Monday, August 17, 2020

Thích Như Điển: Tại sao người Việt Nam bỏ nước ra đi?


Tại sao người Việt Nam bỏ nước ra đi? 

(どうしてベトナム人が外国に出ていくのか)

Thích Như Điển



LTS: Sau đây là bài thuyết trình của Hòa Thượng Thích Như Điển tại Đại Học Teikyo Heisei tại Tokyo Nhật Bản vào tháng 4 năm 2017 được dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Bài nầy cũng được dịch sang tiếng Anh và tiếng Đức (Độc giả có thể tìm đọc trên các trang mạng: viengiac.de; quangduc.com hay hoavouu.org).

1) Nói về tiếng Nhật:

Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
Đầu tiên tôi phải đi tìm trường dạy tiếng Nhật để học và trường Nhật ngữ tại Yottsuya đã nhận tôi và tôi đã học 9 tháng tiếng Nhật tại trường nầy. Kế tiếp đã thi đậu vào Đại Học. Đó là Đại Học Teikyo tại Hachioji và tôi đã chọn ngành Giáo Dục thuộc về Văn Học Bộ của Đại Học nầy.
Trước khi đến Nhật nếu không có người bảo lãnh thì không thể đến Nhật được. Thuở ấy ông Akiyama đã nhiều lần đến Việt Nam với tư cách là một ký giả của tờ báo Mainichi Shinbum, để quan sát những tình huống tại chỗ và ông cũng đã quen với một gia đình người Việt Nam. Với sự liên hệ nầy, ông đã trở thành người bảo lãnh cho tôi được sang Nhật. Nếu tính ra thì cho đến bây giờ đã là 45 năm rồi đó.
Năm rồi tôi cùng một phái đoàn 38 người từ Âu và Mỹ Châu trở lại Nhật Bản để tham quan và lễ bái các chùa viện tại đây; với cơ hội nầy tôi đã gặp hai ông  bà Akiyama tại chùa Việt Nam ở tỉnh Kanagawaken và ông ta có hỏi tôi rằng: „Lâu nay có liên hệ gì với đại học Teikyo không?“. Và tôi đã đáp lại rằng “hầu như không có; kể từ năm 1977 đến nay, sau khi  tốt nghiệp tại đó tôi cũng không có tin tức gì của đại học nầy cả“. Ông Akiyama nhìn quyển sách của tôi viết về nước Nhật và bảo rằng: “Thôi để tôi sẽ liên lạc với đại học Teikyo“.
Năm nay, lại một lần nữa, tôi trở lại Nhật và sau khi ông Akiyama đã hội kiến với Giáo Thọ Uchino, ngày hôm nay tôi đã đến với các bạn để nói về chủ đề “Lý do tại sao người Việt Nam lại bỏ nước ra đi“. Đã hơn 40 năm rồi, tôi đã không xử dụng tiếng Nhật trong sinh hoạt hằng ngày nữa; cho nên rất giới hạn để nói chuyện với các bạn. Nếu các bạn không hiểu tiếng Nhật của tôi thì các bạn có thể nghe tôi nói
bằng tiếng Anh, tiếng Đức hay ngay cả tiếng Pháp nữa, các bạn có đồng ý không?

2) Vấn đề lịch sử:

Kể từ thời xa xưa đến nay, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi Trung Quốc trong hầu hết những sự sinh hoạt như: văn học, tôn giáo, tập quán v.v… Tuy tiếng Nhật trong đó không những chỉ xử dụng Hán tự mà còn cả Hiragana, Katakana và Romaji nữa; kể cả cách đọc theo âm và theo vần nữa. Sự cải cách ấy là do Ngài Kukai (Không Hải); người sáng lập ra Chơn Ngôn Tông đã sáng chế ra thành từ thế kỷ thứ 8. Cho đến bây giờ cũng đã 1200 năm lịch sử của tiếng Nhật được cải cách ấy. Khi người ngoại quốc bắt đầu học tiếng Nhật, họ phải học tiếng Romaji, sau đó là Kanji, rồi Hiragana và Katakana. Trà Đạo, Thơ Đạo, Kiếm Đạo, Nhu Đạo v.v… trong hiện tại của Nhật Bản đều có xuất xứ và chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc. Tuy nhiên kể từ năm 1869, thời kỳ của Vua Minh Trị Duy Tân đất nước thì sự học của người Nhật đã thay đổi qua những học thuật của người Âu Châu và ngày nay những kỹ thuật hiện đại nầy của nước Nhật là do những ảnh hưởng đó.
Trường hợp của Việt Nam thì có sự khác biệt ít nhiều. Cho đến thế kỷ thứ 16 vẫn còn dùng chữ Hán và trong những sinh hoạt hằng ngày đều gìn giữ những truyền thống cổ xưa; nhưng sau đó thì người Âu Châu đến Việt Nam và nghe từ cách phát âm của người Việt Nam, họ đã sáng lập ra chữ Quốc Ngữ. Mãi cho đến thế kỷ thứ 19 chữ Hán chỉ còn sót lại trong các chùa chiền mà thôi.
Năm 1904 chiến tranh Nhật Nga bắt đầu và Nhật Bản đã thắng trận. Quê hương Việt Nam chúng tôi thuở ấy bị người Pháp chiếm làm thuộc địa, sự khổ sở không sao diễn tả hết; cho nên Cụ Phan Bội Châu, một nhà cách mạng Việt Nam đã chủ trương phong trào Đông Du, gửi học sinh sang Nhật Bản du học. Sau đó thì Đệ Nhất (1914-1918) và Đệ Nhị thế (1939-1945) đã xảy ra và thế giới ít có nơi nào hòa bình cả. Trong thời đại Showa đã chủ trương chính sách Đại Đông Á và nước Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Đến năm 1945 nước Nhật thua trận và chính sách Đại Đông Á của Thiên Hoàng Showa Hirohito cũng đã bị quên lãng. Không ai trong chúng ta hiểu rõ ràng được mục đích của chiến tranh là gì; nhưng nó đã mang lại sự chết chóc đau thương và không biết bao nhiêu là sự khốn khổ khác cho con người.

