Tuesday, March 24, 2020

PRESCRIPTION FOR THE RESCUE OF THE MEKONG: GRAY MATTER WITH A VOICE




Ngô Thế Vinh at the foot of the Manwan Dam 1,500 MW, the first mainstream dam of the Yunnan Cascades on the Lancang-Mekong. [photo by NVH 2002] (Đọc tiếng Việt ở đây)

Foreword:  We are already in 2020, yet a number of articles were recently uploaded on the Internet in which their author argued that because only 16% of the Mekong River’s current flow comes from China, the impacts of the series of dams in the Yunnan Cascades would be negligible. This is an attempt to cover up the devastating impacts Beijing brings to bear on the Mekong River over the past three decades. Starting with the building of the series of dams in the Yunnan Cascades, China has set in motion the destruction of the long-term balance of the entire ecosystem in the Mekong Basin. In addition to the more than 30 billion cubic meters of water retained in the reservoirs of the dams [in 2016], a very large quantity of alluvia was also prevented from flowing down to the Mekong Delta. Lack of fresh water, absence of alluvia, invasion of seawater due to rising sea level, the entire Mekong River Delta, the cradle of the Civilization of Orchards, may face the bleak future of being transformed one day into barren lands because of desertification.

That is the distressful prospect confronting the 20 million inhabitants in the 13 provinces of the Mekong Delta during the first three months of the current year 2020. This "Interview with Ngô Thế Vinh MD – the explorer of the 4.800 km long Mekong River" conducted by environment correspondent Lê Quỳnh was first published in the newspaper Người Đô Thị [4/25/ 2016] under the heading: “Vũ khí giải cứu Mekong: chất xám và tiếng nói.” The content of that interview proves it is still relevant to current events. It gives an answer to the gratuitous argument that Mekong River Drained Dry is not the result of the series of hydroelectric mega-dams built by China. Viet Ecology Foundation 

Interview with Dr. Ngô Thế Vinh – the explorer of the 4.800 km long Mekong River


From the Editor. With almost two decades of involvement with the issues pertaining to the Mekong River and the Mekong Delta, Ngô Thế Vinh MD authored two books about this river: “The Mekong Drained Dry, The East Sea in Turmoil” and “Mekong – the Occluding River”. Throughout that time, he remains an environmentalist committed and unrelenting. He undertook several trips to explore the 4,800 km long Mekong River from Tibet all the way to the East Sea. Người Đô Thị conducts this interview with Doctor Ngô Thế Vinh on the hot topics that are facing the Mekong River and Mekong Delta. 

*
Dr. Vinh, 17 long years ago, from your explorations of the 4,800 km long Mekong River, you “sketched” a harrowing picture that showed the devastating impacts caused by the hydroelectric dams on the livelihood of the inhabitants in the Mekong Basin. What you discussed then still makes the news today. Based on the predictions you made about the impacts the hydroelectric dams brought to bear on the Mekong River as a whole and the Mekong Delta in particular, can you share with us your thoughts on the current state of affairs?
In 2000, any reference to “The Mekong Drained Dry” is regarded by many as utter nonsense because, at the time, as you recall, there was a big flood in the Mekong Delta.  At the mention of “The Mekong Drained Dry” many people considered it an oxymoron especially when a flood was mercilessly ravaging the Mekong Delta then.  Upon hearing the title of the book being mentioned, a religious who was busily doing relief works exclaimed: “How can anybody say the Mekong is being drained dry while we are watching houses being washed away by the current, people drowned right before our eyes?” However, if one realizes that floods and droughts come with the Rainy and Dry Seasons – a natural order of things with the Mekong’s current and her basins over past millenniums – then the only difference is that they have become more severe and destructive in our days. We just can’t bury our head in the sand, like an ostrich, and blame everything on “natural disasters” but must have enough courage and call things by their correct names. We must take into account the “man made” factor that has contributed to the destabilization of the entire complex yet fragile ecosystem of the Mekong River over past decades of unsustainable and self-destructive development.
I can cite a long list of “man made” disasters: (1) suicidal deforestation in the entire basin, these rainforests acted as giant sponges that retained rainwater during the Rainy Season and discharged it in the Dry One. They served as nature’s regulators of the rivers’ flow but have now disappeared from the face of the earth. (2) the building of hydroelectric dams not only on the main current but also on all the Mekong’s tributaries from upstream to downstream – most notably the series of dams of the Mekong Cascades in Yunnan Province, China. The dam reservoirs besides retaining the water also prevent alluvia i. e. natural fertilizer from reaching the Mekong Delta; with hydropower come industrialization and urbanization resulting in waste being discharged into the rivers creating pollution of the Mekong’s current; (3) we must not omit China’s plan to use explosives to blast away rapids and waterfalls to open the Mekong for navigation from Yunnan all the way to Vientiane.  Consequently, China has transformed the current flow and created soil erosion along the banks; (4) then, we have to consider the errors, blunders in the hydrological programs being committed in the Mekong Delta like: unplanned irrigation, local dykes’ construction, and sand removal from rivers...
The immediate consequences we now witness include: more pronounced floods even during the Rainy Seasons, more severe droughts in the Dry one, deeper seawater intrusion inland. The main culprits are us, humans, on top of that we have climate change, El Nino... nature’s own contribution. Not owning up to the truth and blaming everything on nature is tantamount to dangerous denial of the facts on the parts of the present Vietnamese leaders. 

On the Mekong’s main current, upstream, China has built and continues to build hydroelectric dams… Downstream,  Laos is doing the same, Thailand is diverting the Mekong’s water even during the Dry Season… in the face of such a situation,  what do you fear the most?

In the first two decades of the 21st century, with the two largest dams Nuozhadu 5,850 MW and Xiaowan 4,200 MW built, as a whole, Beijing has achieved its goal for electrification on half of the Lancang’s current, the Chinese name of the Mekong. According to Fred Pearce of Yale University, the Mekong has been transformed into China’s water tower and electrical powerhouse. On his part, Philip Hirsch, Director of the Mekong Research Group at the University of Sydney observed: “The two giant dams Nuozhadu and Xiaowan will affect the flow of the Mekong in its entirety, all the way to the Mekong Delta in Vietnam.”  With only 6 dams built on the main stream, China has already reached a total output of 15.150 MW – that is the equivalent of more than half of the hydropower potentials of the Lancang. In the first decades of the 21st century, it is expected that China can easily finish building the remaining 8 dams in its overall plan as well as any new ones it wishes to. 

