Thursday, June 12, 2014

TA DÌU NHAU TRONG ĐỜI

Sharing - Photo- Kiet Bach

TA DÌU NHAU TRONG ĐỜI

Bao năm em bên tôi
Dòng suối chảy cuộc đời
Róc rách và diệu vợi
Tình yêu mình lên ngôi

Mười năm rồi em nhỉ?
Ta có gì với nhau?
Vui buồn hay ốm đau
Chúng ta cùng san sẻ

Mười năm rồi em nhỉ?
Đã làm gì cho nhau
Chưa làm gì cho nhau?
Trăm năm từng hơi thở.

Bên em đẹp như mơ
Cần nhau lúc thững thờ
Thương nhau khi run sợ
Hiu hắt hay tái tê

Cuộc đời dài lê thê
Từng con dốc lối về
Chân như hay tỉnh giác
Dìu nhau qua cơn mê.

Tuesday, June 3, 2014

Bạch Xuân Phẻ, Người Thơ Dưới Bóng Thiền


Tranh Phan Tấn Hải

Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.
Anh làm thơ theo các thể-loại khác nhau viết bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh. Thi hứng anh dồi-dào: gặp người quen: anh làm thơ; nhìn khung-cảnh đẹp: anh làm thơ; thấy hoa nở: anh làm thơ…. Con người anh dễ rung-động với những gì xẩy ra trước mắt.
Thơ anh có lúc đơn giản như ca-dao, có lúc mượt-mà như đồng mạ non buổi sớm; có lúc thô-sơ như những con đường đất quê-hương.
Anh không chú-tâm vào cái bóng-bẩy, kiểu-cách mà chân-thật đơn-giản.
Viết về người Mẹ với tấm lòng bao-la trong tình suối nước non ngàn, Nhơn Lý biển cát,… anh ghi lại bằng những đề-tài mà chưa một ai chọn-lựa như “Cắt Móng Tay Cho Mẹ”, “Mẹ Đang Bệnh”, “Cái Nốt Ruồi Của Mẹ”. Nói như thế không có nghĩa là không có những câu thơ trác-tuyệt:
                                        Đến đi trong cõi sắc hương
                               Thong dong, tự tại con đường mẹ đi

                                       Mẹ mênh mông cõi từ-bi

                              Mây qua đỉnh núi thoát ly vô thường.

                                      (Thương Mẹ, Thương Cả Nhân Sinh)

Viết về người Cha với hình ảnh của bầu trời rộng lớn trăng sao, của rừng già xanh mướt, của điệu hò còn vang-động cuối trời, anh đã để tình-cảm tình-cảm tràn-ngập yêu-thương thành-kính.
Anh viết về vợ, về con với những đề-tài tưởng như rất thường, rất nhỏ nhưng thơ anh biến các điều đó thành những gì trân-quý, đáng giữ-gìn.
Anh cũng viết về hình ảnh người đẹp mà ai cũng muốn có làm bạn đường:
                             Ta chết ngất, một thời em gái Huế
                             Thân mảnh mai, gò má đỏ hây hây
                             Nụ cười đó, mái tóc huyền rất mượt
                             Nay xa rồi, hình bóng vẫn đâu đây
                                                     (Dĩ Vãng Một Cuộc Tình)

Thơ Bạch Xuân Phẻ không than-van, rên-rỉ; không chán-chường, yếm-thế.
Anh dùng cả những dịp không may để giáo-dục con cái. Có lần, mắt anh bị đau phải băng một bên. Hai con trẻ tinh nghịch cùng băng mắt, thế là anh có cơ hội dạy con được cái kinh-nghiệm “Mắt Một Con Nhìn Đời”.
Bạch Xuân Phẻ có cái nhìn lạc-quan với cuộc đời. Hai câu thơ sau đây có thể được coi là đạt đạo:
                                    Trăm cay đắng, trăm ngậm ngùi
                            Thấy trong tuyệt vọng, niềm vui trọn đầy
                                                (Kiếp Phong Trần)

