Thursday, July 27, 2023

Nghi Thức Tụng Niệm GĐPT song ngữ

SÁM HỐI – PHÁT NGUYỆN QUY Y

Đệ tử kính lạy – Đức Phật Thích Ca – Phật A Di Đà – Thập Phương Chư Phật – Vô thượng Phật Pháp – Cùng Thánh Hiền Tăng – Đệ tử lâu đời lâu kiếp – Nghiệp chướng nặng nề – Tham giận kiêu căng – Si mê lầm lạc – Ngày nay nhờ Phật – Biết sự lỗi lầm – Thành tâm sám hối – Thề tránh điều dữ – Nguyện làm việc lành – Ngửa trông ơn Phật – Từ bi gia hộ – Thân không tật bệnh – Tâm không phiền não – Hằng ngày an vui tu tập – Phép Phật nhiệm mầu – Để mau ra khỏi luân hồi – Minh tâm kiến tánh – Trí huệ sáng suốt – Thần thông tự tại – Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng – Cha mẹ anh em – Thân bằng quyến thuộc – Cùng tất cả chúng sanh – đồng thành Phật Đạo.


NIỆM DANH HIỆU PHẬT, BỒ TÁT

(Mỗi danh hiệu niệm 3 lần)

*Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

*Nam mô A Di Đà Phật

*Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lạc Tôn Phật

*Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

*Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

*Nam mô Đại Bi Quán Thế Am Bồ Tát

*Nam mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát

 

HỒI HƯỚNG

Ba đời mười phương Phật – A Di Đà bậc nhất – Chín phẩm độ chúng sanh – Oai đức không cùng cực – Đệ tử nguyện quy ý – Sám hối ba nghiệp tội – Phàm được bao phước thiện – Chí tâm nguyện hồi hướng –Nguyện cùng người niệm Phật – Cảm ứng hiện theo thời – Lâm chung cảnh Tây Phương – rõ ràng bày trước mặt – Thấy nghe đều tinh tấn – Đồng sanh nước Cực Lạc – Thấy Phật thoát sanh tử – Như Phật độ hết thảy – Đoạn vô biên phiền não – Tu vô lượng pháp môn – Thệ nguyện độ chúng sanh – đều trọn thành Phật đạo.

  

BỐN LỜI NGUYỆN

Chúng sanh không số lượng – thệ nguyện đều độ khắp

Phiền não không cùng tận – thệ nguyện đều dứt sạch

Pháp môn không kề xiết – thệ nguyện đều tu học

Phật đạo không gì hơn – thệ nguyện được viên thành

  

CHÚ VÃNG SANH

(tụng 3 lần)

Nam mô a di đa bà giạ, đá tha dà đá giạ, đá địa giạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đá tất đam bà tỳ, a di rị đá tỳ ca lan đế, a di rị đá tỳ ca lan đá, già di nị, già già na, chỉ ca đa lệ, ta bà ha . 


QUY Y ĐẢNH LỄ

-Tự quy y Phật – Xin nguyện chúng sanh – Thể theo đạo cả – Phát lòng vô thượng (1 lạy )

-Tự quy y Pháp – Xin nguyện chúng sanh – Thấu rõ kinh tạng – Trí huệ như biển (1 lạy )

-Tự quy y Tăng – Xin nguyện chúng sanh – Thống lý đại chúng – hết thảy không ngại (1 lạy )

 

HỒI HƯỚNG CHÚNG SANH

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo

 

TRẦM HƯƠNG ĐỐT

Trầm – hương – đốt – xông ngát mười phương

Nguyện nguyện kính Đức Nghiêm Từ vô lượng

Cầu cầu xin – chứng tâm thành chúng con

Vận vận khói – kết mây lành cúng dường

Đạo nhiệm mầu đã lan truyền nơi cùng nơi

Nhờ chân lý – chúng sanh đều thoát luân hồi

Đồng quy kính – quỳ dưới đài sen

Dâng hoa thơm tinh khiết màu thắm tươi cành

Đài quang minh  xem huy hoàng trang nghiêm

Ơn mười phương Điều Ngự hào quang an lành 

Nghìn đạo uyển chuyển soi khắp cùng quần sanh 

Phật đạo đồng cùng nhau tu tinh tấn mau viên thành

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (ư ứ…)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( ứ ừ ư…)

 

 

NĂM ĐIỀU LUẬT NGÀNH THANH, THIẾU

 

1-Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện

2-Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống

3-Phật tử trau giồi trí tuệ, tôn trọng sự thật

4-Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm

5-Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

 

 

BA ĐIỀU LUẬT NGÀNH OANH VŨ

 

1-Em tưởng nhớ Phật

2-Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em

3-Em thương người và vật

INCENSE OFFERING

The celebrant knelt down holding incense and chanted the incense offering aloud.

 

Vowing to bring my heart of sincere reverence

Sending it forth with the clouds, 

As an offering to all the Buddhas, 

Wonderful Dharmas and Bodhisattvas,

Endless Sravaka assembly, 

As an offering to the three jewels: (B)

I vow to keep my Buddhist faith for my entire life,

and do the Buddha’s work, 

According to its true nature,  

Along with all sentient beings.

Ask the Buddha for support and protection,

My bodhichitta will stay firm and unwavering.

Leave the shore of suffering and source of ignorance,

Quickly turning to the shore of awakening. (B)

 

PRAYING

The celebrant kneels down holding incense in front of forehead  and reads the prayer

 

We, GDPT................, genuinely admire Shakyamuni Buddha's, Amitabha Buddha's, Bodhisattvas', and Sangha's merits and virtues.

By your teachings, we strengthen our Bodhisattvas’ will and passion to assist all sentient beings. May we all be Enlightened.


Today is ______ we, the leaders and members of _________ Vietnamese Buddhist Youth Association recite the mantras to praise the names of the Buddhas, to practice good merit, and pray to the ten directions of the Buddha, dharma,  and Sangha. To compassionately bless us, the disciples', afflictions are eliminated, karma is eliminated. Often in peace, away from suffering and yoke, and at the same time all sentient beings realize unsurpassed perfect enlightenment.(B)


HOMAGE TO THE BUDDHA

The celebrant stands up with folded hands and chants aloud

 

Unsurpassed Dharma king

Unequaled in the three realms,

Teacher of gods and mankind,

Father of the four kinds of sentient beings,

I single-mindedly take refuge,

To extinguish karma of the past, current and future.

