Thursday, July 25, 2024

Alone in the Bahamas - Một mình ở biển Bahamas

Biển Nồm Nhơn Lý

Ôi biển trong xanh
Tình thương của Mẹ
Vô ngần mênh mông

Oh blue crystal sea
Like our Mother's love
Immense and boundless!

Thơ Bạch X. Phẻ

Tuesday, July 23, 2024

Sen Trắng: Trại Hè GĐPT Kim Quang, Sacramento, CA

 

Trong một bản tin ngắn trên trang facebook cá nhân, trưởng Tâm Thường Định chia sẻ, vào cuối tuần vừa qua, địa điểm trại hè của đơn vị năm nay nhiệt độ tăng lên quá nóng, khiến không thể thực hiện việc cắm trại ở đó như dự tính, vì vậy đã chuyển về khuôn chùa Kim Quang, Sacramento, cũng là nơi đang sinh hoạt hàng tuần. Toàn đơn vị đã có một dịp trải nghiệm tuyệt vời. Trại năm nay tổng cộng 183, gồm phụ huynh, huynh trưởng và đoàn sinh tham dự; đây làlần đầu tiên số lượng HTr. và phụ huynh nhiều hơn số lượng đoàn sinh. Kèm theo là một số hình ảnh và không quên gởi câu chúc an lành.

In a brief update on his personal Facebook page, Brother Tâm Thường Định shared that, due to the extreme heat at this year’s summer camp location last weekend, they were unable to camp as planned. As a result, the event was relocated to the grounds of Kim Quang Temple in Sacramento, where their weekly activities are held. The entire group had a fantastic experience. This year’s camp had a total of 183 participants, including parents, leaders, and members. For the first time, the number of leaders and parents exceeded the number of members. Accompanying the post were several photos and a warm wish for peace.

Nguồn: https://sentrangusa.com/2024/07/23/trai-he-gdpt-kim-quang-sacramento-ca/

Thursday, July 18, 2024

Tâm Thường Định: Chánh Niệm, nền tảng của mọi cấu trúc quốc tế hóa GĐPT | Mindful Awareness: The Foundation of GĐPT’s Globalization Structures

 

Triết lý lãnh đạo trong nhiều năm qua chắc chắn đã có những thay đổi, vai trò của người lãnh đạo ngày càng đối mặt với những trọng trách đầy áp lực. Các thành viên của Gia Đình Phật Tử, bao gồm Huynh trưởng và đoàn sinh cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, với một nền tảng Giáo lý Phật giáo vững vàng mà chúng ta đang thừa hưởng là một nguồn năng lượng lớn để giải quyết các mối lo ngại.

Vấn đề còn lại chính là việc thực hành những giáo lý này. Chánh Niệm là một trong những phương tiện quan trọng, nếu không muốn nói là nền tảng, mà bất kỳ thành viên nào trong tổ chức có thể áp dụng. Điều này đưa ra một mệnh đề tiên quyết: sự thực hành Chánh Niệm không chỉ trong đời sống cá nhân mà còn trong sinh hoạt của cộng đồng Lam viên. Nhân kỳ Đại hội Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam Tại Hải Ngoại lần này tại Chiang Mai, Thái Lan, trong khả năng chuyên môn chúng tôi muốn chia sẻ cùng quý Anh-Chị về tầm lợi lạc của Chánh Niệm đối với các cấp Hướng Dẫn của một tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu và Đồng Niên Phật Giáo, mà GĐPT chúng ta đã và đang tự nguyện nhận lãnh sức mệnh này.

Việc áp dụng Chánh Niệm trong đời sống thường nhật sẽ giúp mỗi cá nhân và cả cộng đồng Gia Đình Phật Tử phát triển sự tỉnh thức, bình an, đồng thời cũng giúp duy trì sự đoàn kết và hài hòa trong tổ chức. Chánh Niệm giúp mỗi người tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, và phản ứng một cách tích cực trước những áp lực và thách thức, từ đó góp phần xây dựng một môi trường sinh hoạt lành mạnh và đoàn kết hơn.