3) Quốc Cộng tương tranh:

Ngày 20 tháng 7 năm 1954 qua Hội Nghị Genève, nước Việt Nam đã bị chia đôi. Miền Nam thuộc chủ nghĩa Quốc Gia và miền Bắc thuộc chủ nghĩa cộng sản. Đất nước bị chia đôi như thế không phải chỉ có Việt Nam, mà còn có Đông-Tây Đức hay Nam-Bắc Triều Tiên. Kể từ năm 1954 đến năm 1963, miền Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chịu ảnh hưởng của chính quyền Mỹ không ít. Thế nhưng chính quyền Ngô Đình Diệm lại có chính sách cư xử bất bình đẳng giữa các tôn giáo nên Phật giáo đã bị đàn áp. Sự kiện Ngài Quảng Đức tự thiêu để phản đối đã làm cho thế giới phải quan tâm. Cho nên Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã đứng lên lật đổ chế độ và cuộc cách mạng ngày 1.11.1963 đã thành công. Từ đó về sau miền Nam Việt Nam, nền Đệ nhị Cộng Hòa được Tổng Thống Nguyễn  Văn Thiệu tiếp tục lãnh đạo. Cho đến ngày 30.4.1975 miền Nam Việt Nam đã bị Bắc quân thôn tính.
Theo tôi nghĩ thì các bạn có thể làm một sự so sánh giữa Việt Nam với Đông Đức cũng như Triều Tiên thì tốt nhất. Điều ấy có nghĩa là những xứ kia đang theo cũng như ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cộng sản. Chính quyền miền Bắc Việt Nam đã được viện trợ mọi mặt của Liên Xô và Trung Quốc để chiến đấu với chính quyền miền Nam Việt Nam. Thế nhưng rốt cuộc rồi chính quyền miền Nam Việt Nam đã thua và vì vậy nên người Việt Nam đã bỏ nước ra đi, cốt yếu chỉ đi tìm hai chữ “Tự Do“.

4) Tại sao sau khi Việt Nam hòa bình, thống nhất, lại tìm cách chạy ra ngoại quốc?