We cannot simply conclude that the impacts from the series of dams in the Mekong Cascades in Yunnan are negligible because only 16% of the Mekong’s water comes from China. The building of those dams actually started the destruction of the long-term balance in the ecosystem of the Mekong basins. The dams’ reservoirs in Yunnan have the capacity to retain over 30 billion cubic meters of water [in 2016] but, at the same time, they also prevent a huge amount of alluvia from flowing down to the Mekong Delta. Threatened with water penury, lack of alluvia in addition to salinization, the once fertile Mekong Delta, the cradle of the Civilization of Orchards, may face the bleak future of being transformed one day into barren lands because of desertification. 

What do I fear the most at the present time? Clearly Vietnam is caught off guard and finds herself ill prepared to fight “the undeclared environmental war” with China.

The call for China to release the water from the dams in Yunnan to save the Mekong Delta speaks volume about Vietnam’s "vulnerability." Its leaders could have foreseen the danger years ago. Nowadays, we have to contend with the addition of 9 dam projects on the mainstream in Laos and 2 more in Cambodia.  The proposition to save the Mekong Delta is getting more challenging and complex while Vietnam is still groping for a coherent strategy to deal with it.

The Mekong Agreement of 1995 is seen as a monitoring vehicle tasked with the protection of the Mekong River. However, China refused to join. Similarly, The Convention on the Protection and Use of Transboundary Watercourses and International Lakes (Water Convention) in 1997 was signed by Vietnam in 2014. It was expressedly designed to correct and limit the deficiencies in the existing agreements pertaining to the basins like the Mekong Agreement of 1995. In the process, China has promoted a new venue:  The Lancang-Mekong Cooperation of November, 2015. What is your view of this new initiative? What are the opportunities opened to Vietnam and the other participating countries in the basin? In your opinìon, does China have any hidden agenda behind all this?
The Mekong River Committee was established by the United Nations since 1957. However, all its development projects were put on hold on account of the Vietnam War. After 1975, during peacetime, the countries in the Mekong Basin again turned their attention to the exploitation of its resources. Once more, the need to reestablish a transnational regulatory agency similar to the Mekong River Committee reemerged.  On April 5th ,1995,  the four member countries of the Lower Mekong Basin met at Chiang Rai, North Thailand to sign the “Agreement on the Cooperation for the Sustainable Development of the Mekong River Basin” creating the Mekong River Commission.
Representing his country, the Vietnamese Foreign Minister Nguyễn Mạnh Cầm signed the Agreement accepting a crucial change in its bylaw: the removal of the veto power of the member countries. This is a complete departure from the Mekong River Committee (1957) that gave its member countries the right to veto any projects deemed detrimental to the Mekong’s main stream. In a statement made before the Conference on the Mekong of 1999 in Southern California, I observed that this is a miscalculation of strategic importance on the part of Vietnam since this country lies at the southernmost location of the river.
The fact is the 6 countries in the Mekong Basin: China, Myanmar, Laos, Thailand, Cambodia, and Vietnam are faced with pressing and serious problems like economic, social as well as conservation of the environment – ecosystem. Nevertheless, geopolitical differences create considerable obstacles preventing those countries from cooperating with each other. The need arises therefore of finding a way to harmonize the national interests of the concerned parties. In your view, how do present political events impact regional cooperation as well as development in the Mekong Region? What are the prospects for the development of the Mekong within the context of Climate Change?

In regard to the Chinese initiative to form the Lancang-Mekong Cooperation, an institution of 6 nations that border the Mekong, a number of people are quick to offer the optimistic assessment that this is a good opportunity to force China to give more consideration to the interests of the countries in the Lower Mekong. This optimistic view may, in the end, prove well founded or it may not. However, we must never forget that since 1995, China has chosen to stay away from joining the Mekong River Commission / MRC comprising of only the four nations of Thailand, Laos, Cambodia, and Vietnam. To this day, this country has built 6 hydroelectric dams and can therefore rest reassured that its hydro electrification program on the 2,200 km long section of the Mekong that runs within its borders is for the most part completed.  

China’s initiative to establish the Lancang-Mekong Cooperation can therefore be looked upon as a strategic move to give this country an opportunity to burnish its friendly public image and extend its influence to allow it to eventually establish total dominance over the Mekong River Basin. With its technological capability and unlimited financial resources, China has all the assets at its disposal to eliminate American and Japanese influence from the Mekong River Basin. By the same token, it has neutralized the predominance of the US Seventh Fleet in the East Sea after it occupied the islands that belonged to Vietnam and built military installations on them.

The future of the Lancang-Mekong Cooperation totally depends on the questionable good will of big brother China. The China old hands who have been keeping a watchful eye on this country’s behaviors over the years, are however of the same mind: Beijing has failed to show "Good track records" on this issue. 

Another factor we must also take into consideration is whether the small member countries in the Lancang-Mekong Cooperation possess the needed “gray matter” and most importantly the shared interests to help them come together and form a common front or not. We are presently facing this stark reality: while China maintains its unwavering policy of divide and rule; the countries in the lower basin continue to display a disregard for the "Spirit of the Mekong", play “odd bedfellows" with each other, and harbor animosity among themselves. If nothing is done to change the situation, then, the Lancang - Mekong Cooperation would only become another venue for China to exert more influence on the countries downstream.

In case China genuinely shows its good faith, this nation can be persuaded to join a Lancang-Mekong Treaty in which individual countries are respected and treated as equals. This Treaty could be viewed as an expanded Mekong River Commission that also includes China and Myanmar.

