Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng...
Tai nạn lớn lao nhất trong đời tôi là phải chịu đọa đầy làm thần đồng lúc còn thơ dại, rồi lúc lớn lên làm thanh niên thì phải chịu đọa đầy làm thiên tài.
(Phạm Công Thiện. Ý Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết Học)
(Phạm Công Thiện. Ý Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết Học)
Phạm Công Thiện (1941 - 2011) |
Ngày 15/3/2011 này tại Già Lam làm lễ cầu siêu cho Phạm Công Thiện. Ông đã ra đi ngày 8/3/2011 tại Houston, Texas; thọ 71 t.
Thầy Tuệ Sỹ niệm hương trước bàn thờ PCT tại Quảng Hương Già Lam |
Thanh niên miền Nam một thời mê say sự nổi loạn của ông:
Thời gian tao ở Huê Kỳ, tao đã bỏ học, vì tao thấy những trường đại học mà tao học, như trường đại học Yale và Columbia chỉ toàn là những nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn; ngay đến những giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời; tao có thể dạy họ nhiều hơn là họ dạy tao. Qua Pháp, tao đã sống nghèo đói thế nào thì mày cũng đã biết rõ rồi; những lúc tao nằm ngủ tại những vỉa hè Paris vào những đêm đông đói lạnh, những lúc đói khổ như vậy, tao vẫn còn cảm thấy sung sướng hơn là ngồi nghe mấy thằng giáo sư đại học Yale hay Columbia giảng cho tao nghe về Aristote hay Hegel, về Heidegger hay Héraclite. Tao đọc Heidegger hay Héraclite bằng máu với nước mắt; còn mấy thằng giáo sư ấy chỉ đọc bằng đôi mắt cận thị! Những thằng ấy hiểu gì về tư tưởng mà có thể dạy tao? Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giêsu hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng chẳng nghe theo nữa.(Im lặng Hố Thẳm)
Khoái chí nghe ông ngông nghênh:
Ivo Andritch và Erich Fromn, bây giờ tao thấy hai tên này hoàn toàn non nớt; còn về Somerset Maugham, André Gide, Fédérico Schmidt, Aldoux Huxley, Hemingway, Jean-René Huguenin, tao thấy chỉ nên liệng họ vào cầu tiêu công cộng. Mới đây, tao đọc xong quyển A Movable Feast của Hemingway, tao buồn muốn khóc được. Tất cả những ngọn lửa đều tắt: đó là bi kịch của thiên tài. Một lần nữa, tao lại hiểu thêm rõ ràng ý nghĩa chuyến bỏ đi của Rimbaud.
Còn trường hợp Faulkner, Nikos Karzantzakis, Kafka, Saroyan, Thomas Wolfe, Jean-Paul Sartre thì tao đã dứt nợ với họ rồi, những tên này chỉ đáng bỏ vào một xó tối ở công cộng, dành riêng cho những mụ đàn bà có chửa, dành riêng cho đàn bà đọc những lúc sắp sinh con hay những lúc chờ chồng đi xa trở về. Tao không phải là đàn bà; tao xin gửi những tên ấy về cho đàn bà.
Mê PCT, bao người lấy sách ông làm sách gối đầu giường theo đúng nghĩa đen của từ. Vì, đúng như Nguyễn Ngọc Tuấn nhận xét:
Phạm Công Thiện có một cái tài đặc biệt rất hiếm người có là ông có thể làm cho độc giả đọc ông một cách thích thú, say mê và thán phục mặc dù, khi gấp sách lại, người ta hoàn toàn không hiểu là ông nói cái gì cả. Bởi vậy, mặc dù tác phẩm của ông nổi tiếng là khó hiểu, ông vẫn có một lượng độc giả khá lớn, khá trung thành, và đôi khi khá bình dân. Nói như thế cũng có nghĩa là nói thế mạnh đầu tiên và nổi bật nhất của Phạm Công Thiện chính là ở khả năng diễn đạt, hay nói cách khác, ở giọng văn của ông. Đó là một giọng văn có sức hấp dẫn lạ lùng, một giọng văn vừa uyên bác vừa sôi nổi, vừa rất trí tuệ và lại rất giàu chất thơ. (tienve.org)
Phạm Công Thiện là tên thật, sinh năm 1941 tại Mỹ Tho. Ông còn dùng bút hiệu Hoàng Thu Uyên trong một số truyện dịch thời mới viết.
PCT nổi tiếng từ rất sớm.
15 tuổi ông đã vang tiếng thần đồng về ngôn ngữ, thông thạo Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, và còn biết tiếng Sanscrit, tiếng La Tinh.
16 tuổi đã cho xb Anh Ngữ Tinh Âm Từ Điển.
19 tuổi, viết Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học
23 tuổi viết Tiểu luân về Bồ Đề Đạt Ma.
Rồi tiếp tục Im Lặng Hố Thẳm, Hố Thẳm Tư Tưởng .. cho đến cuối đời ông đã cho xb khoảng 20 tác phẩm, trong đó có 2 tập thơ Ngày Sinh của Rắn in 1967 và Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Sự Lặng Im in ở Mỹ, không kể một số sách dịch các tác phẩm của Krishnamurti, Nikos Kazanzakis, Heidegger ..
Tuổi thiếu niên, chưa có mảnh bằng tú tài dắt lưng đã đi dạy trung học.
Thủa thanh niên bỏ đi tu, là Thích Nguyên Tánh, chưa thi Tú tài, vẫn được mời về giảng dạy tại Đại Học Vạn Hạnh và phụ trách tờ tạp chí Tư Tưởng của viện ĐH này. Rồi cởi cà sa, cưới vợ .. lưu lạc khắp nơi, từ Pháp, Israel, Đức, Úc, cuối đời định cư ở Mỹ, viết sách, dạy học ..
Xung quanh cuộc đời ông có rất nhiều huyền thoại. Người ta gọi PCT bằng nhiều danh xưng: triết gia, nhà tư tưởng, học giả, giáo sư, .. Riêng ông, ông vẫn tự nhận mình là thi sĩ, dù trước 1975 sách ông viết, dịch hầu hết là sách triết học, còn thơ ông chỉ cho xb một tập thơ mỏng dính gồm 12 bài, Ngày sinh của rắn, trong đó có bài chỉ có 2 câu. Đến sau này qua Mỹ, ông mới cho xb tập thơ thứ hai, Trên tất cả đỉnh cao là lặng im
Mời nghe Lê Uyên Phương ca bản nhạc Tôi Đứng trên Đồi Mây trổ Bông do chính Lê Uyên Phương phổ từ bài thơ đánh số VIII trong tập Ngày Sinh Của Rắn .
Ca khúc Thôi hết còn gặp nhau sau đây do Jazzy Dạ Lam phổ từ bài thơ “Buồn” trong thi tập Trên tất cả đỉnh cao là lặng im của Phạm Công Thiện. Mời nghe tác giả tự đệm và hát
tranh Đinh Tiến Luyện |
phù phép nổi lào rào
có chuyện buồn hôm nao
thôi hết còn gặp nhau...
Có chuyện buồn hôm sau
có nàng tiên cởi áo
đôi vú nhỏ nghẹn ngào
thơm nóng đỏ trăng sao
Có chuyện buồn chiêm bao
nàng tiên cài khuy áo
mưa dột mấy rừng đào
thôi hết còn gặp nhau...
Nguồn: thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn trên net, như Tiền Vệ...
No comments:
Post a Comment