Friday, May 7, 2021

NGUYÊN SIÊU TRONG CÕI TRIẾT HỌC VÀ THI CA

 

NGUYÊN SIÊU TRONG CÕI TRIẾT HỌC VÀ THI CA

 Tâm Thường Định


Trước khi xuất bản, chúng tôi có duyên được đọc tác phẩm mới nhất, Triết Lý và Thi Ca, của Nguyên Siêu, tức là Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, một vị Thầy lớn hiện tại ở Hoa Kỳ. Thầy có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, trước tác và dịch thuật quan trọng như: Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy (1994), Ưu Đàm Lướt Bão (1998), Tâm Nguyên Vô Đề (2012), v.v… có thể tìm thấy ở đây: (https://hoavouu.com/author/about/129/ht-thich-nguyen-sieu). 

 

Nhưng có lẽ chúng tôi trân quý nhất là 3 cuốn: Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập I (2001, 2006), Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập II (2006, 2020) và Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập III (2013, 2020) do Thầy biên tập. Chúng tôi còn nhớ, như là tiếng nói từ đáy lòng khi thầy Nguyên Siêu chia sẻ về Ôn Tuệ Sỹ, "Thầy đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công trình khảo cứu, dịch thuật, thi văn, tư tưởng Triết học để khu vườn văn hóa Việt Nam thêm nhiều hương sắc.”  Cũng tương tự, Thầy Nguyên Siêu cũng đóng góp thật nhiều cho khu vườn văn hoá Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cuốn sách quý, Triết Lý và Thi Ca, lại thêm một điển hình.


Thầy đã dùng ngôn ngữ như một phương tiện để chuyển tải, truyền đạt sắc thái và tinh hoa của giáo lý Phật Đà. Nhưng quan trọng nhất là cuốn sách song ngữ Việt - Anh này là một giai phẩm cần phải có trong mỗi tủ sách gia đình Việt Nam, không những nó có thể giúp ích cho chính mình và còn nhiều thế hệ mai sau.

 

Trước khi đi sâu vào quyển sách này, hãy tìm hiểu thêm về tựa cuốn sách.  Theo từ điển mở, "Triết học là một là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ." Và, Thi ca là "hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.


Như thế, tựa sách không thôi, chúng ta đã hiểu là tác giả đang dùng một hình thức nghệ thuật ngôn ngữ để chuyển tải những gì mình muốn chia sẻ và truyền đạt bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và hạnh nguyện của người. Mà ở đó là những triết lý mang âm hưởng Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại.

 

Xin hãy đọc lời dẫn của tác giả, "Triết lý như nhụy hoa mà Thi ca như ong bướm. Nhụy hoa cho hương thơm, mật ngọt để nuôi lớn bướm ong. Triết lý như mặt trời mà Thi ca như tia nắng. Tia nắng có từ mặt trời, để sưởi ấm, nuôi lớn vạn vật. Triết lý như mặt trăng, mà thi ca như ánh trăng huyền diệu làm mơ hồ, huyễn hoặc, nên thơ, mộng tưởng bao thi nhân mặc khách. Triết lý là không lời mà thi ca thì đa ngôn, mỹ ngữ để chuyển tải ý thơ mà tác giả muốn nói. Vậy Triết lý và Thi ca là hai khung trời ẩn và hiện. Có và không. Chủ thể và đối tượng. Nhưng không hẳn là vậy mà là ước lệ của thi nhân gán ghép, dệt thành những phẩm tính hư ảo, lệ ngôn. Triết lý khô như vách đá. Thi ca ướt như sương đầm. Vách đá nhuốm hơi sương. Sương đầm tươi vách đá, cả hai hỗ tương nhau tạo thành sức sống như năng lượng phù trầm, tương dung tương nhiếp, một mực không rời."