A summary overview of the region offers this picture: PM Hunsen shows unconditional support for China’s policy. In spite of all warnings, Laos forges ahead with its plan to construct the 9 dams on the Mekong’s main current [it is currently building the Xayaburi and Don Sahong dams]. Thailand never stops its water diversion from the Mekong to irrigate its arid lands. Myanmar is not a serious player since only a small section of the Mekong in the Golden Triangle runs through its territory. As for Vietnam, this country appears to be unprepared and at a loss to act. It can be said that this country lacks a “winning strategy on the Mekong chess board” as it decides to participate in the Lancang – Mekong Cooperation. 

The urgent thing to do: move the Mekong River National Committee located at 23 Phố Hàng Tre, Hanoi to the Mekong Delta and establish a Department of the Mekong at the University of Cần Thơ. This "think tank" will set up a strategic roadmap, a Mekong File, for the use of the Vietnamese delegations attending Summits on the Mekong.  Mekong Delta SOS must rank as top priority in the agenda of each meeting of the Council of State, the National Assembly and also the Politburo. A catastrophic drought in the Mekong Delta, if warranted, must be referred to the United Nations forum for discussion.

How do you view the role played by the communities, social  organizations, NGOs in the countries of the Mekong Basin that are still divided by conflicting outlooks? In your opinion, how effective are they inside of Vietnam? What more do they need to do?

Taking an overall view of the 5 countries in the Lower Mekong countries [with Myanmar being the 5th and new member], a foreign reporter observed: it is quite rare to see any community organizations, social websites in Vietnam raise their voice about the issues facing the Mekong River. On the other hand, it is common occurrence to hear from the inhabitants of Northern Thailand, of Laos and even from the Cambodians. What is more troubling is the deafening silence coming from the 20 million inhabitants of the Mekong Delta. This is quite understandable when we consider that the majority of the peasants are not well educated by an education system whose quality is rated lower than that in the Central Highlands. Besides, they are kept uninformed by a state system that practices mind-control. Talking about the NGOs, their pronouncements are constantly being manipulated and directed by a government’s policy known for its nearsightedness that stifles any intellectual initiatives. But in spite of all this, looking from outside the country, a light can be seen at the end of the tunnel.  Active efforts are underway to establish authentic civil social groups whose voices do carry weight. Naturally there is a price to be paid for those trailblazing achievements. This is an irreversible process and the time has arrived for the government to realize that they will not be able to block the march forward of the trend of our time. 
Likewise, what is your view on the role of Vietnamese scientists at the present time in regard to the Mekong “dossier” in general and the Mekong River Delta in particular? What new “institutions”or “mechanism” do they need to help them become more effective in their work?
I do not have the chance to meet with all of them. However, I do keep abreast of their activities over the years.  They did and are doing their works under the extremely difficult circumstances that exist inside the country today.  Their efforts to voice the need to conserve a healthy ecosystem for Vietnam though muted have not gone unnoticed or unappreciated. Overseas, we always believe that the Mekong “dossier” and the preservation of the Mekong Delta must be won by scientists, and young people inside the country. Vietnam does not lack “gray matter”. However the scientists do not have the means and the freedom of action, even within the context of academic institutions. We can come to this conclusion: "Democracy and the Environment” must form an "Inseparable Duo."  
I happen to believe it is within our ability to save the heartbeat of the Tonle Sap Lake. By doing so, we will also save the Tonle Sap Basin in Cambodia and the Mekong Delta in Vietnam. Naturally the cost of such a venture will be extremely high and require that Cambodia and Vietnam work out a satisfactory formula to jointly fund it. 
We can say that you have conducted observations and collected precious materials that could be regarded as a treasure trove about the culture, history, environment…pertaining to the 4,800 km-long  Mekong – from Tibet to the South Sea - and its 65 million inhabitants. Those technical materials are not related to medicine, your profession. If given the opportunity to describe yourself, which one of the following will you choose: doctor, author, journalist, or scientist?
I graduated from the Saigon Medical School in 1968 then practiced in Vietnam and overseas for over 40 years. Medicine practically has been an integral part of my life. During my student years I wrote, worked as a reporter, got involved in social works like so many of my contemporaries. Our generation did not only devote ourselves to our studies but was very much interested in the issues confronting the country. In later years, I personally paid special attention to environmental issues including those of the Mekong River and the Mekong Delta. Since 1995, I have worked with the Friends of the Mekong Group and continue to do so for 21 years already. I have been given many hats to wear. But generally speaking, to borrow journalist Long Ân’s words, I feel most comfortable with the name “the green man” of the ecology. *
Doctor Ngô Thế Vinh: graduated from the Medical School in Saigon. He collaborated with the School’s publication “Tình Thương”, served as the chief medical officer of the 81st Airborne Ranger. In the US, he interned with the University of New York and is presently treating physicians at a hospital in Southern California. “The Mekong Drained Dry, The East Sea in Turmoil” is a faction pertaining to the environment and development of the Mekong River Basin and Mekong Delta.  It was later followed by “Mekong – the Occluding River.” This travelogue was translated into English and attracted the attention of a good number of scientists, newspersons, and environmentalists in the world…
 LÊ QUỲNH 
Người Đô Thị, April, 2016
 (*) The title in the printed newspaper: “Vũ khí giải cứu Mekong: chất xám và tiếng nói”

Monday, March 23, 2020

VŨ KHÍ GIẢI CỨU MEKONG: CHẤT XÁM VÀ TIẾNG NÓI


VŨ KHÍ GIẢI CỨU MEKONG: 

CHẤT XÁM VÀ TIẾNG NÓI 


Ngô Thế Vinh đứng bên chân con đập Mạn Loan 1,500 MW, con đập dòng chính đầu tiên trong chuỗi đập bậc thềm Vân Nam trên sông Lancang-Mekong. [photo by NVH 2002] (Read English here)


