Monday, September 3, 2018

Bùi Giáng: Cái Được Thấy Là Khổ Đế

Bùi Giáng: Cái Được Thấy Là Khổ Đế

Nguyên Giác

Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng.

Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế.

Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế.
Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe.
Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ.
Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh.
Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.

blank

*

Bùi Giáng là nhà thơ, là dịch giả, là nhà bình luận văn học.  Ông sinh ngày 17 tháng 12/1926 tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; từ trần ngày 7 tháng 10/1998 (thọ 71 tuổi) tại Sài Gòn. Như thế, vài tuần nữa là tròn hai mươi năm nhà thơ Bùi Giáng qua đời.
Bản thân tôi, khi còn là một cậu học trò lớp Đệ Lục (bây giờ là lớp 7) đã say mê đọc Bùi Giáng. Tôi đọc đi đọc lại những cuốn Bùi Giáng viết về Bà Huyện Thanh Quan, về Chinh phụ ngâm và Quan Âm Thị Kính, về truyện Kiều và truyện Phan Trần, về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, về Chu Mạnh Trinh, và về một số người khác.
Trong đó, khi ra đề bài cho học sinh trung học, Bùi Giáng từng hỏi, thí dụ tương tự như (tôi chỉ nhớ lờ mờ, không nhớ chính xác): vào vườn Tao Đàn chơi, em sẽ nói gì nếu tình cờ gặp thi sĩ Chu Mạnh Trinh; nếu phải biện hộ cho Hoạn Thư về những hành vi đối với nàng Kiều, em sẽ nói gì… và vân vân.
Lúc đó, tôi hình dung rằng Bùi Giáng phải là một nhà giáo hàng ngày trang phục nghiêm túc, phải mang kính trắng, phải đi xe đạp hay xe mô-bi-lét, sáng đi chiều về tại một trường trung học nào đó ở Sài Gòn; hay, khác đi, hẳn phải là một nhà văn ngồi hàng ngày ở nhà xuất bản. Lúc đó, tôi muốn tìm mua hết các sách về văn học của Bùi Giáng, thế là nhiều lần tôi đi xe đạp tìm địa chỉ nhà xuất bản Tân Việt – lúc đó, ghi sau bìa sách giảng văn – nằm gần Tân Định trên đường Phan Đình Phùng (hay Phan Thanh Giản?), một con đường xuyên từ Chợ Lớn tới Tân Định. Lần nào đi ngang cũng thấy cửa đóng, mà trông không có vẻ gì như nhà xuất bản hay nhà in, chỉ nhìn như nhà dân thường, mà phải là giai cấp trung lưu trở lên.
Sau nhiều lần đi ngang, một lần tôi liều mạng, tới gõ cửa. Một người đàn ông mở cửa, nhìn tôi ngạc nhiên, nói rằng đây không phải nhà xuất bản nào hết, cũng không có thầy giáo nào tên Bùi Giáng trong nhà. Thế là cậu học trò lủi thủi, phóng lên xe đạp, biến mất với lòng thất vọng, tiếc là mình tới địa chỉ đó trễ mất nhiều năm. Và rồi nhiều năm sau, khi lên bậc Đại học, qua lại trong các sân trường Văn Khoa, Vạn Hạnh… gặp nhiều cuốn sách khó hơn, cả thơ và bình luận triết học, của Bùi Giáng, mới biết rằng ông là một nhà thơ bụi đời, ăn mặc dị thường, được nhiều người cho là điên, thường mang túi xách rách rưới y hệt truyện kể về Tế Điên Hòa Thượng, thường tới lui Đại học Vạn Hạnh và các sân chùa. Lòng tôi vẫn suy nghĩ rằng, một nhà bình giảng văn học cực kỳ sắc bén như ông, hiển nhiên từng dòng thơ không thể nào cạn cợt như người đời thường.
 Một lần tới quán cà phê Nắng Mới trước khuôn viên Đại Học Vạn Hạnh, tôi được các bạn chỉ một người đi lang thang trên đường Trương Minh Giảng và nói đó là nhà thơ Bùi Giáng.
Thế đó, ngó Bùi Giáng là thấy Khổ Đế liền. Tôi nghĩ, hóa ra, Kinh Phật không khó hiểu tí nào.
Và rồi, ông mỉm cười với mấy tên sinh viên đang ngồi bên các ghế thấp hè phố. Thế đó, nụ cười Bùi Giáng đã hiển lộ Đạo Đế, tràn ngập an lạc. Tôi nghĩ, không ngờ Kinh Phật được tuyên thuyết ngay giữa phố chợ như thế.
Niềm an lạc khi nhận ra Tứ Diệu Đế lúc đó lan khắp toàn thân của tôi, toàn thân mát rượi. Nhưng mình không hiểu hết mọi chuyện. Lúc đó, lại quay sang bàn chuyện học thi với các bạn. Nhiều thập niên sau, tôi mới từ từ nhận ra ba đời chư Phật không lìa đâu xa, ẩn nghĩa đang nằm ngay trong đời thường quanh mình. Thỉnh thoảng, tôi lại tìm đọc thơ của ông, đôi khi lại vẽ ông. Và bây giờ, với lòng biết ơn, xin viết về ông.

