration, and despondency. During our interactions with others, especially in a work situation where there is not always the option to walk away without severe consequences, we pay attention to when our feathers get ruffled. Instead of reacting, we watch as the different emotions and thoughts rise to the surface and allow them to teach us about our rough edges. Simply by watching and being aware of what is happening within us, the sharp edges begin to wear away. Eventually the things that bothered us do not seem all that important.

This view of work as a process with no concern for the result leads to the loosening of the root of suffering: the attachment to identity. We all think we are someone. The difference between the average person and the Enlightened is the Enlightened don’t believe the thought, while the average person does. Work gives us the wonderful opportunity to become what others need us to be, and do whatever needs to be done in the moment. Most people approach an activity with the thought of “I want to do this” or “I don’t want to do this” and depending on the word not in that sentence, they either enjoy or despise the activity. Buddhist practice allows us to let go of the sense of “I” and see the work clearly. If we don’t have the skills, we either learn them or pass the task onto someone who does. If we find the task unpleasant, we use the opportunity to learn about the attachment that caught us. Like all attachments, if we look at it honestly without attraction or repulsion long enough, it dissolves.

Even if we have won the lottery or have a trust fund, we work. We may not call it work, but the body cannot help but act. Unless we are dissolved in the silence of meditation, we are always doing one task or another. From the Buddhist point of view, we can use these moments of work to free the mind from suffering.

Sunday, August 20, 2023

VP. Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống: Thư Khánh Chúc Ngày Về Nguồn

 

GIÁO HI PHT GIÁO VIT NAM THNG NHT
VIN TĂNG THNG
______________

VĂN PHÒNG CHÁNH THƯ KÝ

THƯ KHÁNH CHÚC NGÀY HỘI VỀ NGUỒN

Kính lễ Thập phương hiện tiền Đại Đức Tăng-già,
Kính lễ Chư Tôn Trưởng Lão,
Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng-già,

Nhân dịp Ngày Hội Về Nguồn, thay mặt Chư Tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Quốc nội, tôi kính cẩn gởi đến Chư Tôn Trưởng Lão đang hành đạo, hóa đạo tại Hải ngoại, cùng bốn chúng đệ tử, thành ý khánh chúc Ngày Hội Về Nguồn sung mãn nguồn Pháp lạc vô biên từ ân đức gia trì hộ niệm của Thập phương Chư Phật, Chư Đại Bồ-tát. Ước mong từ Về Nguồn, trong ý nghĩa sâu xa của nó, chuyển tải nguồn suối trong mát phát xuất từ thể tánh thanh tịnh hòa hiệp của Tăng-già, để bốn chúng đệ tử thấm nhuần hương vị Chánh pháp, tăng trưởng tín tâm bất hoại đối với Phật, Pháp, Tăng và Thánh giới. Trong một thế giới luôn biến động bởi những xung đột quyền lực thống trị và mâu thuẫn giáo nghĩa giữa các tôn giáo rất dễ dàng làm dao động tín tâm của chúng đệ tử Phật, dẫn đến tâm tư hoài nghi, do dự, phân vân giữa Chánh giáo và Tà giáo, không thể phân biệt đâu là giá trị được tán dương bởi Hiền thánh Giác ngộ và đâu là giá trị thế tục được thiết lập bởi tri thức cuồng vọng của thế gian, quyến rũ bằng hư danh và lợi dưỡng.