 

Ở đây, chúng ta hiểu như tinh hoa của kinh Pháp Hoa, một là tất cả và tất cả là một. Thêm vào đó tính trùng trùng duyên khởi của Đạo Phật giúp chúng ta thấy được nhân duyên của vạn pháp, Thầy cũng đã tâm sự, "Nhơn duyên nào để Triết lý gặp Thi ca mà thành chuyện tư duy, trải nghiệm suốt một chặng đường dày dạn, luân lưu của cuộc sống. Có lẽ tâm thức đã góp phần vào cái tư duy, trải nghiệm ấy để tác thành một mẫu huyễn hoặc, phù trầm của kiếp nhân sinh. Những hình ảnh đơn sơ, dung dị; những tiếng cười, tiếng khóc hãy còn lảng vảng đâu đây. Lảng vảng như là một thứ Triết lý nhạt như sương và một thứ Thi ca mềm như sữa. Sương và sữa nương nhau để hiện hữu, để sinh tồn, để có, để không như một huyễn tượng trên đỉnh núi cao, trong lòng biển sâu. Triết lý và Thi ca như một cuộc đùa giỡn của ngôn ngữ từ thời xa xưa; từ thuở măng tơ của con người có mặt trên trái đất. Từ đó, con người có đời sống Triết lý như một thực tại và Thi ca là những lời nói, sự diễn đạt qua ý vị, tâm tình muôn thủa của con người. Thi ca như tiếng khóc của em bé và Triết lý như Mẹ cho con bú. Như thị Tướng. Như thị Tánh. Như thị Thể. Như thị Dụng... Như thị Cứu Cánh Bổn Mạt. Như thị là Như thị."


À, thì ra cũng là Như Thị, vẫn cái hiện hữu đang là, as-is. Cái bất di bất dịch của vạn pháp. 


Xuyên suốt Triết Lý và Thi Ca, bạn sẽ dầm mình vào các khái niệm về tính vĩnh viễn và vô thường, sự tồn tại và không tồn tại, cái có và không, cái được và mất, cũng như tướng và tánh của chân lý và giả tạm, của trần tục và giải thoát. Những điều trừu tượng này sẽ khiến bạn suy nghĩ về những điều tầm thường của cuộc sống hàng ngày, về những gì bạn đã, đang và sẽ hành động và cống hiến hàng ngày, về cách bạn có thể cải thiện bản thân của chính mình, và mọi thứ bạn đang làm sẽ gây ra hậu quả hay dẫn đến nghiệp lực như thế nào bởi vì, cũng như cuốn sách này nói, mọi thứ đều thuộc về nhân-duyên-nghiệp.

 

Xin lấy một đoạn của bài Trong Cõi Vô Cùng để hiểu thêm tác giả và tác phẩm, "Thế giới Hoa Nghiêm là một thế giới được diễn tả trùng trùng vô tận. Thế giới của duyên sinh. Không điểm khởi đầu. Không điểm chung cục. Thế giới được tạo thành bởi hành động, lời nói và ý nghĩ của con người gọi là nghiệp. Nghiệp là chủ nhân ông, còn thiên hình vạn trạng sự vật kia là sở thuộc. Đã là do nghiệp hình thành. Do duyên sinh giả hợp thì chẳng phải của riêng ai. Sở thuộc nơi ai. Trong lời nói đầu của sách: “Krishnamurti - Life Without A Central Point.”

“In the world where everything passes by quickly,

I am the guest.

Therefore,

No attachment can tie me up.

No country can own me.

No border can confine me.”

(Krishnamurti – The immortal friend – 1928)

 

“Krishnamurti - Đời Không Tâm Điểm.”

“Giữa trần gian mọi sự chóng qua,

Tôi là khách.

Từ đó

Không vướng mắc nào ràng buộc tôi.

Không đất nước nào sở hữu tôi.

Không biên cương nào cầm giữ tôi.

