Saturday, January 22, 2022

Thích Nhất Hạnh: Ngồi yên như núi


Tranh: Họa sĩ Phạm Hoàng

 

Thư ngày 20.07.2009

Thân gửi các con của Thầy ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi,

Thầy đang ngồi ở thất Ngồi Yên, xóm Thượng, Làng Mai, viết cho các con. Khoá tu mùa Hè ở Mai Thôn rất vui và rất thanh tịnh. Tuy có khó khăn kinh tế trên thế giới, nhưng số người về Làng tu tập trong bốn tuần lễ cũng rất đông, và có thể đông hơn mọi năm. Trẻ em đông đã đành, mà các em thiếu niên (teenagers) từ 12 đến 17 cũng đông lắm. Số lượng những người thanh niên (young adults) từ 18 đến 25 cũng khá đông, và từng lứa tuổi được sinh hoạt chung, pháp đàm chung và ăn cơm chiều chung để có cơ hội trao đổi kinh nghiệm tu học và xây dựng tình bằng hữu. Phong trào Wake Up (Tỉnh Dậy Đi Thôi, Các Bạn Trẻ) cho người trẻ Tây phương đang đi lên một cách mau chóng. Các con có thấy cái áo thun Wake Up chưa? Có rất nhiều em đã về Làng đều đều mỗi năm, đã quen với nếp sống và thực tập ở Làng cho nên đã giúp được rất nhiều cho những em mới được tới lần đầu. Sáng hôm 16.7.09, sư chú Pháp Triển đã bày bán tại xóm Mới lần đầu tiên những chiếc đồng hồ đeo tay có dấu hiệu giây phút hiện tại. Đồng hồ này đã được thầy và các vị xuất gia trẻ ở xóm Thượng vẽ kiểu (design), có nét chữ của thầy: It’s now. Đưa đồng hồ lên xem thì bất cứ lúc nào đồng hồ cũng cho mình biết đây là giây phút hiện tại. Có đồng hồ kiểu nam giới và đồng hồ kiểu nữ giới. Chỉ nội trong ngày hôm ấy, đã có 150 người tới quán sách để thỉnh đồng hồ đeo tay. Có một thiền sinh tắc lưỡi nói: “Đây thật là một ý tưởng tuyệt vời (This is really a brilliant idea).” Ta có thể gọi đồng hồ này là đồng hồ giây phút hiện tại. Sư chú Pháp Triển là một trong hai người xuất gia trẻ giúp thầy thiết kế cho chiếc đồng hồ này. Vị xuất gia trẻ thứ hai giúp thầy là thầy Pháp Chiếu, cũng còn rất trẻ, cuối năm nay sẽ được truyền đăng làm giáo thọ! Chiếc đồng hồ đeo tay It’s now này được sản xuất tại Hoa Kỳ.

Tuần thứ ba của khoá tu mùa Hè có tới trên 800 thiền sinh, đại diện khoảng 50 quốc gia trên thế giới. Kể cả chúng thường trú, thì hiện thời dân chúng bốn xóm lên tới trên một ngàn người. Vậy mà không khí rất thanh tịnh, êm ả. Mọi người có rất nhiều hạnh phúc khi đi thiền lên đồi xóm Mới, vào rừng xóm Hạ, hoặc ngồi thiền dưới những bóng cây sồi của lưng đồi xóm Thượng nhìn về phía chùa Sơn Hạ. Tịnh độ không còn là một ý niệm nữa mà đã trở thành một thực tại trong những giờ thiền đi và thiền ngồi ấy. Trẻ em cũng như người lớn đều có khả năng an trú trong giây phút hiện tại. Ngày hôm qua trong khi nói pháp thoại thầy thấy được cảnh tượng một bà mẹ vừa nghe pháp vừa cho con bú, hai mẹ con đều đang có hạnh phúc rõ ràng. Trong truyền thống Á Đông, sự kiện vừa nghe pháp vừa vạch áo cho con bú có thể là chưa được chấp nhận, bởi vì có người sẽ nghĩ rằng như thế thì chưa tỏ bày sự tôn kính đúng mức đối với chính pháp. Nhưng thầy nghĩ rằng đây là môi trường của Phật Học Ứng Dụng, và đứa trẻ trong khi bú sữa mẹ để có thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể nó đồng thời cũng hưởng được không khí thanh tịnh an lạc của pháp đường như một thức ăn tinh thần. Thầy thấy hình ảnh ấy rất đẹp. Không biết vị phụ trách thu hình có cơ hội thu lại được hình ảnh ấy hay không? Trong suốt bốn tuần lễ, các vị xuất sĩ và cư sĩ thuộc chúng thường trú tuy phải để nhiều thì giờ và tâm lực để chăm sóc và hướng dẫn tu tập cho thiền sinh, nhưng ai cũng cảm thấy hạnh phúc vì cái hạnh phúc của thiền sinh. Sự tu tập chuyển hóa và niềm vui của thiền sinh chính là chất liệu nuôi dưỡng hạnh phúc cho chúng thường trú. Có cơ hội tạo hạnh phúc cho người, đó là mong muốn của những người tu, và thầy trò chúng ta đang có cơ hội ấy ở Mai Thôn, ở Lộc Uyển, ở Bích Nham và ở các nơi khác. Thầy thấy rất rõ là trong tương lai ở tại mỗi quốc gia phải có nhiều trung tâm tu tập như Làng Mai mới đủ cung cấp cho nhu yếu tu tập càng ngày càng lớn lên của dân chúng. Tại nhiều nước như Úc và Hà Lan, đạo Bụt đang lớn mạnh một cách rất mau chóng. Các vị giáo thọ mà chúng ta đang đào tạo sẽ có trách nhiệm thiết lập những trung tâm tu tập như thế trong tương lai ở khắp mọi nơi. Mục đích của chúng ta không phải là truyền giáo, không phải là đi tìm thêm tín đồ cho đạo Bụt; mục đích của chúng ta là tạo dựng những môi trường tu học để mọi người có cơ hội tới thực tập chuyển hóa khổ đau và học hỏi cách sống làm sao cho có thêm nhiều hạnh phúc. Chúng ta không bao giờ mong muốn thiền sinh từ bỏ gốc rễ văn hóa và tâm linh của họ, trái lại chúng ta luôn luôn khuyến khích họ trở về khai thông suối nguồn của những truyền thống ấy.

Chúng ta đã học hỏi được rất nhiều từ những gì đã xảy ra cho tu viện Bát Nhã trong những tháng vừa qua. Trong những tuần qua thầy đã nhận được rất nhiều lá thư của các con của thầy viết từ tu viện Bát Nhã. Các con kể thầy nghe đủ thứ chuyện, nhưng không có lá thư nào của các con mà không có câu: “Thầy ơi, thầy đừng có lo cho các con nghe thầy.” Câu nói ấy của các con có nghĩa: Thầy ơi, các con đang không lo cho chính các con, mà các con chỉ sợ thầy đang lo cho các con thôi. Nếu thầy lo thì thầy sẽ bệnh và như vậy thì hỏng hết. Và vì vậy thầy đã nhắn với các con: Thầy không đang lo lắng cho các con đâu, các con đừng lo lắng cho thầy. Đừng có “lo qua lo lại.” Mỗi bên chỉ cần hành xử cho hay về phía mình, như vậy là đủ rồi! Thông điệp như thế là đã rõ ràng chưa, hả các con? Thầy không lo lắng cho các con, nhưng điều đó không có nghĩa là thầy không lưu tâm. Thầy lưu tâm đến các con từng ngày, từng giờ, từng phút. Sở dĩ thầy không lo lắng vì thầy có niềm tin nơi các con. Thầy có niềm tin rằng các con có thể hành xử được như chánh pháp trong những hoàn cảnh thách thức và khó khăn. Và các con đã chứng tỏ làm được điều ấy. Và cũng do đó niềm tin của thầy nơi các con đã được tăng trưởng một cách mau chóng. Điều này đem lại nhiều hạnh phúc vừa cả cho thầy vừa cả cho các con.