To praise and revere the Buddha,

Even after 100,000 kalpas, I will not have stopped.(B)


 

CONTEMPLATION

The celebrant stands up with folded hands and chants aloud

 

The underlying true nature of the Buddhas

And sentient beings is empty, 

The way of sympathy is inconceivable, 

The assembly of Buddhists is like a jeweled net, 

The Buddhas of the ten directions’ bright halo, 

I am present in front of you, 

Bow my head and swear to take refuge.(B)

 

PAY HOMAGE 

The celebrant stands and recites loudly and everyone bows down after each verse

With my mind focused, I pay respect with my respect directed to the end of space, to the infinite Dharma realms of the past, present, and future Buddhas in the ten directions the honored Dharma, the enlightened Sangha, of the Unchanging three Jewels. (B)

(Everyone performs one prostration)

I bow respectfully to the Master of the Samsara world, our own teacher Shakyamuni Buddha, to the future coming Maitreya Buddha, to Great Wisdom Manjusri Bodhisattva, to Great Virtue Samantabhadra Bodhisattva to Dharma Protector Bodhisattvas And the Buddhas and Bodhisattvas assembling at Vulture Peak Mountain. (B) (Everyone performs one prostration)

I respectfully bow to the Great Love, Great Compassion Amitabha Buddha of the Western Paradise of Pure Bliss, to the Great Compassion Avalokiteshvara Bodhisattva, to the Great  mahasthamaprapta Bodhisattva, to the Great Vow Kshitigarbha Bodhisattva and the Ocean Assembly of Peaceful Bodhisattva. (B) (Everyone performs one prostration)

 

CONFESSION

Everyone kneels down and chants


I respectfully bow to Shakyamuni Buddha, Amida Buddha, all Buddhas in the ten directions, boundless Buddha-Dharmas and the Noble Sangha (B)

I have lived many lives and accumulated heavy karmic obstacles: desire, anger, pride, ignorance while being misguided. Today because of Buddha’s teaching, I realize my mistakes and sincerely repent, (B) 

I vow to avoid wickedness and to act in kindness, I respectfully entreat the Buddhas for their compassionate assistance. May my body be free from illness and my mind free from defilements; may I be at peace and joy each day as I practice the miraculous teachings of the Buddha in order to quickly escape the cycle of birth and death with a bright and clear mind. Enabling me  to see its true nature and develop bright wisdom, and to easily achieve spiritual powers, in order to rescue all of my honored elders, fathers, mothers, brothers, sisters, friends, relatives, and may all living beings attain complete Buddhahood.  (B)

CHANTING BUDDHA AND BODHISATTVA Everyone chant 3x each

I pay respect to Shakyamuni Buddha. (B)

I pay respect to Amitabha Buddha. (B)

I pay respect to future Maitreya Buddha. (B)

I pay respect to Great Wisdom Manjushri Bodhisattva. (B)

I pay respect to Great Virtue Samantabhadra Bodhisattva. (B)

I pay respect to Great Compassion Avalokitesvara Bodhisattva (B)

I pay respect to the assembly of Buddhas and Bodhisattvas on Vulture Peak.  (B)


FOUR GREAT VOWS

Everyone chants

 

Sentient beings are innumerable. 

We vow to save them all. (B)


Defilements are inexhaustible. 

We vow to end them all. (B)


The Buddha’s teachings are infinite. 

We vow to master them all. (B)


The Buddha’s Way is unsurpassed. 

We vow to attain it. (B)


 AMITABHA PURE LAND REBIRTH DHARANI

Everyone chants 3 times


THE THREE SELF-REFUGES

Everyone  stands up and chants

 

Taking refuge in the Buddha, may all sentient beings follow the supreme way and develop the Supremely Enlightened Mind. (B) (Everyone performs one prostration)

Taking refuge in the Dharma, may all sentient beings fully understand the Dharma and attain wisdom as deep as the ocean. (B) (Everyone performs one prostration)

Taking refuge in the Sangha, may all sentient beings be united under the Buddha’s path, and may I be unafraid of any obstacles. (B) (Everyone performs one prostration)

 

DEDICATION

(Everyone  stands up and chants)

May I take my merits and virtues

And dedicate to the benefit of all sentient beings

May we and other living beings

All achieve  Buddhahood.(B)


RECITING 3 RULES OF OANH VU MEMBER

1. I revere reminisce the Buddha. (B)

2. I love and respect my parents and get along well with my brothers and sisters. (B)

3. I love people and all sentient beings. (B)


RECITING 5 RULES FOR MEMBERS OF THE BUDDHIST YOUTH ASSOCIATION

1. As a Buddhist I take refuge in the Buddha, Dharma, Sangha and vow to practice the precepts. (B)

2. As a Buddhist I vow to open my heart of compassion and respect the lives of all living beings. (B)

3. As a Buddhist I vow to cultivate wisdom, respect the truth. (B)

4. As a Buddhist I vow to practice purity physically and spiritually, in my speech and action. (B)

5. As a Buddhists I vow to live joyfully, diligently and bravely practicing the Buddhist way. (B)




Venerable Thich Thien Tri and Layman Tam Thuong Dinh Guide a Mindfulness Meditation Retreat


 Venerable Thich Thien Tri and Layman Tam Thuong Dinh Guide a Mindfulness Meditation Retreat

Tâm Nhuận Phúc: Viet Newspaper | Bodhi Media translated

Venerable Thích Thiện Trí and Layman Tâm Thường Định Guide a Mindfulness Meditation Retreat

Garden Grove, (VB). On Saturday and Sunday, April 1 and 2, 2023, at the Great Compassion Monastery in Garden Grove City, the Wisdom Foundation will host a retreat titled "The Benefits of Mindfulness Meditation Practice and How to Implement Mindfulness Skills into Daily Activities." This retreat's two lecturers are Venerable Thich Thien Tri and layman Tam Thuong Dinh. 

About sixty Buddhists participated in this two-day retreat in its entirety.

It is a good idea to invite two speakers to co-conduct a mindfulness meditation retreat; one monastic member and one layperson, because mindfulness has grown in popularity in the United States in recent years. Mindfulness transcends religion, becoming a way of life, a skill, and a psychotherapeutic technique that is extensively applied in numerous areas of life. Both Venerable Thich Thien Tri and layperson Tam Thuong Dinh have introduced mindfulness into schools, prisons, and numerous other aspects of American culture.

Regarding mindfulness, perhaps nothing is simpler to comprehend than the following passage from the Transformational Protection Sutta: Mindful walking, standing, and resting:

Enter and exit while chuckling and speaking with courtesy.

When the spirit is sad, angry, or anxious

Every step into the Pure Land may bring mindfulness back to the breath.

Everyone perceives the Dharmakaya...

Mindfulness meditation is simply walking, standing, lying down, and sitting like everyone else, with the exception that each of these movements is performed with complete awareness. Everything is merely a means, serving as an anchor to prevent consciousness from drifting into the past or future. Breathing is the most accessible and efficient anchor for concentrating the mind. Mindful meditation is merely existing with complete awareness in the present moment and in the present location. To do so is to make significant progress in meditation practice.

In accordance with the essence of mindfulness applied to daily life, Venerable Thich Thien Tri has provided very practical and straightforward guidance on mindfulness meditation. He employed a great deal of poetry and humorously recounted numerous life experiences to give the impression that the practice of meditation was simple.

Tam Thuong Dinh, also known as Phe X. Bach, is a secondary school teacher with a doctorate in education. He has frequently instructed teachers and students in California on the subject of mindfulness practice. He teaches mindfulness as a life skill, assisting students in overcoming periods of tension and depression, thereby preventing mental crises that could result in the worst-case scenarios. According to him, six of his high school students chose death to avoid life's crises during his teaching career. This social issue persists in the United States, even within the Vietnamese community in California.

Most Venerable Thich Thien Tri and layman Tam Thuong Dinh took turns instructing uncomplicated, accessible mindfulness practices. Tracing the five fingers while breathing is a technique to concentrate on the five in-and-out-breaths.

