Wednesday, January 24, 2018

CỘI TÙNG GIỮA RỪNG LAM

Anh Tâm Nghĩa - ảnh Nguyên Phú

CỘI TÙNG GIỮA RỪNG LAM

Bao nhiêu năm sinh hoạt
Với Phật tử áo Lam
Vẫn miệt mài tận tụy
Vun bồi hạt giống Lam

Vẫn nhẹ nhàng thư thái.
Vẫn từ tốn thảnh thơi
Trung kiên với đạo pháp
Bốn tâm lớn để đời.

Ung dung về cõi Phật
Trong tiếng kệ câu kinh
Tình thương Ba La Mật
Quyện lời Kim Quang Minh

Anh đi Mây qua núi
Anh đi Hạc qua sông
Tâm có trước trời đất
Thân có sau đất trời

Anh về miền Vô sự 
Thân tâm hoá đất trời!

Kính tiễn anh về Cõi Tây Phương Cực Lạc. 
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Tâm Thường Định

Tuesday, January 23, 2018

RỪNG MẮM - Tâm Nghĩa - Lê Hữu Đàng


Anh Tâm Nghĩa Lê Hữu Đàng (vừa mãn phần), Bác GT Kim Quang Nguyên Chiếu Nguyễn Thanh Minh, anh Phan Văn Gái (đã mất) tại trại Huấn luyện Anoma Ni Liên Tuyết Sơn. 

RỪNG MẮM 

Đất nước Việt-nam cứ mỗi năm dài thêm ra được độ chừng 20 thước vì được bồi bởi đất phù sa của giòng sông Cửu-Long tại vùng Năm Căn, Cà Mau...

Vùng đất mới được bồi thêm vì quá gần Biển Đông nên đất còn chứa nhiều "nước mặn phèn chua" vì vậy không một loại cây nào có thể sống được ngoại trừ cây Mắm.

Cây Mắm làm nhiệm vụ hút hết "nước mặn phèn chua" rồi gục chết và làm phân bón cho một loài cây khác là cây Tràm.

Cây Tràm làm tiếp nhiệm vụ được giao là hút sạch "nước-mặn + phèn-chua còn sót lại" và giữ nước do những cơn mưa mùa và nước ngọt từ giòng sông Cửu-long + biển-hồ Tonlésap chảy ngang qua trước khi xuôi giòng ra biển.

Vài trăm năm sau những người di dân đã đến vùng đất này, thấy đất đã thuần có thể trồng trọt được nên kéo nhau đến định cư và bắt đầu khai-hoang chặt bỏ cây Tràm để trồng trọt sinh sống.

Dân khai hoang lúc đầu lưa thưa, năm ba người, nhưng càng về sau càng đông và những Ruộng Lúa + Vườn Cây ăn trái đã thành Trù-phú như hôm nay chúng ta đã thấy...

Trước năm 1975, khi đi hành quân ngang qua cánh đồng mênh mông lúa chín và xa xa là những vườn cây ăn quả, tôi lặng người sửng sờ trước một cái trũng nước rộng đường kính độ chừng vài chục thước, và thấy còn sót lại năm ba cây Mắm bên cạnh  gần chục cây Tràm dưới đáy trũng nước u buồn, xa xa là vườn cây xanh mát, xung quanh là cánh đồng lúa chín reo vui và tôi ngậm ngùi cất bước ... ./.

Tâm Nghĩa - Lê Hữu Đàng
 
THE FRONTIER FOREST

Viet Nam, our beloved homeland, gets a bit longer every year, about 20 meters or so because of alluvial deposits from the Mekong River in Ca Mau- the Southern most part of the country.

Due to its close proximity to the East Sea, the new land contains high level of "alum salt water" or salinity level and thus is unable to sustain plant life, except for Cây Mắm.

Cây Mắm extracts the “alum salt” or salinity from the water and then dies to become fertilizer for other crops – Cây Tràm.

Cây Tràm then does the remaining task of cleaning up the leftover salty water.  It also holds rain water and stores fresh water from the Mekong River. This fresh water originates from Tibet and runs through Biển Hồ - Tonlesap in Cambodia before flowing out to the sea in Vietnam.

For hundreds of years afterwards, immigrants encountering this land saw that it was tillable, settled there and began chopping down the Cây  Tràm for more profitable farming.

The settlers were few at first being four or five persons but many went later to plant prosperous rice fields and orchards seen today.

Before 1975, when marching through the vast fields of grains and viewing the orchards from a distance, I was stunned to see a still pond that had a few Cây Mắm with a dozen or so Cây Tràm side by side- standing endless in time.  Nowadays, the land is as green as a mat, surrounded by orchards and dancing rice fields. I mournfully walk by- such is the way of life.

Translated by Phe Bach