*
Xin mời đọc toàn văn bài thơ sau trong thi tập Bài Ca Quần Đảo (1973) của Bùi Giáng, để thấy nửa đầu là Khổ/Tập Đế, nửa sau là Diệt/Đạo Đế:
.
Có lẽ (I)
Người nằm ngủ thấy gì
Thấy rất nhiều nắng lạ
Những chùm bông rất xanh
Có lẽ bông là lá
Người nằm ngủ thấy gì
Chẳng thấy gì hết cả
Ngài thử nằm ngủ đi
Đừng hỏi gì hết cả
.
Bài thơ trên có thể làm người học Phật giựt mình, vì gợi nhớ một bài kinh. Bài thơ chia làm hai phần: phần đầu nói về giấc ngủ có mộng, thấy nắng, thấy hoa và lá; phần sau là giấc ngủ không mộng. Đức Phật có ít nhất hai bài kinh giải thích về giấc ngủ có mộng và không mộng.
Trong Kinh SN 10.8 (Sudatta Sutta), khi Sudatta hỏi Đức Phật ngủ đêm qua nơi vườn và được trả lời, bản Anh dịch Sujato, dịch như sau:
.
A brahmin who is fully extinguished
always sleeps well.
Sensual pleasures slide off them,
they’re cooled, free of attachments. (1)
DỊCH:
Một bậc phạm hạnh đã hoàn toàn tịch diệt
luôn luôn ngủ ngon.
Niềm vui ái dục biến mất [trong tâm] rồi,
họ tịch lặng thanh lương, xa lìa mọi dính mắc.
.
Kế tiếp, tới Kinh AN 3.35 (Hatthaka Sutta), kể rằng lúc đó Đức Phật đang cư ngụ trong một vườn cây simsapa, dưới mặt đất là gập ghềnh dấu chân bò trong khi tuyết rơi, gió lạnh, Hoàng Tử Hatthaka xứ Alavi tới thăm, hỏi rằng Đức Phật có ngủ ngon không. Đức Phật nói rằng ngài ngủ ngon. Hatthaka thắc mắc rằng vì sao có thể ngủ ngon trong khi trời lạnh, mặt đất gồ ghề.
Đức Phật nói, bản dịch Bodhi, trích:
.
He always sleeps well,
the brahmin who has attained nibbāna,
cooled off, without acquisitions,
not tainted by sensual pleasures.(2)
DỊCH:
Vị đó luôn luôn ngủ ngon,
bậc Phạm hạnh đã thành tựu Niết bàn
đã tịch lặng thanh lương, không còn gì để tìm
và không nhiễm gì bởi niềm vui ái dục. 
.
Có phải Bùi Giáng luôn luôn ngủ ngon, ngay cả trên hè phố gập ghềnh? Chúng ta không rõ. Nhưng, bất kỳ ai trong cõi này cũng đều biết rằng không tình cờ mà chúng ta có giấc ngủ không mộng. Phải tu ráo riết lắm, phải tu thậm thâm lắm, mới ngủ không mộng.

