Tuesday, July 14, 2020

Tiếng Lòng của Một Huynh Trưởng Gương Mẫu

TIẾNG LÒNG CỦA MỘT
HUYNH TRƯỞNG GƯƠNG MẪU

Các em Thanh Thiếu thương của anh,
Anh đã nghe, xem, và đọc những tâm tư của các em. Và anh tin là anh hiểu các em, như hiểu được tâm tư của các con của anh trước những bất công trong xã hội đang xảy ra tại nước Mỹ, và khắp nơi trên thế giới. Sống ở đời, điều quý nhất là mình cần dám sống để góp phần chấm dứt sự tàn bạo (brutality), sự phân biệt chủng tộc (racism), và sự bất bình đẳng (inequities). Người da màu là những nhân chứng của lịch sử phân biệt chủng tộc khi xã hội cho phép phân biệt đối xử và sự vi phạm nhân quyền. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã không cho con người cất tiếng nói đòi tự do.
Làm sao mình sống thản nhiên trước những sự việc như vậy?
Các em lớn lên từ Oanh Vũ, chắc các em nhớ ba điều ghi nhớ và hành động dễ thương nho nhỏ của mình.

Em tưởng nhớ Phật.
Em kính mến cha mẹ, và thuận thảo với anh chị em.
Em thương người và vật.

Các em biết tại sao, các bậc tiền bối mình sắp các điều ghi nhớ theo thứ tự trên hay không? Bởi vì, chúng ta là người con Phật, tự làm hoàn thiện cá nhân mình (Em tưởng nhớ Phật), rồi tự tập sống hạnh phúc trong gia đình nhỏ của mình (Cha mẹ, anh chị em), rồi “mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống" với xã hội.
Anh muốn nhắc các điều luật Oanh Vũ - vì các anh chị luôn che chắn bảo hộ cho các em trước “sóng gió cuộc đời” khi các em chưa đủ lông đủ cánh đối diện cuộc đời, nhất là khi các em chưa đến tuổi trưởng thành.
Giờ thì các em đã hiểu tại sao các anh chị chọn thái độ im lặng tạm thời trước vấn đề xã hội nóng bỏng này.
Nhưng, thật là xấu hổ và vô trách nhiệm, nếu các anh chị không nghe được những tiếng lòng của các em, những công dân tương lai trong một xã hội tự do, vùng đất hứa cho con người biết tự mưu cầu hạnh phúc. “Giấc mơ Mỹ là giấc mơ của một vùng đất mà nơi đó cuộc sống của mọi người mong sẽ tốt đẹp hơn, giàu có và đầy đủ hơn với cơ hội tùy theo năng lực hay thành tựu của mỗi người. Giấc mơ như vậy thật khó cho giới thượng lưu u châu (thời đó) có thể hiểu một cách đầy đủ; càng nhiều người phát chán nản và sinh ngờ vực về giấc mơ kiểu này. Đó không phải đơn thuần là một giấc mơ xe đẹp hay lương tiền hậu hĩnh --- mà đó là giấc mơ về một trật tự xã hội trong đó mọi người Nam Nữ có thể phát triển toàn diện khả năng trời phú của mình, và được mọi người công nhận chính bản thân họ, không phân biệt bất kể dân tộc hay địa vị nào" [1]
Anh rất tự hào về các em. Anh có thể an tâm nói cho ba mẹ ông bà các em biết, là các em đã có sự trưởng thành với những suy nghĩ “mang đạo Phật vào đời” trước tình hình xã hội nhiều biến động trong lúc này. Và, các em biết rằng, xã hội sẽ mãi biến động như vậy cho tới khi có sự công bằng xã hội. [2]
Bây giờ, các em đã bắt đầu lớn, nhận biết được giá trị của những lời Phật dạy, từ những bài học hàng tuần anh chị em mình cùng học với nhau. Câu hỏi của chúng ta là làm sao áp dụng những lời Phật dạy vào cuộc đời.
Các em thương,
“Em thương người và vật” -- là một thực tập xây dựng và bảo vệ nhân cách đạo đức giữa con người và con người, giữa con người và xã hội, giữa con người với vạn vật…
“Mở rộng lòng thương và tôn trọng sự sống" -- lòng thương lớn cho vạn loài, các sắc tộc: đỏ, đen, vàng, trắng; kể cả người ngoài hành tinh (ET, Bumblebee,maika, …)

Mục đích chính của chúng ta vẫn là “làm sao cho đời bớt khổ, làm sao cho đời hết khổ”
Qua tâm sự của các em, chúng ta đang đối diện với “một nỗi khổ” Chúng ta không khổ vì đói khát, nghèo khó, bệnh tật, hay thất nghiệp... mà chúng ta đang khổ vì lòng thương người thương mình, “mong muốn một cuộc sống an bình hạnh phúc" ngay lúc này. Nhìn một xã hội thiếu công bằng, mà lo lắng cho tương lai của mình, của con cháu mình, nếu hiện trạng phân biệt chủng tộc càng ngày càng tệ hơn.
Qua lời kêu gọi của các em, anh thấy được các em hiểu được vấn đề về sức mạnh của xã hội dân sự (the power of civil society) nhằm khai mở những bế tắc để có cuộc đối thoại cần thiết như những viên gạch xây dựng một xã hội giá trị công bằng cho con người không phân biệt màu da hay địa vị.
Qua đề nghị của các em, anh cùng với các em nhìn ra được rằng xã hội dân sự (civil society) xưa nay cũng được hình thành bởi những thể chế bất bình đẳng -- chính vì vậy, mà chúng ta cần tiếng nói của rất nhiều người, cần lá phiếu của rất nhiều người để có sự đổi. [3]
Qua những việc các em muốn làm, các em đã thấy được cộng đồng da màu bị ảnh hưởng sự bất công nhiều nhất chính là cộng đồng ít có người được học hành, được tiếp cận với với nền giáo dục tiên tiến, nền khoa học công nghệ hiện đại ... những tiến bộ mà anh và các em đang có và coi như là sự đương nhiên. Từ đây, cho ta thấy rằng mình cần phải học, cần phải thực hành nhiều hơn nữa, và mang những kiến thức của mình lan tỏa tới các cộng đồng yếu kém đó. [4]
Qua các em, anh thấy rằng chúng ta (Huynh trưởng GĐPT) là những người lãnh đạo giáo dục tuổi trẻ Phật giáo, có trách nhiệm:

Lên tiếng trước các bất công xã hội, bằng cách phản đối những áp bức tổn hại tới quyền sinh sống, quyền tự do của con người. [Sign Petitions]
Quyên góp tài lực ủng hộ các tổ chức người da màu: chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đòi công lý cho cộng đồng [Donations to Black-led organizations and community groups]
Tự thân tu tập để có được một trái tim luôn rộng mở lòng thương và an nhiên trước sóng gió. (Be a better self - Be the Calms in the Chaos)
GĐPT là một nơi mà các Lam viên có thể cất tiếng nói “hiểu và thương" bằng cách:
Lắng nghe sâu và tích cực (deep and active listening)
Thực tập Hoà - Tin - Vui từ cá nhân, gia đình, và xã hội

Trong thời điểm này, anh biết những hành động này chỉ là một phần nhỏ của những gì mà toàn xã hội cần phải làm. Anh mong được tham gia câu chuyện của các em, đồng hành với các em và nhiều bạn bè khác -- vì những điều thay đổi cho một xã hội tốt hơn xung quanh ta từ những điều tốt lành nhỏ nhất mà chúng ta đang làm với khao khát chung, là chấm dứt sự phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo đối xử, sự bất công và bạo lực đối với người da đen.
Một lần nữa, anh muốn nói là anh rất tự hào về các em. Và tin tưởng các em sẽ là những người lãnh đạo tổ chức Hoa Sen Trắng tươi đẹp cho tuổi trẻ Phật giáo tại Hoa Kỳ.
Anh,
Nguyên Túc

----
[1] American Dream is "that dream of a land in which life should be better and richer and fuller for everyone, with opportunity for each according to ability or achievement. It is a difficult dream for the European upper classes to interpret adequately, and too many of us ourselves have grown weary and mistrustful of it. It is not a dream of motor cars and high wages merely, but a dream of social order in which each man and each woman shall be able to attain to the fullest stature of which they are innately capable, and be recognized by others for what they are, regardless of the fortuitous circumstances of birth or position." (James Truslow Adams 1931)

[2] “It always seems impossible until it’s done” (Nelson Mandela)

[3] “Be the change that you wish to see in the world.” (Mahatma Gandhi)
[4] The digital Disruption - Nguyên Túc dịch

A LETTER TO OUR BELOVED MEMBERS IN GĐPT

Dear our beloved Thanh Thieu,
We are very proud of all the work that you have done with this project. Please know that we want to support you on your creative projects/ideas that you have come up with mindful practices.
While your proposal is very detailed and full of educational facts, we believe that it is still missing the side of mindfulness practice. We would love to suggest you incorporate this practice into your proposal to show the world that while we are brave enough to stand up and speak up for those who are being treated unfairly, we are still doing it with mindfulness from the heart of compassion.

Here is the statement of GDPT Hoa Nghiem about this matter.
We are GDPT. One of the significant objectives of GDPT is to practice Buddha teachings to enable GDPT members to live in mindfulness, peace, and joy, as well as to live in harmony, and empathy with others. To live in mindfulness is to be aware of ourselves and recognize the racist elements in ourselves so that we can transform ourselves to be able to have genuine feelings towards other people, feelings of loving-kindness, compassion, generosity, and so forth. GDPT members have an open-hearted, cooperative, generous nature towards people. We cultivate and promote compassion by practicing Mindfulness, Right Speech, and Deep Listening, and contribute to building a healthy, happy family and a productive, peaceful society.
Below you will find our “Call to Love in Action” to this matter.
We pledge to support:
(i) mindful efforts to put an end to the brutality, to racism, to inequities
(ii) mindfulness training for people to get past the racism and engage people on a human level
(iii) offer our strength in mindfulness training to those who suffered discrimination to help transform their sufferings.

Here are concrete actions each of us can do:
(i) Save 30’ to 1 hour every day to sincerely practice mindfulness, meditation, reciting sutras to generate peace within ourselves
(ii) Sign petitions to support mindfulness training to the police force to water their seeds of non-discrimination
(iii) Make donations of resources to organizations and community groups caring for well-being, education, and racial justice for People of Colors

We should use this writing from Zen Master Thich Nhat Hanh in the proposal as it will reflect the actual practice of being a GDPT member with the BLM movement.
I WANT TO OPEN MY HEART OF COMPASSION TO EMBRACE THOSE WHO ARE SUFFERING
Dear Buddha, who taught us to open our hearts of compassion to grow bigger and bigger, then one day, our hearts become infinite space.
Today, my heart goes SOUTH, where Africa is located. There is poverty! There is social injustice! There are millions of people carrying HIV, including children aged five years to 10 years old. People are living in worry and fear.
My heart goes EAST. I saw the war of hatred reaching sky high and the fear of hatred reaching its limit. Every day, there were bombs dropped, cars exploded, and people died. People want to have the opportunity to live peacefully, even though they are in poverty. But, they don't have that dream.

In the meantime, here I am suffering from some little sadness that makes my heart shrinking smaller.
Dear Buddha, I don't want to be in that situation. I want to become the Dharma practitioner in the present and in the future to extend my hands to save many people. I want to open my heart of compassion to embrace those who are suffering. I want to learn like the Buddha, training my mind immeasurable with boundless Loving Kindness, boundless Compassion, boundless Joy, and limitless Indifference. I know if I am in no worry, if I don't get attached, then I can do something to help alleviate the suffering around me and beyond.
(Zen master Thich Nhat Hanh 2004)
Yours truly,

BHT GDPT Hoa Nghiem


Xin mời đọc bài dịch dưới ở đây: Nguồn: Bodhi Media

Sự “Đột Phá” Kỹ Thuật Số

Sự kết nối và lan truyền của sức mạnh cộng đồng
Eric Schmidt và Jared Cohen
Chuyển ngữ: Tiến sỹ Nguyễn Sung

Eric Schmidt , Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Google, là một thành viên của Hội đồng cố vấn về Khoa học và Công nghệ thuộc phủ Tổng Thống Mỹ, đồng thời là Chủ tịch Hội Tân Mỹ.
Jared Cohen, Giám đốc Ý tưởng của Google,  là hội viên thỉnh mời tại Hội đồng Quan hệ ngoại giao, đồng là tác giả quyển sách “Trẻ em của Jihad”, “Một trăm ngày im lặng: Mỹ và diệt chủng Rwanda”

Sự ra đời và sức mạnh của những công nghệ kết nối - những công cụ giúp con người nối tới những lượng thông tin rộng lớn, và liên kết con người với nhau - sẽ mang đến cho thế kỷ hai mươi mốt đầy những bất ngờ.  Chính phủ các quốc gia sẽ dần mất đi quyền kiểm soát khi số lượng lớn các công dân của họ, được trang bị hầu như không có gì khác ngoài những điện thoại di động; họ tham gia cuộc nổi loạn nhỏ, thách thức với quyền lực của các chính phủ.  Đối với ngành truyền thông báo chí, các phương cách làm báo sẽ tăng trưởng nhanh, tạo tương tác giữa các tổ chức truyền thông truyền thống và nhanh chóng gia tăng số lượng các nhà báo “nhân dân” có mặt khắp mọi nơi. Và các công ty công nghệ sẽ thấy  chính mình bị các đối thủ vượt trội, cạnh tranh gay gắt, và bất ngờ trước “các thượng đế” vừa thiếu lòng trung thành, vừa không có tính kiên nhẫn.

