Tuesday, April 1, 2025

Bước Chân Chánh Niệm: Con Đường Tỉnh Thức Trong Dòng Lịch Sử 50 Năm Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ

 BƯỚC CHÂN CHÁNH NIỆM: CON ĐƯỜNG TỈNH THỨC TRONG DÒNG LỊCH SỬ 50 NĂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.

Phật giáo không đến phương Tây bằng một cuộc chinh phục. Đó không phải là một giáo điều, không phải một tôn giáo đến để cạnh tranh hay chiếm lĩnh. Phật giáo đến như một làn gió mát, như một người bạn đồng hành, nhẹ nhàng đặt một bàn tay trên vai những con người đang hoang mang giữa bao biến động của thời đại. Phật giáo không bảo ai phải tin vào điều gì, không yêu cầu ai phải thay đổi ngay lập tức, mà chỉ nhắc rằng chúng ta có thể dừng lại một chút, có thể hít vào một hơi thở sâu, có thể bước chậm rãi hơn một chút, và có thể lắng nghe trái tim mình một lần nữa.

Ngoại trừ thời ông Trần Trọng Khiêm[1], gần bảy mươi năm trước, khi những người Việt đầu tiên, cả Tăng[2] lẫn tục, đặt chân lên đất Mỹ, mang theo quê hương trong lòng, mang theo tiếng kinh chiều của những ngôi chùa nhỏ, mang theo hình bóng của mẹ cha, của những con đường làng với tiếng chuông chùa ngân buổi sớm. Nhưng quê hương khi ấy cũng là một vết thương. Những đứa con xa xứ lạc lõng giữa một thế giới xa lạ, giữa một nền văn hóa mà đôi khi không biết cách để hòa nhập, để hiểu. Và rồi, giữa những chông chênh ấy, có những người đã tìm về với Phật pháp, tìm về với hơi thở, với sự an trú trong hiện tại, như một cách để chữa lành.

Phật giáo Việt Nam vào xã hội Hoa Kỳ cũng thế, tùy duyên bất biến, tùy thuận chúng sanh mà ở lại Hoa Kỳ dạy vào những trường đại học nổi tiếng ở Mỹ[3]; đó là hai vị Tổ sư có công mang Phật giáo Việt Nam vào Hoa Kỳ sớm nhất: cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân[4] và Thiền Sư Nhất Hạnh. Hai Thầy như dòng chảy của hai dòng sông lớn, Colorado và Mississippi tại Mỹ, đã lưu chuyển ngọn đèn chánh pháp từ Đông sang Tây từ Nam chí Bắc.

Giữa dòng chảy ấy, một trong những nhân tố quan trọng nhất đưa Phật giáo Việt Nam đến với Hoa Kỳ, và đồng thời lan rộng ra toàn thế giới, chính là Thiền Sư Nhất Hạnh. Thầy không chỉ mang đến một phương pháp thực tập, mà là một cách nhìn, một con đường sống tỉnh thức, không tách biệt với đời thường mà hòa vào từng hơi thở, từng bước chân của con người hiện đại. Những năm 1960, khi Thiền Sư Nhất Hạnh đến phương Tây để kêu gọi hòa bình, Thầy đã gieo một hạt giống mới – hạt giống của chánh niệm – giữa lòng một thế giới đang ngổn ngang với chiến tranh, bạo lực và nỗi hoang mang hiện sinh.

Thầy không mang đến nước Mỹ một Phật giáo xa lạ hay mang tính học thuật khô cứng. Thầy đến không phải để đưa ra những lý thuyết trừu tượng mà để trao truyền một con đường sống động và thực tiễn. Giáo lý mà Thầy giảng dạy không tách rời với những nguyên lý nền tảng của Đạo Phật – về Nghiệp, về Luân Hồi, về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo – mà chính là sự thể hiện trọn vẹn những giáo pháp ấy trong từng giây phút của đời sống. Lấy pháp môn “Hiện pháp lạc trú” làm một điển hình. Đó là phương pháp thực tập chánh niệm phổ thông và Thầy đã giới thiệu thành công trong xã hội Tây phương. An trú trong hiện tại, được Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng dạy như một con đường đưa tới an lạc và làm cho đời bớt khổ. Đó là lối sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, thấy rõ bản chất vô thường và không bám víu vào khái niệm ngã pháp. An trú trong hiện tại là an trú trong thực tại chân như, nơi mọi vọng tưởng lắng đọng, và tâm an nhiên tự tại, giải thoát khỏi khổ đau và phiền não.