Trong bối cảnh đảo điên giá trị ấy, Ngày Hội Về Nguồn của Chư Tôn Trưởng Lão cùng bốn chúng đệ tử đang hóa đạo và hành đạo tại Hải ngoại đã và đang ghi đậm trong tâm tư dấu ấn bi kịch lịch sử của Phật giáo Việt Nam trong thời hiện đại. Những người con Phật đã cùng chung cộng nghiệp với dân tộc này, trong đất nước này, đã cùng chung những giai đoạn thăng trầm vinh nhục trong lịch sử, đã cùng hy sinh xương máu để bảo vệ giá trị nhân văn truyền thống dân tộc. Thế nhưng, sau cuộc chiến tàn khốc huynh đệ tương tàn, khi hòa bình vãn hồi trong hy vọng anh em cùng chung huyết thống một lần nữa cùng hòa hiệp để gầy dựng lại những gì đã gãy đổ, xoa dịu vết thương dân tộc gây ra bởi chiến tranh. Bình minh vừa ló dạng, mà dân tộc chưa từng thấy được bóng mặt trời, thì một lớp người vì lẽ sống, lẽ sống cho ấm no và đồng thời cũng là lẽ sống cho những giá trị tinh thần, đã từ giã quê hương để đi tìm quê hương mới, tưởng chừng có thể  thỏa mãn ước vọng chưa định hình về giá trị nhân phẩm, về lý tưởng tự do, nhân bản. Một cộng đồng cùng chung huyết thống tổ tiên mà trong chiến tranh đã bị kích động bởi hận thù giai cấp, mâu thuẫn ý thức hệ; cho đến lúc hòa bình, tình trạng phân hóa dân tộc càng trở nên trầm trọng. Hai bờ Thái Bình Dương rì rào sóng vỗ vẫn đang âm vang mối hận của những oan hồn chưa thể giải thoát khỏi oan khiên lịch sử.

Cùng chung oan khiên lịch sử dân tộc ấy, chúng đệ tử Phật, hàng xuất gia cũng như tại gia, một thời đã cảm thấy khó hành đạo một cách trong sáng trong giáo nghĩa của Đức Thích Tôn mà không bị lạc hướng, đành phải bỏ lại đằng sau các huynh đệ đồng phạm hạnh tự lưu đày trong chính quê hương của mình. Giá trị mới được định hướng bởi ý thức hệ mới, hình thành phẩm giá đạo đức mới với sự rao giảng một trật tự xã hội ưu việt nhất trong lịch sử tiến hóa của xã hội loài người, để được đại khối quần chúng tuyệt đối tin tưởng. Định hướng phát triển của Phật giáo Việt Nam đã được công bố, và là định hướng lịch sử duy nhất: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội. Tiếp theo đó, từ định hướng cơ sở, hiện tượng trăm hoa đua nở của quá nhiều giáo phái Phật giáo, với nhiều đạo sư, thiền sư xuất hiện, tự chứng tỏ là chân truyền giáo lý từ chính Đức Phật. Đại diện duy nhất, tiếng nói duy nhất của Phật giáo Việt Nam hiện tại là Phật giáo theo định hướng chủ nghĩa xã hội, được lãnh đạo bởi Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thông qua các hàng giáo phẩm để tập hợp quần chúng trong sứ mệnh cao cả của Phật giáo Việt Nam.

Phật giáo, từ những lời dạy của Đức Thích Tôn được truyền thừa trên 25 thế kỷ chưa từng xung đột với bất cứ ý thức hệ nào, tín ngưỡng tôn giáo nào. Đức Thích Tôn đã từng tuyên bố: Như Lai không tranh chấp với thế gian, chỉ có thế gian tranh chấp với Như Lai. Những gì kẻ trí trong thế gian nói đó là chân lý, Như Lai cũng nói đó là chân lý. Nhưng cứu cánh giáo nghĩa của Như Lai còn vượt xa hơn thế: cứu cánh giải thoát và giác ngộ. Tuy vậy, khi mà giáo lý thanh tịnh không nhiễm ô bị lu mờ bởi những giá trị thế tục, như vàng giả lưu hành phổ biến thì vàng thật biến mất khỏi thị trường. Cũng vậy, khi mà Tợ pháp hiện hành, Chánh pháp ẩn tàng trong thâm sơn cùng cốc. Phật giáo Việt Nam hiện tại với sự phát triển chóng mặt của nó về các kiến trúc đồ sộ song song với sự phát sanh khá nhiều giáo phái; đó là sự phát triển của căn bệnh béo phì.

