Sunday, March 24, 2019

2nd MINDFULNESS RETREAT FOR EDUCATORS, PARENTS and LEADERS



Khoá Bồi Dưỡng Chánh Niệm Cho Giáo Chức, Phụ Huynh Và Các Nhà Lãnh Đạo

This mindfulness retreat is resulted by the popular request of participants who took my other workshops.

Mindful Leadership: A mindfulness-based professional development for all teachers, educators and administrators



Research shows that mindfulness meditation and a mindfulness-based approach in life enhance the well-being, physical, emotional, and mental health of all, including, of course, practitioners, educators, and even administrators.

These workshops introduce the research and practices of a mindfulness-based approach in the classroom that will help teachers and students manage their emotional and mental stress, increasing their well-being and refreshing their energy.

They are designed for all teachers, educators, and administrators, and will lead the practitioners to be more mindful and compassionate individuals. Our entire educational system needs to be more mindful and holistic--let us begin with ourselves and our classrooms.

These workshops will also offer practice-based strategies and techniques such as mindful movement, meditative exercises, and sharing best practices based on evidence from current research. They also require participants to wear comfortable clothing, have a willingness to self-reflect and be open-minded individuals.

This mindfulness-based professional development course hopes to transform individuals and the classroom climate while building positive, nurture interpersonal relationships.

The workshop series also offers a blueprint for better living, towards harmony and peace in the individual, community and society through Spirituality and Mindful Leadership.


"What is mindfulness?" You might asked. It is a skillset and a practice to have a calmer you. Mindfulness gives us space between our emotions and our responses. Mindfulness means paying attention at the present moment, with kindness, compassion and patience, to what is going on inside and outside of you, and without any judgement. Mindfulness helps calm your “monkey mind”, which is often restless, agitated and distracted. A goal of mindfulness practice is to calm the constant chatter of our 'monkey mind', connect your body, heart and mind, to see things clearly, and to be more awareness with a harmony and peaceful outcome that benefit ourselves and others, not only in the now, but also in the future.

Dear fellow educators,  
Over the past 6 years, I work with the district and SJTA as part of the CTA/Stanford/SCOPE (Instructional Leadership Corps) to offer mindfulness workshops for San Juan educators and throughout California. Due to the popular demand, we are offering this mindfulness retreat for educators and parents in our district and others. I thought that we, as staff, would benefit from this unique experience. Participants also get 6hrs of PD. The space is limited, so register early if you can. The ERO number is 1949247909. We'll learn about mindfulness. The retreat information is on the poster. Please spread the words. Thank you for your support.
May we all be safe, well, at ease and happy.

-Phe

"Chánh niệm là gì?" Bạn có thể hiếu kỳ. Chánh niệm là một kỹ năng và một thực tập để chúng ta có thể bình tĩnh hơn. Chánh niệm cho chúng ta không gian giữa những cảm xúc, cảm thọ và phản hồi của mình. Chánh niệm có nghĩa là chú ý vào giây phút hiện tại, với lòng tử tế, từ bi và kiên nhẫn, với những gì đang xảy ra quanh ta và trong ta, mà không có sự phán xét, lo âu hay sợ hãi. Chánh niệm giúp làm dịu "tâm khỉ" của bạn, thường là bồn chồn, bực bội và phân tâm. Mục đích của việc thực hành chánh niệm là làm 'tâm khỉ' của mình dịu lại và bình tĩnh hơn, cũng như kết nối thân-tâm (cơ thể, trái tim và tâm trí) của bạn, để nhìn rõ mọi việc, và nhận thức tốt hơn với một kết quả hòa hợp và an bình làm lợi cho mình và cho người, ngay bây giờ và cho cả tương lai.