Ngày nay, hơn 50 phần trăm dân số thế giới đã tiếp cận với kỹ thuật kết hợp giữa điện thoại di động (năm tỷ người dùng) và Internet (hai tỷ người dùng). Những người này liên lạc với nhau trong và ngoài các lãnh thổ,  tạo ra những cộng đồng ảo tăng quyền lực cho người dân trước sự bất lực của các chính phủ. Những trang thiết bị mới giúp dân chúng dễ dàng khai thác và truyền lưu nội dung thông tin xuyên qua các ranh giới xưa cũ, và không cần nhiều điều kiện (tiền bạc, nhân sự ...) để làm được chuyện đó. Trong khi đó, báo chí truyền thống được gọi là giới “bất động sản thứ tư”,  chỗ này có thể được gọi là chỗ "bất động sản liên thông" - một nơi mà bất kỳ người nào truy cập được Internet, bất kể điều kiện sinh sống, hay quốc tịch khác nhau, đều có quyền lên tiếng và có quyền tác động đến sự thay đổi.

Đối với những quốc gia mạnh nhất thế giới, sự vươn lên của thế giới “bất động sản liên thông” sẽ mở ra những vận hội mới cho sự tăng trưởng và phát triển, cũng như tạo ra những thách thức to lớn đến phương cách cai trị đã được thiết lập xưa nay.  Những công nghệ kết nối sẽ tạo chỗ đứng cho chế độ dân chủ cũng như chế độ chuyên chính, và thêm quyền lực cho cá nhân theo cả hai mặt tốt và xấu. Các quốc gia sẽ đua nhau kiểm soát các tác động của kỹ thuật đối với quyền lực kinh tế và chính trị.

Một số quốc gia, với quyền lực được kết nối chính yếu, chẳng hạn như Hoa Kỳ, các nước thành viên châu Âu, và các cường quốc kinh tế châu Á (dẫn đầu là Trung Quốc và thấp hơn một chút là Ấn Độ) sẽ ráng sức để quy định “các bất động sản liên thông” trong phạm vi lãnh thổ nhằm củng cố quyền lực riêng của họ.  Nhưng không phải tất cả các nước sẽ có thể kiểm soát hoặc bao quát được quyền của mỗi cá nhân. “Công nghệ kết nối” sẽ tạo thêm những sự căng thẳng trong các xã hội chưa phát triển - buộc họ phải trở nên cởi mở hơn và có trách nhiệm hơn;  nhưng “công nghệ kết nối” cũng cho các chính phủ này công cụ mới để khống chế sự phản kháng và “bế quan tỏa cảng” để dễ đàn áp.  Sẽ có một cuộc đấu tranh liên tục giữa những người kiên tâm ủng hộ những gì Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gọi là “tự do Internet" và những người xem rằng “tự do Internet” là kẻ thù của sự sống còn chính trị của họ.
Đối phó với hoàn cảnh khó xử này sẽ đặt ra những thách thức đặc thù cho các quốc gia dân chủ cùng chung nguyên tắc về sự thông thoáng và tự do. Tinh thần này của họ sẽ đụng phải những quan tâm đã có sẵn về vấn đề an ninh quốc gia.  Để tránh bị thua thiệt trước lợi thế của các quốc gia khác, điển hình như Trung Quốc, vốn tìm cách bành trướng các quyền lực của họ để kiểm soát và kiểm duyệt, các quốc gia như Hoa Kỳ và các nước thành viên EU sẽ phải giữ chặt lấy chính sách “tự do và thông thoáng.”

Những chính phủ dân chủ sẽ rất có thể bị níu lại theo những công nghệ xưa cũ để tiếp tục vì lợi ích quốc gia của họ thông qua một chương trình kết hợp giữa quốc phòng, ngoại giao, và sự phát triển mà họ đã dựa theo suốt cuộc Chiến tranh Lạnh và nhiều thập kỷ về sau. Tuy nhiên, những công cụ truyền thống sẽ không đủ sức mạnh: mặc dù nó vẫn còn chưa chắc chắn một cách chính xác về sự lan truyền của công nghệ mới vốn sẽ thay đổi phương cách quản lý chính phủ; rõ ràng rằng các giải pháp cũ sẽ không hiệu quả trong thời đại mới.  Chính phủ sẽ phải xây dựng các liên minh mới nhằm phản ánh sự tăng trưởng của sức mạnh công dân và thay đổi bản chất của một nhà nước.

Những liên minh sẽ phải phát triển xa hơn mối quan hệ song phương giữa chính phủ  với chính phủ, bao quát cả xã hội công dân, tổ chức phi lợi nhuận, và các khu vực kinh tế tư nhân. Quốc gia dân chủ phải công nhận rằng việc công dân của họ sử dụng công nghệ có thể là một phương tiện hiệu quả hơn để ủng hộ các giá trị nhân bản: tự do, bình đẳng, và nhân quyền trên toàn cầu, hơn là so với các khởi xướng do chính phủ lãnh đạo. Các kiên liệu và nhu liệu được tạo ra bởi các công ty tư nhân trong thị trường tự do chứng minh được những sản phẩm đó có ích hơn cho công dân ở nước ngoài so với sự hỗ trợ bao cấp bởi nhà nước, hoặc chính sách ngoại giao.
Mặc dù sự thật rằng các chính phủ và khu vực tư nhân sẽ tiếp tục thi hành quyền lực mạnh nhất, với bất kỳ các nỗ lực để tiếp cận và giải quyết các thách thức chính trị và kinh tế tạo ra bởi các “công nghệ kết nối”; điều đó sẽ thất bại nếu không có sự tham gia sâu sát tới  nguồn sức mạnh khác đang tăng trưởng trong không gian liên thông này - cụ thể là, các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động xã hội. Các  hoạt động thực tế trong các “bất động sản liên thông” có thể được tìm thấy trong những văn phòng chật chội tại Cairo (Ai-Cập), các phòng khách cá nhân trên khắp châu Mỹ La tinh, và trên các đường phố Tehran... Từ các địa điểm này tới những địa điểm khác, các nhà hoạt động phối hợp với các chuyên viên công nghệ tập họp những “đám đông quần chúng” để làm lung lay, rạn nứt các chính phủ hà khắc, để tạo ra những công cụ mới vòng qua các “tường lửa” và sự kiểm duyệt, đăng báo, “phóng tin nhanh” trực tuyến, và soạn thảo một dự luật về Nhân quyền cho thời đại Internet. Mỗi người làm mỗi việc riêng biệt nên những nỗ lực này có thể được coi như là không thực tế hoặc không đáng kể;  thế nhưng đoàn kết cùng nhau, họ thiết lập nên một sự thay đổi có ý nghĩa trong tiến trình dân chủ hóa.

CUỘC CÁCH MẠNG SẼ ĐƯỢC TRUYỀN TẢI QUA MẠNG INTERNET

Ý tưởng cho phép công chúng sử dụng công nghệ với mục đích tốt hay xấu không phải là một hiện tượng mới mà cũng  không phải chưa có một tiền lệ chính phủ đối phó như thế nào với hiện tượng này. Sự xuất hiện của báo in trong thế kỷ mười lăm là một ví dụ điển hình. Mặc dù phát minh của Johannes Gutenberg thực sự có ý nghĩa cách mạng, (nhưng) triển vọng  tăng nguồn thông tin lại bị giới hạn bởi những chủ báo và quyết định những thông tin nào được xuất bản cũng như nơi nào báo sẽ được phát hành. Hơn nữa, các chính phủ có xu hướng đàn áp hoặc các tổ chức khác, có được quyền lực sử dụng nhà máy in như một công cụ để kiểm soát (do tuyên truyền tạo ra) hay  đàn áp (đặt ngoài vòng pháp luật những người viết bài chống chính phủ hay tôn giáo).
Trong thế kỷ hai mươi, với sự ra đời của đài phát thanh và truyền hình, các quốc gia - và những người giàu có hoặc đủ quyền lực để lấy được sóng radio - có thể kiểm soát và thậm chí tuyên bố về những gì đã được nghe và nhìn thấy. Đài phát thanh và truyền hình đã chứng tỏ là công cụ tuyên truyền mạnh mẽ cho các quốc gia biết rõ cần phải làm gì với những công cụ này. Bắc Triều Tiên - nơi mà người dân chỉ có thể xem các kênh nhà nước tài trợ - là một “phiên bản hiện đại” của những gì đã từng  phổ biến ở Đông Âu trước khi Bức tường Berlin sụp đổ. Ngay cả khi những đài phát thanh không cấp phép bắt đầu nổi lên trong nửa đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và truyền hình vệ tinh phát triển trong thời gian sau, nhiều người đã có các loại máy móc/phần cứng, kiến thức, hoặc sự am hiểu để phát triển các chương trình riêng của mình, chưa tính đến đảm bảo việc phát thanh, truyền hình cũng như thời lượng phát sóng.

Mặc dù có  giới hạn nhưng rất nhiều người đã chọn để xem và nghe những thông tin phát sóng thông qua các nguồn độc lập, những điều mà trước đây không có sẵn cho công chúng. Người nghe và người xem gồm cả nhiều người làm việc trong chính phủ - thường tự đặt mình vào nguy cơ bị bắt, hoặc tồi tệ hơn là mất kế sinh nhai.  Ngày hôm nay hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở những nơi như Iran và Syria, nơi các quan chức chính phủ đang tìm kiếm tin tức thô bên ngoài biên giới của họ, sử dụng  cái gọi là “proxy server” (Máy chủ  làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin và kiểm soát  việc truy cập Internet của các máy khácvà công nghệ gian lận để truy cập vào Facebook hoặc tài khoản email – những cách thức mà các chính phủ này thường hay ngăn chặn.

Cuộc Cách mạng Iran năm 1979 minh họa sự chuyển đổi từ truyền thông phát sóng đến một bộ công cụ truyền thông khác. Chắc chắn có nhiều lực lượng xã hội đã làm việc tại Iran trong những năm 1970, kể cả những người không hài lòng với nạn tham nhũng và đàn áp của triều đại Shah và áp lực từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học tin rằng một trong các chìa khóa dẫn đến cách mạng là tài năng của Ayatollah Ruhollah Khomeini- người đã truyền bá thông điệp  bằng cách sử dụng một thiết bị đơn giản: các băng cassette. Sử dụng một mạng lưới rộng lớn, Khomeini phân phối băng các bài phát biểu của mình cho hơn 9.000 nhà thờ Hồi giáo. Theo như tạp chí Time đã viết,  " một người đàn ông 78 tuổi thánh  đóng trại ở ngoại ô Paris [và] điều hành một cuộc cách mạng cách đó 2600 dặm giống như  như người chỉ huy một lực lượng tấn công một ngọn đồi”.

Chính phủ Hoa Kỳ đã cảnh giác về sức mạnh của băng cassette ở Iran, vì cả hai lý do:  Công nghệ mới này  quá khó khăn để kiểm soát và  chính quyền Washington tập trung sự quan tâm  vào khối Xô Viết và băng cassette có thể sử dụng  như một công cụ tuyên truyền của các nước cộng sản. Không sử dụng công nghệ này, Hoa Kỳ đã bỏ lỡ một cơ hội lớn để thúc đẩy các chính sách và giá trị của họ và  trao quyền cho các nhà lãnh đạo dân chủ ít được biết đến. Vào giữa những năm 1970, các nhà sản xuất cassette đã đột nhập vào thị trường mới nổi, và đột nhiên từ một thiết bị giải trí mới,  băng cassette  đã trở thành một công cụ truyền thông hiệu quả.