Ngày xưa Sư Ông của các con, tổ Thanh Quý, không bao giờ nói với thầy rằng Sư Ông thương thầy và có niềm tin nơi thầy. Cái cách của các bậc tiền bối của chúng ta ngày xưa là như thế. Thương mà nói ra thì có cảm tưởng tình thương ấy mất bớt đi một chút gì linh thiêng. Nhưng thầy cảm nhận được tình thương ấy và niềm tin cậy ấy nơi Sư Ông. Và thầy có rất nhiều hạnh phúc. Không hạnh phúc nào lớn hơn cho một người đệ tử, khi người đệ tử ấy biết mình đang được thầy mình thương yêu và tin cậy. Suốt một đời tu của thầy, thầy được nuôi dưỡng bằng tình thương và lòng tin cậy thầm lặng đó của Sư Ông. Và thầy nghĩ rằng Sư Ông cũng có rất nhiều hạnh phúc khi Sư Ông có những người đệ tử mà Sư Ông có thể đặt hết tình thương và lòng tin cậy của mình vào. Thầy là một người có hạnh phúc lớn, vì thầy có niềm tin nơi các con. Tin vào các con tức là tin vào tương lai. Giả sử mình không tin vào tương lai thì mình có thể sống hạnh phúc được hay không?

Thầy tin là các con có đủ khả năng hiểu, thương và hành xử bất bạo động. Bất cứ trong hoàn cảnh khó khăn nào mà mình giữ được cái nhìn từ bi, và hành xử theo lòng từ ái thì mình sẽ được năng lượng lành che chở, đó là năng lượng của Tam Bảo. Không có sự che chở nào vững chãi và an toàn bằng năng lượng của Tam Bảo, của trí tuệ và từ bi. Cái ngày mà thầy nghe tin họ xông vào cư xá Rừng Phương Bối, quăng liệng đồ đạc và xô ngã những người họ gặp và đi lên lầu ba nơi các con đang ngồi thiền và trì niệm danh hiệu Quan Thế Âm trong tư thế bất động, không hề tìm cách chống trả và phản ứng, là thầy biết các con đã làm được như thầy trông đợi, và không có lý do gì nữa để cho thầy phải lo lắng cho các con.

Thầy không lo lắng cho các con, nhưng rất nhiều người đã lo lắng cho các con, trong nước cũng như ngoài nước, người đồng bào cũng như người nước ngoài, Phật tử cũng như không phải Phật tử. Ba mẹ và gia đình các con lo lắng cho các con đã đành, mà bốn chúng, có trách nhiệm hay không có trách nhiệm trong cơ cấu Giáo Hội cũng lo lắng cho các con. Các sư anh, sư chị và sư em của các con ở mọi đạo tràng trong nước và ngoài nước cũng đều lo lắng cho các con. Và cũng như các con, mọi người cũng đồng thời lo lắng cho thầy. Họ lo rằng thầy đang lo. Mà nếu thầy lo nhiều thì thầy sẽ bệnh. Cứ nói ngay tại đạo tràng Mai Thôn. Các sư anh và sư chị của các con đều nghĩ rằng thầy đang lo lắng rất nhiều cho các con, nhất là trong những ngày dầu sôi lửa bỏng nhất. Những ngày như thế thầy hay ngồi thiền hoặc đi thiền để gửi thêm năng lượng cho các con. Và cũng vào một trong những ngày dầu sôi lửa bỏng nhất ở Bát Nhã thì tất cả các vị xuất gia bốn xóm đã trở về nội viện Phương Khê để dự ngày xuất sĩ. Thấy thầy ngồi bên bờ suối Phương Khê, nét mặt tươi tỉnh, không tỏ vẻ lo lắng gì, họ rất ngạc nhiên và mừng rỡ. Thì ra là mọi người vừa lo cho các con, vừa lo cho thầy. Tội nghiệp quá. Thầy nghe thuật lại vào khuya hôm ấy có mưa giông rất lớn ở Bát Nhã. Ai cũng mừng. Mưa to gió lớn như thế thì người ta không có cơ hội tới hành hung các con được. Mưa to như thế thì ít nhất các con cũng hứng được một ít nước mưa để cầm cự qua ngày. Có một vị thân hữu kể lại cho thầy nghe là vào một trong những ngày dầu sôi lửa bỏng như thế, điện thoại về Bát Nhã vị ấy đã được nghe tiếng cười của các thầy, các sư chú và các sư cô, điều đó làm cho vị thân hữu này rất yên tâm. Thầy nghĩ rằng nếu không có tình huynh đệ, nếu không biết hướng đi và cách hành xử trong những trường hợp khó khăn, nếu không có niềm tin vào con đường của tình thương thì không thể nào duy trì được niềm vui sống và tiếng cười ấy.

Tu Viện Bát Nhã, Bảo Lộc – Lâm Đồng | Ảnh: Internet

Những khó khăn xảy ra cho Bát Nhã không những đã làm lớn lên đức tin của thầy nơi các con mà cũng đã mở mắt được cho biết bao nhiêu người. Sự Thật nhờ những khó khăn ấy mà được bung ra từ từ. Lâu nay, người ta cứ muốn nói rằng chuyện Bát Nhã là một chuyện nhỏ nhen xảy ra trong nội bộ của một ngôi chùa, không đáng để thông tin, không đáng để người trong nước và ngoài nước lưu tâm đến. Hơn ai hết, trong chúng ta ai cũng biết ngay là tự lúc đầu đây không phải là một vụ tranh chấp chùa viện nội bộ, mà là hậu quả của một giả tưởng: họ nói sự có mặt của Bát Nhã có thể là một đe dọa cho an ninh quốc gia, vì những người tu ở Bát Nhã, tức là các con, là những người có ý hướng làm chính trị. Đài truyền hình Lâm Đồng đã chẳng hai lần gợi ý ấy hay sao? Có một nhân sĩ điện thoại tới hỏi thăm, tìm cách giúp đỡ Bát Nhã, đã được trả lời: Đây là vấn đề an ninh quốc gia, ông không nên động tới. Nhưng những diễn tiến của sự việc Bát Nhã đã chứng minh rằng những vẽ vời ấy hoàn toàn sai với sự thật. Giả tưởng như thế, đặt điều như thế thì cũng như trong kinh nói vẽ một bức tranh trên hư không, không có khung vải, không có nền giấy, không bao giờ có thể vẽ thành được! Bây giờ đây thì trong nước và ngoài nước ai cũng thấy được điều đó, nghĩa là các thầy, các sư chú, các sư cô và các vị tập sự ở Bát Nhã chỉ làm có một việc: tu học thuần túy và hướng dẫn người khác tu học với mình. Mục đích của người tu là tu tập để tự mình chuyển hóa và giúp phục hồi những giá trị đạo đức và văn hóa đã và đang bị từ từ phá sản, để giúp ngăn chặn những tệ nạn xã hội đang lan tràn, như bạo hành, ma túy, đĩ điếm, tự tử, gia đình tan vỡ, tham nhũng và lạm dụng quyền hành, và đồng thời giúp cho người trong xã hội có một hướng đi tâm linh lành mạnh. Sau những bão táp đã xảy ra, ai cũng thấy được các con là những người chân tu, tuy tuổi còn trẻ nhưng chí nguyện độ đời rất lớn, và niềm tin của các con nơi nền đạo đức dân tộc không thể nào lay chuyển được. Các con đã tới Bát Nhã không phải để tìm cầu danh lợi, địa vị, tài sản, đất đai, mà để tìm cầu một lý tưởng, lý tưởng tu tập để độ đời. Một số người sau khi bị xách động đã tới Bát Nhã để đe dọa và xua đuổi các con, nhưng nhờ cách hành xử hòa ái và bất bạo động của các con, họ đã nhận ra được rằng các con là những người chân tu, thấy rằng các con là con, là em, là đồng đạo của họ cho nên họ đã khóc và đã bỏ về. Các con có nhớ những buổi tuần hành người ta tổ chức để xua đuổi các con, khi nghe tiếng trì tụng Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm, nhiều người trong đoàn của họ đã chắp tay lại hướng lên từng lầu của cư xá Mây Đầu Núi, Bếp Lửa Hồng và Rừng Phương Bối và sau đó đã bỏ về, không tham dự các cuộc tuần hành ấy nữa hay không? Chính cách hành xử hòa ái và bất bạo động của các con đã giúp họ thấy được là họ đã nghe những điều thất thiệt, và hình ảnh các con trước mặt họ quả thật là hình ảnh của người trẻ chân tu. Thầy tin rằng có rất nhiều vị sĩ quan công an và nhân viên công an sau nhiều tháng nhiều ngày tiếp xúc với các con qua những buổi xét hỏi giấy tờ, hộ khẩu và qua những lần chứng kiến đe dọa khiêu khích và chửi mắng được liên tiếp tổ chức ở Bát Nhã cũng đã thấy được rằng các con là những người chân tu, những người hoàn toàn không tha thiết gì đến vấn đề chính trị. Chắc chắn là đã có những vị công an về nhà và khóc một mình trong đêm tối, không hiểu tại sao mình phải đi làm những việc mà thực sự mình không muốn làm, và đặt câu hỏi tại sao sự có mặt an hòa của những người tu như thế mà lại có nguy hại cho nền an ninh quốc gia như người ta đã nói với họ?

