Showing posts with label Giới Thiệu. Show all posts
Showing posts with label Giới Thiệu. Show all posts

Thursday, March 21, 2019

Giới Thiệu PHẨM VẬT CỦA TRẦN GIAN của Nguyễn Hoàng Lãng Du

Giới Thiệu PHẨM VẬT CỦA TRẦN GIAN 

(Tấm Lòng của Một Vị Trưởng)




PHẨM-VẬT CỦA TRẦN-GIAN
Biên-soạn: Nguyễn Hoàng Lãng Du
Bodhi Media xuất-bản, 2019
Bìa và trình-bày: Uyên Nguyên
ISBN: 978-0-359-36781-8
© Tác giả và nhà xuất-bản giữ bản-quyền.

Trong nhân gian, Chân lý được tôn trọng và có giá trị lâu bền. Theo từ (tự) điển mở, “Chân lý là khái niệm để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Nói cách khác chân lý là thực tại được nhận thức một cách đúng đắn. Tóm lại chân lý là một sự thật của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian.”  Phật Giáo lấy Tứ Diệu Đế (Bốn Chân Lý Vi Diệu) làm nền tảng. Thiên Chúa Giáo lấy Chúa Kito làm Chân lý.
Người xưa cũng lấy 5 đức tính của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm lẽ sống. Trong tác phẩm Phẩm Vật của Trần Gian của Nguyễn Hoàng Lãng Du, anh cũng lấy Sự Thật làm hành trang. Sự thật, Người thật và Việc thật là những gì cuốn sách này muốn truyền trao. Trong tác phẩm này cô đọng những tài liệu có nghiên cứu tóm lược những mẫu chuyện hay về người thật, việc thật từ Đông sang Tây, từ Cổ đến Kim. Nhưng tại sao tác giả phải tốn thời gian và công sức để làm việc này? Thuở xưa, Tú Xương, một nhà thơ trào phúng, người có Tâm và Tầm trong thi ca, có lần nhìn nhận “sự nghiệp” đích thực của chính mình rằng:
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì!
Thế mà bây giờ, cũng có nhiều người xuyên suốt bao thế hệ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du hay cá nhân chúng tôi lại ‘lảm nhảm’ đi làm cái việc mà cụ Tú Xương (Trần Tế Xương: 1870 – 1907) hay cụ (Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu: 1889 – 1939) đã cảnh giác từ thuở đó, từ cái thuở “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Phải chăng, đó cũng là nghiệp dĩ văn chương, hay chỉ là một chút hoài niệm, một món quà nhỏ nhoi để lại cho đời. Hay tác giả chỉ muốn nói lên Sự Thật, vì Sự Thật là ánh sáng, là chân lý và là kim chỉ nam để sống.
Chân lý và Sự thật vi diệu cần phải tiếp nối và lưu truyền. Tác phẩm Phẩm Vật của Trần Gian, một phần đóng vai trò đó vì không những Tác phẩm này có những tài liệu và bài học cụ thể về tin yêu, bác ái, đạo đức, nhân bản mà còn mang tinh thần chánh niệm, cũng như một ý thức hệ tử tế, ôn hòa, và lẽ phải cần thiết để xây dựng và lưu lại cho mai hậu. Tinh thần vị tha, nhân bản, từ bi, bác ái và trí tuệ vi diệu đó cũng là nền tảng của những người “Trưởng” dù là Trưởng Hướng Đạo hay Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử. Trưởng Hướng Đạo và Hướng Đạo sinh thì luôn gìn giữ 3 lời hứa và 10 điều luật sau đây:
Lời hứa Hướng Đạo:
“Tôi xin lấy danh dự hứa sẽ cố gắng hết sức:
  1. Làm bổn phận đối với Tín Ngưỡng Tâm Linh và Quốc gia tôi
  2. Giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào
  3. Tuân theo luật Hướng Đạo.”
Luật Hướng đạo:
  1. Hướng đạo sinh trọng danh-dự; ai cũng có thể tin được lời nói của Hướng đạo sinh.
  2. Hướng đạo sinh trung-thành với tổ-quốc, với cha mẹ, với người cộng sự.
  3. Hướng đạo sinh có bổn-phận giúp-ích mọi người.
  4. Hướng đạo sinh là bạn khắp cả mọi người và coi Hướng đạo sinh nào cũng như ruột thịt.
  5. Hướng đạo sinh lễ-độ và liêm-khiết.
  6. Hướng đạo sinh yêu-thương các sinh vật.
  7. Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ và huynh trưởng mà không biện-bác.
  8. Hướng đạo sinh gặp nỗi khó khăn vẫn vui tươi.
  9. Hướng đạo sinh tằn-tiện của mình và của người.
  10. Hướng đạo sinh trong sạch từ tư-tưởng, từ lời nói tới việc làm. (HDVN, 1957-1975)
Còn trong tổ chức Gia Đình Phật Tử thì ai ai cũng cố gắng thực hành 3 điều luật của các em Oanh Vũ và 5 điều luật của Huynh trưởng và Đoàn sinh ngành Thiếu, Thanh của Gia Đình Phật Tử, đó là:
Ba Điều Luật Của Ngành Oanh Vũ
  1. Em tưởng nhớ Phật
  2. Em kính mến Cha Mẹ và thuận thảo với anh chị em.
  3. Em thương người và vật.
Năm Điều Luật của Ngành Thanh, Thiếu và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử
  1. Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
  2. Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống.
  3. Phật tử trau dồi trí huệ, tôn trọng sự thật.
  4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
  5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Ðạo. (Gia Đình Phật Tử Việt Nam, 1944)