*

Bài thơ Mắt Buồn của Bùi Giáng cũng có phong cách tương tự bài thơ nêu trên, cũng hai phần: với nửa đầu bài thơ là Khổ/Tập hiển lộ qua các hình ảnh ba cõi bất an như: hao mòn, chiêm bao, náo động, bão giông, khóc đêm, triền miên trôi; với nửa sau là Diệt/Đạo, ly nhất thiết tướng, buông bỏ toàn bộ [sắc thanh hương vị xúc pháp]… để rồi trở về hiện tại [bây giờ], tự quán sát với mắt trí tuệ [riêng đối diện tôi], khởi tâm Bồ tát đi vào cõi này để kham nhẫn mắt lệ từ bi [khóc người một con]. Bài thơ dị thường này toàn văn như sau.
.
Mắt buồn
Dặm khuya ngắt tạnh mù khơi (Nguyễn Du)
.
Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng
Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Âm trang sử lịch thu triền miên trôi
.
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con.

*

Một bài thơ khác cũng có thể làm các Phật tử giựt mình. Nhan đề “Chào Nguyên Xuân” tức khắc gợi tới hình ảnh của an lạc, của ánh sáng tuệ giác, của một pháp vô vi, không do tạo tác mà nên [nguyên = vốn sẵn, lìa sinh diệt]. Đó là Niết Bàn. Bài thơ chở theo một nỗi buồn man mác, khi nói về lẽ vô thường [tóc xanh phai màu], về con đường [sinh tử luân hồi], về bờ nước [gương tâm] vốn vô ngã nhưng lại hiện lên bóng ta và bóng người [chấp có ta, có người], có năm ngón nhỏ phơi bày bóng con [bàn tay có 5 ngón, là pháp hữu vi, có già chết; còn bóng con là pháp vô vi, không thấy được nhưng không lìa hữu vi mà có], có Khổ Đế với khóc đời bạc mệnh, nhưng nơi tịch lặng của Niết Bàn hễ nói nữa là sai… Bài thơ lạ lùng này, toàn văn như sau.
.
Chào Nguyên Xuân
 Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng.
.
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
.
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày bóng con
Thưa rằng những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
.
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin cam
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
.
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
.
Hỏi rằng: người ở quê đâu?
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió đàn xa dặm dài?
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.
*

Tới đây, là một bài thơ rất ngắn, nhan đề Bao Giờ. Bài thơ ông làm chỉ ghi lại những cái được thấy đang trôi chảy trong dòng thời gian vô thường, mà không hề đưa ra đánh giá hay tư lường [cái được thấy: chì đen, chép thơ, tường trắng, lá lục hồng, than hồng, đốt, từng phút từng giờ]. Và rồi, Bùi Giáng so sánh việc ông làm thơ y hệt như cười và khóc bâng quơ [tôi cười tôi khóc bâng quơ], và hỏi rằng độc giả có nhận ra ẩn nghĩa không [có ngờ chi không].
 
Chúng ta dễ dàng nhớ tới bài Kinh Bahiya Sutta, nơi đó Đức Phật dạy cho ngài Bahiya pháp tức khắc xa lìa tam giới [không với đó, không trong đó] và do vậy, giải thoát: 
“Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri... thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.”
 
Bài thơ Bao Giờ của Bùi Giáng toàn văn như sau.
.
Bao Giờ
Bằng bút chì đen
Tôi chép bài thơ
Trên tường vôi trắng
.
Bằng bút chì trắng
Tôi chép bài thơ
Trên lá lục hồng
.
Bằng cục than hồng
Tôi đốt bài thơ
Từng phút từng giờ
.
Tôi cười tôi khóc bâng quơ
Người nghe người khóc có ngờ chi không.
.
*
Trong nhiều năm qua, người viết trong những lúc rãnh rỗi, đã vẽ nhà thơ Bùi Giáng vì lòng kính mộ, vì lòng biết ơn. Trong đó có một tấm tranh trao tặng nhà văn Đào Hiếu năm 2014, khi vị tôn túc trong làng văn này từ VN sang chơi Quận Cam, ghé nhà thăm. Đó là tấm vẽ bằng mực Tàu trên giấy trắng, tấm duy nhất có bộ ria kiểu Hitler cho ngài Bùi Giáng.
blank
Hôm nay, xin gửi hết 8 tấm tranh lên mạng, không giữ bản quyền, để bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng. 
Nét vẽ vụng về, không hiển lộ được Khổ Đế (huống gì là Đạo Đế), nhưng như thế đã là tận lực.
 