Walking meditation, also known as mindful walking, is a simple practice. In the past, many individuals have grown accustomed to walking slowly, counting each stride from the moment they lift their foot until they place it on the ground in front of them. During that day's practice session, everyone became more familiar with the new method of walking meditation, which consisted of strolling quickly while practicing mindfulness. If you walk quickly while focusing your attention on each step and remaining aware of your surroundings, then you are still practicing meditation.

During the Q&A session, numerous Buddhists inquired about how to apply mindfulness to daily difficulties. For instance, how to deal with adolescents who revolt against their parents, assist those in despair, or rage...  To overcome these obstacles, one must first understand how to employ righteousness. Use mindfulness to regulate your emotions and maintain a calm, clear mind. You must first assist yourself before assisting others. Next, we must approach every situation with compassion, loving others as we love ourselves. When favorable conditions can bring pleasure to others, only Buddhists can practice the bodhisattva path because they possess the necessary wisdom and compassion.

As a means of reviewing the teachings on mindfulness practices, the practice session also included singing meditation songs using basic, memorable chants.

The two-day retreat concluded with success. Some Buddhists could not contain their emotions as they described the benefits of this brief retreat. They claim to have gained many valuable insights through their daily mindfulness practice.

Nguồn: https://vietbao.com/a315431/thuong-toa-thich-thien-tri-va-cu-si-tam-thuong-dinh-huong-dan-thien-chanh-niem

Wednesday, July 26, 2023

Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Đức Phật có dùng điện thoại thông minh hay phương tiện truyền thông xã hội? | Would Buddha buy a smartphone or use social media?


Mối quan tâm của tôi đối với Phật giáo bắt đầu khi tôi còn là một thiếu niên. Triết lý về sự chấp trước và chánh niệm của Đức Phật (mà tôi sẽ tóm tắt lại bên dưới) luôn gây ấn tượng với tôi, mặc dù việc áp dụng nó vẫn còn là một thách thức trong thế giới công nghệ cao bận rộn ngày nay. Tôi thường tự hỏi: Nếu Đức Phật còn sống đến ngày nay, liệu Ngài có mua điện thoại thông minh không? Anh ấy sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội?

Lúc đầu, tôi rất muốn trả lời những câu hỏi như vậy với một câu trả lời là không. Tuy nhiên, càng nghiên cứu về Phật giáo, tôi càng nhận ra rằng câu trả lời có lẽ mang nhiều sắc thái. Một phần lý do khiến tôi cảm thấy khó chịu là vượt qua định kiến về những nhà sư khổ hạnh tránh xa công nghệ hiện đại. Tôi đã học được rằng những định kiến đó đã hiểu sai ý nghĩa của từ ‘sự chấp trước’ của Phật giáo. Vì vậy, chúng ta hãy giải nén từ đó.

Đức Phật nói về ý nghĩa của ‘chấp trước’ (dính mắc)

Một sự hiểu lầm phổ biến về Phật giáo là rao giảng về một thế giới quan hư vô, một sự từ bỏ mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả công nghệ hiện đại. Trên thực tế, hầu hết các hình thức Phật giáo không từ bỏ cuộc sống hay những tiện ích công nghệ. Tuy nhiên, chúng nhắc nhở chúng ta rằng những tiện nghi này là vô thường. Do đó, chúng ta nên cảnh giác với việc ‘chấp trước’ bản thân với những thứ như vậy.

Các văn bản Phật giáo (kinh điển) mô tả sự gắn bó là sự nắm bắt hoặc bám víu (từ tiếng Phạn Upādāna). Sự ràng buộc, theo nghĩa này, gây ra sự thất vọng (duhkha), bởi vì mọi thứ đều là tạm thời. Không có gì tồn tại mãi mãi. Bằng cách gắn bó với những thứ tạm thời, chắc chắn chúng ta sẽ phải chịu đựng sự tức giận hoặc lo lắng khi đánh mất nó. Do đó, theo logic của Phật giáo, chúng ta không nên để mình cảm thấy dính mắc với chúng.

Nhưng điều đó thực sự có nghĩa là gì, không cảm thấy gắn bó (dính mắc) với bất cứ điều gì? Tôi không nên cảm thấy gắn bó với vợ, gia đình và bạn bè của mình sao? Vấn đề tôi gặp phải với ý tưởng này là tôi đã diễn giải thuật ngữ ‘sự gắn bó’ theo một cách khác. Trong nền văn hóa của tôi (người Mỹ thành thị), từ ‘sự gắn bó’ mang hàm ý tích cực. Nó có thể có nghĩa là gắn bó hoặc cam kết về mặt cảm xúc (như trong câu “Tôi gắn bó với người phối ngẫu của mình”). Các nhà tâm lý học sử dụng cụm từ “Thuyết gắn bó” để giải thích những ràng buộc đó.

Theo cách nói của Phật giáo, ‘sự gắn bó’ truyền đạt một điều gì đó khác biệt. Về cơ bản, nó có nghĩa là bám vào một thứ gì đó trong trạng thái tiêu cực, chẳng hạn như tức giận hoặc lo lắng (như khi một đứa trẻ tức giận hét lên, “Đó là CỦA TÔI”).

Gắn bó tích cực so với tiêu cực

Một khoảnh khắc “ah-ha” quan trọng đến với tôi khi tôi bắt đầu đọc các tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Ngài là bậc thầy trong việc dịch các khái niệm từ Đông sang Tây. Ví dụ, trong cuốn sách Từ đây đến Giác ngộ, Ngài đã thảo luận về sự tinh tế trong ngôn ngữ để phân biệt sự gắn bó tiêu cực và tích cực (chắc là để giúp những người thiên về phương Tây như tôi). Đây là những gì Ngài ấy nói.

Làm thế nào để bạn hiểu ý tưởng nắm bắt? Nếu sự giao tiếp của bạn với người khác bị vấy bẩn bởi tham, ái, sân, giận, v.v., thì hình thức nắm bắt đó là điều không nên. Nhưng mặt khác, khi bạn đang tương tác với những chúng sinh khác và nhận thức được nhu cầu hoặc đau khổ của họ, thì bạn cần phải hoàn toàn gắn bó với điều đó và có lòng trắc ẩn. Vì vậy, có thể có sự gắn bó tích cực theo nghĩa tương tác tích cực này. Các bậc thầy Phật giáo từ lâu đã sử dụng thuật ngữ gắn bó để mô tả phẩm chất của lòng trắc ẩn đối với người khác (Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, 2012, trang 35).

Vì vậy, lập luận cho rằng, thật hợp lý khi cảm thấy gắn bó tích cực với mọi thứ, theo nghĩa là gắn kết hoặc cam kết về mặt cảm xúc. Nhưng chúng ta nên tránh cảm giác gắn bó tiêu cực với mọi thứ, theo nghĩa bám víu vào chúng vì tức giận hoặc cảm xúc tiêu cực. Nói cách khác, gắn bó tích cực so với tiêu cực giống như cảm xúc tích cực so với tiêu cực. Bạn chắc chắn có thể thấy sự gắn bó/cảm xúc tích cực trong biểu hiện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Phật nói về chánh niệm và những lợi ích của nó

Lời dạy về sự gắn bó này là cổ xưa (Đức Phật đã dạy nó hơn hai thiên niên kỷ trước), nhưng tôi tin rằng nó mang lại cái nhìn sâu sắc có giá trị cho những ai trong chúng ta đang tìm kiếm một triết lý công nghệ hiện đại. Nói một cách đơn giản, triết lý này diễn ra như sau:

Tránh sự gắn bó tiêu cực với công nghệ và nuôi dưỡng sự gắn bó tích cực.

