Tuesday, May 8, 2018

BẠCH XUÂN PHẺ TRÊN CHIẾC CẦU THẾ HỆ

Cư sỹ Bạch Xuân Phẻ, Nhà văn Trần Kiêm Đoàn, Nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Sư Ông Thích Nhất Hạnh, và cư sỹ Doãn Quốc Hưng. Tu Viên Lộc Uyển, 2011.

BẠCH XUÂN PHẺ TRÊN CHIẾC CẦU THẾ HỆ

Đó là chiếc cầu bắc ngang hai bờ: Bờ dĩ vãng là thế hệ đàn anh và bờ tương lai là thế hệ đàn em. Sự "xung đột thế hệ" (generational gap) đã xảy ra từ cổ chí kim, khi hai thế hệ già và trẻ không cùng chung quan điểm với nhau về cuộc sống, về giá trị đạo đức, về lãnh đạo và chính trị. Sự xung đột thế hệ thiếu chiếc cầu hóa giải sẽ tạo thành một sự "ly dị" về tình cảm và nếp sống của hai thế hệ già, trẻ trong bất cứ cộng đồng dân tộc nào. Đặc biệt là cộng đồng di dân ra nước ngoài như Việt Nam.

Người châu Á mà tiêu biểu nhất là người Việt Nam thường lấy đạo "tu thân" ra để hóa giải sự xung đột thế hệ.


Tu thân là phải làm gì và tu như thế nào?

Trong quan niệm Tu Thân theo truyền thống của người xưa, có 3 con đường "tu" gọi là Tam Lập: Lập đức, lập công và lập ngôn. Nhưng lập ngôn thường được coi trọng hơn cả, nhất là đối với giới trí thức, kẻ sĩ lấy tinh thần bút nghiên, sáng tạo văn chương nghệ thuật làm trọng thì con đường lập ngôn là vượt trội hơn tất cả. Những tác phẩm văn học nghệ thuật là giá trị tinh thần để đời cho các thế hệ con cháu mai sau. Thiếu đức thân chịu, thiếu công gia đình chịu; nhưng thiếu ngôn thì cả xã hội chịu từ thế hệ này đến thế hệ khác. Có những tác phẩm triết học, chính trị, giáo dục, xã hội đã làm thay đổi bộ mặt xã hội.

Lịch sử văn học và sách báo Việt Nam đã ghi dấu những tác phẩm văn chương, nghệ thuật trong quá khứ thường do những bậc túc Nho trước tác. Và văn học sử cận đại cũng cho thấy rằng, giới sáng tạo văn chương phần đông nằm trong giới bút nghiên, trí thức đã tiếp cận và trải nghiệm nhiều với cuộc sống. Vì vậy giới trẻ có rất ít khuôn mặt viết sách, xuất bản tác phẩm vào tuổi thanh thiếu niên. Ở quê nhà đất nước Việt Nam đã vậy, tại các nước Âu Mỹ lại càng hiếm hơn hiện tượng thế hệ trẻ đang trong cơn lốc "hội nhập" Tây hóa, Mỹ hóa. Sau năm năm, có nhiều đứa trẻ nói tiếng Anh như Mỹ bản xứ và quên dần tiếng Việt Nam "ngày xưa quê mẹ"! 

Trong 36 năm sống tại Mỹ, tôi chỉ gặp 3 trường hợp người tuổi trẻ Việt Nam giữa độ tuổi thanh niên mà vẫn sống nhiệt tình trong những sinh hoạt văn học nghệ thuật bằng tiếng Việt thuần túy: Nguyễn Việt Quý viết và xuất bản cuốn bút ký Ngày Xưa Quê Mẹ khi đang còn là sinh viên mới của đại học Berkeley thời thập niên 1980. Người thứ hai là Phạm Vũ Anh Thư, ra tác phẩm thơ khi đang còn là sinh viên của Delta College thời thập niên 1990. Và, người thứ ba là Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ hôm nay.