Lý do chính yếu là đi tìm sự tự do. Nếu chính sách ấy là đúng thì người Việt Nam chẳng tìm cách đi đâu cả. Kể từ năm 1975 họ đã lấy chủ nghĩa độc tài, đảng trị cộng sản miền Bắc áp đặt lên chủ nghĩa tự do của miền Nam; nên người miền Nam không chịu đựng nổi và họ đã bỏ nước ra đi tìm tự do vì những lý do tóm lược như sau:
  • Giam giữ những công chức, nhân viên, quân đội, cảnh sát của chính quyền cũ Việt Nam Cộng Hòa vào các trại tù tập trung cải tạo không ấn định ngày về; trong khi đó vẫn cứ tuyên truyền lừa dối „hòa hợp, hòa giải dân tộc“.
  • Bắt buộc thân nhân những gia đình thuộc thành phần của chế độ cũ phải dời đến Vùng Kinh Tế Mới, đó là những vùng rừng thiêng nước độc, là chính sách bắt dân dời ra khỏi thành phố để họ chiếm đoạt nhà cửa;
  • Âm mưu lập chính sách đánh tư sản mại bản, kiểm kê tài sản những cơ sở xí nghiệp, thương mãi để cướp đoạt hết tài sản của người dân;
  • Ngăn cấm sinh viên có lý lịch là con cái của „ngụy quân, ngụy quyền“ không được vào Đại Học;
Vì vậy dân chúng không sống nổi dưới chế độ độc tài, áp bức, bất công, không có tự do nhân quyền, không tự do tôn giáo, nên họ phải tìm cách rời bỏ quê hương ra đi tìm tự do dưới nhiều hình thức:
  • Vượt biển bằng những con thuyền nhỏ mong manh; mà làn sóng thuyền nhân rầm rộ nhất vào thời gian từ 1979 đến 1986. Ước lượng khoảng gần 2 triệu người đến bến bờ tự do; còn khoảng một triệu người chết chìm trên biển cả. Sự kiện này đã gây chấn động cho cả thế giới;
  • Vượt biên giới bằng đường bộ qua ngả Campuchia, Lào đến Thái Lan mà con số tử vong không phải là ít!
Trong hiện tại các bạn nên nhìn tình trạng giữa Nam Hàn và Bắc Hàn thì sẽ rõ. Sự Tự Do dầu có tiền bạc nhiều đến bao nhiêu đi chăng nữa, cũng sẽ không thể nào mua được các bạn ạ! Cho nên người ta hay nói rằng: “Khi người ta sống trong một đất nước Tự Do, ít có ai hiểu rõ về giá trị của hai chữ Tự Do, mà khi sự Tự Do mất đi rồi thì lúc ấy có đi tìm sự Tự Do kia, thì cũng đã quá muộn rồi“.
Trước năm 1975 đã có khoảng 2.000 sinh viên từ miền Nam Việt Nam đến Nhật Bản du học; nhưng thuở ấy chính phủ Nhật chưa có chính sách tỵ nạn; nên đa phần những sinh viên nầy đã đi sang Âu Châu, Úc Châu hay Mỹ Châu. Sau đó từ năm 1980 đến năm 2000 Nhật Bản đã đồng ý nhận người tỵ nạn Việt Nam theo sự thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc và Nhật đã tiếp nhận cả mấy ngàn người tỵ nạn như thế. Thế hệ ấy cho đến nay cũng đã 30 năm rồi. Họ đã hội nhập vào xã hội Nhật và họ cũng đã đóng góp phần mình trong xã hội Nhật qua sự làm việc của mình. Với lãnh vực nầy, chúng tôi là những người Việt Nam xin chân thành tạ ân chính phủ cũng như nhân dân Nhật Bản.
Cho đến năm 2017 theo thống kê thì người Việt Nam có mặt khắp nơi trên thế giới trên 3 triệu người. Họ ở bất cứ nơi nào, con em của họ cũng đều thành công trên đường học vấn. Số người Việt ở Mỹ đông nhất. Tuy thế hệ thứ nhất đã hội nhập về tập quán và ngôn ngữ một cách khó khăn; nhưng đến thế hệ thứ hai, thì ngôn ngữ địa phương ấy không có vấn đề.  Bây giờ vấn đề trọng đại là con cái được sinh ra tại đây, chúng không rành tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt Nam). Bởi vì chúng dùng ngôn ngữ địa phương (nơi chúng sinh ra) như là tiếng mẹ đẻ rồi; nên cha mẹ của chúng rất là phiền toái. Trong trường hợp nầy thì người Nhật Bản cũng như vậy thôi. Tôi đã có lần gặp và nhìn mặt những người Nhật tại San Francisco, Australia, Ancharachi, Hawaii v.v… và dùng tiếng Nhật để hỏi chuyện họ; nhưng họ chẳng hiểu gì cả; ngoại trừ hai chữ “cảm ơn“ để cảm tạ mà thôi. Họ đã nói  với tôi bằng tiếng Anh rằng: “Nếu ông muốn nói chuyện bằng tiếng Nhật thì hãy nói chuyện với cha  mẹ của chúng tôi vậy! “Trường hợp nầy thì người Nhật và người Trung Quốc cũng giống như vậy.

5) Hãy nhìn về Đông Âu:

Đầu tiên, đó là ngày lịch sử 9 tháng 11 năm 1989. Ngày mà bức tường Bá Linh đã sụp đổ. Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Đức đã chấm dứt. Từ năm 1949 đến năm 1989 chỉ trong khoảng thời gian của 40 năm ấy; nhưng mọi sự sống của người dân phía Đông so với người dân phía Tây khác nhau nhiều lắm. Cho đến ngày hôm nay đã hơn 27 năm thống nhất Đông Tây; nhưng trên thực tế từ sự suy nghĩ, cách làm việc cho đến đời sống kinh tế v.v… nó có quá nhiếu cách biệt. Dẫu cho bình đẳng cách nào đi chăng nữa thì sự tư duy có tính cách căn bản ấy giữa hai xã hội Đông Tây đều còn sai biệt. Cho nên, cộng sản là gì? Các bạn hãy nhìn về phía nước Đức thì sẽ rõ.
Ngoài ra ở Đông Âu, trong những nước ấy có cả Liên Xô, kể từ năm 1990 đến nay (2017) cũng đã 27 năm rồi; nhưng sự sống giữa Đông và Tây Âu nếu  làm một sự so sánh, thì sẽ thấy phía Đông còn ì ạch lắm. Lý do chính là họ đã sống với chủ nghĩa cộng sản quá lâu và nguyên nhân chính của Đông Âu là vì chủ nghĩa ấy.
Các anh, chị là người Nhật, theo tôi nghĩ là một hạnh phúc vô cùng. Nghĩa là ở Nhật cái gì cũng có, làm cái gì cũng mang ý nghĩa tự do. Nói một việc gì cũng không sợ ai theo dõi mình. Thế nhưng ở tại Việt Nam hay Bắc Triều Tiên, những việc như thế đều bị cấm đoán. Cho nên các bạn hãy trân quý nó. Đệ nhị thế chiến chấm dứt, người Nhật đã thua người Mỹ. Thế nhưng ngay cả người Đức cũng như người Nhật, nếu không có sự viện trợ của người Mỹ thì ngày nay người Đức cũng như người Nhật sẽ không trở thành được những cường quốc như vậy. Dĩ nhiên trong đó phần chính vẫn là sự siêng năng của người Đức cũng như người Nhật, mà thế giới khi đề cập đến những dân tộc nầy, họ phải cúi đầu. Thật là một vinh dự biết bao!