Chắc chắn Thượng Tọa Đức Nghi cũng biết rất rõ rằng các con là những người xuất gia chân tu, hành trì giới luật và uy nghi vững chãi. Thầy Đức Nghi cũng có những nỗi khổ tâm của thầy, một mặt muốn thấy những ước vọng riêng của mình và những hứa hẹn của người ta với mình trở nên sự thật, một mặt lại cảm thấy khổ đau ray rứt vì phải hành xử không dễ thương với những người huynh đệ trong đạo của mình. Thầy nghe nói rằng không đêm nào mà thầy Đức Nghi không khóc. Tội nghiệp lắm. Sư phụ Đức Nghi đã nhiều lần nói với các sư anh của các con là sư phụ bị áp lực rất nặng từ bên ngoài. Các vị đệ tử của sư phụ Đức Nghi cũng biết rằng các con là những người hành trì giới luật và uy nghi vững chãi, rằng các con chỉ muốn được tu chứ không hề muốn làm chính trị hoặc chiếm dụng tài sản của ai, nhưng một khi đã lỡ bị guồng máy cuốn đi, các vị ấy đã không thể nào dừng lại được. Các thầy Đồng cũng có những nỗi khổ tâm của họ, chắc chắn quý vị ấy ngủ cũng không ngon mà ăn cũng không ngon. Thầy nghe nói rằng các con luôn luôn đối xử với các thầy Đồng rất lễ phép, không hề chê bai và trách móc, mỗi khi gặp đều chắp tay búp sen, thầy rất mừng. Pháp môn căn bản của mình là đừng để tan vỡ tình huynh đệ và phải chuẩn bị để một ngày mai có thể có sự hàn gắn dễ dàng.

Chân tu không phải chỉ là sự thực tập giới luật và uy nghi trên phương diện hình thức. Nếu không biết quán chiếu, nếu không có những pháp môn tu tập hữu hiệu thì không xử lý được những năng lượng bạo động, sợ hãi, hèn nhát và hận thù trong ta, và khi những năng lượng ấy làm chủ thân tâm thì ta không thể giả bộ trầm tĩnh và bất bạo động được. Thầy đã nghe câu chuyện một sư em trai mới tu chưa được một năm, có học về nghề võ, và năm ngoái vào ngày xảy ra vụ một số thanh niên tới nhà Tâm Ban Đầu khiêng liệng giường chiếu và vật liệu ra ngoài một cách thách thức, đã chịu không nỗi cảnh tượng khiêu khích bạo động kia. Sư chú đang cầm máy quay phim để ghi lại sự việc đang xảy ra thì đã bị một người trong đám thanh niên kia cầm gậy đánh lén từ phía sau lưng và nếu không tránh kịp chắc đã bị vỡ đầu. Sư chú đã lên thưa với vị y chỉ sư: “Xin phép thầy cho con thôi tu. Con không chịu nỗi nữa. Con chỉ cần 15 phút là có thể đánh ngã được tất cả bọn côn đồ ấy. Rồi sau đó nếu cần đi ở tù sáu tháng hay một năm con sẽ đi ở tù. Và ở tù xong, con sẽ đi tu trở lại.” Vị y chỉ sư kia là một vị giáo thọ trẻ, tuổi chưa đến 30, đã nói với sư em của mình: “Này em, đừng gọi những người trẻ kia là bọn côn đồ. Họ cũng là những thanh niên như em, nhưng vì bị thông tin sai lạc nên đang hành xử như thế. Họ nghĩ rằng chúng ta là một bọn côn đồ đã tới đây để chiếm dụng nhà cửa và đất đai. Họ là nạn nhân của những thông tin sai lạc, họ cần được giúp đỡ hơn là bị trừng phạt. Họ không phải là kẻ thù của em đâu. Kẻ thù của em là cơn giận đang chiếm cứ em. Em hãy ngồi xuống đây và bắt đầu thở những hơi thở thật sâu, thật dài, ôm lấy cái giận trong em, nhìn sâu vào bản chất của nó. Nếu em điều phục được cơn giận trong em, nếu em làm phát khởi được cái hiểu và cái thương, em sẽ trở thành tươi mát và trong tương lai em có thể giúp cho nhóm người ấy thấy được rằng những thông tin mà người ta đem tới cho họ là những thông tin sai lạc và họ sẽ không còn hành xử như họ đang hành xử. Bụt đã làm như thế, thầy đã làm như thế và bây giờ em cũng phải làm như thế. Ngồi xuống, ngồi xuống ngay đây và thực tập đi em.” Sư chú đã ngồi xuống thực tập. Những hơi thở đầu lớn như bò rống, rất nặng nề khó khăn, nhưng từ từ sư chú đã dịu xuống và cuối cùng sư chú đã điều phục được tâm của mình. Sau đó mấy hôm sư chú đã nói: “Hú hồn. Nếu hôm ấy con không thực tập, nếu hôm ấy con đã sử dụng bạo động để đáp lại bạo động thì con đã làm hư hoại tấm gương sáng của Bụt và của Thầy, bởi vì Bụt và Thầy không bao giờ hành xử như thế.”

Hiểu, thương và bất bạo động không phải là những đề tài để đàm luận mà là những bài tập để quán chiếu và thực hành. Có những người tu đã hai hoặc ba chục năm mà khi gặp những trường hợp bức xúc và khiêu khích đã không cưỡng lại được cơn giận dữ và sợ hãi và đã đáp ứng lại bằng những hành xử bạo động. Các con tuy có người mới tu có ba bốn năm, có người mới tu có sáu tháng mà đã hành xử được như thế, đó là nhờ các con có pháp môn tu tập cụ thể: nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa được tâm hành bất thiện của mình. Cho nên vì vậy mà các vị ấy mới nhận ra được rằng các con là những người chân tu, và pháp môn thực tập của các con không phải chỉ là “để dành cho kẻ sơ cơ”, hoặc chỉ là “thiền ngoài da” như một số người ưa phán xét. Đó là những pháp môn mà mình phải tin tưởng vào một trăm phần trăm, là chân lý tối hậu của đời mình, trực tiếp do Bụt chỉ dạy trong kinh An Ban Thủ Ý. Thầy thấy rất nhiều các vị tôn túc có chức vụ hay không có chức vụ trong Giáo Hội cũng đã thấy được các con là những người tu trẻ ham tu ham học, đã buông bỏ những ham muốn và lợi danh của cuộc đời để đi theo con đường của kẻ xuất gia chân chính. Các vị ấy biết các con là những người có hành trì giới luật và uy nghi nghiêm túc nên đã hết lòng bảo hộ cho các con, dù khả năng của liệt vị còn hạn hẹp. Thầy nhớ có lần quý vị đã nói rõ trong văn thư: Tu viện Bát Nhã là cơ sở trực thuộc của Giáo Hội, ai tu tập đàng hoàng thì được tiếp tục ở đó, ai phá phách và bạo động thì phải đi. Có lúc bằng văn thư, quý vị tôn túc cũng đã bảo trợ cho các con được an cư dưới sự che chở của các Ngài. Và gần đây, quý vị ấy cũng đã ra lệnh phải chấm dứt những hành vi bạo động, nối lại điện nước cho các con. Quý vị tôn túc làm như thế là đã nhiều lắm rồi, các con biết không? Nếu tình trạng không được như quý ngài mong muốn, đó là vì quyền hạn của các ngài cũng chỉ được giới hạn tới đó, ngoài ra còn phải có những điều kiện khác nữa. Nhưng một khi sự thực đã bung ra thì thiện duyên sẽ bắt đầu được nối kết. Vài ba năm nữa khi thấy sự có mặt của tu viện Bát Nhã không có một mảy may gì nguy hiểm cho an ninh quốc gia mà trái lại còn giúp chấn chỉnh và phục hồi được những giá trị đạo đức, luân lý và văn hoá cho đất nước thì cái ý tưởng kia, cái e sợ kia, cái nghi ngờ kia sẽ tan biến, và chúng ta sẽ được để yên để tiếp tục tu học, giúp đời. Những đạo tràng như Mai Thôn, Lộc Uyển, Bích Nham, Rừng Phong, Trúc Xanh, Sen Búp, Mộc Lan, Vô Ưu v.v… trên thế giới chỉ góp phần vào sự xây dựng đạo đức và an sinh xã hội cho các nước Tây Phương, có nguy hại gì đến an ninh quốc gia của các nước ấy đâu?