blank   -- blankblankblankblankblankblank   --  --  -- 
    
Những dòng chữ này và các nét vẽ này xin trân trọng cúng dường một nhà thơ lớn, và cũng là người tự thân hiển lộ được Tứ Diệu Đế.
 
Nguyên Giác
GHI CHÚ:

Saturday, September 1, 2018

A FREE SPIRIT - LÒNG NGHIÊNG


Lắng nhìn... ảnh: BXK

A FREE SPIRIT

Sit here peacefully; quiet and still. 
We breathe softly and freely,
listening to the surroundings
and the souls of the free wanderers.

The distant homeland is so near, yet so far away. 

Phe Bach


LÒNG NGHIÊNG

Ngồi đây hít thở tự do
Nghe hồn lữ khách buồn so nhớ nhà
Quê hương khuất bóng gần xa...!

Bạch Xuân Phẻ

LOVE IS STILL THERE


LOVE IS STILL THERE

Like the sun and moon from the beginning; they still have each other.
The wind and the clouds
are interdependent of one another.

On the streets, there are still beggars and orphans.
The dust of life is bathing in the reality of this earthly realm.
The blind man is still singing his heart-wrenching songs.
The elder still sells lottery tickets on the street and shops.
In the midst of the rubbish, a drowned child's life and hopes.

So much compassion
and mercy for those who are still suffering.
The coffin goes by.
Illusions and realities are innumerable.

Why not let go of your loved corners?
Hatred and love; haves and have-nots;
attachments and desires;
patriotic and unpatriotic.
What homeland? What ancestry?

There is always human kindness, love, and humanity!

HOA HỒNG, HOA TRẮNG HAY NÊN CHỈ MỘT MÀU HOA?


Có những Hoa hồng không màu sắc! Photos - Xuân Trang

HOA HỒNG, HOA TRẮNG 
HAY NÊN CHỈ MỘT MÀU HOA?


Tuần rồi tôi đi chùa hai lần. Một lần đúng vào ngày rằm Vu Lan và một lần nữa vào hôm sau khi chùa tổ chức đại lễ.

Đúng ngày rằm chùa vắng, tôi đến cúi đầu trong im lặng vài phút để tôn kính Phật và tưởng nhớ hai người mẹ thân yêu. Ngày tổ chức Vu Lan, Chủ nhật 16 tháng Bảy Âm Lịch, chùa rất đông. Chiếc sân rộng nhưng đông kín đồng bào Phật tử.

Tôi đến trễ và sắp hàng chờ gắn hoa. Cô gái nghe sao đó và gắn cho tôi một hoa hồng. Tôi vội lo đi quay một đoạn phim nên không để ý. Đi được vài bước cúi xuống nhìn mới biết lẽ ra mình nên gắn một cành hoa trắng. Tôi trở lại xin cô gắn cho tôi cành hoa màu khác. Cô gắn hoa nhìn tôi không nói gì nhưng chắc tự nói thầm “mẹ còn hay mất cũng không nhớ.”

Nhìn cành hoa hồng vừa được gỡ xuống tôi bỗng dưng nuối tiếc và nghe tim mình chợt nhói. Một bông hoa giấy nhỏ nhưng chứa đựng cả một bầu trời và bầu trời của tôi vừa khép lại. Già rồi nhưng vẫn cảm thấy tủi thân. Và tôi chợt nghĩ có lẽ chỉ nên cài hoa hồng cho nhau trong ngày Vu Lan thay vì hai màu hồng và trắng.

