Kỳ Co xưa - Photo - http://quynhontourist.vn/kham-pha-ky-co-thien-duong-bien-dao-quy-nhon/
Kỳ Co ngày nay - Photos: https://www.facebook.com/groups/1458681091102632/permalink/1634795000157906/?pnref=story
Bãi Nốm - Photo: Nhơn Ly's friends
Bãi Bấc- Photo: Nhơn Ly's friends
ĐỪNG ĐỂ KỲ CO HAY NHƠN LÝ ĐIÊU TÀN
Giữa ba ngày Tết, Biển động thiếu vắng cá tôm Đêm hôm Dân làng bắt gặp Hoạt động khai thác Titan Đã/đang/sẽ làm môi trường ô nhiễm Thương quê máu chảy về tim Nỗi lòng người dân bứt rứt Ai cũng biết những điều chuẩn mực Titan gây ô nhiễm từ nguồn nước đến không khí Rồi thì Làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên Thắng cảnh sẽ hoang tàn Quạnh hiu Bãi biển Kỳ Co trong vắt sẽ tiêu điều Khi đất đen được khai thác Du lịch đại tràng đâu khác Tác động xấu đến thiên nhiên Có những cái lợi thấy liền Nhưng đó là tai họa cho nhiều kiếp Ai nỡ ra tay hà hiếp? Người dân lành chất phác quê cha Tương lai Nhơn Lý trong ta Xin hãy cùng nhau xây dựng Hãy hiểu và thương Để có một xã đảo du lịch sinh thái Du lịch biển, cát, tâm linh. Gần xa xin hãy chung tình Quê hương ta đó gọi mình dấn thân Làm cho Nhơn Lý canh tân Tổ tông hãnh diện trong ngần Phật tâm! 02.01.2017
Trại Huấn luyện Anoma - Ni Liên Tuyết Sơn - GĐPT MLQ. Photos: BXK
Nhật Ký Giáo Dưỡng: TỨ TẤT ĐÀN - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG PHẬT
GIÁO
Trước tiên, sứ mệnh và mục
đích của giáo dục luôn thay đổi theo không gian, thời gian, quốc độ và niềm tin
của mỗi người. Nhưng quan trọng hơn, “Học để làm gì?” Theo Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp (United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization - UNESCO), có Bốn trụ cột trong việc học (The Four
Pillars of Learning)[1]. Học để biết; Học để làm; Học
để tự khẳng định chính mình/học để làm người; và Học để cùng chung sống.
Riêng ở quốc độ này, “Mục đích
chính trong trường học tại Hoa Kỳ là để cung cấp cho sự phát triển tiềm năng trọn
vẹn của từng học sinh để sống đạo đức, sáng tạo, và có hiệu quả trong một xã hội
dân chủ." (“The main purpose of the American school is to provide for the
fullest possible development of each learner for living morally, creatively,
and productively in a democratic society”)[2]. Còn thời Việt Nam Cộng
Hoà thì triết lý giáo dục được đặc trên nền tảng: nhân bản, dân tộc, và khai
phóng[3]. Ngày nay, không biết nền
tảng Giáo dục Việt Nam của chúng ta đang đặc ở đâu?
Riêng trong Phật Giáo, thiển
ý của chúng tôi là sứ mệnh và mục đích tối hậu vẫn là “Tự
giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.”
Nói cách khác là Tự mình tìm ra chân lý, giúp người thấy
ra chân lý, và tất cả đều giác ngộ ra sự thật/chân lý. Còn tổ chức Gia Đình Phật Tử
thì lấy Bi-Trí-Dũng làm nên tảng. Ngoài Đức dục, trí dục, và thể dục, chủng tử và huân tập là những phương tiện thiện xảo để giáo dục tuổi trẻ ngày nay. Tuy nhiên chúng tôi muốn đề cập đến Tứ Tất Đàn trong việc sự Giáo dục
trong Phật Giáo.