Trưởng Hướng Đạo hay Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, Thiên Chúa hay Phật Giáo, Tây hay Ta, v.v… tất cả đều là “Trưởng” và là huynh đệ với nhau, và theo ngôn ngữ của tác giả, Chúng Ta Là Anh Em. Với tinh thần trên, nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du luôn hướng về các tổ chức giáo dục tuổi trẻ, noi theo tinh thần hướng thiện cao thượng, chúng tôi tin rằng: đối với cựu trưởng hướng đạo lão thành Nguyễn Hoàng Lãng Du là một nỗ lực vượt bậc của riêng người và là món quà quý báu cho thế hệ mai sau. Hầu hết những nhân-vật trong tài-liệu này là có thật, những sự thật vi diệu. Hãy đọc Xưa Cũ Như Những Ngọn Đồi (Thánh Gandhi) hay Hạnh phúc và Khí giới (Đức Đạt Lai Lạt Ma 14)Họ đến và rồi đi như sự tuần hoàn kỳ diệu trong thiên nhiên. Tình yêu, trí-tuệ, sự dâng-hiến và hành-động của nhiều người trong tuyển tập này là hoa thơm cho nhân loại và là dấu dẫn đường cho con người đến gần Chân-Thiện-Mỹ.
Họ đã đến và đi như những chiếc lá vàng rơi về nguồn cội. Họ tới, tạm dừng lại trên thế-gian này, sống và cống hiến, rồi ra đi một cách âm thầm lặng lẽ, trong đó có nhà giáo dục, nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du.  Nhưng những gì họ để lại là những đứa con tinh thần vô giá cho thế hệ tương lai.
Phẩm Vật của Trần Gian chứa đựng một quá trình và kinh nghiệm sống của một con người có trái tim rộng lớn. Nhưng xa rộng hơn, đây là những bài học quý giá, là Phẩm Vật của Trần Gian, chứ không phải của riêng Anh. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tìm thấy tác phẩm này là chiếc cầu kết nối không gian và thời gian; nhịp cầu hiểu biết, thương yêu và trí tuệ đưa những người đi trước và kẻ đến sau ngày càng gần lại. Mà trí tuệ là gì? Ông Paul Baltes, nhà tâm lý học của Viện Max Planck ở Berlin, Đức định nghĩa như sau: “Trí tuệ là trạng thái của tri thức về hiện trạng con người, về cách xuất xứ / hiện hữu của nó, yếu tố nó hình thành, cách thức con người ta giải quyết vấn đề khó khăn ra sao, và cách sống đời của mình để sau về già chúng ta đánh giá tốt ý nghĩa của nó” (Xin tạm dịch từ câu tiếng Anh).
Riêng tác phẩm: Phẩm Vật của Trần Gian, là tư liệu có trí tuệ được diễn đạt trong gần 100 bài viết ngắn, có tựa đề từ A đến Z như sau:
Ăn Sáng, Anh-Hùng Nơi Nghĩa-Trang, Bài Giảng Biết Đi, Bàn Tay Nhỏ, Bắt Đầu, Bất-Khuất, Biết Điều, Buộc Tội, Cách Chấm Dứt Tranh Cãi, Cái Cúc Áo, Cái Tâm, Cao-Thượng, Cây Tre, Chắn Nắng, Chia Sẻ, Chiếc Cầu Của Cô Gái Xấu Số, Chiếc Giầy Của Thánh Nhân, Chọn Người, Chúng Ta Là Anh Em, Con Lừa, Cùng Khốn, Độ-Lượng, Đứng Dậy Sau khi Ngã Xuống, Đường Lầy, Đường Lối Mới, Giá-Trị Của Sự Thực-Hiện, Hàng Thiện Trí-Thức, Hạnh-Phúc Và Khí-Giới, Hành-Xử, Hoàn Lại Cho Người, Hy-Sinh, Kẻ Phản-Bội, Khác- Biệt, Không Cần Nhớ, Không-Khí, Làm Thầy, Lãnh-Đạo, Leo Lên Từ Đáy Vực, Lịch-Sự Và Bén Nhậy, Lời Khuyên, Lula, Ly Trà, Mọi Người Đều Vui-Vẻ, Món Quà, Một Người Cha Đặc-Biệt, Ngắn-Gọn, Nghe Nhạc, Nghệ-Thuật Của Nhà Danh-Họa, Nghĩa Cả, Người Bạn Tốt,, Người Khách Lạ, Người Lịch-Sự, Người Mẹ Của Phong-Trào Tự-Do, Người Và Cá, Nhân Tính, Nhân-Đạo, Niềm Tin, Phần Của Các Em Mồ-Côi, Phật Ky-Tô, Phong Cùi, Phụ-Họa, Phục-Vụ, Phương-Pháp Của Nhà Hiền-Triết, Sau Khi Đã Chết, So-sánh, Tấm Lòng Của Một Vị Vua, Tận-Hiến, Tay Trắng, Tha-Thứ, Thành-Thật, Thích-Ứng, Thiên-Lệch, Thuật Cai-Trị, Thuyền Không Thể Đắm, Tin Vui Nhất Trong Tuần, Tôi Hành-Động, Trong Bùn Lầy, Tương-Xứng, Ứng-Khẩu, Vâng Lời, Vị Mục-Sư Và Cô Gái Nhỏ, Việc Nghĩa, Việc Nhỏ Bé, Vươn Cao, Vượt Trở-Ngại, Xếp Hình Cùng Mẹ, Xưa Cũ Như Những Ngọn Đồi, Ý-Kiến Của Tôi, Yêu Thiền.
Ở đây tác giả đã biểu lộ tâm huyết, tinh hoa, niềm tin yêu và hy vọng, mà hy vọng chính là định hướng của tinh thần, của trái tim. Đó cũng là nền tảng đạo đức, một giá trị cốt lõi và nhân phẩm để con người vươn lên. Chúng ta đều biết hy vọng không dập tắt được khổ đau nhưng duy trì được niềm tin rằng có thể chấm dứt đau khổ ấy.
Khi chúng ta bước đến ngưỡng cửa Bố thí Ba La Mật, khi phẩm vật cho và được nhận, cũng như người nhận và cho, không còn có sự phân biệt thì đó là một sự thành công mỹ mãn. Vì cho và nhận hai nhưng một, vì để tiếng cười khi ra đi; như hai vầng thơ mà tôi đã viết năm nào, nay thì xin mượn lời Baso nhận định về tác giả và tác phẩm như sau vậy.
Qua cánh cửa con
Hoa Đào vừa nở
Cả ngoài lẫn trong.
Tác phẩm Phẩm Vật của Trần Gian cũng như hoa Đào ấy, nhẹ thoảng trong không gian đến được tay của quý vị đang đọc, là một món quà trân quý của nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du. Xin được trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến quý vị như là một sự truyền cảm hứng cho nhau và một hữu duyên tương phùng tao nhã. Những mẫu chuyện trong tác phẩm này chúng ta có thể kể cho nhau nghe trong những buổi sinh hoạt quanh đèn, câu chuyện dưới cờ, những đêm lửa tàn, hay cho con cháu chúng ta v.v… Xin hãy đọc với lòng trân quý và biết ơn. Kính chúc quý vị hữu duyên với tập sách này đầy đủ sức khoẻ, bình an và hạnh phúc.
Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam
Tâm Thường Định – Bạch X. Phẻ
Sacramento, CA. Ngày 14.02.19