Thầy đã dạy mọi người cách đi, đứng, nằm, ngồi (bốn oai nghi qua bốn tác phẩm tiêu biểu) [5], và đặc biệt là cách thở như trong cuốn Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức [6]. Nghe thì thật đơn giản, nhưng trong sự đơn giản ấy là cả một con đường. Một hơi thở có thể thay đổi một cuộc đời, nếu ta thực sự có mặt với nó. Một bước chân có thể mở ra một chân trời, nếu ta thực sự ý thức về nó. Thầy không bảo ai phải từ bỏ điều gì, không ép ai phải theo một con đường nhất định, chỉ nhắc rằng chúng ta có thể bắt đầu từ chính nơi ta đang đứng, với chính những gì ta đang có.

Và rồi, chánh niệm đã trở thành một phần của phương Tây, như một mảnh ghép mà không ai nghĩ rằng nó có thể phù hợp đến vậy. Những thiền viện mọc lên, những buổi thực tập chánh niệm xuất hiện trong trường học, trong bệnh viện, trong các tập đoàn công nghệ, cả trong quân đội v.v… Người ta bắt đầu hiểu chánh niệm không phải là một điều gì xa lạ, không phải là một nghi lễ của một nền văn hóa khác, mà là một điều tự nhiên, một bản năng mà ta đã đánh mất giữa những bộn bề của đời sống.

Năm mươi năm là một hành trình của Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhưng đồng thời cũng là một hành trình của sự chuyển hóa. Chánh niệm không những đã giúp mỗi cá nhân quay về với chính mình mà còn là một phương pháp chữa lành tập thể. Những vết thương của chiến tranh, của lưu vong, của sự chia cắt lịch sử – tất cả có thể được chuyển hóa bằng sự thực tập tỉnh thức, bằng sự lắng nghe sâu, bằng lòng từ bi mở rộng.

Hơi thở chánh niệm giúp chúng ta tìm được sự bình an trong giây phút hiện tại, đồng thời giúp tháo gỡ những nút thắt của quá khứ. Trong những khóa tu dành cho người Mỹ gốc Việt, những thế hệ thứ hai, thứ ba có cơ hội lắng nghe cha mẹ, ông bà kể về những mất mát mà trước đây họ chưa bao giờ có cơ hội để giãi bày. Chánh niệm trở thành một cầu nối giữa các thế hệ, giữa quá khứ và hiện tại, giúp những vết thương của lịch sử không còn tiếp tục di truyền qua những thế hệ mai sau.

Nhưng không chỉ dừng lại ở cộng đồng người Việt, chánh niệm đã trở thành một phương pháp trị liệu cho cả xã hội phương Tây. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực tập chánh niệm giúp giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện sức khỏe tâm thần và thậm chí góp phần vào việc giảm bạo lực trong cộng đồng. Nhiều báo cáo khoa học cho thấy những chương trình chánh niệm trong trường học giúp giảm đáng kể tỷ lệ bạo lực học đường, đồng thời tăng cường khả năng tập trung và học tập của học sinh. Nếu chiến tranh, bạo lực và sự đứt gãy xã hội là biểu hiện của một tâm thức đầy bất an và vọng động, thì chánh niệm là một phương thuốc trị liệu. Nó giúp từng cá nhân quay về với chính mình, nhưng đồng thời cũng giúp cả một xã hội biết cách dừng lại, biết cách lắng nghe, biết cách sống chậm hơn để nhìn rõ những gì đang xảy ra xung quanh.

