Friday, July 6, 2018

VỀ VỚI HUẾ - HUẾ ĐÂU PHẢI CỦA RIÊNG AI!

Khách sạn Mường Thanh Huế - ảnh Internet

VỀ VỚI HUẾ - HUẾ ĐÂU PHẢI CỦA RIÊNG AI!

Em đã về thăm xứ Huế mộng mơ
Xứ cổ tích, thần tiên, và huyền thoại 
Tà áo tím và nón nghiêng mời gọi
Cầu Trường Tiền thổn thức mấy nhịp tim

Đây sông Hương ta thương hoài đất Mẹ
Mưa đang nhòa giọt nước mắt phu thê
Năm tháng tha hương cầu thực xa quê
Nay về lại, ôi quê hương, đã khác

Mường Thanh* đó nhưng trẻ thơ tản mác
Bán dạo nuôi gia, xa Huế nuôi mình
Chính-khí còn đâu? sông núi Ngự Bình
Mặn ngọt đắng cay, ôm quê mà sống!

Huế ngàn đời đang rả rời cơn mộng
Như hoa Mưng** rơi rụng khắp mặt hồ
Trượng phu Huế bây chừ anh ở mô?
Mà chỉ thấy Trung Hoa và Triều khách 

Anh hiểu đó Đạo làm người huyết mạch
Của Tổ Tông và ngàn kiếp Việt Nam
Hãy khoác lên nhân bản và chất lam
Xây dựng lại ngôi nhà thiêng dân tộc!

Bạch Xuân Phẻ

Khánh sạn Romance, Huế 2016.

* Khách sạn Mường Thanh

Tuesday, July 3, 2018

LÊN NÚI - ASCENDING THE MOUNTAIN


Ba lô Đường dài ở California Lost Coast - Photo: BXK


LÊN NÚI

Ta lên núi mang chút hờn rải xuống
Gieo trần gian thêm mộng đẹp yêu thương.
Ta lên núi buông xa miền viễn mộng
Cõi uyên nguyên lặng lẽ một vạt sương.

Bạch X. Phẻ
ASCENDING THE MOUNTAIN

We climb the mountain to scatter down a bit of sorrow
We sow the mindfulness seeds of happiness 
for a better tomorrow and a more harmonious beautiful world
We climb the mountain to let go of the feudal dream
This earthy realm restores equanimity and manifests 
in the sparkling dew.

Phe X. Bach

Monday, July 2, 2018

CƠ SỞ TƯ TƯỞNG MẬT TÔNG TÂY TẠNG Qua huyền nghĩa của Đại thần chú OṀ MAṆI PADME HŪṀ


CƠ SỞ TƯ TƯỞNG
MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Qua huyền nghĩa của Đại thần chú
OṀ MAṆI PADME HŪṀ
Lama A. GOVINDA
dịch Việt: Hạnh Viên

OṀ - Con đường phổ quát tính
1.
MÃNH LỰC CỦA NGÔN THUYẾT
VÀ MA LỰC CỦA NGÔN TỪ

‘Cái có thể thấy bám vào cái không thể thấy,
Cái có thể nghe bám vào cái không thể nghe,
Cái có thể xúc bám vào cái không thể xúc:
Có lẽ, cái gì có thể tư duy bám vào cái bất khả tư duy.’
(Novalis)

Ngôn từ là những dấu ấn của tâm, những kết quả – hay đúng hơn, những trạm dừng – của một chuỗi vô tận các kinh nghiệm, vươn đến từ một quá khứ xa xôi mơ hồ cho đến hiện tại, và dò dẫm tiến vào một tương lai cũng xa xôi không kém. Chúng là cái nghe được bám vào cái không thể nghe, những hình thái và năng lực tiềm tàng của tư tưởng, lớn dần lên từ chỗ siêu việt tư tưởng.

Bản chất cốt lõi của ngôn từ do đó vừa không bị cạn kiệt vì ý nghĩa hiện tại của nó; tầm quan trọng của nó cũng không bị giới hạn trong tính hữu dụng hàng ngày như các phương tiện truyền đạt tư tưởng hay ý nghĩ – cũng như một giai điệu, tuy nó có thể được gắn kết với một ý nghĩa thuộc khái niệm, nhưng không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ hay bất cứ hình thức truyền thông nào khác. Và chính phẩm chất phi lý này đã khơi nguồn các cảm nhận sâu sắc nhất của chúng ta, thăng hoa tính tồn tại thầm kín nhất trong chúng ta, và làm cho nó rung động trước các tồn tại khác. 