Monday, March 4, 2019

Giới Thiệu 4 Tác Phẩm Mới Của Lotus Media

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Giới Thiệu 4 Tác Phẩm Mới Của Lotus Media

Dường như niềm vui đến bất ngờ luôn làm cho người ta thích thú và khó quên.
Vào một ngày Thứ Sáu cuối tuần rất bận rộn lại đột nhiên nhận được một lần tới 4 tác phẩm do người bạn đem tới tặng. Mở nhanh từng cuốn để xem mặt mũi ra sao thì thấy đó là 4 tác phẩm: Tạp Chí Hoa Đàm Số 5, với chủ đề “Phật Giáo với Dân Tộc”; “Thiền Trong Hành Động,” do Đạo Sinh dịch Việt; “Những Bước Thăng Trầm” do Phạm Kim Khánh dịch Việt; và “Bóng Bay Gió Ơi” của nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh. Tất cả đều được Lotus Media xuất bản vào đầu năm 2019 tại Hoa Kỳ.
Cái tên Lotus Media khá mới mẻ với giới mộ điệu chữ nghĩa sách báo. Họ là những người bạn trẻ rất có tâm huyết đối với nền văn hóa dân tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Họ thuộc thế hệ một rưỡi và hai của cộng đồng người Việt tị nạn tại Mỹ. Họ đều thành đạt học vấn và nghề nghiệp. Bây giờ họ muốn làm điều gì đó để đóng góp lại cho cộng đồng, cho đất nước và cho Đạo Pháp. Họ không chỉ thao thức mà còn tràn đầy nhiệt huyết để làm những gì họ có thể làm được. Những người bạn trẻ này tôi đã có cơ hội gặp gỡ và lắng nghe nguyện ước của họ. Tôi quen vài vị trong nhóm, gồm Nguyên Túc Nguyễn Sung, Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ, Nhuận Pháp Trần Lâm, và Quảng Pháp Trần Minh Triết. Lotus Media được những người bạn trẻ này gầy dựng nên gần đày. Nhưng họ đã xuất bản trên một chục đầu sách.
Hoa Đàm là một cái tên có lẽ không mấy xa lạ đối với giới Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Họ là nhóm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử trẻ đã có mặt hơn hai chục năm nay và có nhiều đóng góp trong lãnh vực truyền thông, báo chí, sách vở và tài liệu về Phật Giáo. Vài năm nay, Hoa Đàm chọn cách cho ra đời các tạp chí chuyên đề như Giáo Dục Phật Giáo — số 1, tháng 3 năm 2015; Truyền Thông Phật Giáo — số 2, tháng 6 năm 2015; Phật Giáo và Môi Sinh — số 3, tháng 6 năm 2016; Văn Học Phật Giáo — số 4, tháng 2 năm 2017; và mới đây nhất là Phật Giáo với Dân Tộc — số 5 đầu năm 2019.
Cuốn sách thứ nhất là Tuyển tập Hoa Đàm 5 “Phật Giáo với Dân Tộc” nói đến mối tương quan tương duyên của Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam trài dài trên hai ngàn năm lịch sử, với 16 bài viết được Nhóm Hoa Đàm kết tập mà trong đó có những tác giả lớn như Thích Đức Nhuận, Thích Nhất Hạnh, Thích Mãn Giác, Lê Mạnh Thát, v.v… Chẳng hạn, bài “Tương Lai Văn Hóa Việt Nam” của Thích Nhất Hạnh được viết tại hải ngoại vào năm 1982, là thời điểm của cao trào người Việt bỏ nước ra đi; thời điểm của di chứng chiến tranh đang đến hồi mưng mủ; thời điểm tuổi trẻ Việt Nam vừa mới sinh ra nơi xứ người chưa biết nguồn gốc của mình là đâu. Thiền Sư Nhất Hạnh viết rằng:
“Vì biến cố lịch sử năm 1975, hàng triệu người Việt đã rời bỏ đất nước họ và hiện thời đang sinh sống tản mác ở các quốc gia trên thế giới. Tiêu cực mà nói, đó là số phận của những người Việt phải sống kiếp lưu vong. Tích cực mà nói, đó là cơ hội ngàn năm một thuở để người Việt có thể đóng góp vào sự chuyển đổi tình trạng thế giới, tạo thêm cơ hội để bảo tồn sự sống của hành tinh xanh. Ra quốc ngoại để sống một cuộc đời lây lất lưu vong hoặc để đem văn hóa Việt làm chất liệu xúc tác văn hóa thế giới, cái đó tùy ở chí khí của mỗi người.” (PG với DT, tr. 85)
Hoặc trong “Bài Thơ Vận Nước và Tư Tưởng Chính Trị Của Thiền Sư Pháp Thuận” của Giáo Sư Lê Mạnh Thát đã nêu bật vai trò hộ quốc an dân của các Thiền Sư đã góp phần xứng đáng trong công cuộc dựng nước và giữ nước suốt trên mấy ngàn năm qua. GS Lê Mạnh Thát nhấn mạnh rằng:
“Vào thế kỷ thứ mười, lịch sử tư tưởng nước ta sau bao nhiêu năm thăng trầm đã hoàn tất được việc xây dựng một lý luận chính quyền với bài thơ Vận Nước của Thiền Sư Pháp Thuận. Chính quyền, hay nói rõ hơn, quyền lực của một nước nhà độc lập, xuất phát từ đâu và làm sao bảo vệ? Thiền Sư Pháp Thuận trả lời rất rõ ràng là chính quyền xuất phát từ sự đoàn kết của toàn dân chung quanh những vị lãnh đạo có tài có đức và được bảo vệ bởi chính sự đoàn kết và lãnh đạo tài đức ấy.” (PG với DT, tr. 27)
Cuốn sách thứ hai là “Thiền Trong Hành Động” [Meditation in Action] của tác giả Chogyam Trungpa Rinpoche do Đạo Sinh dịch ra tiếng Việt. Đại Sư Chogyam Trunpa Rinpoche là người sáng lập Đại Học Phật Giáo đầu tiên tại Hoa Kỳ có tên Naropa University tại thành phố Boulder thuộc tiểu bang Colorado vào năm 1974.
Học giả Samuel Brecholz nhận định về Đại Sư Chogyam Trunpa Rinpoche và tác phẩm Meditation in Action trong lời giới thiệu cuốn sách này như sau:
“Trunpa Rinpoche đã trình bày Phật Pháp theo ngôn ngữ và cách nói của những người ông gặp. Ông đã sử dụng tiếng Anh theo cách có thể làm Phật Pháp trở nên dễ hiểu; và các hành giả phương Tây có thể tiếp cận theo cách mà họ chưa bao giờ gặp trước đây. Ông là người tiên phong trong việc tạo ra ngôn ngữ gọi là “Tiếng Anh tạp Phật Giáo” (Buddhist hybrid English) có thể truyền đạt trực tiếp và chính xác.” (Thiền Trong Hành Động, tr. 14)
Trong cuốn “Thiền Trong Hành Động,” Trunpa Rinpoche đã giới thiệu một cách rất súc tích những điểm cốt lõi của Đạo Phật như Từ Bi, Trí Tuệ, Nhẫn Nhục và Thiền Định. Ông cũng chỉ ra cách làm sao để thực tập những tinh yếu của Phật Pháp này để giúp người đọc không những hiểu mà còn thực hành Phật Pháp.
Cuốn sách thứ ba là “Những Bước Thăng Trầm” của Hòa Thượng Narada Mahathera do Phạm Kim Khánh dịch Việt. Trong lời giới thiệu của Lotus Media cho biết rằng:
“Nguyên tác quyển sách nhỏ này, tựa đề “The Eight Worldly Conditions,” được Đại Đức Narada Mahathera soạn thảo vào năm 1970, trước khi Ngài lâm trọng bệnh tại Việt Nam. Bản dịch được xuất bản lần đầu tiên vào dịp Lễ Phật Đản 2516/1972, và từ đó được tái bản nhiều lần, ở Việt Nam cũng như tại hải ngoại.”
Dịch giả Phạm Kim Khánh là người nổi tiếng với nhiều dịch phẩm giá trị đã được ấn hành từ trong và ngoài nước trước năm 1975 đến nay, mà trong đó dịch phẩm phổ biến nhất là “Đức Phật và Phật Pháp” [The Buddhia and His Teachings] cũng của Ngài Narada Mahathera do Phạm Kim Khánh dịch.
Trong dịch phẩm “Những Bước Thăng Trầm” do Phạm Kim Khánh dịch và Lotus Media vừa xuất bản, Hòa Thượng Narada Mahathera viết về “Tám Pháp Thể Gian,” gồm được và thua, danh thơm và tiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ. Ấn bản của Lotus Media cũng đăng nguyên tác Anh Ngữ để cho những ai không rành tiếng Việt có thể đọc được. Ngài phân tích bản chất vào sự lợi hại của tám cặp đôi này để rồi đưa ra những lời khuyên dựa vào tinh thần của giáo lý đức Phật đã dạy. Trong một đoạn Ngài viết rằng:
“Thế gian đầy chông gai và đá nhọn. Ta không thể dẹp sạch gai và đá. Nhưng nếu phải đi trên đó bất kể những trở ngại thì, thay vì dời gai và đá – chuyện mà ta không thể làm – tốt hơn nên mang giày và thận trọng đi từng bước. Chúng ta sẽ được an toàn.”(Những Bước Thăng Trầm)
Lời khuyên thật chí tính và chí lý làm sao!
Cuốn sách thứ tư là “Bóng Bay Gió Ơi” của nhà thơ và nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh cũng do Lotus Media xuất bản vào đầu năm 2019. Sách dày 350 trang, bìa màu, ruột in bằng loại giấy đặc biệt. Sách được NXB Sống in lần đầu vào năm 2015. Lần tái bán này do Lutus Media thực hiện, với nội dung có phần hiệu đính so với lần xuất bản đầu. Tác phẩm gồm trên 40 bài viết về nhiều đề tài theo cảm hứng của tác giả trải dài từ năm 2009 tại Sài Gòn đến năm 2018 tại Hoa Kỳ. Phần sau của tác phẩm là 7 bài giới thiệu của nhiều tác giả như Du Tử Lê, Nguyễn Xuân Thiệp, Phan Tấn Hải, Lê Giang Trần, Nguyễn Lương Vỵ, Tô Đăng Khoa, và Trịnh Y Thư. Trong tác phẩm này bàng bạc những câu thơ, những bài thơ của tác giả, vốn là nhà thơ đã có nhiều tác phẩm được xuất bản từ trong và ngoài nước, và của nhiều nhà thơ khác.
Trong bài “Bóng Bay Gió Ơi,” Nguyễn Thị Khánh Minh đã tâm sự với độc giả về thế giới chữ nghĩa của chị:
“Hồi nào đến giờ, tôi thích viết và đọc những gì được lay động, thôi thúc bởi ngẫu hứng thuần nhiên. Lời của các thi sĩ, văn sĩ làm tôi bay lên, tan theo cơn gió cảm xúc, hay pha mình theo muôn sắc của cõi tâm chan hòa cõi nhân gian của họ, còn hơn là đông cứng nhìn cuộc sống qua những khối hình hộp của triết thuyết. Tôi sợ mê lộ giáo điều. Bởi có những vô lý rất hợp lý của nhà thơ mà triết gia bó tay. Những “vô lý” mà chỉ có ngôn ngữ Thơ mới tung hê được…”(Bóng Bay Gió Ơi, tr. 279)
Đang chăm chú lần từng trang sách, bỗng mắt tôi khựng lại nơi những dòng chữ này và lòng tràn ngập bình an:
“Tôi ra hiên nhà xếp những tượng Phật nhỏ và những chậu bonsai vào một chỗ an toàn. Trời lạnh lắm, trong cái bóng đêm đang hờm sẵn giông bão, tôi thấy yên lòng khi dừng lại nơi vệt sang của ánh đèn đọng trên bàn chân tượng Phật ngồi, những ngón chân thanh thản, những ngón tay tạo nên hai vòng ấn quyết trầm lắng. Bát Phong chỉ là một hơi nhẹ thoáng qua, lý gì đến ngọn quái phong Santa An, tôi cười một mình. Đấy là góc thềm, một góc tối, nơi những nếp áo đá của Phật lay động dưới bàn tay, là chiếc thuyền đưa tôi qua những phúg giây chòng chành của tâm lẫn đời sống.” (Bóng Bay Gió Ơi, tr. 102)
Tất cả như những chiếc bóng bay theo gió vào cõi vô biên.
Cảm ơn các tác giả và Lotus Media đã trao cho cuộc đời những tặng vật quý giá.
Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