Năm mươi năm qua, Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đi qua nhiều thăng trầm. Nhưng có lẽ, hành trình ấy vẫn chỉ mới bắt đầu. Bởi vì, con đường chánh niệm không có điểm đến. Chỉ có những bước chân, và mỗi bước chân đều có thể là một sự khởi đầu mới. Nếu có một điều gì đáng để nhớ sau nửa thế kỷ, có lẽ đó chính là bài học đơn giản nhất: Chúng ta có thể dừng lại, ngay tại đây. Ta có thể thở, ngay lúc này. Và ta có thể bước đi, với tất cả sự tỉnh thức, với tất cả sự yêu thương.

Và như thế, Phật giáo Việt Nam vẫn còn đó, không phải như một di sản của quá khứ, mà như một con đường của hiện tại và tương lai. Một con đường luôn mở rộng, cho bất cứ ai sẵn sàng cất bước [7], với một hơi thở nhẹ nhàng, và một trái tim rộng mở.

Tâm Thường Định

_________________

[1] ​Trần Trọng Khiêm, sinh năm 1821 tại làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), được xem là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ vào năm 1849 tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana.

[2] Năm 1960, Hòa thượng Thích Quảng Liên tốt nghiệp Thạc sĩ (MA) tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành chương trình học, ngài trở về Việt Nam và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, như Tổng vụ trưởng Tổng vụ Pháp sự và Hiệu trưởng hệ thống Trường Bồ Đề trên toàn quốc.

[3] Thiền Sư Thích Nhất Hạnh từng giảng dạy tại Đại học Princeton và Đại học Columbia, chia sẻ về Phật học, chánh niệm và đạo lý từ bi. Trong thời gian này, Thiền sư đã góp phần giới thiệu Phật giáo ứng dụng và thực tập chánh niệm đến cộng đồng quốc tế.

[4] Hòa thượng Thích Thiên Ân sang Hoa Kỳ vào năm 1966 và Ngài giảng dạy tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), góp phần giới thiệu Phật giáo Việt Nam và thiền học đến với sinh viên và giới học giả phương Tây. Hòa thượng cũng thành lập Trung tâm Thiền tại Los Angeles, tạo nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sau đó cố Hoà Thượng Thích Mãn Giác (Thi sĩ Huyền Không) tiếp nối Thầy.

[5] Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức – Hướng dẫn thực tập chánh niệm trong mọi sinh hoạt hàng ngày, từ thở, đi, đứng, nằm, ngồi đến ăn uống và làm việc. An Lạc Từng Bước Chân – Tập trung vào nghệ thuật đi trong chánh niệm, biến từng bước chân thành một hành trình an lạc và sâu sắc. Giận – Mặc dù nói về cách chuyển hóa cảm xúc giận dữ, sách cũng hướng dẫn thực tập chánh niệm trong mọi oai nghi để nhận diện và ôm ấp cảm xúc. Bước Tới Thảnh Thơi – Một cuốn sách nhỏ, đơn giản, tập trung vào thực tập đi trong chánh niệm, hướng dẫn cách đi bộ như một pháp tu sâu sắc để tìm sự thảnh thơi và an lạc.

[6] Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một cuốn sách hướng dẫn thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày. Qua những bài học giản dị và sâu sắc, Thiền sư chỉ bày cách thở, đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm để an trú trong hiện tại, nuôi dưỡng sự an lạc và chuyển hóa khổ đau. Sách nhấn mạnh rằng mỗi khoảnh khắc đều có thể trở thành phép lạ nếu ta sống với sự tỉnh thức và trân trọng.

[7]  An Lạc Từng Bước Chân của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một cuốn sách dạy về nghệ thuật đi trong chánh niệm. Thầy hướng dẫn cách bước đi thảnh thơi, ý thức từng nhịp chân để tiếp xúc sâu sắc với hiện tại, nuôi dưỡng bình an và hạnh phúc. Mỗi bước chân trở thành một cơ hội để trở về với chính mình, buông bỏ lo lắng, và hòa nhập với sự sống nhiệm màu của đất trời.

