Wednesday, April 25, 2018

VỀ THĂM LỊCH SỬ - Trần Trung Đạo

Sách mới nhất của nhà văn Trần Trung Đạo. Thiết kế - Uyên Nguyên

VỀ THĂM LỊCH SỬ  

Anh sẽ đưa em về thăm Hà Nội 
Cả đời anh chưa được một lần qua 
Mộng Hồ Gươm vằng vặc bóng trăng tà 
Sâu thăm thẳm như lòng anh nhớ nước 

Hỡi chiếc cọc Bạch Đằng Giang thuở trước 
Hãy chờ tôi đừng vội cuốn ra khơi 
Những rong rêu thành quách của muôn đời 
Xin cố đứng dù trời đang nổi gió 

Ta sẽ tới thăm khu Trường Giảng Võ 
Tìm chiếc nỏ thần lưu lạc của Thục Vương 
Đâu Mỵ Châu lông ngỗng trắng ven đường 
Đâu Trọng Thủy tìm người thương muôn dặm 

Ta sẽ ghé bến Bình Than một bận 
Nơi ngày xưa ai bóp nát quả cam vàng 
Trần Khánh Dư xuôi ngược chiếc thuyền than 
Trần Thủ Độ đầu chưa rơi xuống đất 

Em sẽ nhớ bao nhiêu người đã khuất 
Nhớ Chương Dương mơ Vạn Kiếp, Thiên Trường 
Có phải nơi nầy Trần Bình Trọng đầu rơi 
Thà làm quỉ hơn làm vương đất bắc 

Ta sẽ đợi bên bờ sông Thiên Mạc 
Nhìn xa xa lửa dậy đất Thăng Long 
Hưng Đạo Vương vung kiếm chỉ vào sông: 
"Dẫu thịt nát thây phơi ngoài nội cỏ" 

Em sẽ thấy gò Đống Đa còn đó 
Nấm mồ hoang của hàng vạn quân Thanh 
Vua Quang Trung oai dũng tiến vào thành 
Chiếc áo ngự còn vương mùi khói súng 

Ta sẽ đến Lam Sơn tìm dấu chứng 
Nơi ngày xưa Nguyễn Trãi viết Bình Ngô 
Rừng Chí Linh ai giả mặc long bào 
Để được chết thay vua và thay nước 

Anh sẽ đưa em đi dọc bờ sông Hát 
Nơi nào đây Trưng Trắc đã trầm thân 
Vẫn thấy lòng đau dù đã mấy nghìn năm 
Vẫn tha thiết như nhớ người chị cả 

Anh sẽ đưa em về qua Hưng Hóa 
Ghé Phong Châu quì trước điện Vua Hùng 
Dẫu lạc loài nơi cuối bể đầu non 
Hồn con vẫn là hồn muôn năm cũ 

Mỗi chiếc lá như còn nghe hơi thở 
Mỗi cành cây như có một linh hồn 
Ta sẽ về sống lại một lần thôi 
Em sẽ khóc như chưa hề được khóc 

Ta sẽ viếng đường Cổ Ngư bóng mát 
Những chuyện tình đẹp nhất khởi từ đây 
Nắng dịu dàng soi mặt nước Hồ Tây 
Xin một chút hong khô màu mắt biếc 

Ôi Lịch sử, một vầng trăng diễm tuyệt 
Sáng trong anh nét đẹp của muôn đời.