Lời Giới Thiệu:  Đã tới năm 2020, mà vẫn còn một số bài viết mới phát tán trên mạng, và tác giả bài viết ấy chỉ dựa vào con số 16% lượng nước sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc, để bảo rằng ảnh hưởng chuỗi đập khổng lồ Vân Nam là không đáng kể, đó như một biện minh che chắn cho những việc làm sai trái của Bắc Kinh trên dòng Mekong trong suốt hơn 3 thập niên qua. Xây chuỗi đập bậc thềm Vân Nam, Trung Quốc đã khởi đầu phá hủy sự cân bằng bền vững của toàn hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Dung lượng các hồ chứa Vân Nam ngoài khả năng giữ hơn 30 tỉ mét khối nước [thời điểm 2016], còn chặn lại một trữ lượng rất lớn phù sa không cho xuống tới hạ lưu. Thiếu nguồn nước ngọt, thiếu phù sa lại thêm ngập mặn với nước biển dâng, cả một vùng châu thổ phì nhiêu ĐBSCL, cái nôi của một nền văn minh miệt vườn, có tương lai trở thành một vùng đất chết do sa mạc hóa. Đó là tình cảnh bi thương của 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây 3 tháng đầu năm 2020 hiện nay. Bài "Phỏng vấn Bs Ngô Thế Vinh - người đi dọc 4,800 km sông Mekong" được phóng viên môi trường Lê Quỳnh thực hiện, đã được đăng trên báo in Người Đô Thị [25/ 04/ 2016] với tiêu đề: “Vũ khí giải cứu Mekong: chất xám và tiếng nói”, bài phỏng vấn đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, cũng để trả lời quan điểm sai trái cho rằng Cửu Long Cạn Dòng không phải do Trung Cộng xây chuỗi đập thuỷ điện trên thượng nguồn. [Viet Ecology Foundation]


Phỏng vấn Ngô Thế Vinh – người đi dọc 4.800 km sông Mekong





LTS. Gần 20 năm tâm huyết với các vấn đề trên dòng Mekong cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bác sĩ Ngô Thế Vinh không chỉ là một nhà văn với hai tác phẩm Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng và Mekong – dòng sông nghẽn mạch, ông còn là một nhà hoạt động môi trường bền bỉ. Ông đã có những chuyến đi dọc dòng Mekong dài 4.800km, từ Tây Tạng đổ xuống Biển Đông. Người Đô Thị có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thế Vinh về các vấn đề nóng bỏng hiện nay trên dòng Mekong và ĐBSCL. 


