Tuesday, January 26, 2016

Tuyển Tập Thơ “TÂM TRONG”: Khi 10 Nhà Thơ Hội Ngộ (Nguyên Giác Phan Tấn Hải)



Tuyển Tập Thơ “TÂM TRONG”: Khi 10 Nhà Thơ Hội Ngộ
Nguyên Giác
Xin mời đọc hai dòng thơ lục bát sau:
Khom lưng nhặt hạt bồ đề
Hỏi tâm mới thấy tỉnh mê kiếp người…
Đó là thơ của thi sĩ Nguyễn Thanh Huy ở trang 152, trong tập “Tâm Trong” – một tuyển tập thơ đầy đạo vị, và cũng là một cuộc hội ngộ hy hữu, của 10 nhà thơ.
Trong những ngày Xuân, không gì vui hơn là đóng vai độc giả để lắng nghe cuộc hội ngộ của 10 nhà thơ (và hiển nhiên, may mắn là, ngồi đọc sẽ đỡ mệt nhọc hơn là “khom lưng nhặt hạt bồ đề”)…
Và do vậy, chữ nghĩa của họ rất là phiêu bồng.
*
Tuyển tập thơ “Tâm Trong” xuất bản bởi NXB Trung Đạo cuối năm 2015, ngay trong Lời Nói Đầu đã giải thích cơ duyên hội ngộ 10 thi sĩ với những hình ảnh rất Thiền vị, rằng đây là một thuận duyên, rằng cái đẹp là quay về chính mình, rằng đây chỉ là bóng nhạn lướt qua sông, hay tựa tơ trời bãng lãng…
Trích Lời Nói Đầu do Bạch Xuân Phẻ viết, như sau:
Xin cảm ơn! Cuốn sách nằm trong tay của quý vị là một thuận duyên cho tất cả chúng ta đang có mặt với nhau, giữa người đọc và người viết. Nơi đây là sự gặp gỡ giữa những tấm lòng vị tha đang cùng hướng gần đến Chân-Thiện-Mỹ. Ai trong chúng ta đều có những nỗi niềm, kỷ niệm, hoài vọng, ước mơ và hy vọng. Chúng ta đều biết thổn thức, trăn trở, rung động hay cảm nhận trước những gì xảy ra xung quanh chúng ta. Nhưng cái khó hơn là nhận chân những gì đang xảy ra ở trong ta. Cái hay, cái đẹp, phải chăng là sự quay về với chính mình. Cho và nhận tuy hai là một. Nhận và cho tuy một nhưng hai. Vì thế giữa người đọc và người viết không có một khoảng cách, có chăng chỉ là bóng nhạn lướt qua sông hay tựa tơ trời bãng lãng. 
Cuốn sách này là một nỗ lực chung để làm văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam ngày càng phong phú hơn và được phát hành qua hệ thống Amazon, và nếu có lợi nhuận (sau khi ấn loát), số tiền lời sẽ được nhà xuất bản làm việc văn hoá xã hội. Tuyển tập này sắp đặt theo thứ tự của họ tên người viết, bao gồm: Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng-Du, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Phúc Sông Hương, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn và Tuệ Lạc. Rất mong sự hoan hỷ và biết ơn của tất cả quý vị, người đọc và người viết…” (trang 5)
*
Khi 10 thi sĩ gặp nhau -- trong đó có một nhà sư (và là nhà thư pháp nổi tiếng ở San Jose) và hầu hết là các cư sĩ đã gần trọn đời gánh vác Phật sự -- ai cũng sẽ hình dung được rằng, vị cư sĩ thứ 11 sẽ từ mặt đất hiện lên (xin hiểu, đất Tâm) để hoan hỷ, tán thán về hạnh phòng hộ Tâm Trong: đó là khi nhà bình luận Huỳnh Kim Quang bước tới, đọc thơ và giới thiệu qua bài “Vào Cõi Tâm Trong” trên Việt Báo ngày 25-12-2015 – trích như sau:
"...Tâm Trong là lòng sạch như băng tuyết trên đỉnh cao chót vót, là lòng trong sáng rạng ngời như nhật nguyệt trên tầng không bao la vô tận. Như mặt hồ trong và lặng có thể phản chiếu ánh trăng trong sáng tròn đầy, tâm trong lắng xuống những ô trược để phản chiếu tự tánh thanh tịnh hồn nhiên.
Hồ tâm phẳng lặng lung linh trăng vàng.”