Trong thập kỷ sau đó, công nghệ đã giúp đạt được một bước tiến quan trọng trong việc giảm quyền lực của thế lực trung gian và  làm nghẽn mạch những chế độ  có khuynh hướng luôn tìm cách dập tắt tiếng nói của phe đối lập. Những nhà hoạt động nhân quyền ở Liên Xô và Đông Âu sử dụng máy photocopy và máy fax để truyền bá thông điệp của riêng mình và thúc đẩy tình trạng bất ổn. Các công nghệ mới lại còn có nhiều hứa hẹn, so sánh tiếng quay số không đáng tin cậy của máy fax với các thiết bị  cầm tay hiện đại ngày nay cũng giống như so sánh một chiếc la bàn của con tàu với sức mạnh của hệ thống định vị toàn cầu.
GÓC KHUẤT CỦA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TRUNG GIAN
Ngày nay, người ta có xu hướng than phiền về việc phải xem xét quá nhiều thông tin hơn là việc chẳng có lấy một thông tin nào. Có lẽ khía cạnh mang tính cách mạng nhất của thay đổi này nằm ở sự phong phú của các phương thức cho phép mỗi cá nhân có thể tổng hợp, cung cấp và sáng tạo nên nội dung riêng mà không chịu sự quản lý của chính phủ.
Tất nhiên điều này không đồng nghĩa với việc những phương tiện truyền thông trung gian đột nhiên bị đẩy ra ngoài lề. Những công ty cung cấp dịch vụ truy cập Internet hay những ứng dụng phần mềm vẫn đóng vai trò quan trọng, và chính phủ hoặc những công ty do nhà nước quản lý vẫn nắm giữ quyền chặn truy cập mạng. Nhưng quyền lực này đang dần thu hẹp lại, bởi không chỉ có chính quyền mới có thể ngăn chặn, kiểm soát hay dò xét những nguồn thông tin mọi lúc. Cùng lúc đó, sự tham gia của cộng đồng kiều bào trong việc mang lại sự đổi thay cho đất nước của họ đang ngày càng tăng, tạo nên nguồn mới về  sự hỗ trợ tài chính cùng với áp lực quốc tế. Và một nền công nghệ cá nhân toàn phần đang nổi lên với mục đích tìm kiếm và tạo ra những lỗ hỏng trong tường lửa bảo mật (firewall).
Sự kết hợp của những công nghệ mới và khao khát được tự do hơn đã thật sự thay đổi nền chính trị ở những nơi ít ai nghĩ đến nhất trên thế giới. Ở Colombia vào năm 2008, một kỹ sư thất nghiệp tên Oscar Morales đã sử dụng Facebook và mạng Internet miễn phí dựa trên dịch vụ điện thoại Skype để tạo nên một cuộc biểu tình lớn chống lại Lực lượng Cách mạng Vũ trang của Colombia. Ông đã có thể tập hợp một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử chống lại một nhóm khủng bố và  hình thức này đã thổi bùng lên một cuộc chiến đấu mà không tổng thống nào có thể làm được trong hơn 40 năm qua. Ở Moldova vào năm 2009, giới trẻ, vốn đang thất vọng và giận dữ do nền kinh tế suy sụp và tình hình xã hội rối ren, đã tập trung tại đường Chisinau sau một cuộc bầu cử gian lận. Họ đã sử dụng tin nhắn trên trang mạng Twitter để biến một cuộc biểu tình nhỏ với sự tham gia của 15.000 người thành một sự kiện toàn cầu. Khi áp lực quốc tế và trong nước ngày càng tăng, kết quả của cuộc bầu cử gian lận bị hủy bỏ, và cuộc bầu cử mới đã đem lại quyền lực cho chính quyền phi cộng sản đầu tiên ở Moldova trong hơn 50 năm qua. Tại Iran vào năm ngoái, những  đoạn video Youtube, những cập nhật trên Twitter và những nhóm trên Facebook đã tạo cơ hội cho những nhà hoạt động và công dân truyền bá thông tin mà những điều này đã thách thức trực tiếp tới kết quả không minh bạch của cuộc bầu cử tổng thống.
Những câu chuyện đầy cảm hứng và tình huống khơi dậy hy vọng đã thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ kết nối. Nhưng khả năng những công nghệ đó có thể bị lạm dụng hoặc sử dụng theo cách gây nguy hiểm vẫn chưa được đánh giá đúng. Những chế độ đàn áp nhất trên thế giới và những nhóm bạo lực xuyên quốc gia, từ Al Qaeda, các tập đoàn ma túy Mexico đến Mafia, Taliban đều sử dụng công nghệ một cách hiệu quả để phát triển thêm thành viên mới, gây khiếp sợ cho dân địa phương  và đe dọa thể chế dân chủ. Để minh chứng cho hậu quả của việc chống đối, những tập đoàn ma túy Mexico, đã lan truyền những video quay cảnh chém đầu những người hợp tác với chính quyền. Al Qaeda và những chi nhánh của nó đã tung ra video cảnh giết chết những người nước ngoài bị bắt làm con tin tại Iraq.
Công nghệ mã hóa tương tự được các nhóm bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động sử dụng để che giấu chính quyền những liên lạc riêng của họ và dữ liệu cá nhân cũng được những kẻ khủng bố và tội phạm sử dụng . Khi công nghệ mã hóa giá rẻ tiếp tục tăng nhanh trên thị trường  thì những kẻ chuyên quyền hay những tin tặc cũng có thể tận dụng chúng. Việc tìm ra sự cân bằng giữa bảo vệ nhóm bất đồng và trao quyền cho tội phạm sẽ là công việc khó khăn nhất. Mạng lưới viễn thông ở Afghanistan là một minh chứng cụ thể về cách mà công nghệ kết nối có thể vừa giúp đỡ vừa làm tổn hại một quốc gia. Kể từ khi lực lượng Hoa Kỳ và NATO tổ chức chiến dịch quân sự đầu tiên ở Afghanistan vào năm 2001, truy cập điện thoại di động ở đây tăng từ 0 lên 30%. Việc phát triển này rõ ràng có những ảnh hưởng tích cực: những chương trình dựa trên điện thoại di động có thể giúp phụ nữ gọi đến các trung tâm từ điện thoại riêng của họ, cung cấp dịch vụ chẩn đoán y tế từ xa, cung cấp cho nông dân thông tin giá cả hàng hóa hiện hành. Và 97% dân số Afghanistan không có tài khoản ngân hàng có thể tiết kiệm và truy cập tài khoản bằng điện thoại nhờ dịch vụ chuyển tiền di động. Lương của 2.500 nhân viên cảnh sát quốc gia Afghanistan ở tỉnh Wardak được chuyển thông qua công nghệ này, cho phép họ chuyển tiền đến cho các thành viên trong gia đình mình bằng cách sử dụng tin nhắn điện thoại.
Cùng lúc đó, Taliban cũng dần am hiểu về việc sử dụng công nghệ điện thoại di động để tạo ra những tác động nguy hiểm. Phiến quân Taliban đã sử dụng điện thoại di động để liên kết các cuộc tấn công, đe dọa dân chúng và tổ chức chống phá việc kinh doanh trong nước bằng cách cho nổ tung những tòa tháp phát sóng điện thoại hoặc buộc chúng phải ngừng hoạt động từ 6 giờ chiều đến 8 giờ sáng hôm sau, thời điểm mà Taliban tiến hành các cuộc đột kích ban đêm. Vào tháng 2.2009, quân Taliban ở nhà tù Policharki thuộc thủ đô Kabul đã sử dụng điện thoại di động để phối hợp tấn công vào các cơ quan chính quyền. Ở Afghanistan và ở Iraq, việc quân nổi dậy sử dụng điện thoại di động kích hoạt từ xa các quả bom gắn trên đường không phải là chuyện hiếm gặp.
MÈO VỜN CHUỘT
Các chuyên gia miêu tả mối quan hệ quốc tế như một quốc gia hỗn loạn và  bị chế ngự với các bang tự trị. Mặc dù các quốc gia nổi bật chắc chắn sẽ đóng một vai trò trên trường quốc tế, vẫn có những tranh cãi về việc chính xác thì các quốc gia đó trở nên chủ chốt như thế nào. Vào năm 2008, Richard Hass, chủ tịch Hội đồng Quan hệ đối ngoại đã mô tả thế giới “không phân cực” được thống trị “bởi không chỉ một, hai hay vài quốc gia mà là hàng chục diễn viên đang chiếm hữu và thi hành các loại quyền lực khác nhau”.  Ở giới “bất động sản liên thông”, không gian ảo bị hạn chế không phải bởi những đường biên giới mà bởi luật quốc gia, điều này có thể không đồng nhất với hiệp ước Westphalia, một thỏa thuận được ký kết năm 1648 để kết thúc cuộc chiến 30 năm ở châu Âu và lập nên hệ thống các quốc gia hiện đại. Thay vào đó, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, cá nhân và những công ty tư nhân sẽ cân bằng lợi ích lẫn nhau.
Không phải tất cả các chính quyền đều quản lý sự hỗn loạn còn sót lại trong giai đoạn xuống dốc của chính quyền theo cùng một cách giống nhau. Tất nhiên vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn, nhưng dường như rõ ràng là các quốc gia theo thể chế dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do tỏ ra thích hợp hơn trong việc quản lý và ứng phó với tình trạng cực kỳ hỗn loạn này. Mối nguy hiểm nhất với mạng Internet giữa các quốc gia này , có thể định nghĩa như các thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, sẽ đặt ra quá nhiều quy định cho yếu tố công nghệ, vốn đang phát triển mạnh nhờ đầu tư kinh doanh và mạng lưới mở.
Có lẽ không có quốc gia nào cẩn trọng trong việc cho phép công dân  mình truy cập vào công nghệ kết nối hơn Trung Quốc. Mục đích của chính quyền này quá rõ ràng: kiểm soát việc truy cập vào nội dung trên Internet cũng như sử dụng công nghệ để xây dựng quyền lực chính trị và kinh tế. Bắc Kinh đã bắt giữ những nhà hoạt động mạng và sử dụng những mục thông báo trực tuyến nhằm đẩy mạnh sự tuyên truyền cho chính quyền. Tất cả những điều này là phần (cơ bản) của chiến lược nhằm đảm bảo rằng cuộc cách mạng công nghệ sẽ mở rộng chế độ một đảng cầm quyền hơn là làm tổn hại nó. Hình mẫu quản lý Internet của Trung Quốc đã được các quốc gia như Việt Nam học hỏi theo và được đẩy mạnh ở các nước châu Á và châu Phi, nơi Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào khai thác tài nguyên. Trung Quốc  đã tiến đến việc thu nạp thêm  các tổ chức quốc tế, ví dụ như Liên minh Viễn thông Quốc tế để chiếm được sự đồng thuận toàn cầu và tập hợp đồng minh đằng sau nỗ lực kiểm soát những phương tiện liên lạc của công dân.
Nhưng nhờ vào những nhà hoạt động và các tổ chức phi chính phủ bên trong và ngoài Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã nhận được một bài học rằng nỗ lực lập kiểm soát hoàn toàn Internet không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả. Vừa mới đây chính quyền không thể chống đỡ việc sử dụng điện thoại di động, blog, tải video lên mạng để khuyến khích những cuộc biểu tình của tầng lớp lao động cũng như tường thuật các vụ tai nạn công nghiệp, các vấn đề môi trường, các trường hợp tham nhũng.
Cuộc biểu tình vào tháng 7.2009 của dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế, mặc dù, ngay sau đó Bắc Kinh đã chặn mọi sự truy cập Internet trong vùng. Những nhà hoạt động Duy Ngô Nhĩ đã sử dụng mạng xã hội và các blog nhỏ để lan truyền thông tin đến với đúng đối tượng, trong đó có cả những người Duy Ngô Nhĩ ngoài nước. Trò “mèo vờn chuột”  chắc chắn sẽ tiếp diễn, nhưng trong ngắn hạn, việc kiểm soát truy cập thông tin của chính quyền Trung Quốc sẽ vẫn đạt hiệu quả to lớn.
Sự giao nhau giữa những công nghệ kết nối và quyền lực quốc gia còn được thể hiện ở các nước khác trong khối BRIC, bao gồm Brazil, Ấn Độ và Nga. Ở mỗi quốc gia, tuy không thường xuyên nhưng việc sẵn lòng đón nhận công nghệ mới nằm phục vụ việc phát triển kinh tế đang dần biến thành nỗi lo về việc Internet sẽ bị các nhóm tội phạm, khủng bố và bất đồng lợi dụng. Ví dụ như, vào mùa xuân năm ngoái, một viên chức cảnh sát tên Alexei Dymovsky ở phía nam liên bang Nga đã bị bắt sau khi ông đăng tải một video clip lên Youtube vạch trận sự tham nhũng trong lực lượng cảnh sát quốc gia.
Việc chấp nhận hay phản đối công nghệ kết nối cũng diễn biến khá phức tạp trong chính nội bộ chính quyền. Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ điển hình. Bộ Tư pháp quốc gia đã ra lệnh chặn Youtube nhưng tổng thống thì tuyên bố chống lại lệnh này . Quyết định này được đưa ra sau khi xuất hiện hàng loạt blog và video miêu tả Kemal Ataturk - người lập nên quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ - với thái độ công kích, sỉ nhục.  Cuộc tranh luận trong nội bộ chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã làm dấy lên câu hỏi liệu những quốc gia có thể tiếp tục bảo vệ những vấn đề lịch sử của đất nước mình trong thời đại của “bất động sản liên thông” ?
Những nhà quan sát quốc tế đang theo dõi các nhóm nhỏ những quốc gia siêu kết nối (hyperconnected) như Phần Lan, Israel, Thụy Điển,… Đó là những quốc gia có chính quyền trung ương tương đối mạnh, nền kinh tế ổn định, nền công nghệ phát triển và nhiều yếu tố đổi mới. Những quốc gia này đã và đang chứng tỏ khả năng nắm bắt công nghệ và ý thức đầu tư vào băng thông rộng và nghiên cứu. Ngân sách chi trả cho việc nghiên cứu và phát triển của chính phủ chiếm tỷ lệ phần trăm rất cao trong GDP. Những quốc gia mà đầu tư vào nghiên cứu và cơ sở hạ tầng sẽ giữ vững được lợi nhuận trong tương lai.
“CỞI CƠN SÓNG DỮ..." (*)
Những quốc gia đang phát triển – thuộc nhóm những quốc gia “đang phát triển công nghệ” -  đang đối mặt với những cơ hội và thách thức khác nhau trong việc tiếp cận với những công nghệ kết nối. Cuộc cá cược này sẽ đặc biệt hơn với những quốc gia có chính quyền trung ương yếu đuối hay thất bại, nền kinh tế kém phát triển, cơ cấu dân số thiếu cân xứng với tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao, nền văn hóa đầy những đối lập và bất đồng cùng những tranh cãi với áp lực bên ngoài từ những kiều bào sống ở các nước có nền công nghệ phát triển hơn. Dòng chảy công nghệ đột ngột tràn vào những quốc gia này có thể đe dọa đến hiện trạng xã hội, để lại một chính quyền mỏng manh với vị thế bất ổn.
