Monday, June 12, 2023

GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ - Món Quà Văn Học Đặc Sắc Của Việt Nam Dành Cho Phương Tây

GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ

- Món quà Văn học Đặc sắc của Việt Nam dành cho Phương Tây


  Chúng tôi thật vinh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung đề nghị giới thiệu tác phẩm đặc biệt này của một trong những bậc Thầy Phật Giáo được kính ngưỡng nhất hiện nay. Tác phẩm có tựa “DREAMING THE MOUNTAIN – GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN” của Tuệ Sỹ, người mà tôi có đại nhân duyên được gặp gỡ, học hỏi, và hân hạnh được Thầy hướng dẫn nhiều Phật sự. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là một nhà thơ tiếng tăm, một giáo sư lỗi lạc, một ẩn sĩ, một học giả đáng kính, một nhà “bất đồng chính kiến” với lãnh đạo của nhà nước hiện nay. Hòa Thượng cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học và văn hóa Việt Nam hiện đại. Những bài thơ của Thầy được tuyển chọn và biên soạn chu đáo để đăng trong tác phẩm song ngữ “DREAMING THE MOUNTAIN – GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN”, đã được nhà thơ danh tiếng người Mỹ, Martha Collins và giáo sư Nguyễn Bá Chung chuyển ngữ, đồng thời Nhà xuất bản Seedbank phát hành lần đầu tiên tại Bắc Mỹ, vào tháng 6 năm 2023. Tôi rất hoan nghênh và cảm ơn những nỗ lực của giáo sư Nguyễn Bá Chung, nhà thơ Martha Collins cũng như nhà xuất bản Seedbank (Milkweed Editions) trong việc biên soạn và ấn bản tác phẩm này một cách rộng rãi và trang trọng. Đây là một tác phẩm giá trị đối với nhiều thế hệ muốn tiếp cận về văn học Việt Nam. 

Trong phần giới thiệu của cuốn sách, tiểu sử tóm tắt của Thầy như sau:

“Tuệ Sỹ, sinh năm 1943, vào thiền môn lúc mười tuổi và sau này trở thành một học giả Phật giáo lỗi lạc, một giáo sư, một thi sĩ, một dịch giả. Giáo sư Phạm Công Thiện đã gọi Thầy là ‘một thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất tại Việt Nam hiện nay.’ Ông đã kiên quyết chống lại ý kiến cho rằng Phật giáo có thể dùng làm công cụ cho bất kỳ ý thức hệ nào, và ông nổi tiếng ở Hoa Kỳ và những nơi khác về sự bất đồng chính kiến của mình, cũng như ở Việt Nam, nơi ông đang sống. Hai lần vào tù, một lần hai năm, lần nữa mười bốn năm, có lúc bị kết án tử hình. Nếu coi đây là một tiểu sử khác thường, thì thơ Tuệ Sỹ, phần nhiều viết trong một đất nước bị chiến tranh tàn phá, cũng không kém phần khác thường.”

Tác phẩm được chia thành nhiều mục, dựa trên các khung thời gian. Ở đây tôi xin được giới thiệu hai bài thơ điển hình mà tôi rất yêu thích: 

1. Cánh Đồng Mộng Xa: Trước 1975

Khung Trời Cũ - Một Mảnh Trời Xưa (tr. 2, 3)

Hận Thu Cao - Noble Autumn Rancor (tr. 14, 15)

2. Mộng Trường Sơn: 1975–1977

Một Bóng Trăng Gầy - A Slender Moon (pg. 24, 25)

Tống Biệt Hành - Nghỉ Phép (tr. 50, 51)

3. Mộng Trường Sơn: 1978–1984

Tôi Vẫn Chờ - I Still Wait (trang 54, 55)

Nằm Giữa Bãi Tha Ma - Ngồi Trong Nghĩa Địa (tr. 62, 63)

4. Những Bài Thơ Sau

Tịnh Thất - Thiền Phòng (tr. 90, 91)

Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm - Refrains For Piano (pg. 110, 111)


Thật vô cùng ngoạn mục nếu chúng ta đặt mình trong bối cảnh cuộc sống của chính tác giả rồi lắng lòng đọc những bài thơ này.   