(Dưới Nhành Liễu Xanh, Huyền)
Nhà Phật gọi tâm đó là tâm chúng sinh, gồm có chân và vọng, thật và giả, Phật và chúng sinh. Cái tâm trong đó bao trùm tất cả các pháp, lớn thì như cõi thái hư mười phương pháp giới, nhỏ thì như một hạt bụi vi trần mắt phàm không thấy nổi. Từ tâm đó mà các pháp sinh. Từ tâm đó mà thơ ra đời. Tâm càng trong cảnh hiện càng rõ, càng nguyên sơ. Khi tâm cảnh hòa quyện lấy nhau, thơ sẽ là âm ba, là giai điệu oà vỡ trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Tâm càng trong, thơ càng vi diệu, mượt mà, sâu lắng, rung động lòng người..."(hết trích)
*
Trước tiên là thơ  Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định). Trong loạt Những Bài Thơ Haiku về Trăng, nơi Bài số 5, trang 9, trích:
Trăng thuỷ tinh lấp lánh
Lung linh mặt nước động chân nguyên
Tỉnh - quay về Phật tánh.
Hay trong bài Lời Nhắn Tình Yêu, trang 11, họ Bạch viết:
…Có ai về bến đó
Cho tôi gởi đôi lời
Phù du cười cát bụi
Ngậm ngùi miền tử sinh.
Hay là bài Vô Ngôn, trang 17, họ Bạch viết:
Kính tặng Thầy Minh Đạt
Điện Phật trầm hương tỏa
Trăng khuya soi dáng gầy
Thầy trầm tư tĩnh tọa
Vô ngôn thay cảnh này.
*
Nhà thơ  thứ nhì trong tuyển tập là thi sĩ Hàn Long Ẩn, cũng là nhà thư pháp.
Trong bài Vết Cháy Thời Gian, thi sĩ HLA nơi trang 32 viết:
Ta cắn vỡ thời gian tìm kỷ niệm
Nghe đời mình loang lỗ vết máu xanh
Mắt đã ráo khô đôi dòng lệ
Mùa thu ơi, chiếc lá mục trên cành… (hết trích)
Hay là trong bài “Ở Hai Đầu Sanh Tử” thi sĩ Hàn Long Ẩn viết: 
…Ở hai đầu sanh tử
Là cuộc mộng bắt đầu
Ta làm người lữ khách
Gánh mãi một niềm đau… (hết trích)
*
Nhà thơ thứ ba trong tuyển tập là Huyền.
Trong bài thơ tựa đề “Sư đi Sư lại về” nơi trang 65-66, được ghi là “Thay lẵng hoa tang kính dâng Giác linh Hòa Thượng Thích Huyền Quang,” nhà thơ Huyển viết, trích:
“...Cuộc đời là tạm bợ
Sư thị hiện ta-bà
Hoá thân là khách trọ
Sư gieo mầm liên hoa
 .
Nơi ao tù nước đọng
Sư gạn đục lắng trong
Từ khô cằn sỏi đá
Từng bước Sư thong dong
 .
Huyễn mộng bào ảnh thôi!
Sư hóa cánh chim trời
Băng ngang vùng bão nổi
Mưa sầu giăng muôn nơi
 .
Sư đứng bên bờ Giác
Dõi mắt về bờ Mê
Thương chúng sanh lầm lạc
Sư đi Sư lại về
.
Sư bước xuống dòng sông
Bùn nhơ hoá nước trong
Liên hoa toà nở rộng
Đưa Sư ngược bến Không
.
Không đến cũng không đi
Không tụ không phân ly
Cùng pháp giới vô vi
Sư đi Sư lại về...(hết trích)
*
Kế tiếp là nhà thơ Nguyên Lương. 
Trong bài Nói Một Lần Thôi, trang 75-76, thi sĩ Nguyên Lương viết, trích:
...Nói gì không biết nói
Người đi ta hết lời
Ngày xưa chưa dám nói
Ngày nay cũng vậy thôi
 .
Viết gì không dám viết
Mực chảy từ trái tim
Ghi xuống một vài chữ
Thật lòng ta yêu em
 .
Phải rồi: ta yêu em
Cỏ cây có biết không?
Đất trời nay chứng kiến
Ta nói rồi nghe không!
.
Ta nói một lần thôi
Úp mặt lòng bàn tay
Nhớ người sao nhớ quá
Trái tim cuồng vỡ đôi
 .
Yêu người sao khó quá!
Tháng tám trời đổ mưa
Mực khô nhỏ nước mắt
Tình khô thêm nước mưa…(hết trích)
*
Trong khi đó, nhà thơ  Nguyễn Hoàng Lãng-Du bay bổng hơn.
Trong bài nơi trang 116, NHLD viết, trích:
Tái Sinh
Ừ, ta gió núi mây ngàn;
Đồi trăng suối chảy, tơ đàn mưa bay.
Lối xưa vang tiếng hạc gầy,
Có con bướm lạ chờ ngày hóa thân. (hết trích)