*
Thưa, dù đã 17 năm trôi qua, từ những chuyến đi dọc dòng sông Mekong dài 4.800km, bức tranh sống động mà ông “phác họa” về những tác hại khủng khiếp do các con đập thủy điện gây ra cho đời sống người dân lưu vực sông Mekong đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Từ những dự cảm rất sớm về những hậu quả do các đập thủy điện gây ra trên dòng Mekong và cho ĐBSCL nói riêng, ông nhận định gì về thực trạng hiện nay?
Năm 2000, khi nói “Cửu Long cạn dòng”, nhiều người xem đó là phát biểu “nghịch lý” bởi đó là năm có lụt lớn ở miền Tây. Một vị tu sĩ đang tất bật lo việc cứu trợ, mới nghe tên cuốn sách đã phát biểu: “Đang lũ lụt ngập trời với nhà trôi người chết mà lại nói “Cửu Long cạn dòng” là thế nào?” Nhưng cần hiểu rằng lũ và hạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô là chu kỳ tự nhiên đã có hàng ngàn năm trên dòng Mekong và các vùng châu thổ, và đến nay thì mức độ càng trầm trọng và gay gắt. Chúng ta không thể đổ lỗi hết cho “thiên tai”, mà cần can đảm gọi cho đúng tên những yếu tố “nhân tai” bởi do chính con người gây ra qua suốt quá trình phát triển không bền vững và có tính tự hủy từ nhiều thập niên qua, đã làm gãy đổ sự cân bằng của cả một hệ sinh thái vốn phức tạp nhưng cũng hết sức mong manh của dòng Mekong.
Một chuỗi những tai ương do chính con người gây ra đó là: (1) Phá hủy tự sát những khu rừng mưa trong toàn lưu vực. Những khu rừng mưa này có tác dụng như những tấm bọt biển khổng lồ giữ nước trong mùa mưa, xả nước trong mùa khô với chức năng điều hoà lưu lượng nước của dòng sông trong suốt hai mùa khô lũ, thì nay không còn nữa. (2) Xây các con đập thủy điện không chỉ trên dòng chính mà ngay trên khắp các phụ lưu sông Mekong từ thượng nguồn xuống tới hạ lưu, và đáng kể nhất là chuỗi những con đập bậc thềm (Mekong Cascades) Vân Nam của Trung Quốc. Hồ chứa các con đập ấy không những chỉ giữ nước mà còn ngăn chặn phù sa như một dưỡng chất xuống vùng châu thổ ĐBSCL. Nguồn thủy điện cũng đưa tới kỹ nghệ hóa, đô thị hóa với trút đổ các chất phế thải xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước sông Mekong. (3) Còn phải kể tới kế hoạch Trung Quốc cho nổ mìn phá các ghềnh thác khai thông lòng sông Mekong để mở thủy lộ từ Vân Nam xuống xa tới Vạn Tượng, Trung Quốc đã làm biến dạng toàn dòng chảy, gây xói lở trầm trọng các khu ven sông. (4) Cộng thêm những sai lầm về các kế hoạch thủy lợi tự phát ngay nơi ĐBSCL như be bờ ngăn đập rồi tới nạn “cát tặc” ngày đêm nạo vét lòng sông…
Tình trạng này gây thảm họa nhãn tiền: nếu lụt thì sẽ rất lớn ngay mùa mưa, hạn hán sẽ gay gắt hơn trong mùa khô và nạn ngập mặn ngày càng lấn sâu vào trong đất liền. Như vậy chủ yếu là do các nguyên nhân nhân tai, nay cộng thêm với biến đổi khí hậu, El Nino… là phần thiên tai cộng thêm vào. Không gọi đúng tên, đổ hết cho thiên tai là một thái độ chối bỏ nguy hiểm của giới chức Việt Nam hiện nay.
Trên dòng chính Mekong, Trung Quốc đã và vẫn tiếp tục xây đập thủy điện trên thượng nguồn, Lào xây đập dưới hạ nguồn, còn Thái Lan dẫn nước từ dòng Mekong vào ngay cả mùa khô… Trong tình hình ấy, điều ông lo ngại nhất là gì?
Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, sau khi Trung Quốc hoàn tất hai con đập lớn nhất: Nọa Trác Độ (Nuozhadu) 5.850MW và Tiểu Loan (Xiaowan) 4.200MW, về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thủy điện của họ trên suốt nửa chiều dài con sông Lan Thương (Lancang – tên Trung Quốc của sông Mekong). Theo Fred Pearce, Đại học Yale, con sông Mekong nay đã trở thành tháp nước và là nhà máy điện của Trung Quốc. Philip Hirsch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sông Mekong thuộc Đại học Sydney nhận định: “Hai con đập khổng lồ Nọa Trác Độ và Tiểu Loan sẽ ảnh hưởng trên suốt dòng chảy của con sông Mekong xuống tới tận ĐBSCL của Việt Nam”. Chỉ với sáu con đập dòng chính hoàn tất, Trung Quốc đã đạt được công suất 15.150MW – nghĩa là hơn một nửa toàn công suất tiềm năng thủy điện của con sông Lan Thương. Với 8 dự án đập còn lại, và có thể sẽ còn thêm nhiều dự án mới nữa, Trung Quốc sẽ dễ dàng dứt điểm sớm trong vòng mấy thập niên đầu thế kỷ XXI.
Chúng ta không thể chỉ dựa vào một con số 16% lượng nước sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc, để bảo rằng ảnh hưởng chuỗi đập Vân Nam là không đáng kể. Xây chuỗi đập Vân Nam, Trung Quốc đã khởi đầu phá hủy sự cân bằng bền vững của toàn hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Dung lượng các hồ chứa Vân Nam ngoài khả năng giữ hơn 30 tỉ mét khối nước còn chặn lại một trữ lượng rất lớn phù sa không cho xuống tới ĐBSCL. Thiếu nước, thiếu phù sa lại thêm ngập mặn với nước biển dâng, cả một vùng đất phì nhiêu ĐBSCL, cái nôi của một nền văn minh miệt vườn, có tương lai trở thành một vùng đất chết do sa mạc hóa.
Điều gì đáng lo ngại nhất hiện nay? Rõ ràng Việt Nam đã mất cảnh giác và thiếu chuẩn bị trong cuộc chiến môi sinh “không tuyên chiến” của Trung Quốc. Lời kêu gọi Trung Quốc xả nước từ hồ chứa Vân Nam để cứu hạn cho ĐBSCL đã nói lên tình thế bị động của Việt Nam. Lẽ ra giới lãnh đạo phải tiên liệu nguy cơ này từ nhiều năm trước. Nay lại thêm 9 dự án đập dòng chính hạ lưu của Lào và 2 của Campuchia sẽ khiến bài toán cứu nguy ĐBSCL khó khăn và phức tạp hơn nhiều, mà Việt Nam thì chưa có một chiến lược đối phó.
Hiệp định Mekong 1995 được xem là một cơ sở kiểm soát bảo vệ dòng Mekong, tuy nhiên Trung Quốc từ chối tham gia. Tương tự, Công ước Liên Hiệp Quốc 1997 về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia, Việt Nam thuận ký năm 2014, được biên soạn đặc biệt nhằm bổ sung và hạn chế những bất cập trong các hiệp định lưu vực hiện có như Hiệp định Mekong 1995, cũng thiếu tên Trung Quốc. Trong diễn tiến đó, Trung Quốc nay lại khởi xướng một diễn đàn mới: Hợp tác Lancang – Mekong ra mắt tháng 11.2015. Ông nhận định như thế nào về cơ chế này? Cơ hội của Việt Nam cũng như các nước trên lưu vực tham gia có thể là gì? Theo ông, liệu Trung Quốc có động cơ gì đằng sau đó không?
Uỷ ban Sông Mekong (MR Committee) được Liên Hiệp Quốc thành lập từ 1957, nhưng mọi dự án phát triển hầu như bị tê liệt do cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau 1975, bước vào thời bình, con sông Mekong trở lại là mục tiêu khai thác của các quốc gia trong lưu vực. Nhu cầu phục hồi một tổ chức điều hợp liên quốc gia tương tự Ủy ban Sông Mekong trước đây là cần thiết. Ngày 5.4.1995, bốn nước hội viên gốc thuộc lưu vực hạ lưu Mekong đã họp tại Chiang Rai – Bắc Thái, để cùng ký kết Hiệp ước Hợp tác phát triển bền vững hạ lưu sông Mekong và đổi sang một tên mới là Ủy hội Sông Mekong (MR Commission).
Đại diện Việt Nam đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995 là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm với chấp nhận một thay đổi cơ bản trong hiệp ước mới: thay vì như trước, mỗi hội viên trong Ủy ban sông Mekong (1957) có quyền phủ quyết bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong, nay theo nội quy mới (1995), không một quốc gia nào có quyền phủ quyết. Phát biểu trong Hội nghị Mekong 1999 tại Nam California (Mỹ), chúng tôi nhận định đây là khởi điểm một bước sai lầm chiến lược của Việt Nam, vì là quốc gia ở cuối nguồn.