Tâm tri kiến, lòng nhân nghĩa và ý hướng hành thiện của Bạch Xuân Phẻ thể hiện qua tác phẩm đã là những dấu chỉ để nhận diện Anh như một thiện tri thức Phật giáo, một nhà giáo dục có tâm huyết và có lý tuởng nhân bản và khai phóng. Nhưng con đường anh đi xa tới đâu thì hoàn toàn tùy thuộc vào "nghề mọn riêng tay" của anh và thiện duyên chờ đón.

Đối với cá nhân người viết những dòng nầy, viết để giới thiệu về một Bạch Xuân Phẻ đã khó; viết về một Tâm Thường Định lại càng khó hơn. Khái niệm "khó - dễ" ở đây không nằm trong phạm trù ngôn ngữ hay tư tưởng mà nằm trong sự lý đời thường. Trong nếp cũ của một đời thường thì một người phân hai đã có nhiều ngõ ngách; huống hồ người khoác nhiều chiếc áo choàng và đứng nhiều vị thế như Bạch Xuân Phẻ là: Cư sĩ, Tiến sĩ, Thi sĩ, Văn sĩ, Giáo sư, Huynh trưởng GĐPT... thì những khúc quanh và những ngã rẽ trong tư tưởng và giữa cuộc đời càng phong phú biết chừng nào. 

Bạch cư sĩ và Bạch thi sĩ làm thơ rất sớm, từ tuổi hoa niên theo gia đình định cư ở Mỹ trong quá trình vừa trau giồi tiếng Việt, vừa hội nhập với môi trường tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Bạch Xuân Phẻ còn là tác giả của những bài thơ tiếng Anh đầy cảm xúc trong sáng. Anh cũng là dịch giả Anh - Việt, Việt - Anh những tác phẩm của mình. 

Và, Bạch văn sĩ cũng đã viết và xuất bản những tập truyện ngắn và bút ký đầu tiên khi còn là sinh viên mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học Hoa Kỳ. Trong sinh hoạt giáo dục, Bạch Xuân Phẻ là một thầy giáo trung học chuyên ngành khoa học và đồng thời cũng là giáo sư thỉnh giảng của Hiệp Hội Giáo Chức Bang California về các đề tài tâm linh, tôn giáo mà đậm nét là về lý thuyết và thực hành Chánh Niệm (mindfulness) theo tinh thần Phật giáo. Đặc biệt nhất, Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ là một Phật tử thuần thành. Anh góp mặt thường xuyên trên các diễn đàn truyền thông, những sinh hoạt bảo tồn và phát huy tinh thần hành trì Phật giáo tại Hải ngoại. Anh từng trình bày tham luận trước Đại hội Phật giáo Thế giới VESAK của Liên Hợp Quốc tại Thái Lan và trường Đại học Gautama Buddha ở Ấn Độ.

Điều đáng quan tâm trước nhất khi nói về Tâm Thường Định BXP là hiểu và thực hành pháp hạnh Thân giáo trong quan hệ tôn giáo cũng như ngoài cuộc đời. Nghĩa là lấy chính hành trạng của bản thân mình làm pháp khí và tài liệu sống thực trong quan hệ tu dưỡng và ứng xử. Trong sinh hoạt đời thường, Anh đã chinh phục được thiện cảm của các bậc tôn túc lãnh đạo tinh thần cũng như bằng hữu và người thân bằng chính phong cách trí thức mà chơn chất, thông thoáng mà hiếu hạnh, sáng tạo mà không vỡ bờ trong tất cả các sinh hoạt thường ngày của bản thân. Trong hoạt động văn nghệ nói chung và sáng tác nói riêng, Bạch Xuân Phẻ đã tỏ ra rất xông xáo vì tinh thần khai phá không ngừng nghỉ. Từ tác phẩm đầu tay Mẹ, Cảm Xúc và Em xuất bản năm 2004, đến nay vừa gần mười lăm năm qua, Bạch Xuân Phẻ đã cho ra đời hơn 10 đầu sách kể cả thơ, văn, bút ký, tham luận, luận án... Mỗi tác phẩm là một thế giới nhỏ riêng tư, nhưng nhìn chung đều có sự nhất quán là tấm lòng tri ngộ và tri ân của tác giả đối với đạo, với đời và người thân. 