Hay là bài nơi trang 120, NHLD viết, trích:
Trăng Hạnh-Phúc
Mở trang sách đọng trầm hương,
Cái tình hư-ảo như sương khói mờ.
Tìm trăng thấy cõi bơ-vơ,
Ai ngờ trăng ngủ trên bờ vai em. (hết trích)
*
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn-Phúc Sông Hương qua bài Buổi Chiều Đàn Trâu Nhớ Con, nơi trang 130 đã viết, trích:
Không phải chim gõ kiến
Gõ gỗ trong rừng sâu,
Là tiếng mõ bản Thượng
Chiều về gõ gọi trâu.
  .
Trại tù vang tiếng kẻng,
Thằng chăn thúc bước mau.
Đoàn tù đi bước chậm
Bầy trâu gầy chờ nhau.
. 
Đàn trâu về bản Thượng,
Tiếng nghé kêu lạc bầy.
Tim người tù đau đớn
Tưởng con mình đâu đây!
. 
Không phải chim gõ kiến
Gõ gỗ trong rừng sâu,
Tiếng mõ và tiếng kẻng
Chiều về gõ gọi trâu. (hết trích)
*
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Thanh Huy (Cổ Ngưu) luôn luôn quan tâm về những cõi bờ sinh tử. Trong bài Xác Thân Rồi Cũng Xa, nơi trang 153, NTH viết:
Người qua rồi một thuở,
Ta mất đi hình hài
Cõi lòng ta tan vở
Đêm buồn giữa trần ai.
 .
Từ khi ta thấy có, 
Là không đang đợi chờ
Vốn chẳng dừng lại đó,
Nên đời mãi ước mơ.
.
Thời gian thì vẫn thế,
Chỉ có ta thấy già,
Đêm buồn ngồi kể lể,
Một mình ta với ta.. .
.
Lửa tàn theo điếu thuốc,
Khói buồn chẳng bay xa,
Có không rồi cũng vậy,
Nghĩ chi cho mau già.
.
Lời xưa thầy đã dạy
Đây là cõi ta bà,
Hơn thua gì cho mệt,
Xác thân rồi cũng xa... (hết trích)
*
Kế tiếp là nhà thơ Phan Thanh Cương, trong bài Lời Ru Xanh, trang 168, ghi nhận:
Ngoài kia ngọn cỏ lay
Giữa trời cao đất rộng 
Viết câu thơ về mẹ 
Ngọn cỏ về trên tay
Mẹ để màu cho cây
Mẹ để lời cho gió 
Mẹ ơi! cây và gió
Lời ru xanh nơi này
Để con làm nắng ấm
Mẹ qua hết đêm đen 
Để con làm hoa nở
Mẹ qua hết đông dài
Có con chim ngây thơ 
Tưởng đo được trời rộng 
Có áng mây vu vơ 
Vẽ lên hình hài mẹ
Thơ bằng lời ru xanh
Tình mẹ mênh mông quá 
Suốt ngàn năm qua đi 
Mà sao thơ không thành. (hết trích)
*