Về mặt tích cực, việc lan truyền công nghệ đến những quốc gia đang phát triển về công nghệ  như Ai Cập đã phá vỡ rào cản truyền thống của tuổi tác, giới tính và tình trạng kinh tế xã hội. Đa số đều dựa vào sự phát triển của điện thoại di động, có khả năng tạo ra một cuộc cách mạng tương đương với cuộc cách mạng xanh những năm đầu thế kỷ 20 – một bước chuyển ứng dụng công nghệ nông nghiệp và quy trình tiên tiến để tăng sản lượng lương thực trên toàn thế giới. Ví dụ, ở Pakistan, chỉ có 300.000 thuê bao điện thoại di động vào năm 2000, nhưng đến tháng 8.2010 con số này đã lên đến gần 100 triệu. Những thay đổi ngoạn mục trong khả năng liên kết đã có tác động lên các quốc gia này. Tại Kenya, công ty Safaricom đã phát triển một chương trình chuyển tiền bằng cách sử dụng điện thoại di động, cho phép giảm thiểu phí giao dịch gửi tiền, mở rộng truy cập vào tài khoản ngân hàng cho khách hàng và sắp xếp hợp lý quá trình tài chính vi mô.
Ở một số quốc gia đang phát triển khác như Côte d’Ivoire, Guinea, Kyrgyzstan và Pakistan, công nghệ kết nối đang dần làm thay đổi bản chất xã hội, dù với tốc độ chậm. Số lượng các nhà hoạt động vô danh và bán thời gian ngày càng tăng, website đang dần thay thế văn phòng, những thành viên (trên mạng) thay thế cho hệ thống nhân viên được trả lương, và những nhóm cư dân sử dụng nền nguồn mở miễn phí thay cho việc phải phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Cùng lúc đó, những công ty trong nước đang lấp đầy những khoảng trống do chính phủ để lại, như yêu cầu về ngôn ngữ và huấn luyện kỹ năng làm việc, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và giá cả hàng hóa. Ngày nay những nhà hoạt động đều mang tính địa phương và toàn cầu hóa cao: họ nhập khẩu công cụ từ nước ngoài cho mục đích cá nhân và xuất khẩu những ý tưởng của riêng họ.
Khi công nghệ tiếp tục được mở rộng, nhiều chính quyền của các quốc gia đang phát triển công nghệ kết nối chú trọng nhiều về giá cả hơn lợi ích. Điều này đặc biệt đúng với những quốc gia muốn duy trì tính chính thống của thể chế chính trị. Bất cứ điều gì làm dấy lên câu hỏi về hiện trạng xã hội, đảng cầm quyền hay bề ngoài ổn định đều gây ra mối đe dọa. Với những chính quyền chuyên quyền, tham nhũng hay bất ổn thì khả năng xảy ra những cuộc nổi dậy nhỏ luôn đặc biệt phiền phức. Trong vài trường hợp, điều duy nhất để phía đối lập tiếp tục quấy nhiễu là sự thiếu hụt những công cụ tổ chức và liên lạc để cung cấp công nghệ kết nối rẻ hơn và rộng rãi hơn.
Trong vài năm gần đây, những chế độ từng tiến hành đàn áp thẳng tay dân chúng  trở nên tinh vi và khôn ngoan hơn. Những hành động của chính phủ Iran xung quanh cuộc bầu cử quốc gia năm 2009 là một ví dụ. Trong những tuần trước bầu cử, chính quyền Tehran thỉnh thoảng lại chặn những trang web cố định, ngăn cản việc truy cập để gửi tin nhắn và khiến tốc độ kết nối Internet bị chậm lại. Vào ngày bầu cử, chính quyền đã khóa tất cả các hình thức kết nối kỹ thuật số trong vài ngày, thậm chí là vài tuần (mặc dù những nhà hoạt động có thể sử dụng công nghệ thay thế hoặc gian lận để truy cập vào những trang bị cấm). Những thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Quốc gia đóng vai là các nhà hoạt động ảo và lùng bắt những người thuộc phe đối lập đang hoạt động trực tuyến. Điều  đáng ngại nhất – giới chức truyền thông Iran đã thuê những kỹ sư nặc danh tạo nên một trang web khuyến khích mọi người đăng tải ảnh của cuộc phản loạn. Sau đó họ sử dụng trang web này để nhận dạng, theo dõi và trong một số trường hợp thì sẽ bắt giữ những người thuộc phe đối lập.
Liệu những quốc gia đang phát triển công nghệ kết nối có đi theo hình mẫu của Iran hay không còn phụ thuộc vào cân bằng giữa sự ổn định của thể chế chính trị quốc gia và nhu cầu phát triển kinh tế. Những quốc gia này đã đối mặt với việc bắt đầu lại hay duy trì nền kinh tế phát triển chậm chạp và đình trệ đều có xu hướng để công dân của mình cũng như việc kinh doanh thuận theo công nghệ mới và duy trì dòng chảy thông tin vốn quan trọng với đầu tư nước ngoài.
CÔNG NGHỆ - TRƯỚC NHỮNG THỬ THÁCH
Một nhóm thứ hai cũng tương tự với nhóm các quốc gia đang phát triển là nhóm “những nước trong giai đoạn tiếp cận công nghệ truyền thông”. Đó là những nước mà sự phát triển công nghệ mới nảy sinh và cả chính phủ lẫn người dân đều đang thử nghiệm những công cụ truyền thông và ảnh hưởng của chúng. Ở những quốc gia này, công nghệ kết nối vẫn chưa đủ phổ biến để biểu thị cơ hội hay thách thức. Mặc dù những quốc gia này rồi sẽ trở thành những nước đang phát triển về công nghệ, vẫn còn quá sớm để quyết định điều này sẽ có ý nghĩa gì đối với mối quan hệ giữa dân chúng, chính quyền và những quốc gia lân cận.
Một vài nước như Cuba, Myanmar (còn gọi là Burma) và Yemen đã cố gắng ngăn chặn hoàn toàn việc tiếp xúc với công nghệ. Ví dụ, họ đã hạn chế quá trình điện thoại di động xâm nhập vào giới thượng lưu. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến thị trường chợ đen buôn bán các phương tiện liên lạc, đồng thời cũng tiềm tàng khả năng kích động phe đối lập. Những nhà hoạt động trong các quốc gia này và ở những nơi họ lưu vong như vùng dọc biên giới Myanmar – Thái Lan, hàng ngày vẫn tìm cách phá bỏ sự phong tỏa thông tin. Trong thời gian tới, chính quyền các nước sẽ làm tất cả để duy trì chế độ độc quyền lên các công cụ truyền thông.
Thậm chí một nhóm lớn hơn gồm những quốc gia đang trong giai tiếp cận có thể gọi là “mở cửa do bắt buộc”. Những nước này, về nguyên tắc, mở cửa để du nhập và sử dụng công nghệ kết nối nhưng chính quyền mỗi nước lại có thể đưa ra những hạn chế kiểm soát định kỳ. Những hạn chế này có thể được thúc đẩy bởi tầng lớp thượng lưu hoang tưởng, giới quan liêu tham nhũng, việc nhận thức được những đe dọa an ninh hay những yếu tố khác. Những quốc gia này có mặt từ châu Phi, Trung Mỹ đến  Đông Nam Á và đều là những nước xuất khẩu nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Với những chính phủ cầm quyền ở các quốc gia này, một trong những tưởng tượng việc tạo ra nền kinh tế bền vững, đa dạng và cởi mở thường được ưu tiên hơn so với nỗi lo quân đối lập có vũ trang được trang bị điện thoại di động sẽ đe dọa đến sự sống còn của chế độ.
Nhóm các quốc gia cuối cùng tuy nhỏ nhưng mang tính toàn cầu, được gọi chung là các nước thất bại. Những nước này có đặc trưng là đều rất hỗn loạn và không có khả năng hành động nhất quán ngay cả trong những vấn đề quan trọng nhất. Những quốc gia như vậy thường là nơi ẩn náu của các tổ chức tội phạm và mạng lưới khủng bố gây nên những bất bình trong nước, nhưng lại ẩn chứa tham vọng khu vực và toàn cầu. Somalia là một ví dụ điển hình. Mặc dù nhiều hoạt động của phe đối lập và quân phiến loạn hướng vào trong nước, một vài mạng lưới khủng bố quốc tế, những tay vận chuyển vũ khí và trùm buôn bán ma túy vẫn nhòm ngó lãnh thổ này để tuyển mộ thành viên hay tuyên truyền về ý thức hệ của chúng. Mặc dù công nghệ kết nối có thể là sự đổi mới sáng tạo cho người dân ở những quốc gia này, chúng còn tạo cơ hội cho việc mở rộng chủ nghĩa khủng bố và hành vi tội phạm ra các nước khác.
HÃY KÉO SẬP BỨC TƯỜNG NGĂN CẢN
Nỗ lực của những chính quyền dân chủ nhằm nuôi dưỡng tự do và cơ hội sẽ còn tiến xa và mạnh mẽ hơn nữa nếu họ nhận ra vai trò quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao giá trị của người dân, và công nghệ được cung cấp chủ yếu bởi khu vực tư nhân. Những công ty có sản phẩm hay dịch vụ tập trung vào công nghệ thông tin, như nhà sản xuất điện thoại di động, nhà chế tạo bộ định tuyến để tạo nên hệ thống tường lửa bảo mật, hoặc nhà cung cấp nền Internet, thường buôn bán sản phẩm hàng hóa gắn liền với yếu tố chính trị. Ở trong thế giới tương tác qua lại lẫn nhau của Web 2.0, nhiệm vụ hàng đầu của những tập đoàn có yếu tố công nghệ phát triển nhanh nhất là cung cấp sự kết nối xuyên quốc gia. Một khúc mắc rằng giới chức cũ, những người đã đóng góp cho chế độ độc tài vẫn nhìn nhận những công ty này chẳng khác gì những nơi cung cấp vũ khí trong thời đại thông tin. Mặc dù Hoa Kỳ và những nước khác có thể công khai cảnh báo giới chức Trung Quốc tuân theo thỏa thuận nhân quyền quốc tế, những công ty này có thể hành động thực sự bằng cách công khai việc chính phủ các nước trên thế giới kiểm duyệt nội dung như thế nào hay đơn giản là cô lập người dân của họ. Những công ty điện thoại di động đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc này, bởi ở nhiều nơi trên thế giới, điện thoại là một trong những thứ giúp dân chúng chống lại sự lộng quyền.
Các tổ chức phi lợi nhuận và những nhà hoạt động cá nhân trên toàn cầu còn đối diện với những cơ hội mới. Ở những quốc gia đã phát triển công nghệ kết nối, họ sẽ tiếp tục định hình chính quyền và phối hợp chế độ bằng cách đẩy mạnh tự do ngôn luận và bảo vệ người dân khỏi sự đe nẹt của chính quyền. Nhưng tại thời điểm này, họ sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình để phản ánh môi trường mới mà họ tạo nên. Có nghĩa là, giữa những điều khác, phải đảm bảo phơi bày những việc làm sai trái của chính phủ chứ không phải hùa theo chính quyền để tạo nên những bất đồng dân tộc, đứng phía sau hậu trường trong quá trình tạo ra những sản phẩm tốt hơn, nhanh hơn, sử dụng công nghệ mà các khu vực  tư nhân tạo ra cho mục đích riêng của họ. Ví dụ, một trang web mang tên Herdict đã thu thập thông tin ở những trang bị cấm, công khai những thông tin vốn cấm lưu hành trực tuyến và tạo ra sự minh bạch cho người dùng ở mức độ cao nhất từ trước.
Với cả các tổ chức phi lợi nhuận lẫn những công ty, những quốc gia phát triển về công nghệ là nơi họ có thể phối hợp cùng nhau để tạo nên sức ảnh hưởng. Một ví dụ là Mạng lưới Toàn cầu Chủ động (GNI), một tổ chức đưa những công ty công nghệ thông tin, những nhóm nhân quyền, các nhà đầu tư xã hội, học giả lại với nhau để thúc đẩy tự do ngôn luận và bảo mật tính riêng tư (Google là một trong những thành viên đồng sáng lập). GNI đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các công ty và các nhóm khác khi phải đương đầu với việc chính phủ kiểm duyệt nội dung hay đòi hỏi thông tin về người sử dụng. Dưới thỏa thuận này, các công ty đồng ý để người hội thẩm ngoài công ty quyết định sự chấp thuận của họ với những hướng dẫn của GNI và tất cả các thành viên đều đồng ý nhằm thúc đẩy các lợi ích chung.
SỰ LIÊN MINH CỦA CÁC NƯỚC ĐÃ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KẾT NỐI
Việc đổi mới liên tục, sự tăng trưởng dân số trên”vùng đất liên thông", hơn bao giờ hết sẽ tạo nên những thách thức và khó khăn mới cho người dân và chính phủ nơi đây. Ngay cả những người am hiểu và nhanh nhạy về sử dụng công nghệ cũng mập mờ trong việc sử dụng các thiết bị và dịch vụ mới. Trong một thời kỳ mà năng lực cá nhân và tập thể gia tăng hàng ngày, chính phủ nào điều khiển được làn sóng công nghệ sẽ khẳng định được vị trí tốt nhất nhằm tạo sức ảnh hưởng lên người dân và đưa họ vào trong quỹ đạo của mình.  Những chính phủ nào không thể làm điều đó được sẽ thấy chính họ đang tạo sự bất đồng trong dân chúng.
Những quốc gia dân chủ đã xây dựng liên minh quân sự, giờ đây có thể xây dựng một liên minh về công nghệ kết nối. Điều này không có nghĩa rằng chỉ duy nhất công nghệ kết nối mới có thể biến đổi thế giới. Nhưng nó đòi hỏi một con đường mới để bảo vệ người dân trên toàn thế giới, những người đang bị chính quyền đàn áp và không thể nói lên chính kiến của mình.
Đối mặt với những cơ hội mới, các chính phủ dân chủ có nghĩa vụ phải liên kết với nhau, đồng thời phải tôn trọng quyền lực của cá nhân và các tổ chức phi chính phủ nhằm đưa lại sự thay đổi. Họ phải lắng nghe từ đầu và nhận ra việc người dân sử dụng công nghệ kết nối có thể là phương tiện hiệu quả để giương cao các giá trị tự do, công bằng và nhân quyền trên toàn cầu. Trong một kỷ nguyên mới của các chính phủ dân chủ - khi quyền lực và trách nhiệm được phân chia hơp lý, không chính phủ nào hành động đơn độc mà có thể tiến bộ được.
Người dịch: Nguyên Túc Nguyễn Sung, Ph.D.
(*) Lời Bà Triệu Thị Trinh, “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ...”