6) Nói về tôi

Với tôi phải nói lên một lời là “tạ ân nước Nhật và nước Đức“. Xuất thân từ Việt Nam. Năm 1964 tôi đã trở thành Tăng Sĩ của Phật Giáo và vừa sống cuộc sống tại chùa vừa đi học tại trường. Được đi ra ngoại quốc thật ra là một nhân duyên vậy. Khi mới đến nước Nhật, tôi dự tính rằng sau khi tốt nghiệp Đại Học hay Cao Học thì quay về cố quốc, đem sự hiểu biết của mình giúp đỡ cho quê hương và Phật Giáo. Theo tôi nghĩ đó là cách tốt nhất. Thế mà không phải vậy. Cho đến bây giờ, ngoài nước Việt Nam và Nhật Bản ra, tôi đã viếng thăm 73 nước trên khắp 5 châu lục rồi. Thế nhưng dẫu cho có đi đâu chăng nữa và làm cái gì đi nữa, khi người ta lớn tuổi, lúc nào cũng canh cánh nhớ quê. Tục ngữ Nhật Bản đã chẳng nói rằng: “Vào làng thì phải làm theo phong tục của làng“. Thế nhưng tiếng mẹ đẻ, cố hương… khi nhớ đến và nghĩ về thì trong tâm khảm của ai cũng còn gợi lại những nỗi nhớ thương!!!
Đối với tôi, khi còn ở Trung học thì tiếng Pháp là ngoại ngữ thứ nhất, rồi tiếng Anh là ngoại ngữ thứ hai. Khi học Đại Học Nhật Bản, tiếng Nhật của tôi phải giống như người Nhật và luận văn tốt nghiệp phải viết bằng tiếng Nhật khi ra trường. Tuy đã xa cách nước Nhật cả 40 năm mà tiếng Nhật vẫn còn nhớ được như thế nầy, thì bản thân tôi cũng rất vui vì trí nhớ của mình vẫn còn khá tốt vậy.
Năm 1977 tôi một mình đi đến xứ Đức nầy. Đầu tiên một chữ nhứt một cũng không biết; thế nhưng bây giờ tôi có thể dùng tiếng Đức để thuyết pháp. Trong khi đi học đại học, tôi vẫn lo công việc chùa (1978-1980) và bắt đầu kiến tạo ngôi chùa Viên Giác tại Hannover. Không phải chỉ riêng cho Phật Giáo Việt Nam, mà còn cho nhiều quốc tịch khác nhau  cũng đến chùa của chúng tôi để tham bái nữa. Hiện tại người Đức rất ham thích học Phật. Cho nên tôi cũng rất là cảm động cho sự việc nầy.
Cho đến năm 2003 thì tôi đã độ cho 45 Đệ Tử xuất gia và khoảng 7.000 Đệ Tử tại gia. Sau 25 năm làm Trụ Trì chùa Viên Giác, tôi đã nhường lại chức vụ Trụ Trì cho các Đệ Tử và tôi trở về ngôi Phương Trượng. Từ khi xuất gia đến nay (1964-2017) tôi đã sống hơn 53 năm cuộc đời người Tăng Sĩ và xử dụng khoảng thời gian ấy để viết cũng như dịch nên 68 tác phẩm và đã được xuất bản. Trong đó có nhiều sách viết bằng tiếng Việt, tiếng Nhật. Từ tiếng Nhật dịch sang tiếng Việt, cũng như từ tiếng Trung Quốc (Hán Văn), Anh Văn, tiếng Đức… có rất nhiều chủ đề khác nhau đã được viết. Đại khái là về Phật giáo, văn học, ngôn ngữ, giáo dục v.v… Dịch sách từ tiếng Nhật  sang tiếng Việt có khoảng 10 cuốn như: Nghiên cứu Giáo Đoàn Phật Giáo thời Nguyên Thủy, Lâm Tế Tông, Tịnh Độ Chơn Tông, Tào Động Tông, Chơn Ngôn Tông, Pháp Hoa Tông, Thiền Tông v.v… và những sách nầy cũng đã được giới thiệu cho người Việt cũng như người Đức. Theo tôi nghĩ dầu đi đến đâu hay ở đâu, tiếng Anh vẫn rất cần thiết, vì vậy cho nên những bạn sinh viên được sinh ra tại Nhật, nên cố gắng học tiếng Anh vậy!
Đức Phật đã từng dạy rằng: “Tất cả các Pháp đều bị Vô Thường, Khổ và Vô Ngã chi phối“. Cái gì có hình tướng, cái ấy hoàn toàn bị vô thường chi phối. Nguyên nhân của Vô Thường là Khổ. Nếu khi quán sát về Vô Ngã thì phải tâm niệm rằng: Đây không phải là tôi, đây không phải là của tôi và đây không phải là bản ngã của tôi. Bất cứ ai mà quán sát được như thế, thì đều có thể hiểu rõ được giáo lý của Đạo Phật.
Như bên trên đã trình bày là do Nhân Duyên mà tôi đi đến được Nhật Bản và sống ở ngoại quốc đã 45 năm rồi; âu đó cũng là cái Duyên vậy. Đức Phật cũng đã từng dạy rằng: “Cái nầy sanh nên cái kia sanh. Nếu cái nầy không có thì cái kia sẽ không có“. Chắc chắn là khó hiểu rồi; nhưng đó là nguyên nhân và kết quả vậy. Tánh Không ấy trong Kinh Bát Nhã đã  có dạy rõ như vậy. Dẫu cho là người Trung Hoa hay người Nhật Bản; người Đại Hàn cũng như người Việt Nam, mà ngay cả ngày nay người Âu Mỹ v.v… họ cũng đều hiểu ý nghĩa như vậy. Cho nên Phật Giáo ngày hôm nay không phải chỉ tồn tại nơi Á Châu, mà còn cả thế giới nầy đã trở nên nổi tiếng.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ông Bà Akiyama và Giáo Thọ Uchino của Đại Học Teikyo Heisei rất nhiều.
Cuối cùng các bạn có thể đặt những câu hỏi về đề tài trên. Xin cảm ơn các bạn.
Thích Như Điển
Phương Trượng chùa Viên Giác của người Việt Nam tại Đức
và là Lê Cường, lưu học sinh, của Đại Học Teikyo tại Hachioji niên khóa 1973 đến 1977