Trong khi đó, nhà thơ Trần Kiêm Đoàn rất mực lãng mạn, qua bài tựa đề “40 – Valentine” nơi trang 194-195, với ghi chú rằng, “Viết tặng Lê, 40 năm ngày cưới của chúng ta.” Bài thơ trích như sau: 
Nhổ vài cọng râu bạc
Anh ngỡ mình bớt già
Nhuộm đường ngôi tóc trắng
Em nghe mình trẻ ra
 .
Nhấm cốc rượu sương pha
Ta nhen hồng cảm xúc
Chân chim từng khóe mắt
Tuổi xuân gần hay xa
  .
Gọi bình minh thịt da
Chút phấn hồng tươi mới
Nhớ giọng nói tiếng cười
Nếp nhăn đời xa lạ
  .
Ngày Tình Yêu hôm nay
Bốn mươi năm Ngày đó
Sông xuôi về nỗi nhớ...
Những mùa Valentine… (hết trích)
*
Cuối cùng là nhà thơ  Tuệ Lạc (Nguyễn Điều).
Trong bài tựa đề Say Trăng, thi sĩ Tuệ Lạc viết, trích:
“...Lắm lúc ta nhìn trăng dưới ao.
Lung linh…không biết ấy trăng nào?
Bấy nhiêu đáy nước, bao gương nguyệt…
Trăng cũng nhiều như những ánh sao?
.
Trăng ở quê nhà, trăng chứa thơ.
Ngày xưa ta vẫn khóc trăng mờ.
Chừ trăng đất khách, trăng hoang lạnh.
Ta vẫn nhìn trăng, dạ ngẩn ngơ….”
Có thể nói thêm gì về tuyển tập thơ “Tâm Trong”?  Nơi đây xin mượn lời nhà phê binh Huỳnh Kim Quang:
“Đọc từng trang của tuyển tập thơ Tâm Trong, tôi thấy như mình đang bước vào một vườn hoa văn học với vô số những kỳ hoa dị thảo đang khoe sắc thắm tươi và tỏa hương ngào ngạt. Đọc từng câu thơ của Tâm Trong lòng tôi cũng nhẹ bớt đi phiền não lao xao của cuộc sống đời thường, và thấy tâm mình cũng trong theo với những vần thơ trong vắt của mười tác giả. Điều may mắn của tôi là có thể đọc được những bài thơ hay của mười tác giả trong một tuyển tập mà không cần phải mất công tìm tòi ở đâu xa để đọc và thưởng thức. Quả tình, nếu không đọc được Tâm Trong thì chưa chắc tôi đã có duyên để đọc thơ của tất cả những nhà thơ có mặt trong tuyển tập thơ này.
Lời bình trên là đầy đủ vậy. Không dễ có cuộc hội ngộ của 10 nhà thơ với tâm hồn trong vắt như thế.
Độc giả có thể đọc một số trang và đặt mua tuyển tập này ở mạng Amazon.com.
PHOTO:
Bìa tuyển tập thơ “Tâm Trong”