Copyright © 2002-2010 by the Council on Foreign Relations, Inc. All rights reserved.

Vĩnh Hảo: Quê Hương và Tình Mẹ

Vĩnh Hảo: Quê Hương và Tình Mẹ

Nữ sĩ Tâm Tấn (Ảnh: Vĩnh Hữu-Vĩnh Hảo)
Tên thật: Nguyễn Thị Nuôi, tức Nữ
Sinh vào ngày Rằm tháng Tám Trung Thu năm Tân Dậu (1921) tại Thạch Thang, Đà Nẵng
Nguyên quán: Quảng Bình
Biệt danh: Tố Liên
Pháp danh: Tâm Tấn
Bút hiệu: Trinh Nữ, Trinh Tiên, Tâm Tấn, Lan Xuân, Diễm Bút, Tần Ngọc
Lập gia đình với tác giả B.Đ.Ái Mỹ ngày 25/12/1940
Sinh hạ 7 trai 7 gái
Đã sống ở Đà Nẵng, Huế, Qui Nhơn
Định cư tại Nha Trang từ năm 1955 đến nay.
ĐÃ XUẤT BẢN:
– Tình Thơ (in chung với B. Đ. Ái Mỹ,1944)
– Hương Đạo Hạnh (1974)
– Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương (2004)
– Thơ văn đăng Trong Khuê Phòng, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Đàn Bà, Tam Bảo, Giác Ngộ, Liên Hoa, Tự Do, Tiếng Dội
– Có mặt trong Hương Bình Thi Phẩm của Hoàng Trọng Thược (1962), An Anthology of Vietnamese poems: from the eleventh through the twentieth centuries (Tuyển tập thi ca Việt Nam: từ thế kỷ thứ mười một đến thế kỷ thứ hai mươi) của Huỳnh Sanh Thông (1996), và Nữ Sĩ Việt Nam của Như Hiên– Nguyễn Ngọc Hiền (2005).
Tối hôm ấy, sau giờ học tập chính trị của trại, tôi trở về chỗ nằm của mình trong bệnh xá, vì tôi là một bệnh nhân ở đó. Thấy không khí bệnh xá có vẻ khác thường, tôi đưa mắt nhìn quanh một vòng. Thằng Ni thấy tôi về liền bước vội đến, nói nhỏ vào tai tôi, trong khi các tù nhân y sĩ đang lăng xăng lui tới:
“Anh Nam chết rồi!”
“Thật hả!” tôi sửng sốt kêu lên.
Không đầy một tiếng đồng hồ trước đó, tôi và Ni đã đưa cháo và nước uống đến cho Nam. Lúc ấy, Nam ăn được nửa chén cháo và uống cạn bát nước nóng, rồi nằm vật xuống thiếp đi. Giờ thì Nam đã đi hẳn.
“Ai phát giác ra Nam chết?” Tôi hỏi nhỏ.
“Em”. Ni trả lời, giọng hơi xúc động: “Em gọi Nam dậy ăn thêm cháo, thấy Nam không nhúc nhích, toàn thân lạnh ngắt, em liền bảo cho chú Vũ biết.”
Anh Vũ là một y sĩ có lương tâm. Anh được giao công tác làm việc trong bệnh xá thay vì đi lao động ở ngoài. Nhưng anh không chỉ làm việc theo giờ hành chánh mà tận tình chăm sóc bệnh nhân, chẳng kể ngày đêm, vì vậy được mọi người trong trại kính yêu. Anh Vũ cũng là một tù nhân chính trị như tôi. Còn tôi là một bệnh nhân nằm điều dưỡng ở bệnh xá nhưng được chia công tác làm thư ký cho văn phòng bệnh xá này. Làm việc chung với nhau nhiều ngày, chúng tôi quý mến nhau và coi như anh em hay như bạn thân, mặc dù chẳng có dịp nào để nói chuyện với nhau thoải mái. Vũ trầm lặng, ít nói, không dễ gì biểu lộ cảm xúc trên mặt trước mọi tình huống. Vậy mà lúc này, thấy anh từ chỗ nằm của Nam bước ra, tôi biết là anh đang xúc động và cố gắng kềm giữ. Bước ngang chỗ tôi đứng, anh chỉ nhìn phớt tôi, lắc đầu, im lặng. Tôi bước về chỗ nằm của mình để chuẩn bị giờ điểm danh trước khi ngủ. Chỗ tôi nằm cách chỗ Nam chỉ chừng ba mét, trên cùng một cái sạp dài. Tôi liếc nhìn qua Nam, thấy mắt anh trợn trừng, cổ ngước cao, bọt mép ứa ra từ khóe miệng. Tôi nằm chưa được vài phút thì ông Đại, người phụ trách điều hành bệnh xá, từ ngoài bước vào. Có lẽ ông ấy vừa từ văn phòng trại về; và dĩ nhiên là ông có mang theo mệnh lệnh từ trên truyền xuống.
“Tất cả những ai chưa vô U phải vô U gấp, ngay bây giờ,” ông ấy hét.
Không khí bệnh xá lại nhốn nháo lên với tiếng tháo cùm, đóng cùm, kèm theo tiếng thúc hối, chửi thề loạn xạ. Tôi duỗi hai chân cho Ni đóng cùm. Vô U không có nghĩa gì khác hơn là đóng cùm, vì cùm có hình dạng chữ U. ở trại không cho gọi tiếng “cùm”, có lẽ vì chữ “cùm” là dấu hiệu của sự tù đày và mất tự do, mà chính quyền mới thì rất ư tôn trọng độc lập tự do (theo lời Bác!) nên không muốn nói đến chữ “cùm” đó! Ni được phép đóng cùm sau và chỉ đóng cùm một chân vì án nhẹ thuộc diện hình sự. Diện chính trị phạm như tôi thì lúc nào cũng bị cùm hai chân, dù đang bệnh hoạn và cần được điều dưỡng.
Tôi chưa kịp ngả lưng trở lại thì tiếng ông Đại lại sang sảng vang lên:
“Tất cả ngồi dậy sinh hoạt! Tất cả, không trừ một ai”!
Toàn thể bệnh nhân trong bệnh xá, chân trong cùm, đều gượng ngồi dậy, im lặng giữ trật tự, dù mặt nào mặt nấy đều tỏ vẻ vừa uể oải vừa bất mãn. Thấy không khí ổn định rồi, ông Đại thông báo chỉ thị của cán bộ trại với giọng trịnh trọng mà ông thường có:
“Lệnh anh Thẳm truyền xuống cho tất cả mọi cải tạo viên, nhất là cải tạo viên hiện đang điều trị tại bệnh xá. Có nghe không?”
Không ai dám quên rằng Thẳm là tên người cán bộ thụ lý hồ sơ của toàn thể phạm nhân. Toàn bộ bệnh nhân trả lời:
“Nghe!”
Ông Đại ngưng một lúc, hai tay bắt chéo sau lưng, đi qua đi lại một vòng rồi mới nói:
“Anh Thẳm cấm bất kỳ một ai tiết lộ gì về chuyện xảy ra khi sáng,” ông ngưng một lúc rồi tiếp câu sau nhỏ hơn, vừa đủ cho người trong bệnh xá nghe, “tức là cái vụ thằng Nam bị đánh hồi sáng đó, hiểu không?”
Rồi ông lại bắt đầu lớn tiếng như trước:
“Nếu có ai hỏi vì sao thằng Nam chết thì dứt khoát trả lời rằng không biết, không nghe, không thấy gì ráo, nhớ chưa?”
“Nhớ,” trăm bệnh nhân cùng trả lời.
Ông Đại lại dặn dò thêm:
“Cứ nói rằng tôi bị bệnh nằm điều trị ở đây, chẳng bước ra ngoài, không hay biết gì cả. Nói như vậy là xong, khỏi lôi thôi gì hết trơn. Tiếp thu được chưa? Được thì ngủ đi, không bàn tán ồn ào. Chút nữa là có cán bộ y tế của Ty Công An tỉnh đến đó. À! Khi phái đoàn y tế đến, không ai được ngồi dậy, không ai được mở mắt dòm qua dòm lại gì hết. Tất cả phải vờ ngủ say? Chứ mình thức làm gì để người ta hỏi câu này câu nọ cho rắc rối, phải không? Ừ ngủ đi, nằm xuống hết đi.”
Một chặp lại thấy ông Đại lăng xăng vào bệnh xá, theo sau ông ta là bốn cải tạo viên hậu cần (tức là những tù nhân coi giữ kho lương thực và vật dụng của trại), mỗi người ôm cả chục cái mền đã được cất kỹ lưỡng trong kho từ lâu. Những cải tạo viên nằm chung sạp với Nam được phát mền trước tiên. Thằng Ni cũng chạy tới anh hậu cần ngắm nghía cái mền rồi xin:
“Cho em một cái đi, em ở ba năm rồi mà đâu có mền đắp, em bị viêm phổi nữa. Làm ơn phát cho em một cái đi mà.”
“Con khỉ! Mày tưởng mền này phát không cho bệnh xá hả? Chút nữa cán bộ y tế khám xét tử thi xong là thu lại ngay!”
Lúc ấy đã mười giờ rưỡi tối mà các phạm nhân trực bệnh xá vẫn còn lui hui dọn dẹp để đón phái đoàn y tế của Ty Công An. Đến gần mười một giờ thì Thẳm bước vào thanh tra trước. Quan sát kỹ rồi, Thẳm ra lệnh tháo cùm lùa đi hơn một nửa nhân số bệnh nhân của bệnh xá. Số còn lại, khoảng năm mươi người, trong đó có tôi, được phân bố nằm thưa ra để có vẻ hợp vệ sinh và cũng để chứng tỏ rằng cải tạo viên của trại được chăm sóc chu đáo nên rất mạnh khỏe, chẳng mấy ai bệnh hoạn.
Tôi nằm xuống mà không sao chợp mắt được. Hình ảnh Nam hai tay bị còng, hai chân bị cùm, toàn thân sưng húp, chết vội vàng, không từ biệt ai. Đó là hình ảnh mà tôi và mọi tù nhân trong trại được lệnh phải che giấu, không được tiết lộ cho ai.
Có tất cả bốn phạm nhân, hai công nhân và một cán bộ nhúng tay vào việc đánh đập Nam bằng tay chân và bằng roi vọt. Tuy vậy, sau một cuộc dàn xếp kín đáo và nhanh chóng, kết quả được ghi vào biên bản tử vong của Nam chỉ có bốn phạm nhân tham dự việc đánh đập. Hai công nhân (phạm nhân đã hết án tình nguyện ở lại làm việc và hưởng lương và tiêu chuẩn đặc biệt của trại) và một cán bộ quản lý trại nói trên thì được lờ đi. Lâu nay việc lập biên bản tử vong các bệnh nhân chết trong bệnh xá là do tôi viết, trường hợp Nam là trường hợp đặc biệt: cán bộ y tế của trại (cũng là công an) viết. Trước đó, dư luận trong trại dự đoán rằng nếu cán bộ y tế của Ty Công An Đồng Nai đến khám nghiệm tử thi, điều sẽ xảy ra sau đó là cán bộ bị sa thải khỏi ngành Công An, hai công nhân trở thành phạm nhân và bốn phạm nhân sẽ bị tăng án. Dự đoán này chỉ đúng ở phần sau cùng: bốn phạm nhân mỗi người bị tăng án hai năm về tội đánh đập đến chết một phạm nhân khác.
Vào ngày kế tiếp, cán bộ Ty đã tiến hành việc giải phẫu và khám nghiệm. Họ lại lập thêm một biên bản nữa sau khi khám nghiệm. Biên bản đó được văn phòng bệnh xá sao lại mấy bản để lưu giữ. Tôi đọc thoáng qua, thấy họ ghi sơ sài rằng nạn nhân bị tổn thương toàn thân vì những lằn roi. Một lằn roi quất trúng ngực trái làm dập cuống tim và nạn nhân đã chết vì lằn roi oan nghiệt “vô tình” này.
Khi tôi và Ni lo việc tẩm liệm xác Nam, chúng tôi trông rõ vết mổ được kéo dài từ dưới yết hầu đến dưới rún một tấc. Đường mổ thứ hai từ vai phải xuống khuỷu tay, vì có tình nghi là nạn nhân bị gẫy tay. Tẩm liệm xong, chúng tôi phủ một tấm chăn mỏng lên xác Nam. Sau đó, một chiếc xe máy xới (tức xe máy cày của trại, thường kéo theo sau một cái rờ-mọt để chở đồ thay vì kéo cày, xới đất) đến chở xác Nam đi chôn ở trại Đoàn Kết, mồ chôn những tội phạm bất hạnh.
Bốn phạm nhân gây án bị tăng án và bị tống vào biệt giam với hai chân cùm chặt khiến cho dư luận trong trại càng xôn xao. Người ta thắc mắc rằng tại sao bốn phạm nhân trên không khai thật cho cán bộ Ty biết là ngoài họ ra còn có cán bộ và công nhân dự phần. Hơn nữa, họ đã đánh đập Nam với sự cho phép, hay đúng hơn, với chỉ thị của cán bộ Thẳm. Phạm nhân không được phép quyết định một việc cỏn con. Hái một trái ớt mọc hoang trong rẫy trại còn bị đóng cùm, ăn cơm kỷ luật (tức chỉ ăn khoảng hai muỗng cơm trong ngày) cả tuần lễ, thì việc đánh đập một phạm nhân khác trước sự chứng kiến của bảy trăm mấy chục phạm nhân khác đâu phải là việc đơn giản có thể tự ý thực hiện được!