Theo Hoà thượng
Thích Thái Hòa, trong bài Tứ Tất Đàn Và Sự Ứng Dụng Trong Cuộc Sống, Thầy giải
thích như sau:
Tứ
Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta
phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “Tất Đàm”, và dịch là “Tác
Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu.
Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩa là nhờ dựa vào bốn
phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa,
giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giác ngộ, từ sinh tử đến Niết
Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
Nội dung Tứ tất đàn gồm có: 1. Thế giới tất đàn; 2. Vị nhân tất
đàn; 3. Đối trị tất đàn; và 4. Đệ nhất nghĩa tất đàn. Đây là bốn phương pháp mà
Đức Phật đã tùy
duyên và bất biến,
giảng dạy và thành tựu viên mãn mà chúng ta có thể áp dụng ngày nay. Vì tính
chất tùy duyên
ở trong đạo Phật, chúng ta cũng tùy duyên sinh hoạt, giảng dạy, và hoằng Pháp cho
thế hệ kế thừa những phép kỉnh sau:
1) Thế giới tất đàn: Vì sự an lạc và hạnh phúc của
chúng sanh, đức Phật đã dùng phương tiện tùy thuận chúng sinh mà thuyết
pháp và giảng dạy.
2) Vị nhân tất đàn: Ngài vì tùy vào căn cơ
trình độ cao hay thấp, tâm lý, chủng tử của mỗi người mà dùng phương tiện này, phương tiện khác để
họ dễ tiếp thu, mau tiến hóa hầu sống hài hoà an lạc.
3) Đối trị tất đàn: Ngài vì tùy thuận chỗ mê
lầm và tâm bệnh của chúng sinh mà nói Pháp đối trị, như một vị Bác sỹ giỏi
tùy bệnh cho thuốc để hồi phục.
4) Đệ nhất nghĩa tất đàn: Khác với 3 tất đàn trước, chỉ
là phương tiện, thì Đệ nhất nghĩa tất đàn là cứu cánh và là mục đích giáo dục của đạo
Phật. Khi đức Phật
thấy cơ duyên của chúng sinh đã thuần thục Ngài không dùng phép tương
đối mà khai thị con đường Trung đạo và Nhị đế (hai sự thật), thật tướng của các
Pháp, để thuyết cái thật tướng của vạn pháp để
cho chúng sanh sớm giác ngộ.
Như huynh trưởng Tâm Minh Vương Thuý Nga chia
sẻ, “Đây là nét đặc sắc của Giáo dục Phật Giáo nói
chung hay giáo dục của đức Thế Tôn nói riêng. Trong một thời
Pháp của đức Thế tôn lúc Ngài còn tại thế, Ngài thường vận dụng
4 tiêu chuẩn hay 4 nguyên tắc để trình bày một vấn đề (một sự
thật, một chân lý…)” Hoà thượng Thích Thái Hoà còn căn dặn:
Quý
vị phải biết rằng, trong Thế gian tất đàn có Đệ nhất nghĩa tất đàn, nên
nói theo thế gian mà không sai với chính nghĩa; nói thuận theo với thế gian mà
không sai với Niết bàn; ở trong sinh tử mà không sai với Niết bàn giải thoát.
Cũng
vậy, trong Vị nhân tất đàn có Đệ nhất nghĩa tất đàn, trong Đối trị tất đàn có Đệ
nhất nghĩa tất đàn.
Chúng
ta phải tùy căn cơ, tùy từng hoàn cảnh của con người, từng hoàn cảnh xã hội mà
giáo hóa, chúng ta tùy thuận mà không tùy thuộc. Vì sao? Vì trong Đối trị tất
đàn, trong Vị nhân tất đàn, trong Thế gian tất đàn, mỗi cái đều có Đệ nhất
nghĩa tất đàn. Cho nên, trong cái tùy duyên có tính chất bất biến bên trong.