Sáu nước lưu vực sông Mekong đang đứng trước nhiều vấn đề bức thiết liên quan đến kinh tế, xã hội cũng như bảo tồn môi trường sinh thái. Tuy nhiên, những khác biệt về yếu tố địa chính trị lại là rào cản không nhỏ trong tiến trình hợp tác, và đặt ra bài toán phải giải quyết hài hòa lợi ích của mỗi quốc gia. Theo ông, diễn biến chính trị ảnh hưởng như thế nào trong vấn đề hợp tác vùng và phát triển vùng trên dòng Mekong? Viễn cảnh phát triển Mekong sẽ là như thế nào trong bối cảnh biến đổi khí hậu?
Nhắc tới sự kiện Trung Quốc mới đây cho thành lập khối Hợp tác Lancang – Mekong, một cơ chế bao gồm 6 nước cùng sử dụng sông Mekong, nhiều người vội lạc quan cho rằng đó có thể là một phương tiện tốt để buộc Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của các nước hạ nguồn. Mối lạc quan đó có thể đúng có thể không. Nhưng cần nhận thức rõ một điều: từ 1995, Trung Quốc chọn đứng ngoài Ủy hội Sông Mekong chỉ gồm 4 nước hạ lưu: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Tới nay với 6 con đập dòng chính, về tổng thể, Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch thủy điện trên khúc sông Mekong 2.200km của họ.
Nay nếu có mở ra thêm khối Hợp tác Lancang – Mekong thì đó cũng chỉ là một bước chiến lược của Trung Quốc, tạo cho mình một hình ảnh hữu nghị nhưng thực tế là nhằm tăng cường ảnh hưởng đưa tới khống chế toàn bộ lưu vực sông Mekong. Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó.
Tương lai khối Hợp tác Lancang – Mekong ra sao, vẫn tùy thuộc thiện chí rất đáng ngờ của Trung Quốc. Những ai từng theo dõi cách hành xử của Trung Quốc trong bao năm nay, cũng nhận thấy là Bắc Kinh chưa hề có Hồ sơ theo dõi tốt (Good track records).
Nhưng rồi cũng phải kể tới tiềm năng “chất xám” mỗi quốc gia thành viên khi tham dự khối Hợp tác Lancang – Mekong, và quan trọng hơn hết là liệu có được một mẫu số chung đoàn kết của các nước nhỏ hay không. Thiếu một “tinh thần sông Mekong” nơi các quốc gia hạ lưu như hiện nay (vẫn cái cảnh “đồng sàng dị mộng”), lại thêm ác ý như từ bao giờ (Trung Quốc luôn luôn chia để trị), thì khối Hợp tác Lancang – Mekong chỉ là chiếc dù tạo thêm ảnh hưởng quyền lực của Trung Quốc trên mỗi quốc gia hạ nguồn.
Nếu Trung Quốc có thực tâm, phải đòi hỏi Bắc Kinh đi đến một Hiệp ước Lancang – Mekong theo đó mỗi quốc gia thành viên phải được tôn trọng và đối xử bình đẳng, có thể xem đây như một Ủy hội Sông Mekong mở rộng bao gồm thêm Trung Quốc và Myanmar.
Điểm qua tình hình hiện nay: Thủ tướng Campuchia Hunsen gần như hậu thuẫn vô điều kiện chính sách của Trung Quốc; Lào thì bất chấp mọi khuyến cáo vẫn từng bước thực hiện xây 9 con đập dòng chính Mekong (đang xây hai đập Xayaburi và Don Sahong); Thái Lan không ngừng lấy nước từ sông Mekong cung cấp cho các vùng khô hạn của họ; Myanmar thì không phải là yếu tố quan trọng khi chỉ tiếp cận một khúc sông Mekong vùng Tam giác vàng; riêng Việt Nam gần như bị động và chưa có “một chiến lược trên bàn cờ Mekong” khi quyết định tham dự khối Hợp tác Lancang – Mekong.
Điều cần làm ngay, là cấp thiết di chuyển Ủy ban Mekong Việt Nam từ Hà Nội về ĐBSCL để cùng bắt tay hình thành một phân khoa Mekong nơi Đại học Cần Thơ, giúp phái đoàn Việt Nam có một hồ sơ Mekong mang tính chiến lược, có cơ sở pháp lý khi họ tới dự những hội nghị thượng đỉnh Mekong. Mekong Delta SOS phải là ưu tiên số một trong nghị trình của Hội đồng Chính phủ, của Quốc hội và cả của Bộ Chính trị. Thảm hoạ đại hạn nơi ĐBSCL nếu cần phải đưa ra trước Diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của tiếng nói cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong bối cảnh các quốc gia lưu vực sông Mekong còn nhiều quan điểm khác biệt? Ở Việt Nam, theo ông, vai trò tiếng nói này hiện nay thế nào, và cần như thế nào?
Khi nhìn chung vào lưu vực 5 nước sông Mekong hạ nguồn (thêm Myanmar), một ký giả ngoại quốc nhận xét: tiếng nói của các cộng đồng dân sự, các mạng xã hội Việt Nam về vấn đề sông Mekong được kể là “khá hiếm” so với những tiếng nói của cư dân Bắc Thái Lan, người dân Lào và ngay cả dân Campuchia. Điều này hầu như lại càng rất hiếm thấy nơi cộng đồng 20 triệu cư dân ĐBSCL. Cũng dễ hiểu, đa số nông dân bị thiếu học với một nền giáo dục thấp hơn cả Tây nguyên, lại thêm bị bưng bít thông tin thì làm sao bảo họ có tiếng nói ngoài thái độ cam chịu. Tiếng nói của những “tổ chức được gọi là NGO” thì luôn luôn luôn bị kiểm soát và định hướng bởi Nhà nước, và những định hướng thiển cận như hiện nay đã triệt tiêu mọi sáng kiến từ các nguồn trí tuệ. Nhưng dẫu sao, quan sát từ bên ngoài, đã thấy ánh sáng cuối đường hầm, đang có những nỗ lực tích cực từ trong nước để hình thành những cộng đồng dân sự xã hội thực sự có tiếng nói, nhưng dĩ nhiên có một cái giá phải trả cho những bước tiên phong ấy. Đó là một tiến trình không thể đảo nghịch và cũng đã đến lúc Nhà nước ý thức được rằng họ không thể tạo nút chặn cho cả một xu thế thời đại.
Cảm nhận của ông như thế nào về vai trò của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay trong “bài toán” sông Mekong nói chung và ĐBSCL nói riêng? Họ cần có “cơ chế” gì để tiếng nói thực sự đạt hiệu quả?
Tuy chưa có dịp được gặp hết, chúng tôi vẫn theo dõi sinh hoạt của các nhà khoa học Việt Nam từ những năm qua. Họ đã và đang phải làm việc trong những điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng nỗ lực của các anh chị ấy để cất tiếng nói bảo vệ một hệ sinh thái lành mạnh cho Việt Nam, tuy thầm lặng, đã được nhiều người biết đến. Từ bên ngoài, chúng tôi luôn quan niệm “bài toán” sông Mekong và cứu nguy ĐBSCL phải từ các nhà khoa học và giới trẻ trong nước. Việt Nam không hề thiếu chất xám nhưng giới khoa học ấy không có phương tiện, không có tự do hoạt động ngay cả trong môi trường đại học. Có thể đi tới một kết luận: “dân chủ và môi sinh” phải là bộ đôi không thể tách rời.
Tôi cũng cho rằng, cứu vãn được nhịp đập của “trái tim Biển Hồ” là giải pháp khả thi cứu nguy cho các vùng châu thổ Tonle Sap của Campuchia và ĐBSCL của Việt Nam, dĩ nhiên với cái giá rất cao mà Việt Nam không thể không hợp tác với Campuchia đầu tư vào.
Ông có một kho dữ liệu quý về văn hóa, lịch sử, môi trường… liên quan đến 4,800 km dòng Mekong, từ Tây Tạng đổ xuống Biển Đông, nơi hơn 65 triệu cư dân sinh sống. Đó là những tư liệu chuyên ngành chẳng liên quan gì đến nghề bác sĩ của ông cả. Nên nếu được tự nói về mình, ông nhận mình là một bác sĩ, nhà văn, nhà báo, hay là một nhà khoa học?
Tốt nghiệp Y khoa Sài Gòn năm 1968, hành nghề y khoa trong nước rồi ra hải ngoại hơn 40 năm, y khoa đã như một phần đời sống không dễ tách rời của tôi. Khi còn là sinh viên, tôi viết văn, làm báo, hoạt động xã hội cùng với những người trẻ đồng trang lứa. Thế hệ chúng tôi không chỉ có học tập mà còn rất quan tâm tới các vấn đề đất nước, riêng tôi về sau này còn có mối quan tâm đặc biệt tới các vấn đề môi sinh, trong đó có con sông Mekong và ĐBSCL. Cùng với nhóm Bạn Cửu Long, chúng tôi đã thực sự khởi đầu hoạt động từ 1995, đến nay cũng đã 21 năm rồi. Tôi đã được gán cho nhiều căn cước khác nhau, nhưng một cách khái quát, nói như ký giả Long Ân, có lẽ đúng nhất tôi chỉ là con người xanh của môi sinh.


