Phỏng vấn của Amy Edelstein với Helen Tworkov, biên tập viên tạp chí Tricycle
Đó là một trong những ngày ấm áp đầu tiên của mùa Xuân, khi những cây táo cua đã nở rộ dọc theo Riverside Drive. Đến Manhattan và băng qua những con phố đông đúc, nhộn nhịp của West Village, tôi tự hỏi: Helen Tworkov là ai?
Chúng tôi đã gặp nhau ở cầu thang của tầng hai bên ngoài tòa soạn tạp chí Tricycle, cô đang ngồi trên bậc thềm sau khi vừa kết thúc một phiên họp. Helen Tworkov đã bắt tay tôi một cách nồng nhiệt, và nhìn thẳng vào mắt tôi. Chỉ ngoài đôi mươi, cô khởi đầu cho một cuộc hành trình tâm linh khi mà tôi chỉ mới tập tễnh biết đi, Helen Tworkov đã sống qua nhiều chương lịch sử quan trọng của Phật giáo Hoa Kỳ. Cô ấy là một phần của phong trào khai quang con đường mòn đầu tiên đến với Đông phương, phong trào đã tạo nên những gì được biết như là “nghiệp”, “niết bàn” và “giác ngộ”.
Ngay từ đầu, chúng tôi nghĩ đến việc phỏng vấn Helen Tworkov về chủ đề này vì hầu như không ai khác, cô ấy có được cái nhìn tổng thể về sự tiến hóa của thế giới Phật giáo tại Hoa Kỳ. Cô là người sáng lập và biên tập trang phê bình Phật giáo được lưu hành rộng rãi nhất nơi đây, đã gặp gỡ, viết hoặc thực hành với nhiều bậc thầy Phật giáo có ảnh hưởng nhất trong thời đại của chúng ta, phương Đông lẫn phương Tây. Nhưng không chỉ là sự trải nghiệm độc đáo của Tworkov thu hút mối quan tâm của chúng tôi, bốn năm trước, tạp chí Tricycle đã xuất bản Lời bạt đầy táo bạo của cô cho lần tái bản của tác phẩm Thiền ở Hoa Kỳ, trong đó cô đã lên tiếng phê bình gay gắt việc làm giảm mục tiêu của giáo lý Đức Phật. Những hiểu biết tinh tường của Helen Tworkov về sự đồng hóa của Phật giáo ở phương Tây đầy khiêu khích và soi sáng. Rõ ràng cô ấy quan tâm một cách say mê đến truyền thống giác ngộ và tương lai của nó.
Khi được hỏi làm thế nào mà cô ấy có duyên với Phật giáo, đôi mắt của Helen Tworkov đã sáng lên; vẫn còn xúc động khi nhớ lại điều gì đã khiến mình phải chấp nhận những rủi ro bất thường như vậy khi còn trẻ. Khổ tâm vì cuộc chiến đang diễn ra ở Việt Nam và sự thất bại của văn hóa Mỹ trong việc đáp ứng những câu trả lời có ý nghĩa, cô, giống như nhiều người khác thuộc thế hệ của mình, đã hướng về châu Á và Phật giáo. Theo quan điểm của mình, đây là một phong trào mang tính cộng đồng, một phong trào thay đổi, một phong trào nhằm cải biến những gì không thể chấp nhận được trong xã hội và của chính phủ bấy giờ, cũng như một hệ quả hợp lý, một phong trào nhằm xóa bỏ tận gốc rễ những điều không thể chấp nhận được nơi bản thân của họ.
Bấy giờ, Tworkov tình cờ đọc được các tác phẩm của D.T. Suzuki về vô thường và cái chết. Cô diễn giải: “Nó hoàn toàn khác với những gì nền văn hóa của tôi cung cấp. Nó không có vẻ thần bí hay là của ai đó ngoài hành tinh; nó có vẻ là thật. Và bạn không cần phải là một nhà khoa học không gian để có được nó!” Vì vậy, khi Tworkov hai mươi hai tuổi, ngay sau sự kiện tổng thống John F. Kennedy bị ám sát, cô đã đến Nhật Bản, là một trong những người Tây phương và phụ nữ đầu tiên đi vào mạch nguồn tâm linh phương Đông.