(Krishnamurti - Người bạn bất tử 1928) (Trang 101)

 

Trong cõi vô cùng ấy, từ vật thể li ti đến vật thể to lớn. Từ thế giới văn minh đến thế giới chậm tiến. Từ vật chất đến tinh thần, đâu đâu cũng không khác. Nó luôn tồn trữ, đùm bọc trong cái túi càn khôn này. Bầu trời nào cũng có mây trắng vào mùa hạ, và mây đen mùa đông. Rừng cây nào cũng có lá vàng khi mùa thu về. Và mùa xuân hoa nở, trái đơm đâm chồi nẩy lộc. Con người sống trên trái đất này, ai cũng thở bằng hai lỗ mũi và đi bằng hai chân, nhờ ánh nắng mà lớn. Nhờ không khí mà yên vui. Quả thật đâu đâu cũng đều có một dạng thức như nhau."

 

Và đó cũng là tính bình đẳng và bao dung trong đạo Phật. Thêm vào đó, sự vi diệu của Bát nhã tâm kinh và con đường Trung Đạo bàng bạc trong cuốn sách này. Hãy đọc thật to, tự lắng nghe và quán chiếu lại những lời Thầy viết, ở đây cũng có thể là một sự tóm lược giáo lý Trung đạo của đấng Như Lai:

“1. Tránh xa hai cực đoan khổ hạnh và dục lạc.

2. Không thiên về hai cực đoan chấp có và chấp không.

3. Thể đạt đệ nhất nghĩa không. Vượt lên cái có và không.

4. Vạn vật do duyên sinh – Giáo pháp Duyên khởi.

5. Chứng đắc Tứ diệu đế qua giáo pháp Bát Chánh Đạo

Tiêu biểu một vài bài kệ nói về ý nghĩa giáo lý Trung Đạo:

1. Bồ tát Long Thọ, trong Luận Đại Trí Độ nói:

Nếu tất cả các pháp đều do duyên sinh

Thì tự tánh các pháp đều trống rỗng

Nếu các pháp đều chẳng phải trống rỗng

Không phải từ nhơn duyên mà có

Thì ví dụ như hình ảnh ở trong gương

Chẳng phải là cảnh, cũng chẳng phải là gương

Cũng chẳng phải người có gương

Chẳng phải tự mình, cũng chẳng phải tự người

Lời nói này cũng chẳng chấp thọ

Đây chính là Trung đạo.

2. Bồ Tát Long Thọ, cũng trong Đại Trí Độ Luận giải thích về tư tưởng Bát Nhã Kim Cang Ba la mật:

Tất cả các pháp hữu vi

Giống như mộng huyễn bào ảnh

Như sương mai, như điện chớp

Phải nhìn thấy đúng như vậy.

3. Trong Trung Luận, phẩm Quán Tứ Đế đã nói:

Tất cả các pháp đều do Duyên sinh

Nên Ta nói các pháp vốn là không

Các pháp cũng gọi là giả danh

Mà cũng gọi là Trung Đạo.

4. Lìa nhị biên – tức hai bên phân biệt: Bồ Tát Long Thọ nói:

Không sinh cũng không diệt

Không thường cũng không đoạn

Không đến cũng không đi

Không một cũng không khác.” Trang (150-151)


Từ giáo lý Trung Đạo hay tất cả những Kinh điển mà Đức Phật đã giảng dạy cho hàng đệ tử của Ngài nhằm giúp chúng ta học tập tu, hành trì và áp dụng để vượt thoát khổ đau, phiền não để chứng đắc, nhận thấy Chân Tâm, Bản Lai Diện Mục hay Phật tánh đang hiện hữu trong mình.

Nói cho cùng, Triết học và Thi ca gắn kết chặt chẽ với nhau trong suốt quyển sách này, cho thấy làm thế nào mà từ ngữ chỉ có thể nói lên rất nhiều điều, đồng thời đặt câu hỏi về những khái niệm sâu xa như sự không chắc chắn về sự tồn tại của chúng ta, những triết lý cao xa nhưng gần gũi của giáo lý của Đấng giác ngộ. Và gần hơn là sự trân trọng những điều của thiên nhiên, tình yêu thương mẫu tử, những lời dạy của những bậc Thầy và nhiều điều khác mà đôi khi chúng ta có thể bỏ qua khi vướng vào những phiền toái hàng ngày, là những điều bạn sẽ trân trọng khi đọc cuốn sách sâu sắc và cảm động này.


Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách song ngữ Triết Lý và Thi Ca (Philosophy and Poetry), một tác phẩm quý của Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, như là một món quà vô giá đã cộng đồng Phật tử tại hải ngoại và cho những ai quan tâm đến thế hệ kế thừa.

Cầu chúc tất cả được an lành và thanh thản.


Tâm Thường Định

Sacramento, CA

Đầu tuần tháng 5, 2021


Thursday, May 6, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: Điểm Tin Trong Ngày 6 tháng Năm, 2021

Thích Thiện Siêu (1921-2001): 
Cương Yếu Giới Luật | Phần 1

 

Khi đức Phật nhập Niết-bàn ở tại rùng Kusinara giữa Ta-la song thọ, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp cùng một số Tỳ-kheo rất đông đang đi du hóa và hành đạo ở phương xa. Số đệ tử này do Phật độ sau 45 năm hành đạo và thuyết pháp, một số khác do các đệ tử Ngài thâu nhận vào nhập chúng cũng khá đông. Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp mọi nơi. Riêng Tôn giả Ma-ha Ca-diếp với một số Tỳ-kheo ở phương khác như xứ Pava, nhân ngày đó cùng đi về thành Kusinara. Giữa đường, gặp một người ngoại đạo cầm một cái hoa nơi tay, Tôn giả liền hỏi: Hiền giả từ đâu đi lại? Ông trả lời: tôi từ Kusinara đến. – Vậy Hiền giả có biết Như Lai, Thế Tôn của chúng tôi ở đâu không? – Như Lai, Thế Tôn của các ông đã nhập diệt rồi. Chính tôi ở nơi chỗ nhập diệt của Ngài mà lượm cái hoa này đây. Nghe nói như vậy, các vị A-la-hán thì bình tĩnh yên lặng, nhưng các vị chưa đạt đến quả vị A-la-hán tâm lý xúc động mạnh. Có vị ưu phiền, có vị ré lên, đấm ngực khóc lóc.
Trong số này có một thầy Tỳ-kheo tên là Bạt-nan-đà khi nghe tin Thế Tôn diệt độ, mừng rỡ liền nói: Này các Hiền giả, lý đáng ra khi nghe tin này, các Hiền giả phải vui mừng, sao lại khóc lóc? Khi ông Đại Sa-môn còn sống, ta cứ bị ràng buộc theo ông. Ông cứ bảo nên làm như thế này, thế nọ; không nên làm như thế này, như thế nọ. Ông Đại Sa-môn cứ nhắc nhở hoài, phiền toái quá ? Bây giờ ông Đại Sa-môn quá vãng rồi, thì chúng ta được sống tự do. Cái gì ta ưng thì ta làm, cái gì ta không thích thì ta không làm. Chúng ta được sống tự do theo ý chúng ta.
Tôi đọc cuốn Văn minh Ấn Độ của Durand, ông có nhắc chuyện Tỳ-kheo Bạt-nan-đà và có nhận xét thêm: Tương lai trong hàng đệ tử của Phật, những người tu theo Bạt-nan-đà đông hơn theo Phật, có lẽ cũng đúng! | https://sentrangusa.com/2021/05/06/thich-thien-sieu-1921-2001-cuong-yeu-gioi-luat/