Đây
là điều mà các anh/chị/em cần phải học tập, chiêm nghiệm để có thể hành đạo được
ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Nói tóm lại, Tứ tất-đàn là bốn phương tiện
thiện xảo trong giáo dục mà Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni đã thực hành và giảng
dạy. Theo gót chân Ngài, chúng ta cũng nên tùy theo căn cơ trình độ và bối cảnh
xã hội khác của đoàn sinh / học sinh / đối tượng v.v… để thích nghi làm lợi lạc
cho quần sanh và xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ cho rằng sự ra đời
của Đức từ phụ vẫn là mang lại sự giác ngộ và giải thoát cho tất cả chúng sanh.
Mà muốn thành tựu
được sự giác ngộ giải thoát này, chúng sanh, mà nhất
là chúng ta, cần phải huân tập, tu dưỡng và chuyển hoá thân lẫn tâm từ khổ đau thành
cuộc sống an vui, hạnh phúc và thanh thản cho mình và cho người, ngay bây giờ
và cho cả tương lai.
Tâm Thường Định
Reference:
1. Tâm Minh Vương Thuý Nga, Phương Pháp
Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường GĐPT, Trang nhà Thư Viện Hoa
Sen.
The four pillars of learning are fundamental principles
for reshaping education:
Learning to know: to provide the cognitive tools required
to better comprehend the world and its complexities, and to provide an
appropriate and adequate foundation for future learning.
Learning to do: to provide the skills that would enable
individuals to effectively participate in the global economy and society.
Learning to be: to provide self analytical and social
skills to enable individuals to develop to their fullest potential
psycho-socially, affectively as well as physically, for a all-round ‘complete
person.
Learning to live together: to expose individuals to the
values implicit within human rights, democratic principles, intercultural
understanding and respect and peace at all levels of society and human relationships
to enable individuals and societies to live in peace and harmony.
Ngày xuân Đinh dậu lại về Ta nghe gió hát giữa quê hương này; Đất trời mở một đường mây Non sông tương ngộ tháng ngày cười khan; Ngày đông mơ ước nắng vàng Đàn chim nho nhỏ mở toang mắt nhìn; Quan san bụi lấm đường vinh Sông in bóng nguyệt lời kinh ai cầu; Đất trời một thoáng qua mau Kể chi được mất con tàu thế gian; Nắng reo đùa với mưa ngàn Gà reo đùa với khỉ đàn hôm nao; Xuân về đừng hỏi tại sao? Cứ vui cho thỏa những ngày lạnh đông; Mặt gà ta, mặt gà ông Hơn thua đã có trong lòng của nhau; Can chi sông chảy qua cầu Hồn non vẫn ngự trên đầu thế gian; Dẫu đông mưa nát cỏ ngàn Hồn xuân non nước cỡi hoàng hạc bay. Bụi hồng theo gió lắt lay Bụi hoa theo gió đùa bay phương nào; Xuân là điểm hẹn trăng sao Nên trăm hoa nở reo chào cuộc chơi. Niềm vui xin để cho đời Can chi ong bướm lắm lời thị phi; Đất trời nuôi dưỡng hồn thi Trà thơm một chén, tường vi một vườn; Dẫu cho đời có vô thường Dẫu cho cát bụi giữa đường tung bay; Cho đời dù có ngủ say Trong ta xuân vẫn như ngày ấy thôi.
Phạm Quỳnh: Tâm Lý Ngày Tết — TET, a Vietnamese Tradition (Summary Translation by Phung Thi Hanh)
Tâm Lý Ngày Tết
Đây là một trong những tiểu luận viết bằng tiếng pháp của nhà văn hóa Phạm Quỳnh, cách đây 87 năm – Vào năm 1930, được Nguyên Ngọc dịch sang tiếng Việt.
Vào những dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm.
Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩa và rung cảm của mọi người.
Người nước Nam cho cái may mắn được gặp một dịp như vậy thường kỳ, vào những ngày nhất định, mỗi lần năm mới âm lịch đến. Trong dịp ấy, tất cả trẻ con Nam Việt, từ đứa giàu nhất đến đứa lạc hậu nhất, cùng đồng cảm trong niềm trang trọng mơ hồ, vô danh tính, ồn ào, to lớn, độc nhất, gọi là ngày Tết.