Các con có biết rằng bây giờ đây trong nước và trên thế giới ai cũng đã biết tới Bát Nhã và ý thức được những gì đã xảy ra không? Ai cũng thấy được cách hành xử bình tĩnh và bất bạo động của các con, và ai cũng cảm thấy hãnh diện vì các con. Bức hình các con ngồi yên trong tư thế thiền tọa giữa lúc có bạo động và khiêu khích, bức hình ấy đã được chuyền đi rộng rãi và được hàng triệu người xem, như bức hình của Hòa Thượng Quảng Đức năm 1963 không khác. Chúng ta đang được bao nhiêu người tri kỷ che chở và bảo hộ. Thầy biết các con của thầy không lo lắng, và các con biết là thầy cũng không lo lắng. Các con chỉ cần ngồi thật yên bên đó, cũng như thầy và các anh chị em chỉ cần ngồi thật yên bên này, thì thế nào sấm cũng lặng, mây cũng tan. Năng lượng im lặng của chúng ta là năng lượng của hiểu và thương, đây là thứ im lặng hùng tráng, đây cũng là thứ im lặng sấm sét. Trên hình thức, dù mai mốt có xảy ra chuyện thầy trò mình mỗi người ở một nơi, thì chúng ta cũng sẽ luôn luôn còn có nhau. Hạt giống kim cương đã có trong trái tim của mỗi các con; sau này mỗi các con sẽ trở thành một Phương Bối, mỗi các con sẽ trở thành một tu viện Bát Nhã. Sẽ có hàng trăm, hàng ngàn Bát Nhã ở quê nhà và trên thế giới. Điều này đang từ từ trở nên sự thật, có phải không các con? Chúng ta là một tăng thân, chúng ta không phải là một cơ sở vật chất. Để thầy chép xuống đây bài kệ của thiền Sư Tịnh Quang, một thiền Sư Việt Nam sống vào giữa thế kỷ thứ 12 để các con đọc. Bài kệ này nói lên được phong độ tự do và hào hùng của Thiền Sư. Đọc lên mình cảm thấy Thiền Sư cũng nói lên được cảm nghĩ của chính thầy trò mình:
Trên không manh ngói che
Dưới không đất cắm dùi
Người xách gậy tìm lại
Kẻ mặc áo lạ tới
Khi hành động xúc tiếp
Như rồng nhảy đớp mồi.

Các con nên nhớ “mồi” ở đây tức là trái nguyệt cầu mà những con rồng trên mái chùa đang đùa giỡn một cách rất tuyệt diệu.

Nguyên văn chữ Hán:
Thượng vô phiến ngỏa già
Hạ vô trác chùy địa
Hoặc dị phục trực nghệ
Hoặc sách trượng nhi chí
Động chuyển xúc xử gian
Như long dược thôn nhỉ.

Thôi đã đến giờ đi nói pháp thoại. Thầy sẽ viết tiếp cho các con sau.

Thầy của các con
Nhất Hạnh

Jo Confino | Huffpost: This Buddhist Monk Is An Unsung Hero In The World’s Climate Fight


The architect of the historic Paris climate negotiations credits the teachings of Thich Nhat Hanh with helping broker the deal. 

One of the guiding forces behind the scenes of the Paris climate agreement is an 89-year-old Vietnamese Zen Buddhist monk.

Christiana Figueres, who led the climate talks, has credited Thich Nhat Hanh with having played a pivotal role in helping her to develop the strength, wisdom and compassion needed to forge the unprecedented deal backed by 196 countries.

Figueres, the executive secretary of the United Nations Framework Convention on Climate Change, says the teachings of Thay, as he is known to his hundreds of thousands of followers around the world, “literally fell into my lap” when she was going through a deep personal crisis three years ago.

She says the Buddhist philosophy of Thay, who is currently recovering from a serious stroke, helped her to deal with the crisis while also allowing her to maintain her focus on the climate talks.

Figueres said she realized that “I have to have something here, because otherwise I can’t deal with this and do my job, and it was very clear to me that there was no way that I could take a single day off,” she told The Huffington Post this week at the World Economic Forum’s annual meeting in Davos, Switzerland.

“This has been a six-year marathon with no rest in between,” she said. “I just really needed something to buttress me, and I don’t think that I would have had the inner stamina, the depth of optimism, the depth of commitment, the depth of the inspiration if I had not been accompanied by the teachings of Thich Nhat Hanh.”

So what did Thay teach her?

Figueres illustrates this via a visit she made to his monastery in Waldbrol, Germany, which was once a mental institution with 700 patients, before the Nazis came along to exterminate them and took over the premises for the Hitler Youth.

She says Thay chose to locate his monastery there “because he wanted to prove that it is completely possible to turn pain into love, to turn being a victim into being a victor, to turn hate into love and forgiveness, and he was intent in showing that in this place that had been associated with such absolute, inhuman cruelty.”

“The first thing that he did was he wrote to the Buddhist community and he said, ‘I want hearts. I want hand-sewn hearts, one for each of the patients who were killed here, so that we can begin to transform this building, and this space, and this energy,’” Figueres told HuffPost.

“It was such a powerful story for me, right? Because in many ways, that is the journey that we have been on in the climate negotiations,” she continued. “It is a journey from blaming each other, to actually collaborating. It’s a journey from feeling completely paralyzed, helpless, exposed to the elements, to actually feeling empowered that we can do this.”

“It’s actually been for me internally a beautiful journey of healing. So for me, I’ve sort of been living life at many different levels, because I had to turn my own personal crisis, I had to transform that,” Figueres went on to say. “I’m still in the midst of that, I’m not going to say I’m way over on the other side, but I had to do that for myself.”

“I felt this is exactly the energy that the climate change convention negotiations need, all inspired, you know, by this amazing teaching,” she said.

In fact when Thay arrived for the first time at the former Nazi headquarters, which has 400 rooms, he wrote a letter to the patients who died, which is read every day at the monastery by the monks and nuns who live there.

“Now the Sangha [community] has come, the Sangha has heard and understood your suffering and the injustice you endured,” it says. “The people who caused your suffering have also suffered a lot. They did not know what they were doing at that time. So please allow compassion and forgiveness to be born in your heart so that they also can have a chance to transform and heal. Please support the Sangha and the next many generations of practitioners so that we can transform these places of suffering into places of transformation and healing, not only for Waldbrol but for the whole country of Germany and the world.”

Thay, who is considered by many to be the father of mindfulness in the West and has been an environmentalist activist for more than two decades, has other monasteries around the world and has built the fastest-growing monastic order in the world. He is also well respected by senior leaders across the United States.

I don’t think I would have had the inner stamina, the depth of optimism, the depth of commitment, the depth of the inspiration if I had not been accompanied by the teachings of Thich Nhat Hanh.”U.N. climate chief Christiana Figueres

Last year, he was invited by the World Bank president, Jim Yong Kim, to the organization’s Washington headquarters for an event with the staff. Kim’s favorite book is Thay’s The Miracle of Mindfulness, and he praises the Zen monk’s practice for being “deeply passionate and compassionate toward those who are suffering.”