Tuesday, January 19, 2016

LÃNH ĐẠO TRONG CHÁNH NIỆM

Thư Pháp- Uyên Nguyên
Trại Dũng 2 của Miền Liễu Quán - photo BXK

LÃNH ĐẠO TRONG CHÁNH NIỆM

Biết lắng nghe, thông cảm
Bình tĩnh mọi vấn đề
Sống hoà hợp đề huề
Sáng suốt trong quyết định

Không sân si dua nịnh
Tứ Nhiếp Pháp luôn hành
Giữ tâm đẹp trong lành
Là lãnh đạo chánh niệm

Friday, January 15, 2016

MẸ VIỆT NAM - CHIỀU MƯA BÁN VÉ SỐ - MOTHER VIETNAM - Selling Lottery on a Rainy Afternoon


MẸ VIỆT NAM - CHIỀU MƯA BÁN VÉ SỐ

Nhìn cảnh Cụ già bán vé số trong chiều mưa ướt nhẹp
Ánh mắt buồn và da dẻ xanh xao
Đất nước con lớn lên vẫn một dạ tự hào
Lòng quặn thắt ngậm ngùi cho quê hương, đất tổ
Hơn 40 năm đã bao lần "Xổ số kiến thiết"
để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam
cho quê hương thêm giàu đẹp...
Thôi hãy dẹp đi
những lời nói mị dân
40 năm rồi vẫn còn đổ nát lầm than
Tham quan vẫn thản nhiên bóc lột dân lành
Chẳng thương tiếc những quảng đời bất hạnh
Hãy nhìn kia, những ai đang ăn bát vàng trên mồi hôi và nước mắt
của Mẹ Việt Nam đang bán vé số
của các em tuổi thơ ngây
hay bao nhiêu người tàn tật 
Có mấy ai thấu hiểu sự bất công và bất hạnh 
Đất nước Việt Nam ta sẽ không giàu mạnh
Khi vẫn còn lừa dối Mẹ và thế hệ tương lai!

MOTHER VIETNAM - Selling Lottery on a Rainy Afternoon

The Old Lady, pale face and haggard eyes
embalmed in melancholy,
is selling lottery on a rainy afternoon
in the country where I grew up and was proud of.
My heart writhes with pity for homeland:
More than 40 years of Lottery selling
to contribute to the building of a better Vietnam,
a more prosperous motherland.

Gee, cut it out!
Stop using demagogic verbosity,
Forty years have passed, and yet nothing
but dilapidation and misery;
Greedy despots, lo and behold,
still calmly exploit its innocent people
without an iota of pity for those unfortunate souls,
Eating high on the hog upon blood, sweat and tears
of Mother Vietnam selling lottery,
of children at the age of innocence,
or persons with various disabilities.
Who on earth would understand
this injustice and misfortune?

Our country won’t ever be prosperous

as long as its government still deceives Mother Vietnam and her future generations!

Xin chia sẻ bài thơ nhân nhìn hình ảnh cụ già và đọc bài "Sếp" Xổ số Tiền Giang nói lãnh lương cao đúng quy định trên Tuổi Trẻ Online.

"Trả lời câu hỏi vì sao Thanh tra Chính phủ kết luận thu nhập của lãnh đạo công ty bình quân tới gần 70 triệu đồng/tháng, ông Lý Minh Ân giải thích ngoài tiền lương hàng tháng, các viên chức quản lý còn có thu nhập khác như: tiền kiêm nhiệm thành viên các Hội đồng quản trị, Hội đồng giám sát xổ số, tiền làm ngoài giờ, tiền thưởng hàng năm…"

Tuesday, January 12, 2016

Những Người Cha Trong Lòng Dân-Tộc - Fathers in Our People’s Mind

Lạc Long Quân và Âu Cơ - From Saigoneer

Những Người Cha Trong Lòng Dân-Tộc
                
                         1
Con thấy Cha trong hương trầm với Mẹ
Thuở hoang-vu chào đón bước Tiên Rồng.
Núi là tâm mà tình là biển cả,
Một cõi bờ, Cha dựng nước Văn-Lang.
                                   (Lạc Long Quân)

                          2
Con thấy Cha ngày bình Chiêm, dẹp Tống.
Coi “Sơn-Hà định phận tại thiên-thư”.
Gió trời Nam muôn đời còn lồng-lộng.
Lòng dân Nam nhớ mãi đến bây giờ.
                                           (Lý Thường Kiệt)   
              3 
Con thấy Cha trên ngả đường Sông Núi.
Chống gậy về quyết chiến với thù chung.
Điện Diên-Hồng lời thiêng còn vang dội.
Quân lên đường, người tiễn mắt rưng rưng.
                                         (Hội-Nghị Diên-Hồng)