Trích trong tuyển tập “50 Năm Nhìn Lại PGVN tại HK, 1975-2025” Ấn bản song ngữ, phát hành nhân Đại lễ Phật Đản do GHPGVNTNHK tổ chức tại DC, tháng 4, 2025.

Chủ biên: Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và Thích Từ Lực 

MINDFUL STEPS: A PATH OF AWAKENING
IN THE 50-YEAR HISTORY OF VIETNAMESE BUDDHISM
IN THE UNITED STATES

Tâm Thường Định

Reflecting on fifty years of Vietnamese Buddhism in the United States, it is evident that the journey of mindful awakening emerged not from a preordained blueprint, but from the convergence of circumstances, intentions, and the quest for sanctuary amidst numerous upheavals. It resembles a stream navigating the fluctuations of history, flowing toward a far horizon and ultimately converging with the vast ocean. From seeds planted in quiet devotion, blossoms eventually grew in Western cities, which are usually considered places of reason and science, speed and consumption, or people who can’t stand anything vaguely abstract. Even within that complex realm, teachings on mindfulness—regarding breathing and smiling, and reconnecting with ourselves—have proliferated, alleviating the aridity in our hearts like the initial summer rain.

Buddhism did not arrive in the West through conquest. It is neither a doctrine nor a religion aspiring to compete or conquer. Buddhism emerged as a refreshing presence, akin to a companion softly placing a hand on the shoulders of individuals disoriented by the tumult of the time. It does not require someone to adhere to particular beliefs, nor does it insist on prompt transformation. It just serves as a reminder to halt, inhale deeply, decelerate our rhythm, and attune ourselves to our hearts once more.

Aside from the time of Mr. Trần Trọng Khiêm[1], nearly seventy years ago, the earliest Vietnamese—both monastics[2] and laypeople—who arrived in America brought with them the essence of their homeland, including the evening chants of small temples, memories of their parents, and the village paths resonating with the morning chime of temple bells. Nonetheless, that homeland was also a source of anguish. The Vietnamese youngsters, displaced from their homeland, found themselves adrift in an unfamiliar culture that they struggled to assimilate into and comprehend properly. Amidst that precariousness, some returned to the Buddha’s teachings, focusing on the breath and residing in the present now as a means of healing.

Vietnamese Buddhism in the United States has progressed similarly—”tùy duyên bất biến, tùy thuận chúng sanh,” adeptly changing while keeping faithful to its core—as it established itself in America and integrated into prominent colleges. The late Hòa Thượng Thích Thiên Ân[3] and Thiền Sư Nhất Hạnh[4] were two prominent patriarchs who significantly contributed to the introduction of Vietnamese Buddhism to the United States in its formative years. Similar to the confluence of the Colorado and Mississippi rivers, these two esteemed educators transmitted the light of the Dharma over East and West, as well as North and South.

Among the influential individuals who introduced Vietnamese Buddhism to the United States and later facilitated its global dissemination was Thiền Sư Nhất Hạnh. Thầy introduced a practice method and provided a novel perspective—a pathway of enlightened existence, intricately integrated into the quotidian life, encompassing every breath and step of contemporary individuals. In the 1960s, when Thầy arrived in the West to promote peace, he sowed a fresh seed—the seed of mindfulness—in a world entrenched in conflict, violence, and existential dread.

Thầy did not introduce a distant or too scholarly variant of Buddhism to America. Instead, he presented tangible, pragmatic instructions rather than theoretical abstractions. The Dharma he imparted was intrinsically linked to the fundamental tenets of Buddhism—Karma, Rebirth, the Four Noble Truths, and the Noble Eightfold Path. Instead, these principles were completely manifested in every minute of daily existence. Consider the practice of “Hiện pháp lạc trú”—experiencing contentment in the present moment—a sort of mindfulness that Thầy effectively introduced to Western civilization. Living in the present, as articulated by Thích Nhất Hạnh, is a pathway to tranquility and a solution for anguish. It is a method of fully experiencing each moment, comprehending the transient nature of existence, and relinquishing ties to oneself and external occurrences. Residing in the present entails engaging with the authentic essence of reality, where all errant thoughts dissipate, allowing the mind to repose in tranquil liberation, unencumbered by suffering and distress.