CHAN VAN DO QUY TOAN 20.jpg


Tuy không phải là nguyên nhân thúc đẩy dân Việt nổi lên nhưng tín ngưỡng tạo thêm những mối dây nối kết dân Việt, quan trọng không kém các yếu tố chủng tộc và ngôn ngữ. Giáo lý đạo Phật có thể giúp người Việt cảm thấy họ đã “văn minh;” tự hào rằng các quy tắc đạo lý mình đang sống cũng tốt đẹp, và cao siêu hơn luân lý Khổng Mạnh mà các ông quan nhà Hán, nhà Ngô muốn truyền bá. Trong đời sống xã hội, nhờ sinh hoạt Phật Giáo mà nhiều người Việt được học, được biết chữ; một số người có dịp tập những thói quen tổ chức, lãnh đạo và chỉ huy. Họ sẽ có khả năng cầm đầu các cuộc khởi nghĩa từ mỗi làng xóm, mỗi ngôi chùa, nhiều người có tài năng nổi bật sau làm cố vấn cho các vị vua thời mới lập quốc.
(...)
Văn hóa một dân tộc không phải là một thực thể tĩnh và cố định, mà là một quá trình luôn luôn chuyển hóa. Dân Lạc Việt đã giữ được một bản sắc lưu truyền từ đời trước, thể hiện qua phong tục tập quán, tín ngưỡng mà người Lạc Việt chia sẻ với nhiều sắc dân Đông Nam Á. Căn bản văn hóa đó ngay từ đầu đã khiến dân Việt tự thấy mình khác người Hán. Sau đó lại được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa Ấn Độ trước khi tiếp xúc, học hỏi nền văn minh Hoa Hạ, nền tảng càng vững chắc hơn.
Sau khi độc lập, người Việt Nam vẫn viết chữ Hán, đọc các sách Khổng Mạnh, chấp nhận các quy tắc đạo đức và chính trị của các thánh hiền phương Bắc, mà không lo mình sẽ biến thành người Hán. Tinh thần bao dung, tổng hợp và chuyển hóa là phương châm phát triển của nền văn hóa Việt Nam từ hai ngàn năm trước tới nay. Bản tính bao dung, tổng hợp của tổ tiên chúng ta đã có sẵn nhờ sống ở ngã ba của châu Á, có cơ hội mở rộng tầm mắt hơn nhiều đám dân khác sống sâu trong đại lục. | https://sentrangusa.com/2021/05/03/chan-van-do-quy-toan-dao-but-trong-dan-gian/

BÀI MỚI CẬP NHẬT, 6 THÁNG NĂM, 2021

Đạt Lai Lạt Ma: Phương thuốc của Lòng Vị Tha | The Medicine of Altruism | https://sentrangusa.com/2021/05/03/dat-lai-lat-ma-phuong-thuoc-cua-long-vi-tha-the-medicine-of-altruism/

Thích Trí Quang (1923-2019) dịch giải: Phần Cuối Tỷ-Kheo Giới | https://sentrangusa.com/2021/05/06/thich-tri-quang-1923-2019-dich-giai-phan-cuoi-ty-kheo-gioi/

Thanissaro Bhikkhu: Insight Journal | BCBS: Truths with Consequences | https://sentrangusa.com/2021/05/05/thanissaro-bhikkhu-insight-journal-bcbs-truths-with-consequences/

Tỳ Kheo Ni Hằng Trì (Bhikshuni Heng Chih): Kho Tàng Giới Luật Vô Tận | The Unending Treasury of Precepts | https://sentrangusa.com/2021/05/03/ty-kheo-ni-hang-tri-kho-tang-gioi-luat-vo-tan/

Nguyên Giác: Tỉnh thức với tâm không biết | https://sentrangusa.com/2021/05/06/nguyen-giac-tinh-thuc-voi-tam-khong-biet/

Thiện Hải Đoàn Mãn | Tiểu Luận Kết Khóa Vạn Hạnh I: 40 Năm Nhìn Lại và Hướng Tiến Tương Lai | https://sentrangusa.com/2021/05/04/thien-hai-doan-man-tieu-luan-ket-khoa-van-hanh-i-40-nam-nhin-lai-va-huong-tien-tuong-lai/