Thơ của Thầy soi sáng cuộc sống của chính mình, bao gồm cả sự đấu tranh, ước mơ và ước nguyện với quê hương Việt Nam. 

Thầy có một kiến thức vô song về Phật Pháp, một trí tuệ rộng lớn và lòng từ bi vô bờ bến. Những công trình sáng tác và dịch thuật của thầy xác định thế đứng vững vàng của Tuệ Sỹ trong dòng văn học Việt Nam. Thế đứng này lại được xác định đậm nét hơn khi tuyển tập được dịch qua tiếng Anh lần đầu tiên để giới thiệu độc giả Phương Tây. 

Tuyển tập được Rachel Adams mô tả trên Tricycle Review “là giàu sức hút, trữ tình và phức tạp một cách thâm trầm” mang đến một cái nhìn thoáng qua về tâm hồn và về “tác phẩm của một nhân cách phi thường” cho các độc giả Anh ngữ.

  Tác phẩm này giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của học giả, nhà thơ, dịch giả Phật giáo Việt Nam, Tuệ Sỹ, qua phương tiện thi ca. Cuộc đời từ lúc xuất gia thông qua các công trình nghiên cứu, giảng dạy về Phật giáo của Thầy đều có ảnh hưởng đáng kể đến thi ca của Thầy, thường phản ánh thế giới tự nhiên, truyền cảm hứng cho hy vọng và có ý nghĩa Thiền sâu sắc. Chiến tranh Việt Nam, thời gian Tuệ Sỹ ở trong tù và các trung tâm “cải tạo”, cuối cùng được trả tự do và những năm sau này của Thầy đều được mô tả một cách chi tiết. Những bài thơ được thảo luận cho thấy Tuệ Sỹ có lòng trắc ẩn, từ bi, sự kiên trì và cống hiến cho các hoạt động tinh thần và nghệ thuật. Tuyển tập này nêu lên tầm quan trọng của thơ Tuệ Sỹ trong việc phản ánh lịch sử Việt Nam và ý nghĩa truyền thống tâm linh trong thời kỳ giao thời.

  Trong thơ Tuệ Sỹ, từ các yếu tố thiên nhiên như gió, nắng, rêu, mây, thác nước… đến mắt biếc, vẻ đẹp, quán trọ, chùa chiền, trần gian… đều đóng vai trò tượng trưng, nhân cách hoá, là ý nghĩa sâu xa xuyên suốt các bài thơ. Các danh lam thắng cảnh cụ thể mà tác giả đã viết được làm nổi bật, đặc biệt là ở Vạn Giã, Nha Trang, Việt Nam, cũng như dãy Trường Sơn như một biểu tượng. Trong tác phẩm của mình, Tuệ Sỹ khám phá chủ đề giấc mơ, bao gồm các khái niệm tưởng tượng, khát vọng, tuyệt vọng, ảo ảnh, cũng như suy tư của Thầy về vòng sinh tử luân hồi và khát vọng giải thoát. Khả năng điều hướng giữa thực tại vật chất và thời gian, giữa có và không, giữa còn và mất, giữa khổ đau và hạnh phúc, giữa phiền não và bồ-đề của nhà thơ được ca ngợi. Cuốn sách cũng bàn về sự khảo nghiệm của Tuệ Sỹ về khổ đau, tình người và con đường thoát tục niết bàn.

  Có lẽ “Giấc Mơ Trường Sơn” là bức chân dung cảm động về một tâm hồn đang tìm kiếm tự do và trí tuệ rộng lớn trong một thế giới hỗn loạn. Nó làm nổi bật chất thơ của Tuệ Sỹ về những quan sát sâu sắc, về sự cống hiến cho sự giải thoát và sự tương tác giữa thực tại tối hậu và trần tục. Tuyển tập đã được mô tả là gợi cảm, “trữ tình và phức tạp một cách thâm trầm”, mang đến một cái nhìn thoáng qua về tâm trí, trái tim và ý tưởng phi thường của nhà thơ. 


Xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm “Giấc Mơ Trường Sơn” vì chính nó là sự thể hiện của một tâm trí lớn, một tâm hồn bao la. Tâm trí ấy, tâm hồn ấy, đang tìm kiếm sự  an nhiên và tự do trong một thế giới hỗn loạn, không ngừng thay đổi.


Cuối cùng, tôi xin chúc mừng các dịch giả và nhà xuất bản. Xin mời tất cả quý vị cùng thưởng thức tập thơ này. Hãy để những từ ngữ thấm sâu vào tâm thức và trái tim rộng mở của bạn. Hãy đọc nó thật chậm rãi. Hãy nhẹ nhàng và vui thú với nó. Chỉ cần tận hưởng là đủ. Cầu mong tất cả chúng ta được bình an, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Bạch X. Phẻ

Tác giả của hai cuốn sách:

  1. AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life: A Vision of Poems for West and East  

  2. Mindful Leadership: Learning Through the Practices of Mindfulness and Compassion

Tâm Thường Định lược dịch từ bài viết bằng tiếng Anh. DREAMING THE MOUNTAIN of Tuệ Sỹ – A Special Literature Gift from Vietnam to the West 


Chú ý: Xem thông tin ở trang Amazon.com và mua sách tại đây. 

https://www.amazon.com/Dreaming-Mountain-Poems-Tu%E1%BB%87-Seedbank/dp/1639550186/ref=sr_1_1


The North American debut of Tuệ Sỹ—poet, monk, scholar, dissident, and one of the great cultural figures of modern Vietnam—and a new bilingual edition to the Seedbank series.


In addition to being a preeminent scholar of world philosophy and a Zen master, Tuệ Sỹ is one of Vietnam’s most celebrated poets. He is a survivor of sixteen years of imprisonment and an eloquent witness to the tumult, tragedy, and resilience of his country over the last sixty years—and a full-length translation of his work into English is long overdue.


Assembled and co-translated by Vietnamese poet and essayist Nguyen Ba Chung and acclaimed American poet Martha Collins, Dreaming the Mountain reflects a lifetime of creation, crisis, and commitment. With poems presented on facing pages in Vietnamese and English, this volume includes the early imagism of Tuệ Sỹ’s Zen studies as a scholar and critic, midlife work that represents his attempted retreat from the devastation of war and subsequent years of imprisonment, and late, elliptical poems that give intensely lyrical expression to a lifetime of profound experience. From the “fleeting dream of red blood at dusk” to the quiet determination of one who sets out to “repaint the dawn,” these poems reflect the journey of an artist who speaks for his country, who captures its darkness and its light.


At once personal and universal, coolly observant and deeply compassionate, the poems of Tuệ Sỹ bring singular attention to a fleeting, painfully beautiful world.


Product details

Publisher ‏ : ‎ Milkweed Editions; Bilingual edition (June 13, 2023)

Language ‏ : ‎ English

Paperback ‏ : ‎ 168 pages

ISBN-10 ‏ : ‎ 1639550186

ISBN-13 ‏ : ‎ 978-1639550180

Item Weight ‏ : ‎ 7.2 ounces

Dimensions ‏ : ‎ 5.5 x 0.75 x 8.5 inches

UNSPSC-Code : 55101500 (Printed publications)


THƯƠNG YÊU NHAU - A KIND OF LOVE

THƯƠNG YÊU NHAU

Lên núi chốn thênh thang
Trần gian nào huyễn hoặc
Thương yêu đâu xa lắc
Chỉ có mặt cho nhau!
Thơ BXP


A KIND OF LOVE
Oh, the mountaintop is a domain of vastness!
The material world can be an illusion.
However, affection is not that distant.
Just be presencing* to one another!
Poetry by Phe Bach

* (be present and attentive with all of your senses)