Cũng nhờ phẩm chất này, kết hợp với tiết nhịp của nó, mà thi ca có được cái ma lực kỳ diệu đối với chúng ta. Nó mạnh hơn những gì từ ngữ chuyển tải một cách khách quan – mạnh hơn cả lý trí với tất cả tính lôgic của nó mà ta tin tưởng một cách chắn chắn. Thành công của những diễn giả lớn không chỉ vì cái họ nói, mà còn ở cách họ nói. Nếu mọi người có thể dễ dàng bị chinh phục bởi tính lôgic và các chứng minh khoa học, thì các triết gia đã thành công từ lâu trong việc thu hút phần lớn nhân loại ngã về các quan điểm của họ rồi.

Trên bình diện khác, các thánh điển của những tôn giáo quy mô toàn cầu sẽ chẳng bao giờ gây ra được ảnh hưởng rộng lớn đến vậy, vì những điều chúng chuyển tải dưới hình thức tư tưởng là rất ít so với các tác phẩm của những học giả và triết gia lỗi lạc. Do vậy chúng ta có quyền nói rằng, sức mạnh của các thánh điển này nằm ở cái ma lực kỳ diệu của ngôn ngữ, tức cái sức mạnh thiêng liêng của nó, vốn là cái được khải thị cho Hiền triết của quá khứ, những người vẫn còn gần cận với cội nguồn của ngôn ngữ.

Sự khai sinh ngôn ngữ cũng chính là sự khai sinh nhân loại. Mỗi từ là phần đồng thanh tương ứng của một kinh nghiệm, nối liền với một tác nhân nội hay ngoại tại. Quá trình này đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo vĩ đại trải qua khoảng thời gian vô cùng; và chính nhờ nỗ lực này mà con người đã có thể vượt lên trên loài vật.

Nếu nghệ thuật có thể được gọi là sự tái sáng tạo, sự diễn đạt hình thức về thực tại bằng phương tiện truyền đạt kinh nghiệm nhân loại, thì sự sáng tạo ra ngôn ngữ có thể gọi là thành tựu vĩ đại nhất của nghệ thuật. Mỗi từ nguyên ủy là một tiêu điểm các năng lực, ở đó sự chuyển biến thực tại thành các rung động của tiếng nói con người – sự thể hiện sinh động của tâm hồn – diễn ra. Bằng các sáng tạo thanh âm này mà con người đã chiếm hữu thế giới, và hơn thế: nó còn khám phá một chiều kích mới, cái thế giới bên trong chính nó, mở ra viễn cảnh về một hình thái sống cao cấp hơn, vượt xa hiện trạng của nhân loại cũng như ý thức của một người văn minh vượt xa ý thức của một con vật.

Linh cảm về một tình trạng tồn tại cao cấp hơn có liên quan với một số kinh nghiệm nhất định, hết sức cơ bản đến mức không thể giải thích hay miêu tả. Các kinh nghiệm này tinh tế đến mức không gì có thể so sánh với chúng, không có gì để tư tưởng hay trí tưởng tượng có thể bám vào. Tuy thế những kinh nghiệm như vậy lại thực hơn bất cứ gì chúng ta có thể nhìn thấy, nghĩ đến, chạm xúc, nếm, nghe hay ngữi được, vì chúng có liên quan đến cái diễn ra trước đó và bao hàm toàn bộ các cảm xúc khác, cái mà vì thế không thể đồng nhất với bất cứ lý trí nào. Do đó chỉ có thể dùng các biểu tượng để diễn tả hàm nghĩa của các kinh nghiệm này, và các biểu tượng này đến phiên chúng không thể được sáng tạo một cách tùy hứng, mà là các diễn đạt tự phát, bùng vỡ ra từ những miền sâu thẳm của tâm thức nhân loại...

HẠNH VIÊN
[Mời xem toàn bài trong Hương Tích - Phật học Luận tập 4, đã phát hành tại thư quán Hương Tích và một số nhà sách bạn]
* Cũng xin mời quý cộng tác viên & tác giả vui lòng ghé qua thư quán nhận sách biếu.