Trần Trung Đạo


Monday, April 23, 2018

Khi Con Chim Thôi Hót - When The Birds Stop Singing

Ảnh Internet

Khi Con Chim Thôi Hót
Khi con chim thôi hót.
Khi con bướm, con ong không còn nữa.
Khi núi rừng trơ trụi.
Khi ao hồ khô cạn.
Khi cá chết nổi lều bều.
Khi không khí đen ngòm lá phổi.
Thì bạn có ngồi trong cung vàng điện ngọc.
Bên cạnh một đống đô-la.
Thì cũng chỉ ngồi trong địa ngục.
Vậy tôi xin bạn,
Bỏ bớt đô-la để lo cho trái đất này trong sạch.
Khi con chim thôi hót.
Khi vợ chồng không còn nói với nhau những lời dịu ngọt.
Mà bằng tranh luận chợ đời.
Khi bạn bè không còn nhìn nhau bằng tấm lòng huynh đệ.
Mà bằng nhãn quan chính trị.
Khi quần chúng gặp nhau,
Phải dò xét xem có cùng chính kiến.
Thì thế giới này sẽ là bãi chiến trường.
Khi bạn bênh Ô. Trump, 
Coi chừng mất việc và là người kỳ thị. 
Khi bạn ủng hộ Clinton, Obama,
Coi chừng người ta sẽ nói bạn là quân bán nước hay khuynh tả.
Ôi  sự chia rẽ thật kinh hoàng, kỳ lạ! 
Khi con chim thôi hót.
Rồi chỉ còn tranh giành quyền lực.
Vì quyền lực đẻ ra hạnh phúc,
Và đẻ ra vô số bạc tiền.
Khi con chim thôi hót,
Khi bé thơ không còn thích đuổi chuồn chuồn, bắt bướm.
Mà chỉ thích chơi games.
Những trò chơi chém giết rất hồn nhiên,
Rồi có thể đánh bom tự sát.  
Khi con chim thôi hót.
Con nai không nước uống.
Con suối nhỏ cũng u buồn.
Thì mạng sống của suối cũng có ngày chấm dứt.
Khi con chim thôi hót. 
Thế giới này chỉ còn nhạc Rock , Football và Sex
Những cô gái hở hang có thân hình gợi dục,
Được tôn thờ như  “thánh nữ” thời xưa.
Hình ảnh gửi đi được triệu triệu người thèm khát. 
Đó là thứ “tôn giáo” của thời kỳ điện tử.
Loại  “tôn giáo” hái ra tiền bạc.
Đạo đức, tâm linh rồi thành món hàng xa xỉ.
Là đồ trưng ở viện bảo tàng.
Khi con chim thôi hót.
Thì software  là bộ óc tinh khôn.
Con người ra, chỉ những xác không hồn. 
Như chiếc máy và chỉ cần bấm nút. 
Khi con chim thôi hót,
Tất cả vũ khí rồi sẽ phải tàng hình.
Những robot rồi sẽ thay người lái.
Để bom đạn dội xuống  mà không ai hay biết. 
Lúc đó bạn và tôi sẽ chết,
Chết như mơ và chết thật tình cờ! (1)
Khi con chim thôi hót,
Những đóa hồng rồi cũng héo tàn.
Hoa hướng dương cũng chẳng buồn than khóc.
Xe vận tải kia rồi thành phương tiện giết người. 
Khi con chim thôi hót.
Sống cho mình và chẳng biết có ai.
Con người ra rồi sẽ thành cỗ máy. 
Máy làm tình và máy giết người thôi.
Khi con chim thôi hót,
Mà bạn nói ra những lời đạo đức.
Coi chừng người ta sẽ nói bạn là quân đạo đức giả.
Cho nên tốt hơn chúng ta im lặng. 
Khi con chim thôi hót,
Thì nguyện cầu cũng chỉ là vô ích.
Vì nguyện cầu xong rồi ra ngồi ăn nhậu.
Thêm hung hăng, thêm can đảm giết người.
Khi con chim thôi hót.
Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ mất đi một nửa. 
Nhiều thành phố sẽ chìm sâu xuống biển.
Như Jakarta, New Delhi, Florida và nhiều nơi khác.
Những ông bà tỷ phú đâu chịu thiệt? 
Sẽ mua nhà, xây dinh thự ở Hỏa Tinh.
Để kẻ nghèo sống ở đây chờ chết.
Khi con chim thôi hót,
Dù tỉ tỉ người cầu xin tha thiết.
Và cho dù “Đấng Cứu Thế” xuống đây. 
Thì trái đất cũng chỉ là địa ngục.

