Năm Phẩm Chất Đầu Tiên của Người Lãnh Đạo Tôn Giáo Thành Công
Chuyển ngữ và hiệu đính: Nguyên Túc 2016
Kính thưa quý anh chị, khi
chuyển ngữ bài học này, chúng tôi đặt quý anh chị ở vị trí người lãnh đạo một tổ
chức giáo dục Phật giáo, với mục đích và vai trò rõ ràng. Trên tinh thần đó, chúng
tôi mạo muội dịch thoáng hơn, thay vì bám vào từng câu chữ của nguyên tác. Bên
cạnh đó, chúng tôi cũng muốn một phần giúp quý anh chị so sách bản
English và bản Việt Ngữ để giúp chúng tôi hoàn thiện hơn bản dịch này trong
tương lai. Kính cảm ơn quý anh chị.
Lời Giới Thiệu
Lãnh đạo không phải là khả
năng mà ta sinh ra đã có. Đó là khả năng do chúng ta huân tập qua kinh nghiệm
tiếp xúc với xã hội mình đang sống. Mỗi cá nhân học tập để thành một người lãnh
đạo bằng cách thực nghiệm những gì các người lãnh đạo xuất sắc đã làm trước đó,
và ứng dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm của mình vào môi trường mới(*).
Những phẩm chất lãnh đạo bao gồm những kỹ năng mềm khéo léo, từng trải,
được đánh giá cao, mà mỗi cá nhân rèn luyện cho chính mình để hướng dẫn hoặc chỉ
hướng cho người khác đạt tới thành công. Cách lãnh đạo hiệu quả có thể giúp một
đoàn thể, cộng đồng, xã hội hay quốc gia vượt qua các thời kỳ gian khó. Khả
năng lãnh đạo tốt luôn mang đến thành công cho những người đi theo và giúp họ
hoàn thành sứ mệnh của mình.
Trong một cộng đồng, người
lãnh đạo là những người dẫn đầu và xếp đặt phương hướng cho cộng đồng của mình.
Đây là trách nhiệm của người lãnh đạo nhằm giúp cộng đồng thấy những gì đang ở
phía trước, làm thế nào để hình dung và đạt được các mục tiêu trong cuộc sống.
Người lãnh đạo luôn khuyến khích và truyền cảm hứng cho mọi người hướng
thiện và phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong mọi công việc.
Các bài học lịch sử chứng mình rằng nếu thiếu một người lãnh đạo giỏi, một tổ chức, một nhóm người sẽ nhanh chóng đi đến
chỗ tranh cãi và xung đột với nhau, bởi vì mỗi người khác nhau nhìn thấy mọi thứ
theo những cách khác nhau và nghiêng về giải pháp khác nhau. Nên, nhiệm vụ của
một người lãnh đạo là kéo mọi người lại với nhau, cùng chung một mục đích, giải
quyết các vấn đề với nhau, và dẫn mọi người theo cùng một hướng.
Tuy nhiên, lãnh đạo cũng có
nhiều vai trò khác nhau tùy thuộc vào mục đích của mỗi cộng đồng. Những
phẩm chất của người lãnh đạo cũng khác nhau tùy thuộc vào vai trò của lãnh đạo.
Trong bài viết ngắn gọn này, chúng tôi sẽ thảo luận về những năm phẩm chất
hàng đầu của một người lãnh đạo tinh thần / tôn giáo qua cái nhìn của mình.
Năm Phẩm Chất Hàng Đầu Của Một Người Lãnh Đạo Tinh Thần / Tôn Giáo
Qua chiều dài lịch sử, nếu
chúng ta quan tâm đến tiểu sử của các lãnh đạo tôn giáo thành công, những người
đã xuất hiện trong xã hội loài người, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ
ràng là tất cả các người lãnh đạo đều đạt một điểm chung; đó là họ được đánh
giá cao bởi đa số dân chúng. Câu hỏi cho chúng ta là, “những đặc điểm chung thường
thấy trong số các người lãnh đạo tôn giáo thành công được đánh giá cao bởi đa số
người dân là những đặc điểm gì?” Nếu chúng ta nghiên cứu chính xác, chúng ta sẽ
thấy những phẩm chất này là những phẩm chất phổ biến đã thu hút mọi người tới với
họ. Có rất nhiều phẩm chất như vậy mà một người lãnh đạo giỏi cần huân tập.