Monday, July 23, 2018

TỦ SÁCH ÁO LAM - ĐẠO TRÀNG LAM VIÊN

TỦ SÁCH ÁO LAM - ĐẠO TRÀNG LAM VIÊN 
Cố Hoà thượng Thích Thiện Minh - Sáng lập viên GĐPT

Lời dẫn: Xin mượn lời của một người bạn Huynh trưởng Huyền Trang IV âm thầm làm việc trong những năm qua. Anh tâm sự, "Mình thích làm việc sau lưng sân khấu, không thích khoe danh tánh... vì không muốn bản ngã lớn theo tên tuổi ☺." Anh tâm sự thêm, "Cần anh em nghiên cứu bộ sách Việt ngữ  và nếu được giới thiệu rộng rãi dùm." Vây xin trân trọng giới thiệu, Tủ Sách Áo Lam cùng với bạn đọc và mong phổ biến rộng rãi. (Trang này sẽ được cập nhật mỗi tháng. Nếu có tài liệu gì quý, xin gởi cho.)


TÀI LIỆU - EM HỌC VIỆT NGỮ

TÀI LIỆU GĐPT

TÀI LIỆU HOA ĐÀM

TÀI LIỆU PHẬT PHÁP

TÀI LIỆU NHẠC SINH HOẠT TRONG GĐPT

TÀI LIỆU NHẠC SINH HOẠT GĐPT CỦA VÕ TÁ HÂN

TÀI LIỆU NHẠC CHẾ LỜI

TÀI LIỆU GÚT


Tài Liệu Băng Giảng  Hay của Ni Trưởng Trí Hải

Kho Sách Quý
Nhạc của Nguyên Túc - Nguyễn Sung 

Friday, June 29, 2018

Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội

book-cover-buddha-s-teachings-on-social-communal-harmony-2.jpg


Đọc tác phẩm:
Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp
Trong Cộng Đồng Và Xã Hội
Mùa Phật Đản 2642 năm nay tôi nhận được món quà pháp bảo quý báu của dịch giả Nguyên Nhật Trần Như Mai, đó là tập sách “Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội, Hợp Tuyển Từ Kinh Tạng Pali” nguyên tác Anh ngữ của Tỷ Kheo Bodhi.
Sách in rất đẹp, dày 318 trang, khổ lớn 15x21, bìa màu do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành đầu năm 2018.
Sau lễ Phật Đản hằng năm là mùa An Cư Kiết Hạ của người xuất gia, tôi dành thời gian trong những ngày đầu mùa An Cư này đểđọc tập sách này và xin ghi lại nơi đây những gì mình tâm đắc từ tập sách này.
Tác giả tập sách là Hòa Thượng người Mỹ đạo hiệu Bhikkhu Bodhi, thế danh Jeffrey Block, sinh năm 1944 tại Brooklyn, New York. Ngài là một tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Theravāda. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Claremont năm 1972, Ngài đến Tích Lan xuất gia tu học và thọ giới Sa-di. Năm 1973, Ngài thọ giới Tỷ-kheo với Hòa Thượng Ānanda Maitreya, một vị Đại sư học giả lãnh đạo PG Tích Lan thời bấy giờ. Năm 1984, HT Bodhi được bổ nhiệm làm Chủ biên Hội Xuất bản kinh sách Phật giáo ở Kandy, Tích Lan, sau đó Ngài được thỉnh cử làm Chủ tịch Hội này. Ngài đã lưu trú tu tập và làm việc  hơn30 năm tại Tích Lan. Vào năm 2002, HT Bodhi đã trở về New York, Hoa Kỳ để làm công việc hoằng pháp lợi sinh cho đến ngày nay.Hiện nay Ngài cư ngụ tại Tu viện Chuang Yen, New York, giảng dạy Phật pháp tại đây và tại Tu Viện Bồ Đề ở New Jersey.Ngài cũng là Chủ tịch Hội Phật giáo Hoa Kỳ (Buddhist Association of the United States – BAUS) và vài Hội khác.Chính nhờ duyên lành sống và tu tập trong hơn một phần tư thế kỷ tại xứ sở Tích Lan mà HT Bodhi đã làu thông cổ ngữ Pali để có thể chuyển dịch những bộ Kinh lớn của hệ Pali ra Anh Ngữ như: Tăng Chi Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh… và cũng chính nhờ dịch 3 bản Kinh quan trọng này mà Ngài đã tuyển chọn những chủ đề cốt tủy của Kinh Tạng Pali để biên soạn 2 tập sách giá trị, tập thứ nhất“ In the Buddha’s Words” (Hợp Tuyển Lời Phật Dạy từ Kinh Tạng Pali, do GS Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch và ấn hành năm2016)” và tập sách thứ hai đang giới thiệu ở đây là“The Buddha’s Teachings on Social and Communal Harmony”(Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội , ấn hành đầu năm 2018).
ht bodhi.jpg
Tác giả, Hòa Thượng Bodhi
Về dịch giả Việt ngữ tập sách này là Giáo Sư Trần Như Mai, pháp danh Nguyên Nhật, đệ tử quy y ngũ giới của HT Thích Minh Châu và từng là giảng viên môn Anh văn Phật Pháp tại Trường Cao Cấp Phật Học TP HCM niên khóa 1988-1990 (nay là Học viện Phật giáo tại TP HCM). Tưởng cũng nên biết rằng GS Trần Như Mai là em ruột của GS Trần Phương Lan (đệ tử HT Minh Châu, pháp danh Nguyên Tâm, người đã giảng dạy Anh văn Phật pháp trên 20 năm cho sinh viên cấp Cử nhân Phật học, đã biên soạn và ấn hành giáo trình “Buddhism Through English Reading” gồm 3 tập để giảng dạy cho sinh viên; phiên dịch Kinh Tiểu Bộ (5 tập cuối) ; các tác phẩm“ Đức Phật Lịch Sử ”,  “Đức Phật Gotama” từ Anh ngữ sang Việt Ngữ, và nhiều tài liệu Phật học khác…). Người viết bài này đã có duyên theo học môn Anh Văn Phật Pháp với GS Trần Phương Lan trong 4 năm tại Trường Cao Cấp Phật Học niên khóa 1993-1997 và được cố Giáo Sư hướng dẫn dịch thuật trong thời gian này ở Sàigòn (nhóm luyện dịch của chúng tôi khi ấy khoảng 10 tăng ni do hai Giáo Sư hướng dẫn là GS Trần Phương Lan và Giáo Sư Minh Chi (bào đệ Ôn Minh Châu) nay hai vị này đã mãn phần). Chính vì vậy mà khi sang định cư tại Úc vào đầu năm 1998, tôi được GS Trần Phương Lan giới thiệu em gái của cô là GS Trần Như Mai, người đã đến Úc định cư từ năm 1991.  Nhờ mối liên hệ như vậy mà tôi đã mời GS Trần Như Mai cộng tác với Trang Nhà Quảng Đức và giúp thông dịch nhiều buổi Pháp thoại bằng tiếng Anh tại Tu Viện Quảng Đức mỗi khi có những Giảng sư người Úc,  Tây Tạng về thuyết giảng.
Đối với độc giả bốn phương thì đã quen thuộc với Giáo Sư Trần Như Mai qua các dịch phẩm trước đây là “Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ, Cẩm Nang của người Tu Thiền” (nguyên tác Anh Ngữ “ Mindfulness, Bliss and Beyond ” , của Đại Sư người Anh Ajahn Brahm, ấn hành năm 2010), dịch phẩm thứ hai là “Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali”, (nguyên tác Anh Ngữ “ In the Buddha’s Words” của HT Bodhi, sách ấn hành năm 2016 ). Cả hai dịch phẩm này đều được khắp nơi đón nhận nồng nhiệt và đã tái bản nhiều lần. Riêng tập sách “Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali” đã được quý Phật tử Tu Viện Quảng Đức Úc Châu phát tâm ấn tống để cúng dường Chư Tôn Đức và biếu tặng đồng hương Phật tử trong mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 tổ chức ngay tại Tu Viện Quảng Đức.