Tết cái từ ma thuật dường như chứa đựng niềm vui mênh mông của cả một dân tộc vô tư và vui vẻ, mỗi lần một năm mới bắt đầu, lại quên bẵng đi tất cả mọi tai ương và khó khăn của họ đã phải chịu đựng suốt năm qua, và sẵn sàng khởi đầu lại cuộc sống trong hy vọng và niềm vui!
Vậy đâu là ý nghĩa của cái thực thể bí ẩn, kỳ lạ, mà người ta tôn sùng ngang như một vị thần và có một sức mạnh to lớn đến mức có thể gây cảm hứng trong mấy ngày cho cả một dân tộc cùng sống chung những tình cảm, có thể nói tạo nên một tâm hồn cộng đồng, nhất là đem lại cho họ niềm tin mỗi lần lại bừng sống lại mà ta đôi khi rất cần trong một cuộc tồn sinh thường rất khó khăn và bấp bênh?
Ngày Tết còn hơn là một ngày đầu năm rất nhiều; vả chăng nó kéo dài hơn một ngày, và nếu ta tính cả những chuẩn bị trước đó cùng những cuộc vui và giải trí tiếp sau, thì đó có thể nói nó kéo dài ít nhất là ba tuần. Dù sao, tâm trạng nó gây ra không dễ bị xóa đi trong một ngày, và nghiên cứu nó quả là điều rất thú vị để hiểu được tất cả tầm quan trọng của sự trọng thể có thể coi là có tính chất quốc gia này, nếu điều đó không đồng thời cũng có ở Trung Hoa, nước Trung Hoa thật sự là Trung Hoa, nếu không phải là nước Trung Hoa Âu hóa một cách mơ hồ đang mỗi ngày kiên trì tự phủ nhận chính mình kia.
Bởi nước Trung Hoa mới, sau một cuộc tranh luận hăng say về những bất tiện và lợi ích của âm lịch và dương lịch, đối chọi người trẻ và người già vừa mới ban hành sắc lệnh áp dụng Tây lịch và bãi bỏ lịch Tàu xưa, tức là bỏ luôn cái tết. nhưng ta có thể đoán trước được rằng tập tục rồi sẽ mnạh hơn luật pháp, và kết quả của cuộc cải tổ này là người trung Hoa từ nay sẽ có đến hai cái tết: cái tết nhà nước nó sẽ không phải tết thật, và cái tết thật không còn là tết nhà nước, nhưng sẽ không vì thế mà không vượt hơn hẳn cái tết kia về mọi mặt uy tín và mọi vẻ rực rỡ vốn gắn liền với truyền thống nhiều nghìn năm.
Nghĩa là cái Tết ở nước Nam và ở Trung Hoa còn sống lâu dài. Dù những người đổi mới có hăng hái đến mấy, nếu đến một ngày nào đó họ có thể đi đến chỗ hạn chế nó lại trong những mức độ vừa phải – đều cũng chẳng có gì là xấu – họ sẽ không bao giờ xóa bỏ nó được hoàn toàn để thay bằng ngày đầu năm Tây. Trong dịp Tết, niềm vui của nhân dân vẫn sẽ tiếp tục được biểu hiện qua những tràng pháo đinh tai nhức óc và bất tận. Và nói cho cùng, nếu nhân dân tìm thấy ở đấy cái cớ để bằng lòng, thì tại sao lại tước đi mất của họ nguồn vui và khích lệ? Cuộc sống của họ nào có tươi vui gì cho lắm để mà bỏ phí đi cái dịp thỏa thích chung và vô danh tính này.
Vả chăng Tết không phải là không có ý nghĩa, cố thử tìm ra “triết lý” từ đó chẳng hề là trò chơi trí óc dễ dàng.