Trong số những phẩm chất đó, năm (5) phẩm chất hàng đầu, mà chúng tôi nghĩ là
quan trọng nhất, sẽ được chúng tôi thảo luận chi tiết trong bài viết này. Năm
phẩm chất đó là:
1. Đạo đức
2. Trung Thực
3. Độ lượng
4. Sử dụng quyền hạn hợp lý
5. Bình Tỉnh
Đạo Đức
Những giá trị đạo đức là những
bước cơ bản trong việc gầy dựng tính cách và bản tính mỗi cá nhân; tổng hợp tất
cả cá nhân đó là chính chúng ta: loài người! Những nguyên tắc đạo đức là cơ sở
để phân biệt giữa con người và các sinh vật khác. Nói một cách khác, đạo đức là
nền tảng làm thăng hoa loài người lên trên tất cả các sinh vật khác. Giá trị đạo
đức cho chúng ta ý thức của sự hiểu biết vạn vật và cho chúng ta khả năng lựa
chọn giữa đúng và sai. Giá trị đạo đức cứu chúng ta khỏi rơi vào con đường sai
lầm và kéo chúng ta hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhờ những nguyên tắc đạo
đức đó, mà chúng ta biết lỗi khi mình cố làm một điều gì sai trái. Theo một định
nghĩa từ mạng Google, “đạo đức là nguyên tắc về sự phân biệt giữa hành vi
đúng/sai hoặc tốt/xấu.
Đây là những khía cạnh khác
nhau của các giá trị đạo đức; thông thường, một người có đạo đức cao là một
trong những người sách tấn và làm thăng hoa đạo làm người. Phẩm chất đạo đức là
chiếc la bàn trong chúng ta, hướng cho ta tới lẽ phải và sự công bằng. Chỉ
khi một người có được một kim chỉ nam đạo đức thì người đó mới có thể chắc chắn
rằng những phẩm chất lãnh đạo sẽ không nghiêng về bên ác đạo. Người lãnh đạo với la bàn đạo đức của mình giữ
được khoảng cách của mình với bất kỳ hành động vô đạo đức nào - đó là một dấu
hiệu an tâm cho những người đi theo.
Những người lãnh đạo đó sẽ
không để mình dính tới việc làm vô đạo đức và sẽ không thuyết phục những người
theo mình để tham gia làm việc vô đạo. Thay vào đó, họ sẽ luôn cố gắng để dẫn dắt
mọi người tới Chân-Thiện-Mỹ và bản thân họ cũng luôn luôn nêu gương bằng cách
làm việc phước đức.
Nếu chúng ta để ý lối sống
của người lãnh đạo tôn giáo vĩ đại trong lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng tất
cả người lãnh đạo đề cao giá trị của các nguyên tắc đạo đức. Ví dụ, Đức Phật
không bao giờ làm điều Ác -- ngược lại các nguyên tắc luân lý của mình. Người
ta tin rằng Đức Phật là một bậc giác ngộ hoàn toàn; là một bậc giác ngộ, Ngài
đã thông suốt tuyệt đối về cái Thiện và cái Ác. Bản thân đức Phật chưa từng làm
điều Ác, và Ngài dạy các đệ tử của Ngài không được làm điều Ác.
Một lãnh đạo giỏi có những
nguyên tắc luân lý của mình, thường không bao giờ làm những điều trái với
nguyên tắc đó; bởi vì nếu phạm giới, nó sẽ mang lại cảm giác ưu phiền, cảm thấy
hối hận và thất vọng. Giá trị đạo đức là điều mà tất cả mọi người thấy
thì dễ, nhưng làm thì khó. Vì vậy, khi một người nào đó dành thời gian và nỗ lực
của họ trong việc thực hành các giá trị đạo đức, xã hội sẽ tôn trọng và cố gắng
làm theo người đó. Đạo đức là điều mà một người lãnh đạo tôn giáo tốt nên
tự thân cố gắng trau dồi và phát triển.
Trung Thực
Trung thực là lòng chân
thành, thẳng thắn, đáng tin cậy, xứng đáng, công bằng, chính trực, và trung
thành với cộng đồng của một người lãnh đạo. Luôn gìn giữ sự trung thực để dẫn đầu
là điều rất cần thiết cho một người lãnh đạo. Đó là một phẩm chất hầu hết mọi
người thường dựa vào người lãnh đạo của mình. Trung thực là một cầu nối để một
người lãnh đạo xây dựng một mối quan hệ tin tưởng với đồng sự của mình. Nói một
cách khác, sự trung thực là một trong những công cụ cơ bản của một nhà lãnh đạo
nhằm xây dựng lòng tin giữa những người theo mình. Một người lãnh đạo giỏi luôn
cố gắng gìn giữ mối quan hệ hòa nhã với mọi người. Và, sự trung thực là một
trong những hạnh tốt giúp người lãnh đạo làm được điều đó.