Thay visited Silicon Valley in 2013 at the invitation of Google and was also asked to lead a private day of mindfulness for CEOs of 15 of the world’s most powerful technology companies.

Marc Benioff, CEO of cloud computing giant Salesforce, has been actively supporting Thay’s rehabilitation after he fell ill.

Thay has led an extraordinary life, including a nomination for the Nobel peace prize from Martin Luther King in 1967 for his work in seeking an end to the Vietnam war. In his nomination King said: “I do not personally know of anyone more worthy of [this prize] than this gentle monk from Vietnam. His ideas for peace, if applied, would build a monument to ecumenism, to world brotherhood, to humanity.”

Jo Confino/Huffpost
01/22/2016 04:04 pm ET

Vị “anh hùng ẩn danh” đằng sau
công cuộc chống biến đổi khí hậu trên thế giới

(Chuyển ngữ từ bài viết “This Buddhist Monk Is An Unsung Hero In The World’s Climate Fight” của Jo Confino – Tổng biên tập của Huffington Post, đăng ngày 22.01.2016)

Một trong những động lực ở hậu trường dẫn dắt vòng đàm phán Paris và đem lại bản thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu là vị thiền sư 89 tuổi người Việt Nam.

Christina Figueres, kiến trúc sư trưởng của những cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tại Paris, đã thừa nhận vai trò then chốt của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong việc giúp bà phát triển sức mạnh nội tâm, trí tuệ và lòng từ bi cần thiết để có thể thúc đẩy các bên liên quan đi đến Thỏa thuận Paris – một bản thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về biến đổi khí hậu được sự thông qua của 196 quốc gia.

Figueres, Tổng thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) nói rằng những lời dạy của Thầy đến với bà một cách rất tình cờ khi bà đang trải qua một cuộc khủng hoảng cá nhân sâu sắc cách đây ba năm. (“Thầy” là cách gọi thân thương mà hàng trăm ngàn đệ tử trên thế giới dành cho Thiền sư Nhất Hạnh.)

Những giáo lý đạo Bụt qua cách diễn bày của Thầy – người hiện đang trong quá trình phục hồi sau một cơn xuất huyết não nghiêm trọng – đã giúp bà đối diện được với những khó khăn của chính mình trong giai đoạn đó, đồng thời giữ được sự định tâm trong các cuộc đàm phán về khí hậu.

“Tôi cần có một cái gì đó ngay đây, trong tầm tay, để nương vào nếu không tôi không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Một điều quá rõ ràng là lúc ấy tôi không thể có cơ hội để nghỉ ngơi, dù chỉ một ngày. Đó là một cuộc chạy đua kéo dài sáu năm không ngừng, tôi thực sự cần có một cái gì đó để nương tựa. Nếu không được dẫn dắt bởi những lời dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh, tôi đã không thể có được sức mạnh nội tâm, niềm lạc quan sâu sắc, sự tận tâm và niềm cảm hứng mạnh mẽ như vậy” – Figueres chia sẻ với tờ The Huffington Post trong thời gian diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên tại Davos, Thụy Sỹ.

Vậy, Thầy đã dạy cho người phụ nữ này điều gì?

Figueres làm sáng tỏ điều đó qua câu chuyện về chuyến thăm của bà tại Viện Phật học Ứng dụng châu Âu (EIAB) do Thầy thành lập, tại Waldbroel, Đức. Nơi đây đã từng là bệnh viện tâm thần với 700 bệnh nhân cho tới khi Đức Quốc xã (Nazis) xuất hiện, thủ tiêu hoàn toàn những bệnh nhân này và biến nơi đây thành cơ sở cho Đảng thanh niên Hitler (Hitler Youth).

Bà kể rằng Thầy đã chọn nơi này để thành lập tu viện vì “Thầy muốn chỉ ra rằng chuyển hóa niềm đau thành tình thương, nạn nhân thành người chiến thắng, hận thù thành thương yêu và tha thứ là điều có thể làm được. Thầy muốn điều đó được thực hiện ở ngay chính mảnh đất này, nơi đã từng xảy ra những hành động bạo tàn và phi nhân tính”.

“Việc làm đầu tiên của Thầy là viết thư cho cộng đồng Phật giáo. Trong thư Thầy nói rằng: Thầy muốn có những trái tim được khâu bằng tay, mỗi trái tim cho mỗi bệnh nhân bị thủ tiêu, để chúng ta có thể bắt đầu chuyển hóa tòa nhà này, không gian này và năng lượng nơi đây”- Figueres chia sẻ tiếp.

“Đó là một câu chuyện vô cùng chấn động đối với tôi. Bởi vì dưới nhiều góc độ, đây chính là hành trình mà chúng tôi đã đi qua để tới được với nhau trong những cuộc đàm phán về khí hậu. Đó là hành trình từ lên án, trách móc lẫn nhau đi tới hợp tác thật sự với nhau. Đó là hành trình từ cảm giác hoàn toàn tê liệt, bất lực, dễ tổn thương đi tới cảm giác thực sự thấy mình có khả năng cùng nhau hành động… Hành trình đó đồng thời đem đến cho tôi rất nhiều trị liệu. Bởi vì ngay chính trong tôi cũng còn có những khó khăn, khổ đau cần được chuyển hóa”. Bà nói thêm: “Chưa thể nói rằng tôi đã đi qua giai đoạn khó khăn của cá nhân mình, nhưng tôi sẽ chuyển hóa nó. Tôi cần làm điều đó cho chính mình.”

Bà tiếp tục chia sẻ: “Tôi cảm nhận đây chính là năng lượng mà những cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu cần phải có. Tôi đã thực sự rất hứng khởi khi được nghe những lời chỉ dạy tuyệt vời như vậy”.

Lần đầu tiên tới cơ sở cũ của Đức Quốc xã, nơi có 400 phòng ở này, Thầy đã viết một bức thư cho những người đã bị giết hại. Lá thư được các thầy, các sư cô sống tại đây đọc lên mỗi ngày:
“Xin hương linh quý vị và các cháu lắng nghe và chứng giám. Bảy mươi năm về trước, người ta đã đối xử rất tệ hại với liệt vị. Nỗi khổ niềm đau rất lớn ấy ít ai thấy được.

Ngày nay Tăng thân đã tới, Tăng thân đã nghe và đã hiểu tất cả những khổ đau tủi nhục và uất ức ấy. Tăng thân đã đi thiền hành, đã ngồi thiền, đã thở trong chánh niệm, đã trì chú, tụng kinh, thí thực, để cầu ơn trên chư Bụt, chư vị Bồ tát, chư vị Tổ sư để quý Ngài hồi hướng công đức vĩ đại của quý ngài cho liệt vị và các cháu, để quý vị và các cháu có cơ hội chuyển hóa, tái sinh ra dưới những hình thức mới. Những người đã làm khổ quý vị, họ cũng đã gánh chịu nghiệp quả khổ đau, xin quý vị mở lòng từ bi mà tha thứ cho họ để họ cũng có cơ hội giải thoát và chuyển hóa.

Xin hộ trì cho Tăng thân và cho các thế hệ hành giả kế tiếp, để họ có thể biến nơi này thành một cơ sở thực tập chuyển hóa và trị liệu, không những cho thành phố Waldbroel mà cho cả nước Đức và cả toàn thế giới. ”Thầy được coi là cha đẻ của pháp môn thực tập chánh niệm ở phương Tây, là nhà hoạt động môi trường tích cực từ hơn hai thập kỷ qua. Người đã thành lập nhiều trung tâm thiền tập ở khắp nơi và xây dựng nên một tăng thân xuất sĩ có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Các nhà lãnh đạo lớn của Mỹ rất kính trọng vị thiền sư này.

Năm ngoái, Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim đã mời Thầy tới trụ sở của tổ chức này tại Washington để hướng dẫn một ngày chánh niệm cho các nhân viên của ông. Cuốn sách yêu thích nhất của ông Kim là cuốn Phép lạ của sự tỉnh thức mà Thầy là tác giả. Ông Kim đã ca ngợi sự thực tập của Thầy- vị thiền sư “có sự cảm thông và lòng từ bi sâu sắc đối với những người đau khổ”.