Thầy instructed individuals on the four postures—walking, standing, lying down, and sitting (Here are four connected books about the subjects)[5]—as articulated in four significant texts, and emphasized the importance of breathing, as detailed in The Miracle of Mindfulness [6]. Although it appears straightforward, this simplicity encompasses a comprehensive lifestyle. A single breath has the potential to transform a life, provided we are fully attentive to it. A single step can reveal an entirely new vista, provided we are truly cognizant of it. Thầy did not compel anyone to relinquish their belongings or adhere to a specific trajectory; he merely reminded us that we might commence precisely from our current position, utilizing exactly what we possess.

Mindfulness gradually integrated into Western society—an unforeseen element that aligned more seamlessly than anticipated. Meditation centers begin to proliferate. Mindfulness sessions have emerged in educational institutions, healthcare facilities, technology companies, and military organizations. Individuals began to perceive mindfulness not as an alien or ritualistic practice from a different culture, but as an inherent ability that we have neglected amidst the distractions of daily life.

Fifty years represents a voyage of Vietnamese Buddhism in the United States, as well as a process of transition. Mindfulness has facilitated individual self-discovery and functioned as a communal therapeutic approach. Injuries from conflict, relocation, and the disintegration of history can be ameliorated through intentional practice, attentive listening, and a compassionate disposition.

A conscious breath allows us to attain tranquility in the present while assisting in resolving the complexities of the past. During retreats for Vietnamese Americans, second and third generations have had the opportunity to listen to their parents and grandparents articulate losses that had previously remained unspoken. Mindfulness serves as a conduit between generations, linking the past and present and preventing historical traumas from perpetuating in future lineages.

However, it is not confined solely to the Vietnamese community; mindfulness has emerged as a therapeutic approach for Western society as a whole. Multiple research studies indicate that mindfulness practice diminishes stress and anxiety, enhances mental health, and may contribute to a reduction in community violence. Numerous scientific studies demonstrate that mindfulness programs at educational institutions substantially reduce instances of bullying and violence while simultaneously improving students’ concentration and academic performance. If war, violence, and social disintegration are the external manifestations of an agitated, unsettled psyche, then mindfulness serves as the remedy. It directs each person inside while simultaneously instructing society on the importance of pausing, listening, and decelerating to discern their surroundings accurately.

Over the past fifty years, Vietnamese Buddhism in America has undergone numerous fluctuations. Nevertheless, it appears that the adventure has merely commenced. The journey of mindfulness lacks a definitive conclusion—merely stages, each representing a potential new commencement. After fifty years, the most significant lesson to retain may be this: We may pause, at this moment. We are capable of respiration at this moment. We can proceed with full consciousness and limitless affection.

Vietnamese Buddhism persists—not alone as a relic of history, but as a pathway for contemporary and future existence. This pathway [7] is accessible to those who are prepared to proceed with a calm breath and an open heart.

Tâm Thường Định

Hawaii, HI on 3/10/2025

_________________________

Footnotes:

[1] Trần Trọng Khiêm, born in 1821 in Xuân Lũng Village, Lâm Thao Prefecture (now part of Phú Thọ Province), is considered the first Vietnamese person to set foot in the United States, arriving in 1849 in the city of New Orleans, Louisiana.


[2] In 1960, the Venerable Thích Quảng Liên completed his Master of Arts (MA) degree at Yale University in the United States. After finishing his studies, he returned to Vietnam and assumed various key positions within the Unified Buddhist Church of Vietnam, including serving as Director of the Department of Dharma Affairs and Principal of the nationwide Bodhi (Bồ Đề) School system.


[3] The Most Venerable Thích Thiên Ân arrived in the United States in 1966 and taught at the University of California, Los Angeles (UCLA), helping introduce Vietnamese Buddhism and Zen studies to Western students and scholars. He also established a meditation center in Los Angeles, laying the groundwork for the growth of Vietnamese Buddhism in America. Later, the late Venerable Thich Man Giac (the poet Huyen Khong) continued his teacher’s legacy.