Vậy thì, làm thế nào để chúng ta trở nên ít gắn bó tiêu cực hơn và gắn bó tích cực hơn với công nghệ? Theo Đức Phật, câu trả lời là chánh niệm.

Sử dụng công nghệ có ý thức

Chánh niệm có nghĩa là gì? Về bản chất, chánh niệm có nghĩa là tập trung sự chú ý vào thời điểm hiện tại. Lưu tâm là ý thức về cách cơ thể và tâm trí phản ứng với mọi thứ trên thế giới, bao gồm cả công nghệ.

Ví dụ, trong khi tương tác với điện thoại thông minh và mạng xã hội, chánh niệm có thể có nghĩa là chú ý đến cảm xúc cơ thể và phản ứng tinh thần của chúng ta phát sinh như thế nào khi chúng ta sử dụng những công nghệ này. Nói cách khác, hãy tạm dừng một chút trước khi trả lời tin nhắn hoặc đăng tin nhắn trực tuyến. Sau đó hỏi: Hành động của tôi sẽ tạo ra những tác động (hoặc nghiệp) nào? Theo cách này, chánh niệm tạo ra không gian nhận thức để suy ngẫm về hành động thông minh (hoặc, ít nhất là hành động ít ngu ngốc hơn).

Bằng cách suy ngẫm về hành động, chánh niệm cũng khuyến khích hành vi đạo đức. Ý định của chúng ta có tốt không khi chúng ta nhắn tin về điều này điều kia hoặc khi chúng ta đăng bài về điều này điều kia; hay chúng ta chỉ ngồi lê đôi mách hay báo hiệu đức hạnh? Tôi có đang kiểm tra điện thoại thông minh và mạng xã hội của mình để tìm các bản cập nhật cần thiết không; hay tôi chỉ nhìn vào những công nghệ này một cách bốc đồng?

Đức Phật sẽ mua điện thoại thông minh hay sử dụng phương tiện truyền thông xã hội?

Vì vậy, để trở lại câu hỏi ban đầu, có lẽ Đức Phật sẽ mua một chiếc điện thoại thông minh và sử dụng mạng xã hội, nhưng Ngài sẽ tương tác với chúng một cách chánh niệm. Đúng là nói thì dễ hơn làm, nhưng sử dụng công nghệ một cách thận trọng là một mục tiêu lý tưởng để phấn đấu.

rce:

Would Buddha buy a smartphone or use social media?

Christopher Cocchiarella

My interest in Buddhism began when I was a teenager. Buddha’s philosophy of attachment and mindfulness (which I’ll recap below) always resonated with me, although applying it remains challenging in today’s busy, high-tech world. I’ve often asked myself: Were Buddha alive today, would he buy a smartphone? Would he use social media?

At first, I was tempted to answer such questions with a resounding no. The more I studied Buddhism, however, the more I realized the answer is probably nuanced. Part of my hang-up was overcoming stereotypes about ascetic monks who abstain from modern technologies. Those stereotypes, I learned, misunderstood what Buddhists mean by ‘attachment.’  So, let’s unpack that word.

Buddha on the meaning of ‘attachment’

A common misunderstanding about Buddhism is that it preaches a nihilistic worldview, a renunciation of everything in life, including modern technologies. In fact, most forms of Buddhism don’t renounce life or technological conveniences at all. They do, nevertheless, remind us that these conveniences are impermanent. Hence, we should be wary of ‘attaching’ ourselves to such things.

Buddhist texts (sutras) describe attachment as grasping or clinging (from the Sanskrit word Upādāna). Attachment, in this sense, causes frustration (duhkha), because everything is temporary. Nothing lasts forever. By attaching ourselves to things that are temporary, we inevitably suffer from anger or anxiety the moment we lose it. Therefore, goes the Buddhist logic, we shouldn’t let ourselves feel attached to them.

But what does that really mean, not to feel attached to anything? Shouldn’t I feel attached to my wife, family, and friends?  The problem I had with this idea was that I interpreted the word ‘attachment’ differently. In my culture (urban American), the word ‘attachment’ has positive connotations. It may mean emotionally engaged or committed (as in, “I’m attached to my spouse”). Psychologists use the phrase “Attachment Theory” to explain the those bonds.

In Buddhist parlance, ‘attachment’ conveys something different. Basically, it means clinging to something in a state of negativity, like anger or anxiety (as when an angry child screams, “That’s MINE”).

Positive vs. negative attachment

A major “ah-ha” moment came to me once I started reading the writings of the 14th Dalai Lama. He’s a master of translating concepts from East to West. For instance, in his book From Here to Enlightenment, he discusses a linguistic subtlety to distinguish negative and positive attachment (probably to help Western biased folks like me). Here’s what he says.

How do you understand the idea of grasping? If your engagement with others is tainted by strong attachment, craving, aversion, anger, and so forth, then that form of grasping is undesirable. But on the other hand, when you are interacting with other living beings and become aware of their needs or suffering or pain, then you need to fully engage with that and be compassionate. So there can be positive attachment in this sense of active engagement.

Buddhist masters have long used the term attachment to describe the quality of compassion for others (14th Dalai Lama, 2012, p 35).

So, the argument goes, it’s sensible to feel positively attached to things, in the sense of emotional engagement or commitment. But we should avoid feeling negatively attached to things, in the sense of clinging to them out of anger or adverse emotion. In other words, positive versus negative attachment is akin to positive versus negative emotion. You can definitely see positive attachment/emotion in the Dalai Lama’s expression.

Buddha on mindfulness and its benefits

This teaching on attachment is ancient (Buddha taught it over two millennia ago), but I believe it lends valuable insight for those of us seeking a modern philosophy of technology. Simply put, this philosophy goes as follows:

Avoid negative attachment to technology, and cultivate positive attachment.

Well then, how do we become less negatively attached, and more positively attached, to technology? The answer, according to Buddha, is mindfulness.

Mindful technology use

What does it mean to be mindful? In essence, mindfulness means focusing attention on the present moment. Being mindful is being conscious of how the body and mind react to things in the world, including technology.

While engaging with smartphones and social media, for example, mindfulness may mean paying attention to how our bodily emotions and mental reactions arise as we use these technologies. In other words, pause a moment before replying to texts or posting messages online. Then ask: What effects (or karma) will my actions generate? In this way, mindfulness creates cognitive space to contemplate intelligent action (or, at least less stupid action).

By contemplating action, mindfulness encourages ethical conduct too. Are our intentions good when we text about such-and-such or when we post about so-and-so; or are we just gossiping or virtue signaling? Am I checking my smartphone and social media for needed updates; or am I just looking at these technologies impulsively?

Would Buddha buy a smartphone or use social media?

So to return to the original question, perhaps Buddha would buy a smartphone and use social media, but he’d engage with them mindfully. True, that’s easier said than done, but using technology mindfully is an ideal goal to strive for.