THICH NGUYEN SIEU - TRIET LY VA THI CA.jpg
Nguyên Siêu: Lời Nói Đầu của Tác Phẩm “Triết Lý và Thi Ca” | https://sentrangusa.com/2021/05/04/nguyen-sieu-loi-thua-cho-tac-pham-triet-ly-va-thi-ca/

THICH VIEN LY - PHAT GIAO TK 21.jpg
Mizutani Kosho | Thích Viên Lý dịch Việt: Phật Giáo Sẽ Phát Triển Thế Nào Trong Thế Kỷ 21 | https://sentrangusa.com/2021/05/06/mizutani-kosho-thich-vien-ly-dich-viet-phat-giao-se-phat-trien-the-nao-trong-the-ky-21/

Elizabeth Guthrie | University of Waterloo | CJBS: Buddhist Stone Sutras in China, Sichuan Province, Volume 3 | https://sentrangusa.com/2021/05/06/elizabeth-guthrie-university-of-waterloo-cjbs-buddhist-stone-sutras-in-china-sichuan-province-volume-3/

Sunday, May 2, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: Điểm Tin Trong Ngày 2 tháng Năm, 2021

Hòa Thượng Thích Đôn Hậu: Định Hướng

 

Phật Giáo vẫn chủ trương:
– Giáo dục cho con người biết cải tạo. Bỏ những gì mê mờ, giận dữ và tham lam. Biết chuyển hướng tình thương, trau dồi Trí Tuệ, rèn luyện ý chí để sống một đời sống ích lợi cho bản thân, gia đình và xã hội.
– Đào tạo cho những người có sứ mạng trong công việc phục vụ chúng sanh có một ý chí vĩ đại, kiên cố, khả năng đầy đủ, tinh thần vị tha, biết thiết thực và sáng suốt trong công việc chuyển hóa mọi người. | https://sentrangusa.com/2021/05/03/tam-duc-tran-quang-thuan-cuoc-doi-cua-dai-lao-hoa-thuong-thich-don-hau-thoi-dai-bao-tap-1945-1968-dinh-huong/

Chưa bao giờ chúng ta thấy năng lực của sự tu tập vô cùng quí giá như hiện nay. Giáo pháp Phật đà là để sống chứ không phải để quảng diễn suông. Đã bao lần ta lập đi lập lại câu “đời là vô thường”, nhưng thực sự điều ấy có thể hiện một cách trầm hùng trong ta hay không khi phải đối diện với đại dịch đầy sợ hãi như thế này. Đất nước Hoa Kỳ có cùng chung đại nạn của nhân loại nhưng chúng ta vẫn còn may mắn so với nhiều quốc gia khác. Điều ấy cũng khẳng định phước báo của người dân nước này. Phước báo này cần được vun bồi từ mỗi người trong đó có người đệ tử Phật. Mỗi ngày chúng ta sống trong thiện ý, lòng bao dung và trách nhiệm với quê hương này sẽ là phước lợi cho hôm nay và mai sau của chúng ta. | https://sentrangusa.com/2021/05/03/thich-thang-hoan-thong-bach-phat-dan-pl-2565-2021/

Chỉ một sự ra đời của Ngài không thôi cũng đủ để chúng ta cúi đầu bái phục suốt cuộc đời mà không biết mỏi, nói chi đến một giáo lý vừa cao siêu diệu vợi, vừa thực tiễn mà Ngài đã trực diện vào giữa đêm MỒNG TÁM THÁNG CHẠP của hơn 2500 năm về trước. Hơn hai ngàn rưỡi năm trôi qua, chưa có một người thể nhập thực tại, chân lý trọn vẹn tương tợ. Ngày ấy nay lại trở về. Chúng ta đang vui mừng trong tủi hổ. Vui mừng vì từ ngày ấy đến nay, chúng ta được diễm phúc tắm gội trong ánh hào quang của một bậc Đại Giác. Tủi hổ vì từ ngày ấy đến nay, trải qua một chuỗi thời gian dài dậm dọc, chúng ta vẫn chưa đạt được một công trình khai phóng nội tâm nào khả dĩ tương xứng trong muôn một đối với Ngài! | https://sentrangusa.com/2021/05/01/thich-minh-dat-giua-long-the-gian/