Các bạn đồng sự thân mến,
 Trong 6 năm qua, tôi làm việc với Học Khu San Juan và Hiệp hội giáo chức San Juan như là một phần của CTA/Stanford/SCOPE ILC (Instructional Leadership Corps) để tổ chức các buổi hội thảo về chánh niệm cho các nhà giáo ở Học khu San Juan và khắp tiểu bang California. Do nhu cầu phổ biến, chúng tôi lại mở thêm Khoá bồi dưỡng chánh niệm này cho các nhà giáo dục và phụ huynh ở Sacramento và các vùng phụ cận. Chúng tôi thiết nghĩ, tất cả chúng ta sẽ được lợi lạc lợi từ trải nghiệm độc đáo này. Những giáo viên trong học khu San Juan tham gia cũng sẽ được 6 giờ cho PD (phát triển chuyên môn). Không gian có giới hạn, vì vậy hãy đăng ký sớm nếu bạn có thể. Số ERO là 1949247909. Chúng ta sẽ học về chánh niệm, học cách tự chăm sóc mình. Xin vui lòng chia sẻ cho những ai có thể cần khoá bồi dưỡng này. Mọi chi tiết của khoá bồi dưỡng nằm ở phần poster. Thành thật cảm ơn sự hỗ trợ của các bạn.

Cầu mong cho tất cả chúng ta được an toàn, bình yên, thoải mái và hạnh phúc.
-Phẻ

Friday, March 22, 2019

CHÚC AN TRONG CÕI PHIÊU BỒNG


Cõi riêng - Photo: BXK

CHÚC AN TRONG CÕI PHIÊU BỒNG
    Kính tặng Nhạc sĩ Phiêu Bồng

Sớm mai chim ríu rít chào
Gió xuân nắng loãng hồng hào cô đơn
Điếc tai Bác vẫn biết ơn
Từng giờ để sống không hờn trách ai

Cô đơn trong cảnh bồng lai
Tiếng kinh câu kệ thiên thai cõi này
Di Đà Cõi Tịnh lành thay
Chuyên tâm niệm Phật điềm hay ngút ngàn

Gió xuân hay gió mùa sang
Lòng ta bình thản thênh thang cõi lòng
Phút giây chánh niệm tâm trong
Phương Tây Tịnh Độ thong dong lối về!

Thursday, March 21, 2019

Giới Thiệu PHẨM VẬT CỦA TRẦN GIAN của Nguyễn Hoàng Lãng Du

Giới Thiệu PHẨM VẬT CỦA TRẦN GIAN 

(Tấm Lòng của Một Vị Trưởng)




PHẨM-VẬT CỦA TRẦN-GIAN
Biên-soạn: Nguyễn Hoàng Lãng Du
Bodhi Media xuất-bản, 2019
Bìa và trình-bày: Uyên Nguyên
ISBN: 978-0-359-36781-8
© Tác giả và nhà xuất-bản giữ bản-quyền.