Tuy nhiên, Tworkov nhận thấy Nhật Bản và các tu viện ở đó thật sự đáng e ngại và khó tiếp cận, đồng thời phát hiện ra rất ít điều phù hợp với mình trong nền văn hóa rất xa lạ đó. Nhưng bất chấp điều này, cô đã ở lại châu Á trong hai năm – lâu hơn nhiều so với dự định ban đầu – cuối cùng cô đi từ Nhật Bản đến Nepal, nơi cô làm việc với những người tị nạn Tây Tạng. Những kinh nghiệm với người Tây Tạng đã tạo dấu ấn sâu đậm đối với cô. Chỉ bốn năm sau cuộc xâm lược tàn bạo của Trung Quốc vào Tây Tạng, và đây là những người sống lưu vong khỏi quê hương của họ, những người đã chạy trốn khỏi sự tàn phá, tra tấn và sự giam cầm đã gây ra cái chết của hàng ngàn tăng ni Phật giáo. “Có điều gì đó tuyệt vời khi làm việc với người Tây Tạng vào thời điểm đó,” cô nhớ lại. “Hoàn cảnh của họ rất khó khăn, nhưng họ dường như vẫn có thể tiếp cận được niềm vui và hạnh phúc thực sự. Điều đó thật kỳ diệu đối với tôi, trong khi trại tị nạn đầy những người vừa chứng kiến người thân trong gia đình mình bị tra tấn và giết hại.”
Helen Tworkov trở lại Mỹ vào giữa thập niên sáu mươi, theo lời kể, bấy giờ chỉ như một “đảy sách biết đi”, không biết làm thế nào để biến những giáo lý đã từng quyến rũ mình thành kinh nghiệm, vẫn còn khó nắm bắt, vẫn còn xa lạ và dường như chỉ dành cho những ai sinh ra ở châu Á. Lúc này, những vị thầy Nhật Bản đầu tiên đã bắt đầu đi lưu giảng ở Hoa Kỳ, và chỉ vài ngày sau khi Tworkov trở về phương Tây, tờ New York Times đã đăng một bài báo trên trang nhất thông báo về sự hội tụ của những người hippies ở Kathmandu. Một cuộc di cư bắt đầu đổ về châu Á, nhưng Tworkov đã tái định cư ở phương Tây. Vài năm sau, cô bắt đầu theo học với vị đạo sư người Tây Tạng Dudjom Rinpoche. Cô mô tả thầy với sự tôn kính, bằng tình cảm sâu sắc và có lẽ là người thầy giác ngộ nhất mà cô từng gặp, nhưng – đồng thời – lại là một người mà cô không thể tìm được nhịp cầu văn hóa nào. “Tôi được truyền cảm hứng từ thầy ấy,” cô giải thích, “nhưng tôi thực sự không thể học hỏi.” Cuối cùng, cô nhận ra mình lại bị thu hút bởi những lời dạy của một người New York bản địa, sau này trở thành vị kế thừa pháp môn [người kế thừa giáo pháp] cho dòng Thiền của Taizan Maezumi, Bernard Glassman. Vào thời điểm này, cô nghĩ rằng mình sẽ học Thiền vì từng trải nghiệm ở Nhật Bản. Tuy nhiên, cô giải thích, sự thay đổi không nhiều từ Phật giáo Tây Tạng sang Thiền mà từ các vị thầy châu Á sang các vị thầy Mỹ. Với Glassman, không có rào cản ngôn ngữ, và cô ấy không phải xây dựng bất kỳ cây cầu xã hội hay văn hóa nào. Nhưng mặc dù các vị thầy người Mỹ của cô ấy có thể nói cùng một ngôn ngữ và hiểu nền tảng văn hóa cũng như các câu hỏi của cô, nhưng đối với các vị thầy châu Á, khi nhớ lại những vị mà cô từng biết, cô nhìn nhận họ là những người “trí óc tỉnh táo”, những người đã “nắm giữ sự truyền dạy” theo nghĩa chân thực nhất của thuật ngữ này, có thể truyền đạt cảm giác thực tế và có thể chạm thấy được điều mà cô gọi là ” không thể biết và không thể tưởng tượng được” cho các đệ tử của mình.