Một trong những đặc điểm của tư duy nước Trung Hoa và nước Nam là xác lập một mối quan hệ chính xác, một kiểu song hành giữa các hiện tượng của tự nhiên và các sự kiện nhân sinh. Chúng ảnh hưởng lẫn nhau và hệ quả của mối tương quan đó là cái điều vô cùng mong manh là hạnh phúc của con người. vậy nên con người cần thường xuyên hành xử sao cho phù hợp với các quy luật của tự nhiên, vốn cũng là những quy luật của đạo lý và tinh thần, để cho các hiện tượng của tự nhiên diễn ra cho đúng trật tự vốn có của chúng và không có nhiễu loạn nào cản trở dòng chảy bình ổn của cuộc sống và hạnh phúc của con người.
Sự nối tiếp của các mùa là một hiện tượng tự nhiên hết sức quan trọng, nhất là đối với một dân tộc nông nghiệp. Theo những quan niệm cổ xưa về vũ trụ, kết thúc của mùa đông bắt đầu mùa xuân được đánh dấu bằng một giai đoạn đổi mới chung trong đó tự nhiên và các sinh vật dường như được tái sinh. Con người cần đồng cảm với tự nhiên trong đà tái sinh mừng vui ấy. Họ phải đón mừng một cách xứng đáng “mùa xuân mới” đến.
Trong mấy ngày do truyền thống đã qui định, dường như họ phải tự đổi mới mình toàn vẹn tẩy bò đi con người cũ của mình trước đây và tự trang bị cho mình một linh hồn mới; xua đi khỏi tâm trí mọi ý nghĩa u sầu, chỉ có toàn những ý nghĩ tốt đẹp, chỉ nói những lời đáng yêu, gác lại mọi hằn thù và oán hận, bày tỏ đối với mọi người, ngay cả với những kẻ thù tệ hại nhất của mình những tình cảm khoan dung và ưu ái. Bằng cách đó họ góp phần vào sự hài hòa của vũ trụ, và do đó cũng là vào hạnh phúc của xã hội và hạnh phúc của chính mình. Mọi lời nói không hay thốt ra, mọi thái độ khó chịu bò tỏ, mọi cử chỉ không phải lỗi phạm phải trong những ngày tết không chỉ là thiếu phép lịch sự vào thời điểm đặc biệt tốt lành này trong năm, mà còn là một sự phản nghịch đối với tự nhiên, và do vậy, có thể mang họa cho kẻ phạm phải.
Sự mê tín của dân gian càng tô đậm thêm và coi tất cả những gì diễn ra trong những ngày đầu năm này là có ảnh hưởng một cách bí ẩn tốt lành hay tai họa đối với cả năm.
Vậy nên trong buối sáng ngày mùng một tết, người khách đầu tiên bước chân vào một gia đình được coi như là mang lại hạnh phúc hay vận rủi cho cả năm, tùy theo chỗ tự anh ta, con cháu anh ta đông đúc hay hiếm muộn, đến ngay cả tình trạng tâm trí và tính cách của anh ta nữa và “vận may”của anh ta đang nhiều hay ít. Một người đang có tang, vừa trải qua những chuyện xui xẻo, đang có những điều thất vọng trong công việc rất thận trọng tránh bước chân ra đường trong buối sáng hết sức trang trọng ngày hôm đó em sẽ mang theo mình số đen. Để khổng phải phó mặc cho sự tình cờ đưa đến nhà mình vị khách đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình, thông thường các cuộc viếng thăm này được thu xếp trước: người ta chọn trong số những người họ hàng hoặc bạn bè một người nào đó được coi là người hạnh phúc, giàu có, khỏe mạnh, con cháu đông đúc,…và đề nghị học đến vào buổi sáng sớm để làm vị sứ giả mang đến hạnh phúc.