Wednesday, July 12, 2023

Tiễn Chị Bạch Liên



Tiễn Chị Bạch Liên

(1972-2023)

Munich mưa lạnh mùa hè
Ngậm ngùi đưa tiễn chị về Phương Tây
Bạch Thị Liên sống cõi này
Buồn vui một kiếp lung lay vô thường

Chị đi bao cõi xót thương
Sợi tơ vạt nắng hạt sương lìa cành
Qua đồi núi vẫn còn xanh
Bờ mê bến giác tinh anh cõi về

Bạch Liên, Nhơn Lý là quê
Đồng Hoa, Cực lạc là quê hương mình!

Bạch X. Phẻ
Munich 07/12/23

Chia sẻ Chánh niệm với đài Little Saigon Television

 

Lời dẫn: Chánh niệm là gì? xin hãy tìm hiểu thêm...


1. Hội Luận Trong Tuần P1 | Tiến sĩ Phẻ giải thích chánh niệm

https://www.youtube.com/watch?v=o3_cmydSvvQ&t=69s


2. Hội Luận Trong Tuần P2 | Tập thở cho chánh niệm trong học đường

https://www.youtube.com/watch?v=a-L2r_5_1to&t=17s


3. Hội Luận Trong Tuần P3 | TS Phẻ: Bốn trụ cột của hạnh phúc

https://www.youtube.com/watch?v=SSbOI66n1bs&t=105s


4. Hội Luận Trong Tuần P4 | TS Phẻ: Chánh niệm trong công việc

https://www.youtube.com/watch?v=oRGF8x_ZAhU&t=19s


Mời đọc thêm.

Chánh niệm là nền tảng cho những hành động phản ảnh quyền lực đích thực

Chánh niệm là nền tảng cho những hành động phản ảnh quyền lực đích thực.Chánh niệm là sự đầu tư căn bản, là chìa khóa giúp ta nhìn vào đời sống nghề nghiệp. Chánh niệm là năng lượng của sự tập trung tâm ý (định lực), là khả năng có mặt một trăm phần trăm cho những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta, là phép lạ giúp ta thực sự sống trọn vẹn từng giây phút và cũng là yếu tố căn bản để chữa lành, chuyển hóa và tạo an hòa trong gia đình, nơi làm việc và trong xã hội. Hoa trái của sự tu tập chánh niệm là nhận biết rằng an lạc có sẵn trong ta và chung quanh ta, ngay bây giờ và ở đây.

Chánh niệm là một trong năm nguồn năng lượng tâm linh, đồng thời cũng là nền tảng cho những hành động phản ảnh quyền lực đích thực. Nếu không biết tạo nên một môi trường chánh niệm trong gia đình hay ở nơi làm việc, ta sẽ chỉ đầu độc thêm cho cuộc sống của mình và gia đình mình mà thôi. Nhiều nhà doanh nghiệp đã nhận ra sự thật đó. Không có chánh niệm, ta khó cảm thấy thỏa mãn hoàn toàn với quyền lực kinh tế hay chính trị. Chánh niệm giúp ta trở về tự thân và nhìn sâu vào hoàn cảnh của mình.

Chúng ta làm việc, nhưng chúng ta cũng đem tới chỗ làm những khó khăn, những niềm đau nỗi khổ riêng tư. Chánh niệm giúp ta ôm ấp và hiểu rõ đau khổ. Chánh niệm là căn bản chuyển hóa và chữa trị.

Vậy thì làm sao để có chánh niệm? Đây là một thực tập rất đơn giản nhưng cũng đầy thử thách. Thực tập chánh niệm đòi hỏi khi làm bất cứ việc gì cũng làm hết lòng, đầu tư một trăm phần trăm tâm ý vào cả những việc đơn giản nhất như nhặt một cây bút, mở một cuốn sách hay thắp một nén hương. Khi còn là một chú tiểu, tôi phải thắp hương trong chính điện nhiều lần trong ngày. Tôi đã được dạy là phải cầm cây hương lên bằng hai tay, tay trái đặt lên tay phải. Cây hương rất nhẹ, tại sao lại phải dùng cả hai tay? Lý do là tôi phải chú tâm một trăm phần trăm vào sự việc đơn giản là cầm nén hương trong tay. Khi quẹt một cây diêm và châm cây hương vào ngọn lửa, tôi cũng phải để tâm một trăm phần trăm. Đó là thực tập chánh niệm.

Khi uống trà, hành động rót trà vào chén cũng là một hành động thiền tập nếu ta rót trà trong chánh niệm. Đừng nghĩ tới quá khứ. Đừng nghĩ tới tương lai. Đừng lo phải làm gì ngày mai. Hãy chỉ chú tâm vào việc rót trà. Hãy đầu tư một trăm phần trăm vào giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây. Ai cũng biết rót trà, ai cũng biết uống trà, nhưng mấy ai biết rót trà trong chánh niệm và uống trà trong chánh niệm? Lý do là vì chúng ta luôn có xu hướng quên lãng hiện tại, vì chúng ta bị tập khí lôi cuốn. Tập khí là một thói quen, năng lượng của nó rất mạnh mà chúng ta phải thực tập để chuyển hóa. Càng chế ngự được tập khí thì chúng ta càng có khả năng sống trọn vẹn mỗi ngày.

Trong công việc, ta có thể cảm thấy có trách nhiệm với những ai đó, hay chỉ với riêng mình. Ý thức trách nhiệm là tốt. Ta cũng muốn thành công trong công việc, nhưng vì thiếu chánh niệm cho nên ta để cho ước muốn thành công cuốn hút. Ước muốn ấy sẽ trở thành một tập khí, thúc đẩy ta, làm ta không còn khả năng uống trà trong giây phút hiện tại, ngay cả khi nước trà đã vào miệng mà ta cũng không ý thức. Ta đang uống những dự án, những lo âu, những khó khăn của mình.

Theo lời Bụt dạy, sự sống chỉ có mặt trong hiện tại, ngay bây giờ và ở đây. Bụt nói: “Quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến. Ta chỉ thực sự sống trong giây phút hiện tại.” Nếu đánh mất hiện tại thì sẽ đánh mất sự sống. Quá rõ ràng. Chánh niệm là một nguồn năng lượng và thực tập chánh niệm sẽ giúp ta trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với sự sống. Phép thực tập này đòi hỏi thời gian và sự nâng đỡ. Thiếu thời gian thực tập và không có môi trường thuận lợi thì khó mà thành công. Có khi đồng nghiệp của ta cũng muốn cùng ta thực tập nếu họ được truyền cảm hứng.

Bạn có thể có một ngôi nhà rất đẹp và một khu vườn đầy hoa. Bạn biết là trong vườn của mình có hoa, nhưng bạn lại không có thì giờ để thưởng thức. Bởi vì tâm trí bạn đang bị ám ảnh bởi những thắc mắc cần giải đáp, những vấn đề cần giải quyết. Bạn muốn bạn là “số một.” Thỉnh thoảng chắc bạn cũng đã thoáng giác ngộ rằng bạn có một vườn hoa rất đẹp và phải dành chút thì giờ để thưởng thức. Đó là do thiện chí. Rồi bạn ra vườn đi dạo, ngắm những nụ hoa đẹp, nhìn thảm cỏ xanh. Nhưng chỉ sau vài bước bạn đã bỏ cuộc, vì bạn đang có quá nhiều bận tâm về công việc. Như một nhà độc tài, mối bận tâm đó không cho bạn cơ hội tiếp xúc và thưởng thức những mầu nhiệm của sự sống bây giờ và ở đây.

Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, Thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm. Một hôm Thầy sai tôi đi làm một việc. Tôi hăng hái, hấp tấp, đi nhanh ra và khép cửa vội vàng. Thầy kêu tôi lại: “Này con, con lại đây.” Tôi trở lại, đứng vòng tay chờ. Thầy tôi nói: “Con đi ra lại và khép cửa cho đàng hoàng coi.” Đó là bài học đầu tiên của tôi về thực tập chánh niệm. Khi đó tôi đi ra trong chánh niệm, ý thức từng bước đi, nắm lấy cánh cửa trong chánh niệm, và mở cửa trong chánh niệm. Kể từ đó Thầy tôi không còn phải dạy tôi cách đóng cửa lần thứ hai.

Khi nắm tay một em bé, ta hãy để tâm một trăm phần trăm vào bàn tay em. Khi ôm người thương trong vòng tay cũng thế. Hãy quên hết tất cả. Hãy thực sự có mặt, thực sự tỉnh thức trong khi nắm tay, trong khi ôm. Điều này trái ngược hẳn với cách sống và làm việc của ta trước đây. Chúng ta từng có thói quen làm nhiều việc cùng một lúc. Vừa trả lời e-mail vừa nói điện thoại. Trong khi đang họp về một dự án này, ta viết xuống những ghi chú cho một dự án khác. Kỹ thuật hiện đại hứa hẹn sẽ giúp ta làm được nhiều việc cùng một lúc. Bây giờ, chỉ với một máy nhỏ chúng ta có thể gửi e-mail, nghe nhạc, điện thoại, và chụp hình. Năng lượng bị phân tán như thế thì còn gì là năng lượng?

Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập. Ta rất thông minh và hiểu ngay như vậy, nhưng như thế không có nghĩa là ta có thể làm được ngay. Ta phải thực tập và tự rèn luyện mỗi ngày.

Trước hết, phải thực tập chánh niệm để thấy được bản thân, sau đó ta chú ý tới gia đình của mình vì gia đình là tổ ấm. Không thể chỉ quan tâm đến nghề nghiệp mà sao lãng gia đình được. Có thể gia đình ta đang có đau khổ, sợ hãi hay lo lắng. Chánh niệm giúp nhận diện niềm đau nỗi khổ và chuyển hóa chúng. Bạn có thể nói với chồng mình rằng: “Em biết rằng anh đang đau khổ. Em đang có mặt cho anh đây. Chúng ta hãy cùng nhau ôm ấp niềm đau nỗi khổ đó và chuyển hóa chúng.” Bạn cũng nói như vậy với vợ của bạn: “Anh biết rằng em đang đau khổ. Anh đang có mặt cho em đây. Chúng ta hãy cùng nhau ôm ấp niềm đau nỗi khổ đó và chuyển hóa chúng.” Chánh niệm là khả năng có mặt một trăm phần trăm. Khi thương, món quà quý nhất mà ta hiến tặng người ta thương là sự có mặt đích thực của ta. Ta không thể mua khả năng hiến tặng niềm vui và chuyển hóa khổ đau.

Sau đó chánh niệm sẽ giúp ta hiểu rõ tình hình tại nơi làm việc. Dù ở địa vị nào, một giám đốc có hàng trăm nhân viên hay một công nhân làm việc một mình, với chánh niệm, ta đều có thể quán chiếu và nhận biết ưu điểm hay khó khăn cũng như đau khổ trong công ty. Ta sẽ nhận diện được những niềm đau nỗi khổ, những lo sợ của đồng nghiệp hay nhân viên và nói: “Tôi đang có mặt cho anh, cho chị đây. Tôi biết rằng anh, chị đang đau khổ. Chúng ta sẽ cùng nhau ôm ấp và chuyển hóa niềm đau nỗi khổ đó. Chúng ta sẽ tìm mọi cách để giải quyết khổ đau của chúng ta.” Sự thực tập này chẳng khác gì thực tập cho bản thân hay cho gia đình mình. Năng lượng của chánh niệm và khả năng nhìn sâu sẽ giúp ta tìm ra tuệ giác để chuyển hóa tình trạng và chữa lành.

Chánh niệm là khả năng có mặt một trăm phần trăm. Năng lượng của chánh niệm giúp ta nhận biết những gì đang có mặt chung quanh ta. “Những gì” đó có thể là chính ta, có thể là người thương của ta. Nếu không có khả năng trở về với giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây, thì không thể nào nhận diện được chính mình, nhận diện được hạnh phúc cũng như khổ đau của mình. Không có khả năng có mặt đích thực thì không thể nhìn rõ những người khác và sẽ khiến họ có cảm giác bị bỏ quên, bị hiểu lầm hay ghét bỏ. Rồi họ sẽ đau khổ và từ đó làm bạn đau khổ. Nếu không có chánh niệm thì không thể giúp mình hay giúp người, không thể thành công trong công việc. Nếu không có chánh niệm thì bất cứ quyền lực nào trong tay cũng chỉ là tạm bợ và không đem lại thỏa mãn rốt ráo.

Chánh niệm rất cụ thể. Khi chú ý tới hơi thở là ta đã có chánh niệm rồi. Thở vào, ta chú ý tới hơi thở vào từ đầu cho tới cuối và nhủ thầm “vào”. Thở ra, ta chú ý tới hơi thở ra từ đầu cho tới cuối và nhủ thầm “ra”. Với hành động đơn giản ấy, thân tâm ta hợp nhất và ta sẽ thực sự có mặt. Chánh niệm cũng có thể có mặt trong một bước chân. Những lúc bạn bước đi, hãy đầu tư một trăm phần trăm vào mỗi bước chân và nhớ kết hợp bước chân với hơi thở một cách tự nhiên. Để ý xem ta bước mấy bước trong mỗi hơi thở vào, mấy bước trong mỗi hơi thở ra. Để giúp thêm, ta có thể nói thầm “vào”, “ra” khi bước. Ví dụ như khi thở vào bước ba bước, thì nói thầm “vào, vào, vào”. Khi thở ra bước bốn bước thì nói thầm “ra, ra, ra, ra”. Nếu thực tập trong nhà thì có thể đi chậm lại, cứ mỗi hơi thở vào bước một bước, mỗi hơi thở ra bước một bước. Còn thực tập ở ngoài trời thì tùy theo hơi thở của bạn dài hay ngắn, trong mỗi hơi thở bạn có thể bước hai, ba, hay bốn bước. Không nên cố ép hay thay đổi nhịp thở vì làm như vậy bạn sẽ thấy mệt. Chỉ hoàn toàn chú tâm vào bước chân và hơi thở. Thực tập này rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng. Nhờ bước chân chánh niệm, hơi thở chánh niệm mà ta có thể trở về với tự thân, thực sự có mặt và tỉnh thức.