[4] Zen Master Thich Nhat Hanh (1926–2022) was a Vietnamese monk and peace activist. Renowned for introducing mindfulness to the West, he penned over 100 books on meditation and compassion. Exiled from Vietnam during the war, he established Plum Village in France. His gentle teachings continue to inspire peace and harmony. He once taught at Princeton University and Columbia University, where he shared insights on Buddhist studies, mindfulness, and the principles of compassion. During this period, he played a key role in introducing applied Buddhism and mindfulness practice to the international community.


[5] The Miracle of Mindfulness – Guides the practice of mindfulness in all daily activities, from breathing, walking, standing, lying down, and sitting to eating and working. Peace Is Every Step – Focuses on the art of walking mindfully, turning each step into a peaceful and profound journey. Anger – Although addressing ways to transform anger, this book also provides guidance on practicing mindfulness in all postures to recognize and lovingly embrace emotions. Happy Steps (Bước Tới Thảnh Thơi) – A simple, concise book focusing on mindful walking, illustrating how walking can be a deep spiritual practice for finding ease and peace.

[6] The Miracle of Mindfulness by Zen Master Thich Nhat Hanh is a guide to practicing mindfulness in everyday life. Through simple yet profound lessons, he shows how to breathe, walk, stand, lie down, and sit in mindfulness to dwell in the present moment, cultivate peace, and transform suffering. The book emphasizes that every moment can become a miracle if we live with awareness and gratitude.

[7] Peace in Every Step by Zen Master Thich Nhat Hanh is a book that teaches the art of walking mindfully. He guides us to walk at ease, fully aware of each footstep, so we can deeply touch the present moment and cultivate peace and happiness. Every step becomes a chance to come home to ourselves, release worries, and merge with the wondrous life of heaven and earth.

HT Thích Nguyên Siêu & Thích Từ Lực: Năm Mươi Năm Nhìn Lại Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ -| 1975-2025

 

Trong làn sóng người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có chư tôn đức Tăng, Ni và đồng hương Phật tử. Tính đến nay, tháng 4 năm 2025 đã tròn 50 năm.

Từ hai bàn tay trắng, chư Tăng, Ni và đồng hương Phật Tử Việt Nam đã xây dựng và phát triển cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh tại Hoa Kỳ. Trên toàn nước Mỹ hiện có hàng trăm ngôi chùa, tu viện, thiền viện, tịnh xá, niệm Phật đường và các trung tâm sinh hoạt Phật Giáo, với hàng ngàn chư tôn đức Tăng, Ni thực hiện sứ mệnh truyền bá Phật Pháp tại xứ người.

Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất làm nền tảng cho công cuộc xiển dương Chánh Pháp, cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đã nỗ lực không ngừng trong công tác bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống của dân tộc và Phật Giáo Việt Nam, mà cụ thể là việc dạy tiếng Việt cho con em người Việt tị nạn, in ấn và phát hành sách báo chuyên chở nội dung Phật Giáo, tổ chức các khóa tu học thường kỳ tại các chùa hoặc các khóa tu tập thể ở các tiểu bang hay toàn quốc để giảng dạy và hướng dẫn Phật tử hiểu và thực hành lời Phật dạy, tổ chức các khóa an cư kiết hạ tập thể để thúc liễm thân tâm và duy trì nếp sống thiền môn đạo hạnh theo tinh thần giới luật được Đức Phật thiết lập, tổ chức các đại lễ chung vào ngày Đức Phật Đản Sinh để xưng tụng đấng Thiên Nhân Sư vì cứu khổ chúng sinh mà thị hiện ra đời, v.v…

 Tháng 9 năm 1991, hưởng ứng lời kêu gọi của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) quốc nội, các tổ chức Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng nhau ngồi lại thành một khối để tạo sức mạnh hòa hợp góp phần truyền bá Chánh Pháp hiệu quả nơi xứ người và hỗ trợ tích cực cho công cuộc vận động tự do, dân chủ, nhân quyền và phục hoạt GHPGVNTN tại quê nhà, chư tôn đức Tăng, Ni và Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đã vận động tổ chức thành lập GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hòa Kỳ vào cuối tháng 9 năm 1992 tại Thành Phố San Jose, Miền Bắc California.