Chánh niệm, trong đời sống hiện đại, thường được hiểu là sự nhận thức rõ ràng và tập trung vào hiện tại, không phán xét hay bị cuốn vào những suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Đây là một trạng thái tỉnh thức, giúp chúng ta sống một cách có ý thức và tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

Chánh niệm có thể được áp dụng trong nhiều khía cạnh của đời sống hàng ngày, bao gồm:

  • Trong công việc: Chánh niệm giúp tăng cường khả năng tập trung, giảm căng thẳng và cải thiện hiệu quả làm việc. Bằng cách chú tâm vào từng nhiệm vụ một cách cụ thể, chúng ta làm việc mà có thể tránh được sự xao lãng cũng như làm việc hiệu quả hơn.
  • Trong giao tiếp: Khi thực hành chánh niệm trong giao tiếp, chúng ta lắng nghe một cách chân thành và không bị chi phối bởi những suy nghĩ riêng tư. Điều này giúp cải thiện mối quan hệ và tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa các cá nhân.
  • Với sức khỏe: Chánh niệm giúp quản lý căng thẳng và lo âu, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thực hành các kỹ thuật như thiền định hoặc hít thở sâu có thể giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, phục hồi năng lượng.
  • Trong ăn uống: Chánh niệm trong ăn uống khuyến khích chúng ta ăn một cách chậm rãi, thưởng thức hương vị và cảm nhận của thức ăn, điều này không chỉ giúp tiêu hóa tốt hơn mà còn giảm tình trạng ăn uống quá độ.
  • Bằng thể dục: Thực hành chánh niệm trong các hoạt động thể dục giúp chúng ta tập trung vào từng động tác, cảm nhận sự di chuyển của cơ thể và tận hưởng quá trình tập luyện.

Như vậy, Chánh Niệm không chỉ là một phương pháp của thiền định mà còn là một lối sống, giúp con người kết nối sâu sắc hơn với bản thân và thế giới xung quanh, tạo ra một cuộc sống cân bằng và hài hòa hơn.

Việc áp dụng Chánh niệm trong sinh hoạt của GĐPT có thể xem là một chiến lược hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động và giáo dục, đồng thời giảm bớt những mâu thuẫn nội bộ. Chánh niệm không chỉ là một phương pháp thiền định, mà còn là một cách sống, một cách nhìn nhận và xử lý các vấn đề một cách sáng suốt và tỉnh táo.

Trong vai trò của người Huynh trưởng, việc áp dụng Chánh niệm sẽ giúp chúng ta không chỉ dìu dắt các em trong các hoạt động mà còn là tấm gương về một phong cách sống tỉnh thức, có trách nhiệm. Huynh trưởng sẽ có khả năng quản lý cảm xúc và phản ứng của mình một cách hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu xung đột và tăng cường tình đoàn kết nội bộ.

Các thành tựu của GĐPT không nên chỉ được nhìn nhận qua các hoạt động nổi bật hay số lượng thành viên tăng lên, mà quan trọng hơn là sự thay đổi tích cực trong tư duy và hành động của từng cá nhân, từ đó toả ra cả tổ chức. Điều này phù hợp với tinh thần bài viết của Tâm Định, vốn nhấn mạnh đến việc vượt qua những trì trệ và mâu thuẫn, thông qua việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa và giáo dục Phật giáo.

Áp dụng Chánh niệm, GĐPT có thể hướng tới một môi trường trong sáng hơn, nơi mỗi thành viên không chỉ học hỏi kỹ năng sống mà còn phát triển tinh thần trách nhiệm và tự giác. Đây sẽ là bước đệm vững chắc cho sự phát triển bền vững của tổ chức, góp phần tạo nên một thế hệ Huynh trưởng và Đoàn sinh có khả năng đối mặt và giải quyết các thách thức của thời đại mới một cách sáng suốt và đầy nhân ái.

Sau 28 năm hiện diện và hành hoạt bằng tất cả tâm huyết và tầm nhìn thời đại của bao bậc Tiền bối hữu công, Tăng nhân lẫn Cư sĩ, Huynh trưởng bao thế hệ; ngần ấy thời gian và tài vật cũng như tình người, trong những giai đoạn khó khăn của lịch sử Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đầy bi tráng, thì làm sao mà hàng hậu tấn chúng ta có thể thoái thác, nên phải tự nhận thức bổn phận và trách nhiệm kế thừa của mình: “Ta đến đây để dựng dậy những gì đã sụp đổ, chứ không phải phá sập những gì đang đứng vững.”

Đại hội GĐPTVN Tại Hải Ngoại lần này, thay vì loay hoay với những tiểu đề danh xưng hoặc phương pháp điều hành, điều hợp, quản trị v.v…, chúng ta nên tập trung cho những yếu tố nền tảng. Đó là sự trở về với cội nguồn tâm linh của mình, trở về với truyền thống, văn hóa GĐPTVN của mình, hiện diện ngót gần một thế kỷ qua. Dòng lịch sử suốt thời gian đó minh chứng cho tất cả những gì đang tồn tại và cần được phát huy trên bình diện quốc nội và hải noại, tạo thành một thực thể quốc tế đúng nghĩa. Giờ đây, GĐPT Việt Nam Tại Hoa Kỳ, đứng ở đâu trong sự nghiệp Phật Giáo Việt Nam và GHPGVNTN ngay trong giai đoạn ẩn nhẫn, chuyển mình khó khăn như hôm nay, để hoàn thành sứ mệnh gìn giữ mạng mạch Phật giáo trên quê hương Việt Nam và củng cố tín tâm cho một cộng đồng Dân tộc đang đứng trước những cơn thách đố toàn cầu hóa, tưởng chừng đang đánh bật tận gốc rễ tâm linh.

Chánh niệm, không phải là một điều gì xa lạ đối với cộng đồng Phật tử chúng ta, nhưng như một lớp bụi thời gian và tâm trí lao lung phũ mờ, đã chìm sâu trong quên lãng. Nay, là thời điểm cần xây dựng lại những nhận thức chung cho một tập thể Lam viên có tầm nhìn rộng mở ngoài ốc đảo riêng mình. Trong ý hướng đó, Chánh niệm là bước khởi đầu, Hiểu và ThươngTha thứ và Bao Dung là những nội hàm mà Đại hội cần nêu cao. Đoàn kết chỉ là ngọn đèn leo lói, tương lai GĐPT cũng chỉ là những cộng đồng rời rạc, kém hiệu năng dù xây dựng và đặt tên to tát như thế nào, nếu thiếu chánh niệm!

Sư Ông Nhất Hạnh, trong một lời nhắc nhủ Anh-Chị-Em chúng ta “Chỉnh Đốn GĐPT”, điều đó có làm cho chúng ta tỉnh thức?

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

Mindful Awareness:
The Foundation of GĐPT’s Globalization Structures

Over the years, leadership philosophies have evolved, and the role of leaders has increasingly faced daunting responsibilities. Members of the Overseas Vietnamese Buddhist Youth Family (GĐPT), including leaders and youth members, are no exception. However, a solid foundation in Buddhist teachings, which we inherit, serves as a significant energy source to address these concerns.

The remaining challenge is the practical application of these teachings. Mindfulness is a crucial tool, if not the foundation, that any member of the organization can employ. This introduces a prerequisite: the practice of mindfulness should not only be personal but also communal among the members of the Lam community. At this Overseas Vietnamese GĐPT Leaders’ Conference in Chiang Mai, Thailand, we aim to share the profound benefits of mindfulness for the guidance levels of an organization educating the youth in Buddhism, which GĐPT has voluntarily undertaken.

Incorporating mindfulness into daily life enhances individual and community awareness and peace within the GĐPT family, maintaining unity and harmony within the organization. Mindfulness allows individuals to self-reflect, control emotions, and react positively to pressures and challenges, contributing to a healthier and more united community environment.