Friday, August 14, 2020

Tuệ Sỹ: Trí Thức Phải Nói


Tuệ Sỹ: Trí Thức Phải Nói

tuesy4rThượng Tọa Tuệ Sĩ tên thật Phạm Văn Thương, sinh năm 1943 tại làng Tân An, huyện Thahine tỉnh Pakse, nước Lào. Thân phụ ngài là cụ Phạm văn Phẩm, thân mẫu ngài là cụ Đặng thị Chín, chánh quán Đức Phổ, tỉnh Quảng Bình, lập nghiệp tại Lào từ thập niên 30. Năm 12 tuổi, ngài về Sàigòn, và tu học qua các chùa Từ Đàm Huế, Phật học viện Hải Đức Nha Trang, Thiền viện Quảng Hương Già Lam ở Gò Vấp. Năm 20 tuổi, ngài có pháp danh Tuệ Sỹ, và trở thành giáo sư trường Đại học Vạn Hạnh Sài gòn. Ngài từng là Chủ bút tập san Bát Nhã, cơ quan truyền bá giáo lý của tổng vụ Hoằng pháp, và là Trưởng ban tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh Sàigòn. Sau năm 1975, ngài phải đi làm rẫy tại Nha Trang. Đến giữa năm 1977, ngài trở lại sống trong chùa Già Lam, SG. Khoảng đầu năm 1978 ngài bị bắt, và được trả tự do năm 1981. Ngày 1.4.1984, ngài lại bị CS bắt giam, và trong phiên tòa kéo dài ba ngày 28, 29 và 30 tháng 9.1988, ngài bị kết án tử hình. Nhờ tình thương yêu của mọi người và cuộc vận động quốc tế ráo riết của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, từ Liên Hiệp quốc đến các chính giới Âu, Mỹ, Úc, Á, CS phải giám bản án tử hình xuống 20 năm khổ sai. Ngày 2 tháng 9 năm 1998, ngài được trả tự do sau 14 năm khổ sai.
Không những là một vị chân tu khả kính, uyên thâm Phật pháp, một vị cao tăng chấp nhận dấn thân để cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ, ngài còn là một nhà đại trí thức, tác giả của nhiều tác phẩm tên tuổi trong kho tàng kiến thức Việt Nam, như Đại Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam (viết cùng Đại Đức Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát), Triết Học Về Tánh Không, Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng, Trung Quán Luận, Triết Học Tây Phương Hiện Đại (dịch), Thiền Luận (dịch, tập trung và hạ -tập thượng do Trúc Thiên dịch), Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (dịch từ nguyên tác Pháp ngữ của Trần Văn Giáp), Kinh Lăng Già (dịch)… Đặc biệt, bên cạnh trí tuệ siêu việt, Thượng Tọa Tuệ Sĩ còn là người có một tâm hồn trác tuyệt dành cho thơ. Cố thi sĩ Bùi Giáng đã có lần nhận xét về ngài: Tuệ Sỹ là người mang một nguồn thơ Việt phi phàm, trùm lấp hết chân trời mới cũ, từ Đường Thi Trung Hoa tới siêu thực tây phương.
Sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết tâm huyết của Thầy, gửi từ Sài Gòn, nói lên bản chất phi nhân của chế độ CSVN, tính nhẫn nại chịu đựng của những người dân nghèo bị chế độ đàn áp, và niềm tin sắt son của Thầy đối với những người trí thức chân chính của Việt Nam. [ Việt Báo ]