Trung thực với cộng đồng
nghĩa là luôn cập nhật mọi người tất cả các công việc của mình. Một lãnh đạo giỏi
không nên đòi hỏi những người theo mình làm một việc và bản thân mình không thể
làm theo. Nói cách khác, với một người lãnh đạo, lời đó phải đi đôi với việc
làm (yathavādi tathakāri- làm những gì anh nói). Người lãnh đạo nên cởi mở
và chia sẻ tất cả những kinh nghiệm của mình với mọi người.
Dù làm được việc gì đi nữa,
người lãnh đạo cũng phải thừa nhận những việc mình làm chưa được - và không nên
che giấu điều đó. Người lãnh đạo giỏi có được tính cách hoàn hảo, được biết tới
bằng sự trung thực và liêm chính của của mình. Khi một người lãnh đạo chứng tỏ
lòng trung thực, người đó có thể kêu gọi, thức dậy lòng trung thực trong mọi
người theo mình.
Đức Phật là một ví dụ nổi bật
nhất cho việc này. Đức Phật không bao giờ giấu bất cứ điều gì với các đệ tử của
mình và Ngài luôn luôn khuyên các đệ tử của mình tự thực nghiệm những điều mà
Ngài đang tu và hành theo.
Sự gắn kết chặt chẽ trong một
tổ chức được xây dựng khi người lãnh đạo luôn trung thực và hướng dẫn mọi người
một cách hoà hợp. Khi sự gắn kết đã có, thì tổ chức sẽ thăng tiến, và mọi người
sẽ tin tưởng nhau dễ dàng hơn.
Độ lượng
Sự nóng nảy là tính cách
không phù hợp với một lãnh đạo. Nhà lãnh đạo là người có thể tiếp nhận nhiều
người với bản chất khác nhau. Vì vậy, trách nhiệm của người lãnh đạo là tu dưỡng
khả năng chịu đựng để tiếp xúc với nhiều đối tượng và có thể lắng nghe mọi suy
nghĩ của họ. Có lòng độ lượng và khả năng lắng nghe mọi người là phẩm chất
quan trọng đối với người lãnh đạo. Người lãnh đạo có khả năng giữ được một tâm
trí thăng bằng khi lắng nghe quan điểm bất đồng từ mọi phía.
Một người lãnh đạo độ lượng
hướng dẫn mọi người để chung sống hòa hợp với nhau, hướng tới hạnh phúc và sự
thịnh vượng. Khi một người lãnh đạo chứng tỏ được sự khoan dung thực sự của
mình đối với những người khác, tất cả mọi người sẽ cảm thấy mình có giá trị và
đang được tôn trọng. Phẩm chất độ lượng giúp người lãnh đạo chấp nhận được người
khác từ đó tạo ra một sự hiểu biết tốt hơn về quan điểm, tôn giáo, văn hóa và
dân tộc khác. Như Wegela phát biểu trong cuốn 'Can đảm để hiện hữu" -
“Một sự kiên nhẫn chánh niệm
(độ lượng hay khoan dung) là để mở cửa cho những điều chúng ta đang trải nghiệm
ở giây phút hiện tại. Đó là phương thức thực hành hạnh Hoà Hợp. Như chúng ta đã
từng trải nghiệm khi thể hiện Lòng Tốt, Hoà Hợp cũng được đón nhận hơn là bị từ
chối ... "
Wegela, Karen Kissel, ‘Courage to be
Present’, Shambhala Publications, Boston, 2009- P. 134
Một người lãnh đạo tôn giáo
giác ngộ thực sự là một người có lòng khoan dung với những người thuộc các tôn
giáo khác và luôn tôn trọng niềm tin của họ. Mặc dù ta có thể không đồng ý với
cách tu tập của người khác, như ta không nên có bất kỳ sự thiếu tôn trọng
đối với niềm tin của người khác. Làm một người lãnh đạo của một tổ chức, chúng
ta cũng phải hướng dẫn những người khác một cách thích hợp, để mọi người cũng
phát triển tố chất khoan dung đối với tôn giáo và niềm tin của người
khác. Bằng cách này, người lãnh đạo giỏi có thể tạo một cộng đồng của những người
trưởng thành trong tình thương và hiểu biết.