Vì đây là tập hợp tuyển những lời dạy của Đức Phật từ cổ ngữ Pali, văn cú phần lớn là lập đi lập lại, rất khó đọc và khó hiểu, khó nắm bắt, nhưng qua ngòi bút điêu luyện của dịch giả Trần Như Mai, người đọc sẽ cảm thấy thấu hiểu dễ dàng hơn trong bản Việt ngữ. Cô Như Mai đã thổ lộ phong cách chuyển ngữ của mình như sau: “Trong lúc phiên dịch, tôi đã nghĩ đến các bạn trẻ, nên đã cố gắng diễn đạt bằng thứ tiếng Việt trong sáng dễ hiểu. Tôi cũng cố gắng Việt hóa một số thuật ngữ Phật học Hán Việt khó hiểu, hoặc chú thích thêm từ ngữ thuần Việt bên cạnh thuật ngữ Hán Việt hoặc ngược lại, để độc giả có thể nhận biết và học hỏi thêm. Tuy nhiên, có một số thuật ngữ Phật học Hán Việt vốn đã rất phổ biến trong giới Phật tử thì tôi vẫn tiếp tục sử dụng.Trong phần kinh trích dẫn, tôi dịch theo bản tiếng Anh của Tỷ-kheo Bodhi, trong đó Ngài Bodhi đã lược bớt các phần lặp lại để giúp độc giả khỏi chán nản khi phải đọc phần lặp lại nhiều lần. Dưới mỗi phần kinh trích dẫn, tôi có ghi chú thêm nguồn gốc bài kinh ấy theo bản dịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu để độc giả có thể tham khảo thêm”.
Và như trước đây, với dịch phẩm mới nhất này, “Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội”, dịch giả Trần Như Mai đã phát tâm ấn tống 1000 quyển để cúng dường Pháp bảo này đến Tăng Ni tại các Học viện Phật giáo ở Việt Nam, và chư Tăng Ni tại Úc trong Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19 của Giáo Hội năm nay, tổ chức tại Tổ Đình Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc từ ngày 9 đến 19/07/2018. Thật là một công hạnh đáng tán dương, một công đức thù thắng khó nghĩ bàn cho một đệ tử Phật như GS Trần Như Mai trong công cuộc hộ trì  và bảo vệ Chánh Pháp, vừa phát tâm phiên dịch và vừa ấn tống để phổ biến giáo lý đến với nhân gian này.
Sau đây chúng ta lần lượt khám phá những gì có trong tập sách quý báu này.
Trước tiên là sách này hân hạnh được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 viết lời giới thiệu. Ngài đã hết lời tán thán công đức sưu tập phiên dịch Kinh Tạng Pali, ngôn ngữ gốc của Phật Giáongõ hầu cung cấp những lời dạy nguyên chất giáo lý cho chúng sanh thời nay. Ngài viết “Trong quyển sách xuất sắc này, Bhikkhu Bodhi, là
Duc Dat Lai Lat Ma.jpg
một nhà Sư học giả Phật giáo đầy kinh nghiệm, đã trích dẫn từKinh điển thuộc truyền thống Pāli, một trong những tài liệu cổ xưa nhất về những lời Phật dạy, còn được gìn giữ đến ngày nay, để chứng minh mối quan tâm của Đức Phật về việc duy trì sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội. Tôi chắc chắn rằng các Phật tử sẽ tìm thấy tuyển tập này rất giá trị, nhưng tôi hy vọng là một số độc giả khác rộng lớn hơn cũng thấy tuyển tập này rất hấp dẫn. Những tài liệu được sưu tập trong sách này chứng tỏ rõ ràng rằng mục đích tối hậu của Phật giáo là để phục vụ và làm lợi ích cho nhân loại. Bởi vì những gì làm tôi thích thú không phải là để cải đạo người khác theo đạo Phật, nhưng là làm thế nào để Phật tử chúng ta có thể đóng góp cho xã hội loài người bằng những tư tưởng Phật giáo của chính chúng ta”.
Hozan Alan Senauke.jpg
Thiền Sư Hozan Alan Senauke
Sách này cũng được Thiền Sư Hozan Alan Senauke, người Mỹ tu theo truyền thống Thiền Tào Động Nhật Bản viết lời mở đầu. Ngài sinh năm 1947 trong một gia đình Do Thái ở New York và có duyên lành tu học Phật từ thập niên 1960. Mặc dù Ngài là một nhà văn, một biên tập viên, một nhà hoạt động xã hội và làmột nhạc sĩ dân ca đáng kính, nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả để xuất gia tu học, được thọ Đại giới năm 1998, và hiện Ngài là phó TrụTrì Trung Tâm Thiền Tập Berkeley, miền Bắc California, Hoa Kỳ.
Là bạn thân của HT Bodhi cho nên Thiền Sư Hozan Alan Senauke đã sử dụng phiên bản đầu tiên của tập sách này như là một cẩm nang trong công tác của một nhà hoạt động xã hội để giúp duy trì sự hòa hợp và hòa giải ở Ấn Độ và Miến Điện, cho nên Ngài thừa hưởng lợi ích của tập sách này. Ngài viết rằng “Hợp tuyển này nhấn mạnh đến việc sống theo Giáo pháp trong một xã hội tự do, hòa hợp, sử dụng lời Phật dạy đã được chứng nghiệm qua thời gian. Trở về từ Miến Điện năm 2011, tôi đã suy nghĩ về nhu cầu ở đất nước ấy và những nơi khác về một bộ sưu tập kinh điển Pāli theo kiểu này. Năm 2012, một cuộc bạo động của quần chúng đã bùng nổ ở tiểu bang Rakhine của Miến Điện và một vài nơi khác ở quốc gia này.Nhu cầu cần hiểu sâu hơn về những lời Phật dạy về sự hòa hợp xã hội đã trở nên cấp thiết. Tôi không phải là một học giả hay một  dịch giả, vì thế tôi đã liên lạc với nhiều bạn bè trong giới trí thức để tìm hiểu. Từ đó mới biết rằng nhiều năm trước, Bhikkhu Bodhi, một trong những dịch giả đáng kính đã có rất nhiều dịch phẩm giá trị về Phật giáo Nguyên Thủy, đã thực hiện một bộ sưu tập như thế để làm tài liệu bổ sung cho một chương trình học tập về sự hòa hợp xã hội ở Tích Lan (Sri-Lanka) do Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội của Đại học Columbia tổ chức”.
Về nội dung, sách này được chia ra 10 chương và Hòa Thượng Bodhi cũng là một Giảng sư nổi tiếng, hiểu thấu lòng của đại chúng, nên Ngài đã sắp xếp cẩn thận theo từng chủ đề xoay quanh ý tưởng kiến lập một đời sống xã hội hòa hợp và an bình, đặc biệt bắt đầu mỗi chương, HT tác giả đã giới thiệu, phân tích chi tiết những lời Phật dạy về chủ đề ấy để giúp người đọc dễ nắm bắt những bài kinh sắp được trích dẫn.
Chương 01: Chánh Kiến.
Phật dạy Chánh kiến để loại bỏ Tà kiến, vì Tà kiến giống như hạt giống đắng (Tăng Chi BK, Chương 10:104) từ đó sẽ nẩy mầm và sinh ra quả đắng. Còn Chánh kiến giống như hạt giống của quả ngọt, gieo hạt giống ngọt sẽ cho ra trái ngọt.
Chánh kiến là thấy đúng mọi vật theo Chánh Pháp, vì thấy đúng mới suy nghĩ đúng và hành động để có một đờisống chân chánh, an vui.
Có Chánh kiến thì ta sẽ rõ biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, biết phân biệt thiện pháp và bất thiện pháp, biết để mà tránh những lỗi lầm, khổ đau và thất vọng.
Ở trong sách này giới thiệu 2 loại Chánh Kiến khác nhau:Đó là Chánh kiến có phước báu nhưng vẫn còn trong vòng phiền não, đó là hành giả có bố thí, có cúng dường, có tin quả báo của hành động thiện và ác ở đời này và đời sau…;thứ hai làChánh kiến cao thượng là vượt ra ngoài phiền não khổ đau, đó là hành giả có trí tuệ, có tuệ căn, tuệ lực, có trạch pháp…đây là loại Chánh kiến mà chúng ta cần có.
Chương 02: Rèn Luyện Cá Nhân.
Có Chánh kiến rồi mới phát tâm tu sửa và rèn luyện bản thân cho tốt đẹp hơn, ở đây Phật dạy pháp tu đầu tiên để đào luyện bản thân là bố thí.Vì sao?Vì bố thí là nền tảng của một lộ trình tu tập dài lâu về sau.Bố thí cũng giống như đào giếng, càng đào xuống sâu thì nước càng nhiều.Bố thí để loại trừ tham lam, keo kiệt, bủn xỉn và mở rộng lòng thương.