Quan điểm này không phải phát xuất từ việc gắn hoa sai mà khi trả lời phỏng vấn của đài SBS Úc tuần trước đó, tôi cũng có nói dù Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo mẹ vẫn là biểu hiện của tình thương. Do đó, dù còn mẹ hay mất mẹ con người vẫn cần có tình thương và tình thương vẫn luôn là mạch sống của con người. Tôi sống một thời gian khá dài thiếu vắng tình thương nên hơn nhiều người khác, tôi trân quý tình thương khi có được đến dường nào.

Ngày Vu Lan, trong tinh thần Phật Giáo, cũng không phải là ngày để nhắc nhở mình còn hay mất mẹ mà là ngày để vinh danh tình thương thiêng liêng của mẹ.

Và vì vậy, sẽ ý nghĩa hơn nếu chỉ gắn cho nhau một cánh hoa hồng như để trao cho nhau, chuyền cho nhau sự mầu nhiệm của tình thương thay vì hai màu để thấy sự phân chia, ngăn cách, tủi buồn.
Trần Trung Đạo

Thursday, August 30, 2018

MƯA THUỶ TINH - CRYSTAL RAIN

 - CRISTAL DE PLUIE

 MƯA THUỶ TINH - CRYSTAL RAIN

 - CRISTAL DE PLUIE
Photo: Fuorisalone.it

MƯA THUỶ TINH 
             Thân tặng anh chị Quang Khuê

Ra về lại nhớ đến em
Trời nghiêng mưa đổ ướt mềm thân ai
Cung đàn thăng cõi bồng lai
Thon thon năm ngón tay dài lả lơi
Giọng trầm ấm nỗi chơi vơi
Giúp người lữ khách làm vơi nỗi sầu
Xa quê thương nhớ bấy lâu
Giọt mưa nặng hạt về đâu gió ngàn?
Thu Đông lặng lẽ sang ngang
Ươm mây kết lá xuân mang huy hoàng
Nắng hè dăm vạt đã loang
Trời nghiêng mưa đổ vỡ toang giọt sầu.

Sacramento November 16th, 2012.

Bạch X. Phẻ

CRYSTAL RAIN



As I am leaving, I already am missing you.
The sky is pouring rain and soaking my frail body
.
Music flourishes and enhances a realm of paradise.
A beautiful group of slender figures dances like a rhythm of seduction
.
A melodious and solitary voice warms up the soul,
caressing words of homesickness,
easing the loneliness of the wanderer,
and calming our pain of exile.

Faraway from the homeland, I’ve been missing it for so long
.
Amongst the downpour of rain and tears in this ethereal wind,
where do things go?

After autumn and winter have quietly passed
,
a beautiful spring is rising with budded splendor,
sunlit, already awaiting the radiant summer’s sunset rays.

The sky is pouring rain, breaking the cycle of nostalgia and sadness.

Phe X. Bach


CRISTAL DE PLUIE

de retour pensant à toi
la pluie s’incline sur ton corps frêle
au son du violon vibrant au loin
quittant à peine tes doigts graciles

ces paroles caressantes de nostalgie
calment nos douleurs d’exil
à jamais loin de la terre maternelle
parmi les larmes d’averse au vent éthéré

après l’automne et l’hiver somnolent
le printemps s’érige de splendeur bourgeonnée
déjà le soleil rayonnant d’été
émiette nos peines en gouttelettes irisées

Luu Nguyen Dat
8-30-2018

Saturday, August 25, 2018

SINH NHẬT NGÀY VU LAN


SINH NHẬT NGÀY VU LAN

Vu Lan nhớ Mẹ thương Cha 
Trăng tròn năm ấy lệ sa mặt người 
Song thân khấn nguyện Phật trời 
Cầu cho con phẻ trọn đời bình an

Bây giờ lệ chảy hai hàng...


Vu Lan, 2018.

Monday, August 20, 2018

NGỒI ĐÂY

Ảnh - TienZomby

NGỒI ĐÂY

Ngồi đây nắng nhạt thanh bình
Sóng hòa nhịp thở lung linh mây chiều
Hẹn nhau từ thuở nguyên tiêu
Ban vui cứu khổ mỹ miều nhân sinh.

Bạch Xuân Phẻ