Đào Văn Bình
(Trích trong Kinh Hạnh Phúc sắp xuất bản)
(1)   Lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
 When The Birds Stop Singing

(Translated by Nguyên Giác)

When the birds stop singing
When the butterflies and the bees disappear
When the mountains and forests became barren
When the lakes and ponds dry up
When the dead fish float about  
When the air blackens the lungs
you will see you are sitting in a hell
despite you are sitting next to piles of dollars
in a golden palace or a jewel castle
Hence I ask you
to give some dollars to help clean the earth    
When the birds stop singing
When the husband and wife bicker at each other
with abusive words, not sweet words.
When the friends start seeing at one another
through the political eyes, not with brotherly kindness
and when the people gather
and have to guard against other political views
the world becomes a battleground.     
When you defend Trump
you would lose your job and be called a racist.
When you support Clinton and Obama
You would be called a traitor or a leftist.
Oh, the political division of people is so weird and terrible. 
When the birds stop singing
people begin to compete to win the power
that will give them happiness
and lots and lots of money.  
When the birds stop singing
then the kids hate to run after dragonflies and butterflies
Instead, they will addict to play the games
whose scenes are full of innocent killings
where they could wear suicide-bomb vests.
When the birds stop singing
and the deer have no water to drink
the small creek turns sad
 its life is going to end.   
When the birds stop singing
the world still has only the Rock music, Football and Sex.
With skimpy clothing and sexy bodies
the girls are worshipped as the ancient “holy ladies.”
Millions of people are hungry for their images.
That is the religion in the electronic age,
a kind of religion that makes lots of money.     
Becoming unneeded goods
morality and spirituality will be exhibited only in museums.
When the birds stop singing
the software will be the smart brains
and humans will be lifeless corpses
- just like the machines that will move when the buttons are pressed.  
When the birds stop singing
all weapons have to be invisible
and the robots will replaces the pilots
- thus, nobody would see the dropping bombs
Then you and I will die
just like dying in a dream, very abruptly.  
When the birds stop singing
the roses will wither soon
the sunflowers won’t bother to cry
the trucks will become the killing machine.
When the birds stop singing
people live for themselves, care not for others
and become the machines
- the machines that fulfill their sexual fantasies and kill enemies.
When the birds stop singing
you will want to be silent
Beware that you will be called a hypocrite
if you say moral words.
When the birds stop singing
prayers are useless
After the praying sessions, people get drunk
and will be more aggressive for the next killing action.
When the birds stop singing
half of the Mekong River will disappear
many cities will dip in the ocean water
- Jakarta, New Delhi, parts of Florida, and many others.
Moving to a safe place
the billionaires will buy mansions in Mars
The poor have to live here, waiting for death.
When the birds stop singing
despite billions of humans pray intensely
and even if the Savior comes here
the Earth will be just a hell.


(Excerpt from ‘The Discourse of Happiness’  to be published soon.)

Sunday, April 22, 2018

Tiếng Việt Ở Đâu Mà Ra? - Nguyễn Hy Vọng

Tiếng Việt Ở Đâu Mà Ra?

Nhà ngữ học Logan đã tìm gia phả cho tiếng Việt từ năm 1859 và viết rằng: "The vernacular Annamese language, though full of Chinese idioms, belonged to thế same family as the Mon in Burma" (Mon-Annam formation, pp 152-183, Journal of the Indian Archipelago N.S / vol. iii, 1859).
Vậy thì Mon là gì? Họ còn có tên là Môn, Mòn, Rmon, Rman. Mon là tiếng nói của dân Mòn bên Miến Điện. Chừng hơn 1 triệu người Mòn ở vùng miền biển và núi phía Dông Nam Rangoon cách 150 km. Từ ngàn xưa dân này ở khắp nước Miến Điện khi người Miến xưa đang còn ở miền Tây Nam đất Tàu bây giờ.

Họ khá văn mình và đã có chữ viết từ 1400 năm qua. Tiếng Mon và chữ Mon đã góp phần xây dựng lên tiếng Miến và chữ Miến nên đã ảnh hưởng nhiều và lâu bền vào văn hoá và ngôn ngữ của Miến Điện, Kampuchia và Thái Lan nữa. Nhưng người Mon hiện nay đã bị mất nước! 
Hồi xưa họ ở khắp cả Miến Điện và cả một phần đất Thái Lan. Sau hơn ngàn năm kèn cựa với Miến và Thái, họ đã mất hết đất nhưng họ vẫn hơn về phương diện văn hoá và ngôn ngữ và cả hai dân tộc Thái và Miến đều phải công nhận phần đóng góp lớn của dân Mòn cho tiếng nói của họ, và họ không ngớt nhắc nhở đến trong các sáng tác văn hoá. 
Nếu bạn có sang thăm Thái Lan hay Miến Điện, bạn sẽ thấy hàng trăm đền đài xưa của người Mon lập ra mà được người Thái và Miến tu bổ để tiếp tục thờ, cũng như di tích hàng trăm bia đá có khắc chữ Mòn xưa, bằng chứng hùng hồn về nét chung cùng văn hoá và nếp sống văn tự và ngôn ngữ giữa ba dân tộc Mon-Miến-Thái.
Về phần Khmer và Mon thì hai dân ấy quá giống nhau về tiếng nói nên xem như hai anh em, các nhà ngữ học gọi chung là Mon Khmer, không tách rời ra được, cũng như giữa Mường và Việt vậy đó.
Viêt Nam ta bị Tàu lấn lướt đã trên 2000 năm nên dấu vết ảnh hưởng của Mon gần như khó thấy, nhưng thật ra tiếng Việt, qua tiếng Mường, quá giống với tiếng Mon Khmer, nên các nhà ngữ học nhất quyết ghép nó vào gia đình Mon Khmer dù cho phần đông người Việt không biết Mon Khmer là cái quái gì? Mặc dù hiện nay tiếng Mòn được xem như là tiếng gốc gác của vùng ngôn ngữ Đông Nam Á, không một dân tộc, sắc dân hay bộ lạc nào mà tiếng nói lại không có pha trộn ít nhiều tiếng Mon vào!
Việt Nam nằm trong vùng trái độn là bán đảo Indo-China giữa hai khối người khổng lồ là Tàu và Ấn Độ nên từ rất xưa đã chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hoá và ngôn ngữ ấy. Nhưng chúng ta ít biết đến ảnh hưởng của Mon và Ấn Độ trên ngôn ngữ và văn hoá của ta. 
Tiếng Việt xa tiếng Mòn cả 1000 cây số, chứng tỏ tính cách vượt thời gian và xuyên không gian của hai ngôn ngữ xưa Mòn và Việt. 
Tiếng Mòn rất giống tiếng miền Bắc Trung Việt hơn vì qua mấy ngàn năm, người Việt miền Trung gìn giữ được nhiều tiếng xưa của ông bà trong khi người miền Bắc liên miên gánh chịu tới tấp sóng gió văn hoá từ Tàu tràn xuống nên đã quên đi nhiều tiếng nói xưa của ông bà.
Tiếng Khmer rất giống tiếng Mon, như hai anh em ruột, nên các nhà ngữ học không tách rời chúng ra được và tiếng Việt lại rất giống cả hai.
Cả ba tiếng nói Mòn-Khmer-Việt như là ba nhánh của một cây ngôn ngữ khổng lồ. Nay ta và họ không nhìn ra nhau nhưng xưa đã là anh em cật ruột, cùng gốc gác, chung tiếng nói từ khi ta chưa hề biết ta là Giao Chỉ mà họ cũng chưa hề biết họ là Mon hay Khmer nữa, vào cái thời thôi nôi lúc đầu của mọi tiếng nói con người. 
Dòng Mon Khmer đã lai tiếng với giòng Taic từ mấy ngàn năm về trước. Taic là gốc sinh ra các thứ tiếng Thái, Lào, Shan giữa Miến Điện và Tháí Lan, và tiếng Zhuang/Choang bên Hoa Nam, nơi mà hồi xưa chưa phải là của dân Tàu.
Vấn đề lai tiếng nói đang còn bàn cãi nhưng càng ngày càng rõ là muốn phân biệt nguồn gốc khác nhau thì khó, mà nhận xét về lai tiếng thì quá rõ. Trong toàn thể tiếng Việt có 45% tiếng cùng một gốc với Thái và 28% tiếng cùng một gốc với Mòn Khmer.

BS Nguyễn Hy Vọng

Ảnh Hưởng Các Tiếng Nói Nam Á Vào Tiếng Việt

Dòng tiếng nói Nam Á gồm có nhánh Munda và nhánh Mon Khmer. Nhánh Mon Khmer gồm có nhóm Mường Việt và nhiều nhóm nhỏ khác (Mường Việt là con lai của nàng Tai và chàng Khmer) (vùng nói tiếng Mường trải dài từ Ninh Bình xuống đèo Mụ Giạ). Mường Việt trở thành Mường và Việt. Việt chia ra Việt Bắc (châu thổ sông Cái), Việt Trung (châu thổ sông Mạ, sông Cả).
Người Tàu, với 7 thứ tiếng và một thứ chữ hình vẽ, đã lấn xuống từ 2500 năm qua cho nên dùi cui đánh đục thì đục đánh săng, các dân tộc Bách Việt nhào xuống miền Nam và cuộc di cư hàng hàng lớp lớp, đa bộ lạc, đa dân tộc, đa văn hoá, đa ngôn ngữ và đa văn tự vẫn đang tiếp tục và làm cho các nhà ngữ học điên cái đầu. Họ không chịu công nhận những tiếng nói ấy là mixed (pha trộn), trong khi chính họ (các tiếng nói bên Âu Châu) cũng là mixed như điên giữa Latinum, old Greek, Etruscan và gì gì nữa.
Chỉ mới gần đây, cuộc nam tiến bất đắc dĩ mà rất địa phương và rất hạn hẹp của tiếng miền Trung đã sinh ra cái phát âm miền Nam từ cái phát âm Huế và cái giọng miền Nam từ cái nhấn giọng Quảng Nam. Đó là hai cái bản lề âm thanh và giọng nói mà Alexandro để Rhodes không ngờ đến nên ông ta chỉ viết từ điển cho âm và giọng của người Bắc mà thôi và làm sinh ra cái hiểu lầm tiếng Bắc là tiếng chuẩn và phát sinh ra cái thổi phồng quan trọng của hỏi ngã về sau này.
Hai mẫu chữ khoa đẩu, một ở Bắc Sơn và một ở ngay trong lòng đất xưa Thăng Long, cho biết là không riêng gì tiếng nói, các tuồng chữ viết ở Đông Nam Á cũng chung đụng, chung chạ, chung nét và chung ý nghĩa khi lăm le mặc áo cho các lời nói va` tiếng nói ở Nam Á vốn đã chia xẻ chung một cái nôi từ ngàn đời trước đây.
Cái văn hoá Tàu, mà ngọn giáo đi trước thầy giáo đi sau, đã ép dạy cho dân Giao Chỉ một bài học để đời trong khi cái văn hoá Ấn độ xưa, mà bài kinh bài kệ đi theo cánh buồm lộng gió của các thuyền buôn bán, đã ảnh hưởng ngàn đời vào toàn thể vùng mênh mông Đông Nam Á, trừ ra vùng Giao Chỉ, nên đã xảy ra cảnh đau buồn của những người anh em họ chung một nôi ngôn ngữ mà đã không còn nhận ra nhau sau 2500 năm khi đã đi theo hai ông thầy văn hoá khác nhau.
BS Nguyễn Hy Vọng

Wednesday, April 18, 2018

MINDFULNESS RETREAT FOR EDUCATORS AND PARENTS - Khoá Bồi Dưỡng Chánh Niệm Cho Giáo Chức và Phụ Huynh


MINDFULNESS RETREAT FOR EDUCATORS AND PARENTS 
Khoá Bồi Dưỡng Chánh Niệm Cho Giáo Chức và Phụ Huynh

This mindfulness retreat is resulted by the popular request of participants who took my other workshops.

Mindful Leadership: A mindfulness-based professional development for all teachers, educators and administrators


Mindful Leadership: A mindfulness-based professional development for all teachers, educators and administrators


Research shows that mindfulness meditation and a mindfulness-based approach in life enhance the well-being, physical, emotional, and mental health of all, including, of course, practitioners, educators, and even administrators.

These workshops introduce the research and practices of a mindfulness-based approach in the classroom that will help teachers and students manage their emotional and mental stress, increasing their well-being and refreshing their energy.

They are designed for all teachers, educators, and administrators, and will lead the practitioners to be more mindful and compassionate individuals. Our entire educational system needs to be more mindful and holistic--let us begin with ourselves and our classrooms.

These workshops will also offer practice-based strategies and techniques such as mindful movement, meditative exercises, and sharing best practices based on evidence from current research. They also require participants to wear comfortable clothing, have a willingness to self-reflect and be open-minded individuals.

This mindfulness-based professional development course hopes to transform individuals and the classroom climate while building positive, nurture interpersonal relationships.

The workshop series also offers a blueprint for better living, towards harmony and peace in the individual, community and society through Spirituality and Mindful Leadership.


"What is mindfulness?" You might asked. It is a skillset and a practice to have a calmer you. Mindfulness gives us space between our emotions and our responses. Mindfulness means paying attention at the present moment, with kindness, compassion and patience, to what is going on inside and outside of you, and without any judgement. Mindfulness helps calm your “monkey mind”, which is often restless, agiated and distracted. A goal of mindfulness practice is to calm the constant chatter of our 'monkey mind', connect your body, heart and mind, to see things clearly, and to be more awareness with a harmony and peaceful outcome that benefit ourselves and others, not only in the now, but also in the future.

Dear fellow educators,  
 Over the past 5 years, I work with the district and SJTA as part of the CTA/Stanford/SCOPE (Instructional Leadership Corps) to offer mindfulness workshops for San Juan educators and throughout California. Due to the popular demand, we are offering this mindfulness retreat for educators and parents in our district and others. I thought that we, as staff, would benefit from this unique experience. Participants also get 6hrs of PD. The space is limited, so register early if you can. The ERO number is 1840433109. We'll learn about mindfulness. The retreat information is on the poster. Please spread the words. Thank you for your support.
May we all be safe, well, at ease and happy.

-Phe

"Chánh niệm là gì?" Bạn có thể hiếu kỳ. Chánh niệm là một kỹ năng và một thực tập để chúng ta có thể bình tĩnh hơn. Chánh niệm cho chúng ta không gian giữa những cảm xúc, cảm thọ và phản hồi của mình. Chánh niệm có nghĩa là chú ý vào giây phút hiện tại, với lòng tử tế, từ bi và kiên nhẫn, với những gì đang xảy ra quanh mình và bên trong của mình, mà không có sự phán xét. Chánh niệm giúp làm dịu "tâm khỉ" của bạn, thường là bồn chồn, bực bội và phân tâm. Mục đích của việc thực hành chánh niệm là làm 'tâm khỉ' của mình dịu lại và bình tĩnh hơn, cũng như kết nối thân-tâm (cơ thể, trái tim và tâm trí) của bạn, để nhìn rõ mọi việc, và nhận thức tốt hơn với một kết quả hòa hợp và an bình làm lợi cho mình và cho người, ngay bây giờ và cho cả tương lai. 


Các bạn đồng sự thân mến,
  Trong 5 năm qua, tôi làm việc với Học Khu San Juan và Hiệp hội giáo chức San Juan như là một phần của CTA/Stanford/SCOPE ILC (Instructional Leadership Corps) để tổ chức các buổi hội thảo về chánh niệm cho các nhà giáo ở Học khu San Juan và khắp tiểu bang California. Do nhu cầu phổ biến, chúng tôi lại mở thêm Khoá bồi dưỡng chánh niệm này cho các nhà giáo dục và phụ huynh ở Sacramento và các vùng phụ cận. Chúng tôi thiết nghĩ, tất cả chúng ta sẽ được lợi lạc lợi từ trải nghiệm độc đáo này. Những giáo viên trong học khu San Juan tham gia cũng sẽ được 6 giờ cho PD (phát triển chuyên môn). Không gian có giới hạn, vì vậy hãy đăng ký sớm nếu bạn có thể. Số ERO là 1840433109. Chúng ta sẽ học về chánh niệm. Xin vui lòng chia sẻ cho những ai có thể cần khoá bồi dưỡng này. Mọi chi tiết của khoá bồi dưỡng nằm ở phần poster. Thành thật cảm ơn sự hỗ trợ của các bạn.
Cầu mong cho tất cả chúng ta được an toàn, bình yên, thoải mái và hạnh phúc.
-Phẻ

Tuesday, April 17, 2018

The Importance of Linguistic Research

Just Breath. The presence is pure happiness - Poem by @PheBach


The Importance of Linguistic Research 

How could one expect to find an old word, presumed lost into depths of time, in some entranched tiny corner of the human intellect, like a secret treasure, a gift emerging from the cradle of humanity? 
Well, it's not that hard .... because, in reality, a word never dies! 