Trong nhân gian, Chân lý được tôn trọng và có giá trị lâu bền. Theo từ (tự) điển mở, “Chân lý là khái niệm để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Nói cách khác chân lý là thực tại được nhận thức một cách đúng đắn. Tóm lại chân lý là một sự thật của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian.”  Phật Giáo lấy Tứ Diệu Đế (Bốn Chân Lý Vi Diệu) làm nền tảng. Thiên Chúa Giáo lấy Chúa Kito làm Chân lý.
Người xưa cũng lấy 5 đức tính của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm lẽ sống. Trong tác phẩm Phẩm Vật của Trần Gian của Nguyễn Hoàng Lãng Du, anh cũng lấy Sự Thật làm hành trang. Sự thật, Người thật và Việc thật là những gì cuốn sách này muốn truyền trao. Trong tác phẩm này cô đọng những tài liệu có nghiên cứu tóm lược những mẫu chuyện hay về người thật, việc thật từ Đông sang Tây, từ Cổ đến Kim. Nhưng tại sao tác giả phải tốn thời gian và công sức để làm việc này? Thuở xưa, Tú Xương, một nhà thơ trào phúng, người có Tâm và Tầm trong thi ca, có lần nhìn nhận “sự nghiệp” đích thực của chính mình rằng:
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì!
Thế mà bây giờ, cũng có nhiều người xuyên suốt bao thế hệ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du hay cá nhân chúng tôi lại ‘lảm nhảm’ đi làm cái việc mà cụ Tú Xương (Trần Tế Xương: 1870 – 1907) hay cụ (Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu: 1889 – 1939) đã cảnh giác từ thuở đó, từ cái thuở “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Phải chăng, đó cũng là nghiệp dĩ văn chương, hay chỉ là một chút hoài niệm, một món quà nhỏ nhoi để lại cho đời. Hay tác giả chỉ muốn nói lên Sự Thật, vì Sự Thật là ánh sáng, là chân lý và là kim chỉ nam để sống.
Chân lý và Sự thật vi diệu cần phải tiếp nối và lưu truyền. Tác phẩm Phẩm Vật của Trần Gian, một phần đóng vai trò đó vì không những Tác phẩm này có những tài liệu và bài học cụ thể về tin yêu, bác ái, đạo đức, nhân bản mà còn mang tinh thần chánh niệm, cũng như một ý thức hệ tử tế, ôn hòa, và lẽ phải cần thiết để xây dựng và lưu lại cho mai hậu. Tinh thần vị tha, nhân bản, từ bi, bác ái và trí tuệ vi diệu đó cũng là nền tảng của những người “Trưởng” dù là Trưởng Hướng Đạo hay Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử. Trưởng Hướng Đạo và Hướng Đạo sinh thì luôn gìn giữ 3 lời hứa và 10 điều luật sau đây:
Lời hứa Hướng Đạo:
“Tôi xin lấy danh dự hứa sẽ cố gắng hết sức:
  1. Làm bổn phận đối với Tín Ngưỡng Tâm Linh và Quốc gia tôi
  2. Giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào
  3. Tuân theo luật Hướng Đạo.”
Luật Hướng đạo:
  1. Hướng đạo sinh trọng danh-dự; ai cũng có thể tin được lời nói của Hướng đạo sinh.
  2. Hướng đạo sinh trung-thành với tổ-quốc, với cha mẹ, với người cộng sự.
  3. Hướng đạo sinh có bổn-phận giúp-ích mọi người.
  4. Hướng đạo sinh là bạn khắp cả mọi người và coi Hướng đạo sinh nào cũng như ruột thịt.
  5. Hướng đạo sinh lễ-độ và liêm-khiết.
  6. Hướng đạo sinh yêu-thương các sinh vật.
  7. Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ và huynh trưởng mà không biện-bác.
  8. Hướng đạo sinh gặp nỗi khó khăn vẫn vui tươi.
  9. Hướng đạo sinh tằn-tiện của mình và của người.
  10. Hướng đạo sinh trong sạch từ tư-tưởng, từ lời nói tới việc làm. (HDVN, 1957-1975)
Còn trong tổ chức Gia Đình Phật Tử thì ai ai cũng cố gắng thực hành 3 điều luật của các em Oanh Vũ và 5 điều luật của Huynh trưởng và Đoàn sinh ngành Thiếu, Thanh của Gia Đình Phật Tử, đó là:
Ba Điều Luật Của Ngành Oanh Vũ
  1. Em tưởng nhớ Phật
  2. Em kính mến Cha Mẹ và thuận thảo với anh chị em.
  3. Em thương người và vật.
Năm Điều Luật của Ngành Thanh, Thiếu và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử
  1. Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
  2. Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống.
  3. Phật tử trau dồi trí huệ, tôn trọng sự thật.
  4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
  5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo. (Gia Đình Phật Tử Việt Nam, 1944)
Trưởng Hướng Đạo hay Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, Thiên Chúa hay Phật Giáo, Tây hay Ta, v.v… tất cả đều là “Trưởng” và là huynh đệ với nhau, và theo ngôn ngữ của tác giả, Chúng Ta Là Anh Em. Với tinh thần trên, nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du luôn hướng về các tổ chức giáo dục tuổi trẻ, noi theo tinh thần hướng thiện cao thượng, chúng tôi tin rằng: đối với cựu trưởng hướng đạo lão thành Nguyễn Hoàng Lãng Du là một nỗ lực vượt bậc của riêng người và là món quà quý báu cho thế hệ mai sau. Hầu hết những nhân-vật trong tài-liệu này là có thật, những sự thật vi diệu. Hãy đọc Xưa Cũ Như Những Ngọn Đồi (Thánh Gandhi) hay Hạnh phúc và Khí giới (Đức Đạt Lai Lạt Ma 14)Họ đến và rồi đi như sự tuần hoàn kỳ diệu trong thiên nhiên. Tình yêu, trí-tuệ, sự dâng-hiến và hành-động của nhiều người trong tuyển tập này là hoa thơm cho nhân loại và là dấu dẫn đường cho con người đến gần Chân-Thiện-Mỹ.