Friday, June 9, 2023

Những Phím Dương Cầm

Những Phím Dương Cầm


Tự hôm nào suối tóc ngọt lời ca

Tay em run trên những phím lụa ngà

Thôi huyễn tượng xô người theo cát bụi


Vùng đất đỏ bàn chân ai bối rối

Ðạp cung đàn sương ứa đọng vành môi

Ðường xanh xanh phơn phớt nụ ai cười

Như tơ liễu ngại ngùng say nắng nhạt


Lời tiễn biệt nói gì sau tiếng hát

Hỏi phương nào cho nguyện ước Trường sơn

Lời em ca phong kín nhụy hoa hờn

Anh trĩu nặng núi rừng trong đáy mắt

 

Mờ phố thị những chiều hôn suối tóc

Bóng ai ngồi so đo phím lụa đàn xưa.


Tuệ Sỹ


(Viết thêm, 20/10/2004)


Và đây là vài bài mới, trích từ Tạp chí Khởi Hành, số tháng 5, năm 2004. Tựa đề có lẽ do nhà thơ Viên Linh tạm đặt: Chùm Thơ Nhỏ.


1.

Xa rồi sóng bạc vỗ ghềnh cao;

Suối nhỏ còn không?

Đêm nhuộm màu.

Một cõi Vĩnh Hằng thu giọt nắng,

Nghe tình du tử chợt xôn xao


2.

Hai mươi năm u hoài

Trong tiếng gà lạc loài

Từng cơn ho rũ rượi

Những đoạn đường lưu đày


Gà gáy, đâu cô thôn?

Lao đao mấy dặm hồn.

U ẩn tường vôi xám,

Dấu tay nắng gậm mòn.


3.

Cơn ho lại kéo dài

Cỗ xe đang rệu rã

Còn một chút gì đây

Sâu con ôm cuống lá


4.

Nửa đêm chợt giấc, rũ cơn ho.

Mây trắng bồng bềnh trôi đáy hồ.

Xa lắm, sông dài từ thuở ấy;

Bóng người lữ khách tựa cây khô.


Tháng tư, 17, 2004.


Piano Keys


Since that day, the flow of hair has been lovely with songs.

My palms quiver as they rest on the ivory silk keys.

Oh, the delusion of reducing people to dust. 


This red dry land with bewildered feet

Stepping on the dew-brimming lips' bow

The road is green, electrified, and smiling.

As though willow silk had been seduced by the sun.


What do you say after singing your goodbyes? 

Inquire about the best way to carry on Truong Son's pledge and dream.

Pistils are used to seal the words you sing.

I keep the mountains and forests in the back of my mind.

 

In the afternoons, I blur the city while kissing streams of hair.

The shadow of someone seated on the ancient silk keyboard, measuring.


Translated by Phe Bach

Edited by Nguyễn Văn Thái, Ph.D.


(Additional writing, October 20, 2004)

And here are some new articles from the May 2004 issue of Departure Magazine. Short Verses is most likely the term given by poet Vien Linh.


1.

Far away, silver waves crashes in the mountains;

Is a small stream, still there?

The nights dyed with colors

Hoarding in the sun rays, an eternity realm

Listen to the wanderer's unexpected love.


2.

Twenty years of nostalgia

In the voice of a lost stray chicken

Every cough produces drools

There are many paths of exiles


Where is that lonely village, crows the rooster?

The ups and downs of a thousand souls.

Hiden in the gray lime walls,

These labored round sun-kissed fingerprints.


3.

The cough persists again

The carriage (this body) is disintegrating.

Here's a little bit more left

Caterpillars cling on to the leaf stalks


4.

Waking up in the middle of the night, shaking off the cough.

White clouds float on the bottom of the lake.

Far away, the river has been long since that time;

The shadow of a traveler is like a dying desiccated tree.

April 17, 2004.


Translated by Phe Bach

Edited by Nguyễn Văn Thái, Ph.D.

Thursday, June 8, 2023

VIETNAM 1963: WHO IS MR. WILLIAM C. TRUEHEART VIỆT NAM 1963: WILLIAM C. TRUEHEART LÀ AI?