Bạch Xuân Phẻ viết nhiều về Đạo. Những bài thơ dù dưới đề-tài nào cũng chan-hòa ánh đạo vàng:
                             Ai nhỏ bé trước thiên-nhiên hùng vĩ?
                             Nhịp tim nào thổn thức trước ngàn sao
                             Và tiểu ngã chan hòa cùng đại ngã
                             Ôi hư không! em có nếm vô thường?
                                                    (Núi Rừng Bảo Pháp)

Người làm thơ thường hay viết về “em”. Bạch Xuân Phẻ cũng không tránh được điều này… Em với mái tóc của thơ và mộng trên những con đường  mùa xuân hoa nở đẹp  trong mơ. Nhưng dù đường Bắc, đường Nam, đường Đông, đường Tây em vẫn sẽ hạnh-phúc vì em có được cái tâm Bồ-Đề:
                            Con đường lớn em thong dong nhẹ bước
                            Mái tóc huyền lặng lẽ bỏ lại sau
                            Bồ Đề Tâm vun trồng vớt niềm đau
                            Đường hỷ lạc ai ung dung đang đến
                                    (Nụ Cười An Lạc)         

Anh không chỉ nhìn Đạo qua hình ảnh bề ngoài của một ngôi chùa, Bạch Xuân Phẻ ngộ được Đạo trong triết-lý thâm sâu mà không phải ai cũng được cái Duyên này.
Từ trong chùa nhìn ra, những bức tường vây quanh không che được cái chân trời rộng lớn trước mắt anh … Anh thấy vẻ đẹp của thiên-nhiên, thấy vẻ đẹp của Con Người, thấy vẻ đẹp của các tôn-giáo khác vì thế anh viết “Phật Chúa Trong Ta”,  anh viết lời ca-ngợi ca-tụng vị lãnh-đạo tinh-thần của Công Giáo: “Giáo Hoàng Mới, Hy Vọng Mới” (New Hope, New Pope)
Thơ anh còn là tiếng chuông đánh thức lương-tâm của nhân-loại:
                            In Phnom Penh, Cambodia
                            The early teenager girls
                            Trading their virginity for food
                            For their love ones to survive.
                                    (Phnom Penh)
hoặc:
                                    ……………………………….
                            The temperature reaches 110 degree Fahrenheit
                            A homeless woman
                            And her belongings
                            Try to take refuge
                            In an air-conditioned shopping mall
                            She was asked to leave.

                                    (The First World)

Điều lạ-lùng nơi Bạch Xuân Phẻ là không ai dạy anh làm thơ khi còn ở Việt Nam và sau khi sang Mỹ năm 15 tuổi. Anh tự học.

Ông nội anh có lần hô-hào người trong Làng cứu một chiếc thuyền bị nạn ngoài khơi. Khi thoát nạn,  người trên thuyền làm một  bài thơ tặng. Mẹ anh ru các con lớn lên bằng bài thơ ân-nghĩa đó… Có lẽ tình yêu người, sự tận-tụy và hy-sinh của gia-đình đã làm thơ anh phảng-phất cái Tình Đạo của Dân-Tộc
            Muốn thơ có thể vượt biên-giới tới những người khác chủng-tộc thì thơ ít nhất phải có tư-tưởng, hình ảnh, mầu sắc trong đó. Số người làm được thơ như thế không nhiều nhưng Bạch Xuân Phẻ có thể là một trong những người hiếm-hoi đó.

                         Viết tại trang Đào Trúc
                           mùa đông lạnh, đầu năm Giáp Ngọ

                          Nguyễn Hoàng Lãng Du.


Xin bấm vào đây để đọc thêm
Bài viết/giới thiệu về thơ Bạch Xuân Phẻ

How to order books / Cách mua sách.

Saturday, May 31, 2014

THAY LỜI TỰA


THAY LỜI TỰA

…, những giọt sương hằng ngày thấm dần vào tâm hồn của tác giả để kết thành tập thơ Tưởng Niệm và Tri Ân.
Trong cuộc sống, tiếp xúc, tư duy và cảm nhận giúp tác giả tràn đầy những cái đẹp nên thơ trong lòng mình với người và cảnh.  Tác giả còn yêu qúi những phút giây ấy như hơi thở và nụ cười để giữ lại thi phẩm của mình.
         Hồn thơ lai láng từ những chất liệu nuôi dưỡng và thương yêu qua tháng ngày sinh dưỡng của Cha Mẹ, nên tác giả đã xem tập thơ này như là món qùa qúi để dâng lên, để Tưởng Niệm và Tri Ân đến bốn ân lớn trong đời.
Tập thơ này còn có nét nghệ thuật đặt trưng với nét họa Thiền hình các danh nhân của Nguyên Giác - Phan Tấn Hải. Thêm vào đó, còn có thư pháp của Võ Việt Tuấn và Uyên Nguyên làm cho tập thơ thêm sinh động giữa tác giả, người tri ân và người đọc đang đàm đạo.
Tác giả đã bày tỏ hạnh hiếu không chỉ riêng đối với Cha Mẹ ruột mà Cha Mẹ bên vợ như nhau. Và nói lên niềm ước nguyện rộng lớn của người như chính lòng mình qua câu “… Ngàn thu vô tịch chơn thường Phật tâm”.
         Bạch Xuân Phẻ đến sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử Kim Quang cũng như bao nhiêu người khác, nhưng Anh lại khác với mọi người là tâm thơ quyện tỏa với tấm lòng thiết tha với thế hệ trẻ tương lai.
Tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ Tưởng Niệm và Tri Ân là món qùa tinh thần của Bạch Xuân Phẻ đến với quý độc giả.

Thích Thiện Duyên

How to order books / Cách mua sách.


Thursday, May 29, 2014

CHÂN LÝ SẼ MỞ TRÓI TA! - THE TRUTH WILL SET US FREE!

                                      The wicked peace - Photo by BXK

CHÂN LÝ SẼ MỞ TRÓI TA!

Khi lãnh đạo và những chính sách độc quyền trở thành hẹp hòi, ích kỷ
Nham hiểm, tráo trở, côn đồ hay lưu manh như chính quyền Xi Jinping/Trung Quốc hiện nay
Lửa cuồng nộ bùng cháy
Tức nước vỡ bờ, bạo động sẽ xẩy ra tràn khắp.
Cũng như dân oan hay kẻ sắp mất quyền tự chủ
Họ sẽ nổi dậy hay hy sinh thân mạng
Có kẻ hy hiến đời mình để giữ gìn tổ quốc
Có người lấy thân mình làm ngọn đuốc lương tâm
như Phật tử Lê Thị Tuyết Mai
Lửa đã cháy và máu đã hoà tan trong biển Đông nước Việt
Nhưng có một điều tôi biết
Tuổi trẻ ngày càng bừng tỉnh trước hiện tình đất nước
Họ đang chung vai để lo cho quốc gia dân tộc.
Bạo lực, lòng nham hiểm, tham sân si
Không bao giờ là giải pháp
Chỉ có tương kính, tương duyên, tương đồng
trên nền tảng hiểu biết, thương yêu, hoà bình
mới có thể xoa dịu những cơn phẫn nộ
và là chất liệu mang ấm no và hạnh phúc cho mình và người
Thể chế rồi cũng mai một
Chỉ có chân lý, công bằng, tánh giác mới vĩnh hằng.
Như vết dầu loang,
Hoà bình thế giới bắt đầu từ sự hoà bình của tự tâm.

THE TRUTH WILL SET US FREE!

When leadership and policy monopoly serve the narrow and selfish interests 
Of perfidious and knavish thugs and hoodlums like the current Xi Jinping's administration.
Fires of rage will roar.
Like the straw that broke the camel's back, violence will break out everywhere 
Defenseless citizens and citizens who are about to lose their autonomy 
Will rise up or even sacrifice their lives 
In order to guard and preserve their nation 
And those who self-immolated to serve as a torch of conscience.
Such as the recent Buddhist layperson, Le Thi Tuyet Mai,
The fire was burning and blood was dissolving in the vast East Sea of Vietnam.
But one thing I know for sure:
The Vietnamese youth is being awakened up, recognizing their country's conditions.
Shoulder to shoulder, they will  protect their homeland.
Violence, duplicity, greed, anger and lust
Never are solutions. 
Only through mutual respect, interdependence and mutual tolerance and cooperation
On the basis of understanding, compassion and peace
will the wrath be appeased.
These are the foundation of prosperity and happiness for ourselves and for others.
All institutions and governments will disappear
Only truth, justice, and a new sense of eternal nature will be intact.
Just like oil spreading 
World peace begins with personal peace of body and mind. It starts from within.

Tuesday, May 27, 2014

GIỚI THIỆU - AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life: A Vision of Poems for West and East


INTRODUCTION

Phe X. Bach is the living reflection of the Bodhisattva, in both his daily life, and in his poetry. In life, he is an unassuming man. He meets with others socially: his face eager with anticipation to interact with them, his smile encouraging to others, and his hug a warm welcome to them.
When Phe lectures or teaches, his topic is often Buddhism.  He lets others know about the basics of Buddhism, as well as the importance of leadership, and the value of a lifelong education.  Phe actively educates in his high school teaching job, as well as in his guidance of young Buddhist students, and in his lectures to adults in the community.
The poems you will discover in this book reflect the Phe I know in the world.  He bases his life on the principles of Buddhism.  He follows the example of Buddhist leaders, in his everyday experience.  He explains Buddhist principles to others, at their levels of understanding.  He writes poetry based on Buddhism, as well.  Even the proceeds of this book go toward the furtherance of Buddhist practice and education.
The poetry reflects Phe’s background in the Vietnamese culture. Many poems describe aspects of his family, and of his hometown in Vietnam. Several compare and contrast the virtues and the vices of both cultures. Phe particularly describes, with exquisite visual imagery in words, his impressions of the two cultures in which he has developed.
The poems reflect Phe’s encounters with himself within nature.  Phe lets us picture his world through his words.  We see the impermanence of floating clouds, the perfection of a dewdrop, the vision of the full moon. We see the forest, in its unsullied natural condition, and after humankind has left it less beautiful.
Phe shows us, through his poems, the worldview of the Bodhisattva: one who rejects the calm of nirvana, in order to assist other people to discover Buddhism in this world.  Phe particularly emphasizes his distaste of our societies, both East and West, as we toss garbage into our environment.  He compares that to the way in which our corporate society treats individuals as garbage, as well.  His abhorrence of this practice is evident, which goes along with his personal development of karuna, or compassion.
At the same time, Phe is not exclusive in his attitude.  To a Buddhist, he is a member of the sangha.  To a Hindu, he is a householder yogi.  To a Christian, he is a loving and compassionate individual.  To a secular humanist, he is a sensitive man.  These poems can be read by people of any religious persuasion.  Only a few poems will be incomprehensible, due to their emphasis on more advanced Buddhism.
Enjoy these poems!  They reveal in delicate, visual and tactile imagery the simple but full life of a loving and compassionate man—a man who values family, nature, community, and a desire for unity with life’s source.  By savoring these poems you, too, will appreciate your world more fully!

Helen Alexander, Sacramento, CA

GIỚI THIỆU
(tạm chuyển ngữ, Diệu Tánh)

Bạch Xuân Phẻ, là sự phản chiếu thực tiễn của trái tim Bồ Tát, được thể hiện qua nếp sống và trong thơ văn của anh. Trong xã hội, anh là một người khiêm tốn; Anh thường gặp gỡ và giao thiệp với mọi người; tấm lòng thiết tha của anh được cùng họ chuyện trò, trao đổi; nụ cười của anh là sự khuyến tấn họ; dành cho họ sự thân thiện mật thiết khi đến với nhau…
Anh thường chọn những đề tài liên quan đến Phật Giáo để giảng dạy và hướng dẫn. Anh muốn giúp họ hiểu về nền tảng căn bản của đạo Phật, bên cạnh đó, anh còn giúp mọi người hiểu về chiều hướng lãnh đạo và giá trị của sự giáo dục.  Ngoài sự năng động trong công việc rèn luyện và giáo dục học sinh ở trường trung học có kiến thức cao rộng; anh còn hướng dẫn các đoàn sinh Gia Đình Phật Tử; và giảng dạy cho cộng đồng bên ngoài…
Những khúc thơ bạn sẽ đón đọc trong tập thơ này phản ảnh qua con người của Phẻ. Anh dựa trên nguyên lý của đạo Phật để xây dựng đời sống tâm linh và đi theo con đường của các vị tiền bối và chư vị thiện tri thức Phật giáo.  Anh luôn tận tình chú giải cho mọi người hiểu về tôn chỉ của đạo Phật tùy theo trình độ của mỗi người.  Thơ anh viết cũng dựa vào khía cạnh của Phật giáo.  Và sự lợi nhuận của tập thơ này, anh đi sâu hơn nữa, đó là chút đóng góp tịnh tài để giúp mọi người, nhất là giới trẻ bước tiến xa hơn sự huân tập và hành trì trong đạo Phật…
Lối thơ của Phẻ phản ảnh qua nguồn cội của anh.  Anh diễn đạt qua nhiều khía cạnh sống của gia đình anh và quê hương thân yêu của mình.  Anh so sánh, những tương đồng và tương phản về đạo đức con người và những suy đồi truỵ lạc của hai nền văn hóa.  Anh khéo mô tả những hình ảnh rất cụ thể và rõ rệt bằng ngôn từ trong sáng; những ấn tượng của anh về hai nền văn hóa mà anh đã khai triển…
Những khúc thơ này, như là sự hạnh ngộ của tâm hồn anh cùng với thiên nhiên. Anh vẽ cho chúng ta một bức tranh để chúng ta tự mường tượng thế giới của anh qua lời thơ anh viết, như sự vô thường của những áng mây; sự hình thành của hạt sương; sức tưởng về vầng trăng toàn bích.  Chúng ta có thể hình dung rằng núi rừng vốn dĩ thiên nhiên tạo, không một vết nhơ, và sau khi loài người đến với nó, ra đi với nó, nó lại ít đẹp hơn…
Phẻ vạch cho chúng ta thấy được thế giới của Bồ Tát qua những dòng thơ của anh đơn thuần của anh, ví như các Bồ Tát đã không chịu vào Niết Bàn để có thể len lõi trong cuộc đời cứu độ chúng sanh.  Anh chẳng lấy làm thú vị; ngược lại anh nhận thấy xã hội doanh nghiệp đương thời từ Đông sang Tây có quá nhiều ô nhiễm về môi sinh; và đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Từ những bằng chứng ghê sợ đó, song song với sự hành trì hạnh từ bi của anh, đã đem lại sự lợi lạc cho chính anh và cho nhân loại xung quanh anh; đó là bước chân, là hạnh nguyện của Bồ tát không chịu vào Niết bàn để cứu độ chúng sanh.
Tuy nhiên, anh đã không xa rời với thế gian pháp.  Với tín đồ Phật giáo, anh là một Phật tử thuần thành; với Ấn Độ giáo, anh là người yogi tuyệt vời; với Thiên Chúa giáo, anh là một người đầy lòng nhân ái; với thế gian, anh là một người nhạy cảm, từ bi.  Cho nên, bất kỳ ai, cũng có thể hòa đồng được với những khúc thơ anh viết. Chỉ đâu đó, vài đoản thơ, anh đưa ta vào chiều sâu của Phật giáo để ca ngợi những vị lãnh đạo Phật giáo đã công phu hành trì cứu độ chúng sanh trong thế giới này.
Mời bạn đón đọc những khúc thơ đượm đầy chất vị quê hương, chút thanh nhã qua cái nhìn phóng khoáng, với tình thương và lòng nhân ái của Phẻ; một con người, hiền hòa, yêu thương nhân loại; trân quý nền tảng gia đình, đồng cảm với thiên nhiên, giúp đỡ cộng đồng, và ước mong sự đoàn kết trong cuộc đời này.  Đọc qua những khúc thơ này, bạn, cũng sẽ đồng cảm và tri ân hơn thế giới của riêng bạn….

Sunday, May 25, 2014

NHỮNG BÀI THƠ NÚI SÔNG RÉO GỌI



HÀO KHÍ NỮ NHI

Hồn Chí Sĩ quật mồ trổi dậy
Khí hùng anh nghi ngút biển trời
Đây lời hịch- âm vang còn đấy
Đó gươm thiêng- ánh thép còn ngời
"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"
Phận nữ nhi đâu nhục chí..phơi
Chị em ta- ngẫng đầu kiêu hãnh
Há khép mình trong tiếng..à ơi!

Sông Song


KHÚC CA CUỒNG-NỘ --- SONG OF FURY

Em hát lên bài trường ca phẫn-nộ.
Nét dịu-dàng chợt biến mất trong em.
Đóa hoa máu từ trời xa nở rộ,
Phương đông hồng còn lại những đêm đen.
Em cứ hát cho hồn anh bốc lửa.
Giận xé trời thành sấm chớp trên cao.
Em hát xong, xin hát thêm lần nữa.
Cho ruộng đồng, sỏi đá phải xôn xao.
Chị viết đi, bài thơ hùng giữ nước,
Hàng trăm năm vùng dậy chí chưa sờn.
Chúng ta bước theo cha anh thuở trước
Khi lên đường lấy máu giữ giang-sơn.
Mẹ ru con giữa một trời giông-tố,
Mây Trường-Sa mang nặng những u-sầu.
“À ơi con! Cha đi không khiếp-sợ
Hình bóng người in dấu rõ ngàn sau”
Đường Tổ-Quốc hôm nay như nhuộm máu
Chân ta đi nộ-khí mãi không chùn,
Mang ý-chí đương đầu quân tàn-bạo.
Trăm lần rồi lũ giặc đã tan hoang

Nguyễn Hoàng Lãng Du

English translation by J B Ho

Song Of Fury
For beloved Spratly Islands (Trường-Sa)

You sing this long song of fury,
And you lose your charming tone suddenly.
From the far sky, a blood flower blossoms,
Over the rosy East, only a black night comes.
Sing, so that my soul is set on fire,
That your anger’s lightening tears the sky.
When your song ends, sing it once more
To set fields and stones in an uproar.
Write, sister, the heroic poem of patriotism,
Centuries of struggle have not frayed our nerves.
In our ancestors’ footsteps let’s follow,
And use our blood to defend our country now.
Mother sings lullabies in the mid of storms,
Spratly’s clouds are laden with melancholy.
“Go to sleep, baby, your father will not be intimidated,
His memories will stand tall for centuries.”
Blood soaks today the path of our Fatherland,
In our march of rage, we will never relent.
Our strong Will shall counter brutal hordes,
So many times, we’ve shattered invading forces.
Nguyễn Hoàng Lãng Du

(English translation by J B Ho)


Bão Thổi Lên Rồi
- Viết, vì Cộng Tàu tiếm danh tiếm vị quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Viết, cất lên tiếng nói biểu tình phản kháng của người Việt Nam tại Sài Gòn, Hà Nội ở trong nước, và nhiều nơi ở ngoài nước.
- Viết, như lời hịch, báo cho Tàu Cộng, hoặc bất cứ ai mang mộng xâm lăng.

Bão thổi lên rồi
Này thanh niên, sinh viên, học sinh
Bão thổi lên rồi
Này dân tộc Việt Nam hùng anh
Giòng giống Lạc Hồng
Năm ngàn năm Văn Hiến
Rợp bóng cờ bay
Hồn thiêng khói quyện
Non nước Việt Nam
Vùng biển, vùng trời
Thung lũng, đồng sâu, rừng thẳm, núi đồi
Tấc đất chất chồng máu xương lịch sử
Từ Quảng Ninh, ngược lên Việt Bắc
Từ Bản Giốc, thẳng tắp xuôi Nam
Từ Trường Sơn ra tới Biển Đông
Gĩn giữ muôn đời, là sông là núi
Bão thổi lên rồi
Này thanh niên, sinh viên, học sinh
Bão thổi lên rồi
Này con dân tổ quốc Việt Nam
Ta bảo vệ Trường Sa
Ta bảo vệ Hoàng Sa
Dưới đất, trên không, hải đảo, sơn hà
Là xương là máu, bao thế hệ Ông Cha
Không một thế lực nào mạo xưng cưỡng chiếm
Ai bá quyền xâm thực
Ta nhất tề phản kháng
Ai ngang tàn hống hách
Ta đánh đuổi không tha
Ai tôn trọng chủ quyền
Ta giao kết thái hòa
Đó là tiếng hịch muôn đời
Không bao giờ thay đổi
Bão thổi lên rồi
Này thanh niên, sinh viên, học sinh
Bão thổi lên rồi
Này con dân tổ quốc Việt Nam
Bất khuất, kiên cường, son sắt, đan thanh
Tiếp nối huy hoàng trang sử hùng anh
Giòng giống Lạc Hồng, non nước ngàn năm
Ngạo nghễ, ngẩng đầu, dõng dạc, tiến lên
Không phản bội ông cha
Không bao giờ khuất phục
Chết, chết vinh, không bao giờ sống nhục
Khí, khí hùng, không nhắm mắt, khoanh tay
Từ ngàn xưa đến mãi hôm nay
Từ hôm nay đến mãi ngàn sau
Giòng giống Lạc Hồng
Đất nước Vua Hùng
Không thuở nào phai.

Tháng 12 – 2007
Giang Mặc Tử

Mâm Cỗ Cuối Năm
Trời Mê-Linh một chiều chiêng-trống giục,
Cùng ba-quân tuốt kiếm lên đường. (1)
Tội chiến-sĩ dặm đường xa khổ-cực,
Mẹ hiền-từ dâng bánh ngọt yêu-thương. (2)
Thân làm tướng một đi không trở lại,
Mượn giòng sông khi gãy cánh Lạc-Hồng. (3)
Đọt nắng úa chiều hôm rơi cuối bãi,
Mẹ ngậm-ngùi trăm bánh thả trôi sông. (4)
Rừng huyền-sử thần về trong giấc mộng,
Mùa Xuân tươi hoa đạo nở trên ngàn,
Cung-điện ngọc: Gã nghèo vui cuộc sống,
Bánh vuông tròn theo vận nước gian-nan. (5)
Đây rượu nóng ta kính Người một chén,
Đường chiến-chinh ngàn dặm vó-câu buồn.
Mai trở lại máu hồng vương lưỡi kiếm,
Sông-núi mừng Người đi giữ quê-hương.
Nhớ một thưở Hùm Thiêng trong tử ngục,
Xót-xa đau vang tiếng rống gọi rừng,
Con dao nhọn xóa tan đời ngang-dọc,
Lệ Mẹ buồn rơi ướt đẫm bánh chưng. (6)
Giữa trời đất lập đàn chay cứu khổ,
Làm thiền sư gõ mõ động đêm trường.
Đây bánh, rượu, yên, cương, và kiếm cổ,
Ta cúng người không để nhục quê-hương.

Dã-Tràng Biển Đông

1,2. Hai Bà Trưng
3. Một bà lão dâng bánh trái cho lính của hai Bà
4. Huyền-thoại sự-tích bánh trôi. Bà lão bỏ bánh vào giòng sông Hát sau khi hai Bà trầm mình
5. Huyền-thoại sự-tích bánh dầy, bánh chưng
6. Trần Văn Thái tự-vẫn sau khi thấy con dao nhỏ được giấu kín chung với bánh chưng mà mẹ gởi cho ông. Hiểu ý mẹ không muốn con bị chết vì tay địch nên ông đã tự kết  liễu đời mình.