Trong đà phát triển như được chứng kiến, Phật giáo Việt Nam đang trong quá trình biến chất trầm trọng. Những người tự nhận sứ mạng hoằng dương Chánh pháp, duy trì mạng mạch truyền thừa của Lịch đại Tổ sư, nếu không duy trì nổi Giáo nghĩa chân truyền từ Đức Phật, được lưu truyền, phiên dịch, giảng giải qua suốt 25 thế kỷ, lan dần từ Đông sang Tây; nếu không ý thức được giá trị cứu cánh mà Đức Thích Tôn đã tuyên thuyết trong suốt 45 năm, không phân biệt những điều hư ngụy và chánh giáo, tự mình diễn giải theo ý riêng, theo trí tuệ kém cỏi, hạ liệt, Phật giáo sẽ chỉ tồn tại như một thứ mỹ phẩm trang điểm cho các tổ chức thế tục, bảo vệ tham vọng quyền lực và quyền lợi thế tục mà thôi.

Mạng mạch Chánh pháp được truyền thừa và quảng bá, như đã được ký thác bởi Đức Thích Tôn, và như đã chứng minh trong lịch sử, thủy chung sở y trên sự tồn tại của Tăng-già. Nhưng nếu mỗi thành viên trong Tăng-già sinh hoạt không tuân một điều luật, một học xứ nào như được quy định trong Giới kinh Ba-la-đề-mộc-xoa, thì sự hòa hợp Tăng-già chỉ là một tổ chức ô hợp, như đàn quạ khi thấy đâu đó có mồi ngon cùng tụ tập lại, kêu la inh ỏi. Thánh điển Tam tạng được lưu truyền, được phiên dịch giảng giải trong nhiều hệ ngôn ngữ khác nhau, là sở y cho Tăng-già làm chỉ nam cho sự hưng thịnh. Từ những giáo nghĩa do Đức Thích Tôn công bố và diễn giải được tập thành Kinh tạng, từ những quy định pháp tắc ứng xử của chúng đệ tử giữa các cộng đồng thế tục được kết tập thành Luật tạng, những giải thích Kinh và Luật trải qua nhiều thế kỷ phát triển trong nhiều quốc độ khác nhau với những truyền thống văn minh dị biệt; đấy là những điều cần làm của bốn chúng đệ tử học đạo, hành đạo và hóa đạo trên nguyên tắc khế lý và khế cơ, vì cứu cánh an lạc của chính mình và của nhiều người.

Kính bạch Chư Tôn Trưởng Lão,

Nhân Ngày Hội Về Nguồn, trong niềm hỷ lạc từ nguồn suối quy nguyên, và cũng trong tưởng niệm những vong hồn oan khuất dưới lớp sóng Thái Bình Dương, chúng đệ tử Phật cũng từ nhân duyên này mà suy tư về sự hưng suy, chánh tín và tà tín của Phật giáo Việt Nam trong vận nước thăng trầm, cùng hòa hợp thành nhất thể thanh tịnh, trong bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già. Trên cơ sở đó để định hướng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam không bị lệch hướng, không bị biến chất để trở thành công cụ của bất cứ thế lực chính trị nào. Phật giáo Việt Nam chỉ có thể tồn tại theo một định hướng duy nhất: cứu cánh giải thoát và giác ngộ.

Thành kính đảnh lễ Chư Tôn Trưởng Lão, và khánh chúc bốn chúng đệ tử trong Ngày Hội Về Nguồn tự thân cảm thọ hương vị giải thoát của Chánh pháp trong sát-na hiện tại cho đến mãi về sau, để trưởng dưỡng thân tâm, kiên cố Bồ-đề tâm, cho đến tận cùng biên tế vị lai cứu cánh giải thoát và giác ngộ.

Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát

Phật Ân tự, mùa An cư,
ngày 01 tháng Bảy, Phật lịch 2567 (16/8/2023)
Thừa ủy nhiệm Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương
Chánh Thư Ký,
kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