Bố thí có hai loại: Tài thí và pháp thí, trong hai loại bố thí ấy pháp thí là tối thượng nhất. “Có hai loại cúng dường này… hai loại bố thí này… hai đối tượng để từ bỏ này.Thế nào là hai?Từ bỏ của cải vật chất và từ bỏ bằng cách bố thí Pháp.Đó là hai loại bố thí.Trong hai loại bố thí này, bố thí Pháp là tối thắng’’. (Tăng Chi BK I, Ch XIII: 1-10; tr 168).
Giống như ánh sáng của tất cả vì sao không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng, tỏa sáng và rực sáng; cũng vậy, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy, tỏa sáng và chiếu sáng rực rỡ”.Và người tu tập Tâm Từ sẽ có 11 điều lợi lạc:
1/ Ngủ ngon
2/Thức dậy an vui
3/Không bị ác mộng
4/Dễ chịu với mọi người
5/Dễ chịu với các thần linh
6/Được chư Thiên bảo hộ
7/Không bị lửa, thuốc độc hay vũ khí làm hại
8/Đạt chánh định nhanh chóng
9/Dung nhan đẹp đẽ
10/ Mạng chung tâm không tán loạn
11/ Chưa giác ngộ sẽ tái sanh vào cõi Phạm Thiên
“ Giết cái gì, được ngủ ngon?
Giết cái gì, không sầu khổ?
Giết cái gì, được Ngài chấp nhận?
Thế Tôn giải đáp:
“Giết sân hận, được ngủ ngon
Giết sân hận, không sầu khổ
Hởi Sakka Thiên Chủ, giết sân hận
Với gốc rễ độc hại và chút mật ngọt
Việc này được bậc Thánh tán thán
Vì giết được sân hận, sẽ không còn sầu khổ”.
Phật cũng dạy tình bạn tốt đẹp trong đời sống gia đình với người: “… có đạo đức chân chính, có đức tin đúng đắn, có giới hạnh, biết bố thí và có trí tuệ; người gia chủ nói chuyện và tham gia những cuộc thảo luận với họ. Người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về đức tin, về giới hạnh, về bố thí, về trí tuệ. Như vậy gọi là tình bạn tốt đẹp ”. (Tăng Chi BK III, Ch VI (IV): 54, tr 663)
Chương 07: Cộng đồng thành lập có chủ đích.
Chương 08: Tranh chấp.
Cho dù một hội chúng được thành lập có chủ đích và ai ai cũng mong ước sống chung hòa hợp, không oán ghét, không chống đối hay thù hận nhau, nhưng vì nghiệp chướng trái ngang của chúng sinh, cứ sống chung với  nhau là có xung đột, tranh chấp rồi hận thù và khổ đau. Trong Chương này Đức Thế Tôn đã giải đáp thắc mắc cho vị Trời Đế Thích lý do tại sao chúng sanh lại tranh chấp với nhau cho dù họ không muốn điều ấy xảy ra. Ngài dạy rằng chính vì do lòng đố kỵ và keo kiệt mà sanh ra, trong khi lòng đố kỵ và keo kiệt là bắt nguồn từ sự yêu ghét mà có và sự yêu ghét này phát sinh từ tham dục và nhân duyên phát sinh tham dục là phát xuất từsuy nghĩ. Vị Trời Đế Thích hỏi: “Nhưng do nhân duyên gì suy nghĩ sinh khởi?”; Đức Phật giải thích: “Này Thiên Chủ, suy nghĩ sinh khởi từ những ý niệm và tri giác sai lầm. Khi ý niệm và tri giác sai lầm có mặt thì suy nghĩ có mặt.Khi ý niệm và tri giác sai lầm không có mặt thì suy nghĩkhông có mặt”.
Kẻ phá hòa hợp Tăng bị rơi vào đọa xứ
Bị rơi vào địa ngục, và ở đó trọn một kiếp.
Ưa thích gây chia rẽ, an nhiên trong phi pháp
Kẻ ấy không được an ổn xa lìa mọi hệ lụy
Sau khi phá hòa hợp Tăng,
Kẻ ấy bị hành hạ trong địa ngục trong một kiếp
       (Tương Ưng BK I, Ch XI (IV): 239, tr 532-533)
2/Người ấy tìm cách gây thiệt hại cho các Tỷ-kheo
3/  Người ấy ngăn cản việc cư trú của các Tỷ-kheo (không cho ở gần quần chúng)
5/ Người ấy gây chia rẽ giữa các Tỷ-kheo
6/ Người ấy chê trách Phật
7/Người ấy chê trách Pháp
8/ Người ấy chê trách Tăng
2/ Vị ấy tìm gây thiệt hại cho các cư sĩ
3/ Vị ấy sỉ nhục và mắng nhiếc các cư sĩ
4/ Vị ấy gây chia rẽ giữa các cư sĩ
5/ Vị ấy chê trách Phật
6/ Vị ấy chê trách Pháp
7/ Vị ấy chê trách Tăng
8/ Họ thấy vị ấy ở những nơi không xứng đáng
Và Đức Thế Tôn cũng dạy nếu một vị Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách ngược lại với tám điều trên thì các cư sĩ có thể tuyên bố họ giữ vững niềm tin đối với vị Tỷ-kheo ấy.
      (Tăng Chi BK IV, Ch.VIII (IX): 88,tr 56-57)
Phật dạy trong Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt về trách nhiệm hỗ tương trong đời sống đạo đức gia đình và xã hội. Ngài dạy cho thanh niên Singala rằng:Lễ phương Đông không phải là quay mặt về phương Đông làm lễ mà phương Đông chính là cha mẹ, lễ phương Đông là đối xử có hiếu với cha mẹ; phương Nam là thầy dạy; phương Tây là vợ con; phương Bắc là bạn bè; phương dưới là lao công, người phục vụ; phương trên là Tu sĩ Sa-môn và Bà-la-môn. Lễ sáu phương tức là đối xử có đạo đức với cha mẹ, thầy dạy, vợ con, bạn bè, tôi tớ và Sa-môn, Bà-la-môn.