Sunday, July 1, 2018

When The Birds Stop Singing

Những loài Chim ở Vietnam. Photo: www.vietnambirdshooting.com

When The Birds Stop Singing

(Translated by Nguyên Giác)


When the birds stop singing
When the butterflies and the bees disappear
When the mountains and forests become barren
When the lakes and ponds dry up
When the dead fish float about
When the air blackens the lungs
you will see you are sitting in a hell
despite you are sitting next to piles of dollars
in a golden palace or a jewel castle.
Hence I ask you
to give some dollars to help clean the earth.
When the birds stop singing
When the husband and wife bicker at each other
with abusive words, not sweet words.
When the friends start seeing one another
through the political eyes, not with brotherly kindness
and when the people gather
and have to guard against other political views
the world becomes a battleground. 
When you defend Trump
you would lose your job and be called a racist.
When you support Clinton and Obama
You would be called a traitor or a leftist.
Oh, the political division of people is so weird and terrible.
When the birds stop singing
people begin to compete to win the power
that will give them happiness
and lots and lots of money.
When the birds stop singing
then the kids hate to run after dragonflies and butterflies
Instead, they will addict to play the games
whose scenes are full of innocent killings
where they could wear suicide-bomb vests.
When the birds stop singing
and the deer have no water to drink
the small creek turns sad
 its life is going to end.
When the birds stop singing
the world still has only the Rock music, Football and Sex.
With skimpy clothing and sexy bodies
the girls are worshipped as the ancient “holy ladies.”
Millions of people are hungry for their images.
That is the religion in the electronic age,
a kind of religion that makes lots of money. 
Becoming unneeded goods
morality and spirituality will be exhibited only in museums.
When the birds stop singing
the software will be the smart brains
and humans will be lifeless corpses
- just like the machines that will move when the buttons are pressed.
When the birds stop singing
all weapons have to be invisible
and the robots will replaces the pilots
- thus, nobody would see the dropping bombs.
Then you and I will die
just like dying in a dream, very abruptly.
When the birds stop singing
the roses will wither soon
the sunflowers won’t bother to cry
the trucks will become the killing machine.
When the birds stop singing
people live for themselves, care not for others
and become the machines
- the machines that fulfill their sexual fantasies and kill enemies.
When the birds stop singing
you will want to be silent
Beware that you will be called a hypocrite
if you say moral words.
When the birds stop singing
prayers are useless.  
After the praying sessions, people get drunk
and will be more aggressive for the next killing action.
When the birds stop singing
half of the Mekong River will disappear
many cities will dip in the ocean water
- Jakarta, New Delhi, parts of Florida, and many others.
Moving to a safe place
the billionaires will buy mansions on Mars
The poor have to live here, waiting for death.
When the birds stop singing
despite billions of humans pray intensely
and even if the Savior comes here
the Earth will be just a hell.