Năm 2013, Google cũng mời Thầy tới thăm Silicon Valley và hướng dẫn một ngày thực tập chánh niệm cho các tổng giám đốc của 15 tập đoàn mạnh nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao. Marc Benioff, giám đốc điều hành của tập đoàn Salesforce – người khổng lồ của lĩnh vực điện toán đám mây (cloud computing) – đã và đang hỗ trợ rất tích cực quá trình hồi phục sức khỏe sau tai biến của Thầy.

Thầy sống một cuộc đời thật phi thường. Năm 1967, Martin Luther King đề cử Thầy cho giải Nobel hòa bình vì những cống hiến của Thầy giúp chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Trong lí do để cử của mình, Mục sư Luther King đã tuyên bố: “Tôi không thấy ai xứng đáng nhận giải thưởng Nobel hòa bình hơn vị thầy tu Việt Nam hiền lành này. Những tư tưởng vì hòa bình của ông, nếu được áp dụng, sẽ tạo nên một tượng đài của tinh thần đại đồng, tình huynh đệ và nhân bản”.

Nguyên An: In Memory of My Teacher Sư Ông Thích Nhất Hạnh


Tôi biết và học Phật Pháp từ năm lớp 11 khi lên Chùa Vạn Hạnh phụ giúp cho Cha tôi làm công quả. Quyển sách đầu tiên mà Hoà Thượng Trí Chơn đã tặng cho tôi là quyển “Bát Đại Nhân Giác”.  Từ đó tôi rất thích nghiên cứu và học hỏi thêm về Phật pháp nên bắt đầu làm quen với nhiều tác phẩm khác. Với riêng tôi, để hiểu về Phật Pháp thì nhất định phải đọc sách của Sư Ông Nhất Hạnh. Những đầu sách như “Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức”“Trái Tim Mặt Trời,” “Nẻo Về Của Ý”.. v.v. là những tập sách gối đầu của tôi suốt những năm theo học đại học UCSD – “I don’t think i can make ít through college without your help Sư Ông” – Và cũng từ đó tôi ôm một mộng ước sẽ có một lần qua làng Hồng (before change name to Làng Mai) để tham dự một khoá tu học trực tiếp của Sư Ông.

May mắn thay, khoảng những năm 1987 và 1988 tôi được gặp vị Thầy thần tượng của mình trong một khoá tu được tổ chức tại Chùa Việt Nam, Los Angeles. Năm đó Sư Ông sang Mỹ tổ chức khoá tu cho Chư Tăng, Ni song song có Khoá Tu học cho hàng Phật Tử. Khoá Tu chỉ có 2 ngày nhưng thật đầy đủ ý nghĩa và tôi đã học hỏi được rất nhiều từ Sư Ông. Sau đó cứ mỗi hai năm, Sư Ông lại qua Mỹ để để hướng dẫn các Khoá Tu Học cho cộng đồng Phật tử ở đây.

Năm 1990 thì tại camp Redland; 1992 và 1994 thì tổ chức tại Camp Sealy. Năm 1996 Sư Ông không qua được nên có đã thầy Pháp Ẩn thay thế hướng dẫn khoá tu tại gần Rừng O’Neil, El Toro, California.

Nhớ nhất là lần tham dự khoá tu năm 1991 tại một campground của Cộng Đồng Do Thái… một số thiền sinh trẻ cùng GĐPT tham dự nhưng vì các em hơi ồn nên trong bài giáng cuối của Khoá Tu Sư Ông có nhắc nhở các em phải thực tập gìn giữ chánh niệm nhiều hơn. Khi tôi có dịp “give Sư Ông a Hug” ở cuối khóa, tôi đã thay mặt cho các em xin lỗi Sư Ông nhưng Sư Ông đã hiền lành mỉm cười nói “… hãy thở và giữ chánh niệm” rồi Sư Ông đáp lại cũng với một cử chỉ choàng ôm tôi thật ấm áp chân thiết.

Huynh Trưởng Nguyên An Tôn Thất Thái (trái) | Ảnh: FB Thai Ton

Năm 1995 hay 1996 gì đó tôi không còn nhớ rõ, Sư Ông đã về Chùa Vạn Hạnh để tổ chức Khoá Tu Học riêng cho GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thật là một khoá tu với nhiều sự mầu nhiệm và nâ cần. Tham dự lần đó chỉ dành cho những lam viên nên chủ đề tất nhiên Sư Ông, Sư Thầ và các Sư Cô tập trung cho GĐPT, Ấn tượng tôi vẫn nhớ nhiều nhất là trong khoá tu này khi ngồi thiền khuya trong một tối Thứ Bảy, điều này như một bài học ấn tượng mà cho đến bây giờ mỗi khi tâm tôi bất an, tôi thường ngồi xuống, và cảnh tượng của ngày nao đó đã hiện về rõ nét.

Đến năm 1998 thì Sư Ông hướng khoá tu tại Santa Barbara. Những năm sau đó đã có tu viện Lộc Uyển thành lập  ở San Diego thì và Sư Ông vẫn thường ghé về tổ chức nhiều khoá tu mà tôi và các Huynh trưởng GĐPT Hướng Thiện cũng đã khuyến khích và hướng dẫn các đoàn sinh thế hệ thứ hai – như Tyler, con trai tôi – tham dự.

Rồi đời sống mấy bận thay đổi công ăn việc làm, nơi ăn chốn ở, tôi đã không còn được gặp Sư Ông thường như trước nữa…

Sư Ông ơi! Con biết Sư Ông bị bịnh nặng mấy năm qua, và điều phải đến đã đến ngày hôm nay. Con cũng biết Sư Ông đã dạy cuộc đời là vô thương và sự ra đi của Sư Ông chỉ là một tiếp nối. Sư Ông như một án mây trắng, một dòng sông tự tại đến rồi đi, nhưng giờ đây nghĩ đến sẽ không bao giờ nghe được lời dạy trực tiếp của Sư Ông nữa thì làm sao tránh được nỗi buồn, tiếc nuối.

Sư Ông ơi! Những bài học của Sư Ông dạy, qua những bài Pháp Thoại, sách vở đã giúp con rất rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày bây giờ và sau này.

Một bài dạy của Sư Ông mà không khi nào quên được cũng như thường áp dụng vào những lúc rối trí nhất, tưởng như không còn hy vọng, đó là bài dạy “Dục An Tất An” – muốn được yên ổn tức sẽ yên ổn.

Trong cuốn “Trái Tim Mặt Trời”. Sư Ông có kể lại câu chuyện đi giúp Thuyền Nhân Việt Nam trên Vịnh Thái Lan, nhưng bị chánh phủ Singapore cản trở, một lúc mà phải có hàng trăm vấn đề để giải quyết. Bấy giờ Sư Ông đã viết lên cái chụp đèn trong phòng “Dục An Tất An” và Sư Ông đã ngồi quán niệm bốn chữ này để sự an lạc tái lập và sau đó Sư Ông đã tìm ra nhiều phương cách giải quyết cho các vấn đề. Và cũng như vậy, bài học này đã giúp con trãi qua không biết bao nhiêu khó khăn trong đời sống và công việc lâu nay.

Giờ đây Sư Ông đã đi về cõi Phật, nhưng bao hình ảnh, lời dạy sâu sắc của Sư Ông vẫn còn vang vọng trong tâm trí của con, của các anh chị em GĐPT; của quý vị Phật Tử khắp nơi trên thế giới. Chúng con sẽ thực hành những điều dậy của Sư Ông như một cách báo đáp ân sâu, cũng là để Sư Ông luôn sống mãi, luôn nhắc nhớ chánh niệm cho chúng con trong mỗi hành động, lời nói…

I can said this Sư Ông… if not for your teaching, i cannot be a person that i am right now.

Love You So Much

“qua ngõ vắng
lá rụng đầy
tôi theo con đường nhỏ
đất hồng như môi son bé thơ
bỗng nhiên
tôi cẩn trọng
từng bước chân đi”
– Cẩn Trọng – Thơ của Sư Ông

Nguyên An – Tôn Thất Thái
San Diego Airport January 22nd, 2022

Chân Văn Đỗ Quý Toàn | VOA: Đóng góp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

 

Tháng Hai năm 2019, tuần báo Time ở Mỹ viết một bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tựa đề “Vị sư dậy thế giới về Sống Tỉnh Thức đang chờ ngày chấm dứt cuộc đời” (The Monk Who Taught the World Mindfulness Awaits the End of This Life).