Trong chiều họp mặt hội thảo và ra mắt sách nhân dịp cuối tuần, chiều Ngày Của Mẹ (Mother's Day) 12-5-2018 tại chùa Kim Quang, thành phố Sacramento, California, Bạch Xuân Phẻ sẽ giới thiệu nhiều tác phẩm được bạn đọc ưa chuộng; trong đó có nhiều bài thơ, bài viết được trình bày song ngữ Anh và Việt do chính tác giả sáng tác và chuyển ngữ. Ngoài ra những quyến sách tuyển chọn do nhà xuất bản Lotus Media, Inc. và Hương Tích Phật Việt xuất bản cũng sẽ được anh giới thiệu.


Với con đường Lập Ngôn như đã giới thiệu khái quát ở trên, Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ đang để lại cho thế hệ mình và thế hệ đàn em những suy nghĩ, cảm xúc và dự phóng về những trải nghiệm và thử thách trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra càng ngày càng sôi động.

Tiếng nói và nếp nghĩ của Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ và thế hệ của anh vừa ghi dấu nội dung kế thừa của thế hệ đàn anh đang ra đi; đồng thời, cũng khẳng định một thái độ và con đường chọn lựa phù hợp với tuổi trẻ, niềm tin và hoàn cảnh cuộc sống cụ thể trong một xã hội phương Tây, giữa thời đại mới quanh mình.

Chúc tuổi trẻ lên đường vững tiến và thế hệ bắc cầu như Bạch Xuân Phẻ sẽ giúp hai thế hệ đàn anh và thế hệ đàn em người Việt ở quê người tuy có nếp sống và sự sinh hoạt độc lập, khác biệt nhưng không đoạn tuyệt với quá khứ và tách rời nguồn cội. 

Thực trạng tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại đang ở trên một tiến trình Âu hóa, Mỹ hóa càng ngày càng nhanh. Những trí thức trẻ gốc Việt như Bạch Xuân Phẻ đang làm một chiếc cầu thế hệ tuy không nhiều nhưng cần được phát huy và hỗ trợ mạnh mẽ hơn. 

Con én không làm thành mùa Xuân; nhưng mùa Xuân - tự bản chất - vẫn muôn đời cần cánh én.
                        Sacramento. 8-5-2018
                        Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn


Phe's books can be found here on Amazon. Please check it out. Xin giới thiệu một số sách của BXP trên hệ thống Amazon. 


Monday, May 7, 2018

Reminiscing Elder Brother Cao Chanh Huu - Nhớ anh Cao Chánh Hựu

Reminiscing Elder Brother Cao Chanh Huu 
By Quảng Hải Phan Trung Kiên - Nguyễn Minh Tiến, Retold by Tâm Định 

Thuở ban đầu - Cùng nhau xum vầy - Photo: Tư liệu Hoa Ðàm 
Brother Cao Chanh Huu,


Great responsibility could only be fulfilled by those with great personality. You are a perfect match! At times of facing evil forces in power, or fulfilling the duties of a citizen, or standing in front of those in need, you have always remained as a Buddhist role model with an open heart, forgiveness, and your diligence to your responsibilities. 

Within a few short minutes of conversation, you were able to convey the message equivalent to one’s lifetime. Confined yet completed, complicated yet coherent, your message captivates the listeners and allows them to share your passion with direct correlation.

Your message was not simply to those who were listening, but also for future generations. A quarter of a century later, your message remains a beacon for Buddhists like ourselves to guide the way. You have left but remained eternal in our hearts. We miss you, our great brother! 