“Gần ba thập kỷ nay, Nhà Nước đã sử dụng tối đa bạo lực chuyên chính vô sản để triệt hạ Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất; toàn bộ cơ sở của Giáo hội bị chiếm dụng; các vị lãnh đạo, người thì chết trong tù, người thì bị tù đầy ròng rã. Giáo hội ấy nếu còn tồn tại, còn bao nhiêu khả năng để đe doạ sinh mạng tồn tại của Đảng Cộng sản Việt nam mà phải vận dụng các sách lược tưởng chừng như đối đầu với kẻ thù nào đó vô cùng nguy hiểm” Không những thế, Giáo hội ấy được nhiều cán bộ cao cấp của Nhà Nước tuyên bố là không còn tồn tại, hoặc không hợp pháp để tồn tại. Nhà nước sợ gì một tổ chức bất hợp pháp, để phải vận dụng ngần ấy Bộ, ban ngành, đối phó với một chuyến xe khách” Tất phải có nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Rất nhiều người hiểu rõ nguyên nhân sâu xa ấy.”

Kính thưa quí vị,
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng Sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nướcViệt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.
Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.
Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.
Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái “may mắn” khác – nếu cho đó là may mắn – được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là “cặn bã” của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những “đổi thay to lớn” của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi.
Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp.
Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?
Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: “Cán bộ làm sai, đảng tri… Đảng làm sai, đảng sửa.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.
Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng “dân tin đảng” có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.
Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách “đại đoàn kết” như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.
Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc (mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử. Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là “rác rưới tư bản”. Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.
Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định. Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình.
Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.
Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chúng. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.
Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.
Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.
Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ. Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.
Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?
Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.
Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.
Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.
Trân trọng kính chào quí vị.
Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN
Tuệ Sỹ(2003)

Wednesday, August 12, 2020

Scottie Nguyen: A quick summary of Journey to Whitney trip

Some years ago, I was diagnosed with serious health conditions. I thought hiking could give me a chance to find the answer of the cure I need. Not sure how helpful it was, but when I summitted Whitney with Nhu Luu a few years back after 9 days doing most of the JMT, I broke down in tears.
Some of you loving friends donated to my trip to Nepal to continue to my quest of bettering my health with Annapurna Circuit and Everest Base Camp. I remember Toan Ly was one of those who was generous toward my campaign. Since then, a whole lot of things have changed including successful surgery, rehab, and my health made significant improvement.
Recently, I embarked upon the High Sierra Trail with some of the finest people I can ask for. I told the members that trips like these, allow people to learn about themselves on the quest of discovery. They thanked me for being the group leader. I thought I was no more than a guide, a shepherd....and instead, I thanked them for allowing me to learn much more about myself.
Dr. Phe X. Bach and I will write a book about this trip but a quick summary for the Gram!!! Julie Nguyen
Day 1 - We camped at Crescent Meadows after driving for over 12 hours from Sac, SD to Whitney, eat, then drove again to Sequoia. Eric could not drive, I'm serious....
Day 2 - BearPaw, nope. We made it to 9 mile and camped above the trail. I busted my baby right toe hitting an old branch. What a brilliant way to start the trip. Si Phan made it to camp shortly after us. Things are looking bright for everyone, but me and C Mai Le, who struggled today.
Day 3 - We head to Precipice Lake. Julie and Eric pretty much speared this hike, but the X-Factor was C Mai Le. She blazed up to Hamilton Lakes, waited for me, then took off with Eric, and Julie NguyenPhe X. Bach and Hong Ha caught up to me at Hamilton, then Anh Michael T. Hoang arrived. I slept next to the creek, waiting for Si Phan. Couple hours went by, he finally arrived. The stars were aligned!!! As we climbed from Hamilton to Precipice, darkness descended upon Si Phan and I. Ohhlala....10:00PM and we got to the wrong lake. ALL OF US!!!
Day 4 - 3AM wake up, 4AM hike to make up for lost distance and the additional 17.7 mi to Kern Hot Spring. The 1000 foot climb out of the canyon then descend 3000 feet down to Kern was not totally disclosed. Bugs were nasty down below the descend, I bolted to the campsite after yet another 14+ hours of on-trail time. We got into the natural hot spring bath-tub. Si Phan took a diving into the mud, lost his flip flop. He carried the other the rest of the way.
Day 5 - We snoozed last night, until 7AM. Sort of chilling today since it's only 10 miles to Wallace Creek. Everyone got their trail legs. 7.7mi of only 1000 feet of elevation gain. Very moderate. Lunch at noon or so right!? Then we have the whole afternoon to climb the hill to Wallace Creek......Fast forward 14 hours later, Julie Nguyen ran down to grab the pack from Si Phan, who actually planned to sleep in the forest. Eric Trieu was coming from behind. I walked with flashlight from my phone because I was too lazy to pull out my headlamp until it was too sketchy.....and 11:00PM was when Eric and Si Phan got to the campsite. You guys don't realize how proud we are with Si Phan. At this point, we know he is the hardest hiker of us all. The physical hardship he had to overcome is incredible.
Day 6 - Things seem to be back in order as we make our way toward Trail Crest and camp at 13600 feet (900 feet of elevation below Whitney). We stopped at Guitar Lake for water, and sure enough, ran into a AHole JMT ultralighter, who, if I had known the whole story, would have heard an ear full from me. We trekked into darkness once again. Little Tweety (aka Whitney) kissed me on the cheek!
Day 7 - 3AM we woke up again, meditated, and shared the string of gratefulness to each other. Julie Nguyen C Mai Le and I got the see the sunrise from Whitney summit. Hong Ha was freezing cold when she got to the summit, and I saw the caring from everyone in their own way toward her. We did it together!!! Si Phan turned around at 7AM when he knows he would late everyone. As you should know "the brave ones are the ones that know how to turn around". He was the brave one today. More brave and self-less than you would ever known. I came down and met Julie Nguyen at Whitney Portal, looked for the van. It was carefully parked with the wheel turning to hide the electrical tape, signaling the hidden key. A lovely card from Jennifer Weeks, who was so humbled.....Eric asked if we need to get gas. I told him, Jennifer already filled the tank for us, watch!!! He turned on the engine.....darn right!!! 8:34PM the last hiker came down from the mountain. He hugged me, in total anguish, achieving, relief, and happiness. We slept at Limonite exit parking lot after giving our best efforts to drive.
The entire story will be published into our book "Journey to Whitney - xxxxxxxxxx"
I felt great.....as 2021 or 2022 Annapurna Circuit and Everest Base Camp had finally called my name!!!