Bài báo nhận xét: “Nhất Hạnh được nhiều người Tây phương gọi là cha đẻ của mindfulness. Ông dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường – như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức.”

Rất nhiều người góp phần làm cho từ “mindfulness” trở nên một phong trào, nhưng có lẽ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh góp phần nhiều nhất. Nhưng ông không phải chỉ đóng góp vào việc phổ biến phương pháp “Sống Tỉnh Thức.” Ông còn là người đã nối kết các tư tưởng sâu xa trong kinh điển đạo Phật Bắc Tông (thường gọi là Đại Thừa) với những các phương pháp hành trì được Nam Tông chú trọng, như Thiền hành và Thiền Minh Sát, Vipassana, khi viết các cuốn sách và hướng dẫn các khóa tu tập ở các nước Tây phương cũng như khắp thế giới. Điều này là một truyền thống của Phật Giáo Việt Nam, từ thời Khương Tăng Hội, là vị thiền sư sớm nhất ở Việt Nam vào thế kỷ thứ ba, cho tới khi các tông phái quyết định thống nhất trong thế kỷ 20.

Vì vậy, Thích Nhất Hạnh cũng khiến cho thế giới nhìn thấy và công nhận có một nền Phật Giáo Việt Nam mà ông là người tiêu biểu, bên cạnh các truyền thống Phật Giáo Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan, vân vân, đã được truyền bá trước đây.

Đối với giới truyền thông Tây phương thì nói đến Thích Nhất Hạnh là họ nghĩ tới “mindfulness,” và ngược lại. Ngày nay, mindfulness đã thành một phong trào, từ sinh hoạt tâm linh, văn hóa, xã hội, đến cả trong kinh doanh và quân sự!

Đầu tháng Tư, nhật báo New York Times mới loan tin người ta cho quân đội Mỹ tập mindfulness. Tướng Walter Piatt, chỉ huy quân Mỹ ở Iraq mỗi buổi sáng ngồi thở chậm và đều, bắp thịt cằm thả lỏng và mắt chăm chú nhìn vào một cây dừa. Ông cho thuộc cấp tập “quán niệm” để cải thiện khả năng chú ý và ngăn ngừa bệnh tâm thần do căng thẳng gây ra vì chiến trận. Ông đã đọc kết quả các cuộc nghiên cứu của bà Amishi Jha, một giáo sư tâm lý học ở Đại học Miami.

Hải quân Hoàng Gia Anh, quân đội các nước Hòa Lan và New Zealand cũng đang áp dụng mindfulness trong chương trình huấn luyện. Trong tuần đầu tháng Tư, khối NATO có một cuộc hội thảo về phương pháp mindfulness ở Berlin.

Nhiều người nói đùa rằng mindfulness đang trở thành một món hàng bán chạy, đặt tên “McMindfulness!” Cứ 10 người Mỹ thì có 6 người đã tập thử. Các công ty Google, Apple, General Mills, Goldman Sachs và Aetna đang cho nhân viên thực tập. Năm 2012 có $260 triệu đô la “đầu tư” vào Mindfulness. “Công nghệ quán niệm” mỗi năm thu nhập $1.2 tỷ đô la.

Từ năm 2006, Công ty General Mills ở Golden Valley, Minnesota, bắt đầu có những buổi ngồi thiền nửa giờ vào buổi sáng, nghe chuông và theo dõi hơi thở. Công ty bán lẻ Target, tại trụ sở ở Minneapolis, có những buổi tập quán niệm hàng tuần. Ông tổng giám đốc trông thấy một nhân viên vừa đi vừa ngó vào Iphone, cũng nói đùa, “Này, đi đứng mindfully nhé!”

Một phần tư trong số 50,000 nhân viên của Aetna đã tập quán niệm ít nhất một lần. Và hãng bảo hiểm y tế này nói họ thấy hiệu quả. Họ tính ra thành các con số và tiền: Những người tu tập thấy giảm bớt trạng thái căng thẳng (stress) được 28 phần trăm, 20% ngủ ngon hơn, và 19% bớt đau nhức. Nhờ thế năng suất làm việc tăng lên, trung bình mỗi người một tuần làm việc thêm 62 phút. Tính ra, mang lại thêm $3,000 đô la một năm!

Tại Thung Lũng Điện Tử, California, Công ty Intel bắt đầu chương trình Awake@Intel từ năm 2012. Google có người đặc biệt phụ trách chương trình dậy quán niệm, tại trụ sở có những phòng cho nhân viên vào ngồi thiền bất cứ giờ nào. Google đã mời Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, cùng hơn 100 tăng ni Làng Mai từ Pháp qua đến giảng và dậy thực tập.

Người sáng lập công ty Salesforce là Marc Russell Benioff (tài sản khoảng $6.4 tỷ mỹ kim năm 2018), đi dự một khóa tu của Thích Nhất Hạnh, và thấy chính mình thay đổi. Ông mời hòa thượng, hoặc các tăng ni Làng Mai đến dậy nhân viên về Hiểu và Thương (Từ Bi, Trí Tuệ) nhiều lần. Năm 2015 ông gửi máy bay riêng đưa hòa thượng từ Pháp qua San Francisco trị bệnh; nhường một ngôi nhà của ông cho các tăng ni tạm trú cả năm trời.

Mindfulness được điện tử hóa với hàng ngàn “apps” để tập quán niệm qua computer. Công ty Headspace sản xuất một app trong số này, đã được cài trên máy bay của tám công ty hàng không, cho hành khách tập thiền. Headspace đang thiết kế những “phòng thư dãn cá nhân,” giống như phòng điện thoại công cộng đời xưa, để ai muốn thì ghé vào đó thiền quán trong chốc lát.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được mời nói chuyện về quán niệm với các nhân viên và một số đại biểu quốc hội Mỹ. Ở Mỹ, ông đã hướng dẫn các khóa tu cho cảnh sát viên, cho nhân viên coi nhà tù, có người sau đó đã tu tập trở thành giáo thọ. Tu viện Làng Mai ở Pháp đã làm mẫu cho các tu viện khác ở Bắc Mỹ và Âu châu. Tại nước Mỹ có các tu viện Bích Nham (New York), Lộc Uyển (California), Mộc Lan (Mississippi).

Nhưng thực ra Đạo Phật và việc hành trì thiền quán đã được truyền sang Mỹ và các nước Tây phương từ nhiều thế kỷ.

Ảnh: Internet

Đại sư Vivekananda đã đi giảng tại Mỹ và Anh trong những năm 1894 đến 1896. Ông nói, “Tôi mang tới Phương Tây bản thông điệp mà Đức Phật đã tặng cho người Phương Đông.” Trong thế kỷ 20, Jiddu Krishnamurti cũng từ Ấn Độ đã qua Mỹ dậy thiền quán mà không cần gọi đó là Phật Giáo. Thiền sư Shunryu Suzuki từ Nhật Bản đem theo truyền thống “Zen” phái Tào Động, lập ra thiền viện lớn đầu tiên trên đất Mỹ. Đức Dạt Lai Lạt Ma đã khai thị đạo Phật Tây Tạng cho hàng triệu người tập sống Từ bi và Trí tuệ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tạo ảnh hưởng rộng vì ông dậy các điều giản dị, cụ thể, ai cũng có thể làm, ngay trong đời sống bình thường. Thiền, Zen, không còn là một bí quyết dành cho các tu viện. Ai cũng có thể thực tập. Nhiều người đã thấy là chính họ chuyển hóa; không những bản thân mình hạnh phúc hơn mà còn sống với người chung quanh hòa hợp hơn. Thích Nhất Hạnh bắt đầu dạy qua những kinh nghiệm của mình từ khi đi tu năm 16 tuổi, tại chùa Từ Hiếu ở Huế mà nay ông trở về sống những ngày cuối cùng.

Trong cuốn sách đầu tiên gây ảnh hưởng trong giới tập thiền Tây Phương, Thích Nhất Hạnh kể lại kinh nghiệm tu tập của mình khi vào chùa Từ Hiếu. Mỗi khi làm bất cứ việc gì, chú tiểu đều đọc mấy câu thơ ngắn. Đó là những bài “kệ” nhắc nhở người sa di ý thức mình đang làm gì và chỉ chú tâm vào cử chỉ, hành động mình đang làm mà thôi. Nhờ thế, tâm an lạc, gọi là có chánh niệm, Thích Nhất Hạnh nói giản dị, là “sống trong giây phút hiện tại.” Cuốn “Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức” viết từ thời 1960, nay đã được dịch ra bốn, năm chục thứ tiếng, bản tiếng Anh là Zen Key.

Không cần vào chùa, ai cũng có thể học những phương pháp tu tập đó. Thích Nhất Hạnh đặt thêm những câu kệ mới cho độc giả thực tập khi rửa chén, quét nhà, ăn cơm, uống trà, lái xe, dùng điện thoại hay computer, hoặc đánh răng.

Một điểm khác, theo truyền thống Bắc Tông, là Thích Nhất Hạnh nhấn mạnh rằng tập sống quán niệm không chỉ nhắm tìm hạnh phúc riêng cho mỗi người. Phải tập sống an lạc với những người chung quanh, từ gia đình tới những người cộng sự, với xã hội và với cả trái đất đang nuôi dưỡng mình.

Thích Nhất Hạnh vốn là một thi sĩ, nhà văn và một thầy giáo. Ông sử dụng thứ ngôn ngữ truyền đạt dễ dàng, nhanh chóng. Ông chia sẻ những rung động, xao xuyến, âu lo của con người bình thường, nên những lời ông nói đi thẳng vào tâm hồn họ. Như khi ông nói, “Đức Phật là một người giác ngộ, yêu thương và tha thứ. Có nhiều lúc các bạn cũng thấy lòng mình như vậy. Thế thì, hãy vui sống lúc mình là Phật đi.”

Nhiều vị thầy đã nêu ý kiến này, vì đó là một căn bản của đạo Phật: Mỗi người đều có Phật tánh. Satya Narayan Goenka một người Miến Điện, từng nói, “Đức Phật Thích Ca không truyền bá Phật giáo. Ngài dậy một cách sống.” Goenka mới mất năm 2013 sau khi đã lập ra hai trăm trăm trung tâm tu tập Vipassana trên thế giới, dù không phải là một tu sĩ.

Nhưng ít người diễn tả ý kiến “Có Phật trong chính mình” theo lối Thích Nhất Hạnh: Các bạn nhiều lúc cũng là Phật, khi biết yêu thương, biết tha thứ! Hãy hường niềm vui sống như vậy!

Những người tập mindfulness không nhất thiết phải theo đạo Phật. Như Vivekananda nói ở Mỹ hơn 100 năm trước, “Tôi tới đây không phải để mời các bạn theo một tín ngưỡng mới. Tôi mong quý bạn giữ tín ngưỡng của mình. Một người theo Methodist sẽ thành một người Methodist tốt hơn; một người Presbyterian thành người Presbyterian tốt hơn …” Thích Nhất Hạnh luôn luôn khuyên người phương Tây không nên bỏ đạo. Cho nên trong các tu viện Làng Mai, có các mục sư, có linh mục, cả người Hồi Giáo và Do Thái Giáo.

Vivekananda và Thích Nhất Hạnh đều theo đúng truyền thống Phật giáo. Đức Phật cống hiến một cách sống, chứ không có ý định lập ra một tôn giáo. Người tu tập theo Đức Phật có thể chia sẻ kinh nghiệm tâm linh với tín đồ các tôn giáo khác. Cuốn Living Buddha, Living Christ của Thích Nhất Hạnh xuất bản trước đây 20 năm đã được hàng triệu người mua trong mấy năm đầu tiên và dịch ra nhiều thứ tiếng ở Âu châu.

Nhưng nếu chỉ chú ý đến hiện tượng phong trào Mindfulness thịnh hành như một di sản chính của Thích Nhất Hạnh thì quá giản lược. Ông đã đóng góp không nhỏ vào việc học hỏi và áp dụng các tư tưởng sâu xa của đạo Phật Bắc Tông.

Những người nghiên cứu Phật Giáo cũng như các người hành trì đều biết các kinh điển Đại Thừa như Bát Nhã, Kim Cương, Hoa Nghiêm, học thuyết Duy Thức đều thâm sâu, nhiều khi khó hiểu. Thực ra người ta không thể hiểu các kinh điển này bắng Trí, mà đạo Phật gọi là “Trí Phân Biệt.” Phải tu tập thiền quán mới có thể “hiểu” bằng Tâm.

Tnh đã đưa các kinh điển trên vào các phương pháp tu tập. Ông đem các tư tưởng, giáo lý và luận thuyết uyên áo trong đó ra giải thích những điều bình thường mà người học Phật nào cũng phải biết, như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Mười Hai Nhân Duyên. Nhờ tập quán niệm, người ta có thể hiểu các kinh điển bằng chính sự sống của mình. Người hành trì thấy họ đang áp dụng lý “duyên khởi” của Bát Nhã, đang thể hiện nguyên lý “tương tức” trong Hoa Nghiêm, và quán chiếu thân tâm mình, nhờ ánh sáng của tâm lý học Phật giáo, mà Huyền Trang đặt thành Duy Thức Học, nay Thích Nhất Hạnh đề nghị dịch lại thành Duy Biểu Học.

Như bà Janet Gyatso, giáo sư trường tôn giáo của Đại học Harvard nhận xét, “Thích Nhất Hạnh đưa ra một cách nhìn đạo Phật giản dị, nhưng không làm cho quá sơ lược.” Căn bản tư tưởng của ông, Janet Gyatso nói, cũng giống như của Đức Đạt Lai Lạt Ma, là “Chánh niệm và Từ Bi.”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp người phương Tây nhìn ra có một truyền thống “Phật giáo Việt Nam.” Trước đây họ chỉ biết các truyền thống Phật giáo Ấn Độ, Nhật Bản, Miến Điện, Thái Lan, vân vân.

Bài báo Time nêu trên đây ghi nhận xét của Paul Marshall, giáo sư tôn giáo Đại học Baylor University ở Texas; ông nói rằng Thích Nhất Hạnh về Việt Nam sống những ngày cuối cùng, ở chùa Từ Hiếu nơi ông đã xuất gia, cho mọi người thấy chính ông và đạo Phật mà ông tiêu biểu, từ căn bản, là Phật Giáo của người Việt Nam.

Thầy Thích Pháp Ấn, người đứng đầu Phật Học Viện Âu châu ở Đức, về chùa Từ Hiếu sống bên cạnh bổn sư một thời gian. Ông nói với báo Time: Chắc Thầy muốn dạy các đệ tử của mình trở về nguồn cội, cho các học trò của thầy nhớ rằng gốc rễ của họ là ở Việt Nam.

Nước Việt Nam là nơi Phật giáo Nam Tông và Bắc tông đều có mặt. Một kinh căn bản được Phật giáo Nam Tông hành trì là Anapana đã được Thiền sư Khương Tăng Hội ở Giao Châu (Miền Bắc Việt Nam bây giờ) dịch thành An Bang Thủ Ý từ thế kỷ thứ ba. Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường khuyên mọi người thực tập “thiền hành,” một phương pháp mà các vị tăng sĩ Thái Lan, Miến Điện, Campuchia thực tập mỗi ngày.

Trở về Việt Nam sống những ngày cuối cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh có thể giúp Phật giáo ỏ quê hương mình tìm đường trở về nguồn. Người ta có thể thấy phương pháp tu tập của Làng Mai ai cũng nên tu tập. Cách sống trong Làng Mai đưa người Việt trở về gần với giới luật cổ truyền hơn. Như một ni cô kể, “Tại Làng Mai, chúng tôi cười đùa vui vẻ suốt cả ngày, nhưng không một ai trong chúng tôi có tài khoản ngân hàng thuộc sở hữu cá nhân. Không ai trong chúng tôi có xe hơi hoặc điện thoại riêng…”

Sống như vậy chẳng phải là hạnh phúc sao?