Phải hiểu chánh niệm trên bình diện vật lý. Thực tập trở về với cơ thể, trước hết, ta phải chế tác chánh niệm bằng hơi thở ý thức và bước chân ý thức, rồi sau đó nhận diện rằng cơ thể ta đang có đây và ta dịu dàng ôm ấp lấy cơ thể mình bằng chánh niệm. “Cơ thể ta ơi, ta biết ngươi có đó và ta sẽ săn sóc cho ngươi.” Cơ thể ta trở thành đối tượng thương yêu của ta.

Nếu không biết cách chăm sóc, không biết cách buông thư cơ thể, không để cho cơ thể có cơ hội nghỉ ngơi tức là ta đã không thương yêu cơ thể mình. Ta biết rằng cơ thể ta có khả năng tự chữa lành vết thương. Khi đứt tay ta biết rằng chỉ cần làm sạch vết thương và cơ thể ta sẽ tự lo liệu. Ta có thể hoảng sợ nếu quên đi rằng cơ thể ta có khả năng tự điều trị. Chỉ cần có cơ hội nghỉ ngơi là cơ thể có thể tự chữa lành mà chẳng cần thuốc men gì nhiều.

Khi một con vật bị thương nặng, nó biết phải làm gì. Nó tìm một chỗ vắng, nằm thật yên, nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày, không ăn uống gì hết. Nó rất khôn ngoan. Chỉ khi nào vết thương lành hẳn nó mới ra săn mồi. Có lúc, ta cũng có tuệ giác đó, nhưng chúng ta đã đánh mất khả năng biết nghỉ ngơi. Mới bắt đầu cảm thấy khó chịu ta đã hoảng hốt chạy đến bác sĩ xin đủ mọi thứ thuốc, chỉ vì ta không biết rằng, để cho cơ thể nghỉ ngơi là phương pháp điều trị hay nhất.

Có nhiều người than phiền rằng họ không có thì giờ đi nghỉ hè. Số khác có thể sắp xếp được để đi nghỉ hè, tuy nhiên lại không biết cách nghỉ ngơi. Chương trình nghỉ hè đầy ắp và sau kỳ nghỉ họ lại càng mệt mỏi hơn.

Chúng ta phải học cách buông thư toàn thân. Trong tư thế nằm, ta chú ý và buông thư từng phần của cơ thể, bắt đầu từ trên đầu và đi dần xuống dưới lòng bàn chân. “Thở vào, tôi ý thức toàn thân tôi. Thở ra, tôi buông thư toàn thân tôi. Thở vào tôi ý thức hai mắt tôi. Thở ra tôi mỉm cười với hai mắt tôi.” Cứ tiếp tục như thế với từng phần của cơ thể. Thay vì tia X-quang, ta “soi” cơ thể ta bằng tia Chánh Niệm. Soi đến một phần nào hay bộ phận nào của cơ thể đang bị đau yếu thì ta dừng lại lâu hơn, sử dụng năng lượng của chánh niệm để ôm ấp và mỉm cười với phần cơ thể hay bộ phận đó, làm như thế cơ thể sẽ bình phục mau hơn. Ta tự thực tập như thế mỗi ngày hay với những người trong gia đình, khi đã quen thuộc rồi, ta có thể hướng dẫn một buổi thực tập thiền buông thư cho bạn bè hay cả gia đình. Ta cũng có thể khuyến khích những người khác trong gia đình hướng dẫn buông thư toàn thân như vậy cho mọi người. Trẻ em rất có khả năng hướng dẫn người khác trong phép thực tập này.

Khi đã có khả năng ôm ấp cơ thể và giải tỏa căng thẳng, giúp cơ thể phục hồi, ta có thể trở về với tự thân, với những cảm thọ và những tâm hành của ta (chi tiết của phép thực tập này được trình bày tại Phụ lục A). Mỗi chúng ta đều có kinh nghiệm về những cảm thọ dễ chịu hay cảm thọ khó chịu. Một trong những công năng của thực tập chánh niệm là chăm sóc cảm thọ khổ đau. Thường thường ta không muốn đối diện khổ đau bởi vì ta không biết cách chăm sóc khổ đau. Ta cũng thường nghĩ rằng nếu tâm đủ mạnh thì ta sẽ không còn cảm thấy đau khổ, rồi ta tìm cách che lấp khổ đau. Thay vì “thay chốt” và mời lên những hạt giống tích cực từ vùng tàng thức, ta lại trốn chạy những cảm thọ khó chịu bằng những hành động tiêu thụ thiếu chánh niệm. Ta bật ti vi lên, hoặc mở một cuốn sách, hay nhấc điện thoại, hay làm một việc gì đó để che lấp niềm đau nỗi khổ, sợ hãi, tuyệt vọng đang trấn ngự. Nhưng khi tiêu thụ những sản phẩm để tạm thời che lấp khổ đau thì ta cũng đồng thời đưa vào thân và tâm những yếu tố độc hại như tham dục, sợ hãi, lo lắng và làm cho tình thế càng thêm tồi tệ.

Cách hay nhất là ta phải trở về với tự thân. Hãy sử dụng năng lượng của chánh niệm để nhận diện và ôm ấp niềm đau nỗi khổ trong ta, như một bà mẹ ôm ấp đứa con mình. Chánh niệm là mẹ, đau khổ, buồn phiền, tuyệt vọng là con. Giữa mẹ và con không có tranh chấp. Năng lượng của chánh niệm sẽ nhận diện, ôm ấp và thoa dịu niềm đau. Khi nghe con khóc, người mẹ lập tức buông tất cả công việc xuống, chạy đến ôm em bé vào lòng. Mẹ có thể không biết lý do đã làm cho bé khóc, nhưng chỉ cần ẵm bé trong vòng tay với tất cả sự dịu dàng, thương yêu cũng đủ làm cho bé nín khóc. Cũng thế, ta có thể không biết rõ lý do đã làm cho ta đau khổ, buồn phiền, tuyệt vọng, nhưng nếu ta biết ôm ấp những khổ đau đó bằng năng lượng chánh niệm thì tức khắc ta cảm thấy tâm mình lắng yên, êm dịu lại vì năng lượng của chánh niệm đã hòa nhập vào năng lượng của khổ đau.

Hãy tưởng tượng một đóa hoa trong nắng sớm. Hoa chưa nở nhưng tia nắng đang ôm ấp hoa, năng lượng mặt trời đang thấm dần vào hoa. Mặt trời không chỉ chiếu quanh đóa hoa. Tia nắng mặt trời thấm vào hoa một cách tự nhiên và một giờ sau hoa sẽ bừng nở. Chánh niệm là mặt trời ôm ấp đóa hoa cảm thọ.

Nếu cứ để mặc, không chăm sóc nỗi sợ hãi, hờn giận, và tuyệt vọng thì những cảm xúc tiêu cực đó sẽ biến thành sức mạnh tàn phá. Nếu biết chế tác chánh niệm thì chánh niệm sẽ nhận diện và ôm ấp những cảm thọ khổ đau ấy. Thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm không những nuôi dưỡng, tưới mát thân tâm mà còn giúp nhận diện và ôm ấp khổ đau. Thay vì sử dụng năng lượng để đè nén khổ đau, ta hãy sử dụng năng lượng đó để bảo toàn cơ thể. Ôm ấp khổ đau sẽ nuôi lớn chúng ta.