Saturday, August 8, 2020

Năm Yếu Tố Hoàn Hảo - Five basics in practicing mindfulness

năm yếu tố hoàn hảo

Thiền sư Đạo Nguyên của thế kỷ thứ 13, vị tổ của dòng thiền Tào Động ở Nhật bản, có lần được một người học trò hỏi rằng, "Thầy sẽ làm gì nếu Thầy bị vướng vào một cuộc tranh cãi? Thầy có cố gắng để thắng cuộc tranh luận ấy không, hay là Thầy sẽ nhượng bộ, mặc dù biết rằng mình là đúng?" Thiền sư Đạo Nguyên đáp, "Ta không cần phải chọn một trong hai điều ấy. Chỉ cần ta không quan tâm và thiết tha đến nó nữa, thì tự nhiên sự tranh cãi sẽ mất đi năng lượng."
    Và tôi nghĩ chúng ta cũng có thể áp dụng lời khuyên ấy cho cái thái độ ganh đua, hơn thua của mình trên con đường thực tập: buông bỏ cái ý niệm rằng mình mới là “người hiểu biết nhiều”, là người "thực hành theo đúng nhất."
    Ta hãy thực tập với những gì đang xảy ra với chính
ta ngay trong giây phút này, với những cảm xúc nào đang có mặt, với những bất an, và ngay với cả những suy nghĩ vẩn vơ của ta. Nó có nghĩa là ta hãy thực tập với con người thật của mình, ngay nơi đây và trong giây phút này.
    Và năm điều sau đây có thể giúp chúng ta thực hiện được việc ấy:
1.     Giây phút hoàn hảo nhất để thực tập là ngay bây giờ - chứ không phải là ngày mai hay tuần tới, cũng không phải là khi nào ta bớt bận rộn hơn, có nhiều thì giờ hơn, nhưng phải là ngay lúc này. Trong giây phút này ta đâu có thiếu một yếu tố hay điều kiện nào để thực tập đâu? Pháp lúc nào cũng đang có mặt để ta học hỏi. Tất cả những "nhưng mà", "tại vì", “phải chi” trên cuộc đời này chỉ là những sự bào chữa, ngăn chận không cho ta gặp gỡ và tiếp xúc với những bài học, thực tại chung quanh mình.
2.     Nơi chốn hoàn hảo nhất để thực tập là chính ngay nơi mà ta đang có mặt - chứ không phải là trong một thiền viện nào ở Miến điện hay Nhật bản, cũng không phải ở một trung tâm tu học, hay khi ngồi trên tọa cụ của mình. Ta thì lúc nào cũng muốn so sánh và đổ thừa cho hoàn cảnh. Nhưng thay vì đòi hỏi một môi trường thuận tiện nào đó, bạn hãy thực tập ngay nơi này, nơi bạn đang đứng, đang đi, hay đang ngồi. Hãy bắt đầu bằng sự có mặt của mình ngay ở đây.
3.     Lời dạy hoàn hảo nhất là những gì đang có mặt ngay ở trước ta - Thiền sư Richard Baker Roshi có lần kể lại một giấc mơ của ông. Trong mơ ông thấy mình đang suy nghĩ cố tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề nào đó, và ngay lúc ấy chuông điện thoại reo. Ông làm ngơ không trả lời, và tiếp tục cố gắng tập trung tìm cho ra câu trả lời. Sau vài mươi tiếng chuông thì ông đành phải nhấc điện thoại lên, bên kia đầu dây có người nói cho ông biết lời giải đáp mà nảy giờ ông đang mải lo tìm kiếm. Cái có mặt ngay trước mắt, gần sát bên, mà ông cho rằng không cần thiết, lại chính là điều mà ông đang tìm kiếm.
4.     Vị thầy hoàn hảo nhất là người đang có mặt với ta - Vì đó là một mối tương quan có thật, chứ không phải là một sự so sánh, hơn thua hoặc suy đoán. Bạn biết không, chúng ta vẫn có thể học hỏi được rất nhiều từ những vị thầy, hay những người bạn, vẫn còn có những lầm lỗi.
5.     Người học trò hoàn hảo nhất chính là ta - Ta có hết tất cả trong ta những điều kiện và yếu tố cần thiết cho sự thực tập. Bạn là một người hoàn toàn có đầy đủ khả năng. Và khi bạn ý thức được điều này, bạn sẽ tìm thấy được những sự hỗ trợ cần thiết giúp cho sự thực tập của mình. Và đây là điều quan trọng nhất trong năm điều.
    Tuy vậy, đôi khi, biết nhìn lại mình với người khác cũng có thể mang lại cho ta ích lợi. Trên con đường tu tập, sẽ đến một lúc mà bạn nghĩ rằng mình đã sửa đổi hết những điều dễ dàng cần được sửa đổi, nhưng những vấn đề khó khăn thì vẫn chưa thể chuyển hóa được. Khi bạn có cảm tưởng như mình đã đi vào một ngã bí, không tiến thêm được nữa, và nhìn lại sự tu tập của mình thấy dường như không còn tiến bộ nữa. Lúc ấy bạn có thể khơi lại niềm tin bằng cách quan sát những người bạn cùng đi trên con đường tu học với mình. Bạn sẽ nhận thấy rằng, thật ra là tất cả chúng ta cũng vẫn đang tiến bước đều đặn, một cách chậm rãi và kín đáo.
    Khi ta càng nhìn thấy được những người khác trong ta bao nhiêu, thì ta lại càng có thể dùng những gì có mặt, và đang xảy ra chung quanh, để tự hiểu được mình rõ hơn. Và khi ta càng chuyển hóa được mình bao nhiêu, thì ta lại càng có thể trở thành một nhân tố để chuyển hóa người chung quanh. Tất cả đều có những liên hệ rất mật thiết với nhau vì ta rộng lớn hơn mình nghĩ.
Giác ngộ là một sự cố gắng
nhưng không hề có chút tham muốn
Mặt nước trong xanh đến tận đáy hồ
một con cá bơi lội, thong dong như cá
Bầu trời trong xanh thênh thang vô cùng tận
một con chim bay ngang, tự tại như chim
−  Đạo Nguyên
 Nguyễn Duy Nhiên