Tháng 9 năm 2009, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ đã được thành lập để duy trì mạng mạch của GHPGVNTN truyền thống nhằm đối ứng với tình hình bất an do nội ma và ngoại chướng gây ra. Kể từ đó, GHPGVNTNHK cùng với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam trên khắp nước Mỹ đã không ngừng tiếp tục sứ mệnh truyền bá Phật Pháp và phát huy nền văn hóa đặc thù của dân tộc và Phật Giáo Việt Nam nơi xứ người.

Năm mươi năm vừa đi qua là một chặng đường lịch sử đầy cam go và thử thách đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam mới định cư ở Mỹ. Nhưng nhờ tâm nguyện kiên cố “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” của chư tôn đức Tăng, Ni và sự trợ duyên quý báu của quần chúng Phật Tử các giới mà đã có thể cùng nhau vượt qua vô vàn khó khăn để xây dựng nền móng vững chãi như hiện nay. Đây là những thành tựu đáng khích lệ. Nhưng con đường trước mặt còn dài bất tận mà chắn chắn sẽ vẫn còn nhiều chướng duyên và nghịch cảnh, với nhiều vấn đề đang chờ thế hệ chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau giải quyết. Trong số những vấn đề cần suy tư và tìm ra giải pháp, xin nêu ra một số vấn đề tiêu biểu như sau:

Làm sao để có thể giữ gìn được sinh phong của Đạo Phật Việt Nam như hiện nay giữa cộng đồng người Việt di dân trong lúc thế hệ lớn tuổi là những người có tín tâm đối với Tam Bảo ngày càng thưa dần và thế hệ con em của chúng ta đang sống trong nền văn hóa Mỹ vốn chịu ảnh hưởng lâu đời của văn hóa và tôn giáo phương Tây?

Làm sao để truyền thừa nền văn hóa truyền thống của dân tộc và Phật Giáo Việt Nam cho các thế hệ trẻ là con em của người Việt sinh ra và lớn lên ở Mỹ?

Làm sao để đem Đạo Phật Việt Nam đi sâu vào lòng người Mỹ? Vân vân và vân vân…

Tất cả những điều được trình bày trên đây là tiêu điểm trong nội dung các bài viết và tài liệu được in trong tập tài liệu này. Đây là tập tài liệu được thực hiện trong thời gian ngắn ngủi nhằm mục đích giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ nói chung và tại Tiểu Bang California nói riêng, cũng như một số suy tư về tương lai của Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ, nên chắc chắn không thể đáp ứng đầy đủ mong đợi của quý độc giả.

Chúng tôi kính mong được hoan hỷ và tha thứ cho sự thiếu sót này.

NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
1975-2025

FIFTY YEARS OF THE DEVELOPMENT
OF VIETNAMESE BUDDHISM IN CALIFORNIA
1975-2025

Chủ trương: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ
Chủ biên: Hòa thượng Thích Nguyên Siêu
Phụ tá: Hòa thượng Thích Từ Lực
Biên tập:
Cư sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang | Cư sĩ Tâm Quang Vĩnh Hảo
Cư sĩ Thị Nghĩa Trần Trung Đạo | Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ
Quảng Pháp Trần Minh Triết.
Đóng góp bài vở: Thích Nguyên Siêu | Thích Từ Lực
Nguyên Giác Phan Tấn Hải | Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
Tâm Quang Vĩnh Hảo | Định Pháp Nghĩa | Quang Ngộ Đào Duy Hữu
Huệ Đan | Nguyên Túc Nguyễn Sung | Tâm Thường Định
Thiên Nhạn | Phổ Ái Trần Anh Hoài Thương.

Kỹ thuật: Nhuận Pháp và Hoa Đàm Group.