             4
Con thấy Cha trên đầu thuyền dậy sóng;
Thề ra quân, thất-bại quyết không về;
Tiếng reo hò giữa trời cao, sông rộng.
Lũ giặc thù kinh-sợ đến hôn mê.
                                        (Trần Hưng Đạo)

            5
Con thấy Cha bước ra trong sử sách.
Câu thơ hùng vạn kỷ vẫn bay xa.
“Thù một thuở chưa xong đầu đã bạc.
Gươm mài trăng mơ lấy lại Sơn Hà” 
                 (Đặng Dung)

             6 
Con thấy Cha đêm dựng cờ khởi-nghĩa
“Đem chí nhân ra dẹp lũ hung-tàn”.
Ôi khí thiêng bay ngợp vòng Thiên Địa,
Lũ ngồng-cuồng phương Bắc chạy tan-hoang.
                (Lê Lợi)
               
                       7
Con thấy Cha trên đầu voi anh-võ.
Bốn phương vang pháo lệnh lúc công thành.
“Quyền để tóc, răng đen, quyền tự-chủ”,
Nên sông Hồng địch đỏ xác hôi-tanh.
                                           (Nguyễn Huệ)

                          8
Con thấy Cha khi tuổi đời thơ ấu
Đã ngậm-ngùi nước mắt nhỏ thương dân.
Ba trăm đồng không đủ thành cơm gạo
Nhưng tình người chan-chứa cõi lầm than.
                               (Nguyễn Phúc Vĩnh San)
                                                        (Duy Tân)

                         9  
Con thấy Cha hiên-ngang lên máy chém
Vẫn oai-hùng hô lớn tiếng “Việt-Nam”.
Rồi Sông Núi vang vang lời ai dặn:
“Công không thành nhưng cũng đã thành nhân”.
                                 (Nguyễn Thái Học)

                         10
Con thấy Cha giừa trăm, ngàn bụi phấn
Trên bảng đời Cha vẽ những yêu-thương.
Trong vườn ương tay gầy cha uốn nắn,
Mơ mai sau muôn cố-thụ huy-hoàng.
                                (Cha nhà giáo)

                       11
Con thấy Cha ra khơi từ trong mộng
Biển Đông hòa nước mặn với tình Cha.
Thuyền phăng-phăng khi buồm no gió lộng,
Tôm cá về mang nặng cõi trời xa.
                                 (Cha chài lưới)

                        12
Con thấy Cha trên đồng xanh, bãi rộng.
Ngày lại ngày mong hạt lúa về sân.
Tâm-hồn Cha như khung trời lồng-lộng.
Dù mưa sa, gió lớn vẫn không sờn.
                                 (Cha đồng ruộng)

                        13
Con thấy Cha từ sáng, chiều, sớm, tối
Cặm-cụi làm không biết đến ngày qua.
Cha buôn hàng, không buôn lời gian-dối.
Nơi xóm làng, uy-tín tiếng gần xa.
                               (Cha buôn bán)

                       14
Con thấy Cha nơi bến tầu khuân-vác.
Nhừng bao hàng to lớn nặng trên vai.
Một đời cha như không còn lốt thoát.
Vì yêu con quên hết tháng năm dài.
(Cha khuân vác)

                                  15
Con thấy Cha trong hàng người bán máu.
Thất-nghiệp rồi nên đủ nỗi tang-thương.
Cha quên mình, cho gia-đình chút cháo.
Trong xót-xa, con khóc một thiên-đường.
                                                (Cha bán máu)

                       16
Con thấy Cha: Ôi, Anh-Linh nước Việt!
Cha là hồn, là máu huyết nơi con.
Cha là Biển Đông, tình yêu thắm-thiết.
Cha là Trường Sơn, oai-dùng vô ngần.