BS. Ngô Thế Vinh: Tốt nghiệp Y khoa Sài Gòn, làm báo sinh viên Tình thương, y sĩ Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, bác sĩ nội trú các trường đại học New York, hiện là bác sĩ điều trị tại một bệnh viện Nam California, Mỹ. Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng là một dữ kiện tiểu thuyết liên quan tới môi sinh và phát triển lưu vực sông Mekong và ĐBSCL. Nối tiếp sau đó là ký sự Mekong dòng sông nghẽn mạch ra đời; bên cạnh bản tiếng Việt, ký sự này được dịch sang tiếng Anh, thu hút khá nhiều quan tâm của giới khoa học, nhà báo, nhà hoạt động môi trường thế giới…
 LÊ QUỲNH thực hiện
Người Đô Thị, tháng 4.2016
 (*) Tên bài trên bản báo giấy: “Vũ khí giải cứu Mekong: chất xám và tiếng nói”.
(Read English here)

Thông điệp sâu sắc (KHÔNG PHẢI)* của Bill Gates về vi-rút Corona

Thông điệp sâu sắc (KHÔNG PHẢI)* của Bill Gates về vi-rút Corona

Hình minh hoạ: Uyên Nguyên


Thông điệp sâu sắc (Không Phải) của Bill Gates về vi-rút Corona – Quan điểm của Bill Gate về vi-rút Corona / Covid-19 thực sự dạy chúng ta điều gì:
Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ rằng, luôn có một mục đích tâm linh đằng sau mọi thứ xảy ra, cho dù đó là những gì chúng ta cho là tốt hay xấu. Khi tôi suy ngẫm về điều này, tôi muốn chia sẻ với bạn những điều mà tôi thấy là virus Covid-19 đã mang đến cho loài người.

1) Nó nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng với nhau, bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính hay mức độ nổi tiếng. Bệnh này đối xử với tất cả chúng ta như nhau, có lẽ đó là điều chúng ta nên làm theo. Nếu bạn không tin tôi, hãy hỏi Tom Hanks.

2) Nó nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều kết nối với nhau và một điều gì đó ảnh hưởng đến một người có thể ảnh hưởng đến người khác. Nó nhắc nhở rằng các đường biên giới giả lập mà chúng ta đã tạo ra có rất ít giá trị, vì virus này không cần hộ chiếu. Nó đang nhắc nhở chúng ta, bằng cách áp bức chúng ta trong một thời gian ngắn, về thân phận của những con người bị áp bức suốt đời.

3) Nó nhắc nhở rằng sức khỏe của chúng ta quý giá như thế nào và chúng ta xem thường điều đó bằng cách tiêu thụ thực phẩm nghèo dinh dưỡng và nước uống đầy hóa chất. Nếu chúng ta không chăm sóc sức khỏe, tất nhiên chúng ta sẽ bị bệnh.

4) Nó nhắc nhở về sự ngắn ngủi của cuộc sống và điều quan trọng nhất mà chúng ta nên làm, đó là giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt cần giúp những người già hoặc bệnh tật. Mục đích của chúng ta không phải là lo đi vét giấy vệ sinh.

5) Nó nhắc nhở rằng xã hội của chúng ta đã trở nên vật chất hoá như thế nào và trong những thời khắc khó khăn, chúng ta sực nhớ rằng chúng ta chỉ cần rất ít những thứ thiết yếu để tồn tại (thực phẩm, nước, thuốc), chứ không phải là những thứ xa xỉ vô bổ.

6) Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình lẫn đời sống điền viên và chúng ta đã bỏ bê điều này đến mức nào. Nó buộc chúng ta ở trong nhà để chúng ta có thể gầy dựng lại tổ ấm.

7) Nó nhắc nhở chúng ta rằng công việc thực sự của chúng ta khác với nghề nghiệp, đó là những gì chúng ta làm, không phải những gì chúng ta được tạo ra để làm. Công việc thực sự của chúng ta là chăm sóc lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau và mang lại lợi ích cho nhau.