Sự thực đã được tiết lộ qua các phạm nhân làm việc tại khách sạn và nhà hàng 2.9, tức là một cơ sở kinh tài của trại cải tạo nhằm thu lợi tức cho cán bộ công an quản lý trại. Theo các phạm nhân này, một buổi tiệc linh đình đã được tổ chức tại tư dinh trưởng trại Út Nhân để tiếp đãi các cán bộ y tế của Ty Công An Đồng Nai hầu lấp miệng các cán bộ này. Kết quả là mọi việc đều êm thắm cho cán bộ và công nhân trại.
Bốn ngày sau khi Nam chết, một chỉ thị khác của cán bộ Thẳm lại được truyền xuống, chấm dứt mọi bàn tán: “Nghiêm cấm hoàn toàn việc nhắc đến tên Dương Tống Nam và sự kiện Dương Tống Nam. Phạm nhân nào vi phạm sẽ bị biệt giam kỷ luật ba tháng”.
Chỉ thị này đã xóa được dư luận về cái chết của Nam, nhưng không sao xóa nổi trong tôi hình ảnh của anh quằn quại trong gông cùm trước giờ thoát xác.
*
Tình trạng đau thương của đất nước đã đưa đẩy ta thành một tên tội phạm lầm lũi như một con chó ghẻ để trốn tránh trên chính quê hương đã từng nuôi dưỡng ta. Nhưng thiên nhiên bao giờ cũng dành cho ta một sự ưu đãi nhẹ nhàng, lặng lẽ, mà chẳng ai có thể tước đoạt được.
Mặt trời vừa khuất thì vầng trăng thượng tuần cũng lơ lửng trên ngàn mây trắng bạc. Hai vầng nhật nguyệt luân phiên nhau thắp sáng cho ta bằng những màu sắc riêng của chúng. Rạng rỡ, tinh anh như mặt trời; trầm mặc, u huyền như mặt trăng. Cả hai đều kỳ ảo, diệu vợi và cùng thể hiện sự toàn vẹn, đa thù của kiếp sống.
Nhưng khốn thay đồng bào chung quanh ta! làm sao có thể quên được dù đang nằm trên tảng đá này mà ngắm trăng! Ôi, lúa má bị đóng thuế cao, tài sản bị kiểm kê, nhà cửa bị chiếm đoạt, gia đình phải ly tán. Hạnh phúc của ta, của nhiều đồng bào khác, đã mất và sự bình an không còn nữa. Ta đã bị tước đoạt tất cả những gì thiết yếu của đời sống. Nhưng dù sao… hai vầng nhật nguyệt vẫn còn đó, luôn luôn chung tình với ta trừ phi ta vĩnh viễn từ bỏ trần gian này.
Nhưng bằng cách nào ta có thể giũ bỏ trần gian này được trong khi mẹ già vẫn còn đó, các em thơ vẫn còn đó! Mẹ đang cần ta, các em đang cần ta, đang cần bàn tay kham khổ, chai sạn của ta, bàn tay đã tạo nên lúa má, rau xanh, bàn tay đã phấn đấu nhọc nhằn để ổn định đời sống gia đình thay cho bàn tay của người chồng, người cha đã gục chết trong trại cải tạo. Nay ta là cột trụ của gia đình. Ta phải sống. Huống chi thiên nhiên vẫn còn giữ niềm ưu ái đối với ta. Huống chi quê mẹ vẫn chờ mong từng ngày hình bóng của thái bình, an lạc. Huống chi đồng bào ta, trải bao nhiêu năm rồi mà vẫn cứ ngắc ngoải, long đong trong cuộc sống nhọc nhằn, gian khổ. Ai đã gieo rắc trên đất mẹ những hạt mầm đau thương, cùng cực kia, nếu không phải là những kẻ mù quáng, mê muội, chạy đuổi theo chủ thuyết, ý thức hệ và thiên đàng không tưởng. Họ cũng lớn lên từ đây nhưng lại chỉ biết dày xéo, phá hoại mảnh đất thơm hương của quê mẹ một cách không tiếc thương. Họ mang theo bao nhiêu tang tóc trong khi dự phóng một viễn ảnh mờ xa, tăm tối. Họ là một lũ quỷ tàn bạo, khát máu, bán rẻ lương tâm mà dù có hiền lành cách mấy, ta cũng phải nghĩ đến sự chống lại họ, bằng bất cứ phương thức nào có thể thực hiện được, ngay cả phương thức bạo động, là điều vạn bất đắc dĩ. Bao nhiêu nghị quyết, bao nhiêu chánh sách đã được họ bày ra rồi sửa sai, rồi xét lại, thế mà họ có thay đổi được gì cho đời sống nhân dân đâu! Đâu vẫn hoàn đấy, dân ta vẫn tiếp tục ngoi ngóp trong vũng lầy thống khổ, không phương tự cứu. Rõ ràng là có những sai lầm tự căn bản khiến cho bao nhiêu sự điều chỉnh vẫn chỉ là những gắng gượng vô ích.
Trong tình huống đó, các bậc cha anh ta đã phải đối phó như thế nào? Các bậc lãnh đạo tôn giáo, các bậc thượng lưu trí thức, giáo sư, sinh viên, sĩ quan, quân nhân chế độ cũ, các ngài đã làm gì để đáp lại lời kêu gọi của non sông, đáp lại niềm kỳ vọng của hàng chục triệu đồng bào khốn khổ trên quê hương? Chúng ta nên chắp tay cầu nguyện chăng? Hay là bó tay thủ phận? Hay chúng ta lại tiếp tục bày ra những cuộc cờ mà trong đó chỉ có những trận thế vụng về, ấu trĩ, để rồi cứ đi từ thất bại này đến thất bại khác? Ôi! Chính tôi đã tham gia một ván cờ chuẩn bị rất tồi, đã bị dập tắt thê thảm, rồi những kẻ thất bại bị đưa đi trại tập trung cả. Sau thất bại đó, vào trong trại cải tạo, tôi mới vỡ lẽ rằng chỉ vì không được tổ chức chu đáo và đã đặt nặng quá nhiều về nhân số. Rốt cuộc, chúng ta đã quy tụ được một đoàn quân ô hợp, thiếu kỷ luật mà lại hay phô trương. Ôi, buồn cười làm sao! Thảo nào một vài kẻ, khi từ chối tham gia, đã cho rằng việc làm của chúng ta là “lấy trứng chọi đá” và những người cầm quyền thì cười rằng “bẻ nạng chống trời”. Mà thất bại của chúng ta có phải đâu là những sự biến khó hiểu! Đa phần các lực lượng chính trị chống Cộng trong nước bị đổ vỡ chỉ vì những nguyên do tối kỵ đã được chúng ta biết đến như những bài học vỡ lòng của công tác tổ chức. Chẳng hạn, thất bại vì, một: nội gián; hai: phản hàng; ba: sơ hở vì sự bảo mật; bốn: bộc phát quá sớm… Chỉ ngần ấy nguyên do mà bao nhiêu tổ chức đã bị hốt trọn.
Một điều dở tệ nữa là chúng ta đã không chuẩn bị trước một hậu cứ, một mật khu nào cả. Vì vậy, gặp trường hợp tổ chức bị đổ vỡ ở một cơ sở hạ tầng nào đó là tiêu tan tất cả, mất hết cả nhân sự. Lúc đó, mạnh ai nấy chạy, đứt hết liên lạc với nhau, chạy tứ tung và chẳng biết phải chạy đi đâu. Có kẻ không chỗ dung thân đành phải ra đầu thú. Có kẻ trốn một thời gian trong làng mạc rồi cũng bị phát hiện. Trong khi đó, lệnh truy nã bủa đi khắp các tỉnh, màng lưới công an giăng ra khắp nơi. Quanh quẩn một hồi rồi cũng sa lưới. Thật đáng thương cho bao nhiêu người chiến sĩ! Đến khi vào tù, không một ai thăm nuôi. Không có một ngân quỹ nào dành cho việc đó. Kẻ nào may mắn có gia đình đi thăm thì còn có thể ngước mặt sống mà chờ ngày tự do. Kẻ nào không được thăm nuôi thì sống cũng bằng chết; thiếu nghị lực thì mất cả tư cách và khí phách hào kiệt của mình, trong khi xác thân ngày càng rã rời, còm cõi, trơ lại bộ xương như con ma đói.
Cũng may mà ta trốn thoát được khỏi trại tập trung, lẩn tránh khắp nơi một thời gian dài rồi về đây cùng mẹ và các em. Vùng kinh tế mới Bình Sơn này tuy không phải là vùng đất màu mỡ cho cây cỏ và thuận lợi cho việc hoạt động, nhưng dù sao, sự kiểm soát của chính quyền có vẻ lỏng lẻo. Nhờ vậy ta mới được tạm yên từ năm năm nay.
Thời gian qua vùn vụt, tưởng chừng đã cuốn trôi đi tất cả những hư phù, huyễn hóa của cuộc sống. Nhưng nó không cuốn trôi được hoài bão năm xưa… Năm năm rồi ta chỉ lầm lũi, cô quạnh làm lụng để nuôi mẹ già và các em thơ chứ không trực tiếp tham gia một lực lượng chính trị nào nữa cả. Nhưng hình như trong ta, cái hoài bão ấy vẫn còn bập bùng hiện hữu.
Ta vẫn còn nghe thấy tiếng gọi của quê hương đất mẹ. Trong từng bữa ăn, trong từng giấc ngủ, trong từng bước chân ta giữa núi rừng hiu quạnh, trong từng hơi thở ta hòa điệu với đêm dài khắc khoải, ta vẫn nghe tiếng gọi đó ám ảnh. Đúng là tiếng gọi âm thầm nhưng triền miên bất tận của non sông…
*
Trời vừa sụp tối khi Nam rời tảng đá trong rẫy mà chàng tự đặt tên là Vọng Nguyệt Thạch để trở về nhà. Từ rẫy bước về căn nhà đơn sơ của mẹ cũng chẳng xa bao nhiêu, chỉ chừng hai trăm thước là cùng. Đang vác cuốc bước đi, Nam lưu ý tiếng con chó Lou trong nhà sủa lên ầm ĩ. Chàng chùn chân lại, dè dặt. Trong một thoáng giây không kịp để phản xạ, một ánh đèn bin đã rọi thẳng vào mặt Nam. Hai người thanh niên từ bên lề con đường đất nhỏ, nhảy xổ ra, chĩa súng ngắn vào người chàng. Nam nhận ra ngay một người trong họ là công an tỉnh Đồng Nai.
“Dương Tống Nam, hết chạy rồi nhé. Tụi tao tầm nã mầy mấy năm rồi. Biết thế nào tìm ra mẹ mầy rồi cũng tìm ra mầy mà. Đưa tay lên không tao bắn bỏ mẹ mầy à!”
Họ còng tay Nam, lôi chàng đi. Nam không kháng cự vì biết là vô ích. Nhưng chàng không tránh khỏi cái đau nhói trong tim. Ai sẽ lo phụng dưỡng mẹ già và chăm sóc các em thơ? Lại tiếp tục những năm tháng tù đày cải tạo, làm sao chàng có thể hưởng ứng tham gia công cuộc đấu tranh khi một lực lượng chân chính ra đời? Và lần này, vì đã một lần trốn trại, chàng sẽ bị đóng cùm vĩnh viễn và mức án của chàng chắc chắn sẽ là vô thời hạn. Nam nghẹn ngào thương mẹ và các em đang ở nhà chờ mình về cho bữa ăn tối. Bị bắt trước khi về đến nhà, không kịp thay áo quần, không một lời từ giã gia đình. Nam lầm lũi bước đi không sợ hãi nhưng lại thấy hoang mang, bối rối hơn bao giờ.
Nam bị đưa về trại cải tạo K4, thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nơi mà cách đây năm năm chàng đã trốn trại sau khi bị cưỡng bức tập trung cải tạo được bốn năm.
Sau bao ngày tháng lao động cực nhọc, hôm nay có thông báo cho nghỉ một ngày để nghe giảng chính trị.
Những bài học chính trị của trại cải tạo thì chẳng có gì đáng làm cho tù nhân hồ hởi. Nghe nói tới “học chính trị” là phát ngấy thôi. Tuy nhiên, nếu học chính trị mà được nghỉ lao động thì đa số anh em tù phạm đều hài lòng, vui thích. Bởi sự đánh đổi này cũng chẳng có gì thua thiệt: bài học chính trị lúc nào cũng chỉ phớt qua vành tai bằng âm thanh phát ra của máy phóng thanh chứ chẳng có tư tưởng chính trị nào có thể lọt hẳn vào tai cả. Và học thì chỉ một giờ đồng hồ trong khi lao động thì phải đến mười tiếng!