Nguyễn Hoàng  Lãng Du
nguyenhoanglangdu@msn.com
Chú-thích:
 Đoạn (2):
        “Nam quốc sơn-hà Nam Đế cư,
        Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
        Như hà nghịch lỗ lai xâm-phạm
        Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
                              Lý Thường Kiệt
Đoạn (4):
       “Trận này không phá xong giặc Nguyên thì không về đến bến sông này nữa.”.
                             Trần Hưng Đạo

Đoạn (5):
   “-- Quốc thù vị phục đầu tiên bạch
       Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma”.
                             Đặng Dung

Đoạn (6)
  “--- Đem đại-nghĩa đế thắng hung-tàn,
       Lấy chí nhân mà thay cường bạo”.
                             Bình Ngô Đại Cáo

Đoạn (7):
 “… Đánh cho để dài tóc
       Đánh cho để đen răng,
       Đánh cho nó chích luân bất phản,
       Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
       Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
                             Hịch của Nguyễn Huệ 

Đoạn (8)
      “Nếu trong nước có loạn vì nhân-dân bị thiếu-thốn. Từ nay sắp tới, lương-bổng của ta là 500$ một tháng thì ta chỉ lãnh 200$ mà thôi, còn lại 300$ ta giao cho các thầy đem ra giúp đỡ kẻ nghèo khó”.
                               Duy-Tân (năm 8 tuổi DL)

Đoạn (9)
      “ Cờ độc-lập phải nhuộm bằng máu, hoa tự-do phải tưới bằng mau.”,   “…không thành công cũng thành nhân”
                                Nguyễn Thái Học

Tham-khảo
- Giai-phẩm Giúp-Ích, 1985 
- Hồ sơ vua Duy Tân của Hoàng Trọng Thược, nhà xuất-bản Mõ Làng, in lần thứ 2, 1993
- Làm gì của Trần Lê, nhà xuất-bản Việt-Nam Hải-Ngoại, 1979
- Việt-Nam Sử-Lược của Trần Trọng Kim, nhà xuất bản Sống Mới, 1978
English translation by J. B. Ho (6-5-2014)

Fathers in Our People’s Mind

1

I see you, Father, with Mother in the incense smoke,
When primordial times welcome the Dragon and the Fairy’s arrival.
Your mind is like the mountain,  your love  like the sea,
In a land of your own, you found Van Lang, our new country.
(Lac Long Quan)

2
I see you, Father, the day you pacify Champa, quell the Sungs.
You say “Only Heaven decides our nation’s boundaries”
As our vast  Southern skies are still only  for Southern winds,
In the Southern People’s mind, your memories  forever imprinted.
(Ly Thuong Kiet)

3
I see you, Father, on our country’s many roads,
Leaning on your stick, coming back, resolute for another  fight.
Dien Hong Palace still resonates with your sacred words,
As soldiers leave for the front, tears well up  in those left behind.
(Dien Hong Palace)

4
I see you, Father, standing at your ship’s bow in a tempest;
You have sworn to fight, and  should you lose, to never return,
Your hurrahs between  the wide river and the sky,
Stun your  enemies and leave them petrified.
(Tran Hung Dao)

5
I see you. Father, walking out of my history book,
Your heroic verses still fly far and high,
“My revenge still unfulfilled, and my hair is  graying,
How many nights did I grind my sword in the moonlight?”
(Dang Dung)

6.
I see you, Father, the night you rise up in arms,
“To use humane strength against brute cruelty”.
Oh, this sacred energy fills up Heaven and Earth,
And disperses the foolish invading  Northern enemies.
(Le Loi)

7.
I see you, Father, majestically riding your elephant,
Cannons blast in four directions, ordering assault on the citadel,
You fight for independence, to keep your hair long, your  teeth stained,
The Red River water turned red, tainted with enemies’ corpses.
(Nguyen Hue)

8
I see you, Father, when still a child, but already a King,
You weep at your downtrodden people’s sight.
Little food for the starved  three hundreds piasters can bring,
But your love imbibes  their world of suffering.