Trong Lời bạt về Thiền ở Hoa Kỳ, Tworkov mô tả sự hiếm có của quan điểm giác ngộ, đồng thời trình bày ngắn gọn và dễ hiểu những quan sát của cô về tầm quan trọng của giác ngộ đã được giảm thiểu trong Phật giáo ở đây như thế nào. Chúng tôi bị ấn tượng bởi sự phê bình bộc trực của cô ấy và sự sẵn sàng tra vấn của cô, theo cách mà ít người khác dám làm, điều gì đang được giảng dạy như là con đường để tỉnh thức trong nhiều cơ sở Phật giáo Hoa Kỳ đương đại. Và chúng tôi rất vui mừng, thậm chí cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận ra được quan điểm của cô, vì chúng tôi đã bắt đầu tìm thấy những kết luận tương tự khi tổng hợp vấn đề này, rồi tự hỏi – liệu chúng tôi có thiếu thứ gì đó cần thiết không?
We must ask ourselves if the Americanization of Zen now under way is a necessary cultural adaptation or a justification for the co-optation of Zen by secular materialists. – Chúng ta phải tự hỏi mình rằng liệu việc Mỹ hóa Thiền đang được thực hiện có phải là một sự thích nghi văn hóa cần thiết hay là một sự biện minh của chủ nghĩa duy vật thế tục.
Được phổ biến trong tạp chí Tricycle với tiêu đề “Zen in the Balance: Can It Survive America?” – (tạm hiểu ‘Thiền trong sự hội nhập: Liệu có thể tồn tại ở Mỹ?’) Lời bạt của Tworkov đã gây nên một sự náo động lớn trong giới Phật giáo. Trong đó phê phán một cách nghiêm túc một nền Phật giáo đã bị đánh mất bởi những người thừa kế giáo pháp, vốn đang “đồng hóa giác ngộ vào đời sống vật chất và phục vụ bản thân,” và xem mục tiêu giác ngộ như một trở ngại, thay vì đó là mục đích của, thực hành tâm linh. Mặc dù cô chủ yếu đề cập đến sự phủ nhận giác ngộ trong Thiền ở Hoa Kỳ, những suy ngẫm của cô về những ảnh hưởng đặc trưng của văn hóa Mỹ đối với Phật giáo đương đại nói chung là sâu sắc dù không dễ thấu đáo. Chúng tôi rất muốn tìm hiểu xem liệu Tworkov có cảm thấy sự phê bình của mình áp dụng cho các trường phái Phật giáo phương Tây khác hay không. Nếu cô ấy nhìn thấy cùng một sự suy thoái của mục tiêu tỉnh thức và hoài nghi về tiềm năng chuyển đổi cá nhân triệt để mà cô ấy đã thấy được trong Thiền ở Hoa Kỳ, thì điều gì, chúng tôi muốn hỏi, cô ấy có xem là tương lai – và cho vấn đề đó là một hiện trạng — của Phật giáo ở đây?
Là chứng nhân về sự phát triển của Phật giáo Hoa Kỳ đã khiến cô suy nghĩ sâu sắc về sự thất bại của nhiều vị thầy trong việc duy trì các giá trị đạo đức, và về tính độc lập ngoan cố và chủ nghĩa cá nhân, có lẽ đặc biệt đối với người Mỹ, mà cô gọi là “libertine antagonism to authority.” Cô tin rằng cả hai yếu tố này đã làm giảm vai trò, mục đích và giá trị của sự tỉnh thức trong các Thiền giả. Trong Lời bạt của mình, cô phản ứng dứt khoát với hiện tượng này, mô tả “hành trình tìm kiếm sự giác ngộ đã bị coi là [một] khát vọng lãng mạn và thần thoại như thế nào.” Cô than thở rằng “sự phủ nhận của sự giác ngộ” là một “sự hiểu sai đáng tiếc và có lẽ là đặc biệt là người Mỹ” về những lời dạy của một số thiền sư vĩ đại về mục tiêu của con đường tâm linh. Và ngược lại với quan điểm này, cô giữ vững niềm đam mê về sự thay đổi đã đưa Phật giáo đến Hoa Kỳ ngay từ đầu: “Sự nhiệt tình ban đầu… Không chỉ dành cho khám phá cá nhân, mà còn là khả năng phát triển sự đánh giá cao đối với những điều chưa biết trong một xã hội quá lộn xộn – đó là một nỗ lực để tạo ra những khả năng mới.”