8/ Nó nhắc nhở chúng ta nên biết tự vấn về bản ngã của mình. Cho dù chúng ta nghĩ chúng ta vĩ đại đến mức nào hay người khác nghĩ chúng ta tuyệt vời đến thế nào, một loại virus có thể khiến thế giới của chúng ta đứng yên.

9) Nó nhắc nhở rằng chúng ta có thể kiểm soát sức mạnh của ý chí. Chúng ta có thể chọn hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ, cho đi, hoặc chúng ta có thể chọn ích kỷ, tích trữ, chỉ chăm sóc bộ lông. Thật vậy, lửa thử vàng!

10) Nó nhắc nhở rằng chúng ta có thể bình tĩnh, hoặc chúng ta có thể hoảng loạn. Chúng ta nên hiểu rằng những tình huống như này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử và rồi cũng qua, hoặc chúng ta có thể hoảng loạn và xem nó là sự kết thúc của thế giới và, do đó, gây hại cho bản thân.

11) Nó nhắc nhở rằng đây có thể là một kết thúc hoặc một khởi đầu mới. Đây có thể là thời gian suy ngẫm và hiểu biết, nơi chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình, hoặc nó có thể là khởi đầu của một chu kỳ sẽ mãi tiếp tục cho đến khi chúng ta cũng học được bài học nhất định.

12) Nó nhắc nhở rằng Trái đất này đang bị bệnh. Nó nhắc nhở rằng chúng ta cần xem xét mức độ phá rừng cũng đã khẩn cấp như tốc độ biến mất khỏi kệ của các cuộn giấy vệ sinh. Chúng ta mắc dịch vì ngôi nhà lớn của chúng ta đã đổ bệnh.

13) Nó nhắc nhở rằng sau mỗi khó khăn, sự dễ thở sẽ trở lại. Cuộc sống lặp đi lặp lại theo chu kỳ, và đây chỉ là một giai đoạn trong chu kỳ tuyệt vời này. Chúng ta không cần phải hoảng sợ; điều này cũng sẽ qua.

14) Trong khi nhiều người coi virus Covid-19 là một thảm họa lớn, tôi thích xem nó như là một * sự sửa chữa tuyệt vời -great corrector*.

Nó được gửi đến để nhắc nhở về những bài học mà chúng ta dường như đã quên, và điều quan trọng là liệu chúng ta có thực sự muốn học được gì từ chúng hay không.
——
P/S: Bài viết này được cho là của Bill Gates, ý hay, nên mình dịch nhanh cho cộng đồng đọc và ngẫm nhé! –  Sơn Đặng
Nguyên văn:
Bill Gates' views on the Covid-19 Virus….

What is the Corona/ Covid-19 Virus Really Teaching us?

I’m a strong believer that there is a spiritual purpose behind everything that happens, whether that is what we perceive as being good or being bad.
As I meditate upon this, I want to share with you what I feel the Corona/ Covid-19 virus is really doing to us:
– It is reminding us that we are all equal, regardless of our culture, religion, occupation, financial situation or how famous we are. This disease treats us all equally, perhaps we should to. If you don’t believe me, just ask Tom Hanks.
– It is reminding us that we are all connected and something that affects one person has an effect on another. It is reminding us that the false borders that we have put up have little value as this virus does not need a passport. It is reminding us, by oppressing us for a short time, of those in this world whose whole life is spent in oppression.
– It is reminding us of how precious our health is and how we have moved to neglect it through eating nutrient poor manufactured food and drinking water that is contaminated with chemicals upon chemicals. If we don’t look after our health, we will, of course, get sick.
– It is reminding us of the shortness of life and of what is most important for us to do, which is to help each other, especially those who are old or sick. Our purpose is not to buy toilet roll.
– It is reminding us of how materialistic our society has become and how, when in times of difficulty, we remember that it’s the essentials that we need (food, water, medicine) as opposed to the luxuries that we sometimes unnecessarily give value to.
– It is reminding us of how important our family and home life is and how much we have neglected this. It is forcing us back into our houses so we can rebuild them into our home and to strengthen our family unit.
– It is reminding us that our true work is not our job, that is what we do, not what we were created to do. Our true work is to look after each other, to protect each other and to be of benefit to one another.
– It is reminding us to keep our egos in check. It is reminding us that no matter how great we think we are or how great others think we are, a virus can bring our world to a standstill.
– It is reminding us that the power of freewill is in our hands. We can choose to cooperate and help each other, to share, to give, to help and to support each other or we can choose to be selfish, to hoard, to look after only our self. Indeed, it is difficulties that bring out our true colors.
– It is reminding us that we can be patient, or we can panic. We can either understand that this type of situation has happened many times before in history and will pass, or we can panic and see it as the end of the world and, consequently, cause ourselves more harm than good.
– It is reminding us that this can either be an end or a new beginning. This can be a time of reflection and understanding, where we learn from our mistakes, or it can be the start of a cycle which will continue until we finally learn the lesson we are meant to.
– It is reminding us that this Earth is sick. It is reminding us that we need to look at the rate of deforestation just as urgently as we look at the speed at which toilet rolls are disappearing off of shelves. We are sick because our home is sick.
– It is reminding us that after every difficulty, there is always ease. Life is cyclical, and this is just a phase in this great cycle. We do not need to panic; this too shall pass.
Whereas many see the Corona/ Covid-19 virus as a great disaster, I prefer to see it as a great corrector. It is sent to remind us of the important lessons that we seem to have forgotten and it is up to us if we will learn them or not.

Xin lưu ý: Hôm nay, ngày 25 tháng 3, 2020. Theo nhạc sỹ Hoàng Ngọc-Tuấn cho hay: "Nhiều người đang truyền bá một bức thư giả mạo của Bill Gates, có cả bản dịch tiếng Việt. :-) Hãy đọc bản tin này." Coronavirus: Fake Bill Gates ‘letter’ shared as Covid-19 misinformation circulates online
Trang nhà Tâm Thường Định xin lỗi cùng quý độc giả. Hãy đọc nội dung tích cực mà thôi, nhưng lời nói đó không phải là của Ông tỷ phú Bill Gates.