Five basics in practicing mindfulness





  In practicing mindfulness, we should focus on the things that are happening right at this moment - with our feelings and even all of those anxieties.  Real practice involves practicing with our whole being, right here and now.


Below are five helpful basics:
1.  The most perfect time to practice is right now - not tomorrow or next week, or when we are less occupied; it is right now. There are plenty of opportunities at this present moment. The instructions to practice are always available. All the talks of "but," "because" are only excuses; they discourage us to get in touch with the presence.

2.  The most perfect place to practice is right where we are - not at a meditation center in Burma, Thailand, or Japan; not at a Buddhist center, or when we sit on our cushions. We tend to compare the resources of this place to those at another. However, instead of wishing or searching, we should practice right here - where we are standing, walking, or sitting.

3.  The most perfect teaching is that which is present in front of us. Zen Master Richard Baker Roshi once told about his dream. In the dream he saw himself trying to find an answer for a problem, and right then the phone rang. He ignored it and continued to focus on what he had been doing. Until the phone rang to the 30th time, he picked it up. The person on the other line told him the answer for which he had been searching.
A lot of time we disregard the thing in front of us, but it turns out to be the very thing for which we are looking.

4.  The most perfect teacher is the one who is present with us. This is a true relationship, not a comparison or competition. We can learn a lot from our teachers, or our friends who still make mistakes.

5.  The most perfect student is ourselves. We have all the necessary resources and factors to practice. You are a capable person. And once you are aware of it, you will find the supports for your practice. This is the most important one in five.
Our lives are always interrelated - to each other and to all those surrounding us. And the things necessary for our practice are always present right here, at this moment. We are actually bigger than we think.

The realization that is neither absolute nor relative
penetrates without intent.
Clear water soaks into the earth;
the fish swims like a fish.
The sky is vast and penetrates the heavens;
the bird flies like a bird.

           Dogen


Nguyễn Duy Nhiên

PHIÊU BỒNG - ADVENTURE

Lều ngủ của chúng tôi ở base camp của Mt. Whitney. Photo: BXK

PHIÊU BỒNG

Tối qua ngủ ở lều xanh, 
Thấy đời trơ trọi tưởng mình thanh cao
Thì ra vẫn cõi lao đao.... phiêu bồng

August 6th, 2020


ADVENTURE 

Last night, we slept in that green tent,
Seeing life as barren, deserted, raw, 
                   and I thought I was all of that
It turned out life is a realm of struggle, labor... 
                      and yet adventurous!

@PheBach