Được nói chuyện với Helen Tworkov thực sự là một niềm vui và đặt ra những câu hỏi quan trọng về các loại ảnh hưởng mà nền văn hóa thiên về vật chất cũng như sự thỏa mãn của chúng ta đã có đối với những gì từ trước đến nay vốn là truyền thống buông xả. Sự tham gia của cá nhân cô vào sự trưởng thành của Phật giáo ở Mỹ cho chúng ta một cái nhìn về xã hội của mình và ảnh hưởng của Phật giáo đối với những người tìm kiếm tâm linh đang thâm nhập nhưng đồng thời khiêu khích, và điều này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi: Liệu Phật giáo có tồn tại được ở Hoa Kỳ không?
Đón đọc phần phỏng vấn
Is Buddhism Surviving America?
An interview with Helen Tworkov, editor of Tricycle magazine
by Amy Edelstein
Introduction
It was one of the first warm days of spring, and the crab apple trees were in bloom all along Riverside Drive. As I entered Manhattan and crossed the crowded and alive streets of the West Village, I found myself wondering: Who is Helen Tworkov?
We met in the stairwell on the second floor outside of the Tricycle offices, the “smoking annex,” where she was perched on a step, finishing a business meeting with her publisher. She shook my hand warmly, looking me straight in the eye. Twenty years my senior, having begun her spiritual quest when I was just learning to walk, Helen Tworkov has lived through many of the critical chapters of American Buddhist history. She was part of the movement that cut the first trails to the East, the movement that made “karma,” “nirvana” and “enlightenment” household words.
We first thought of interviewing Helen Tworkov for this issue of WIE because she, like almost no one else, has had a bird’s eye view of the evolution of the American Buddhist world. The founder and editor of America’s most widely circulated Buddhist review, she has met, written about or practiced with many of the most influential Buddhist teachers of our time, both Eastern and Western. But it was not only Tworkov’s unique experience that had piqued our interest. Four years ago Tricycle had published the bold Afterword to the second edition of her book Zen in America, in which she had voiced vociferous criticisms of the watering down of the goal of the Buddha’s teachings in America. Her astute insights regarding the assimilation of Buddhism in the West were provocative and illuminating, and she obviously cared passionately about the enlightenment tradition and its future.
When asked how she got involved with Buddhism, Helen Tworkov’s eyes brightened; she was still moved by the recollection of what it was that had compelled her to take such unusual risks at such a young age. Agonized by the war in Vietnam and the failure of American culture to provide meaningful answers, she, like others of her generation, had turned toward Asia and Buddhism. In her view, this was a collective movement, a movement for change, a movement to transform what was unacceptable in the society and in the government and, as a logical corollary, a movement to eradicate the roots of that which was unacceptable in themselves.
During this period, Tworkov came across D.T. Suzuki’s writings on impermanence and death. “It was so radically different from what my own culture provided,” she explains. “It didn’t seem mystical or alien; it just seemed real. And you didn’t have to be a rocket scientist to get it!” So when she was twenty-two, just after John F. Kennedy was assassinated, she headed for Japan, one of the first Westerners, and one of the first Western women, on the Eastern spiritual circuit.
Tworkov found Japan and the Japanese monasteries intimidating and inaccessible, and discovered little that made sense to her in that very foreign culture. But in spite of this, she stayed in Asia for two years—far longer than she had originally planned—eventually traveling from Japan to Nepal, where she worked with Tibetan refugees. Her experiences with the Tibetans marked her deeply. It was only four years after the brutal Chinese invasion of Tibet, and these were people in exile from their homeland, who had fled destruction, torture and the imprisonment and death of thousands of Buddhist monks and nuns. “There was something amazing about working with the Tibetans at that time,” she recalls. “Their situation was so rough, and yet they still seemed to be able to access genuine joy and happiness. Given that the refugee camp was filled with individuals who had just seen members of their own families tortured and killed, that was miraculous to me.”