Hạnh phúc! Ước mơ về hạnh phúc ám ảnh đầu óc và trí tưởng tượng của mọi người. Ở xứ sở này, mỗi lần năm mới đến người ta lại nói đến hạnh phúc, lại mời gọi, lôi kéo nó đến, người ta lại hình tượng hóa nó bằng trăm nghìn kiểu khác nhau. Người ta gợi ca nó trên các lời ghi và câu đối viết trên giấy điều trang trí bức tường và các cánh cửa. Và vì màu đỏ là màu sắc đặc biệt của hạnh phúc, xác pháo đỏ và những cánh hoa đào màu hồng rải dày trên các sân nhà và các bàn thờ. Cả con người nửa cũng mang một diện mạo tươi cười, đon đả, một thái độ vui sướng như để cố níu giữ niềm hạnh phúc vốn rất mong manh và khó nắm bắt giống như con chim vàng anh đậu trên cành liễu, cất tiếng hót một lúc và lại chuyền sang những cành khác. Và thật là vô cùng xúc động cái niềm hướng vọng ấy của cả dân ttộc vươn tới một cảnh sống tốt đẹp hơn mà họ mơ tưởng song chẳng phải bao giờ cũng đạt được.
Tết là gì? Tết là tiếng gọi mệnh mông của tất cả những con người của nước Nam, trong dịp đổi mới toàn bộ của đất trời và của muôn vật, gài lên niềm tin vào cuộc sống cùng niềm khát khao hạnh phúc và an vui của mình.
Nó là điều khác nửa. nó là sự thánh hóa, là biểu dương, ngợi ca tôn giáo gia đình và sự thờ cúng tổ tiên. Và với tính chất đónó là một thiết chế gắn liền ngay với cấu trúc gia đình và xã hội nước Nam, gồm có: cha, mẹ, anh chị em, nhiều khi cả chú, bác, cô, dì và ông bà nội ngoại, và đôi khi cả ông bà cố, mọi người cùng sống chung dưới một mái nhà. Những gia đình mà những thành viên phân tán suốt năm, trong ngày này gặp lại nhau đông đủ dưới con mắt nhìn của tổ tiên mà các bìa vị được gởi ra trên bàn thờ trang trí rực rỡ, ngày đêm sáng choang đèn nến và mịt mù hương khói, chất đầy những nèn vàng và bạc, những món quà của con cháu dâng lên linh hồn tổ tiên để họ sử dụng ở thế giới bên kia.
Bởi tết không những là ngày lễ của người sống; nó còn là, chủ yếu ngày lễ của những người chết thật sự tham dự vào cuộc sống của gia đình và con cháu mình. Ngày hôm trước đó bằng một lễ nhỏ người ta thỉnh rước tất cả họ về cùng dự tết với gia đình. Rồi mỗi ngày hai hai lần người ta mời họ dùng hai bữa ăn chính, chưa kể là các cuộc cúng dâng trà, hoa quả, bánh trái. Cuối ngày thứ ba hay thứ tư, là lễ lớn tiễn đưa, và các linh hồn được coi như trở về thế giới bên kia, mang theo những lời chúc tụng và những lời tâm sự của người thân mà họ vừa chia sẻ cuộc sống trong mấy ngày và bây giờ họ để lại ở thế giới bên này, nhưng vẫn luôn theo dõi, ban phúc bảo bọc.
Suốt những ngày Tết, những người đã chết sống lẫn với người sống đến mức những người họ hàng và bạn bè đến thăm một nhà nào đó không bao giờ quên trước hết cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, bằng cách đó dâng lời chúc tụng đến những người đã chết trước khi chúc người sống. và nếu có điều hơi khó chịu ngày tết đôi khi để lại cho những người trong chúng ta, thì đấy là cảm giác mỏi lưng vì phải lặp đi lặp lại động tác cúi lạy suốt ba ngày đến mệt nhừ!
Song tóm lại, cuộc lễ mà tôi vừa cố gắng trình bày ý nghĩa nghi thức và biểu trưng đó, đánh dấu trong đời sống của mối người một giai đoạn hạnh phúc được may mắn mỗi năm lại tái một lần. Được sống đôi ngày trong niềm hoan hỉ chung, tự mình cảm nhận được niềm vui hồn nhiên, vô tư lự mà đặc biệt dễ lây truyền ấy, được hòa nhập cả tư tưởng và tình cảm với tất cả những con người trong nòi giống của mình, quả thật không phải là một niềm hứng khởi nhỏ, và chính ngày tết đem lại đem lại cho ta điều đó. Hãy biết ơn ngày lễ ấy!