Thời Phật còn tại thế, một
người bá hộ tên là Upali, đến gặp Đức Phật để tranh luận về giáo lý. Thầy ông
Upali là ông Nighathanata Putta (Ni Kiền Tử), sai Upali đến gặp Đức Phật với ý
định nhằm cố thắng Đức Phật trong tranh luận. Nhưng khi Upali đến và lắng nghe
Phật giảng pháp, ông thay đổi ý định và muốn quy y Phật. Nghe và hiểu được tâm
ý Upali, Đức Phật khuyên Upali không nên quyết định nhanh chóng, cần phải suy
nghĩ thêm. Ông Upali rất ngạc nhiên khi nghe những gì Đức Phật nói; và
ông nói với Đức Phật rằng nếu ông muốn trở thành một đệ tử của bất kỳ ông Thầy
nào khác ở Ấn Độ, họ sẽ đánh trống thổi kèn chào đón ông. Nhưng, sự đáp lại của
Đức Phật là một cái gì đó hoàn toàn khác không giống như ông tưởng. Ông trở nên chân thành hơn với Phật và mong Đức
Phật chấp nhận ông làm đệ tử. Sau đó, Đức Phật nhận ông làm đệ tử, và dạy bảo
ông không nên bỏ bê hoặc ngừng ủng hộ vị Thầy cũ (Ni Kiền Tử) của mình. Qua câu
chuyện này, chúng ta nhận thấy sức mạnh của lòng độ lượng đối với người có niềm
tin khác mình. Khi một người lãnh đạo thực sự nhẫn nại với người có niềm tin
khác, mọi người sẽ quan tâm tới chúng ta và tôn trọng chúng ta như người lãnh đạo
thực sự.
Sử dụng quyền hạn hợp lý
Một điều rất quan trọng đối
với một người lãnh đạo là biết làm thế nào để vận dụng quyền lãnh đạo của mình.
Một người lãnh đạo mà không vận dụng quyền có được của mình một cách đúng đắng
thì chắc không thể trở thành một người lãnh đạo giỏi.
Người lãnh đạo không được lợi
dụng hoặc lạm dụng quyền lực của mình. Chúng ta phải biết giới hạn của quyền lực
của mình và vận dụng đúng thời cơ. Quan sát các người lãnh đạo của thế giới
hiện đại, chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết các lãnh đạo đều lạm dụng quyền
lực của họ. Điều này phát sinh là bởi vì
hầu hết các nhà lãnh đạo đó chưa “đủ điều kiện” đứng ở vị trí đó. “Đủ điều kiện"
có nghĩ là gì trong ngữ cảnh này ?
Ở đây 'đủ điều kiện' có
nghĩa là sự hành hoạt tương tác giữa đời sống tâm linh cùng với quyền lực. Nếu
một người lãnh đạo có đời sống tâm linh trống rỗng, người đó không biết giá trị
chân thực của quyền lực; một người mà không biết giá trị của một cái gì đó thì
cũng sẽ không có kiến thức để dùng nó một cách đúng đắng và hiệu quả.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
tin rằng sự lạm dụng quyền lực ắt xảy ra, vì như con người sinh ra tự nhiên đã
có tập tánh xấu có thể hại mình, hại người. Đó là Tham lam và Sân hận
- nguyên nhân gốc rễ của chúng là sự Vô minh. Để sử dụng quyền lực một
cách khéo léo, Sư Ông Thích Nhất Hạnh nói rằng chúng ta phải cắt đứt tất cả những
tập tánh xấu, có hại. Trước hết, chúng ta phải cố gắng để thoát khỏi sự vô minh
của mình. Thầy tin rằng ta phải làm chủ được hành vi của mình thì mới vận dụng
được quyền lực một cách đúng đắng và hiệu quả.
“Hạnh đầu tiên ta cần phải
biết để sử dụng quyền lực của mình một cách khéo léo là hạnh của sự “chặt đứt”
“Chặt đứt” những gì? Ta chặt đứt sự tức giận, tham ái, và sự thiếu hiểu biết.