Họ đã đến và đi như những chiếc lá vàng rơi về nguồn cội. Họ tới, tạm dừng lại trên thế-gian này, sống và cống hiến, rồi ra đi một cách âm thầm lặng lẽ, trong đó có nhà giáo dục, nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du.  Nhưng những gì họ để lại là những đứa con tinh thần vô giá cho thế hệ tương lai.
Phẩm Vật của Trần Gian chứa đựng một quá trình và kinh nghiệm sống của một con người có trái tim rộng lớn. Nhưng xa rộng hơn, đây là những bài học quý giá, là Phẩm Vật của Trần Gian, chứ không phải của riêng Anh. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tìm thấy tác phẩm này là chiếc cầu kết nối không gian và thời gian; nhịp cầu hiểu biết, thương yêu và trí tuệ đưa những người đi trước và kẻ đến sau ngày càng gần lại. Mà trí tuệ là gì? Ông Paul Baltes, nhà tâm lý học của Viện Max Planck ở Berlin, Đức định nghĩa như sau: “Trí tuệ là trạng thái của tri thức về hiện trạng con người, về cách xuất xứ / hiện hữu của nó, yếu tố nó hình thành, cách thức con người ta giải quyết vấn đề khó khăn ra sao, và cách sống đời của mình để sau về già chúng ta đánh giá tốt ý nghĩa của nó” (Xin tạm dịch từ câu tiếng Anh).
Riêng tác phẩm: Phẩm Vật của Trần Gian, là tư liệu có trí tuệ được diễn đạt trong gần 100 bài viết ngắn, có tựa đề từ A đến Z như sau:
Ăn Sáng, Anh-Hùng Nơi Nghĩa-Trang, Bài Giảng Biết Đi, Bàn Tay Nhỏ, Bắt Đầu, Bất-Khuất, Biết Điều, Buộc Tội, Cách Chấm Dứt Tranh Cãi, Cái Cúc Áo, Cái Tâm, Cao-Thượng, Cây Tre, Chắn Nắng, Chia Sẻ, Chiếc Cầu Của Cô Gái Xấu Số, Chiếc Giầy Của Thánh Nhân, Chọn Người, Chúng Ta Là Anh Em, Con Lừa, Cùng Khốn, Độ-Lượng, Đứng Dậy Sau khi Ngã Xuống, Đường Lầy, Đường Lối Mới, Giá-Trị Của Sự Thực-Hiện, Hàng Thiện Trí-Thức, Hạnh-Phúc Và Khí-Giới, Hành-Xử, Hoàn Lại Cho Người, Hy-Sinh, Kẻ Phản-Bội, Khác- Biệt, Không Cần Nhớ, Không-Khí, Làm Thầy, Lãnh-Đạo, Leo Lên Từ Đáy Vực, Lịch-Sự Và Bén Nhậy, Lời Khuyên, Lula, Ly Trà, Mọi Người Đều Vui-Vẻ, Món Quà, Một Người Cha Đặc-Biệt, Ngắn-Gọn, Nghe Nhạc, Nghệ-Thuật Của Nhà Danh-Họa, Nghĩa Cả, Người Bạn Tốt,, Người Khách Lạ, Người Lịch-Sự, Người Mẹ Của Phong-Trào Tự-Do, Người Và Cá, Nhân Tính, Nhân-Đạo, Niềm Tin, Phần Của Các Em Mồ-Côi, Phật Ky-Tô, Phong Cùi, Phụ-Họa, Phục-Vụ, Phương-Pháp Của Nhà Hiền-Triết, Sau Khi Đã Chết, So-sánh, Tấm Lòng Của Một Vị Vua, Tận-Hiến, Tay Trắng, Tha-Thứ, Thành-Thật, Thích-Ứng, Thiên-Lệch, Thuật Cai-Trị, Thuyền Không Thể Đắm, Tin Vui Nhất Trong Tuần, Tôi Hành-Động, Trong Bùn Lầy, Tương-Xứng, Ứng-Khẩu, Vâng Lời, Vị Mục-Sư Và Cô Gái Nhỏ, Việc Nghĩa, Việc Nhỏ Bé, Vươn Cao, Vượt Trở-Ngại, Xếp Hình Cùng Mẹ, Xưa Cũ Như Những Ngọn Đồi, Ý-Kiến Của Tôi, Yêu Thiền.
Ở đây tác giả đã biểu lộ tâm huyết, tinh hoa, niềm tin yêu và hy vọng, mà hy vọng chính là định hướng của tinh thần, của trái tim. Đó cũng là nền tảng đạo đức, một giá trị cốt lõi và nhân phẩm để con người vươn lên. Chúng ta đều biết hy vọng không dập tắt được khổ đau nhưng duy trì được niềm tin rằng có thể chấm dứt đau khổ ấy.
Khi chúng ta bước đến ngưỡng cửa Bố thí Ba La Mật, khi phẩm vật cho và được nhận, cũng như người nhận và cho, không còn có sự phân biệt thì đó là một sự thành công mỹ mãn. Vì cho và nhận hai nhưng một, vì để tiếng cười khi ra đi; như hai vầng thơ mà tôi đã viết năm nào, nay thì xin mượn lời Baso nhận định về tác giả và tác phẩm như sau vậy.
Qua cánh cửa con
Hoa Đào vừa nở
Cả ngoài lẫn trong.
Tác phẩm Phẩm Vật của Trần Gian cũng như hoa Đào ấy, nhẹ thoảng trong không gian đến được tay của quý vị đang đọc, là một món quà trân quý của nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du. Xin được trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến quý vị như là một sự truyền cảm hứng cho nhau và một hữu duyên tương phùng tao nhã. Những mẫu chuyện trong tác phẩm này chúng ta có thể kể cho nhau nghe trong những buổi sinh hoạt quanh đèn, câu chuyện dưới cờ, những đêm lửa tàn, hay cho con cháu chúng ta v.v… Xin hãy đọc với lòng trân quý và biết ơn. Kính chúc quý vị hữu duyên với tập sách này đầy đủ sức khoẻ, bình an và hạnh phúc.
Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam
Tâm Thường Định – Bạch X. Phẻ
Sacramento, CA. Ngày 14.02.19