ISBN: 2370002023719
Thư Viện Phật Việt © ấn hành tại Hoa Kỳ, Phật lịch 2569 – DL 2025.

____________________________

Preface

Then waves of Vietnamese fled their homeland seeking freedom in the aftermath of April 30, 1975, among them were venerable monks, nuns, and lay Buddhists. It is now April of 2025—fifty full years have passed.

The Vietnamese monastic and secular community has constructed and nurtured Vietnamese Buddhism into a more robust presence in the United States, starting with bare hands. Thousands of distinguished monks and nuns are dedicated to the mission of disseminating the Buddha-Dharma on foreign soil, and the nation is dotted with hundreds of temples, monasteries, meditation centers, hermitages, and other Buddhist congregational places.

The Vietnamese Buddhist community in America has made unremitting efforts to preserve and promote the traditional culture of both the Vietnamese people and Vietnamese Buddhism, in addition to establishing facilities that serve as the foundation for promoting the Right Dharma. Concretely, this entails the instruction of the Vietnamese language to refugee children, the printing and distribution of Buddhist publications, the organization of regular Dharma courses at temples or large-scale retreats in various states or nationwide to instruct and guide Buddhist followers in the comprehension and application of the Buddha’s teachings, the conduct of group rains retreats to cultivate the body and mind, thereby upholding the pure monastic code of conduct that the Buddha established, and the hosting of collective Vesak celebrations to extol the World-Honored One, who manifested in this world out of compassion for suffering beings.

In September 1991, Vietnamese Buddhist organizations in the United States united as a single entity to enhance harmony and promote the effective dissemination of the Right Dharma in this foreign land. They also actively supported freedom, democracy, human rights, and efforts to restore the UBCV in Vietnam in response to the call from Senior Venerable Thích Đôn Hậu, Secretary for the Acting Chair of the Supreme Patriarch’s Office of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) in the homeland. The Overseas UBCV was subsequently established in the United States by prominent monks, nuns, and laity Buddhists in the city of San Jose, Northern California, at the end of September 1992.

The Unified Buddhist Church of Vietnam in the United States (GHPGVNTNHK) was established in September 2009 to safeguard the traditional UBCV’s surviving stream in response to the uncertainties resulting from both internal and external obstacles. GHPGVNTNHK has been unwavering in its dedication to the propagation of the Dharma and the cultivation of the unique cultural heritage of the Vietnamese people and Vietnamese Buddhism in this adopted land, in collaboration with Vietnamese Buddhists throughout America.

The newly settled Vietnamese Buddhist community in America has experienced a historical chapter that is characterized by hardship and adversity over the past fifty years. However, the venerable monastics’ unwavering commitment to “above, seeking the Buddha’s path; below, guiding sentient beings” and the invaluable support of lay Buddhists from all walks of life have enabled us to surmount immense challenges and establish the solid foundation that we observe today—an accomplishment that is worthy of admiration. However, the road ahead is boundless and will continue to be obstructed by adversities and obstacles. A multitude of challenges await both our current generation and the next. The following are among the most urgent inquiries that require consideration and resolution:

Given that the older generation, who maintain an unwavering faith in the Triple Gem, are gradually fading away, and our youth are flourishing in a Western cultural milieu that has been influenced by Western faiths and philosophies for a long time, how can we ensure the vital pulse of Vietnamese Buddhism in the Vietnamese immigrant community?

How can we ensure that the younger generations—children of Vietnamese parents—who are born and reared in the United States are taught the cultural traditions of our people and Vietnamese Buddhism?

How can we introduce Vietnamese Buddhism to the American people? And so forth, and so forth…

The essays and documents compiled in this volume are centered around the aforementioned principles. This collection, which was compiled in a limited amount of time, is intended to provide a brief overview of the historical formation and development of Vietnamese Buddhism in the United States, with a particular focus on the State of California. Additionally, it includes several reflections on the future of Vietnamese Buddhism in America. It is unavoidable that the expectations of the readers will not be entirely satisfied.

We humbly ask for your understanding and forgiveness for these shortcomings.