 

Phật Giáo Việt Nam 1963 - Song Ngữ

Bilingual:
VIETNAM 1963: WHO IS MR. WILLIAM C. TRUEHEART

VIỆT NAM 1963: WILLIAM C. TRUEHEART LÀ AI?

Source: Wikipedia

 

William C. Trueheart: acting U.S. Ambassador in South Vietnam from May–July 1963.

William Clyde Trueheart (December 18, 1918 – December 24, 1992) was a diplomat who served as the U.S. ambassador to Nigeria from 1969–1971, and as the acting U.S. Ambassador and chargé d'affaires in South Vietnam from May–July 1963.

Born on December 18, 1918, in Chester, Virginia, Trueheart earned a bachelor's degree (1939) and a master's degree in philosophy (1941) from the University of Virginia.

Trueheart was a civilian intelligence analyst in the United States Department of the Navy 1942–43. He then served in the Army, rising to the rank of captain. In 1949 he joined the United States Department of State as an intelligence officer. Having joined the Foreign Service, Trueheart was posted to Paris in 1954 as deputy director for political affairs at the U.S. delegation to NATO in Paris. In 1958 he moved to Ankara, Turkey, to become executive assistant to the Secretary General of the Baghdad Pact. The following year he became first secretary of the U.S. Embassy in London, specializing in atomic energy affairs.

In Saigon as of October 1961, Trueheart served as deputy chief of mission, the second-ranking U.S. diplomat in South Vietnam during what would become the final years of President Ngô Đình Diệm's rule, and during the initial buildup of U.S. military assistance to the Diem regime in its struggle against the Viet Cong. During the spring and summer of 1963, as the Buddhist crisis intensified, Trueheart's analysis of the political and military situation diverged from that of the ambassador, Frederick Nolting. As the ambassador vacationed, Trueheart warned of the possible liability to the United States of continuing to support Diem's government in South Vietnam, noted as "let[ting] loose the floodgates of doubt".

Trueheart's position as the deputy chief of mission for the United States led to his involvement in the political turmoil which South Vietnam had had to embrace after the forced coup d'état of Emperor Bảo Đại in 1955. He did not assume responsibility for the embassy until May 1963, when Nolting was on a resting period from the position. Diem's assassination later in November 1963, just before that of the President John F. Kennedy, was neither anticipated nor welcomed by Trueheart, although he had foreknowledge of the coup, and admitted there were no better alternatives within the Vietnamese theatre, indicating that it was possible that "half [the peasants] don't know who Diem is." However, this was immediately contradicted by his superior, Nolting stating emphatically that [Diem's] picture was "everywhere."

In October 1955, following a fraudulent referendum in which Diem had secured 98.2% of the vote, the Republic of Vietnam was established (known generally as South Vietnam) in which Diem declared himself President. Stemming from this impossibility, Trueheart was shown to have little or no faith in the autocracy of the Diem government in South Vietnam, noted variously to have been part of a "get Diem faction," and rebuking Diem with the fact that he would lose American support if the oppression of the Buddhist monks continued. At this stage, during the mid-1960s, the media had become an integral part of the reporting of news in the Vietnam War, with most infractions and incidents highlighted in national news. Polarisation between Diem and the Buddhists grew worse on June 11, 1963, when Thích Quảng Đức set himself alight in the process of self-immolation.

Source:

https://en.wikipedia.org/wiki/William_C._Trueheart  [Accessed May 29, 2023]

 

.... o ....

 

VIỆT NAM 1963: WILLIAM C. TRUEHEART LÀ AI? 

Nguyên Giác dịch

 

William C. Trueheart: quyền Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7/1963.

William Clyde Trueheart (sinh ngày 18/12/1918 – chết ngày 24/12/1992) là một nhà ngoại giao, từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Nigeria từ năm 1969–1971, và là quyền Đại sứ kiêm đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7/1963.