Tuesday, March 19, 2019

Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019)



Nhà thơ Phật tử W. S. Merwin (1927-2019)
Nguyên Giác 

Nhà thơ W. S. Merwin vừa từ trần trong một giấc ngủ hôm 15/3/2019. Trong gần nửa thế kỷ, ông cũng nổi tiếng là một Phật tử, thực tập theo Thiền Tông Nhật Bản. Cuộc đời ông là một điển hình của giới trí thức Hoa Kỳ thập niên 1960-1970s, nhiều người nghiêng về Phật giáo khi nhìn thấy xã hội Hoa Kỳ tranh cãi về Chiến Tranh Việt Nam và khắp thế giới chiến tranh như dường bất tận.
Nhà phê bình thi ca Reginald Shepherd viết trên Poetry Foundation về các thi phẩm  thời kỳ đầu của Merwin, được viết trong thời Chiến Tranh Việt Nam: “Đó là những bài thơ không được viết cho một nghị trình [chính trị], nhưng đã thiết lập ra một nghị trình. Trân trọng giữ gìn và tái sáng tạo thế giới trong những chữ từ ái. Merwin luôn luôn quan tâm với quan hệ giữa đạo đức và mỹ học, cân nhắc cả hai phía đồng đều nhau. Thơ của ông là một đáp trả đối với một thế giới đã tan rã, không phải như những vùng địa lý nhưng là như các sự kiện thẩm mỹ.”
W. S. Merwin sinh ngày 30/9/1927, từ trần ngày 15/3/2019, đã viết khong hơn năm mươi sách về thơ và văn xuôi, cũng như nhiều dịch phẩm. Khi mới 5 tuổi, ông đã bắt đầu viết các lời ca trong nhà thờ cho thân phụ, một mục sư Tin Lành Presbyterian.
Trong phong trào phản chiến 1960s, thơ của Merwin viết như chuyện kể gián tiếp, không dấu ngắt câu, mang nhiều hình ảnh đau đớn, thường ẩn dụ phức tạp.
Như trong bài thơ “The Asians Dying” (Những người Châu Á Đang Chết) dài 4 đoạn, nơi đây chúng ta trích dịch hai đoạn giữa:

Mưa rơi vào những con mắt mở lớn của những người chết
Một lần nữa một lần nữa với âm thanh vô nghĩa
Khi mặt trăng tới chúng là những sắc màu của mọi thứ

  
Những đêm biến mất đi như các vết bầm nhưng không có gì được chữa lành
Những người chết biến đi như các vết bầm
Máu hòa vào đất ruộng đã nhiễm độc
Vẽ lên đường chân trời
Còn lại
Phía trên những mùa màng đá tảng
Chúng là những cái chuông giấy
Âm vang gọi tới bên kia sự sống   


Trong các thập niên 1980s và 1990s, thơ của ông mang đậm màu sắc Phật giáo và gần thiên nhiên. Năm 1976, ông dọn tới Hawaii để học Thiền với Robert Aitken Roshi. Cư trú ở một miền xa thành thị trên đảo Maui, tiểu bang Hawaii, ông viết nhiều về việc hồi phục rừng.
Merwin được nhiều giải thưởng văn học, hai lần được giải Pulitzer về thơ trong năm 1971 2009; được giải thi phẩm National Book Award for Poetry năm 2005, và nhiều giải thơ khác. Đặc biệt, năm 2010, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ phong ông là Thi Hào Hoa Kỳ thứ 17 (the 17th United States Poet Laureate) một cương vị chính thức của chính phủ liên bang trong nỗ lực gây ý thức người dân về thơ, đọc thơ và sáng tác thơ.
Phim tài liệu Even Though the Whole World Is Burning (Mặc Dù Cả Thế Giới Đang Bốc Cháy) lưu hành năm 2014 chọn ông là chủ đề chính.
Merwin cũng xuất hiện trong phim tài liệu The Buddha (Đức Phật) của PBS, lưu hành năm 2010. Phim này dài gần 3 giờ đồng hồ, đang phổ biến ở YouTube.
Thơ mang tính Phật giáo của ông thường có chủ đề vô thường và thiên nhiên.
Như trong bài thơAnniversary on the Island (Chu niên trên đảo) ông trở thành người quan sát những hình ảnh trên đảo Maui, trích:
ngày lại ngày chúng tôi tỉnh thức với đảo
ánh sáng mọc lên xuyên qua nhưng giọt nước trên lá
và chúng tôi nhớ như những con chim nơi chúng tôi ở
đêm lại đêm chúng tôi chạm hải đảo đen tối
mà một lần chúng tôi từng ra đi để tới