Nói một cách khác, điều này là 'sự Buông Xả.” Ta sẽ dần dần chuyển hóa được
lòng ái dục, giận dữ, sợ hãi và ảo tưởng. Nếu ta không có tự chủ bản thân, ta
có thể gây đau khổ cho mình và cho người khác, và mọi người sẽ không tôn trọng
ta.” ( Hanh, Thich Nhat, ‘The Art of Power’ Harper One, New York, 2007 -P.34)
Bình Tỉnh
Bình tỉnh chính là sự cân bằng
hoàn toàn với tâm trụ không lay chuyển từ trong ra ngoài. Đó là một phẩm
chất giúp một người có được sự bình thản khi đối mặt với nhiều hoàn cảnh khác
nhau trong cuộc sống.
Một người lãnh đạo với phẩm
chất bình tỉnh, dù nhìn thấy gì, nghe thấy gì, ngửi thấy gì ...; người đó luôn
luôn cố gắng để duy trì vị trí cân bằng trong tâm trí của mình. Nói cách khác,
người đó luôn cố gắng buông bỏ cách nhìn nhận tiêu cực, và thay vào đó, bằng một
thái độ chấp nhận để đi lên.
Nhìn vào cuộc sống hàng
ngày của chúng ta, chúng ta có thể thấy rõ ràng tâm trí mình liên tục thay đổi
khi chúng ta phải đối diện với nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Khi
chúng ta đối diện với sự “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh" của cuộc đời, chẳng
hạn như sự thăng trầm, thành bại, được mất, khen chê.., chúng ta thấy rằng rất
khó để duy trì một tâm trí quân bình. Chúng ta cảm nhận được trái tim mình đập
theo nhịp hạnh phúc và đau khổ, niềm vui và nỗi buồn, thất vọng và sự hài lòng,
niềm hy vọng và sợ hãi. Những đợt sóng của cảm xúc có thể đưa chúng ta lên cao
và cũng có thể vùi chúng ta xuống vực sâu.
Nhưng một người lãnh đạo
không được phép để tâm trí của mình bị chi phối với tất cả những cảm xúc tình cảm;
người lãnh đạo nên cần luôn luôn cố gắng để duy trì một tâm trí cân bằng khi phải
đối mặt với tất cả những kinh nghiệm sống khác nhau. Người lãnh đạo không
cảm thấy thích thú khi ai đó khen ngợi mình; không nên chìm đắm trong đau khổ
khi bị người đổ lỗi... Một người lãnh đạo nên bình tỉnh trước những thăng trầm
của cuộc sống. Người lãnh đạo không nên xử tệ với người đổ lỗi cho mình, và
cũng không nên cố gắng đứng về phía những người ca ngợi mình. Đó là chất
liệu quan trọng đối với một người lãnh đạo nhằm nuôi dưỡng một tâm trí vững
chãi hoặc điều hoà cân bằng các cảm xúc của mình.
Kết Luận
Trong thế giới hiện đại,
nghề nghiệp lãnh đạo có thể là một việc không khó khăn lắm - học là làm được.
Nhưng, để trở thành một người lãnh đạo tinh thần giỏi, thì thực sự rất khó
khăn. Tất cả những phẩm chất nói trên, nghe thì dễ đó, nhưng thực tế rất khó tạo
dựng và nuôi dưỡng. Đó là những phẩm chất đạo đức hàng đầu nhằm giúp một người
lãnh đạo tự hướng dẫn mình (tự giác) và hướng dẫn những người khác một cách
đúng đắn (giác tha). Một người lãnh đạo sở hữu những phẩm chất đạo đức trên sẽ
gặt hái thành công ở vị trí của mình (giác hạnh viên mãn). Mọi người sẽ
đánh giá cao người lãnh đạo đó và sẽ hết lòng đi theo. Mọi người sẽ không có bất
kỳ suy nghĩ thù địch chống lại người lãnh đạo và người đó sẽ được yêu thương bởi
tất cả mọi người. Mùi hương của người đức hạnh, không giống như mùi thơm của
hoa thường, hương đức hạnh sẽ bay ngược chiều bay của gió, lan toả chan hoà.
Mọi người khắp nơi sẽ ngưỡng mộ những phẩm hạnh đó, cùng đón nhận và đi theo bước
chân người lãnh đạo đức hạnh.
Thư mục tham chiếu
Hanh, Thich Nhat. ‘The Art of Power’ Harper One, New York,
2007.
Wegela, Karen Kissel. ‘Courage to be Present’, Shambhala
Publications, Boston, 2009.