Chúng tôi bị tập trung ngoài sân, khoảng trên bảy trăm tù nhân đủ các loại tội. Con số tù nhân của trại cải tạo K4 lúc ấy là một nghìn rưỡi (gồm ba khu A, B, C), chưa kể vài trăm phạm nhân khác ở khu “Ruộng” tại Xuân Phú (Tân Phú). Cán bộ tên Thẳm và Ba Cường phụ trách buổi học này.
Chúng tôi ngồi dưới đất, hai người cán bộ nói trên ngồi nơi bàn có đặt sẵn tài liệu học tập và một micro. Thẳm lục lọi tài liệu cũng mất hết mười phút. Tìm được đúng đề tài muốn giảng rồi, Thẳm trao cho Ba Cường. Ba Cường đằng hắng mấy tiếng rồi bắt đầu. Anh chẳng giảng gì cả mà chỉ đọc theo bản tài liệu đánh máy sẵn. Có lẽ anh cũng chưa chuẩn bị trước, hoặc đã chuẩn bị quá kỹ nhưng vẫn không thấu đạt được gì, nên với trình độ chưa hết tiểu học, anh cứ lấp vấp mãi từ đầu bài cho đến cuối bài. Nhiều chữ đọc không ra hay không sao đoán nổi, anh cứ gằm đầu sát vào bản văn (tỏ dấu tại chữ mờ khó thấy chứ không phải lỗi mình không đọc được), ấp a ấp úng rồi cuối cùng, quyết định lướt qua cái vụt để đọc sang đoạn khác. Đám tù nhân biết ngay là anh cán bộ đọc chưa hết câu, chưa hết đoạn, nhưng chẳng ai dám cười. Thẳm ngồi bên cạnh, trình độ khá hơn, cứ nhìn sang ‘đồng chí’ một cách lo âu.
Cuối cùng thì bài giảng cũng dứt. Ba Cường đổ cả mồ hôi trên trán. Thẳm đứng dậy ra hiệu cho hai người công nhân đưa từ văn phòng trại ra một tù nhân. Người này tuổi trạc hai mươi ngoài, mắt sáng và tập trung, mũi cao, miệng rộng, cằm hơi nhỏ nhưng vuông và đầy nghị lực. Hai tay anh ấy bị còng. Áo quần nhơ nhớp, nhưng cái bề ngoài đó không che giấu nổi phong độ khả kính của chủ nhân nó. Nơi anh ấy toát ra một sắc thái đặc biệt của một kẻ có chí khí và thường tự làm chủ được mình. Được đưa đến gần bàn, sát chỗ Thẳm đứng, anh đảo mắt nhìn quanh như chào khắp các anh em tù khác đang chú mục ngó mình.
Nắng lúc này đã lên cao. Thẳm hút hết điếu thuốc thơm rồi bắt đầu gõ tay vào micro, tuyên bố lý do đã đưa người tù kia ra trước tập thể phạm nhân ở trại:
“Đây cũng là một cải tạo viên của trại ta, can tội phản cách mạng, bị bắt năm 1977, trốn trại năm 1981. Nay bị bắt lại. Tức là hơn năm năm rồi. Các anh thấy đó, hơn năm năm rồi, chuyện giống như cũ, nhưng không phải là chúng tôi bỏ qua được đâu. Có tội thì phải chịu trừng trị.”
Ngưng một lúc, Thẳm chỉ tay vào tù nhân bị còng đó, nói tiếp, giọng gằn lên giữa hai hàm răng nghiến:
“Đây đích thị là một trong những trường hợp ngu xuẩn xảy ra nơi này: trốn trại! Nơi đây chỉ có một con đường duy nhất để được tự do trở về với gia đình là lao động tốt và học tập tốt. Ngoài ra, chẳng còn con đường nào khác. Trốn trại là một hành động ngu dại, bồng bột nhất.”
Thẳm lại ngừng vài giây, mắt hơi quắc lên, rồi gằn:
“Trốn không khỏi sớm muộn gì cũng phải ra chịu tội với nhân dân, mà lại làm gay go cho những người chịu trách nhiệm giữ trại. Các anh phải nhìn đấy mà làm gương.”
Lúc này chúng tôi mới vỡ lẽ rằng cuộc triệu tập trước sân để học tập chính trị chỉ là phụ thuộc. Lý do chính là mở một phiên tòa rừng rú, ngắn gọn, để trừng phạt kẻ trốn trại, đồng thời dằn mặt những kẻ khác phải liệu giữ thân, bỏ ngay ý đồ trốn trại đi.
Thẳm bước ra khỏi bàn, đẩy mạnh người kia đến gần micro. Bị đẩy mạnh, anh ấy hơi mất đà, loạng choạng, cố gắng đứng khựng lại để khỏi té. Thẳm hướng về đám tù chúng tôi nói:
“Bây giờ tôi để cho anh này phát biểu.”
Rồi xoay qua người tù bị còng:
“Anh hãy nói tên tuổi thật của anh, can tội gì, vì sao bị bắt, anh đã trốn trại được mấy năm. Nói cho tập thể nghe đi.”
Người kia đứng trước máy vi âm, mắt tình cảm nhìn xuống chúng tôi như muốn biểu lộ trước những gì không thể nói ra được. Miệng anh nở một nụ cười thân thiện, rồi bắt đầu nói với giọng bình tĩnh:
“Tôi tên Dương Tống Nam, sinh 1961. Hiện ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Can tội âm mưu lật đổ chính quyền…”
Thẳm ngắt lời: “Can tội phản cách mạng!”
Những người đang nắm chánh quyền thường gọi tội hoạt động chính trị chống lại họ là “phản cách mạng” chứ không muốn gọi là tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, vì cho rằng chữ ấy đọc lên có vẻ như một lời kêu gọi. Nam biết vậy mà vẫn cố ý. Thấy Thẳm im rồi, Nam nói tiếp:
“Tôi bị bắt vào năm 1977, lao động và bị giam giữ tại trại tù K4 này…”
Thẳm lại ngắt lời:
“Cải tạo và học tập chính sách của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa tại trại cải tạo này. Đây là trại cải tạo, không phải trại tù!”
Nam lờ đi, nói tiếp:
“Tôi tìm cách trốn trại và đã thoát được. Về nhà tôi lo phụng dưỡng mẹ già và các em…”
“Khỏi cần phải nói cái đó.” Thẳm lườm Nam, chen vào, “anh nói anh trốn trại là được rồi.”
Nam vẫn tiếp tục với giọng bình thản:
“Đêm qua, trên đường từ rẫy về nhà, tôi bị công an bắt lại, không kịp từ giã hay sắp xếp gì chuyện gia đình. Xin hết.”
“Anh còn phát biểu gì nữa không?” Thẳm hỏi lại mà như muốn dằn ý rằng Nam không cần phải nói nữa.
“Không.” Nam đáp cộc lốc.
Thẳm gọi Ba Cường lại, giao Nam. Cường gọi các công nhân dẫn Nam ra trước sân, sắp xếp bọn tù chúng tôi thành hình chữ U bao quanh chỗ anh đứng. Khi việc sắp xếp đâu đã vào đấy, Thẳm lấy xe Honda (loại xe gắn máy 2 bánh) phóng đi sau khi nói nhỏ với Ba Cường và bọn công nhân điều gì đó.
Đám tù nhân chúng tôi thừa biết sự kiện chúng tôi đứng bao quanh Nam có nghĩa gì. Đây không phải là điều mới lạ đối với những tù nhân ở lâu. Nghe nói đối với tất cả các phạm nhân trốn trại, hình thức xử phạt đều như nhau. Cái khác hôm nay có lẽ chỉ vì Nam là một tội nhân thuộc diện chính trị chứ không phải hình sự. Nam cũng biết rõ cái gì sẽ xảy đến với mình. Với hai tay bị còng phía trước, anh đứng chờ đợi. Các công nhân trại ra lệnh cho một tù nhân đàn em mang vào một bó cành cà phê còn tươi, rất dai, ném xuống đất, gần chỗ Nam đứng. Nam nhìn bó roi, không thay đổi sắc mặt. Có khoảng ba, bốn chục cành là ít.
Như con nai hết đường trốn chạy, dừng lại nhìn nanh vuốt và hàm răng sắc nhọn của con hổ đang trờ tới, Nam nhìn những kẻ sắp dùng roi vọt để xử phạt mình.
*
Suốt thời thơ ấu chúng ta được bảo bọc trong vòng tay êm ấm của Mẹ. Đến khi trưởng thành, vòng tay Mẹ buông ra, thả ta vào đời mà mắt Mẹ vẫn dõi theo từng giây phút, lo sợ ta không đủ sức đương đầu với bao cạm bẫy của đời. Khi ta nói đến chuyện tình cảm và hôn nhân, Mẹ sợ ta vấp phải tình cảm gian dối, phụ bạc. Khi ta toan tính sinh nhai, Mẹ sợ ta không lường trước được đời man trá. Khi ta phải ở phương xa, Mẹ trông mỏi mòn đôi mắt, lo ta đau yếu bệnh hoạn. Khi ta đáp lời non sông, xông pha dưới cờ khởi nghĩa. Mẹ tuy hãnh diện con mình làm tròn bổn phận nam nhi, nhưng mãi canh cánh ngày đêm, lo con thương tích, tử vong.
Dẫu ta ba mươi, bốn mươi, một thời ngang dọc vẫy vùng, xông xáo bốn phương bốn biển, thì khi về với Mẹ, ta vẫn chỉ là đứa con. Hay cho đến lúc ta năm mươi, sáu mươi tuổi, công danh đứng vững ở đời, lúc ấy Mẹ vẫn còn chăm chăm dõi nhìn theo ta, thăm hỏi, lo lắng, mong con hạnh phúc, bình an, quên cả phận mình già yếu.
Phải lúc ta bị tù đày, lòng Mẹ khắc khoải khôn nguôi, đêm ngày dằn vặt một mối, lo ta cơm không đủ no, sợ ta áo không đủ ấm, thương ta ốm đau một mình. Nghĩ vậy mà Mẹ không ngủ, quên ăn, bỏ vui, để chia sẻ âm thầm cùng đứa con bị nạn.
Nam nhớ lại lúc bị bắt vào năm 1977, Mẹ đã đến thăm nuôi chàng trong một ngày mà chàng vừa bị đánh đập vì kiệt sức không lao động nổi. Khi hai mẹ con gặp nhau, thấy mẹ đôi mắt quầng thâm, hai má hóp đi để lộ hai gò khô khốc dưới làn da nhăn nheo, tủi thân, Nam không sao dằn được nước mắt. Bọn trực thăm nuôi đuổi chàng vào, vì khóc trước mặt gia đình là vi phạm nội quy thăm nuôi. Như thế là Nam chẳng nói được gì với Mẹ. Bao lần bị đánh đập, chửi mắng, khổ đau, chàng đã tỏ ra là kẻ giàu nghị lực; cứng rắn, chịu đựng hết. Nhưng hôm ấy chỉ nhìn Mẹ là Nam thấy mình trở nên bé bỏng, non yếu và chàng bật khóc.
Mãi mấy tháng sau, Nam mới được phép nhận quà thăm nuôi và gặp mặt gia đình bình thường. Lúc ấy thì Nam không khóc nhưng Mẹ chàng thì cứ rưng rưng lệ. Thấy Nam khô hốc, toàn thân suy kiệt muốn sụm như một căn nhà tranh đã bị mối mọt đục khoét ruỗng mòn bên trong, mẹ chàng không sao kềm được cái tình cảm mênh mông trời biển mà bà đã dành cho con. Lần thăm nuôi này, mẹ Nam đã bán bớt ruộng để mua được một giỏ quà thăm nuôi chàng. Nam biết là vì lần trước bà chỉ mua được cho Nam hai ổ bánh mì và một gói thuốc rê nhỏ trong khi bao nhiêu kẻ khác đã đi thăm thân nhân mình với bao này, giỏ nọ. Sợ Nam thấy vậy mà tủi thân, cũng như sợ con phải đói dài ngày, bà quyết định đi thăm chàng một lần cho thật đầy đủ, dù phải bán đi những gì còn lại của gia đình. Nam nghẹn ngào thương mẹ và an ủi bà rằng phần cơm trại dù ít, cũng tạm đủ cho chàng không ngã quỵ, và dù bị choáng ngộp trong đau đớn thống khổ, chàng cũng sẽ đủ sức chịu đựng mọi thử thách, không để biến chất.
Nam chỉ kịp nói với mẹ đôi lời thì người trực thăm nuôi đã đuổi chàng vào, rồi xua mẹ Nam về với lý do bà đã khóc và Nam thì xúc động.
Khi Nam tham gia hoạt động chống Cộng vào năm 1977, tức là lúc chàng mới có mười sáu tuổi, mẹ có biết. Bà không cấm cản gì, nhưng vẫn thường nhắc con là đem thân mình phụng sự cho đúng chỗ. Nam đã nói với mẹ rằng: “Đối với tổ chức mà con tham gia, con chưa tin tưởng lắm nơi khả năng thành công của họ. Bởi vì phương thức hoạt động của họ còn sơ hở, yếu kém quá. Tuy nhiên, con đã tham gia vì cảm cái nghĩa khí và nhiệt tình của họ đấy thôi”. Nghe vậy, mẹ chàng đã dạy: “Nghĩ như con cũng tốt. Nhưng con nên đấu tranh vì đất nước chứ không vì nhiệt tình của một số người nào đó”. Lời mẹ dạy làm Nam suy nghĩ nhiều lắm. Nhưng dù sao, tay chàng cũng đã nhúng chàm rồi.
Đến lúc chàng bị tù tội, trong nhiều lần thăm nuôi, hai mẹ con đã gặp mặt nhau nhưng mẹ Nam không hề nhắc gì chuyện cũ để trách cứ chàng. Vốn là người có học, bà rất tinh tế về mặt tâm lý, biết dạy con đúng chỗ, đúng lúc.
Ngày Nam trốn trại về, hai mẹ con ôm nhau khóc ròng. Mẹ Nam xoa đầu chàng, chàng thanh niên rắn rỏi trưởng thành, như xoa đầu một đứa bé. Bà nói: “Phải giữ gìn thân con, giữ gìn tài năng của mình, chỉ đem ra phụng sự khi đúng lúc. Nếu con đem thân hiến mình cho nước thì mẹ có tiếc gì! Nhưng phải trao cho đúng chỗ, như là con gái: trao trinh tiết của mình thì phải chọn người tình chung.”
Khi Nam sắp bị bắt lần thứ hai này, mẹ có gọi chàng đến bên giường, nói riêng cho chàng nghe: “Mấy hôm nay bọn công an địa phương có vẻ lưu ý nhà mình lắm. Mẹ linh tính có chuyện chẳng hay. Con liệu mà giữ thân. Nếu cần, con hãy trốn về Long Xuyên, Châu Đốc, tìm cách gia nhập lực lượng giáo phái Hòa Hảo. Mẹ nghe rằng họ có chiến khu trên Bảy Núi đấy. Con ở đây không yên đâu. Tốt hơn là nên đi. Ở nhà, mẹ đủ sức lo cho các em con như thời gian con còn ở tù trước đây, vậy thôi. Đừng bận bịu gia đình mà mất cả cuộc đời, nghe con”.
Nam tự thấy mình diễm phúc khi có một người mẹ như mẹ mình. Thương con nhưng luôn hiểu con và tôn trọng chí hướng của con mình. Muốn con an thân nhưng biết con không chịu làm kẻ cầu an, mẹ Nam gợi ý cho Nam tìm về Hòa Hảo mà đầu quân. Đó là gõ đúng vào nhịp đập của con tim còn căng tràn nhiệt huyết, xoa đúng vào niềm khắc khoải khôn nguôi của chàng.
Tuy vậy, Nam vẫn còn trù trừ, chưa quyết định ra đi vì vẫn còn chút tình lưu luyến với mẹ hiền và các em non dại. Huống chi, Nam cũng chưa tin rằng giáo phái Hòa Hảo với chiến khu nào đó trên Bảy Núi, có thể là nơi tin cậy để trao phó cuộc đời mình. Chàng nấn ná, chưa đi. Thế rồi, chàng bị bắt lần thứ hai.
*
Sân trại trở thành tòa án, và cũng là khu hành quyết.
Tù nhân trên bảy trăm người bị buộc phải dự khán phiên xử. Kẻ nào không muốn nhìn cảnh trừng trị này thì bị ghép vào tội “có ý đồ trốn trại”. Phải nhìn, phải trố mắt ra mà nhìn cho rõ! Các anh công nhân bảo thế. Nực cười nhất là các anh công nhân này, một anh tên Việt, một anh tên Vinh, trước kia cũng là các tù nhân chính trị đã từng tham gia lực lượng đấu tranh của cha Vàng, thì nay lại hăm hở xăn tay trong việc trừng trị một tù nhân chính trị khác. Các anh đi qua đi lại trong sân, hò hét, sắp xếp khu xử với vẻ mặt và dáng điệu mà có lẽ các anh tưởng rằng oai hùng, hiên ngang lắm.
Với số người dự khán đông như vậy mà không khí lại im vắng, nặng nề như bị nén lại, tưởng chừng mọi người đều nín thở. Không một tiếng động. Nắng cháy trên những tấm da người xanh mét của tù nhân. Cuộc trừng trị bắt đầu.
Cán bộ Ba Cường chọn một cây roi vừa ý trong đống roi dưới đất. Bước đến gần Nam, Ba Cường đưa cao ngọn roi lên như một nghi thức cần thiết của cuộc hành quyết tế thần. Sau đó, với vẻ lạnh lùng, Ba Cường vung roi tới tấp nhắm vào cây thịt kia mà giáng xuống, không cần biết là sẽ trúng vào bộ phận nào trên cơ thể Nam. Nam cố nén tiếng rên, hai môi mím lại. Ngọn roi vun vút đi những đường chính xác trên da thịt anh. Anh quỳ xuống. Ngọn roi Ba Cường bắt đầu đánh phủ lên vai, lên lưng Nam. Những tiếng bình bịch vang lên rõ mồn một giữa sân trại im lặng, bất động. Theo bản năng tự vệ, Nam lăn đi dưới đất để tránh bớt những đường roi. Nhưng ngọn roi cứ bám theo, không hở phút giây nào. Nam bật khẽ những tiếng kêu khi ngọn roi trúng vào những chỗ hiểm nhất. Ngọn roi bị toác ra. Ba Cường còn cố gắng đánh thêm mấy roi cho gãy đôi, gẫy ba rồi mới chịu vứt khúc còn lại trên tay đi. Đó là dấu hiệu của con sói đầu đàn cho phép lũ sói còn lại xáp vào miếng mồi sau khi mình đã hưởng được phần ưu tiên. Hai công nhân, Việt và Vinh, hai anh hùng chống Cộng trước kia, xấn vào, roi trên tay, quất vào Nam không thương tiếc. Nam lăn lộn trên đất. Hai tay bị còng phía trước làm cho Nam lúc lăn tròn đã bị sấp xuống, không gượng dậy được. Và như thế, hai ngọn roi kia mặc sức giáng cực mạnh trên lưng anh. Nam lồm cồm nhổm dậy thì các ngọn roi nhắm luôn cả trên đầu, trên cổ anh mà quất. Bảy trăm khán giả hình như đều ngưng thở. Tôi thấy tay chân mình run lên, co giật từng hồi. Nam lại quỵ xuống, rồi lăn đi trên nền đất. Vinh và Việt bám theo, vung roi liên tục. Trên người Nam lúc này đã hằn lên những vệt tím, đỏ, có chỗ da bị toác, tươm cả máu. Roi của Việt đã bị gẫy, liền thay roi khác.
Ba Cường đứng ở hiên văn phòng trại nói vọng ra:
“Cởi hết quần áo nó ra đi, cái quần đó hơi dầy đấy”.
Bấy giờ Việt và Vinh mới lui vào. Trong lúc đó, bốn tù nhân được gọi là “chức năng” – tức là những tội phạm thâm niên hoặc gần mãn án, từng lập công xuất sắc trong trại tù để được cán bộ tin tưởng, giao trách nhiệm chỉ huy đám tù nhân – bước ra, xúm xít cởi áo quần của Nam. Chiếc áo của Nam không luồn qua hai tay bị còng được đã bị xé toạc ra, tơi tả. Nam lúc này chỉ còn dính trên người cái quần cộc mỏng. Anh nằm dưới đất, mắt nhắm nghiền, mặt nhăn nhó nhưng môi vẫn mím chặt, cố nén tiếng rên. Bốn tội phạm chức năng bắt đầu vồ lấy Nam. Bọn này khỏe, to, cao, sức mạnh như trâu – nhờ được bồi dưỡng lâu ngày trong tù bằng cách chèn ép, hối lộ, ăn xén quà thăm nuôi của các tù nhân khác. Chúng quất đòn nào đòn nấy đều nặng cân. Nam oằn người lên, vùng vẫy như con sâu bị kiến bám. Đòn roi của bọn chức năng thật hiểm và xé cả thịt da. Bốn cây roi quất túi bụi vào Nam. Không chịu nổi, Nam vùng dậy, chạy lảo đảo trong vòng vây. Bọn chức năng không rời anh một bước. Chúng quất mạnh vào hai tay bị còng của anh. Một tên đạp vào khuỷu chân anh khiến anh lại ngã sấp xuống lần nữa, mặt dập trên nền xi măng.
Tiếng roi cứa vào thịt da nghe chừng như tiếng của những mũi tên cắm phập vào thịt con mồi. Những mũi tên vô tri được phóng ra đều đặn, cắm vào bất cứ nơi nào có cảm giác trên cơ thể con mồi đó. Bốn tên chức năng vạm vỡ, như bốn tay đồ tể, vây Nam vào giữa, giáng roi tàn bạo xuống. Nam nằm ngửa, tay chân co quắp đưa lên như muốn cản những ngọn roi phạm vào đầu và ngực mình. Cho đến lúc này, Nam vẫn cố kềm giữ những tiếng kêu hay rên la mà có lẽ anh cho là những biểu lộ vô ích. Bọn chức năng đánh gẫy hết roi này tới roi khác. Chúng thay roi liên tục. Trên sân, những roi gẫy vất tứ tung. Những mẩu roi tưa ra, bầm dập như đã bị nghiền dưới một vật nặng cứng.
Bỗng Nam lại vùng dậy, hai tay bị còng đong đưa phía trước, lúc bên này, lúc bên kia, như cố gắng đón đỡ những ngọn roi chan chát vụt đến mình. Anh chạy lẩn quẩn quanh vòng vây như con gà mắc toi. Bọn chức năng vẫn bám riết theo với những đòn roi xối xả, tàn bạo. Một tên chức năng chụp lấy gáy Nam, kéo anh tránh xa vòng vây để chúng khỏi quất nhầm vào những người dự khán. Hắn đẩy mạnh khiến Nam lại suýt té. Anh loạng choạng một lúc rồi đứng thẳng người lên, chạy về hướng Ba Cường, Việt và Vinh, hai công nhân đang đứng hai bên như chầu chực cán bộ Ba Cường, thấy vậy vội bước ra đón đầu Nam, không cho Nam xông tới gần. Cho nên, Nam vừa trờ tới đã bị túm lấy. Việt cao to hơn Nam, một tay bấu lấy cổ anh một cách gọn ghẽ như xách cổ gà, tay kia hắn đấm mạnh vào bụng Nam. Nam hự lên một tiếng, Việt bồi tiếp một đạp vào ngực khiến Nam té ngửa ra sau. Vinh không chịu kém vế Việt, túm lấy sợi xích nhỏ giữa hai cái còng trên tay Nam kéo mạnh, Nam bị xốc cả người lên, Vinh cứ thế mà đấm thẳng vào mặt.
Chạy giáp một vòng rồi mà chẳng thấy thay đổi được gì, Nam lại hướng về phía Ba Cường, nhưng bị một chức năng gạt chân cho ngã vật xuống đất. Rồi bốn chức năng xúm lại, trút xuống kẻ sa cơ những loạt roi khác. Nam đưa hai tay bị còng lên, toàn thân co rúm. Như một con chó bị quẫn bức dồn vào thế cùng, anh vùng vẫy hai chân gần bất lực của mình. Đôi tay bị còng dập nát với những miếng da tróc lở cũng đong đưa những động tác vô ích thừa thãi của chúng. Vô phương cứu chữa. Không ai cứu được Nam cả. Và có lẽ đến lúc ấy, anh cũng đã nhận rõ được điều đó. Không mong mỏi, không kêu van. Không hy vọng gì nữa. Nhưng, trong sự kinh động sâu lắng của toàn thể tội phạm, trong niềm tuyệt vọng khốn nạn nhất của một đời sa cơ, giữa những lằn roi vun vút vô tình, Nam bỗng cất giọng gọi lớn. Đó là tiếng gọi đầu tiên anh cất lên từ lúc mới bị đánh đập đến giờ. Tiếng anh vang đi giữa bao lớp người vây bọc:
“Mẹ ơi! Mẹ ơi… Mẹ ơi!”
Sau tiếng gọi mẹ bi thương, thống thiết ấy, Nam ngất xỉu, nằm bất động giữa sân nắng cháy.
“Mẹ ơi”, đó là lời thơ, là tiếng ca cuối cùng mà Nam gửi lại cho cuộc đời.
Vĩnh Hảo