You spoke of the smiles and I would know that you wanted us to smile while facing difficulties, sorrow, or evil forces of power. 

You spoke of the singing voices of the Gray-Shirt-Bearers and we would know you wanted us to summon that source of energy to overcome challenges, to complete our responsibilities in life through the most complete and meaningful way.  

You spoke of the Eternal Happiness Realm and we would know you wanted us to bring Buddhism into this life, to transform the present moment into the moment of Eternal Happiness. 

Lastly, your life in its entirety, is a story of great forgiveness. During the time of physical distress, suffering, and humiliation, you didn’t forget about humanity. You stretch out your hands through your last breath to give it your all.

You, who once lived with such nobility. You can smile with compassion and walk away peacefully from those who make you suffer, humiliate you, and confine you. Oppositely, those who are living in peace and freedom today could not crack a smile at those who they say they love. They turn their backs on each other because they lack compassion, forgiveness, and open-heartedness. In their minds, there’s nothing but prejudgment and bigotry. Buddha said “prejudgment and bigotry turns families into enemies instead of transforming enemies into families”.

Today, we are listening to your wise words and reminders... We miss you even more, my Elder Brother Cao Chanh Huu.


Younger Brother Tam Dinh (San Diego)

Nhớ anh Cao Chánh Hựu

Quảng Hải Phan Trung Kiên - Nguyễn Minh Tiến


Anh là người Anh Cả luôn xứng đáng với trọng trách của mình. Trong trách nhiệm người công dân, trong thử thách trước bạo quyền cũng như khi đứng trước những con người cần giúp đỡ, anh vẫn luôn là tấm gương sáng nhất cho những người học Phật, luôn mở lòng bao dung, vị tha và tận tâm với chức trách của mình.


Chỉ mấy phút ngắn ngủi trao đổi với đàn em áo lam trong lần gặp mặt này, anh đã gửi gắm được tâm tình thao thức của cả một đời người. Ngắn gọn nhưng đầy đủ, khúc chiết nhưng mạch lạc, anh đã khiến người nghe như hiểu thấu ngay được tấm lòng anh. 



Lời nhắn nhủ của anh không chỉ cho những người trực tiếp nghe anh nói, mà cho mãi đến hôm nay, sau một phần tư thế kỷ, vẫn còn là ngọn đuốc soi đường cho những Phật tử như chúng tôi. Anh đã ra đi, nhưng trong lòng chúng tôi anh vẫn luôn còn mãi. Chúng tôi nhớ anh, người anh áo lam vĩ đại của chúng tôi.



Anh đã nói về nụ cười, chúng tôi biết anh muốn chúng tôi hãy luôn nở nụ cười, hãy vui lên trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn, dù bất hạnh, và ngay cả khi phải đối mặt với bạo quyền. 



Anh đã nói về tiếng hát của những người áo lam, và chúng tôi biết anh muốn chúng tôi hãy sử dụng nó như một nguồn động lực để vượt qua mọi thử thách, hoàn thành mọi trọng trách trong cuộc đời này một cách tốt đẹp và ý nghĩa nhất. 



Anh đã nói về những phút giây an trú trong cảnh giới Cực Lạc, và chúng tôi biết anh kỳ vọng ở chúng tôi hãy đem Phật pháp vào cuộc đời này, biến mỗi phút giây trân quý của hôm nay thành những giây phút an lành nơi Cực Lạc.



Và cuối cùng, cả cuộc đời anh, câu chuyện của anh, là một tấm gương vị tha vĩ đại mà chúng tôi nguyện lòng mãi mãi noi theo. Ngay cả khi bản thân mình đang phải chịu đựng bao nhục nhằn khốn khổ nhưng anh vẫn không ngừng nghĩ đến tha nhân, vẫn cố thêm một chút hơi tàn để tiếp sức, giúp đỡ người khác. 