Sinh ngày 18 tháng 12 năm 1918 tại Chester, Virginia, Trueheart lấy bằng cử nhân (1939) và bằng thạc sĩ triết học (1941) tại Đại học Virginia.

Trueheart là một nhà phân tích tình báo dân sự trong Bộ Hải quân Hoa Kỳ 1942–43. Sau đó ông phục vụ trong quân đội, thăng cấp đại úy. Năm 1949, ông gia nhập Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với tư cách là sĩ quan tình báo. Sau khi gia nhập Bộ Ngoại giao, Trueheart được cử đến Paris vào năm 1954 với tư cách là phó giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị tại phái đoàn Hoa Kỳ tại NATO ở Paris. Năm 1958, ông chuyển đến Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, để trở thành phụ tá điều hành cho Tổng thư ký của Hiệp ước Baghdad. Năm sau, ông trở thành Thư ký thứ nhất của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại London, chuyên về các vấn đề năng lượng nguyên tử.

Tại Sài Gòn kể từ tháng 10 năm 1961, Trueheart giữ chức phó đại sứ, nhà ngoại giao cao hàng thứ nhì của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam trong những năm cuối cùng dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, và trong giai đoạn đầu tăng cường hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho chính quyền Diệm. chế độ trong cuộc đấu tranh chống lại Việt Cộng. Trong suốt mùa xuân và mùa hè năm 1963, khi cuộc khủng hoảng Phật giáo gia tăng, phân tích của Trueheart về tình hình chính trị và quân sự khác với phân tích của đại sứ Frederick Nolting. Khi đại sứ đi nghỉ, Trueheart cảnh báo về trách nhiệm pháp lý có thể xảy ra đối với Hoa Kỳ nếu tiếp tục hỗ trợ chính phủ của ông Diệm ở miền Nam Việt Nam, được lưu ý là "đầy những mối ngờ vực".

Vị trí phó đại sứ tại Hoa Kỳ của Trueheart đã dẫn đến việc ông tham gia vào tình trạng hỗn loạn chính trị mà Nam Việt Nam đã phải gánh chịu sau khi ông Ngô Đình Diệm đảo chính Hoàng đế Bảo Đại vào năm 1955. Ông không đảm nhận trách nhiệm về đại sứ quán cho đến khi Tháng 5 năm 1963, khi Nolting đang trong thời gian nghỉ ngơi. Vụ ám sát ông Diệm sau đó vào tháng 11 năm 1963, ngay trước vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy, không được Trueheart dự đoán cũng như không hoan nghênh, mặc dù ông đã biết trước về cuộc đảo chính và thừa nhận không có lựa chọn thay thế nào tốt hơn trong hoàn cảnh Việt Nam, cho thấy rằng đó là có thể là "một nửa [nông dân Việt Nam] không biết ông Diệm là ai." Tuy nhiên, điều này ngay lập tức bị cấp trên phản đối, Nolting tuyên bố dứt khoát rằng hình ảnh [của Diệm] "ở khắp mọi nơi."

Vào tháng 10 năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý gian lận trong đó Diệm đã giành được 98,2% số phiếu bầu, Việt Nam Cộng hòa được thành lập (được gọi chung là Nam Việt Nam), trong đó Diệm tuyên bố mình là Tổng thống. Xuất phát từ hoàn cảnh bất khả thi này, Trueheart có ít hoặc không có niềm tin vào chế độ chuyên quyền của chính phủ Diệm ở miền Nam Việt Nam, được ghi nhận là một phần của "phe không ưa ông Diệm" và ông cảnh báo ông Diệm với viễn ảnh thực tế là ông Diệm sẽ mất ủng hộ từ Hoa Kỳ nếu tiếp tục đàn áp các nhà sư Phật giáo. Ở giai đoạn này, vào giữa những năm 1960s, các phương tiện truyền thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc đưa tin về Chiến tranh Việt Nam, với hầu hết các vi phạm và sự cố được nêu bật trong các bản tin quốc gia. Sự phân cực giữa ông Diệm và các Phật tử trở nên tồi tệ hơn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963, khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.

.... o ....