Khi Con Chim Thôi Hót

Khi con chim thôi hót.
Khi con bướm, con ong không còn nữa.
Khi núi rừng trơ trụi.
Khi ao hồ khô cạn.
Khi cá chết nổi lều bều.
Khi không khí đen ngòm lá phổi.
Thì bạn có ngồi trong cung vàng điện ngọc.
Bên cạnh một đống đô-la.
Thì cũng chỉ ngồi trong địa ngục.
Vậy tôi xin bạn,
Bỏ bớt đô-la để lo cho trái đất này trong sạch.
Khi con chim thôi hót.
Khi vợ chồng không còn nói với nhau những lời dịu ngọt.
Mà bằng tranh luận chợ đời.
Khi bạn bè không còn nhìn nhau bằng tấm lòng huynh đệ.
Mà bằng nhãn quan chính trị.
Khi quần chúng gặp nhau,
Phải dò xét xem có cùng chính kiến.
Thì thế giới này sẽ là bãi chiến trường.
Khi bạn bênh Ô. Trump,
Coi chừng mất việc và là người kỳ thị.
Khi bạn ủng hộ Clinton, Obama,
Coi chừng người ta sẽ nói bạn là quân bán nước hay khuynh tả.
Ôi  sự chia rẽ thật kinh hoàng, kỳ lạ!
Khi con chim thôi hót.
Rồi chỉ còn tranh giành quyền lực.
Vì quyền lực đẻ ra hạnh phúc,
Và đẻ ra vô số bạc tiền.
Khi con chim thôi hót,
Khi bé thơ không còn thích đuổi chuồn chuồn, bắt bướm.
Mà chỉ thích chơi games.
Những trò chơi chém giết rất hồn nhiên,
Rồi có thể đánh bom tự sát.  
Khi con chim thôi hót.
Con nai không nước uống.
Con suối nhỏ cũng u buồn.
Thì mạng sống của suối cũng có ngày chấm dứt.
Khi con chim thôi hót.
Thế giới này chỉ còn nhạc Rock , Football và Sex.
Những cô gái hở hang có thân hình gợi dục,
Được tôn thờ như  “thánh nữ” thời xưa.
Hình ảnh gửi đi được triệu triệu người thèm khát.
Đó là thứ “tôn giáo” của thời kỳ điện tử.
Loại  “tôn giáo” hái ra tiền bạc.
Đạo đức, tâm linh rồi thành món hàng xa xỉ.
Là đồ trưng ở viện bảo tàng.
Khi con chim thôi hót.
Thì software  là bộ óc tinh khôn.
Con người ra, chỉ những xác không hồn.
Như chiếc máy và chỉ cần bấm nút.
Khi con chim thôi hót,
Tất cả vũ khí rồi sẽ phải tàng hình.
Những robot rồi sẽ thay người lái.
Để bom đạn dội xuống  mà không ai hay biết.
Lúc đó bạn và tôi sẽ chết,
Chết như mơ và chết thật tình cờ! (1)
Khi con chim thôi hót,
Những đóa hồng rồi cũng héo tàn.
Hoa hướng dương cũng chẳng buồn than khóc.
Xe vận tải kia rồi thành phương tiện giết người.
Khi con chim thôi hót.
Sống cho mình và chẳng biết có ai.
Con người ra rồi sẽ thành cỗ máy.
Máy làm tình và máy giết người thôi.
Khi con chim thôi hót,
Mà bạn nói ra những lời đạo đức.
Coi chừng người ta sẽ nói bạn là quân đạo đức giả.
Cho nên tốt hơn chúng ta im lặng.
Khi con chim thôi hót,
Thì nguyện cầu cũng chỉ là vô ích.
Vì nguyện cầu xong rồi ra ngồi ăn nhậu.
Thêm hung hăng, thêm can đảm giết người.
Khi con chim thôi hót.
Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ mất đi một nửa.
Nhiều thành phố sẽ chìm sâu xuống biển.
Như Jakarta, New Delhi, Florida và nhiều nơi khác.
Những ông bà tỷ phú đâu chịu thiệt?
Sẽ mua nhà, xây dinh thự ở Hỏa Tinh.
Để kẻ nghèo sống ở đây chờ chết.
Khi con chim thôi hót,
Dù tỉ tỉ người cầu xin tha thiết.
Và cho dù “Đấng Cứu Thế” xuống đây.
Thì trái đất cũng chỉ là địa ngục.

Đào Văn Bình
(Trích trong Kinh Hạnh Phúc sắp xuất bản)


(1)   Lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Saturday, June 30, 2018

TRÍ THỨC PHẢI NÓI

Tuệ Sĩ. Tranh sơn mài tổng hợp
Khổ 60cm 60cm - T/G Ha Minh Tuan.  6/2017
TRÍ THỨC PHẢI NÓI
Kính thưa quí vị,
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng Sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nước Việt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.
Ở đây, tôi cũng xin bày tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.
Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.
Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái “may mắn” khác – nếu cho đó là may mắn – được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là “cặn bã” của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những “đổi thay to lớn” của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi
Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: “Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp”.
Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?
Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: “Cán bộ làm sai, đảng tri… Đảng làm sai, đảng sửa.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viển vông của mình.
Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng “dân tin đảng” có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.
Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách “đại đoàn kết” như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.
Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: “đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc” (mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử.
Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là “rác rưới tư bản”. Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.
Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định.
Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình.
Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.
Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.
Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.
Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.
Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ.
Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạc trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.
Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?
Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.
Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu.
Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gãy.
Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.
Trân trọng kính chào quí vị.
Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN
TUỆ SỸ