Thursday, January 4, 2018

ĐI DU LỊCH VÀ LÀM NGƯỜI DU KHÁCH

Kỳ Co vẫn còn hoang sơ tại Nhơn Lý cách đây vài năm.
ĐI DU LỊCH VÀ LÀM NGƯỜI DU KHÁCH
Đang đi tung tăng cùng các cô bạn cùng lớp đến từ Philippine, Thái Lan, Bungary đến Áo, gồm Vienna, Innsbruck và Salzburg, được dịp quan sát thêm cuộc sống, con người và đặc biệt là ngành du lịch nơi đây. Rồi một buổi chiều mưa ở Salzburg, nằm trong hostel mà ngẫm nghĩ linh tinh, trong cái đống suy nghĩ hỗn độn, lại liên tưởng đến nước mình, ngày càng có nhiều người có điều kiện đi du lịch, mà chắc vì còn khá mới mẻ, nên đôi khi là người du khách, chưa có nghĩ đến những hệ lụy về hành vi của mình khi đến một điểm mới, được và mất cái gì. Sẵn có những suy nghĩ trong đầu, thì thôi chia sẻ với bạn đọc cùng mối quan tâm.
Trong học thuật thì có nhiều khái niệm về việc di du lịch, nhưng trong bài này xin tạm gác qua góc nhìn hàn lâm, thay vào là quan niệm giản đơn dựa trên chiêm nghiệm của bản thân. Tôi nghĩ đi du lịch, hiểu đơn giản là đi đến một vùng đất lạ để tâm trí và cơ thể tách rời với lối sống hằng ngày, hay nói cách khác là thay đổi lối sống trong thời gian ngắn, với mục đích cơ bản là thư giãn, tìm sự cân bằng, tạo nguồn sống cho bản thân. Nghĩ rằng động cơ đi du lịch là vô chừng, nhưng nhìn chung là để trãi nghiệm cái mới mẻ mà thường ngày không có, và cảm nhận bằng mọi giác quan từ chính mình. Việc đi du lịch thường giúp con người cảm thấy tự tin hơn, bởi hiểu biết hơn qua việc tiếp xúc với nhiều kiểu người, hoàn cảnh, văn hoá, cũng là một loại thách thức bản thân cho ra kế hoạch, sáng kiến, học ngôn ngữ mới, hay đối mặt với điều bất ngờ khác nhau. nhờ vậy, người càng đi du lịch, thì càng trở nên” hiểu biết” hơn nhờ thu nạp một khối lượng thông tin mới trong một thời gian ngắn, tất nhiên không ít thì nhiều, con người càng thông thái hơn, và nhờ vậy lựa chọn chính xác hơn. Đi du lịch, giúp ta tiếp thu cái mới, nhìn cuộc sống đa chiều, để xem người khác sống cuộc sống của họ như thế nào trên cùng một bầu trời này, để hiểu được tại sao họ có mà ta không, tại sao ta không mà họ có, để rồi điều chỉnh và sống một đời tốt đẹp hơn. Bởi nên, lợi ích của việc đi đây đi đó là thiết thực, là một khoảng” đầu tư” cho tương lai, là chìa khoá để yêu cuộc sống, tạo động lực làm việc và hoàn thiện bản thân. Cái lợi ích này hiển nhiên, tùy vào cách nghĩ và lựa chọn riêng của từng người. Thật ra mục đích chính của bài này để bàn đến cái thực trạng ngày càng có nhiều người đi du lịch ở nước ta, nhưng lại ít người nhận ra ý nghĩa của chuyến đi, tận dụng nó, và đặc biệt là ý thức nên làm một người du khách như thế nào, với một thái độ như thế nào để đạt được cái mục đích như trên?