In modern life, mindfulness is often understood as clear awareness and focus on the present moment, free from judgment or preoccupation with past or future thoughts. This state of wakefulness helps us live consciously and appreciate each moment of life.

Mindfulness can be applied in various daily aspects, including:

  • In Work: It enhances focus, reduces stress, and improves efficiency. By concentrating on each task specifically, we can avoid distractions and work more effectively.
  • In Communication: Practicing mindfulness in communication involves listening sincerely without being influenced by personal thoughts, which improves relationships and deepens understanding between individuals.
  • For Health: It manages stress and anxiety, improves sleep, and boosts overall health. Techniques like meditation or deep breathing help relax and rejuvenate the body and mind.
  • In Eating: Mindful eating encourages us to eat slowly, savor the flavors, and experience the food, which not only aids digestion but also curbs overeating.
  • Through Exercise: Practicing mindfulness during physical activities helps us focus on each movement, feel the body’s motions, and enjoy the exercise process.

Thus, mindfulness is not just a meditation method but a lifestyle that allows deeper connection with oneself and the world, creating a more balanced and harmonious life. Applying mindfulness in GĐPT activities is an effective strategy to enhance activity quality and education while reducing internal conflicts. Mindfulness is not only a meditation technique but also a way of life, a perspective for dealing with issues wisely and alertly.

As leaders, applying mindfulness helps guide activities and serves as a model for a conscious, responsible lifestyle. Leaders will manage their emotions and responses more effectively, thereby minimizing conflicts and enhancing internal solidarity.

The achievements of GĐPT should not only be measured by prominent activities or membership growth but more importantly by the positive change in the mindset and actions of each individual, spreading throughout the organization. This aligns with the spirit of Tâm Thường Định’s writings, emphasizing overcoming stagnation and conflict by preserving and promoting Buddhist cultural and educational values.

Applying mindfulness, GĐPT can aim for a clearer environment where each member not only learns life skills but also develops a sense of responsibility and self-awareness. This will be a solid foundation for the sustainable development of the organization, contributing to a generation of leaders and youth capable of facing and resolving the challenges of a new era wisely and compassionately.

After 28 years of presence and dedicated service, driven by the passion and vision of our pioneering elders—monastics, laypeople, and youth leaders across generations—and through the challenging periods of Vietnamese Buddhist history and the poignant struggles of the Unified Buddhist Church of Vietnam, how can we, the successors, neglect our duty? We must acknowledge our responsibility to inherit this legacy: “We are here to rebuild what has fallen, not to dismantle what still stands strong.”

In this overseas congress of the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPTVN), rather than getting entangled in minor details of titles or management methods, we should focus on foundational elements. This means returning to our spiritual roots and embracing the traditions and culture of GĐPTVN, which have been present for nearly a century. The course of history during this time attests to all that currently exists and needs to be promoted both domestically and abroad, forming a true international entity. Now, the question arises: where does the GĐPT Vietnam in the United States stand in the endeavor of Vietnamese Buddhism and the Unified Vietnamese Buddhist Congregation during this challenging phase of patience and transformation? Our mission is to preserve the lifeline of Buddhism in Vietnam and to strengthen the faith of a community facing the formidable challenges of globalization, which seems to be uprooting the very core of our spiritual identity.

Mindfulness, not unfamiliar to our Buddhist community, has been obscured by the dust of time and the whirl of the mind, sinking into oblivion. Now is the time to rebuild common awareness for a community with a broader vision beyond its isolated existence. In this direction, mindfulness is the starting point, and Understanding and Love; Forgiveness and Tolerance are the values that the Conference should highlight. Unity is merely a flickering light; the future of GĐPT will be nothing but fragmented, inefficient communities, no matter how grandly constructed and named, if mindfulness is lacking!

Master Nhất Hạnh reminded us to “Reform GĐPT,” does it awaken us?