BÀI MỚI CẬP NHẬT, 02 THÁNG NĂM, 2021:

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Lời giới Thiệu “Như Áng Mây Bay” | https://sentrangusa.com/2021/05/02/tam-huy-huynh-kim-quang-loi-gioi-thieu-nhu-an-may-bay/

Tâm Đức Trần Quang Thuận (1930-2017): Thay Lời Tựa “Như Áng Mây Bay”, Cuộc Đời Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu | https://sentrangusa.com/2021/05/02/tam-duc-tran-quang-thuan-thay-loi-tua-nhu-ang-may-bay-cuoc-doi-cua-dai-lao-hoa-thuong-thich-don-hau/

Tâm Đức Trần Quang Thuận (1930-2017): Phật Giáo Việt Nam Vào Cuối Thế Kỷ 19 Đầu Thế Kỷ 20 | https://sentrangusa.com/2021/05/02/tam-duc-tran-quang-thuan-phat-giao-viet-nam-vao-cuoi-the-ky-19-dau-the-ky-20/

Tâm Đức Trần Quang Thuận: Cuộc Đời Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu | Thời Đại Bão Táp (1945-1968) | Định Hướng | https://sentrangusa.com/2021/05/03/tam-duc-tran-quang-thuan-cuoc-doi-cua-dai-lao-hoa-thuong-thich-don-hau-thoi-dai-bao-tap-1945-1968-dinh-huong/179056218_483066783027569_3241402606302208820_n.jpg179508330_475788313672749_4988268524449363551_n.jpg
179784012_2967682510133706_6667522918067300942_n.jpg
180173004_924270688134086_7056981681494215479_n.jpg181166405_564572984511442_1984897626315676368_n.jpg
Summer Adams: Finding Ways to Educate Our Children with Buddhist Wisdom | https://sentrangusa.com/2021/05/02/summer-adams-finding-ways-to-educate-our-children-with-buddhist-wisdom/

Ven. Thích Như Điển | Hoa Đàm dịch Anh: Education In Present Time For Overseas Vietnamese Youth | https://sentrangusa.com/2021/05/02/ven-thich-nhu-dien-hoa-dam-dich-anh-education-in-present-time-for-overseas-vietnamese-youth/

Thích Đạo Quảng: Học và Hành trong Nếp Sống Tôn Giáo | https://sentrangusa.com/2021/05/01/thich-dao-quang/

Nguyệt San Chánh Pháp, Số 114, Mừng Phật Đản, PL 2565 | https://sentrangusa.com/2021/05/03/nguyet-san-chanh-phap-so-114-mung-phat-dan-pl-2565/

Friday, April 30, 2021

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: Điểm Tin Trong Ngày 30 tháng Tư, 2021

Phạm Công Thiện

Phật Giáo Việt Nam: Chính Trị, Lịch Sử và Chủ Nghĩa Hư Vô Quốc Tế

Hướng đi của Phật Giáo Việt Nam là Ði Tới Giác Ngộ, đi tới sự Tỉnh Thức. Mà Giác Ngộ Tỉnh Thức có nghĩa là thể hiện thực hiện một Sự Quyết Ðịnh Vĩ Đại Nhất của kiếp người, một đại Thệ Nguyện cho tất cả chúng sinh; trong bất cứ mọi trường hợp nghịch cảnh lớn lao nhất vẫn như bất động, với lòng từ bi vô biên và với trí Bát Nhã vô hạn, tự giải thoát mình và giải thoát tất cả chúng sinh, vì mình là chúng sinh. Giác ngộ, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh. Ðó là Phát Bồ Ðề Tâm. | https://sentrangusa.com/2021/04/30/pham-cong-thien-phat-giao-viet-nam-chinh-tri-lich-su-va-chu-nghia-hu-vo-quoc-te/


Cũng như một dân tộc nhược tiểu phải trưởng thành trong khổ nhục, phải chọn cái phi lý của chiến tranh, phải tồn tại trong sự tàn phá điêu linh thống khổ; cũng vậy, tình yêu luôn luôn chọn vùng nào nhức nhối nhất trong thân thể mà tồn tại và trưởng thành. Rồi khi dân tộc nhược tiểu kia đã bước vào vùng có ánh sáng của độc lập và tự do, những anh dũng và hy sinh được gởi lại hết cho bóng tối của núi rừng. Cũng vậy, tình yêu vĩnh viễn là một sợi tơ trời trong trí nhớ. | https://sentrangusa.com/2021/04/30/tue-sy-chien-tranh-tinh-yeu-hoai-niem-va-truyen-ngan-vo-hong/

BÀI MỚI CẬP NHẬT, 30 THÁNG TƯ, 2021

Nhiều tác giả: Phật Điển Phổ Thông – Dẫn vào Tuệ Giác Phật | Kỳ 1- Bối Cảnh Biên Dịch và Cộng Tác Viên [ Song ngữ – Bilinguals ] | https://sentrangusa.com/2021/04/29/nhieu-tac-gia-phat-dien-pho-thong-dan-vao-tue-giac-phat-ky-1-boi-canh-bien-dich-va-cong-tac-vien-song-ngu-bilinguals/

 THÔNG BÁO TẶNG SÁCH Hiện nay Phật Việt Tùng Thư [ https://thuvienphatviet.com/ ] vẫn còn 100 bộ ấn bản dịch Việt "Phật Điển Phổ Thông: Dẫn Vào Tuệ Giác Phật", và ấn bản Anh ngữ "Common Buddhist Text Guidance and Insight from the Buddha", đặc biệt dành tặng cho quý anh chị trưởng GĐPT, không phân biệt BHD:-), hầu làm tư liệu tham khảo trong việc tu học và hướng dẫn đoàn sinh. Quý anh chị có nhu cầu, xin liên lạc Trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ: email: tamthuongdinh@gmail.com, hoặc inbox facebook: https://www.facebook.com/khoebach
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.

Thích Huyền Vi: Triết Học cho Giáo Dục Gia Trong Thế Giới Cuồng Loạn | https://sentrangusa.com/2021/04/30/thich-huyen-vi-triet-hoc-cho-giao-duc-gia-trong-the-gioi-cuong-loan/

Phúc Trung Huỳnh Ái Tông: Lược sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam | Thời Kỳ Thống Nhất Gia Ðình Phật Tử Việt Nam | https://sentrangusa.com/2021/04/30/phuc-trung-huynh-ai-tong-luoc-su-gia-dinh-phat-tu-viet-nam-thoi-ky-thong-nhat-gia-dinh-phat-tu-viet-nam/

Matthieu Ricard, Christophe Andre, và Alexandre Jollien: Cái Tôi, Người và Bản Ngã | https://sentrangusa.com/2021/04/30/matthieu-ricard-christophe-andre-va-alexandre-jollien-cai-toi-nguoi-va-ban-nga/

Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn (2007): Nhìn Dưới Khía Cạnh Tâm Lý Dân Tộc và Tâm Lý Trị Liệu | https://sentrangusa.com/2021/04/30/nguyen-tho-tran-kiem-doan-nhin-duoi-khia-canh-tam-ly-dan-toc-va-tam-ly-tri-lieu/

Quảng Pháp: Nền Hòa Bình Đích Thật | https://sentrangusa.com/2021/04/30/quang-phap-nen-hoa-binh-nhu-that/

Uyên Nguyên: Tiếc Thương Hòa Bình | https://sentrangusa.com/2021/04/30/uyen-nguyen-tiec-thuong-hoa-binh/