Anh thật vĩ đại và cao quý biết bao! Anh có thể mỉm cười bao dung và bước đi thanh thản ngay trước mặt những kẻ đang ra sức hành hạ, đọa đày anh. Ngược lại, có những kẻ hôm nay được sống trong thanh bình và tự do nhưng không thể nhoẻn cười ngay cả với những người anh em thân thương của mình. Họ quay lưng với nhau vì thiếu sự bao dung, cao cả, vì trong lòng họ đầy dẫy những định kiến và cố chấp. Với định kiến và cố chấp, người ta sẽ biến anh em thành kẻ thù thay vì hóa giải xung đột và biến kẻ thù thành anh em như lời Phật dạy.



Và hôm nay, nghe lại những lời khuyên dạy, nhắc nhở của anh, chúng tôi càng thêm nhớ đến anh rất nhiều! 




Reminiscing Elder Brother Cao Chanh Huu - 
Quảng Hải Phan Trung Kiên - Nguyễn Minh Tiến
You are the Elder Brother who was a perfect match for your responsibility. Responsibility of a citizen, facing evil challenges, or in front of those in need, you always are a role model for Buddhist practitioner with open heart, forgiveness and dedication to your responsibility.

In within a few short minutes exchanging word with fellow brothers/sisters this time, you were able to convey the passion of a human lifetime. Short but complete, complicated yet clear, you captivated the listener and allow them to understand your passion with direct correlation.

Your message is not only for those who listening to you, but also for future generations, such that a quarter century later, remains as a beacon for Buddhist like ourself. You have left, but in our hearts, you are eternal. We miss you, my great brother!

You spoke of a smile. We know you wanted us to always smile, be happy under any circumstances regardless of difficulties, sorrow, or even facing the evil force of power.

You spoke about the voices of the Gray-Shirt-Bearer, and we know you wanted us to use it as a source of energy to overcome all challenges, complete all responsibilities in this life with the most complete and meaningful way.

You spoke about those moments in the Eternal Happiness World and we know you hoped that we will bring Buddha’s teachings into this life, transform each moment of today to become every second of the Eternal Happiness World.

And lastly, your life in its entirety, is a story of great forgiveness for us to follow. Even when your own life was enduring tremendous suffering and humiliation, you never forgot about others, still stretch out a little more to give all of your last breath in benefit of other people.

You are truly great with such nobility. You can smile with compassion and walk away peacefully in front of those who try their best to make you suffer, to humiliate you, to confine you. Oppositely, those who is currently living in peace and freedom but cannot smile with those who they say they once loved. They turn their backs with each other due to lack of compassion, forgiveness, open-heart because in their minds, they are full of prejudgment and bigotry. Prejudgment and bigotry transforms families into enemies instead of transform enemies into families according to Buddha’s words. 

Today, listening to your words and reminders, we miss you even more.
Translated by Tâm Định 

Sunday, May 6, 2018

This Vesak, Remembering The Most Venerable Thich Quang Duc’s Self-immolation


The Self-Immolation of Buddhist Monk Thich Quang Duc -  photo taken by Malcolm Browne  



This Vesak, Remembering The Most Venerable Thich-Quang-Duc’s Self-immolation 

Fifty years from the summer of 1963
Remembering our homeland
Still, there are social injustices
Still existed: Hatred, corruption, and ignorance

1963 - a historic year
The Venerable Thich Quang Duc self-immolated
The torch of Compassion was lit
Spreading all over the world

For every Vesak season
We must remember the teaching of the Buddha Shakyamuni
We must carry our own torch
For Self-revelation and liberation

Before the three poisons (greed, hatred, and ignorance)
Before the society of selfishness and materials
Whatever we take
Think about the impermanence and separation

Knowing all things have no self
Living life with compassion and altruism
So in every single moment
Embrace and practice the Buddha's teachings.

Sacramento, Buddhist calendar 2557

Đọc tiếng Việt ở đây