Nếu được cùng người thương ngồi trong chánh niệm (ngồi thiền), đi trong chánh niệm (đi thiền) thì sức mạnh của chánh niệm càng tăng gấp bội nhờ sự đóng góp của năng lượng thực tập từ người thương. “Mời anh/mời em đến đây cùng ngồi thiền với tôi, thiền hành với tôi. Tôi cần có anh/có em bên cạnh.” Nghe vậy, người thương sẽ đến, sẽ cùng ngồi, cùng đi với ta. Phối hợp năng lượng, ta sẽ dư sức ôm ấp khổ đau.

Càng có đông bạn hữu thực tập chung, năng lượng càng thêm mạnh. Năng lượng tập thể giúp cho sự thực tập ôm ấp niềm đau nỗi khổ dễ dàng hơn nhiều. Cho nên trong một cộng đồng mà mọi người cùng thực tập với nhau thì càng vui, hiệu quả lớn gấp bội, và năng lượng ngày càng thêm thâm hậu. Được năng lượng tập thể ấy bao bọc, ta sẽ thấy khỏe khoắn thêm ra và hiệu quả chữa trị đến rất nhanh.

Năng lượng chánh niệm giúp ta ý thức những gì đang xảy ra. Thở vào và biết rằng đang thở vào, đó là chánh niệm về hơi thở. Uống trà và biết rằng đang uống trà, đó là chánh niệm khi uống trà. Khi đi và biết rằng đang đi, thưởng thức từng bước chân, đó là chánh niệm khi đi. Những thực tập ấy chế tác năng lượng chánh niệm, giúp cho ta thật sự tỉnh thức, thật sự có mặt để tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống, để được nuôi dưỡng và chữa lành.

(trích Quyền Lực Đích Thực – Thích Nhất Hạnh)


Tuesday, July 11, 2023

Lớp Thiền Chánh Niệm Trị Liệu Tại Trường University Of The West, Bang California

Lớp Thiền Chánh Niệm Trị Liệu Tại Trường University Of The West, Bang California


   University Of The West (UWest) - Trường Đại học Phương Tây, ban đầu được thành lập với tên gọi Đại học Hsi Lai (Tây Lai), (tiếng Trung: 西來大學; bính âm: Xī lái dà xué) bởi Cố Đại Sư Tinh Vân (Hsing Yun). Ngài là một trong những Tăng Sỹ Phật Giáo Đài Loan có công lan tỏa nền giáo dục Phật Giáo khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Trường University of the West (viết tắt: UWest) là một trường đại học Phật giáo tư nhân ở thành phố Rosemead, California. Trường này là một trong những chi nhánh của Phật Quang Sơn tại Đài Loan và được Cố Đại Sư cùng các đệ tử của Ngài chọn để tuyên dương Phật pháp ở Bắc Mỹ. Trường mở khoá đầu tiên vào mùa xuân năm 1991. Trãi qua 32 năm, trường UWest đã đào tạo rất nhiều các bậc Tăng-Ni tài ba cùng giới cư sỹ trí thức nam nữ. Sau khi tốt nghiệp các bậc cao học và tiến sỹ, tất cả đã dấn thân vào nhiều lãnh vực khác nhau tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác nhau để phụng sự và lan tỏa tư tưởng Phật Giáo.

  Thượng Toạ Thích Thiện Trí, một Tăng sỹ Việt Nam đang là nghiên cứu sinh trong chương trình tiến sỹ phân khoa Tôn Giáo Học được mời làm giảng viên bộ môn Thiền Chánh Niệm Trị Liệu (Mindfulness Therapy) theo hệ giáo dục cộng đồng tại trường UWest. Ngoài việc nghiên cứu, giảng dạy các lớp thiền tập trị liệu bằng hai ngôn ngữ Mỹ và Việt, Thượng Toạ còn làm cố vấn cho cho Hiệu Trưởng trong việc nối kết trường UWest đến Phật Giáo quốc tế. Dưới đây là bài viết của Cô Minh Hoa Tạ, viện trưởng trường UWest giới thiệu lớp thiền tập của Thầy trong khóa học mùa thu năm 2023 (Fall of 2023).


“Sati”- Một thuật ngữ Phật giáo được dịch từ Anh ngữ là Chánh niệm. Đó là sự thực hành thiền định của nhiều người trên thế giới trong hàng ngàn năm qua. Phương pháp thiền chánh niệm tập trung vào sự chú ý liên tục từ cơ thể, hơi thở và tâm trí. Nó là một phương pháp thư giãn và có khả năng chiêm nghiệm tích cực về thân thể và tâm hồn của mỗi người.

  Thiền trị liệu chánh niệm đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe thay thế cho việc giảm bớt căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và đồng thời có thể mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe thể chất, tinh thần của con người. Nó cũng là phương cách học một lối sống  có ý nghĩa và hài hòa với những trải nghiệm bên trong cũng như bên ngoài của bạn.

Thượng tọa Thiện Trí đã bắt đầu hướng dẫn thực hành phương pháp thiền chánh niệm trị liệu tại chùa Phật giáo Việt Nam cho các thành viên của nhiều giáo đoàn tôn giáo khác nhau và đồng giảng dạy các khóa thiền tại Đại học Loyola, Vanderbilt và Tulane ở New Orleans kể từ năm 2017. 

Sau cùng, Thượng Tọa Thiện Trí đã thành lập Trung tâm thiền “Zen and Mind Family” trong nhiều bang như Texas, Washington, và California. Thượng Tọa là một người trải nghiệm trong lĩnh vực thực hành thiền định và các lớp học của Thượng Toạ đã được các học viên từ trình độ sơ cấp đến cao cấp đón nhận nồng nhiệt. 

  Chúng tôi rất vui mừng được Thượng tọa Thiện Trí hướng dẫn lớp Thiền trị liệu chánh niệm tại UWest vào mùa Thu năm nay, 2023.

__________________

Nguyên bảng bằng Anh Ngữ:

“Sati” A Buddhist term rendered as Mindfulness in English. It is a form of meditation that has been practiced by many people throughout the world for thousands of years. Mindfulness meditation therapy emphasizes sustained focus on the body, breathing, and mind.  Meditation is a method of relaxation and the capacity to actively contemplate one's mind, body, and soul.

Researchers have demonstrated that mindfulness meditation therapy is one of the alternative health care approaches that reduces stress, anxiety, and depression, and could ultimately improve your physical and mental health. It is about learning to live an internal and external life that is meaningful and in harmony.  

Since 2017, Venerable Thien Tri has co-taught courses on meditation at Loyola, Vanderbilt, and Tulane Universities in New Orleans. He began his mindfulness meditation therapy guiding practice at the Vietnamese Buddhist temple for members of various faith congregations. Eventually, he founded the Zen and Mind Family organization in Texas, Washington, and California. He is an expert on meditation practices, and his classes have been well-received by students at all levels, from beginner to advanced.  We are thrilled that Venerable Thien Tri will be teaching Mindfulness therapy at UWest in the Fall of 2023. ~Minh Hoa Tạ–Hiệu Trưởng trường UWest


Tâm Thường Định