Each of them has successfully tried to survive the vicissitudes of language, the common consciousness of the human society that shaped it. 
It was nothing but a reflection, among others, of the collective soul that preserves forever the miraculous survival of human thought, since the birth of the individual until his death, since the cradle of a people until its marriage with another people, giving rise to other forms of life and survival language. 
A word evolved to maturity, was used as a tool of trade, of emotions and facts, seemingly shaping new contours to fit the nuances of human emotions, hiding partly behind disappointing combinations, even playing hide and seek with linguistic research, even playing tricks with cunning linguists, surprising them in their scholarly work, forever tempting and fascinating!
Vong Hy Nguyen, M.D.
Lexicographer


Language Comparisons

The Chinese are so poor in number of phonemes:  3,600 all in all. Moreover, their present monosyllabism makes out a poor prognosis for its future. It does not matter whether they write in abc or in ideographs.
The Japanese are burdened with three writing systems, but because they think much more, they are stronger, more civilized, and more prosperous.
The Vietnamese language is also monosyllabic, but the number of phonemes is staggering:  less than 17,500, and they write abc. Its prognosis is just a little better, but they need to think more.
The world phonetic champion is Cambodian:  41,000 phonemes. Alas, the prognosis is even worse, they simply do not think.
To me, the thought is everything. The speech, its conveyor, is only as good as the thoughts, and the writing, the poor carrier for both, is faring even worse.
The world belongs to the new thinkers, not to the old men of wisdom.
The primum movens of mankind is the richness of ideas and thoughts which result in the quality of speech and writing, and not vice versa.
The French is lazier in their thinking and their language is now relocated to a second or third order.
English is the language of freedom because their people are richer in new ideas and thoughts.
The Chinese world is a century lagging behind, and still counting!
Vong Hy Nguyen, M.D.
Lexicographer

About the Mon Khmer Languages 
Links between the Mon Khmer languages with others have been surmised but are still lacking thorough evaluations. The Cognatic Dictionary of the Vietnamese Language will remedy to this lack of knowledge. There are about 100 Mon Khmer languages. This dictionary has explored 58 of them, including the most spoken languages: Vietnamese, Khmer, Thai, and Laotian. Only in Vietnam and Cambodia are the Mon Khmer languages considered official. Long ago, they were spoken in present Southern China and present Indonesia, and have braced with other neighboring groups of languages. 

The Mon Khmer languages possess the most vowels in the world. Some have up to 40. Their grammar are typically by word order: the qualificatives follow/modify the head word and the basic sentence is: subject - verb - object. Some linguists group them together with the Munda and the Khasi into a bigger AA/Austro-Asian group. Some other linguists group them with the Austronesian to make into a huge Austric group. 
The main Mon Khmer language is Vietnamese with 83 million speakers. Since 1,775, 3 million Vietnamese refugees carried their language to all over the world. 
The Mon Khmer languages were broken into pieces since the second millenium BC, but the various moving paths of this wandering group remain quite hypothetical and not thoroughly exposed. 
Vong Hy Nguyen, M.D.
Lexicographer


About the Cognatic Dictionary of the Vietnamese Language 

This dictionary has been designed and written for 27 years from 1981 to 2008. It aimed to provide the global public the true face of the Vietnamese language as such. It was treated as a whole by the method cognate, one of the methods of comparative linguistics with the specific purpose to make clear the parallel evolution of cognates in most of the languages of Southeast Asia. It does not neglect the substantial contribution of the Chinese to the language of our ancestors, although not genetic, the Chinese was and remains the modus vivendi and cultural conveyor of ideas for Japan, Korea, and of course, Vietnam. 

The whole book reflects the strong logistics of lexicographical research conducted thoroughly, as it claims to draw about 27,400 Vietnamese words against their collegial cognatic of about 275,000, compared them to each other, syllable for syllable, letter for letter, tone to tone, so as to better appreciate the remarkable cognatic homogeneity among them through the seemingly disparate and disappointing aspects of their various writings, although syllabic per se. 

May it be the touchstone of a new way to "see" the Vietnamese language and its linguistic cousins in both ways, similar or dissimilar, and yet so lifelike from their first babblings to their modern maturities. 

Vong Hy Nguyen, M.D 
Lexicographer