Tâm Từ tỏa sáng như vầng trăng:
Trong Chương này cũng dạy hành giả tu tập Tứ Vô Lượng Tâm để tự thay đổi bản thân,tu tập Tâm Từ là bước ngoặc quan trọng cho đời sống. Vì sao? Vì rằng:
Chương 03: Đối Trị Sân Hận.
Người đệ tử Phật đều rõ biết, sân hận là đầu mối dẫn đến xáo trộn và gây khổ đau cho đời sống, nên Phật nhấn mạnh ai loại bỏ sân hận thì sẽ không sầu khổ và ngủ yên giấc, như trongTương Ưng 1, ghi rằng Sakka vị vua cõi Trời hỏi Đức Thế Tôn rằng :

Chương này Phật cũng dạy rõ có 3 hạng người khi chạm mặt với nghịch cảnh sẽ khởi lòng sân tức: Thứ nhất là hạng người thường sân hận sẽ lưu lại sự thù hận và đau khổ dài lâu, như đường kẻ đã vạch khắc trên tảng đá; thứ hai kẻ hay sân tức sẽ không để lại sự tổn hại dài lâu, như đường kẻ vạch lên mặt đất sẽ được gió và nước xóa đi nhanh chóng; thứ ba là hành giả tu tập khi đối với nghịch cảnh, ngay cả khi bị đối phương nói lời thô bạo, độc ác, vẫn giữ tâm bình yên hòa ái, như một đường kẻ vạch trên mặt nước bị xóa mất ngay tức khắc
Trong chương này Phật cũng đề cập có 4 hạng người mỗi khi sân hận cũng giống như 4 loài rắn: đó là loại rắn có nọc phun ra rất nhanh nhưng không độc, chỉ cho hạng người dễ nổi giận nhưng cơn giận không kéo dài; loại rắn có nọc độc nhưng không phun ra nhanh, chỉ cho hạng người không dễ nổi giận nhưng cơn giận lại kéo dài; loại rắn vừa có nọc độc vừa phun ra rất nhanh, là hạng người dễ nổi giận và cơn giận kéo dài; và loại rắn không có nọc độc và cũng không phun ra nhanh là hạng người không dễ nổi giận và cơn giận không kéo dài.
Trong chương 03, Phật dạy có năm mối nguy hại cho người không biết nhẫn nhục: 1/ Kẻ này bị nhiều người không ưa và ghét bỏ; 2/ Có nhiều kẻ thù; 3/ Có nhiều lỗi lầm; 4/ Khi chết tâm mê loạn; 5/ Sau khi chết, tái sanh vào đọa xứ, địa ngục. Ở đây Phật dạy “Này các Tỷ Kheo, có năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục.Thế nào là năm? Kẻ này được nhiều người ưa thích mến mộ; không có nhiều kẻ thù; không có nhiều lỗi lầm; khi chết tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, kẻ này sẽ tái sanh vào cõi thiện lành, Thiên giới. Đây là năm lợi cho người biết nhẫn nhục”.
Phật dạy 10 cách loại trừ sân sận: (1) Nghĩ rằngChúng nó đã hành động để làm hại ta, nhưng ta đâu có làm gì được về chuyện này? Người ấy loại trừ sân hận.(2) Nghĩ rằng “Chúng nó đang hành động để làm hại ta…..(3) ….Chúng nó sẽ hành động….(4)….Chúng nó đã hành động… (5)…Chúng nó đang hành động…(6) …Chúng nó sẽ hành động làm hại người ta yêu mến…(7) …Chúng nó sẽ hành động…(8)….Chúng nó sẽ hành động…(9)…Chúng nó sẽ hành động…(10)

Chương 04: Chánh Ngữ.
Nếu con mắt là cửa sổ của tâm hồn thì lời nói chính là làm hiển lộ cái tâm hồn đó. Lời nói có thể mang đến niềman lạc cho người mà cũng có thể tạo nên thù ghét cho người. Trong Chương này Phật dạy hãy cẩn thận trong lời nói của mình để không bị tai họa về sau “Ở đây, này các Tỳ Kheo, một Tỷ-kheo chỉ nói những lời thiện lành, không nói lời xấu ác. Vị ấy chỉ nói Chánh pháp, không nói lời không phải Chánh pháp.Vị ấy chỉ nói những gì vui vẻ dễ chịu, không nói những gì khó chịu.Vị ấy chỉ nói những lời chân thật, không nói láo.Khi lời nói có được bốn yếu tố này, thì lời nói ấy được xem là thiện lành khéo léo, không phải nói xấu ác, và không bị người chỉ trích và chê trách”. (Tương Ưng BK I, Ch III (VIII:V, tr 415)
Phật dạy chúng đệ tử không nên nói những lời gây sự tranh cãi, nếu phạm phải sẽ có 5 điều tệ hại đang chực chờ vị ấy. “(1) Vị ấy sẽ không đạt được những gì vị ấy chưa đạt được; (2) Vị ấy thối thất đối với những gì vị ấy đã đạt được; (3) Tiếng đồn xấu về vị ấy được lan truyền; (4) Vị ấy chết trong mê loạn; (5) Khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ tái sanh vào cõi dữ, đọa xứ, cõi thấp kém, địa ngục. Khi một vị Tỷ kheo là người tạo ra tranh cãi, gây sự, tranh chấp, tạo ra cuộc đàm luận gây bất đồng ý kiến, và tạo ra những vấn đề về Giới luật trong Tăng chúng, năm điều nguy hại này đang chờ đợi vị ấy.”

Chương 05: Tình Bạn Tốt Đẹp.
“Học Sư Bất Như Học Hữu” tức là “Học thầy không bằng học bạn”, trong chương này Phật nhắc đến việc thiết lập mối quan hệ tình bạn, cách chọn lựa bạn, bởi vì mối liên hệ này sẽ có ảnh hưởng lớn lao đến việc phát triển cá nhân cũng như xây dựng một cộng đồng hòa hợp và có đạo đức vững vàng. Ở đây Đức Phật dạy bảy đức tánh của một người bạn đích thực: “Này các Tỷ-kheo, hành giả nên kết bạn với người sở hữu bảy đức tánh: (1) Người ấy cho những gì khó cho; (2) Làm những gì khó làm; (3) Nhẫn nhục chịu đựng những gì khó chịu đựng; (4) Tiết lộ những bí mật của mình cho bạn biết; (5) Che dấu những bí mật của bạn. (6) Không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn. (7) Không khinh rẻ khi bạn bị khánh tận ”. (Tăng Chi BK III, Ch VII (IV): 35, tr 322-323).
Phật dạy có bốn loại bạn tốt “Người bạn thường giúp đỡ mình, người bạn biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình, người bạn chỉ cho mình biết những điều thiện lành và người bạn biết đồng cảm với mình’’.

Phật cũng dạy tình bạn tốt đẹp trong đời sống xuất gia, là những người cùng chí hướng tốt, cùng tu tập theo Bát Chánh Đạo “ Ở đây này Ananda, vị Tỷ-kheo tu tập Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định…đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham và đoạn diệt, đạt đến kết quả giải thoát rốt ráo. Này Ananda, bằng cách này, một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, vị ấy phát triển và tu tập Bát Thánh Đạo.”
Một chỗ khác trong chương này, Phật dạy rõ đời sống phạm hạnh là tình bạn tốt đẹp để cùng tu tập đi đến giải thoát: “ Này Ananda, bằng cách nương tựa vào ta như một người bạn tốt đẹp, chúng sinh phải chịu sự chi phối của sanh, già, bịnh, chết, sầu bi, than van, đau đớn, thất vọng và tuyệt vọng, sẽ được giải thoát khỏi sanh, già,bịnh, chết, sầu bi, than van, đau đớn, thất vọng và tuyệt vọng. Bằng pháp môn này, có thể hiểu toàn bộ đời sống phạm hạnh là tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp ”. (Tương Ưng BK.V-Phẩm Vô Minh: (2.III, tr 10-12)
Chương 06: Lợi lạc cho chính mình và người khác.
Trong chương này Phật dạy những ai muốn có lợi lạc cho chính mình và lợi lạc cho người khác thì phải tu tập để loại trừ tam độc tham, sân, si: “Và thế nào là người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác? Ở đây có người thực hành việc đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của chính mình, và khuyến khích người khác đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê của họ.Như vậy là người hành xử vì lợi lạc cho bản thân mình lẫn lợi lạc của kẻ khác.”(Tăng Chi BK I, Ch IV (X): 96, tr 735-736)
Phật cũng đề cập đến hình ảnh một vịTỷ-kheo mang lợi lạc cho mình và cho người như sau “ Này Tỷ-kheo, một bậc hiền trí với đại trí không có ý định làm tổn hại chính mình, hoặc làm tổn hại kẻ khác, hoặc làm tổn hại cả hai. Mà trái lại, khi vị ấy có ý định gì, thì vị ấy có ý định làm những việc lợi lạc cho chính mình, lợi lạc cho kẻ khác, lợi lạc cho cả hai, và lợi lạc cho toàn thế giới.Bằng cách này một người được gọi là một bậc hiền trí với đại trí tuệ.”(Tăng Chi BK II, Ch IV (XIX): 186, tr 158-159)