Đối với tôi, nhớ lại những ngày thơ ấu và niên thiếu xa xôi, tết bao giờ cũng để lại trong tôi những ký ức dễ chịu. Nếu một ngày nào đó phải bỏ phiếu xóa bỏ nó đi, thì mặc tất cả những lý lẽ hay ho người ta có thể đưa ra để biện minh, tôi tin rằng tôi sẽ bỏ phiếu chống, dù có phải mang tiếng là một kẻ bảo thủ ngoan cố hay hỗn xược.
Thượng Chi (Phạm Quỳnh)
Ảnh: Trần Việt Đức
PHAM QUYNH: TET, a Vietnamese Tradition
(Summary Translation by Phung Thi Hanh)
One main characteristic of Vietnamese philosophy is to establish a relationship between Nature and Human Existence because they are interrelated and the result from this relationship is the very fragile notion of Happiness. Thus, man has to act and live in harmony with Nature, follow its normal course, so that nothing will obstruct the peaceful flow of life and happiness.
The consecutive succession of seasons is a normal phenomenon of Nature and very important fact to the Vietnamese people who are predominantly farmers. According to ancient beliefs, the end of Winter followed by Spring mark a new beginning, the re-birth of Nature and all living creatures. Consequently, to be in harmony with Nature, one should re-create himself completely, rejuvenate the old tired self and get rid of sad and bad thoughts. All debts should be paid so that one can start all fresh. One should have only good and compassionate feelings, use kind words even to the worst enemies. That way, one can contribute to the harmony of Nature and promote his own happiness and the happiness of others. One unkind word, an act of aggression or hurtful gesture is not only disrespectful but also in contradiction with the law of Nature and will result in bad luck for the individual.
This common superstition leads to the belief that what you do during the first days of Tet will affect, in a mysterious way, the future of the coming new year. Consequently, the first visitor to a home will bring good fortune or bad luck to the family depending on how lucky or unlucky, happy or unhappy, healthy of not the individual may be. In order not to be subject to uncertainty, people select a “good”individual and invite him to visit, hoping that this individual will bring good fortune and luck to the family for the whole year.
So, what Tet means to the Vietnamese people?
TET is the passionate cry of all Vietnamese –during the re-birth of Nature — reasserting its belief in Life and the ultimate longing for Happiness.
TET is also the glorification of the Family and the Cult of the Ancestors. During Tet, the whole family — grand parents, uncles, aunts, parents and children, family members working far away , all gather under the same roof and share meals under the watching eyes of the ancestors from the altar. The ancestors’ altar displayed with pictures of dead family members, is decorated with flowers, fruits and bountiful foods. Incenses, candles are lighted all day filling the house with wonderful aromas.
TET is not only a celebration of the livings, but also a celebration of the dead. For three days, the ancestors participate fully in the daily life of the family. The day before Tet, a family meal is offered to the ancestors to invite them to come home. For the next two days, meals are offered twice. On The third day, a big meal is prepared to bid farewell to the ancestors who return to the “other world”.
In conclusion, Tet is a time during which Vietnamese all over the world, rich and poor, young and old, from all walks of life rejuvenate themselves, leaving behind sorrow and worries to share a common feeling of love for the Family and Hope for a better future. The most wonderful thing is that this event will happen each year, and this way, every year all Vietnamese can live again this beautiful and happy tradition.
Just Love More In silence for many days Just awoken in pure consciousness, knowing everything is fragile and changing We need to just love more and have more love in this life.
Yêu Thương Thêm Trong sự im lặng của nhiều ngày Vừa tỉnh dậy trong ý thức tinh khiết, biết tất cả mọi sự là mong manh và luôn thay đổi. Chúng ta chỉ cần phải yêu thương nhiều hơn nữa và hãy có nhiều tình yêu trong cuộc sống này.