Helen Tworkov returned to America in the mid-sixties, by her own account still a “book Buddhist,” not knowing how to translate into her own experience the teachings that had captivated her and yet still remained elusive, alien and seemingly only for those born in Asia. By now, the first Japanese teachers had begun touring the States, and only days after Tworkov had returned to the West, The New York Times published a front page article announcing the convergence of hippies in Kathmandu. An exodus began for Asia, but Tworkov had resettled in the West. Some years later she started studying with the great Tibetan master Dudjom Rinpoche. She describes him with deep reverence and affection as perhaps the most enlightened man she has ever met, but—at the same time—one to whom she could find no cultural bridges. “I was inspired by him,” she explains, “but I couldn’t really learn from him.” Eventually, she found herself attracted to the teachings of a native New Yorker, later to become dharma heir [teaching successor] to Taizan Maezumi’s Zen lineage, Bernard Glassman. Even at the time, she thought it ironic that she would be studying Zen after her experience in Japan. But the shift, she explains, was not so much from Tibetan Buddhism to Zen Buddhism as from Asian teachers to American teachers. With Glassman there was no language barrier, and she didn’t have to build any social or cultural bridges. But though her American teachers could speak the same language and understand her cultural background and questions, it is to her Asian teachers that she looks when recalling those individuals she has known who had authentic “awakened mind,” who were “holders of the transmission” in the truest sense of the term and who, because of who they were, could communicate a real and palpable sense of what she calls “the unknowable and unthinkable” to their students.
In her Afterword to Zen in America, Tworkov describes the rarity of the enlightened perspective, and succinctly and unflinchingly articulates her observations about how the significance of enlightenment has been minimized in American Buddhism. We were struck by her impassioned critique and her willingness to question, in a way that few others have dared to do, what is being taught as the path to awakening in many contemporary American Buddhist institutions. And we were excited and even relieved to have come across her views, for we had begun to arrive at similar conclusions ourselves while putting together this issue of WIE, and had been wondering—were we missing something essential?
Published in Tricycle under the title “Zen in the Balance: Can It Survive America?” Tworkov’s Afterword provoked a loud uproar in Buddhist circles. In it, she unreservedly criticizes a Buddhism that has lost its real dharma heirs, that has “co-opted enlightenment to add to a materialistic and self-serving lifestyle,” and that views the goal of enlightenment as an obstacle to, rather than as the purpose of, spiritual practice. Although she refers primarily to the denigration of enlightenment in American Zen, her reflections on the idiosyncratic influences of American culture on contemporary Buddhism in general are insightful and hard-hitting. We were very interested to find out if she felt her critique applied equally to the other Western schools of Buddhism. If she saw the same dissipation of the goal of awakening and cynicism about the potential for radical personal transformation that she had observed in American Zen, then what, we wanted to ask her, did she see as the future—and for that matter the present state—of Buddhism in America?
Tworkov’s firsthand observations of the coming of age of American Buddhism have led her to think deeply about the fallout from the failure of many teachers to uphold moral values, and about the tenacious independence and individualism, perhaps particular to Americans, that she terms “libertine antagonism to authority.” Both of these factors, she believes, have served to diminish the role, purpose and value of awakening among Zen Buddhists. In her Afterword, she responds unequivocally to this phenomenon, describing how “the quest for enlightenment has been derided of late as [a] romantic and mythic aspiration.” She laments the “denigration of enlightenment” as a “grievous and perhaps peculiarly American misinterpretation” of some of the great Zen masters’ teachings about the goal of the spiritual path. And in contrast to this view, she holds up the passion for change that brought Buddhism to America in the first place: “The original enthusiasm . . . was not just for personal discovery, but for the possibility of developing an appreciation for the unknown in an excessively cluttered society—it was an effort to break ground for new possibilities.”
Speaking with Helen Tworkov was a genuine pleasure and raised important questions about the kinds of effects our materialistic and gratification-oriented culture has had on what has traditionally been a renunciate tradition. Her personal involvement in the maturation of Buddhism in America offers us a view of our society and its influence on spiritual seekers that is penetrating and provocative, and which leaves us with the question: Is Buddhism surviving America?
[ The next interview is to be continued ]