(Duy Tan)

9
I see you, Father. walking to the guillotine,
Valiantly shouting  loud and clear: “Vietnam”,
And mountains and rivers resonate with your urging:
“Even in failure, be a decent human being”.
(Nguyen Thai Hoc)

10
I see you, Father, in a cloud of chalk dust;
On the blackboard of life, you draw pictures of love;
In the nursery your bony  hands shape young plants,
Hoping  secular trees for the future will grow in thousands.
(Teachers)

11
I see you, Father, in my dreams, sailing out to high seas.
The East Sea water adds  its salt to your paternal love,
Your boat speeds away, winds swelling your sails with might,
Fish and shrimps are laden with  savors from remote skies.
(Fishermen)

12.
I see you, Father, on  green fields, on vast plains,
Day after day, working to  bring your rice harvest home,
Your soul is like the immense vault of heaven,
That neither heavy rains, nor strong winds will overcome.
(Farmers)

13
I see you, Father, from morning, till afternoon, evening,
Absorbed in your work, losing track of time,
You sell goods, but never deal in lies, not in your village,
Nor far away; you never put your reputation on the line.
(Merchants)

14
I see you, Father, a porter on the wharf.
On your shoulders, heavy burdens weigh,
Your hard life does not show any escape;
Only your children’s love  makes you forget your long days.
(Laborers)

15
I see you, Father, standing  in line to sell your blood,
You lost your job, now you fall into misery,
You sacrifice your  health to bring home  meager food.
Heartbroken,  your children cry for a paradise lost.
(Blood Selling Fathers)

16.
I see you, O Father, Hallowed Spirit of Vietnam,
You are the Soul, the  Blood in me,
You are my warmest love,  the East Sea,
You are The Truong Son Range, infinite strength and majesty.
Nguyễn Hoàng  Lãng Du

English translation by J. B. Ho (6-5-2014)

Saturday, January 9, 2016

CHANGE: FEAR ME NOT – EMBRACE ME: Five thoughts on fostering change



CHANGE: FEAR ME NOT – EMBRACE ME
Five thoughts on fostering change

Most people are resistant to change. This is true for any society and for people from all walks of life.  Change requires a lot of effort, commitment and energy; we often prefer the path of least resistance.  We enjoy being in our comfort zones, and tend to fear change, because it brings uncertainty and leads us into the unknown. Perhaps the greatest fear of all is the fear of the unknown.  Fear is natural, but if we recognize and embrace it, we can transform it into something positive and productive.

Like hatred and prejudice, fear is a very strong emotion, thus it can produce an enormous amount of energy.  That energy can be very destructive. We need to pause, reflect and recognize it.  In doing so, we will see that the cause of fear is not knowing. The people who fear change the most, often feel insecure, unprepared and inadequate to conquer new endeavors. Sometimes, change makes them feel like victims and out of control. But in reality, we are in full control of our response.

While we can’t control anyone else’s thoughts, speech, actions or emotions, we can control our own. Controlling our own thoughts, speech, actions and emotions is the first step in facing change. Once we recognize and face change with mindfulness, we can embrace and transform it. Here are five thoughts that can foster our acceptance of change.

1. Lay a foundation of compassion and love with a moral purpose.
2. Control your own emotions and well-being.
3. Be sincere with regard to your intention and mission.
4.  Have confidence in your own abilities and flexibility.
5.  Harvest the labor of love and be proud of the work you do.

Nurturing change is the process of planting the seeds of compassion for the greater good. To put it succinctly, change is a natural process and it is like a weed-- it is easy to grow and to react negatively to it. But it takes a lot of time and love to mold something unpleasant into something beautiful like a bonsai.  Changes present a great opportunity for fulfillment.  When we challenge ourselves, there is great potential for the end result to be extremely satisfying and beneficial for all.  So, why be fearful? Life is a constant process of change--it’s impermanent.  Embrace and enjoy the beauty of it.

Source: An Essence Of Mindful Leadership: Learning Through Mindfulness And Compassion, LAP LAMBERT Academic Publishing, November 12, 2015.