Thông thường có hai loại cộng đồng trong xã hội, cộng đồng tự nhiên và cộng đồng có chủ đích. Ở trong chương này, Phật dạy thành lập một cộng đồng Phật tử có chủ đích mà trong đó các thành viên đến từ nhiều vùng địa lý khác nhau, được sinh ra từ những giai cấp khác nhau, có những quan điểm, thái độ, ngôn ngữ khác nhau…có thể cùng sống chung hòa hợp để tu tập đạt đến giác ngộ và giải thoát. Ví dụ như Phật dạy cách để phân biệt rõ các loại hội chúng như hội chúng nông nổi và hội chúng sâu sắc; hội chúng chia rẽ và hội chúng hòa hợp; hội chúng thấp kém và hội chúng cao thượng; hội chúng không nghiêm minh và hội chúng nghiêm minh; hội chúng phàm phu và hội chúng bậc Thánh:“Thế nào là hội chúng phàm phu? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo không hiểu đúng như thật:“Đây là khổ, đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’. Đây gọi là hội chúng phàm phu.Và thế nào là hội chúng bậc Thánh? Hội chúng trong đó các Tỷ-kheo hiểu đúng như thật:“Đây là khổ, đây là nguồn gốc của khổ; đây là sự diệt khổ; đây là con đường đưa đến diệt khổ’. Đây gọi là hội chúng bậc Thánh”.
(Tăng Chi BK I, Ch.II, (V): 1-10, tr.136)
Trong Chương này Phật còn dạy về Sáu nguyên tắc hòa hợp; Mười nguyên tắc hòa hợp; Bảy điều kiện để hòa hợp xã hội; Bảy điều kiện để hòa hợp Tăng chúng; Chăm sóc người bệnh; Mọi người đều có thể chứng đắc mục tiêu tối thượng..v.v.

(Trường Bộ Kinh II, Kinh 21: Đế Thích Sở Vấn, tr 276-77)
Trong Chương này còn giới thiệu nhiều Kinh Phật nói về sự tranh chấp giữa Cư sĩ với nhau, giữa Sa môn với nhau; tranh chấp do lục lạcgiác quan, tranh chấp do tham ái, đặc biệt là đề cập đến sự tranh chấp trong Tăng đoàn và phá hòahợp Tăng.
Phá hòa hợp là đầu mối dẫn tới phá hoại Chánh Pháp, vậy phá hòa hợp Tăng là như thế nào? Phật dạy trong phần 9, Chia Rẽ Tăng Đoàn/ Phá Hòa Hợp Tăng như sau: “Các Tỷ Kheo thuyết giảng những phi pháp là Chánh pháp, Chánh pháp là phi pháp, những phi luật là giới luật… và kẻphá hòa hợp Tăng, một trong ngũ nghịch tội, quả báo đắng cay dành cho kẻ tội đồ này là sẽ nhận quả báo khủng khiếp mãi về sau như lời kệ Phật nói trong Kinh Tăng Chi IV:

Chương 09: Giải quyết tranh chấp.
Vì có tranh chấp nên Phật phảidạy cách để giải quyết, trả lại sự hòa hợp và bình yên cho cuộc sống.Kiểu tranh chấp dễ giải quyết nhất là tranh chấp giữa hai người cùng có những ý định thiện lành.Cách giải quyết nhanh nhất là hai bên tranh chấp biết sám hối và tha thứ cho nhau.
Trong Tương Ưng Bộ Kinh kể câu chuyện có hai Tỷ-kheo gây gỗ với nhau và một vị đã phạm tội đối vị kia và vị này đến xin sám hối tội lỗi của mình nhưng vị kia không chấp nhận và tha thứ. Vụ việc này được các Tỷ-kheo trình bạch đến Đức Thế Tôn và được Ngài dạy rằng, có hai hạng người ngu là người không thấy việc phạm tội của mình và người không chịu tha thứ cho kẻ phạm tội xin sám hối. Ngài cũng dạy có hai hạng người trí: “Người thấy được việc phạm tội như là phạm tội; và người chịu tha thứ khi kẻ phạm tội đã xin sám hối. Đó là hai hạng người trí”.
Lật úp bình bát:Đây là cách giải quyết tranh chấp giữa cư sĩ và Tăng chúng, khi một vị cư sĩ phạm phải 8 tính cách sau thì các Tỷ-kheo có thể giải quyết bằng cách lật úp bình bát của mình:
1/ Người ấy tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các Tỷ-kheo
4/ Người ấy sỉ nhục và mắng nhiếc các Tỷ kheo
Và Phật cũng dạy nếu một vị cư sĩ sở hữu tám tính cách ngược lại với tám điều trên thì các Tỷ-kheo có thể lật ngửa bình bát đối với người cư sĩ ấy.
Tuyên bố mất niềm tin: Khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách sau đây thì người cư sĩ có thể tuyên bố là họ mất niềm tin đối với vị Tỷ-kheo ấy:
1/Vị ấy tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các cư sĩ
Trong Chương này Phật còn dạy nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp như biểu quyết luận tội theo pháp Yết Ma, quét sạch rơm rạ, trải cỏ che lấp và thậm chí có cả phương pháp dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, rất gay cấn và hồi hộp, xin hãy tìm đọc trong sách này trang 249.
Chương 10: Thiếp lập một xã hội công bằng.
Chương cuối này Phật dạy cách thiết lập một xã hội, một quốc giaan bình thịnh trị, cho dù Phật và chúng đệ tử xuất gia đã và đang vượt thoát khỏi thế gian hệ lụy tang thương này, nhưng với tuệ giác nhạy bén và trí tuệ thực tiễn, Ngài vẫn một lòng thương tưởng dành cho chúng sanh đang chìm đắmtrong bể khổ này mà cung cấp cho họ những phương cách sắp xếp lại một xã hội an vui từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
Đó là lý do vì sao đạo Phật coi trọng đạo đức, và đạo Phật được mệnh danh là một tôn giáo đạo đức.
Chương này còn cung cấp nhiều Kinh về công ơn trời biển của cha mẹ; ân nghĩa của vợ chồng; những phương cách tìm kiếm tài sản; sử dụng tài sản đúng đắn; giai cấp chỉ là ước lệ của xã hội; địa vị được xác định bằng hành động; hành động tạo ra kẻ bần cùng… Về lãnh đạo đất nước, Phật dạy các bài Kinh xoay quanh các chủ đề: Khi các quốc vương không chơn chánh; nhiệm vụ của nhà vua; giúp cho dân chúng được an cư lạc nghiệp; chiến tranh nuôi dưỡng hận thù:
Thắng trận sinh thù hận
Bại trận thêm mất ngủNgười từ bỏ thắng, bạiAn vui ngủ ngon giấc”,


Kết luận:
Sau cùng xin mượn lời của Thiền Sư Hozan Alan Senauke đã đúc kết trong tập sách này ở lời cuối sách rằng “Nếu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc Đại Y Vương, thì giáo lý của Ngài là phương thuốc chúng ta cần để giúp cuộc sống của chúng ta được quân bình và hài hòa. Thuốc men sẽ không có lợi ích gì nếu nó còn nằm trong tủ. Giáo lý và kinh văn sẽ không lợi ích gì nếu chúng vẫn nằm im trên giá sách và không được mở ra đọc. Thuốc men cũng như giáo lý cần phải được đưa vào thân và tâm chúng ta, để chúng có thể tạo ra chất xúc tác giúp ta thoát khỏi khổ đau.”
Trên tinh thần đó, người viết mong sách này nên được ấn hành và tìm đọc rộng khắp trong các học đường và cộng đồng Phật tử trong và ngoài nước, để có sự lợi lạc an vui cho mình và cho người. Xin thành tâm niệm ơn tác giả Hòa Thượng Bodhi và dịch giả Nguyên Nhật Trần Như Mai đã cống hiến cho trần gian này một tác phẩm quý báu như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Viết tại Tu Viện Quảng Đức Mùa An Cư 2018.
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng