Tuesday, May 27, 2014

GIỚI THIỆU - AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life: A Vision of Poems for West and East


INTRODUCTION

Phe X. Bach is the living reflection of the Bodhisattva, in both his daily life, and in his poetry. In life, he is an unassuming man. He meets with others socially: his face eager with anticipation to interact with them, his smile encouraging to others, and his hug a warm welcome to them.
When Phe lectures or teaches, his topic is often Buddhism.  He lets others know about the basics of Buddhism, as well as the importance of leadership, and the value of a lifelong education.  Phe actively educates in his high school teaching job, as well as in his guidance of young Buddhist students, and in his lectures to adults in the community.
The poems you will discover in this book reflect the Phe I know in the world.  He bases his life on the principles of Buddhism.  He follows the example of Buddhist leaders, in his everyday experience.  He explains Buddhist principles to others, at their levels of understanding.  He writes poetry based on Buddhism, as well.  Even the proceeds of this book go toward the furtherance of Buddhist practice and education.
The poetry reflects Phe’s background in the Vietnamese culture. Many poems describe aspects of his family, and of his hometown in Vietnam. Several compare and contrast the virtues and the vices of both cultures. Phe particularly describes, with exquisite visual imagery in words, his impressions of the two cultures in which he has developed.
The poems reflect Phe’s encounters with himself within nature.  Phe lets us picture his world through his words.  We see the impermanence of floating clouds, the perfection of a dewdrop, the vision of the full moon. We see the forest, in its unsullied natural condition, and after humankind has left it less beautiful.
Phe shows us, through his poems, the worldview of the Bodhisattva: one who rejects the calm of nirvana, in order to assist other people to discover Buddhism in this world.  Phe particularly emphasizes his distaste of our societies, both East and West, as we toss garbage into our environment.  He compares that to the way in which our corporate society treats individuals as garbage, as well.  His abhorrence of this practice is evident, which goes along with his personal development of karuna, or compassion.
At the same time, Phe is not exclusive in his attitude.  To a Buddhist, he is a member of the sangha.  To a Hindu, he is a householder yogi.  To a Christian, he is a loving and compassionate individual.  To a secular humanist, he is a sensitive man.  These poems can be read by people of any religious persuasion.  Only a few poems will be incomprehensible, due to their emphasis on more advanced Buddhism.
Enjoy these poems!  They reveal in delicate, visual and tactile imagery the simple but full life of a loving and compassionate man—a man who values family, nature, community, and a desire for unity with life’s source.  By savoring these poems you, too, will appreciate your world more fully!

Helen Alexander, Sacramento, CA

GIỚI THIỆU
(tạm chuyển ngữ, Diệu Tánh)

Bạch Xuân Phẻ, là sự phản chiếu thực tiễn của trái tim Bồ Tát, được thể hiện qua nếp sống và trong thơ văn của anh. Trong xã hội, anh là một người khiêm tốn; Anh thường gặp gỡ và giao thiệp với mọi người; tấm lòng thiết tha của anh được cùng họ chuyện trò, trao đổi; nụ cười của anh là sự khuyến tấn họ; dành cho họ sự thân thiện mật thiết khi đến với nhau…
Anh thường chọn những đề tài liên quan đến Phật Giáo để giảng dạy và hướng dẫn. Anh muốn giúp họ hiểu về nền tảng căn bản của đạo Phật, bên cạnh đó, anh còn giúp mọi người hiểu về chiều hướng lãnh đạo và giá trị của sự giáo dục.  Ngoài sự năng động trong công việc rèn luyện và giáo dục học sinh ở trường trung học có kiến thức cao rộng; anh còn hướng dẫn các đoàn sinh Gia Đình Phật Tử; và giảng dạy cho cộng đồng bên ngoài…
Những khúc thơ bạn sẽ đón đọc trong tập thơ này phản ảnh qua con người của Phẻ. Anh dựa trên nguyên lý của đạo Phật để xây dựng đời sống tâm linh và đi theo con đường của các vị tiền bối và chư vị thiện tri thức Phật giáo.  Anh luôn tận tình chú giải cho mọi người hiểu về tôn chỉ của đạo Phật tùy theo trình độ của mỗi người.  Thơ anh viết cũng dựa vào khía cạnh của Phật giáo.  Và sự lợi nhuận của tập thơ này, anh đi sâu hơn nữa, đó là chút đóng góp tịnh tài để giúp mọi người, nhất là giới trẻ bước tiến xa hơn sự huân tập và hành trì trong đạo Phật…
Lối thơ của Phẻ phản ảnh qua nguồn cội của anh.  Anh diễn đạt qua nhiều khía cạnh sống của gia đình anh và quê hương thân yêu của mình.  Anh so sánh, những tương đồng và tương phản về đạo đức con người và những suy đồi truỵ lạc của hai nền văn hóa.  Anh khéo mô tả những hình ảnh rất cụ thể và rõ rệt bằng ngôn từ trong sáng; những ấn tượng của anh về hai nền văn hóa mà anh đã khai triển…
Những khúc thơ này, như là sự hạnh ngộ của tâm hồn anh cùng với thiên nhiên. Anh vẽ cho chúng ta một bức tranh để chúng ta tự mường tượng thế giới của anh qua lời thơ anh viết, như sự vô thường của những áng mây; sự hình thành của hạt sương; sức tưởng về vầng trăng toàn bích.  Chúng ta có thể hình dung rằng núi rừng vốn dĩ thiên nhiên tạo, không một vết nhơ, và sau khi loài người đến với nó, ra đi với nó, nó lại ít đẹp hơn…
Phẻ vạch cho chúng ta thấy được thế giới của Bồ Tát qua những dòng thơ của anh đơn thuần của anh, ví như các Bồ Tát đã không chịu vào Niết Bàn để có thể len lõi trong cuộc đời cứu độ chúng sanh.  Anh chẳng lấy làm thú vị; ngược lại anh nhận thấy xã hội doanh nghiệp đương thời từ Đông sang Tây có quá nhiều ô nhiễm về môi sinh; và đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Từ những bằng chứng ghê sợ đó, song song với sự hành trì hạnh từ bi của anh, đã đem lại sự lợi lạc cho chính anh và cho nhân loại xung quanh anh; đó là bước chân, là hạnh nguyện của Bồ tát không chịu vào Niết bàn để cứu độ chúng sanh.
Tuy nhiên, anh đã không xa rời với thế gian pháp.  Với tín đồ Phật giáo, anh là một Phật tử thuần thành; với Ấn Độ giáo, anh là người yogi tuyệt vời; với Thiên Chúa giáo, anh là một người đầy lòng nhân ái; với thế gian, anh là một người nhạy cảm, từ bi.  Cho nên, bất kỳ ai, cũng có thể hòa đồng được với những khúc thơ anh viết. Chỉ đâu đó, vài đoản thơ, anh đưa ta vào chiều sâu của Phật giáo để ca ngợi những vị lãnh đạo Phật giáo đã công phu hành trì cứu độ chúng sanh trong thế giới này.
Mời bạn đón đọc những khúc thơ đượm đầy chất vị quê hương, chút thanh nhã qua cái nhìn phóng khoáng, với tình thương và lòng nhân ái của Phẻ; một con người, hiền hòa, yêu thương nhân loại; trân quý nền tảng gia đình, đồng cảm với thiên nhiên, giúp đỡ cộng đồng, và ước mong sự đoàn kết trong cuộc đời này.  Đọc qua những khúc thơ này, bạn, cũng sẽ đồng cảm và tri ân hơn thế giới của riêng bạn….

No comments:

Post a Comment