Trong cái thời đại văn minh toàn cầu này, khi mà tin tức chỉ sau vài giây là lan toả cả quốc gia, hay khu vực, mỗi hành động của con người có thể bị giám sát bởi ‘công dân toàn cầu” – mạng internet. Việc bay từ lục địa này sang lục địa khác không còn là trở ngại nữa. Theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, lượng du khách quốc tế la hơn 1 tỷ năm 2016, và con số này sẽ tăng không ngừng trong các năm tiếp theo. Các thách thức cho ngành du lịch toàn cầu được bàn luận, như về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bảo về tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến, huấn luyện nhân viên, điều tiết mùa cao điểm, cân bằng các điểm du lịch, ứng dụng công nghệ, v.v. Tuy nhiên, việc bàn luận đến người du khách nên ứng xử như thế nào để cùng giải quyết các vấn đề trên hì hiếm khi nghe đến, trong khi du khách là chìa khoá chính, là nhân tố tạo nên ngành du lịch. Do đó trong bài này, tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ khi tôi đang là người du khách, và cũng là người đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Trong bối cảnh hiện nay người du khách, theo tôi, cần ý thức cho bản thân hai yếu tố ‘hiểu biết’ và ‘có trách nhiệm’. Với nền tảng truyền thông hiện nay, để trở thành một du khách “hiểu biết” thì không khó, thông tin đầy trên mạng, và các công ty Du lịch luôn sẵn sàng tư vấn, nhưng còn vế sau thì sao, đi du lịch như thế nào để có trách nhiệm, và ‘trách nhiệm’ ở đây là gì?
Trước tiên, bàn đến Du khách có hiểu biết, đơn giản là người biết lường trước rủi ro có thể xảy ra, bằng cách cung cấp cho bản thân đầy đủ thông tin liên quan đến chuyến đi: giá cả, thời tiết, đặc điểm cư dân bản địa, những gì nên làm và không nên làm, điểm muốn tham quan, lên ngân sách chuyến đi, phương tiện giao thông, vv…điều này chắc ai cũng biết, nhưng không hẳn ai cũng chịu làm, vì lười đọc thông tin, và vì hàng ngàn lý do khác….tuy nhiên, nên tập cho bản thân thói quen này khi đi du lịch, vừa tránh phiền toái, vừa học thêm nhiều kiến thức mới. Đọc và tìm kiếm thông tin và hai kỹ năng không thể thiếu cho mọi ngành nghề trong thời đại ngày nay, bởi vậy nếu lười, bạn chỉ có thể là một du khách” thiếu hiểu biết” trong hoàn cảnh này, hay đơn giản là không tận dụng hiệu quả thời gian, công sức và tiền bạc sử dụng cho chuyến đi. Ví dụ, trước khi đi, thời tiết là nhân tố quan trọng, nhưng du khách dễ bỏ sót và không kiểm tra thời tiết trong những ngày sắp đến, khi đến nơi trời đổ mưa, nhưng du khách vì không biết nên không mang theo dù, hai trường hợp có thể sảy ra, một là tốn thêm tiền để mua dù, hai là ráng chịu trận mưa để rồi bệnh và có thể ảnh hưởng chất lượng cả chuyến đi, dù lựa chọn thế nào thì kết quả đều không hay, và có thể tránh được. Trên thực tế, thời tiết là yếu tố quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch, mùa cao điểm hay thấp điem một phần là do thời tiết, khí hậu quy định. Nếu một sự kiện hoành tráng mà quên đi yếu tố kiểm tra thời tiết, hay dự đoán sai, có thể dẫn đến huỷ toàn sự kiện chẳng hạn.
Bàn về người khách trách nhiệm (responsible tourist). Nhìn chung, ta thấy người Châu Âu khi đi du lịch từ ăn nói, hành động đều rất từ tốn, họ lắng nghe và quan tâm đến các vấn đề cốt lõi, như văn hóa vùng miền, học vài tiếng địa phương, bỏ rác đúng nơi… đó là hình ảnh của người du khách có trách nhiệm. Thật ra người Âu, người Mỹ đã quen với khái niệm này từ lâu, và họ có lịch sử di du lịch lâu đời từ thời Thomas Cook, ông tổ ngành du lịch, nên đa phần họ biết ứng xử đầy khéo léo và chuẩn mực khi đến vùng đất mới, cụ thể qua các điểm sau:

1- Thể hiện thái độ tôn trọng người dân bản địa qua việc ý thức được sự khác biệt trong văn hoá, để điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân. Ở Châu Âu, du khách Trung Quốc được các chính phủ chào đón vì sức chi tiêu mạnh, nhưng hình ảnh du khách lại không được đánh giá cao trong mắt người dân bản địa chỉ đơn giản vì thói quen nói to nơi công cộng, dù đi theo nhóm đông, hay nhóm lẻ, gọi nhau ý ới, khạc nhổ, chỉ trỏ, và ứng xử cứ như đang ở nước nhà. Người Việt mình cũng không khác biệt là mấy ở phương diện này. Khi đến môi trường hoàn toàn mới, cách tốt nhất là nên quan sát người ta làm nhưng thế nào ở nơi công cộng như tàu điện siêu thị, thì mình theo như thế đó để tránh gây khó chịu cho người xung quanh, không biết thì lịch sự hỏi kèm theo nụ cười thân thiện, không quên cảm ơn dù nguoi ta có biết câu trả lời hay không, đa phần ngừoi bản địa vui vẻ giúp, nhất là với một thái độ thân thiện thì không ai nỡ từ chối.
2- Tôn trọng luật lệ địa phương, XH Châu Âu đa phần quản lý dựa trên tinh thần tự giác, buýt, tàu ít khi kiểm tra vé, hàng hoá bày ra ngoài mà không cần đứng trông, điều này thể hiện con người có niềm tin với nhau, và không có đất cho sự khôn lõi, vặt vãnh. Cách đây không lâu, đọc bài báo về thói ăn cắp vặt của người Việt khi đi học hay du lịch ở nước ngoài mà thật thấy xấu hổ thay. Trên sân quốc tế, mỗi con người là đại diện cho quốc gia, dân tộc mình, nên nếu biết rằng bản thân tham lam, đến mức phạm pháp dù luật pháp nước họ sẽ chỉ phạt, nhưng dòng tít trên báo đài, hay trong ghi chú của cảnh sát, hai từ Việt Nam luôn ở đó. Một trường hợp thì không nói, mười trường hợp như vậy tất nhiên họ phải dè chừng người Việt, nên đừng hỏi vì sao hộ chiếu nước ta không mạnh, người Việt đến hải quan có khi bị dè chừng, câu trả lời cũng một phần từ đây. Tóm lại, vì lợi ích lâu dài cho các thế hệ sau và cho cả hai chữ “Việt Nam” mà hành xử có trách nhiệm khi đi du lịch, đặc biệt là ngoài nước.
3- Có trách nhiệm với môi trường. Thông thường khi đi du lịch, du khách hay có tâm lý dùng thoải mái điện, nước, khăn, vv. trong khách sạn, nhà hàng, với tâm lý ” đã trả tiền rồi, tội gì không sài cho sướng” chính vì vậy ngành du lịch là một trong những ” tội phạm” gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại môi sinh ở nhiều nơi, do rác thải, chất thải, và sử dụng quá nhiều nguồn lưc tự nhiên. Ngừng lại một chút để thấy rằng, dù ở nhà hay đi du lịch, nhiệm vụ của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên là như nhau. Vậy nên, điều tiết thói quen sinh hoạt cho môi trường là ở mọi nơi, có cần thiết phải thay khăn tắm, hay ra giường chỉ sau một lần dùng? Ở nhà liệu chúng ta có giặt ra giường mỗi ngày không? Theo tôi thì nó không chỉ vô ích mà còn lãng phí điện nước và tăng xả thải, chưa kể đến khách càng sài nhiều, chi phí vận hành càng cao, cũng góp phần, đẩy giá dịch vụ lên cao trong dài hạn. Hiện nay, có nhiều khách sạn từ hạn sang đến bình dân cho khách lựa chọn thay hay không thay ra giường, hay chỉ thay ra giường khi được yêu cầu, liệu bạn sẽ nói không để có trách nhiệm với môi trường và để giữ gìn điều kiện sống cho con cháu mai sau?
Chỉ là những suy nghĩ hỗn độn, người đọc có thể đồng tình hay không, dù sao thì trăn trở về một lối sống bền vững giữa con người và thiên nhiên vẫn chỉ là một nhánh sông nhỏ giữa các dòng lớn, của muôn vàng thách thức của người Việt và nhân loại nói chung.
Nguyễn Thị Hồng Hà, Salzburg, Austria