Trong bài viết “The Garden & The Sword” (Ngôi Vườn & Thanh Kiếm), phóng viên Joel Whitney ghi lại trên tạp chí Tricycle, số mùa đông 2010, cuộc nói chuyện với nhà thơ W. S. Merwin.
Ông kể rằng Thiền sư Nhật Bản thế kỷ 13 và là một nhà thơ, tên là Muso Soseki, với nhiều bài ông đã dịch sang tiếng Anh, luôn luôn gợi cảm hứng cho ông. Merwin cũng kể rằng cảm xúc trong lần đầu tiên đọc Diamond Sutra (Kinh Kim Cương) đã lay động ông mạnh mẽ.
Merwin kể về người cha mục sư, kỷ niệm đi nhà thờ, học lớp giáo lý Ki tô những ngày Chủ nhật, lắng nghe ngôn ngữ những bài thánh ca.
Merwin kể duyên khởi dịch về Muso Soseki là sau khi tới Hawaii, dịch chung với một người Nhật tên là Soiku Shigematsu, ông quen qua Robert Aitken, vì Merwin không biết tiếng Nhật.  Muso là một Thiền sư dị thường, là bậc thầy môn Kiếm đạo, huấn luyện một người nổi tiếng là đệ nhất kiếm thủ ở Nhật thời đó.
Tuyển tập thơ của Muso bản tiếng Anh được Merwin đặt nhan đề là “Sun at Midnight” (Mặt Trời Lúc Nửa Đêm)
Chỗ này cũng cần ghi chú, bởi vì trong tiểu sử chính thức trên Wikipedia của Thiền sư Muso Soseki  (1275-1351) chỉ nói rằng ông nổi tiếng là nhà thơ, nhà thư pháp, người thiết kế vườn, và là người dạy Thiền Lâm Tế (Rinzai) – từng có hơn mười ngàn Thiền sinh theo học. Soseki được Hoàng  Đế Go-Daigo phong làm Quốc sư, danh hiệu Musō Kokushi. Có thể chuyện thầy dạy môn Kiếm đạo  cho đệ nhất kiếm thủ là do đời sau ghi lại, như là ngoại sử?
Bên cạnh tác phẩm của Muso Soseki, nhà thơ Merwin ưa thích đặc biệt Thiền sư Dogen (Đạo Nguyên); Merwin từng viết Lời Giới Thiệu cho một tuyển tập bản Anh dịch các bài thơ của Dogen.
Ông cũng nói rằng yếu tố thần bí huyền học lôi cuốn ông, vì bản thân ông không tự gọi mình là Ky tô hữu và không còn dính gì với Đạo Ky tô, nhưng ông đã từng ưa thích các nhà huyền bí, như Eckhardt, Plotinus Spinoza, mà ông nói, “những tác giả này vẫn còn cực kỳ quan trọng đối với tôi.”
Nhưng trong lứa tuổi ba mươi, ông sửng sờ khi đọc tới Kinh Kim Cương.
Merwin nói với phóng viên Whitney:
Có cái gì đó vượt xa tất cả đó, nằm dưới tất cả đó, đều cùng chia sẻ, rằng tất cả đều tới từ đó. Tất cả là nhánh cành, mọc từ một rể đơn độc. Và đó là cái người ta phải chú ý tới. Và dĩ nhiên, những chữ thực sự trong Kinh Kim Cương nắm lấy tôi là, khi Như Lai nói, “Bồ Đề, Như Lai có pháp nào để dạy không?” Và Bồ Đề nói, “Bạch Thế Tôn, không. Như Lai không có pháp nào để dạy.” Đọc tới chỗ đó, tôi thấy hơi lạnh chạy dọc xương sống. Và Như Lai nói, “Bởi vì không có pháp nào để dạy, đó mới là pháp dạy.” Tôi đã nghĩ đúng như thế đó, bạn biết đấy...” (1)
Nơi này cần phải ghi chú, trong bài nêu trên, ghi tên vị đương cơ trong Kinh Kim Cương là “Bodhi” (Bồ Đề) – nhưng đúng ra, các bản dịch kinh này đều ghi là ngài “Subhuti” (Tu Bồ Đề).
Để kết bài này, nơi đây xin dịch bài thơ ngắn, nhan đề “Do Not Die” (Đừng Chết) của W.S. Merwin. Bài thơ có ngôn phong thần bí, hình như (dịch giả xin phép suy đoán) là có tư tưởng “tương tức” (interbeing) thường được Thầy Nhất Hạnh nói tới. Nghĩa là, “anh là tôi, và tôi là anh” và như thế, không có gì thực sự sinh và thực sự chết. 
Bài thơ “Do Not Die” rất ngắn, dịch như sau:
Trong mỗi thế giới họ có thể đẩy chúng ta
ra xa nhau hơn
Đừng chết
trong khi thế giới này hình thành tôi có thể
sống mãi mãi.

Rất mực trân trọng, xin gửi lời từ biệt nhà thơ Thiền sư W. S. Merwin.

GHI CHÚ:
(1)   The Garden & The Sword: “Tathagata [the Buddha] says, “Bodhi, does the Tathagata have a teaching to teach?” And Bodhi says, “No, Lord, Tathagata has no teaching to teach.” At that point I got chills right down my spine. https://tricycle.org/magazine/garden-sword/