Hong Ha
Student of European Master in Tourism Management. Believing in climate change is existential, human takes responsibility of changing climate. Writing about tourism is my hobby as well as away to make myself useful at the certain points. 
Nguyễn Thị Hồng Hà Tốt nghiệp ngành Quản Trị Du Lịch, Nhà hàng và Khách sạn trường ĐH Hoa Sen. Từng hoạt động trong lĩnh vực tổ chức đua thể thao mạo hiểm, quản lý dự án phát triển cộng đồng tại vườn quốc gia, thiết kế và điều phối chương trình du lịch, phát triển sản phẩm. Là người yêu thích du lịch, thể thao, thiên nhiên và hoạt động bảo vệ môi trường. Hiện đang học chương trình Thạc sỹ Quản trị du lịch Châu Âu (EMTM) ở Đan Mạch, Slovenia và Tây Ban Nha.


Wednesday, January 3, 2018

Three poems by Tue Sy - Translated by Nguyen Ba Chung and Martha Collins


Three poems by Tue Sy, 
translated by Nguyen Ba Chung and Martha Collins

The Years Away

The wind gave you ten long years of wandering
Seeing your country only in its ruin
The Eastern Sea still whispers to white sand
Tales of compassion, the breath of the Truong Son

Ten more years you were silent in the city
Love for the forest brought you close to tears
Arms reached for the sky, the birds’ late chirping
Life adrift, small wings closing up by the road

Ten years later you crossed streams and forests 
Saw your country as bloody abandoned fields
Evening smoke fades like wounded souls
Each river, each stream of blood and tears overflows

For ten years you forgot your reed-thin weakness
On slender shoulders a new country rose 
You bent your head to hear mountain and forest
Chanting the endless love-song of the East

The day you came back to the ancient city
The roads were still shadowed with sorrow’s smoke
Eyes still glint with timeless indignation
As fresh as rain in the borderlands, as true


NHỮNG NĂM ANH ĐI

Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng
Nhìn quê hương qua chứng tích điêu tàn
Triều Đông hải vẫn thì thầm cát trắng
Truyện tình người và nhịp thở Trường sơn

Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị
Yêu rừng sâu nên khóe mắt rưng rưng
Tay anh với trời cao chim chiều rủ rỉ
Đời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường

Mười năm sau anh băng rừng vượt suối
Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang
Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi
Từng con sông từng huyết lệ lan tràn.

Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
Đôi vai gầy từ thuở dựng quê hương
Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Đông phương

Và ngày ấy anh trở về phố cũ
Giữa con đường còn rợp khói tang thương
Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương.


A  Piece of Old Sky

Damp young eyes, sky over old gatherings
A deserted hill, a blue dress no longer blue
Rushing, we suddenly see ourselves wandering
By lamplight telling stories, a fading moon

From cold mountain to sea, forever silent
This stony crest, those salt grains have not dissolved
Smile in the sunlight: how quickly a day passes
Today winter, tomorrow summer—how sad

We count our silver hairs, but we’re not yet grown
On the dusty road, tired feet walk back and forth 
Looking back, we see four sullen walls
A distant stream runs up then down through the forest


KHUNG TRỜI CŨ

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rủ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn.


Nightmares in the Forest

Nightmares again in the brutal forest nights
Human bones scattered along my path
But there was no burning hate deep in my eyes
Because I love you like morning dew-soaked grass

Weary, I struggle hard like the wild grass
Then glimpse your thin shoulder, your slim dress
Oh happiness, I see myself as small
And write down my love on innocent blank pages

A traveler doesn’t know when rest will come
In the late-night forest I wait for the morning star
In a moment, at the end of a frightening dream
Your figure, sad under clouds, by a small stream


Ác mộng rừng khuya

Lại ác mộng bởi rừng khuya tàn bạo đấy,
Thịt xương người vung vãi lối anh đi.
Nhưng đáy mắt không căm thù đỏ cháy, 
Vì yêu em trên cây là đọng sương mai.

Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại,
Thoảng trông em tà áo mỏng vai gầy,
Ôi hạnh phúc, anh thấy mình nhỏ bé, 
Chép tình yêu trên trang giấy thơ ngây.

Đời khách lữ biết bao giờ yên nghỉ,
Giữa rừng khuya nằm đợi bóng sao mai.
Để một thoáng giấc mơ tàn kinh dị,
Dáng em buồn bên suối nhỏ mây bay…

Source: http://www.meadmagazine.org/Sy.html

About the Authors:

Born Pham Van Thuong on Feb 15, 1943 in Pakse, Laos, Thich Tue Sy became a monk at a very early age. He was editor in chief of Tu Tuong Journal of Van Hanh University, and has published, in addition to his poetry, books on Zen, the philosophy of Sunyata, and Du Fu, as well a translation of Daisetz T. Suzuki's Essays in Zen Buddhism. A well-known dissident in Vietnam, he remains one of the foremost scholars of Buddhism in the country. English translations of his poems by Nguyen Ba Chung and Martha Collins have appeared in Gulf Coast and the St. Petersburg Review
.
Nguyen Ba Chung is a writer, poet and translator. He is the co-translator of Thoi Xa Vang (A Time Far Past); Mountain River: Vietnamese Poetry from The Wars 1948-1993; Distant Road ‑ Selected Poems of Nguyen Duy; Six Vietnamese Poets; Zen Poems from Early Vietnam, and others.  He’s currently a Research Associate at the William Joiner Center at the University of Massachusetts Boston.

Martha Collins is the author of White Papers (Pittsburgh, 2012) and Blue Front (Graywolf, 2006), as well as four earlier collections of poems and three volumes of co-translated Vietnamese poetry, most recently Black Stars: Poems by Ngo Tu Lap (Milkweed, 2013, with the author). She is editor-at-large for FIELD magazine and an editor of the Oberlin College Press.

On Libations:
“Tiger Beer!”
(Martha Collins)